Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bao cao thực tập nhà máy bột mỳ Việt Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 29 trang )

Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY....................................................................4
1.1 ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY...............................................................................................4
1.2 CƠ CẤU NHÀ MÁY..................................................................................................4
1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG KỸ THUẬT..................................................4
CHƯƠNG II. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU................................................................6
2.1 NGUỒN GỐC CỦA NGUYÊN LIỆU......................................................................6
2.2 CÁC TIÊU CHUẨN VỀ NGUYÊN LIỆU................................................................6
2.2.1
Mục đích............................................................................................................... 6
2.2.2
Tài liệu liên quan.................................................................................................6
2.2.3
Nội dung...............................................................................................................6
2.3 CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG BỘT MỲ.....................................................8
2.3.1
Tính chất cảm quan..............................................................................................8
2.3.2
Tiêu chuẩn hóa lí..................................................................................................8
2.3.3
Tiêu chuẩn vi sinh ................................................................................................8
2.3.4
Hạn sử dụng.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG III. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY........................................10
3.1 SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ:.................................................................10
3.2 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY............................................................11


3.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...................................................................................11
3.3.1
Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu và làm sạch sơ bộ............................................11
3.3.2
Hệ thống làm sạch lần 1 và sàng tạp chất..........................................................11
3.3.3
Hệ thống xử lý lúa mì lần 1................................................................................12
3.3.4
Hệ thống xử lý lúa mì lần 2................................................................................12
3.3.5
Hệ thống làm sạch lần 2.....................................................................................12
3.3.6
Hệ thống thu hồi và xử lý tạp chất.....................................................................13
3.3.7
Hệ thống xay.......................................................................................................13
3.3.8
Hệ thống sàng.....................................................................................................13
3.3.9
Hệ thống và thiết bị vận chuyển trong dây chuyền............................................13
3.3.10 Hệ thống Silo đóng bao.......................................................................................14
3.3.11 Quạt hút và lọc khí..............................................................................................14
3.3.12 Hệ thống sản xuất phụ........................................................................................14
3.4 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ......................15
3.4.1
Kênh quạt hút TRC.............................................................................................15
3.4.2
Máy tách tạp chất SPR........................................................................................15
3.4.3
Máy tách sạn TSV...............................................................................................16
3.4.4

Máy xát vỏ SIG....................................................................................................17
3.4.5
Máy nghiền kép RMQ.........................................................................................18
3.4.6
Sàng trung tâm SFL............................................................................................19
3.4.7
Thiết bị gia ẩm SCV............................................................................................20
3.4.8
Sàng thanh kép SDB500.....................................................................................21
3.4.9
Máy hoàn thiện kiểu đa giác FP.........................................................................22
3.4.10 Máy diệt trứng sâu IDA......................................................................................23
3.5 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY...................................................24
CHƯƠNG IV. GIỚI THIỆU HỆ SCADA......................................................................25
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 1


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

4.1 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HỆ SCADA...................................................26
4.2 ƯU ĐIỂM.................................................................................................................. 26
4.3 NHƯỢC ĐIỂM.........................................................................................................26
LỜI KẾT............................................................................................................................ 27

SVTH: Đinh Văn Bình


Trang 2


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

LỜI MỞ ĐẦU
Để ứng dụng kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tiễn cuộc sống. Hàng năm
nhà trường tổ chức cho sinh viên năm tư đi thực tế ở các nhà máy, công ty, xí nghiệp…với
thời gian là 1 tháng. Nhằm giúp cho sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc công
nghiệp, nắm bắt được quy trình công nghệ, nguyên lý hoạt động và một số thiết bị tự động
hoá cao của nhà máy, xí nghiệp, công ty…Đồng thời giúp cho sinh viên biết được chức
năng nhiệm vụ của một người kỹ sư.
Sau khi được sự giới thiệu của khoa, em được đến thực tập tại Nhà máy bột mì Việt
Ý, 51 Yết Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Qua 1 tháng thực tập với sự hiểu biết của mình cùng với sự giúp đỡ tận tình của các
anh chị ở phòng Kỹ Thuật Công Nghệ và các anh chị ở phân xưởng sản xuất của nhà máy.
Em đã tổng hợp và viết thành quyển báo cáo này.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 3


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

1.1

ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY
Nhà máy bột mì Việt –Ý Foodinco nằm tại 51-Yết Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố

Đà Nẵng. Nhà máy được đưa vào hoạt động từ ngày 13/10/2001 và được cổ phần hóa từ
ngày 01/11/2005. Nhà máy hoạt động theo dây chuyền công nghệ khép kín của Italia.
Nhà máy ra đời đã đáp ứng nhu cầu về thị trường và tăng thêm nguồn thu cho ngân
sách địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về việc làm cho người dân.

1.2

CƠ CẤU NHÀ MÁY
Giám đốc

TCTH

Bảo
vệ

KHKD

Nhà
kho

KCS

TCKT


Tổ
cơ khí

KTCN

3 ca
sản
xuất

Tổ
Đóng
bao

PXSX

Tổ
Xe
nâng

Vệ
Sinh
Công
nghiệp

`
1.3
-

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG KỸ THUẬT

Kiểm soát và thực hiện các quy trình về quản lý thiết bị công nghệ, thiết bị phụ trợ,
thiết bị kiểm tra và thử nghiệm.

-

Kiểm soát các công tác đầu tư, đổi mới thiết bị.

-

Xây dựng các định mức sử dụng nguyên vật liệu, phụ tùng.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 4


Báo cáo thực tập Công Nhân
-

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

Kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động, an toàn phòng chống
cháy nổ và bảo vệ môi trường.

-

Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng của nhà máy.

-


Kiểm soát các công tác xây dựng cơ bản, quản lý đất đai nhà xưởng.

-

Nghiệm thu việc thực hiện tu sửa thiết bị, lắp đặt thiết bị mới và các công trình
nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới và nguyên liệu phục vụ sản xuất.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 5


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

CHƯƠNG II
SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU

2.1

NGUỒN GỐC CỦA NGUYÊN LIỆU
Nguồn nguyên liệu của nhà máy là lúa mì nhập từ các nước Trung Quốc, Canada,

Mỹ, Úc…
Năng suất của nhà máy đạt 220 tấn nguyên liệu/24h với các loại sản phẩm chính và
phụ như sau:
 Sản phẩm chính: Non nước, Hải Vân, Tiên Sa, Tháp Chàm, Tháp Chàm Đỏ, Tràng
Tiền.
 Sản phẩm phụ: Cám loại 1, Cám loại 2.

Sản phẩm của nhà máy được cung cấp cho các nhà máy như : Acecook, nhà máy thủy
sản, nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi…Tùy theo yêu cầu chất lượng.
2.2

CÁC TIÊU CHUẨN VỀ NGUYÊN LIỆU
2.2.1

Mục đích
Tiêu chuẩn nguyên liệu lập ra làm cơ sở cho việc mua nguyên liệu, kiểm tra

nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
2.2.2

Tài liệu liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6095 : 1995

2.2.3

Nội dung
Nguyên liệu được đưa vào sản xuất tại nhà máy là hạt lúa mì giống Tritiaem

aestiviem sử dụng làm thức ăn cho người và là đối tượng dùng trong mua bán quốc
tế.
 Các khái niệm, định nghĩa
-

Tạp chất: những hạt lúa mì hư hỏng, tất cả các tạp chất hữu cơ và vô cơ khác lẫn
trong hạt lúa mì.

-


Hạt lúa mì hư hỏng:
+ Hạt gãy: có một phần nội nhũ bị bóc trần hoặc bị mất phôi.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 6


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

+ Hạt teo: những hạt lọt qua sàng với chiều rộng lỗ 1.7 mm trường hợp áp dụng tiêu
chuẩn Việt nam : TCVN 6095 : 1995 hoặc rộng 1.62 mm đối với tiêu chuẩn của hiệp
hội lúa mì Úc AWB hoặc hội lúa mì Mỹ US Wheat As
+ Hạt không bình thường
+ Hạt mốc: khi quan sát bằng mắt thường thấy mốc đến 50% diện tích bề mặt hay ở
bên trong hạt.
+ Hạt hỏng do nhiệt:có màu nâu hạt dẻ đến màu đen do ảnh hưởng của nhiệt.
+ Hạt bị sinh vật có hại xâm nhập: hạt bị hư hỏng nhìn thấy được bằng mắt thường
do loài gặm nhấm, côn trùng, nhện mạt và các sinh vật khác tấn công.
+ Hạt nảy mầm.
+ Hạt ngũ cốc khác: không phải là lúa mì Tricum aestivm
+ Vật ngoại lai: sau khi loại bỏ nấm cựa gà, vật ngoại lai bao gồm:


Tất cả các thành phần mẫu khác đã loại trừ các hạt ngũ cốc khác, hạt độc hại
và hạt bị thối được giữ lại trên sàng có chiều rộng lỗ 3.55 mm và tất cả các
thành phần mẫu lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 1 mm ( theo qui ước thành phần

sau được cho là tạp chất vô cơ)



Tất cả các thành phần hữu cơ khác không phải là hạt lúa mì, hạt ngũ cốc, hạt
bị thối, hạt lạ, mảnh rơm rạ, xác côn trùng và mảnh côn trùng… và các thành
phần vô cơ như đá và cát lọt qua lưới sàng có chiều rộng lỗ 3.55 mm và bị giữ
lại trên sàng có chiều rộng lỗ 1 mm.

-

Hạt độc hại, hạt bị thối, hạt bị mầm cựa gà: theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt
Nam: TCVN 6095 : 1995
 Yêu cầu

-

Lúa mì phải có độ dòn, sạch, không có mùi lạ hay mùi chứng tỏ hạt bị hư hỏng và
hạt không có chất phụ gia và chất độc hại.

-

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất nhiễm bẩn khác không được quá mức tối đa
cho phép trong luật hiện hành hay theo mức tối đa cho phép của ủy ban Codex
Alimentaius mà FAO và WHO phối hợp ban hành

-

Hạt lúa mì không có côn trùng sống ( quan sát bằng mắt thường )
 Những đặc tính lý học và hóa học


-

Độ ẩm: không vượt quá 15.5%

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 7


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

-

Dung trọng: không thấp hơn 70 kg / 100 lít

-

Tạp chất: mức cho phép tối đa như ở bảng sau:
Tạp chất
Hạt gãy
Hạt teo
Hạt không bình thường
Hạt bị sinh vật gây hại xâm nhập
Hạt ngũ cốc khác
Vật ngoại lai
Chất vô cơ
Hạt độc hại,hạt bị thối

Hạt bị nấm cựa gà

Mức cho phép tối đa theo % khối lượng
7
8
1
2
3
2
0.5
0.5
0.05

Lượng tối đa hạt gãy, hạt teo, hạt không bình thường, hạt bị sinh vật gây hại xâm
nhập và hạt ngũ cốc khác không được vượt quá 15% tổng khối lượng.

2.3

-

Protein tối thiểu : 11%

-

Hoạt tính alpha-amylaza được biểu thị bằng chỉ số tơi không được thấp hơn 160

CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG BỘT MỲ
2.3.1
Tính chất cảm quan
-


Có mùi đặc trưng của bột mì.

-

Không có mùi lạ.

-

Có màu trắng ngà đặc trưng.

-

Không sâu mọt, nấm mốc.

-

Không vón cục.

2.3.2

Tiêu chuẩn hóa lí
-

Độ ẩm : 14 ± 0.5(%)

-

Độ mịn (qua lưới sàng 150 µm): không nhỏ hơn 99%


-

Gluten ướt (đo bằng máy glutomatic): 23÷28% tùy theo loại bột.

-

Độ tro (trên cơ sở 14 % độ ẩm): (0.58÷0.65) ± 0.02 tùy theo loại bột.

-

Độ chua (tối đa) : (ml NaOH/100g)

2.3.3

Tiêu chuẩn vi sinh (thông số chỉ tham khảo)
-

Tổng số vi khuẩn hiếu khí : 106

-

Coliforms : 103

-

E.coli : 102

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 8



Báo cáo thực tập Công Nhân

2.3.4

-

S.aureus : 102

-

B.ceneus :102

-

Tổng số bào tử nấm men, mốc : 103

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

Hạn sử dụng

Có hạn sử dụng là 90 ngày kể từ ngày sản xuất

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 9


Báo cáo thực tập Công Nhân


Nhà máy Bột Mì Việt Ý

CHƯƠNG III
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY
3.1

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ:

● Kho NL  Gàu tải  Vít tải  Gàu tải  Nam châm  Cân  Máy sàng  Kênh
Silo  FC
quạt hút  Gàu tải  Vít tải
(*)

Silo  FC

Vít tải  Gàu tải  Nam châm 

Silo  FC

(*)

Cân  Máy tách  Kênh quạt hút  Máy tách phân loại hạt  Lưu lượng kế  Gàu tải
(*)

Tách sạn
Silo  FC

 Gia ẩm 1 Vít tải đứng  Vít tải


Silo  FC

Vít tải  Gàu tải  Gia

Silo  FC
Silo  RV
ẩm 2  Vít tải đứng  Vít tải

Silo  RV

(*)

Silo  RV

Vít tải  Gàu tải  Máy xát vỏ

 Kênh quạt hút  Cân  Nam châm  Máy xay  Máy đánh tơi  Sàng (**)
F1  Vít tải  Sàng tạp chất  Cân  Vít tải  Van xoay  Máy diệt trứng sâu
F2  Vít tải  Sàng tạp chất  Cân  Vít tải  Van xoay  Máy diệt trứng sâu
Silo
Silo
 Van phân chia

Silo

 Van phân chia

Silo

Vít tải  Van xoay  Van phân chia  Cửa thông


Silo
gió tự động  Van xoay  Nam châm  Sàng tạp chất  Silo thép  Cân định lượng
 Đóng bao.
Hạt lớn  Silo  Vít tải  Nam châm  Máy xay kiểu búa
● (*)  Sàng
Hạt nhỏ  Silo  Vít tải  Van xoay

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 10


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

● (**)  Vít tải  Cân  Van xoay  Silo  Vít tải  Gàu tải  Silo  Vít tải 
Cân định lượng  Đóng bao.
3.2

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY
Dây chuyền công nghệ của nhà máy được vẽ ở hình sau
Nhà máy bao gồm 12 hệ thống:
1. Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu và làm sạch sơ bộ
2. Hệ thống làm sạch lần 1 và sàng tạp chất
3. Hệ thống xử lý lúa mì lần 1 (gia ẩm, phun ẩm, ủ ẩm,…)
4. Hệ thống xử lý lúa mì lần 2
5. Hệ thống làm sạch lần 2
6. Hệ thống thu hồi và xử lý tạp chất

7. Hệ thống xay
8. Hệ thống sàng
9. Hệ thống thiết bị vận chuyển trong dây chuyền
10. Hệ thống xilo và đóng bao
11. Quạt hút và lọc khí.
12. Hệ thống phụ trợ

3.3

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
3.3.1 Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu và làm sạch sơ bộ
Lúa từ nhà kho được đưa qua khu sản xuất bằng xích tải dạng bàn cào, xích tải

này vận chuyển lúa lên đến tầng 4, sau đó đưa qua nam châm MS101 để tách kim loại lẫn
trong lúa, sau khi qua nam châm lúa sẽ được đưa đến cân điện tử WG101, cân này thực
hiện cân theo từng mẻ, giá trị từng mẻ tuỳ thuộc vào người vận hành đặt và giá trị đó được
cộng dồn và lưu lại trên máy tính. Cân này dùng để xác định lượng lúa đưa vào sản xuất.
Tiếp đến lúa được đưa đến máy sàng SP101 và kênh quạt hút TR101A, B để tách rác có
trộn lẫn trong lúa. Lúa sau khi ra khỏi kênh quạt hút lúa được gàu tải BE102 chuyển lên
tầng 5 qua hệ thống vít tải SC101 để đưa vào 3 Silô chứa, 3 Silô này có thể chứa 235 tấn.
3.3.2 Hệ thống làm sạch lần 1 và sàng tạp chất
Lúa đã làm sạch sơ bộ được lấy ra qua 3 lưu lượng kế FC201, 202, 203 tương ứng
với 3 Silô. Các lưu lượng kế này có chức năng phối trộn hai hay ba loại lúa lại với nhau
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 11


Báo cáo thực tập Công Nhân


Nhà máy Bột Mì Việt Ý

theo một tỷ lệ phù hợp mà người vận hành cài đặt. Sau đó lúa được hệ thống vít tải SC201
chuyển đến gàu tải BE201, hệ thống gàu tải đưa lúa lên tầng 5, tiếp đó lúa được đưa qua
nam châm MS201 để hút kim loại còn trong lúa. Sau đó đưa qua cân điện tử WG201 cân
này có tác dụng cân lượng lúa trước khi gia ẩm. Lúa tiếp tục được đưa đến máy sàng
SP201 và kênh quạt hút TR201A, B, C, D để được tiếp tục làm sạch. Sau khi ra khỏi những
loại lúa có lẫn sạn sẽ được đưa đến máy tách sạn TS201A, B và những loại lúa khác sẽ
được đưa qua máy tách hạt CS201A, B, C, D tách ra những loại hạt lớn nhỏ khác nhau để
đưa đến gia ẩm lần một.
Sau khi qua máy tách sạn và máy tách hạt, những loại hạt đạt tiêu chuẩn được đưa
chung xuống một đường ống qua lưu lượng kế FI201. Lưu lượng kế này có nhiệm vụ đo
đếm đưa tín hiệu lên cho máy gia ẩm. Lúa sau khi qua lưu lượng kế được đưa đến gầu tải
BE201 để vận chuyển lên tầng 5.
3.3.3 Hệ thống xử lý lúa mì lần 1
Hệ thống gầu tải BE201 sau khi đã vận chuyển lúa từ tầng 1 lên tầng 5 cho qua
máy gia ẩm DM201, máy này có nhiệm vụ phun một lượng nước phù hợp để gia ẩm cho
lúa và nó được đưa đến vít tải đứng SC202 trộn đều. Sau đó được vít tải SC203 đưa lúa
xuống 3 Silo chứa để ủ, tại 3 silo này chúng ta muốn cho vào silo nào thì chỉ việc đóng mở
van SG201, 202 vào silo đó. 3 silo này có thể chứa đến 225 tấn, tuỳ thuộc vào từng loại
lúa mà thời gian ủ khác nhau, có loại ủ 16h còn có loại ủ 12h.
3.3.4 Hệ thống xử lý lúa mì lần 2
Sau thời gian ủ trên lúa được đưa xuống qua các lưu lượng kế FC204, 205, 206 ở
đây các FC này cũng có nhiệm vụ trộn các loại lúa từ 3 silo này với nhau và nhờ vít tải
SC204 đưa đến gầu tải BE202 vận chuyển lên tầng 5 đưa vào máy gia ẩm DM202 gia ẩm
lần 2, tuỳ vào độ cứng của lúa sau gia ẩm lần 1 mà điều chỉnh lưu lượng nước đưa vào gia
ẩm lần này. Lúa sau khi ra khỏi máy gia ẩm đưa đến vít tải đứng và vít tải đưa vào 3 silo
chứa để ủ, thời gian ủ lần này ít hơn 6h đến 8h.
3.3.5 Hệ thống làm sạch lần 2
Sau thời gian ủ lần 2 lúa từ xilo đưa xuống qua van xoay RV201, 202, 203 ở đây

ta muốn trộn lúa từ 3 silo với nhau thì cho RV đó làm việc. Sau đó lúa được đưa xuống vít
tải SC207 được SC này chuyển xuống gầu tải BE204 vận chuyển lên máy xát vỏ SR201 ở
tầng 5. Tại đây hạt được bóc sạch vỏ, vỏ nhờ kênh quạt TR202A, B, C, D hút vỏ riêng và

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 12


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

lúa riêng, lượng vỏ này được đưa đến hệ thống sản xuất phụ. Sau khi qua kênh quạt hút lúa
được chuyển đến cân điện tử WG202, cân này có nhiệm vụ cân từng mẻ để đưa đến máy
nghiền chính RM301A, B, C, D. Trước khi vào máy nghiền thì có hệ thống nam châm
MS202 hút các mạc kim loại còn sót trong lúa trước khi đưa vào máy nghiền.
3.3.6

Hệ thống thu hồi và xử lý tạp chất
Bột sau khi qua các máy hoàn thiện kiểu đa giác FP301, 302, 303, 304, 305 được

đưa xuống vít tải SC304 và các đường bột thu hồi từ các máy thu hồi FL301, 302 đưa đến
máy nạp liệu kiểu rung AV302, sau khi bột qua AV này đường bột A-VF301và A-VF302
được hút lên máy sàng kiểu quay. Vì nhà máy là một hệ thống kín nên các lượng bột trong
quá sản xuất không thể không rơi ra ngoài, nhờ hệ thống thu hồi này mà nhà máy không bị
thất thoát.
3.3.7 Hệ thống xay
Hệ thống xay gồm 1 máy kép và 10 máy đơn. Lúa đã qua hệ thống gia ẩm và làm
sạch lần 2 được đưa đến máy nghiền chính, máy này có nhiệm vụ xay sơ bộ đưa xuống

máy đánh tơi DS301 rồi đưa lên đường ống nhờ hệ thống quạt hút cao áp PN1 hút lên đưa
vào hệ thống sàng trung tâm SF301, 302 và hệ thống sàng phụ gồm 2 máy sàng kiểu quay,
2 sàng thanh kép SD301, 302, 5 máy hoàn thiện kiểu đa giác. Và những loại bột xay chưa
đạt sẽ được chuyển xuống các máy xay đơn khác.
3.3.8

Hệ thống sàng
Sau khi qua hệ thống sàng những loại bột đạt yêu cầu sẽ đi theo đường F1, bột

không đạt yêu cầu qua hệ thống sàng phụ rồi đi theo đường F2, bột cám và tạp chất được
đưa vào hệ thống sản xuất phụ. Bột theo đường F1 và F2 sẽ được đưa đến sàng kênh vuông
SF303, 304 nhờ hệ thống vít tải SC301, 302, sau khi ra khỏi SF bột được đưa đến cân điện
tử WG301, 302 để cân lượng bột đã xay ra. Cân này cân từng mẻ rồi đưa xuống phểu thu
liệu và nhờ hệ thống may thổi BL301, 302, đưa đến may diệt côn trùng ID301, 302 diệt
sạch côn trùng và đưa vào 5 silo chứa bột SL401, 402, 403, 404, 405. Những silo này chứa
khoảng 300 tấn.
Khi qua các hệ thống sàng lượng cám và tạp chất được đưa xuống vít tải SC303 chuyển
xuống cân WG303 để cân lượng cám này và số lượng bột ở 2 cân WG301, 302, nếu lượng
bột thu hồi ít mà lượng cám thu hồi nhiều thì cần điều chỉnh lại hệ thống trục của máy xay.
Cám sẽ theo đường ống dẫn về silo chứa cám SL406.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 13


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý


3.3.9 Hệ thống và thiết bị vận chuyển trong dây chuyền
Do hệ thống các thiết bị này được sử dụng rộng khắp trong nhà máy nên thông
qua các hệ thống khác chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về chúng.
Bao gồm hệ thống các thiết bị gàu tải, vít tải, quạt hút, quạt đẩy như đã trình bày
ở các hệ thống trên cũng như các hệ thống sau phía bên dưới.
3.3.10

Hệ thống Silo đóng bao

Sau khi bột được đưa đến chứa trong 5 Silo, từ đây bột được đưa xuống vít tải
SC406 xuống van xoay RV401 và nhờ máy thổi BL401 chuyển đến máy diệt con trùng một
lần nữa. Sau đó nhờ hệ thống quạt hút, hút lên đưa vào máy sàng bột SF401 sàng lần cuối,
sau đó đưa xuống silo chứa bột để đi đóng bao.
Lượng cám có trong Silo chứa cám SL406 khi cần đóng bao cho xuống vít tải
SC408A, B và được chuyển lên bằng gầu tải BE401 cho vào silo chứa cám đi đóng bao.
3.3.11

Quạt hút và lọc khí
Hoạt dộng của nhà máy không thể tiến hành được nếu không có các hệ thống khí

nén, hệ thống quạt thổi,quạy hút, hệ thống nước,....
-

Hệ thống khí nén : cung cấp khí cho các piston, vệ sinh thiết bị, ...

-

Hệ thống quạt thổi : dùng để vận chuyển nguyên liệu trong đường ống, ....Hệ thống
quạt hút dùng cho thiết bị lọc và thu hồi.


-

Hệ thống nước : cung cấp nước cho khâu gia ẩm.

3.3.12

Hệ thống sản xuất phụ

Sau các quá trình làm sạch lần 1, gia ẩm lần 1 gia ẩm lần 2 và làm sạch lần 2 các
phế phẩm như vỏ lúa, hạt vỡ hạt hư rơm rạ nhờ vít tải SC208 đưa đến gầu tải BE205 vận
chuyển lên tầng 5, qua nam châm MS203 để hút kim loại còn lẫn trong đó. Sau đó được
đưa xuống cân WG203 để cân lượng phế phẩm này và so sánh với các cân đầu vào và đầu
ra của bột.
Khi cân xong chuyển xuống máy sàng cám SF201. Vì trong lượng phế phẩm này
có lẫn bột cám mịn, nên máy sàng này có nhiệm vụ sàng và phân ra 2 loại, một đường cám
cho vào silo chứa cám. Phần phế phẩm kia cho xuống silo chứa. Silo này chứa các phế
phẩm trong đó có cả những loại hạt chưa được xay. Từ silo này phế phẩm được chuyển
theo vít tải SC209 xuống nam châm MS204 để tách kim loại lần nữa. Sau khi qua nam
châm phế phẩm được đưa vào máy nghiền kiểu búa MM201 tại đây MM201 sẽ nghiền cho

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 14


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

ra cám, và được hệ thống quạt hút FN202 hút về cho vào silo chứa cám. Từ silo này cám

được chuyển xuống vít tải SC210 và nhờ máy thổi BL304 thổi về silo cám SL406.
3.4

CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.4.1 Kênh quạt hút TRC
 Mục đích: Hút các bụi bẩn, các tạp chất nhẹ, hạt lép v.v… có lẫn trong nguyên
liệu.
 Cấu tạo: gồm có các phần sau:
-

Nguyên liệu vào

-

Hệ thống sàng

-

Nguyên liệu ra

-

Cửa quan sát

-

Hạt nhẹ

-


Kênh điều chỉnh

-

Hệ thống phân bố liệu

-

Quạt hút

-

Cơ cấu động cơ

-

Đệm giảm xóc

Hình 3.4.1.1: Kênh quạt hút TRC

 Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được nạp vào
cửa đến lưới sàng thông qua hệ thống phân bố

Hình 3.4.1.2: Đường đi của nguyên liệu
Hình 3.4.1.3: Các hình chiếu của thiết bị TRC

liệu không khí được đi lên
theo đường khí. Tại lưới

sàng, những hạt nhẹ dưới tác dụng của lực khí nâng cùng chuyển động rung của

sàng được vận chuyển trên sàng và đưa ra ngoài theo cửa C đi vào máy tách hạt.
Những hạt nặng thì lọt sàng và đi qua cửa B đi vào máy tách sạn. Sàng rung
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 15


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

chuyển động nhờ động cơ số là động cơ kép, hoạt động theo cơ cấu lệch tâm.
Những tạp chất nhẹ đi lên theo đường không khí dưới tác dụng quạt hút, được tập
trung về vùng chứa, rồi đi ra ngoài nhờ vít tải.
Sự cố: Kênh điều chỉnh khí không đều nên thiết bị làm sạch không đạt yêu cầu, cần
điều chỉnh lại bộ phận hút khí cho thích hợp
3.4.2 Máy tách tạp chất SPR
 Mục đích: Máy tách tạp chất lẫn trong nguyên liệu: như đất cát, gỗ, rơm rạ,…
 Cấu tạo:
-

1: Nguyên liệu vào

-

2: Ngõ ra tạp chất thô

-

3: Ngõ ra tạp chất nhỏ


-

4: Nguyên liệu ra

-

5: Thoát khí

Hình 3.4.2.1: Máy tách tạp chất SPR
 Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được vào theo cửa 1 qua lưới sàng thô tại đây
nhờ sàng chuyển động rung những tạp chất thô như: bông, rác, rơm, đất, đã,…
nằm trên sàng được tách ra theo cửa 2, còn nguyên liệu lọt lưới sàng tiếp tục đi
xuống lưới sàng mịn, tại đây các tạp chất có kích thước nhỏ như: cát, đất, bụi
v.v…được tách ra theo cửa 3. Cuối cùng sản phẩm được đi ra ngoài theo cửa 4 và
đi vào kênh hút khí. Lưới sàng rung nhờ tác động của động cơ và cơ cấu lệch tâm.
Sự cố: Đứt dây curoa và vỡ ổ trục, bi của động cơ, cần sửa chữa thay mới.
3.4.3 Máy tách sạn TSV
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 16


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

 Mục đích: Loại bỏ cát, sạn lẫn trong nguyên liệu để không ảnh hưởng đến máy
móc trong quá trình tiếp theo.
 Cấu tạo.

-

1: Nguyên liệu vào

-

2: Ngõ ra của cát sạn

-

3: Nguyên liệu ra

-

4: Cửa hút bụi

-

Chân thiết bị

-

Động cơ rung

-

Lò xo rung

-


Vít điều chỉnh loại bỏ đá

-

Cửa quan sát

Hình 3.4.3.1: Máy tách sạn TSV

 Nguyên lý làm việc: Máy hoạt động nhờ cơ cấu lệch tâm kết hợp với khí lực. hệ
thống quạt gió tạo áp suất âm trong thiết bị, hệ thống động cơ tạo độ rung cho
sàng. Nguyên liệu vào cửa 1 qua bộ phận điều chỉnh nguyên liệu và cần gạt
nguyên liệu rơi xuống sàng. Nhờ sàng đặt nghiêng một góc , rung kết hợp với hệ
thống thổi khí mà hạt chuyển động khứ hồi (giật lùi) theo độ dốc của sàng ra ngoài

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 17


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

và được tháo ra theo cửa 3. Sạn do có tỉ trọng nặng không chuyển động giật lùi
dưới tác dụng rung của sàng mà chuyển động lên phía trên của sàng và ra ngoài
theo cửa 2. Bụi, tạp chất nhẹ, nhờ hệ thống hút chân không hút ra ngoài. Đồng thời
hệ thống này giúp cân bằng áp suất. ta cần điều chỉnh hệ thống khí hút vừa phải để
cho không đi lùi lại theo hạt.
Sự cố: Cả hạt và sạn cùng bị hút lại do hệ thống khí hút quá mạnh, cần điều chỉnh hệ
thống khí hút.

3.4.4 Máy xát vỏ SIG
 Mục đích: Làm sạch phôi nhũ và bụi trên hạt.
 Cấu tạo.
-

Chân đế

-

Đường liệu ra

-

Đường liệu vào

-

Đường bụi ra

-

Rô to

-

Quạt hút

-

Cánh vít


-

Động cơ

-

Trục vít


Hình 5.4.4.1: Máy xát vỏ SIG
Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được đưa vào cửa 1 và đi vào trong thiết bị. Trong
thiết bị có roto quay được gắn các cánh đập, khi quay các cánh đập va chạm và ma
sát với các hạt đồng thời giữa các hạt có ma sát với nhau. Nội nhũ và bụi bám trên
hạt được tách ra khỏi hạt. Sau khi tách hạt, bụi và nhũ được quạt hút hút lên và đưa
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 18


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

ra ngoài. Còn lại nguyên liệu sau khi tách vỏ được đi qua hệ thống lưới lọc và ra
ngoài.
3.4.5 Máy nghiền kép RMQ
 Mục đích: Phá vỡ cấu trúc của hạt
 Cấu tạo:
-


Trục nghiền răng nghiền.

-

Cửa liệu vào

-

Trục phân phối liệu

-

Trục quay nhanh

-

Trục quay chậm

-

Lưới sàng

-

Cửa tháo liệu

Hình 3.4.5.1: Máy nghiền kép RMQ

 Nguyên lý làm việc: Máy nghiền kép gồm 8 cặp trục răng, hạt lúa mì đi vào máy ở

cửa vào nhờ trục phân phối liệu đưa bột vào hai cặp trục nghiền thứ nhất. Ở hai
cặp trục nghiền có một trục quay nhanh và một trục quay chậm hai trục nghiền này
quay ngược chiều nhau. Thông thường thì trục quay nhanh sẽ di động còn trục
quay chậm sẽ cố định. Bán thành phẩm sau khi đi ra ở cặp trục thứ nhất, phần lọt
sàng sẽ được đi ra con đường riêng, phần không lọt sàng sẽ tiếp tục đi vào cặp trục
nghiền thứ hai, phần lọt sàng lại tiếp tục đi vào con đường riêng lúc này chỉ còn
phần không lọt sàng sẽ đi ra con đường khác để tiếp tục qua máy nghiền tiếp theo.
3.4.6 Sàng trung tâm SFL
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 19


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

 Mục đích: - Phân loại nguyên liệu theo nhiều kích thước khác nhau
- Tăng tỉ lệ thu hồi
- Tạo ra chất lượng tốt nhất
 Cấu tạo:
Máy sàng gồm có 6 ngăn sàng, mỗi ngăn sàng bên trong có 25 : 27 tấm lưới sàng với
kích thước lỗ sàng khác nhau. Lưới sàng gồm hai loại: inox và nilông.
Động cơ được gắn với cơ cấu lệch tâm tạo rung cho sàng.

Hình 3.4.6.1: Sàng trung tâm SFL
 Nguyên lý làm việc: Máy hoạt động nhờ cơ cấu lệch tâm gắn liền động cơ làm dao
động rung cho sàng. Hai sàng trung tâm nhận bột từ tất cả các máy xay, nguyên
liệu được đi vào máy xay bằng 18 con đường khác nhau, qua lưới sàng và được lấy
ra từ các ngăn khác nhau gồm 22 đường bột lọt lưới sàng. Còn bột trên sàng được

quay trở lại máy xay để nghiền lại.
Sự cố: - Lưới sàng bị rách đặc biệt là lưới sàng bằng nilong, phải vá hoặc thay mới.
- Động cơ bị trục trặc như đứt dây curoa, vỡ trục, bi, cần thay mới.
3.4.7 Thiết bị gia ẩm SCV
 Mục đích: Làm tăng độ ẩm của hạt đến độ ẩm yêu cầu
 Cấu tạo:
-

Cửa nguyên liệu vào

-

Cửa nguyên liệu ra

-

Trục đứng

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 20


Báo cáo thực tập Công Nhân
-

Cánh ngang

-


Vít xoắn

-

Thân thiết bị

-

Vòi phun nước

-

Động cơ

-

Cửa hạt nhỏ nhẹ ra

-

Hệ thống truyền động

-

Cửa thiết bị

-

Chân đế


Nhà máy Bột Mì Việt Ý

 Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu vào theo cửa H,
xuống qua vòi phun nước, ở đây nguyên liệu được
làm ẩm theo lượng nước đã được cài đặt sẵn. Sau
đó, liệu được phân phối đều nhờ cánh phối liệu.
Nguyên liệu được các vít xoắn chuyển từ dưới đến
thân thiết bị, ở đây liệu lại được trộn phối đều ẩm
nhờ cánh khuấy ngang cùng với quạt hút ở trên
thiết bị. Các hạt sau khi được gia ẩm đưa đến
thành thiết bị và được đưa ra thành ngoài qua
đường I. Các cánh được gắn với trục, trục này quay được nhờ động cơ truyền động

Hình 3.4.10.1: Cấu tạo máy diệt trứng sâu IDA
SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 21


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

qua hệ thống dây curoa. Trong quá trình gia ẩm, các hạt bụi nhỏ được hút ra ngoài
theo cửa G. Cửa thiết bị dùng để vệ sinh và sửa chữa. cả hệ thống được đặt trên bệ.
Sau quá trình gia ẩm lần 1 tùy theo lượng thủy phần có ở trong hạt mà người
ta có thể đưa đi gia ẩm lần 2.
Sự cố:

- Nước ở máy gia ẩm về không đều.

- Cánh trục bị nghẽn hạt.

3.4.8 Sàng thanh kép SDB500
 Mục đích: - Phân bột thành các loại khác nhau sau khi qua sàng trung tâm
- Tăng hệ số thu hồi của bột
 Cấu tạo:
-

Đường liệu vào

-

Cửa liệu ra

-

Cửa ra vỏ cám

-

Cửa ra các tạp chất nhẹ

-

Bộ phận phân phối

-

Sàng


-

Thiết bị tạo rung lệch tâm

-

Đế

-

Ngăn hứng

-

Kênh thu

-

Lối ra

-

Tay cầm

-

Cửa quan sát

-


Ống xả

-

Bộ phận hút gió
Hình 3.4.8.1: Sàng thanh kép SDA500

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 22


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

 Nguyên lý làm việc: Sàng thanh kép gồm nhiều tấm lưới sàng chia thành nhiều
hộc, phía trên thiết bị có gắn thiết bị hút gió để hút các tạp chất nhỏ đồng thời trải
đều nguyên liệu trên sàng. Trên mỗi lưới sàng có bộ phận gạt nhằm phân phối liệu
đều, 3 lớp sàng với nhiều tấm lưới, trên sàng có kích thước lỗ thay đổi từ trên
xuống dưới và từ trái sang phải giảm dần.
Nguyên liệu vào được bộ phận phân phối và được trải đều trên các sàng.
Sàng hoạt động được nhờ động cơ gắn với cơ cấu lệch tâm. Nguyên liệu sau khi
qua các sàng phân loại thành những loại có kích thước khác nhau nhờ tác dụng
của quạt hút tạo chênh lệch áp suất ở bên trong thiết bị. Lúc này vỏ trấu, cám có
trọng lượng thấp bị hút bay lên trên sàng. Lực hút được điều chỉnh bởi các van
điều chỉnh để dòng hạt vừa chuyển động vừa tách phân loại mà không bị hút theo
khí. Vỏ trấu, cám bị hút chuyển động dọc trên lớp bột và được đưa về cuối sàng.
Phần dưới sàng qua kênh thu, các hạt mịn nhỏ, ít trấu cám (màng vỏ) và nhóm các
hạt có kích thước hạt lớn hơn được ra bằng một cửa. Trấu, cám ra một cửa. Các

tạp chất rất nhẹ theo khí hút ra ngoài qua cửa khác
Sự cố:

- Lưới sàng bị rách, cần thay lưới sàng mới.

3.4.9 Máy hoàn thiện kiểu đa giác FP
 Mục đích: Tách nội nhũ dính trên vỏ.
 Cấu tạo:
-

Đường liệu vào

-

Ổ trục

-

Vít tải

-

Cánh khuấy

-

Thanh đỡ

-


Vách ngăn

-

Đường vỏ ra

-

Đường nội nhũ ra

-

Động cơ

-

Đường tạp chất nhẹ ra.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 23


Báo cáo thực tập Công Nhân

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

Hình 3.4.9.1: Máy hoàn thiện kiểu đa giác SP
 Nguyên lý làm việc: Bán thành phẩm đi vào cửa 1 nhờ vít tải đưa vào trong
khoang của thiết bị. Trên trục trong không gian của thiết bị có gắn các cánh khuấy,

hệ thống quay được nhờ nối với động cơ. Khi các cánh khuấy quay các bán thành
phẩm được đảo trộn, do ma sát giữa bán thành phẩm với các cánh khuấy làm nội
nhũ tách ra khỏi hạt. Các tạp chất và nội nhũ được tách ra khỏi sàng ra ngoài qua
cửa 2 còn vỏ đi ra ngoài qua cửa 3. cửa 4 nối với các kênh quạt hút để hút các tạp
chất nhẹ và các hạt lép.
Sự cố:

- Đứt dây curoa của động cơ truyền động, cần thay dây mới.
- Ổ bi, ổ trục bị mài mòn và bị vỡ cần thay mới.

3.4.10

Máy diệt trứng sâu IDA

 Mục đích: Phá vỡ trứng sâu để sau này tránh hiện tượng trứng nở, bột bị sâu ăn
gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
 Cấu tạo:
-

Đường liệu vào

-

Đường liệu ra

-

Vít tải

-


Đĩa

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 24


Báo cáo thực tập Công Nhân
-

Stato

-

Động cơ

-

Dây curoa

-

Phểu

-

Van điều tiết không khí

-


Chân đỡ

Nhà máy Bột Mì Việt Ý

Hình 3.4.10.1: Cấu tạo máy diệt trứng sâu IDA
 Nguyên lý làm việc: Bột đi vào theo cửa A đến đĩa, đĩa quay nhờ hệ thống động cơ
và dây curoa. Trên đĩa có gắn các đinh nhọn, khi đĩa quay làm bột quay với vận
tốc rất lớn va đập vào thành thiết bị và đinh gắn trên đĩa, làm trứng sâu bị vỡ. Sau
đó bột sẽ xuống phểu thu và đi ra ngoài. Toàn bộ hệ thống được đặt trên chân đế.
Sự cố:
3.5

- Đứt dây curoa của động cơ, cần thay dây mới.

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY
Nhà máy được cấp điện từ một trạm biến áp riêng 2x750KVA vận hành song song.
Trạm này được đấu nối vào đường dây 22KV của lưới điện thành phố qua 3 cầu chì

tự rơi (FCO) và 3 chống sét van (LA) cho 3 pha.
Phía 0,4KV được đấu nối vào Aptomat tổng và từ tủ này đi cung cấp cho nhà máy
bằng hệ thống cáp ngầm được đặt trong mương cáp đi trong đất, đến cung cấp cho hệ
thống tủ động lực, tủ chiếu sáng và tủ điều khiển của nhà máy.

SVTH: Đinh Văn Bình

Trang 25



×