Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.57 KB, 1 trang )
ĐỀ THI THỬ NĂM 08-09( Chu Văn An)
Phần 1 ( 7 điểm)
Trăng là đề tài muôn thủa của thi ca. Trong nhiều tác phẩm trăng hiện lên
với những nét rất đẹp, rất riêng. Và cũng có khi:
vầng trăng là tri kỉ
1. Câu thơ trên của ai? Trích trong bài thơ nào?
2. Đặt trong ngữ cảnh câu thơ, từ tri kỉ có nghĩa như thế nào? Hoàn cảnh
nào khiến nhà thơ cảm nhận về trăng như thế?
3. Hình ảnh trăng còn được nhắc tới trực tiếp và gián tiếp qua những câu
thơ nào nữa trong bài thơ? ( Chép chính xác những câu thơ đó)
4. Từ câu thơ đã cho cùng những câu em vừa chép, kết hợp với sự hiểu biết
về tác phẩm, hãy phân tích để thấy được: Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau,
lòng người dù thay đổi, trăng vẫn luôn là người bạn tri kỉ, là biểu tượng
đẹp đẽ về tình nghĩa thuỷ chung, tròn đầy nguyên vẹn.
( Trình bày thành 1 đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu, có sử
dụng 1 câu cảm thán, 1 câu hỏi tu từ, và gạch chân để xác định hai câu
đó)
Phần II ( 3 điểm)
Trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân có đoạn:
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như
đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở
cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi…”
1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
2. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của nhân vật? Tình huống nào khiến
ông Hai có tâm trạng đó?
Trạng thái cảm xúc ấy đã góp phần thể hiện ý nghĩa tư tưởng gì của tác
phẩm?