Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

QUẢN LÍ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ DẢI VEN BIỂN MIỀN TRUNG TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
MÔN HỌC: QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ DẢI VEN BIỂN
MIỀN TRUNG TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN QUẢNG NAM

Lớp : ĐH5QM7
Giảng viên hướng dẫn : Thầy Trần Quang Hợp

Hà Nội, năm 2017

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLTHDB

: Quảng lý tổng hợp đới bờ

KCN

: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiệp

RNM


: Rừng ngập mặn

LVS

: Lưu vực sông

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH

4


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đà Nẵng và Quảng Nam là hai tỉnh thành liền kề nhau thuộc dải ven biển
đồng bằng duyên hải miền Trung, có tổng chiều dài đường bờ biển là 156 km
(trong đó Quảng Nam là 126 km và Đà Nẵng là 30 km). Trong những năm gần
đây, khu vực này đang nổi lên với tiềm năng kinh tế vô cùng mạnh mẽ, thu hút
vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên
song song với việc phát triển kinh tế, môi trường bờ biển đang bị xuống cấp, hệ
sinh thái rừng ngập mặn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Để giảm thiểu nguy cơ
này và khắc phục những hậu quả đã xảy ra cũng như phát huy thế mạnh vùng
ven biển, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quản lí

tổng hợp đới bờ dải ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Quảng Nam.”
2.Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định và đánh giá được các vấn đề liên quan đến đới bờ từ Đà Nẵng đến

-

Quảng Nam
Đề xuất được giải pháp phù hợp cho những vấn đề đã xác định nêu trên
3.Phạm vi nghiên cứu

-

Về không gian: tập trung nghiên cứu các huyện đảo ven biển của Đà Nẵng và

-

Quảng Nam
Về thời gian: số liệu cập nhật và so sánh từ năm 2002 đến nay và dự kiến phát
triển đến năm 2020.
4.Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập số liệu;
Phương pháp phân tích số liệu.
5.Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về quản lí tổng hợp đới bờ
Chương 2: Tổng quan về đới bờ, vùng bờ nghiên cứu

Chương 3: Các vấn đề liên quan đến đới bờ/vùng bờ nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất giải pháp

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
1.1. Khái niệm đới bờ
Đới bờ là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động
tương hỗ giữa: lục địa và biển, hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các ngành và người
sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng
đồng dân địa phương và các thành phần kinh tế khác. Giới hạn ngoài của khu
vực là ranh giới kết thúc thềm lục địa, giới hạn trong là phần lục địa chịu ảnh
hưởng của sóng bão, trong đó bao gồm các vùng cửa sông đồng bằng châu thổ
ven biển vì đây là các khu vực có hình thái và cấu trúc phụ thuộc vào các quá
trình tưng tác động lực giữa sông và biển.
1.2. Tổng quan về quản lí tổng hợp đới bờ
QTHVB là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc phòng ngừa trong
chương trình Nghị sự 21 và cách tiếp cận lien ngành/tổng hợp nhằm đạt được
một cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như nhằm làm giảm thiểu
các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ.
1.2.1. Trên Thế giới
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên ban hành sắc lệnh quản lý vùng bờ biển vào
năm 1972 và đó là mốc quan trọng trong lịch sử QLTHVBB và đại dương. Đến
đầu thế kỷ XXI, thế giới đã có khoảng 380 địa điểm thực hiện quản lý vùng bờ
biển. Phần lớn các nước Đông Nam Á hưởng ứng tích cực với QLTHVBB, ít
nhất là trong thời kỳ có tài trợ cho các dự án điểm từ các nước đang phát triển
hoặc các tổ chức quốc tế. Quy mô lớn nhất là hệ thống dự án điểm QLTHVBB
của Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm các vùng biển Đông Á (PEMSEA) với tài
trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của Liên hợp

quốc (UNDP) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) trong thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI. Các dự án điểm được thực hiện tại Shianoukville (Campuchia), Shihwa
(Hàn Quốc), Bali (Indonesia), Klang (Malaysia), Batangas (Philippine),
Nampho (Triều Tiên), Hạ Môn (Trung Quốc ), Chonburi (Thái Lan) và Đà Nẵng
(Việt Nam).
6


Sau gần bốn thập kỷ, QLTHVBB đã thu được những kết quả nhất định và
một số nước đã đạt được kết quả tốt ở quy mô quốc gia, đảm bảo tăng trưởng
kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được tài nguyên và môi trường như Thụy Điển,
Singapore. Ở Đông Nam Á, Philipines là nước đã thực hiện nhiều nhất các dự
án QLTHVBB, trong đó dự án vịnh Batangas thực hiện trên cơ sở tự chủ - tự
quản được coi là một mô hình thành công. Tuy nhiên, mô hình Hạ Môn (Trung
Quốc) được coi là thành công nhất trong khu vực (với sự hỗ trợ của hoạt động
QLTHVBB, từ 1994, GDP hàng năm tăng 9-25% mà không suy giảm chất
lượng môi trường). Thành công của Hạ Môn là thắng lợi của ý chí chính trị
thông qua sự ủng hộ về luật pháp, chính sách và tài chính của các cấp chính
quyền. Việc thực thi chính sách và luật pháp nghiêm minh đã tạo nên sự nhất
quán và động lực thúc đẩy chương trình. Sự đồng thuận của các đơn vị tham gia
và của các bên có lợi ích trên cơ sở tự nguyện và cả tác động của chế tài là nhân
tố quan trọng đảm bảo cho thành công này. Thuế và phí môi trường đã tạo nên
nguồn tài chính bền vững cho QLTHVBB phát triển “tự lực”.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) là quá trình thích hợp
nhất để giải quyết các thách thức tại đới bờ trước mắt cũng như lâu
dài.QLTHĐB tạo cơ hội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền
vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tương
lai của đới bờ. Thông qua việc tính đến các lợi ích ngắn hạn và dài hạn,
QLTHĐB có thể kích thích sự phát triển kinh tế tại đới bờ, phát triển tài nguyên

và hạn chế sự suy thoái các hệ thống tự nhiên...
Việt Nam tiếp cận QLTHVBB đã trên 10 năm, kể từ khi thực hiện đề tài
cấp nhà nước KHCN.06.07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp
vùng bờ biển Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền
vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì trong các năm 1996-1999.
Một số dự án điểm sau đó đã được thực hiện nhờ hỗ trợ của một số nước và tổ
chức quốc tế. Thành công nhất có lẽ là dự án QLTHVBB tại Đà Nẵng (20007


2006) nằm trong khuôn khổ chương trình khu vực về quản lý môi trường các
biển Đông Á (IMO/GEF/PEMSEA) và giai đoạn hai đã được nối tiếp từ 2009.
Dự án Việt Nam - Hà Lan về QLTHVBB Việt Nam (VNICZM) giai đoạn 20002006 được thực hiện ở ba điểm trình diễn là Nam Định, Thừa Thiên - Huế và Bà
Rịa - Vũng Tàu. Dự án hợp tác về QLTHVBB Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ
Thuỷ sản (này là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và UBND tỉnh
Quảng Ninh thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Khí tượng - Thuỷ
văn Hoa Kỳ (NOAA) qua hai giai đoạn 2003-2004 và 2006-2008. Gần đây nhất
là dự án quản lý tổng hợp các hoạt động trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(IMOLA) do FAO tài trợ từ năm 2005 và hiện đang tiếp tục ở pha hai. Chỉ riêng
dự án Quảng Nam (2005 - 2008) là mô hình QLTHVBB cấp tỉnh đầu tiên do các
chuyên gia trong nước xây dựng và thực hiện theo kinh nghiệm từ Đà Nẵng.





Việt Nam đang tập trung ưu tiên quản lý 4 vấn đề về QLTHDB:
Quản lí dân số
Quản lí sử dụng đới bờ và các chức năng sinh thái của nó
Quản lí những tác động ảnh hưởng đến con người
Quản lí hành chính


8


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BỜ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Dải ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Quảng Nam là hai tỉnh thành ven
biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung. Phía Bắc giáp
vườn quốc gia Bạch Mã, phía Đông giáp biển Đông với trên 160 km bờ biển,
phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Vùng ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam có diện tích tự nhiên 95.000ha, gồm
5 huyện thị xã và 01 thành phố.

Hình 2.1.Vị trí địa lý khu vực Đà Nẵng đến Quảng Nam
9


2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực miền Trung tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang
Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng
bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ
có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với
các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
2.1.3. Khí hậu
Dải ven biển miền trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có
2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm 20 – 21 0C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng
trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều

theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập
trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với
mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở
đất, lũ quét.
Bảng 2.1. Nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm của khu vực
Tháng

1

Trung 24.8
bình tối
cao
o

C (oF)

(77)

Trung 18.5
bình tối
thấp
o

C (oF)

(65)

2

3


4

5

6

7

8

9

10

26. 28. 31. 33. 33. 34.
33.9 31.5 29.6
1
7
0
4
9
3

11
27

12

Năm


24.9 25.79

(93) (89) (85) (81) (77)

(79)

19. 21. 23. 24. 25. 25.
25.5 24.1 23.2 21.6 19.3
8
5
3
9
5
3

20.8

(78) (78) (75) (74) (71)

(69)

(79) (84) (88) (92) (93) (94)

(68) (71) (74) (77) (78) (78)

10


Lượng

mưa
(mm)

96,2

33, 22, 26, 62, 87, 85, 103, 349, 612, 366, 199, 2.504.
0
4
9
6
1
6
0
7
8
2
0
5

2.1.4. Thủy Văn
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh
Quảng Nam. Các con sông chính là sông Hàn, sông Trường Giang, sông Cu
Đê… Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12. Và khu vực còn có 1546 ha mặt nước có khả năng nuôi
trồng thủy sản.
Các cửa sông tại hai khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam:


Quảng Nam có sông Thu Bồn và sông Trường Giang:
Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350 km2, là một trong những sông

nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt đầu từ tỉnh tỉnh Kon Tum và đổ
ra biển tại Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Phần lớn diện tích lưu
vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng



nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi.
Một đầu của sông Trường Giang hợp với sông Thu Bồn cùng chảy ra Vịnh Cửa

-

Đại, đầu còn lại tạo thành 2 cửa biển nhỏ là Cửa Lở và Cửa An Hòa.
Đà Nẵng có 2 con sông đổ ra biển là sông Cu Đề và sông Hàn: sông Cu Đê (sông
Trường Định) chảy ra cửa biển Nam Ô; sông Hàn chảy ra vịnh Đà Nẵng.
2.2.Điều kiện kinh tế
2.2.1. Về tiềm năng và thế mạnh:

a)

-

Ví trí chiến lược
Có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu
tư. Cụ thể như:
Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh 1 giờ
bay.
11


-


Trung tâm khu vựa ASEAN, trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, vận chuyển
đường biển sang các nước trong khu vực.

Hình 2.2.Vị trí chiến lược của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
b)
-

Hạ tầng đồng bộ
Nắm giữ hai cảng biển quốc tế lớn là cảng Đà Nẵng và cảng Kỳ Hà, gần tuyến
hàng hải quốc tế Bắc Nam, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa trong

c)
-

nước và quốc tế.
Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các dự án đầu tư.
Nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng và chất lượng
Với nguồn lao động dồi dào khoảng 500.000 người, trong đó gồm 50% độ tuổi

-

lao động
Người Quảng Nam cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, ý thức kỹ thuật lao động tốt
và đặc biệt có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, may mặc và dịch

d)
-

vụ du lịch.

Chất lượng cuộc sống được đảm bảo
Vùng Đà Nẵng – Quảng Nam là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện đáp ứng nhu cầu

-

vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng và học tập...
Có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và tận hưởng sự thoải mái do
thiên nhiên ban tặng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh.

12


2.2.2. Phát triển các ngành mũi nhọn: Công nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ
du lịch
a)

Phát triển công nghiệp
So với các vùng khác, vùng bờ biển Đà Nẵng - Quảng Nam có kết cấu khá
tốt, có các khu công nghiệp như Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu
Lai.
Hiện có các cụm công nghiệp đang được xây dựng gồm: cụm công nghiệp
Thương Tín, Cẩm Sơn, Nam Dương và An Lưu.

Hình 2.3. Hệ thống các khu công nghiệp của vùng Đông Quảng Nam
Vùng biển có tiềm năng đặc biệt về phát triển công nghiệp điện khí. Đến
hết tháng 3/2016 dự ánkhai thác khí mỏ Cá Voi Xanh được tỉnh Quảng Nam và
tập đoàn dầu khí quốc gia ký kết hợp tác khai thác khí mỏ Cá Voi Xanh. Với quy
mô dự án 3.400ha mặt bằng và số tiền lên đến 8 tỷ USD được cấp phép phát
triển. Bốn nhà máy điện từ khí cho công suất 3.000 MW, đóng góp cho ngân
sách quốc gia khoảng 20 tỷ USD.


13


Hình 2.4. Dự án khu khai thác mỏ dầu Cá Voi Xanh- 8 tỷ USD
b)

Phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp chủ yếu phát triển ở Quảng Nam còn tại Đà Nẵng hầu như đã

chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nền nông nghiệp
Đà Nẵng gần như không có thành tựu gì nổi bật.
Về ngành trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp là 120000 ha (115000
ha tại Quảng Nam). Quảng Nam cũng là vùng đất luôn đi đầu trong đổi mới các
-

giống cây trồng, thu nhiều loại giống mới cho sản lượng và năng suất cao.
Một số các sản phẩm chất lượng như giống lúa BC15, dưa leo Duy Xuyên
(chuyên được xuất khẩu sang Nhật), bí đỏ, ớt, sam ngọc linh….
Về ngành chăn nuôi: chăn nuôi phát triển không kém cạnh ngành trồng
trọt(chỉ ở Quảng Nam), đáp ứng được 70% nhu cầu sử dụng thịt của người dân,
nâng cao chất lượng bữa ăn:

-

Mô hình chăn nuôi heo nái ngoại có mặt tại các xã Tam Nghĩa, Tam Tiến…
Mô hình nuôi bò thâm canh tại Điện Bàn,…

14



Hình 2.5.Mô hình nuôi bò thâm canh
c) Nuôi

trồng thuỷ sản

Có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào với địa
hình vùng biển thuận lợi thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản.
Với vùng bờ biển trải dài hơn 130km, ngư trường vùng khơi rộng lớn,
nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có hai cửa sông
lớn là Cửa Đại - Hội An và cửa An Hòa - Núi Thành, hình thành hai vùng cửa
lạch làm nơi đi lại và trú đậu thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá, luồng lạch sâu
là cơ sở để phát triển các cảng cá lớn, là trung tâm công nghiệp đánh cá của địa
phương trong tương lai, xung quanh đảo hình thành những vùng san hô lớn, có
tính đa dạng sinh học cao là nơi sinh trưởng, sinh sản của nhiều loại hải sản có
giá trị kinh tế.
Năng suất nuôi thủy sản nước ngọt với cá tra thâm canh 150 – 200
tấn/ha/vụ; cá mè, trôi, trắm, chép và rô phi nuôi trong ao đất 2 – 3 tấn/ha (ở miền
núi), 5 – 7 tấn/ha (ở đồng bằng); cá điêu hồng và rô phi nuôi lồng 40 – 60
kg/m3/vụ; cá lóc, trê nuôi trong bể xi măng 16 – 24 kg/m2. Bình quân sản lượng
khoảng 6.000 tấn/năm.
Diện tích nước mặn, lợ đến năm 2016 có gần 1.900 ha. Năng suất tôm sú
0,6 – 1 tấn/ha/vụ (bán thâm canh), 2 – 3 tấn/ha/vụ (thâm canh). Năng suất tôm
thẻ chân trắng vùng triều 3 – 6 tấn/ha/vụ (với ao không lót bạt) và 7 – 10
15


tấn/ha/vụ (với ao nuôi lót bạt). Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ năm
2016 khoảng 11.500 tấn, tăng 5.430 tấn so với năm 2008. Nuôi tôm thẻ chân
trắng lót bạt trên cát phát triển mạnh (chủ yếu tự phát) 5 năm nay, với tổng diện

tích khoảng 350 ha; trong đó, nuôi vùng cát ven biển 255 ha, vùng triều ven
sông 95 ha.

Hình 2.6. Nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt
d) Phát

triển dịch vụ du lịch

Vùng biển còn cóđược môi trường cảnh quan biển đảo đẹp, hấp dẫn với di
sản văn hóa biển đảo phong phú, đặc sắc,tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn, tài nguyên văn hóa…sở hữu những địa điểm du lịch nổi tiếng
như vịnh Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, đã được công nhận là một trong những bãi
biển đẹp nhất trong nước. Tiếp giáp với phổ cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn
là hai di sản văn hóa thế giới-di tích quốc gia đặc biệt càng làm cho số lượng
khách du lịch tăng cao tại đây.
Cụ thể, trong hai năm liên tiếp (2015-2016) hàng năm vùng biển tiếp đón
được 3,4 triệu lượt khách, thu nhập du lịch đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 25% so với
cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt thành công của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ
16


V đã góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh và tăng trưởng du lịch Quảng Nam
năm 2013. Sự kiện đã thu hút hơn 100.000 khách trong nước và quốc tế tham
gia.

Hình 2.7. Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam
2.3.Điều kiện xã hội
2.3.1.Dân số:
Thành phố Đà nẵng được xem là thành phố trẻ, công nghiệp sôi động, là
trung tâm kinh tế xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.Quảng Nam là

thành phố có tiềm năng về du lịch và dịch vụ. Chính vì vậy mà dân số Đà Nẵng
và Quảng Nam trong những năm vừa qua không ngừng tăng lên.
Theo số liệu của cục điều tra thống kê năm 2016 cho thấy:

-

Thành phố Đà Nẵng:
Dân số là 1.346.876 người chiếm 1,46% dân số cả nước.Tốc độ gia tăng dân số
bình quân hằng năm của Đà Nẵng luôn cao hơn bình quân cả nước. Xu hướng
chênh lệch tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm của Đà Nẵng và toàn quốc
ngày càng tăng qua các thời kỳ. Với mật độ dân số đạt 740 người/km2, Đà Nẵng
đứng thứ 13 về mật độ so với các tỉnh thành phố trên cả nước.Trong những năm
trở lại đây quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng diễn ra ngày càng nhanh, có sự

17


chuyển biến giữa thành thị và nông thôn: số dân thành thị chiếm khoảng 87.1%,
số dân nông thôn chỉ chiếm 12.9% tổng số dân tại thành phố. Ngoài ra, cơ cấu
dân số của Đà Nẵng tương đối ổn định, không có biểu hiện chênh lệch giới tính.


Tỉ lệ hiện nay là 96.8 nam/ 100 nữ.
Tỉnh Quảng Nam:
- Dân số Quảng Nam là 1.505.000 người chiếm 1,62% dân số cả nước.
Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh là 2,26%. Mật
độ dân số là 139 người/km2 thấp hơn trung bình cả nước là 271
người/km2.Khác với thành phố Đà Nẵng, dân cư Quảng Nam phân bố trù mật ở
dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ.
Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1.000 người/km2

trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mât độ dân số trung bình
của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn,
Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 20 người/km2. Với 81,4% dân số sinh sống
ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ
trung bình của cả nước. Hơn nữa, tỉ lệ nam/nữ của tỉnh Quảng Nam đang mất
cân bằng với 116 nam/100 nữ.
2.3.2.Tỉ lệ lao động, thất nghiệp và tỉ lệ phần trăm thu nhập
Phân bố thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn xảy ra ở
cả 2 tỉnh thành phố:



Khoảng 50% lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp thuộc nhóm thu
nhập thấp nhất, trong khi 66-81% tổng số lao động làm trong ngành tài chính và
ngân hàng, các hoạt động khoa học kỹ thuật, bất động sản, ngành y tế có thu



nhập cao hơn mức bình quân.
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62%
dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành



công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%
Đà Nẵng đã có những cố gắng để kiềm chế được tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,68%
năm 2010 xuống còn 3,46% năm 2014 thấp hơn nhiều so với cả nước là 6,3%

18



năm 2014. Tỉ lệ thất nghiệp ở Quảng Nam khá cao (5,3%) nhưng vẫn thấp hơn
trung bình cả nước.
2.3.3.Các vấn đề xã hội có liên quan đến đới bờ:
-

Dân số tăng mạnh là sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiênbờ biển và môi trường
do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản

-

xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...
Rừng ngập mặn suy giảm do sự phát triển của công nghiệp và các dịch vụ
Hiện nay Đà Nẵng có hơn 35,000 doanh nghiệp, Quảng Nam có 5,378 doanh

-

nghiệp thải ra lượng chất thải không nhỏ
Hệ sinh thái biển khu vực Đà Nẵng Quảng Nam đang có những dấu hiệu bị đe
dọa, ít nhất nửa thế kỷ mới có thể khôi phục hoàn toàn. Đặc biệt phải bảo tồn rạn
san hô tại bán đảo Sơn trà và rạn từ Hòn Chảo đến nam Hải Vân
2.4.Tình hình quy hoạch, quản lí đới bờ
Đới ven bờ ở miền Trung khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Nam có những
thế mạnh lớn về tài nguyên thiên nhiên, có vai trò quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh duyên hải miền Trung nói
riêng. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là ô nhiễm môi trường, như xuất hiện các
sự cố tràn dầu, khai thác khoáng sản… đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Bên
cạnh đó, nguy cơ do tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, thay đổi
nhiệt độ trung bình năm… là những vấn đề cần được quan tâm một cách thích
đáng.

2.4.1. Hiện trạng quản lý , cơ cấu tổ chức quản lý
Thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ đới bờ môi trường ven biển các
tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam là Chi cục biển của các tỉnh thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam.

19


Chi cục trưởng

Phó chi cục trưởng

Phòng nghiệp vụ

Phòng hành chính tổng
hợp

Hình 2.8. Sơ đồ quản lý tài nguyên và bảo vệ đới bờ môi trường ven biển
các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam
2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đới bờ ven biển
các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam.
a)


Thuận lợi

Nguồn nhân lực
Dân số lao động vùng đới bờ ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam
tăng dần theo thời gian. Trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động
đang đi học gồm phổ thông, đại học, công tác trong các lĩnh vực mũi nhọn

chiếm 7,5 %, số lao động trẻ chiếm 90 % nguồn lao động, chất lượng lao động ở
các tỉnh này cũng khá cao, chịu thương chịu khó, cần cù trong lao động, có trình
độ kĩ thuật và tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật nhanh, biết áp dụng khoa học
vào sản xuất.



Tài nguyên môi trường
Tiềm năng nước biển: Nước biển vùng đới bờ ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng
đến Quảng Nam có độ mặn cao, lượng nước bốc hơi trên lượng mưa hàng năm
cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất muối. Nghề muối là nghề
truyền thống và phát triển lâu đời ở các tỉnh này.Tuy thời gian gầm đây người
dân không tha thiết với nghề muối nhưng nước biển là lợi thế để nghề muối phát
triển đưa kinh tế đi lên.
20


Cảnh quan: đới bờ ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Nam có các
bãi biển và điểm du lịch vô cừng nổi tiếng như : bãi biển Mỹ Khê , biển Đá Đen,
biển An Bằng…phát triển, mở rộng các khu nghỉ dưỡng, tắm biển, các hoạt động
vui chơi, giải trí ….
b)


Khó khăn

Nhân lực
Tuy đã có nguồn lao động có trình độ trong các nhành như: Nông nghiệp,
thủy sản, đầu tư các thuyền đánh cá xa bờ trong ngư dân nhưng nguồn nhân lực
trong quản lý tài nguyên biển chưa được đầu tư thích đáng. Các cán bộ trong chi

cục biển và các phòng, ban trong chi cục chưa được đào tạo chuyên sâu về biển
cùng như chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý biển, tài nguyên biển và môi
trường ven biển. Họ đều là những cán bộ nơi khác hoặc công tác tác trong các
ngành khác chuyển đến. Đây là vấn đề khó khăn lớn trong công tác sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường ven biển.



Cơ sở hạ tầng
Chưa đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ, nhằm khai thác triệt để tiềm năng
kinh tế biển, đảo.Tuy bờ biển kéo dài nhưng chủ yếu là vùng bãi ngang nên tiềm
năng nuôi trồng thủy sản thấp.Hơn nữa, dù giá trị xuất khẩu mỗi năm nhưng quy
mô của các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức nhỏ và vừa,
lại chưa có các sản phẩm nổi trội mang tính cạnh tranh nên giá trị kinh tế thấp
hơn thực tế.Cần đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng thủy sản sẽ giúp
phát triển kinh tế.
2.5.Chiến lược phát triển kinh tế tại Đà Nẵng và Quảng Nam
2.5.1. Tiềm năng và thế mạnh



Vị trí thuận lợi: Là “mặt tiền” của nước ta nhìn ra Biển Đông, nên có ưu thế rất
quan trọng về kinh tế biển. Nhìn chung, các địa phương có nguồn tài nguyên khá
đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu,
đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các

21


ngành chủ lực như: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác

và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.


Nhân lực đáp ứng được nhu cầu: Phát triển ngành khai thác (nuôi trồng, chế
biến) thủy sản và chế biến, xuất khẩu thủy sản; có đội ngũ ngư dân có truyền
thống đánh bắt hải sản đông đảo. người dân trong độ tuổi lao động chiếm số
đông.



Tiềm năng du lịch phong phú: Có nhiều bãi biển đẹp các khu du lịch nổi tiếng là
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch



Cơ sở hạ tầng : Một chuỗi đô thị ven biển đang hình thành là cơ sở quan trọng
để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các địa phương trong Vùng. Các
địa phương đã xây dựng một số đoạn tuyến đường du lịch ven biển và dự kiến
đến năm 2015 sẽ hoàn thành cung đường ven biển dài hơn 500km này. Ngoài ra
hệ thống đường bộ , đường sắt, đường thủy , đường hàng không đều phát triển.
2.5.2.Cơ hội để phát triển
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ
hội để phát huy vị trí và vai trò của các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung
đặc biển là các tỉnh từ Đà nẵng đến Quảng Nam trong quá trình CNH, HĐH đất
nước; đặc biệt các quốc gia có tiềm năng kinh tế biển đang là lợi thế trong cạnh
tranh toàn cầu. Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng đang được các nhà
đầu tư nước ngoài tăng cường quan tâm, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào miền Trung ngày càng lớn.
Một số công trình đầu tư lớn, công trình trọng điểm được đầu tư vào miền
Trung và bắt đầu đi vào khai thác, hoạt động. Kinh tế tri thức đang phát triển,

miền Trung có thể tăng tốc phát triển trên cơ sở đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao và phát triển mạnh khoa học công nghệ…
2.5.3. Thách thức
Lãnh thổ trải rộng và địa hình phức tạp sẽ cản trở tổ chức không gian phát
triển kinh tế - xã hội của Vùng; đặc biệt là kết nối giao thông đường bộ.

22


Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên tỉnh
và quốc tế là rất lớn; đa số các địa phương trong Vùng chưa có khả năng tích lũy
để phát triển; thu nhập dân cư thấp.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đòi hỏi phải có nhân lực chất lượng cao, nhưng để đào tạo
được nguồn nhân lực chất lượng cao cần có thời gian và nguồn lực không nhỏ.
Chưa có nhiều sản phẩm chủ lực, thương hiệu sản phẩm đặc trưng của
miền Trung.
Sự hợp tác và liên kết vùng chưa mang lại hiệu quả từ quy hoạch phát triển,
thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực đến cơ chế phối hợp điều hành.
Thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; tác động của sự biến đổi khí hậu
và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là những thách thức lớn đối với sự
phát triển bền vững của Vùng.
2.5.4. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng
Xây dựng Vùng đới bờ ven biển từ đà Nẵng đến Quảng Nam trở thành
Vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía Đông và là hành lang thương mại quan
trọng giữa 2 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, cũng như kết nối
khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực
Đông Nam Á, đóng góp vào tăng trưởng của toàn Vùng và từng tỉnh trong
Vùng.
Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển bao gồm: hệ thống

cảng biển, sân bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa; hệ
thống cung cấp nước; xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; hệ thống các
công trình phòng tránh thiên tai…
Hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển của cả nước ở miền
Vùng Duyên hải miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, thành trên cơ sở phát triển
các đô thị ven biển và hướng biển, các khu du lịch ven biển.
Phát triển các Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) gắn với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của Vùng theo hướng công nghiệp hóa,
23


hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đẩy nhanh sự phát triển các KKT, KCN đã được
thành lập mà trước hết là các KKT, KCN có ý nghĩa động lực đối với Vùng.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ
giữa quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp với quy hoạch nguồn
nhân lực.Nâng cao toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân, giảm nhanh
tỷ lệ đói nghèo.

24


CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỚI BỜ/VÙNG BỜ
TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng môi trường ven biển từ Đà Nẵng tới Quảng Nam
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước:
Biển và vùng nước mặt ven bờ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của các tỉnh thành ven biển nói chung và Đà Nẵng, Quảng Nam
nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nước biển ven bờ bị suy giảm theo các nguyên
nhân khác nhau. Ở Đà Nẵng chủ yếu do các hoạt động của con người và các hoạt
động du lịch; còn ở Quảng Nam, việc phát triển ồ ạt các nhà máy công nghiệp,

phong trào nuôi trồng thủy sản dọc sông Trường Giang, nuôi tôm lót bạt trên đất
cát ven biển qua các huyện Núi Thành, Thăng Bình tràn lan đã tàn phá ghê gớm
môi trường nước biển. Ở các bãi tắm Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng
Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ) và bãi Rạng (Núi Thành), các chỉ số quan trắc đều
đảm bảo môi trường, ngoại trừ ô nhiễm dầu mỡ, sắt vượt giới hạn cho phép.

Hình 3.1.Những hộ nuôi tôm lót bạt ở huyện Núi Thành xả trực tiếp nguồn
nước nuôi tôm ra biển
Thời gian gần đây vùng biển Quảng Nam bị ô nhiễm nặng do các sự cố tràn
dầu, lượng lớn dầu dạt vào bờ ngấm xuống đất và gây ô nhiễm chất lượng nước
25


×