Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.03 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
_____________________

NGUYỄN THANH TUẤN

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
_____________________

NGUYỄN THANH TUẤN

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Quốc Thành

HÀ NỘI – 2017
2


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự
dạy bảo tâm huyết của các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội. Xin
cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các
trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể thị
xã Sông Cầu, phòng giáo dục và đào tạo thị xã Sông Cầu đã giúp đỡ và cung
cấp nguồn thông tin giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng cảm ơn GS.TS Trần Quốc Thành
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả được
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,
song những thiếu sót và hạn chế trong luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô và đồng
nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

4

Xin đọc là

BLHĐ

Bạo lực học đường

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

GD

Giáo dục

LLXH

Lực lượng xã hội

HĐCĐ

Huy động cộng đồng

THCS


Trung học cơ sở

GV

Giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

TN

Tốt nghiệp

CBQL

Cán bộ quản lý

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

UBND

Ủy ban nhân dân


ATGT

An toàn giao thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

CSVC

Cơ sở vật chất

CBGV-NV

Cán bộ giáo viên – nhân viên


DANH MỤC CÁC BẢNG

MỤC LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển nhanh và
bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi người cả cuộc sống riêng của
mình. Do đó, giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chỉ có sự
tham gia của toàn xã hội làm công tác giáo dục thì mới đảm bảo cho giáo dục

phát triển có chất lượng và hiệu quả cao. Khẳng định vai trò và vị trí vô cùng
quan trọng của Giáo dục & Đào tạo trong việc quyết định tương lai của dân
tộc Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 05/2005/NQCP của Chính phủ nêu “Giáo dục cũng như các mặt công tác cách mạng khác,
phải huy động bằng được sự tham gia của nhân dân…”
Trong những năm qua, sự tăng trưởng liên tục về kinh tế, sự phát triển
mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội…đã tạo ra cục diện mới cho đất nước. Các
hoạt động của cuộc sống ngày càng trở nên sôi động vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Nhưng bên cạnh đó, một thách
thức hiện nay là sự bùng nỗ về tệ nạn xã hội, trong đó có bạo lực học đường.
Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích
cực” do Bộ Giáo dục&Đào tạo phát động năm 2008 đã và đang tiếp tục nhận
được sự đồng thuận cao của toàn xã hội, vì sự hướng đến giáo dục một nhân
cách toàn diện cho những người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, để
đạt được không ít những khó khăn trở ngại nhất là trong thời gian gần đây,
một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào học đường. Trong đó đáng
báo động là trình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở lứa tuổi
vị thành niên.
Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề bạo lực trong học đường được
báo chí đề cập đến rất nhiều. Vũ lực dường như là phương cách hữu hiệu và

6


phổ biến để giải quyết mọi chuyện, từ chuyện tình cảm đến chuyện học tập,
đau lòng hơn khi một số giáo viên lại là nạn nhân của bạo lực học đường.
Đáng nói hơn là không những bạo lực chỉ dành riêng cho phái nam mà còn
được phái nữ sử dụng những khi cần thiết. Đặc biệt là trong thời gian gần đây,
xã hội không khỏi búc xúc trước các vụ nữ sinh đánh nhau. Thực chất, bạo
lực học đường không là vấn đề mới nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của

hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Nó trở thành một vấn đề nóng
bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi kinh ngạc, bàng
hoàng. Bạo lực học đường không chỉ là hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở
thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo
lực học đường, tuy mức độ có khác nhau, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn,
cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều
gia tăng.
Phối hợp cộng đồng trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường
không chỉ là trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh mà cần phải biết phối
hợp các lực lượng trong toàn xã hội để chung ta đẩy lùi hiện tượng này. Hiện
nay, công tác phối hợp các lực lượng cộng đồng ở thị xã Sông Cầu chưa phát
huy được thế mạnh của nó, bởi vì còn nhiều thiếu sót trong nhận thức và thực
hiện. Vấn đề đặt ra là phải làm sâu sắc hơn về lý luận và thực tiễn ở từng địa
bàn dân cư để quản lý tốt hơn công tác giáo dục học sinh trung học cơ sở
không tham gia vào các tệ nạn xã hội, nhất là vấn đề bạo lực học đường tại
các trường THCS.
Thực tế phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực
học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại
hai vấn đề cơ bản cần được xem xét và giải quyết như sau. Một là, Công
tác phối hợp giữa các lực lượng còn rời rạc, chưa sâu Hai là, phối hợp cộng
đồng tham gia phát triển giáo dục là vấn đề mới mẻ, nên nhận thức về nó

7


trong mỗi người dân nói chung và kể cả trong đội ngũ những người làm
công tác giáo dục cũng chưa thật đầy đủ.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực học
đường tại các trường trung học thị xã Sông cầu, tỉnh Phú Yên” là cần

thiết và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học thị xã Sông cầu,tonhr
Phú Yên đề xuất các biện pháp Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở thị xã Sông cầu,
tỉnh Phú Yên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Sự tham gia của cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực học đường tại các
trường trung học cơ sở.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực
học đường tại các trường trung học cơ sở thị xã Sông cầu, tỉnh Phú yên.
4. Giả thuyết khoa học
Ngành giáo dục và đào tạo thị Sông Cầu đã quan trong phòng ngừa bạo
lực học đường bằng tất cả các biện pháp có thể có. Tuy nhiên, do chưa có các
biện pháp phù hợp nên chưa có sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở thị xã Sông cầu,
tỉnh Phú Yên. Nếu xác rõ được cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng các hạn chế
cũng như nguyên nhân hạn chế trong phối hợp các lực lượng cộng đồng

8


phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở thị xã Sông cầu,
tỉnh Phú Yên thì sẽ đề xuất được các biện pháp phối hợp giữa các lực lượng
nhằm đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú yên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Khái quát cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở;
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp các lực lượng cộng
đồng trong phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên;
5.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Từ góc độ Giáo dục cộng đồng và góc độ phát triển cộng đồng, đề tài
tập trung nghiên cứu các hoạt động phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh tại các trường
THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên;
Các số liệu về sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa
bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên được
sử dụng trong đề tài có thời hạn từ năm 2014 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa lý luận để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý
thuyết cho đề tài.

9


7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra cán bộ quản lý và GV của các
trường THCS, cán bộ các đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương,
học sinh, nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng bạo lực học đường ở các trường THCS thị xã Sông Cầu,

tỉnh Phú Yên;
- Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa bạo
lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên;
- Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các lực
lượng cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng
ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến các chuyên gia về các nội dung như phòng ngừa bạo
lực học đường, kinh nghiệm phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng
ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
và thu thập các thông tin từ các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các
biện pháp đề xuất.
7.5. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu điều tra.
8. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn được chía thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở;

10


Chương 2: Thực trạng sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên;
Chương 3: Các biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong

phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên;

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Bạo lực học đường trong giai đoạn hiện nay được coi là vấn nạn chung
của toàn cầu. Vấn đề này ngày càng được chú ý và được coi là vấn đề xã hội
nghiêm trọng ở các nước châu Âu (Clarke & Kiselica,1997; Hoover &Juul,
1993) và Bắc Mỹ (Hoover & Olsen, 2001; Charach, Pepler & Ziegler, 1995).
Do vậy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung nghiên cứu vấn
đề này. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về bạo lực học đường
cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lý luận cũng
như thực tiễn về bạo lực học đường như: Thực trạng bạo lực học đường; hình
thức bạo lực học đường; nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và giải
pháp ngăn chặn bạo lực học đường [2; tr16].
Trước hết phải kể đến nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường giữa
giáo viên với học sinh. Nghiên cứu vấn đề này đã được tiến hành tại nhiều
nước trên thế giới. Đại diện hướng nghiên cứu này gồm có: Thomas Gordon,
Galand Benoit, Philippot Pierre, LecoCQ Catherin.
Thomas Gordon đã nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường và cụ
thể là bạo lực học đường của giáo viên đối với học sinh trên thế giới. Nghiên

cứu của ông đã cho chúng ta thấy một bức tranh chung về thực trạng này tại
các quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở Trung Quốc, nếu giáo viên mất bình tĩnh
và dùng tay trừng phạt học sinh thì chính họ cũng tự phạt mình như thế. Ở
Singapore, chỉ cho phép hiệu trưởng hoặc giáo viên cao cấp dùng roi đánh

12


học sinh nam trên 10 tuổi nếu học sinh này phạm lỗi lớn, còn học sinh nữ
được miễn. Tại Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai, cũng cấm các hình
phạt thân thể nhưng vẫn còn cân nhắc về tính khả thi của luật này. Tại Thỗ
Nhĩ Kỳ, người ta lại quan niệm rằng “Khi giáo viên đánh thì hoa hồng sẽ nở”.
Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng, ở hầu hết các nước phát triển trên thế
giới đều bãi bỏ hình thức trừng phạt thân thể đối với học sinh. Trong khi đó,
những nước nằm dưới sự thống trị của Vương quốc Anh như Scotland, xứ
Wales, Hoa Kỳ, Nam Phi, Úc, Canada, Bermuda vẫn cho phép trừng phạt thân
thể ở trường học. Tại Anh, năm 1986, đã ban hành lệnh bãi bỏ trừng phạt thân
thể tại các trường học công lập, nhưng ở Mỹ, cho đến năm 1989, luật này vẫn
chưa được ban hành trong tất cả các Bang. Nghiên cứu của ông cũng cho thấy,
khi những chính sách trừng phạt học sinh của nhà trường không đi kèm với
việc lôi kéo sự hợp tác của người học, cũng như không nhằm phục vụ lợi ích
người học, thì chắc chắn các hình thức kỷ luật học sinh còn tồi tệ hơn và điều
này sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, hoặc chúng sẽ buộc học sinh
phải ngừng đi học, Thực tế việc giáo viên vẫn còn bị hành hung chứng tỏ các
kiểu trừng phạt học đường góp phần là nguyên nhân của gây hấn học đường
hơn là giải pháp ngăn chặn [2; tr18-20].
Các cuộc tổng điều tra trên thế giới về thực trạng bạo lực học đường
giữa học sinh với giáo viên đã có những thống kê sau:
Úc: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu bang Queensland cho biết rằng, trong
tháng 7 năm 2009, mức tăng bạo lực trong trường học là “hoàn toàn không

thể chấp nhận được” và thừa nhận rằng đã không làm đủ để khắc phục hiện
tượng này. Trên thực tế có tới 55.000 học sinh đã bị đình chỉ học trong năm
2008. Ở Nam Úc, cũng trong năm 2008 đã có 175 cuộc tấn công bạo lực đối
với học sinh và nhân viên nhà trường.

13


Bỉ: Nghiên cứu của Galand, Lecocq và Philipott (2007) cho thấy, trải
nghiệm của giáo viên về bạo lực học đường là một trong những nhân tố quan
trọng đưa đến quyết định rời khỏi nghề dạy học.
Bungari: Với nhiều báo cáo về bạo lực học đường, vào năm 2009, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về hành vi của học
sinh, bao gồm cả trang phục phù hợp, say rượu, mang theo điện thoại di động
và giáo viên được quyền trừng phạt những học sinh gây rối.
Pháp: Vào năm 2000, Bộ trưởng Giáo dục Pháp thừa nhận rằng, trong
số 75.000 trường công lập, có 39 trường vẫn còn có vấn đề bạo lực nghiêm
trọng và 300 trường có vấn đề bạo lực.
Nhật Bản: Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục năm 2008 cho
thấy, học sinh các trường công lập đã tham gia vào 52.756 trường hợp bạo lực
học đường, tăng khoảng 8.000 trường hợp so với năm 2007, trong đó có 7.000
trường hợp, giáo viên là mục tiêu bị tấn công…[2; tr20-21].
Như vậy, tỉ lệ bạo lực học đường xảy ra với giáo viên trên thế giới là
khá cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới lại chủ yếu tập trung vào việc
đi sâu nghiên cứu bạo lực học đường với đối tượng chính là học sinh. Phân
tích và tìm hiểu vấn đề này. Phân tích và tìm hiểu vấn đề này, Tạp chí Tâm lý
học Anh đã nêu dẫn: “ Các nghiên cứu bạo lực học đường thường tập trung
vào học sinh mà hậu quả của bạo lực học đường với giáo viên ít được quan
tâm”.
Bên cạnh các nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường giữa giáo

viên và học sinh, các nghiên cứu còn tập trung vào việc tìm hiểu giữa học sinh
với nhau.
Khảo sát thực trạng bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh gồm
các nhà nghiên cứu His-Sheng Wei và các cộng sự; Craid và Harel; Due
&Holstein, Huang, Zhou & Guo; Morita, Soeda & Taki; Yang, Kim, Shin &

14


Yoon; Centinkaya và cộng sự. Các tác giả: Kristine A, Michel Nelson,
Krischine Jolivette thuộc trường Đại học Kentucky đã tiến hành nghiên cứu
tổng quan về vấn đề “Ngăn chặn hành vi bạo lực và chống đối xã hội ở Thanh
thiếu niên”.
Nghiên cứu của Lipsey MZ, Derzon J.H (Mỹ): đề xuất các chỉ báo về
bạo lực và sự không thích ứng ở thiếu niên và thiếu nhi – các yếu tố rủi ro và
sự can thiệp.
Tại Châu Âu, vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được quan tâm từ
rất sớm. Hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở trường Tiểu
học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh. Ở trường THCS , tỷ lệ học sinh bị
bắt nạt là 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13-14, khi các em học
sinh bắt đầu tuổi dậy thì. Đến cấp trung học phổ thông, nạn bạo lực học
đường có xu hướng giảm dần.
Ở Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tonja Nansel và đồng
nghiệp (2001), chỉ ra rằng trong số hơn 15.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 10 có
khoảng 17% học sinh cho biết họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt
trong gần cả năm học; gần 19% cho rằng họ “thỉnh thoảng” hoặc thường
xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% người được hỏi nói rằng họ vừa bắt nạt
người khác vừa là nạn nhân của các vụ bắt nạt [2; tr23-29].
Tóm lại, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực
học đường giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau. Trong đó,

các nghiên cứu tập trung vào việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: Thực
trạng bạo lực học đường; hình thức bạo lực học đường; nguyên nhân dẫn đến
bạo lực học đường; hậu quả bạo lực học đường và giải pháp ngăn chặn bạo
lực học đường.
1.1.2. Ở Việt Nam
Đây là một trong những vấn đề dành được sự quan tâm nghiên cứu của
các nhà khoa học. Trước hết, phải kể đến là những nghiên cứu lớn của các tổ

15


chức Phi Chính phủ và các nhà nghiên cứu Việt Nam như: UNICEF và Trần
Vân Anh; UNICEF cùng với Ủy ban Dân số Giáo dục trẻ em, Quỹ Cứu trợ
Trẻ em Thụy Điển và Plan International; Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển
(SCS) & Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - Gia đình Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), v.v. [2; tr44-45].
Một cuộc khảo sát do khoa xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 2008 tại 2
trường thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội) về trình trạng bạo lực ở nữ sinh đã cho
thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu
được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung
đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích thì đánh (16%); đánh vì lý
do tình cảm (13,3%). Về phương tiện sử dụng phương tiện đánh nhau, có 1/3
không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo và lăng
nhục… còn một số trường hợp lại sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ
hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và
thậm chí là để khoe thành tích của mình. Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm
tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi đièu này có ảnh
hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc đièu chỉnh hành vi của các
em…[2; tr48-49].

Trên cơ sở phân tích những nghiên cứu ở trong nước trong những năm
qua cho thấy, bạo lực học đường ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu, và nó trở
thành một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương cho các nạn nhân,
trong đó chủ yếu là các em học sinh ở tất cả các bậc học, từ học sinh mầm
non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ
thông. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng ta đã xem nhẹ những hành vi
bạo lực học đường và coi chúng là những điều tất yếu, là một phần tự nhiên

16


của quá trình phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học trò “nhất quỹ nhì ma thứ
ba học trò” nên những nghiên cứu về vấn đề này chỉ mới tập trung tìm hiểu
những hành vi bạo lực đối với trẻ em ở trong gia đình, ở ngoài xã hội, bạo lực
học đường chỉ được nghiên cứu lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về
bạo lực đối với trẻ em nói chung. Thời gian gần đây, chúng ta đã có một vài
nghiên cứu về bạo lực học đường ở các khía cạnh khác nhau như: bạo lực học
đường ở nữ sinh, thực trạng bạo lực học đường qua phân tích những dữ liệu
từ Internet [2; tr59]. Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường
với sự phối hợp của tất cả các lực lượng cộng đồng thì chưa có ở thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên nhằm phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường tại các
trường Trung học cơ sở.
1.2. Bạo lực và bạo lực học đường
1.2.1. Khái niệm bạo lực
Bạo lực (Violence), theo từ điển Xã hội học của G. Endruweit và G.
Trommsdorff: là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện
tối hậu để thực thi quyền lực trên khuôn khổ quan hệ trên - dưới một chiều
dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế
(violentia) (thường đối lập với sự ép buộc có tác động bên trong).
Như vậy, bên cạnh sự thống trị có thiết chế hợp pháp, nó là một hiện

tượng ranh giới dưới hình thức tiêu biểu của quyền lực, ở mức hạn chế hay
lâu dài. Vấn đề này có thể chú ý xem xét ở phạm vi liên cá nhân hoặc phạm vi
toàn xã hội. Ở phạm vi thứ hai có thể kể đến bạo lực hợp pháp
(potestas/violentia) của nhà nước gồm cưỡng bức tâm lý định nghĩa của Max
Weber, như đặc điểm của hành động chính trị, không gian tự do và chính trị
của Đội ngũ đứng đầu nhà nước đối với công việc quản lý (von Ferber). Bạo
lực hợp pháp của nhà chức trách cũng như phân chia bạo lực làm giảm đi sự
chuyên quyền nhà nước. Và đó là những hình thức đặc biệt của khái niệm bạo

17


lực (potestas) (Matz). Một khái niệm bạo lực có tính thể chế không chỉ ngắn
“việc gây tổn thất về thể xác và cuộc sống” mà cả những quan hệ có tính
quyền lực có tính lâu dài, được chế tài về pháp lý (Waldmann). Nó cần phải
vượt lên trên khái niệm bạo lực cấu trúc (Waldmann Matz, Zimemermann)
coi việc ngăn cản một cách sống nào đó trong xã hội như là dấu hiệu của
bạo lực. Ở đó có thể là việc sử dụng bạo lực hợp lý, có tính công cụ và
không hợp lý cũng như có tính giao tiếp. Nó có thể được thực hiện theo cá
nhân và tập thể tự phát, được tổ chức công khai và che dấu trực tiếp hay
gián tiếp, có tác động về thể xác và tâm lý, được cảm nhận là hợp pháp,
bình thường hoặc bệnh lý.
Theo đại từ điển Tiếng Việt (1998), bạo lực được định nghĩa như sau:
“Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ
chính quyền”.
Từ điển tiếng Việt (2003): “Bạo lực là sức mạnh để trấn áp, lật đổ”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng
sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với
một nhóm người hay cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng
gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay

gây ra sự mất mát”.
Như vậy, có thể nhận thấy có hai xu hướng thể hiện bản chất của khái
niệm này. Trước hết, những quan điểm về bạo lực theo nghĩa hẹp thuộc
chuyên ngành chính trị học, các khái niệm bạo lực đi theo hướng này cho rằng
bạo lực là một phương thức vận động chính trị, là “sức mạnh dùng để trấn áp,
lật đổ”. Hướng thứ hai là những quan điểm cho rằng bạo lực như một hiện
tượng xã hội, là những hành động mang tính chất chiếm đoạt, làm tổn thương
đến người khác và bị pháp luật trừng phạt. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu một trong
hai cách trên thì chưa nhìn nhận vấn đề bạo lực theo hướng đa chiều, nhiều

18


góc độ. Hiểu một cách chung nhất thì bạo lực không chỉ là hành động gây tổn
thương về mặt thể chất mà còn là những hành động gây tổn thương về mặt
tinh thần của người khác. Bạo lực không chỉ được hiểu theo nghĩa là “xâm
hại” mà nó còn bao gồm tất cả những hành vi gây tổn thương cho người khác,
dưới bất cú hình thức, phương tiện mục đích nào.
Phân tích những khái niệm nêu trên về bạo lực chúng tôi đưa ra khái niệm
bạo lực làm cơ sở nghiên cứu của đề tài như sau: Tất cả các hành vi của cá nhân
hay tập thể sử dụng sức mạnh, quyền lực, hay các hành động của mình để
cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung,…dẫn tới những tổn thương về tâm lý
hoặc thể chất, thậm chí trừ diệt người hay một nhóm người [2; tr68 - 70].
1.2.2. Khái niệm bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một hiện tượng đang tồn tại tới mức phổ biến và
có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do vậy,
vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây đã được nhiều nhà khoa
học đặc biệt quan tâm nghiên cứu, mỗi nhà khoa học ở mỗi lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau lại đưa ra các khái niệm khác nhau.
Văn phòng điều tra Liêng bang Mỹ (The Federral Bureau of

Investigation, viết tắt là FBI) định nghĩa: Bạo lực học đường như là một hành
vi xã hội không thể chấp nhận dao động từ gây hấn tới bạo lực mà có thể đe
dọa hoặc làm hại người khác (Hoang, 2001).
Theo định nghĩa của Trung tâm kiểm soát và phòng ngằn dịch bệnh
Hoa Kỳ (CDC2), thì khái niệm học đường được hiểu như sau: “Bạo lực học
đường là một dạng của bạo lực ở những thanh thiếu niên, và việc sử dụng có
mục đích vũ lực hay quyền lực, chống lại người khác, nhóm khác và cộng
đồng, và hành động có xu hướng gây ra tổn thương về thực thể và tâm lý. Bạo
lực ở thanh thiếu niên thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 10 đến 24, tuy vậy nó có
thể xuất hiện từ những năm đầu đời”.

19


Batsche & Knoff3 đã đưa ra khái niệm bạo lực học đường như sau:
“Bạo lực học đường được hiểu một cách rộng rãi là: mọi điều kiện hoặc hành
động có thể tạo ra bầu không khí trong đó học sinh và giáo viên cảm thấy sợ
hãi hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của sự cướp giật, xâm phạm đến thân
thể, tinh thần”. [2; tr70-73].
Từ góc độ khoa học giáo dục, khái niệm bạo lực học đường được Bùi
Thị Hồng đưa ra như sau: “Bạo lực học đường là những hành vi sai lệch vừa
có tính chủ động vừa có tính thụ động của học sinh trong môi trường học
đường hoặc những hành vi của lứa tuổi học đường. Nó bao gồm một loạt các
hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại, giữa học sinh với
nhau gây tổn hại nghiêm trọng tới tính mạng, danh dự và nhân phẩm của
người bị hại” [3; tr345-374].
Từ góc độ khoa học tâm lý học, Phan Thị Mai Hương cho rằng: “Bạo
lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường
học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm
trong thuật ngữ này là hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác

nhau, từ không lời, đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động
thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí tổn hại đến người
khác” [10; tr28-34].
Nguyễn Văn Lượt cho rằng: “Bạo lực học đường là một dạng hành vi
lệch chuẩn của học sinh” [22].
Như vậy, không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu ở các lĩnh
vực khác nhau về định nghĩa “bạo lực học đường”. Như đã mô tả ở trên, bạo
lực học đường có thể là những hình thức nhẹ (ví dụ hăm dọa, gọi biệt danh
xấu) tới những hình thức bạo lực nghiêm trọng (ví dụ bạo lực tình dục, giết
người bằng súng). Vì vậy, bạo lực học đường có thể được định nghĩa theo phổ
rộng và bao gồm một chuỗi các hành vi gây tổn hại ở các mức độ khác nhau.

20


Phổ rộng này bao gồm các hành động gây hấn và bạo lực được gây ra bởi học
sinh, từ việc gây ra bạo lực đến tiếp nhận bạo lực, hành vi chống đối xã hội,
hành vi phạm tội, sợ hãi và lo lắng bị bạo lực, các hành động kỹ luật, bị loại
bỏ về mặt xã hội, bắt nạt, trêu chọc, chế nhạo, dọa nạt, đánh nhau, phá hoại về
tài sản, quấy rối tình dục, sở hữu/nhìn thấy vũ khí, giết người và tự sát (Bear,
Webster – Stratton, Furlong & Rhee, 2000). Và hầu hết các nhà nghiên cứu
đều đồng ý rằng, bạo lực học đường là một khái niệm đa chiều bao gồm cả
các hành động phạm tội và gây hấn làm hạn chế khả năng học tập của học
sinh cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường trường học [2; tr76-77].
Như vậy, bạo lực học đường là một khái niệm rộng, nhằm những việc
làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (ngay cả khi
không đạt được mục đích). Thuật ngữ “bạo lực học đường” trong tiếng Việt
được sử dụng dưới nhiều thuật ngữ khác nhau. Trong lĩnh vực trường học
người ta sử dụng khái niệm “Gây hấn học đường”; các nhà tâm lý học xã hội
lại sử dụng thuật ngữ “Bắt nạt học đường” để chỉ hiện tượng học sinh lớn

hơn, mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả.
Trong nhà trường, đối với các quan hệ chính thức giữa giáo viên và học sinh
thì người ta lại sử dụng thuật ngữ “Trừng phạt học đường”; thuật ngữ hay sử
dụng để chỉ hiện tượng trẻ em nhỏ (học sinh nhỏ) bị xâm hại bởi người lớn
(giáo viên, các nhà quản lý giáo dục…) thì được dùng với thuật ngữ “Xâm hại
học đường”. Tuy nhiên, thuật ngữ được nhiều nhà khoa học xã hội và nhiều
đối tượng khác nhau sử dụng chỉ để chỉ hiện tượng này đó là thuật ngữ “Bạo
lực học đường”.
Khái niệm bạo lực học đường được xác định như sau: Bạo lực học
đường là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần của người khác, xảy ra trong phạm vi nhà trường. Cấu

21


trúc tâm lý của hành vi bạo lực học đường gồm nhận thức, thái độ và hành
động. [2; tr78].
1.2.3. Phân loại bạo lực học đường
1.2.3.1. Phân loại theo hình thức bạo lực
- Bạo lực trực tiếp, thể hiện hay thân thể (direct or manifest violence):
Là hình thức bạo lực dùng đến hành động có ý nghĩa đối đầu với người khác
nhằm mục đích là gây ra tổn hại (đẩy, đánh, đe dọa, sỉ nhục…).
- Bạo lực gián tiếp hay mối quan hệ (indirect or relational violence): Là
hình thức bạo lực nhằm làm tổn hại vai trò và sự công nhận của nạn nhân
trong nhóm mà họ thuộc về thông qua các hình thức như tung tin đồn, nói
xấu, chối bỏ,…
- Bạo lực về công nghệ: (cyber violence): Là hình thức bạo lực cố ý làm
phiền, quấy nhiễu, gây tổn hại đến uy tín hay hình ảnh của người khác bằng
cách sử dụng những thiết bị công nghệ như điện thoại, internet, các trang
mạng xã hội như facebook, zing…[2; tr79].

1.2.3.2. Phân loại theo chức năng của bạo lực
- Bạo lực phản ứng (reactive violence): Là những hành vi phòng vệ
trước một khiêu khích. Loại bạo lực này có xu hướng liên quan tới tính
xung động và vấn đề tự kiểm soát; cũng như những vấn đề ứng phó với các
mối quan hệ xã hội, dựa vào xu hướng gán ghép thù hằn về hành vi của
người khác.
- Bạo lực chủ động (proactive violence): Là những hành vi thực hiện vì
lợi ích nào đó. Nó được tính toán và kiểm soát bằng những củng cố từ bên
ngoài. [2; tr80].
1.2.4. Địa điểm và hình thức bạo lực học đường
1.2.4.1. Địa điểm
Bạo lực học đường thường xảy ra ở các điểm như: sân trường, trong
lớp học, hành lang, gầm cầu thang, nhà vệ sinh, sân bóng, trên xe buýt, bến

22


chờ xe buýt… Bên cạnh đó cũng có một số ít học sinh, chọn địa điểm để thực
hiện những hành vi bạo lực ở ngoài phạm vi nhà trường để tránh bị phát hiện,
để ít người nhìn thấy. [2; tr81].
1.2.4.2. Hình thức bạo lực học đường
- Bạo lực tinh thần: Các biểu hiện bạo lực tinh thần giữa học sinh với
nhau thường thể hiện ở những hành động sau: chửi mắng, nói xấu, lăng mạ, la
hét, dọa nạt, dè bửu, chơi khăm, sỉ nhục, thọc mạch, tạo ra áp lực, cô lập đối
tượng; làm cho người khác cảm thấy không an toàn, cố ý hạ thấp không coi
trọng giá trị của người khác, xúc phạm và hạ thấp người khác trước mặt mọi
người, nhận xét về hình thức, trí tuệ, khả năng của người khác bằng những lời
lẽ gây tổn thương; phớt lờ, từ chối cũng như không thể hiện tình yêu thương;
khủng bố bằng cách gửi tin nhắn đe dọa liên tục, bịa đặt, vu khống trên mạng
xã hội, v.v.

Ngoài ra bạo lực tinh thần giữa học sinh với nhau còn thể hiện ở những
biểu hiện khác như: xúi giục hoặc cưỡng ép người khác thực hiện hành vi
không phù hợp, khiến họ phát triển không bình thường về mặt xúc cảm hoặc
gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, hoặc bắt người khác phải làm những điều
vượt quá khả năng của bản thân, thậm chí là những hành động bắt buộc người
khác phải xem và chứng kiến cảnh bạo lực.
Tóm lại, những hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ của bạn học có động
cơ xấu đến các bạn học khác nhằm gây tổn thương về mặt tinh thần cho họ
đều là những hành vi bạo lực tinh thần học đường. [2; tr81-82].
- Bạo lực thể chất: Bạo lực thể chất giữa học sinh với nhau, thường
được biểu hiện như sau: đó là những hành vi sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay,
chân, cơ thể), hoặc công cụ, vũ khí làm tổn hại đến bản thân hoặc người khác
về mặt cơ thể. Bạo lực thân thể thường được học sinh hiện nay thể hiện như:
tát, đấm đá, xô, đẩy ngã, giật tóc, kéo rách quần áo, cào cấu, v.v.; đánh đập

23


bằng các công cụ như: roi, gậy, ném đồ vật vào người, vào mặt; các vũ khí
dùng để thực hiện các hành vi bạo lực đó là: dao, kéo, côn,v.v.
Các hình thức bạo lực học đường hiện nay bao gồm: các hình thức bạo
lực đơn lẽ giữa các cá nhân học sinh với nhau, hoặc cũng có thể là hình thức
bạo lực như “đánh hội đồng” theo nhóm hay hình thức tập thể. Các hình thức
này có thể có tổ chức, có sự chuẩn bị trước. [2; tr82-83].
1.2.5. Hậu quả của bạo lực học đường
Trong các nghiên cứu khác nhau về vấn đề bạo lực học đường, việc
nghiên cứu và chỉ ra hậu quả để lại của hành vi bạo lực học đường đã được
bàn tới rất nhiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các hành vi bạo lực học
đường đều để lại những hậu quả nhất định đối với những học sinh có hành vi
bạo lực và đặc biệt là đối với học sinh bị bạo lực.

1.2.5.1. Hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh có hành vi
bạo lực
Đối với những học sinh có hành vi bạo lực, hậu quả để lại đối với các
em có thể là những tổn thương về mặt thể chất và bao gồm cả những tổn
thương về mặt tinh thần.
Những tổn thương về mặt thể chất đối với học sinh có hành vi bạo lực học
đường có thể là những tổn thương nhẹ bên ngoài như: xây xát mặt mũi, sưng mặt,
sưng đầu,…và cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn như: gẫy tay,
gẫy chân; tổn thương một số bộ phận trên cơ thể, mệt mỏi dẫn đến kiệt sức, tăng
huyết áp và thậm chí đã có một số trường hợp bị mất tính mạng.
Không khó để chúng ta thấy rằng những học sinh gây ra bạo lực học
đường sẽ gặp nhiều vấn đề về kỷ luật của trường học, lớp học và thậm chí gặp
vấn đề với pháp luật. Khi các em bị phát hiện có hành vi bạo lực học đường

24


với bạn thì các em sẽ trở thành đối tượng thù hằn và bị ghét bởi nhiều nạn
nhân – các bạn học sinh bị bạo lực.
Như vậy, có thể nói đối với học sinh có hành vi bạo lực học đường thì
những hậu quả để lại về mặt thể chất là rất lớn. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập và sự phát triển
nhân cách của các em. [2; tr83-84].
1.2.5.2. Hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh bị bạo lực
Hậu quả đối với học sinh bị bạo lực không phải lúc nào cũng dễ
thấy, có ảnh hưởng lâu dài, với mức độ khác nhau ở các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống, học tập, quan hệ bạn bè – xã hội, sự toàn vẹn về thể
chất, tinh thần.
Rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau trên thế giới đã cho
thấy, không phụ thuộc vào loại hình bạo lực hay kiểu nạn nhân nào, bạo lực

học đường đều để lại những hậu quả không tốt cho nạn nhân. Bạo lực xảy
trong trường là mối đe dọa cao đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em và
thanh thiếu niên theo nghiên cứu của các tác giả Alsaker & Olweus, 1992;
Kupersmidt, Coie và Dodge, 1990; Smith, Bowers, Binney và Cowie, 1993.
Thực tế thì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hậu quả của hành vi
bạo lực học đường đối với nạn nhân của nó là những triệu chứng tâm thể cũng
như khả năng điều chỉnh tâm lý kém (Alsaker và Olweus, 1992;
Kumpulainen, Räsänen và Puura, 2001; Kupersmidt và cộng sự, 1990). Nguy
hại hơn nữa, các vấn đề dường như vẫn tồn tại theo thời gian và bám dai dẳng
lấy các em học sinh bị bạo lực, và tỷ lệ khá lớn trong số các em này đã phải
tìm kiếm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ của các chuyên gia sức khỏe tâm thần
(Guterman, Hahm và Cameron, 2002). Nhóm nghiên cứu của Guterman đã
thấy rằng, các nạn nhân bị bắt nạt vẫn có các triệu chứng trầm cảm, lo âu và

25


×