Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 171 bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.16 KB, 53 trang )

Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc
người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;


b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở
lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.


5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

1. Cướp giật tài sản là gì?
Cướp giật tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của
người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự
phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
2. Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản
2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua dấu hiệu sau:
Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng.
Được hiểu là người pham tội không cân che giấu hành vi chiếm đoạt tài
sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo
bất người và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.
Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không được sử dụng vũ
lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị
hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng cũ lực hay uy hiếp tinh thần
của người bị hại như tội cướp tài sản mà chỉ chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn
của bản thân và sự thờ ở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại
không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ
nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài dản của tội phạm này là được thực
hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất
nhắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm
đoạt) làm cho người bị hạn không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi
chiếm đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh
chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông
thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm
(như dùng xe phân phối lớn để cướp giật…).



Lưu ý: Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối với tội
cướp tài sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang tiền và các giấy tờ có
giá trị như tiền, là những vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấy một cách dễ
dàng.
Nhiều trường hợp người phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo
sơ hở mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực
hiện hành vi cướp giật.
Ví dụ: giả vờ hỏi mua chiếc điện thoại di động, khi được chủ sở hữu tài
sản đưa cho xem đã nhanh chóng tẩu thoát cầm theo chiếc điện thoại.
2.2. Khách thể.
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
2.3. Mặt khách quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự.
3. Về hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như
sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
b) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
b) Khung bốn (khoản 4)
Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.


4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng
trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng.
Các tìm kiếm liên quan đến Tội cướp giật tài sản tại Bộ luật hình sự
2015, điều 136 bộ luật hình sự2015, tội trộm cấp tài sản luật hình sự
2015, điều 172 bộ luật hình sự 2015, điều 171 bộ luật hình sự, điều
168 bộ luật hình sự 2015, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, điều 173 bộ
luật hình sự 2015, bộ luật hình sự 2017

Các tội xâm phạm sở hữu tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Các tội xâm phạm sở hữu thuộc Chương XVI của BLHS năm 2015, gồm có 13
điều (từ Điều 168 đến Điều 180).
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;


b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở
lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1. Cướp tài sản là gì?
Cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu
của họ hoặc do họ quản lý.
2. Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản tại Bộ luật hình sự 2015
2.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:
a) Có hành vi dùng vũ lực: Là hành vi của người phạm tội dùng sức

mạnh có tính vật chất (gồm sức mạnh thể chất và sức mạnh của vật
chất là công cụ phương tiện phạm tội) tác động vào thân thể của người
chủ tài sản (chủ sở hữu tài sản), hoặc người có trách nhiệm quản lý tài
sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người
phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê
liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự (như đâm chết…) của người
đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.


Sức mạnh thể chất. Được hiểu là việc dùng sức mạnh của chính
bản thân người phạm tội như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng thế võ
để khoá tay nạn nhân, dùng chân đá vào chỗ hiểm của nạn nhân…
 Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là
người phạm tội đã sử dụng uy lực, tính năng tác dụng của công cụ
phương tiện phạm tội để tác động vào thân thể nạn nhân như dùng
dao đâm, dùng súng bắn… vào người nạn nhân.
b) Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là hành vi cụ thể
của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người
phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém…) ngay tức khắc nếu
người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người
phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.


c) Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự: Được hiểu là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện
thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc hành động khác với những thủ
đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê, dùng vũ khí giả để uy hiếp…)
với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để
chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội
không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng

các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.
Lưu ý:
 Các hành vi nêu trên luôn và bao giờ cũng gắn liền với mục đích
chiếm đoạt tài sản. Thông thường việc chiếm đoạt này luôn được
thực hiện liền ngay sau khi thực hiện một trong các hành vi nói trên.
Đây

điểm
đặc
thù
của
tội
này.
Tuy nhiện, hậu quả có xảy ra hay không (tức có lấy được tài sản hay
không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc
truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về
định khung hình phạt.
 Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà
nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã
bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tò trị giá
được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc
khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật


thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng
là đối tượng của tội cướp tài sản.
 Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ
phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm (một trong các hành vi nêu ở
mặt khách quan).
2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của
tô chức và công dân.
Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi
quản lý tài sản hoặc người (bất cứ người nào) cản trở việc thực hiện tội
phạm của kẻ phạm tội.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự.
3. Về hình phạt
Mức hình phạt của tội này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
d) Khung bốn (khoản 4)
Có mức phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân .


4. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng
trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
5. Một số vấn đề cần chú ý:
– Khi thực hiện tội cướp tài sản, người phạm tội phát sinh ý thức chiếm
đoạt trước khi có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức

khắc, hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể tự vệ được. Nếu ý thức chiếm đoạt phát sinh sau khi đã
thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc các hành vi khác thì không phạm vào tội cướp tài sản, mà tuỳ vào
từng trường hợp cụ thể mà phạm vào các tội tương ứng với hành vi đó
(thường là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản).
Ví dụ: A đánh B để trả thù, B do bị đánh đã để lại xe mô tô đang đi và bỏ
chạy. A nảy sinh và thực hiện ý định chiếm đoạt chiếc xe mô tô của B.
Trường hợp này không có sự chuyển hoá tội phạm, từ tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản. Tức là A không phạm vào tội
cướp tài sản mà phạm vào tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
– Việc chuyên hoá tội phạm khác sang tội cướp tài sản khi người phạm
tội đã chiếm giữ được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm quản lý tài sản giằng, giật lại tài sản, khi đó, người phạm tội đã sử
dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để bảo vệ tài sản đã
chiếm đoạt được từ việc thực hiện một tội phạm khác.
Nếu người phạm tội, phạm vào một tội khác thì bị chủ sở hữu hoặc
người có trách nhiệm giằng giật lại tài sản, liền sau đó đã sử dụng vũ
lực. đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tẩu thoát thì không phạm
vào tội cướp tài sản, vì lúc đó không có mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài
sản. Trường hợp này không có sự chuyển hoá từ tội phạm khác sang tội
cướp tài sản. Hành vi trên được coi là hành hung để tẩu thoát đối với
việc phạm tội trước đó (trường hợp này chỉ có ý nghĩa trong việc định
khung tăng nặng, trong việc quyết định hình phạt).


– Nếu tài sản bị cướp lại là đối tượng của một tội phạm khác thì tuỳ từng
trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội
danh tương ứng, như tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật Hình
sự); Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép ma tuý

(Điều 195 Bộ luật Hình sự); Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương
tiện kỹ thuật (Điều 232 Bộ luật Hình sự); tội chiếm đoạt chất phóng xạ
(Điều 236 Bộ luật Hình sự).
– Trong trường hợp người phạm tội ngoài việc chiếm đoạt tài sản còn
gây thương tích cho người khác dưới 11% kèm theo các tình tiết quy
định ở khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, thì người phạm tội còn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác. Nếu gây thương tích từ 11% trở lên thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung nặng của tội cướp tài
sản (khoản 2,3,4 Điều 133 Bộ luật Hình sự). Trường hợp cướp tài sản
mà gián tiếp làm chết người thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội giết người mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản
theo khoản 4 Điều 133 Bộ luật Hình sự.
– Phân biệt hành vi cướp tài sản mà làm chết người với hành vi giết
người để cướp tài sản. Hành vi cướp tài sản mà làm chết người là trương
hợp người phạm tội không trực tiếp giết người bị hại, cái chết của người
bị hại không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với hành vi dùng vũ lực
để cướp tài sản. Tuy nhiên hành vi bạo lực đó có vai trò quyết định đến
cái chết của người bị hại. Ngược lại hành vi giết người để cướp tài sản
thì cái chết của người bị hại phải là hậu quả trực tiếp của hành vi sử
dụng vũ lực do người phạm tội gây ra (đúng với mục đích của người
phạm tội).
Ví dụ: A dùng dao đe doạ giết hại tức khắc B nếu B không giao tài sản.
B hoảng loạn chạy thoát thân thi bị vấp ngã chấn thương sọ não dẫn đến
tử vong. Trường hợp này A không có mục đích trực tiếp giết B. Cái chết
của B không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của A.

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.



2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 % đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


1. Khái niệm
Bắt cóc để nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi bắt giữa người
làm con tin để đe dọa nhằm buộc người khác giao tài sản theo yêu cầu
của kẻ phạm tội để đổi lấy sự an toàn cho người bị bắt cóc.
2. Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
2.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:


a) Có hành vi bắt giữ người khác làm con tin. Được hiểu là hành vi của
người phạm tội thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật nhằm tạo ra
điều kiện gây áp lực buộc người bị hại phải giao tài sản bằng nhiều
phương thức thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực không chế để bắt giữ
người, dùng thủ đoạn lừa dối để bắt giữ người, dùng thuốc gây mê để
bắt giữ người…
Đặc điểm của việc bắc cóc là: Đối tượng bị bắt cóc thông thường phải là
người có quan hệ huyến thống (cha, mẹ, con, anh, chị, em), quan hệ hôn
nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ tình cảm, xã hội thân thiết khác (ông, bà,
cha nuôi, mẹ nuôi, người yêu…) với người bị hại mà người phạm tội dự
định đưa ra yêu cầu trao đổi bằng tài sản để chiếm đoạt.
b) Gây áp lực đòi người bị hại giao tài sản để đổi lấy người bị bắt giữ.
Được hiểu là sau khi thực hiện xong hành vi bắt cóc con tin thì người
phạm tội thực hiện việc gây sức ép về mặt tinh thần đối với người bị hại
bằng việc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin…
nhằm buộc người bị hại phải giao một số tài sản để đối lấy sự án toàn về
tính mạng, sức khỏe, kể cả nhân phẩm, tự do của người bị bắt cóc với
các hình thức như: Nhờ người khác thông báo, thông báo qua điện thoại,
viết thư,…
Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có

hành vi bắt cóc người khác làm con tin (với mục đích để chiếm đoạt tài
sản) để đòi chuộc bằng tài sản.
Lưu ý:
Việc chiếm đoạt được tài sản hay chưa không phải là dấu hiệu cấu
thành cơ bản tội này. (không bắt buộc có dấu hiệu này)
 Người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này.


2.2. Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
(xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản). Ngoài ra còn có thể xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể, danh dự, nhân
phẩm của người khác.


2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm
chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội
này.
2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự
3. Về hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 05 khung, cụ thể như
sau:
a) Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
b) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

c) Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 10 năm đến 18 năm.
d) Khung bốn (khoản 4).
Có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
đ) Khung năm (khoản 5).
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị
phạm tội).
4. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng
trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Một số vấn đề cần chú ý:


Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc, vì vậy nếu bắt cóc mà
không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì tùy
từng trường hợp cụ thể mà người thực hiện hành vi bắt cóc có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng như tội bắt, giữ,
giam người trái pháp luật.
 Mục đích chiếm đoạt tài sản có thể có trước khi thực hiện hành vi
bắt cóc. Nhưng nếu mục đích chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau hành
vi bắt cóc thì đó là sự chuyển hóa của tội phạm từ tội bắt, giam, giữ
người trái pháp luật sang tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
 Nếu hành vi bắt cóc nhằm buộc người bắc cóc phải viết giấy nợ tài
sản, sau đó thả ra và yêu cầu người bị bắt cóc thực hiện theo đúng
cam kết, nếu không thì kiện ra tòa yêu cầu trả nợ như đã cam kết.
Hành vi này được xem là thủ đoạn làm cho người bị bắt cóc lâm
vào tình trạng không thể kháng cự – trường hợp này cấu thành tội
cướp tài sản, chứ không phải tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

 Trong quá trình bắc cóc người làm con tin nhằm chiếm đoạt tài
sản, người phạm tội đã có hành vi xâm phạm đến danh sự, nhân
phẩm, sức khỏe của người bị bắt cóc như làm nhục, gây thương
tích, dâm ô, hiếp dâm… thì tùy vào từng trường hợp cụ thể họ còn
phải bị truy cứu TNHS về những tội danh tương ứng trên. Riêng
trường hợp bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã có hành vi làm chết
con tin hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của
con tin thì không phạm vào tội danh tương ứng độc lập đã nêu trên,
mà phạm vào Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với khung tăng
nặng.


Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;


c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1. Khái niệm
Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ
đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của
họ.
2. Các yếu tố cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản tại Bộ luật hình sự
2015
2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a) Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm
tội đe dọa thực hiện một hành động (hay đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật
chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe dọa này là
làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt
theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe dọa nên
trên.
Khác với hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tội cướp tài sản, việc đe
dọa này không mang tính chất mãnh liệt và tức thời, người bị hại (người
chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) hoàn toàn có điều kiện chuẩn bị


đối phó và chưa đến mức làm tê liệt ý chí kháng cự của họ, mà chỉ thể
hiện ở chỗ làm cho họ lo sợ ở mức độ nhất định, đồng thời họ vẫn có
thời gian để lựa chọn giữa việc kháng cực hay chấp nhận giao tài sản

(đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp tài sản với tội này). Việc đe
dọa được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Đe dọa trực tiếp: Người phạm tội thực hiện đe dọa bằng lời nói, cử
chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.
 Đe dọa gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe dọa thông qua
các thình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người
bị hại
b) Có hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác.
Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người
bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt
theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.
Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm
của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe dọa sẽ làm ảnh
hưởng đến uy tin, danh dự, nhân phẩm của họ (ví dụ: dọa tố cáo bí mật
đời tư của một người, mà bí mật sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm
của ho) hoặc dọa gây ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội khác
như các mối quan hệ kinh doanh (ví dụ: Phát hiện nước giải khát, đóng
chai của một công ty có tạp chất, đã dọa công ty này phải đưa ra một
khoản tiền lớn để người phạm tội không tiết lộ thông tin này…)
Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ lúc người phạm
tội thực hiện xong hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy
hiếp tinh thần người khác kèm theo đòi hỏi về giao tài sản để (với mục
đích) chiếm đoạt. Nếu chỉ thuần túy đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng
thủ đoạn uy hiếp tinh thần mà không có hay không gắn liền với yêu cầu
về tài sản để chiếm đoạt thì không cấu thành tội phạm này.
 Nếu người phạm tội mới có hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện,
kế hoặc… để doe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm
chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thực hiện được thì vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
 Hành vi phạm tội đối với bị hại được thực hiện công khai. Công

khai là công khai về hành vi phạm tội chứ không phải công khai bản


thân người phạm tội. Vì thực tiễn cũng có trường hợp người phạm
tội không lộ mặt với bị hại mà chỉ thông qua điện thoại, emaill… đe
dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản.
2.2. Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đế quyền sở hữu tài sản của người khác
(tương tự như khách thể của tội cướp tài sản).
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm
chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội phạm
này.
Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài san phải có trước hành vi đe dọa
dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có
trường hợp chuyển hóa tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực
hiện một tội phạm khác nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt
tài sản.
Ví dụ: A viết đơn vu khống B với mục đích trả thù, nhưng sau đó lại nảy
sinh mục đích chiếm đoạt tài sản của B bằng cách tổng tiền B, nếu
không đưa tiền sẽ đưa tin bịa đặt lên báo, lên mạng Internet. Đây là
trường hợp chuyển hóa tội phạm thành tội cưỡng đoạt tài sản.
2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự
3. Về hình phạt của tội cưỡng đoạt tài sản
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như
sau:
a) Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm.



b) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 03 đến 10 năm.
c) Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 07 đến 15 năm.
d) Khung bốn (khoản 4).
Có mức phạt tù từ 12 đến 20 năm.


Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài
sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối
với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Hành hung để tẩu thoát;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một
trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.


5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng.

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự
chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài mà
không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn
nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Thông thường
người phạm tội lợi dụng sự vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy
tài sản trước mắt họ mà không làm gì được.

Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm
tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không
làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt
của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại
hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai).
Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của
mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết
ngay người lấy tài sản của mình (biết mà không thể giữ được).
Các yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Chủ thể của tội phạm
Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối
với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên
16 tuổi. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các
tình tiết định khung hình phạt.
Khách thể của tội phạm
– Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội
có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ


sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này này được
thể hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhà làm luật
không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung
hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm
tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ

từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi phạm tội: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là
“chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn
lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh
khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh… Mặc dù, tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm chưa dược các nhà khoa học
nghiên cứu nhiều, nhưng qua thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy một
số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau:
– Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản
để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả
hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn
cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh
khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản
của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.
Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan,
nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một
cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu


hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung
quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có
những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm

đoạt người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm
đoạt.
Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000
đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới
2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây ảnh hưởng xấu tới an
ninh, trật tự xã hội, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình
họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh
thần đối với người bị hại. Lúc này mớicấu thành tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản
(người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm.
Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản
có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ
đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù
người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm
tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ
thể.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý.
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữđến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:



a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng.


1. Khái niệm
Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách
trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
2. Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản tại Bộ luật hình sự 2015
2.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a) Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi
chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên
thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không


thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay
quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này
lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một
cách trái pháp luật.
Ví dụ: Tên trộm đã lấy trộm một chiếc tivi mang về nhà sử dụng, sau đó bán đi.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí
mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.
Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội có tính
chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản…)
Việc che giấu hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng những hình thức khác
nhau, cụ thể là:
 Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý
tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như
hành vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm
tài sản).
 Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ:
Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường
đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở

hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành
vi phạm tội.
 Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội
được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng
đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để
cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý).
b) Dấu hiệu khác.
Về giá trị tài sản chiếm đoạt:
Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
 Nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường
hợp:
o
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm.
o
Đã bị kết án về tội này hoặc một trong số các tội quy định tại Điều
168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290 nhưng chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm thì ngưòi thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách
nhiệm hình sự.



o

Gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Tài sản là phương tiện kiếm của chính của người bị hại và gia đình họ
(Ví dụ: Gia đình chỉ có một chiếc xe gắn máy duy nhất dùng để hành
nghề xe ôm tạo thu nhập cho cả gia đình).

o
Tài sản là di vật, cổ vật.
o
Di vật: Là vật được giữ lại của một thời xưa hoặc của người đã mất
(Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng
2009 – trang 341).
o
Cổ vật: Là vật được chế tạo từ thời cỏ, có giá trị văn hóa, nghệ thuật,
lịch sử nhất đinh (Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học – Nhà
xuất bản Đà Nẵng 2009 – trang 276).
o

Lưu ý:
Về đối tượng của tội trộm cắp tài sản gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản được Bộ luật dân sự quy định
Tuy nhiên thực tế theo chúng tôi thì quyền tài sản khó (hoặc không thể) là đốì
tượng của tội trộm cắp tài sản (chẳng hạn như quyền sử dụng đất) vì quyền tài sản
tuy được coi là tài sản nhưng có tính đặc thù, chỉ là một quyền năng mang tính
pháp lý được Nhà nước bảo hộ, để chuyển dịch được phải thông qua các thủ
tục pháp lý (thường là phức tạp) do Nhà nước quy định nên không thể lén lút mà
chiếm đoạt được. Trong trường hợp nhất định mà chuyển dịch được quyền này thì
lại cấu thành các tội phạm tương ứng khác.
Ví dụ 1: Để chuyển dịch quyền sử dụng một người đã phải giả giấy tờ mua bán
có công chứng để chuyển dịch quyền sử dụng đất của người khác thành của mình
tức sang tên của mình. Trong trường hợp này hành vi nêu trên cấu thành tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Ví dụ 2: Một người không đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chuyển
nhượng quyền sử dụng đất (bằng giấy tay) cho một ngưòi khác bằng thủ đoạn là
nói với người mua rằng đất này là do mình là chủ sử dụng để người mua giao tiền.
Tuy nhiên thực chất thì chủ sử dụng đất là người đứng tên giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất. Trong trường hợp này hành vi nêu trên cấu thành tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Trong thực tiễn (qua thông tin từ báo, đài, Tạp chí Toà án được biết)
các cơ quan pháp luật còn truy tố và xét xử hành vi “Trộm cước viễn
thông” với tội danh là trộm cắp tài sản.
Theo quan điểm của chúng tôi việc truy tố, xét xử “hành vi trộm cước viễn
thông” như nêu trên là không có căn cứ nếu xét trên hai phương diện sau:
 Thứ nhất: Cước viễn thông – (tức tiền cước) được xem là tài sản vì đây
là lợi tức (nếu đã thu được tiền cước) của tài sản là các máy móc, thiết bị về
viễn thông mà đơn vị khai thác kinh doanh thu được. Vì vậy nếu hành vi trộm


cắp mà đối tượng bị chiếm đoạt là số tiền đã thu được của các đơn vị cung
cấp dịch vụ thì chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài
sản, còn việc sử dụng lén lút của đường truyền (gồm vô tuyến, hữu tuyến) mà
không trả tiền cho đơn vị khai thác (tức nhà cung cấp là các công ty viễn
thông), kinh doanh chỉ có thể là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nếu là nợ
tiền cước hoặc là hành vi sử dụng trái phép tài sản nếu là lén lút sử dụng
không trả tiền chứ không phải là hành vi trộm cắp tài sản.
 Thứ hai: Trường hợp sử dụng lén lút đường truyền là sóng (tần số) vô tuyến
để khai thác kinh doanh thu lợi bất chính thì cũng không phải là hành vi trộm
cắp tài sản. Theo chúng tôi hành vi trên cấu thành một trong hai tội là tội sử
dụng trái phép tài sản của người khác hoặc tội kinh doanh trái phép là hợp lý
hơn cả.
 Thứ ba: Sóng vô tuyến (tần số vô tuyến) không phải là tài sản, cũng không
được xem là quyền tài sản nếu xét theo khái niệm được quy định trong
Bộ luật Dân sự.
2.2. Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự.
3. Về hình phạt.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bôn khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1).
Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu
thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
b) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường
hợp phạm tội sau đây:


Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).


×