Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giới thiệu về chính phủ điện tử Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.01 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: HTTTKT&TMĐT

----------

BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn: Chính phủ điện tử
Đề tài : “Giới thiệu về chính phủ điện tử Hàn Quốc”

Nhóm thảo luận : 3
Lớp HP: 1889eCOM1311
GVHD : Hoàng Hải Hà

Hà Nội, 2018


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

Mục lục
Mục lục ..................................................................................................................................................... 1
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ........................................................................................................ 2
A.

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 3

B.

NỘI DUNG .................................................................................................................................... 3



1.

ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC ......................................................................................... 3

1.1.

Giới thiệu về địa lý, dân số ............................................................................................................ 3

1.2.

Thế chế nhà nước ........................................................................................................................... 4

2.

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ HÀN QUỐC............................................................................................... 5

2.1.

Vài nét về chính phủ điện tử Hàn Quốc ......................................................................................... 5

2.2.

Mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử Hàn Quốc ........................................................................... 5

2.3.

Quá trình xây dựng phát triển hệ thống chính phủ điện tử Hàn Quốc .......................................... 5

2.4.


Các thành tựu trong chính phủ điện tử Hàn Quốc......................................................................... 6

2.5.

Lý giải các nhân tố dẫn đến thành công trong chính phủ điện tử Hàn Quốc .............................. 10

3.

BÀI HỌC ......................................................................................................................................... 13

3.1.

Thuận lợi và khó khăn của Hàn Quốc khi triển khai chính phủ điện tử ...................................... 13

3.2.

Rút ra bài học cho Việt Nam ........................................................................................................ 15

C.

KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 16

Page 1


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI


ST
T

Họ và tên

Mã Sinh viên

Nhiệm vụ

Tự
đánh
giá

Nhóm
đánh
giá

21

Lê Thị Hằng

17D140212

3.1.Thuận lợi và khó khăn của Hàn
Quốc khi triển khai CPĐT+Thuyết
trình

A


A

22

Nguyễn Thị Hằng

17D140013

2.4. Các thành tựu trong CPĐT Hàn
Quốc

A

A

23

Trần Thị Hậu

17D140152

2.5. Lý giải nhân tố ảnh hưởng đến
thành công trong CPĐT Hàn Quốc

A

B+

24


Lục Thị Kim Hiên

17D140153

2.5. Lý giải nhân tố ảnh hưởng đến
thành công trong CPĐT Hàn Quốc

A

A

25

Đồng Thị Hiền

17D140015

2.4. Các thành tựu trong CPĐT Hàn
Quốc

A

B+

26

Lê Thị Thu Hiền

17D140214


Xây dựng đề cương+tổng hợp,bổ
sung, chỉnh sửa

A

A

27

Lê Duy Hiếu

17D140014

1.Đôi nét về đất nước Hàn Quốc

B

B

28

Nguyễn Minh Hiếu

17D140084

3.2.Bài học rút ra cho Việt Nam

B

B


29

Trần Xuân Hiếu

17D140154

Làm Slide

A

A

30

Nguyễn Thị Hồng

17D140157

Mở đầu+kết luận

A

B+

Thư ký

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Hằng


Lê Thị Thu Hiền

Kết
luận

Page 2


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

ĐỀ TÀI: Giới thiệu về Chính phủ điện tử Hàn Quốc
A. MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, sự quản lý của nhà nước ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng để những
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước được triển khai thực hiện trong nhân
dân thì đây là vấn đề mà nhà nước quan tâm. Ở nước ta, khái niệm chính phủ điện tử
còn khá mới mẻ, lạ lẫm. Nhân dân hầu như không biết tới chính phủ điện tử là gì.Quá
trình triển khai thực hiện chính phủ điện tử ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn khởi đầu và
còn rất nhiều công việc cần thiết nữa để triển khai thành công chính phủ điện tử ở
Việt Nam.
Trong khi đó, tại các nước tiên tiến về công nghệ thông tin như Mỹ, Canada
là những nước nói sớm nhất về chính phủ điện tử, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Hầu hết các nước triển khai thực hiện chính phủ điện tử đã nhận thấy rằng việc thực
hiện chính phủ điện tử đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho đất nước. Vì vậy
nhiều nước trên thế giới đã triển khai thực hiện chính phủ điện tử và trên thực tế đã
đem lại hiệu quả to lớn cho các nước đó. Đặc biệt, Hàn Quốc hiện đang là quốc gia
có hệ thống chính phủ điện tử phát triển hàng đầu thế giới với những công nghệ,

chính sách hợp lý, hiệu quả.
Vì vậy nghiên cứu về chính phủ điện tử Hàn Quốc là vấn đề cần thiết trong
quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế như ngày nay. Em xin được trình bày bài
tiểu luận: “TÌM HIỂU VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở HÀN QUỐC”
B. NỘI DUNG
1. ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC
1.1.

Giới thiệu về địa lý, dân số

❖ Địa lý:
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á.
Phía Đông, phía Tây và phía Nam trông ra biển; phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân
số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng
kể.

Page 3


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70%
diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven
biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.Thành phố lớn nhất Hàn
Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở
phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul,
Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu

(Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.
❖ Dân số:
Trong năm 2018, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng 182.223 người và đạt
51.252.555 người vào đầu năm 2019. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương,
vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 142.664 người. Nếu tình trạng di cư
vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 39.559 người. Điều đó có nghĩa là số
người chuyển đến Hàn Quốc để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất
nước này để định cư ở một nước khác. Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi
dân số hàng ngày của Hàn Quốc vào năm 2018 sẽ như sau:
1.240 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày
849 người chết trung bình mỗi ngày
108 người di cư trung bình mỗi ngày
Dân số Hàn Quốc sẽ tăng trung bình 499 người mỗi ngày trong năm 2018.
(Nguồn: />1.2.

Thế chế nhà nước

Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn
Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân
bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án nhân dân do Tổng thống đề cử và Quốc
hội thông qua (trong vòng 20 ngày).
Sau khi lập nước, các tướng lĩnh quân đội lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất
nước. Ngày 25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự Kim Yêng Sam (Kim Young
Sam) lên làm Tổng thống, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự tại Hàn Quốc.
- Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ
một nhiệm kỳ 5 năm. Gần đây nhất, ngày 19/12/2012, ứng cử viên Đảng Sae-nu-ri
(GNP cũ) Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye), đã đắc cử Tổng thống lần thứ 18 với tỉ lệ
Page 4



Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

51,6%, chính thức nhậm chức ngày 25/2/2013 và trở thành nữ Tổng thống đầu
tiên của Hàn Quốc.
- Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc theo chế độ
một viện, gồm 300 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ
phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm. Tháng 4/2013, Hàn Quốc đã tiến hành bầu
cử Quốc hội khóa 19. Đảng Saenuri (tiền thân là đảng Đại dân tộc GNP) đang là
đảng cầm quyền. Đảng Liên minh Dân chủ Chính trị mới là đảng đối lập lớn nhất.
- Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, toà
Thượng thẩm và các Toà án cấp Quận (cơ sở) ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao
xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng, ra các kháng cáo đối với quyết
định của các Toà Thượng thẩm. Quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng.
2. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ HÀN QUỐC
2.1.

Vài nét về chính phủ điện tử Hàn Quốc

- Hàn quốc là quốc gia mạnh trong lĩnh vực CNTT và cũng là quốc gia xây dựng
nền tảng Chính phủ điện tử sớm nhất, thành công nhất.
- Hàn Quốc bắt đầu triển khai kiến trúc tổng thể(GWEAF) như một lộ trình cho
Chính phủ điện tử vào năm 2003. Bao gồm 4 lĩnh vực:
+ Cải cách các quy trình nội bộ của chính phủ
+ Cải cách dịch vụ công
+ Cải cách quản lý tài nguyên thông tin
+ Cải cải về hệ thống pháp lý.
2.2.


Mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử Hàn Quốc

- Trở thành quốc gia số một thế giới về chính phủ điện tử
- Hướng tới sự thuận tiện cho người dân, tốn ít công sức và thời gian nhất thông
qua tin học hoá các dịch vụ hành chính công.
2.3.

Quá trình xây dựng phát triển hệ thống chính phủ điện tử Hàn Quốc

Chính phủ điện tử Hàn Quốc đã trải qua khoảng 4 giai đoạn như sau:
- Giữa năm 1980- 1990, khái niệm Chính phủ điện tử đã bắt đầu xuất hiện tại Hàn
Quốc. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin cơ bản.
Trong hệ thống thông tin đó, Hàn Quốc đã bắt đầu điện toán hóa các dữ liệu hành
Page 5


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

chính trọng tâm như: đăng ký hộ khẩu, đăng ký ô tô, bất động sản. Sau khi có
những dữ liệu cơ bản đó, Hàn Quốc đã mở rộng thêm các dịch vụ Chính phủ điện
tử sang nhiều lĩnh vực khác.
- Từ giữa năm 1990, Hàn Quốc đã xây dựng mạng lưới thông tin tốc độ cao. Từ đó,
các cơ quan chính phủ bắt đầu phát triển các dịch vụ Chính phủ điện tử lấy cơ sở
là mạng internet.
- Từ năm 2000-2007, Hàn Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng rộng khắp toàn quốc để mở
rộng Chính phủ điện tử cả về số lượng và chất lượng. Rất nhiều cơ quan chính
phủ đã phát triển các dịch vụ Chính phủ điện tử mới và cập nhật các dịch vụ cũ.
- Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ điện tử đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn

mới - đó là việc bắt đầu chuyển đổi mô hình. Để thực hiện được mục tiêu này,
Hàn Quốc bắt đầu việc liên kết và thống nhất các hệ thống Chính phủ điện tử do
các cơ quan khác nhau phát triển. Nhờ đó mà người dân được sử dụng một dịch
vụ Chính phủ điện tử mới theo hình thức thống nhất mới.
2.4.

Các thành tựu trong chính phủ điện tử Hàn Quốc

Tình hình chính phủ điện tử tại Hàn Quốc ngày càng phát triển và đạt được
một số thành tựu vượt bậc. Đó là:
Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo chính phủ điện tử toàn
cầu - đạt được điểm số cao nhất trong 'Chỉ số phát triển chính phủ điện tử' và 'Chỉ số
tham gia thương mại điện tử'. Xếp hạng chỉ số phát triển chính phủ của Hàn Quốc
được Liên Hợp Quốc đánh giá từ 15 năm 2001 lên top 2010 trong số 192 quốc gia
trên toàn thế giới, và xếp hạng chỉ số tham gia thương mại điện tử cũng được xếp
hạng nhất trong năm 2010, 2012 & 2014
Không những thế, Hàn Quốc đã xếp hạng 1 trong 3 năm liên tiếp trong Chỉ số
Cơ hội Kỹ thuật số. Nhờ đó mà các dịch vụ của Chính phủ điện tử của Hàn Quốc
được chọn là các phương pháp hay nhất và sự xuất sắc của họ được thừa nhận bởi
phần còn lại của thế giới. Ví dụ, với hệ thống Hải quan điện tử được gọi là UNIPASS được thành lập để hoàn thành hệ thống xuất nhập khẩu trực tuyến lần đầu tiên
trên thế giới, Hải quan Hàn Quốc đã giành danh hiệu Tổ chức Hải quan Thế giới
năm 2006 cho quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ với hệ thống hải quan nhanh nhất trong số
169 quốc gia thành viên

Page 6


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà


Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Hàn Quốc đã thiết lập mạng lưới truyền
thông tốc độ cao và lưu trữ hồ sơ chính phủ quan trọng như đăng ký cư trú, bất động
sản và hồ sơ xe - theo định dạng kỹ thuật số để tạo nền tảng cho Chính phủ điện tử.
Bảy sáng kiến của năm tổ chức chính phủ điện tử, Hàn Quốc đã nhận được
các giải thưởng dịch vụ công của LHQ trong năm 2011. Trong số đó có hai sáng
kiến của MOPAS, cơ quan phụ trách toàn bộ Chính phủ điện tử Hàn Quốc. Làng
Mạng Thông tin (INVIL) đã giành được vị trí đầu tiên trong danh mục bồi dưỡng sự
tham gia vào các quyết định hoạch định chính sách công. Các dịch vụ điện tử 24 giờ
cho công chúng (Minwon24) đã giành được vị trí thứ hai trong thể loại cải thiện việc
cung cấp các dịch vụ công cộng.
Hệ thống thu mua điện tử trực tuyến của Hàn Quốc, đã giành được Giải
thưởng dịch vụ công của Liên hợp quốc (PSA), và được OECD chọn là một trong
những trường hợp tốt nhất để cải thiện tính minh bạch và giành được giải thưởng
“Xuất sắc CNTT toàn cầu” từ Đại hội Thế giới về Thông tin Công nghệ (WCIT)
trong năm 2006. Hơn nữa, đã có một số lượng ngày càng tăng của các nước đang
phát triển đang có kế hoạch học hỏi từ trường hợp của Hàn Quốc bằng cách điểm
chuẩn nó cho quốc gia của mình. Dịch vụ thuế tại nhà, dịch vụ thuế trực tuyến tại
Hàn Quốc, được OECD giới thiệu là một trong những mô hình tốt nhất và trang web
'e-People' để tham gia trực tuyến trong 10 dịch vụ hàng đầu về chính trị trực tuyến
trong Diễn đàn Chính phủ điện tử thế giới năm 2006.
❖ Một số dịch vụ công tiêu biểu
1. Dịch vụ mua sắm công - KONEPS (www.g2b.go.kr):
+ Tổng quan: Tất cả các quy trình mua sắm được xử lý trực tuyến và một cửa sổ
mua sắm duy nhất được mở để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của mua
sắm công.
+ Nội dung dịch vụ: Tất cả các giai đoạn mua sắm, như đấu thầu, hợp đồng trao
giải, ký kết hợp đồng, giao hàng và thanh toán, được xử lý trực tuyến và tiến
độ mua sắm có thể được theo dõi trong thời gian thực. Tất cả các công ty đã
đăng ký đều được phép tham gia đấu thầu của tất cả các tổ chức công, bao gồm

các tổ chức quốc gia, các cơ quan chính quyền địa phương và các công ty đại
chúng, bằng một đăng ký duy nhất trong hệ thống G2B.
2. Dịch vụ Hải quan điện tử - UNIPASS (www.portal.customs.go.kr):

Page 7


Chính phủ điện tử

3.

4.

5.

6.

GVHD: Hoàng Hải Hà

+ Tổng quan: Việc sử dụng thông tin chung giữa các đơn vị logistics sẽ được mở
rộng để cải thiện và hợp lý hóa các quy trình và quy trình xuất nhập khẩu cũng
như triển khai dịch vụ xử lý hậu cần hàng loạt.
+ Nội dung dịch vụ: Báo cáo xuất nhập khẩu cho cơ quan hải quan và đơn xin
kiểm tra, kiểm dịch đối với các tổ chức phù hợp được tích hợp để cung cấp
dịch vụ một cửa. Hệ thống EDI thông thường được nâng cấp để cung cấp dịch
vụ thông quan chi phí thấp, thuận tiện hơn.
Dịch vụ thuế điện tử (www.hometax.go.kr):
+ Tổng quan: Người nộp thuế có thể xử lý các vấn đề thuế trực tuyến tại nhà
hoặc nơi làm việc mà không cần đến văn phòng thuế.
+ Nội dung của dịch vụ: Tất cả các hoạt động thuế bao gồm nộp hồ sơ, thanh

toán và thanh toán được xử lý trực tuyến và thông tin được người nộp thuế truy
lục bất kỳ lúc nào. Người nộp thuế hoặc đại lý thuế của họ có thể yêu cầu và
nhận 18 giấy chứng nhận nhân sự.
Dịch vụ dân sự điện tử (www.egov.go.kr):
+ Tổng quan: Mọi người có thể sử dụng dịch vụ quản trị mọi lúc, mọi nơi trên
Internet.
+ Nội dung dịch vụ: Mọi người có thể tìm thấy các dịch vụ họ cần bằng cách tìm
kiếm thông qua 5.300 dịch vụ có sẵn và nhận thông tin chi tiết. Mọi người có
thể yêu cầu lên đến 720 dịch vụ dân sự trực tuyến mà không cần đến văn
phòng hành chánh và nhận kết quả bằng thư thông thường. Mọi người có thể
tự mình phát hành 28 tài liệu dịch vụ dân sự trực tuyến.
Dịch vụ bằng sáng chế (www.kiporo.go.kr):
+ Tổng quan: Tất cả các dịch vụ bằng sáng chế, chẳng hạn như ứng dụng bằng
sáng chế và kiểm tra tiến độ, được cung cấp trực tuyến.
+ Nội dung dịch vụ: Thủ tục xin cấp bằng sáng chế, xem xét và phán xét cũng
như thủ tục hồ sơ phản đối và đánh giá kỹ thuật được cung cấp công khai trực
tuyến để cung cấp dịch vụ quản trị bằng sáng chế 24/7. Mọi người có thể kiểm
tra và quản lý thông tin về quyền và bằng sáng chế của họ một cách hiệu quả.
Các dịch vụ như đơn xin cấp chứng chỉ, xác minh và thanh toán hoa hồng
được cung cấp trực tuyến.
E-People: Cổng thông tin kiến nghị và thảo luận trực tuyến
(www.epeople.go.kr) :

Page 8


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà


+ Tổng quan: Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia vào việc hoạch
định chính sách bằng cách xử lý khiếu nại và đề xuất của mọi người thông qua
một cửa sổ duy nhất.
+ Nội dung dịch vụ: Mọi người có thể đưa ra ý kiến của mình về xử lý hành
chính không công bằng, xâm phạm quyền và lợi ích của họ, cải thiện tổ chức
và các chính sách khác nhau thông qua cửa sổ trực tuyến tích hợp. Tất cả các
tổ chức hành chính được liên kết với cửa sổ e-people nhận và xử lý các khiếu
nại và đề xuất của mọi người. Ngoài ra, đồng thời mọi người có thể kiểm tra
kết quả trực tuyến.
7. Cửa sổ đơn cho dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (www.g4b.go.kr):
+ Tổng quan: Cung cấp một loạt các thông tin và dịch vụ để hỗ trợ các hoạt động
kinh doanh của công ty như thông tin dịch vụ dân sự, thông tin chính sách và
các dịch vụ bổ sung thông qua một cửa sổ trực tuyến.
+ Nội dung dịch vụ: Thông tin chi tiết về 1.887 dịch vụ công ty và nội dung
thông tin công nghiệp của 205 tổ chức được cung cấp một cách tích hợp.
Nhiều dịch vụ bổ sung cần thiết cho các hoạt động của công ty được cung cấp
bằng cách liên kết với các mạng trục chính quốc gia.
8. Hệ thống quy trình nghiệp vụ On-nara (BPS):
+ Tổng quan: Đây là một hệ thống quản lý quy trình kinh doanh mới đã tăng
hiệu quả và tính minh bạch của quản trị bằng cách xử lý, ghi lại và quản lý
theo cách chuẩn hóa tất cả các quy trình kinh doanh của chính phủ trực tuyến.
+ Nội dung dịch vụ: Tất cả các doanh nghiệp của chính phủ được phân loại theo
chức năng và mục tiêu, và tiến độ kinh doanh và hiệu suất được quản lý một
cách hệ thống theo nhiệm vụ đơn vị cơ bản nhất. Việc tạo tài liệu và quy trình
kinh doanh là các quy trình chuẩn hóa và ra quyết định được ghi lại để đảm
bảo trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của quản trị công
9. Hệ thống chia sẻ thông tin hành chính (www.share.go.kr):
+ Tổng quan: Nhân viên dịch vụ dân sự có thể xử lý các yêu cầu dịch vụ dân sự
bằng cách kiểm tra mạng lưới quản trị mà không yêu cầu người nộp đơn nộp
các tài liệu cần thiết.

+ Nội dung dịch vụ: Bảy mươi mốt tài liệu cần thiết để xác minh sẽ được kiểm
tra bởi người chịu trách nhiệm dân sự bằng cách chia sẻ thông tin hành chính.
Thông tin yêu cầu chỉ được thực hiện với sự đồng ý của người nộp đơn, và
người nộp đơn có thể kiểm tra lịch sử yêu cầu thông tin bất cứ lúc nào.
10. Hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia – NCIA (www.ncia.go.kr)
Page 9


Chính phủ điện tử


-

-

-

GVHD: Hoàng Hải Hà

+ Tổng quan: Vận hành và quản lý tất cả các hệ thống thông tin của chính phủ
bằng cách tích hợp chúng thành hai trung tâm dữ liệu và cung cấp các dịch vụ
quản trị không gián đoạn bằng công nghệ thông tin và chuyên môn tốt nhất.
+ Nội dung dịch vụ: Hệ thống dự phòng của cơ sở hạ tầng chính, cơ sở an ninh
hiện đại và nguồn nhân lực hàng đầu đảm bảo các dịch vụ của Chính phủ điện
tử không bị gián đoạn 24/7. Bảo mật thông tin và độ tin cậy nâng cao được
đảm bảo bằng cách theo dõi thời gian thực của các lỗi hệ thống.
Kết quả đạt được nhờ triển khai chính phủ điện tử
Nâng cao hiệu quả và minh bạch cảu công tác hành chính: 100% sử dụng văn bản
điện tử trao đổi giữa các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong công tác quản
lý hành chính như quản lý nhân sự, tài chính, mua sắm công,…

Cung cấp dịch vụ công hướng đến người dân và doanh nghiệp: người dân có thể
ở nhà sử dụng các dịch vụ công trên mạng.
Tăng cường sự liên kết của người dân với chính sách của chính phủ: Người dân
có thể tham gia vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật dễ dàng thông qua hệ
thống dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ dân sự và nhận các góp ý qua
mạng;
Tăng cường hiệu quả quản lý thông tin với toàn bộ hệ thống thông tin chính phủ
được quản lý bởi trung tâm điện toán dữ liệu quốc gia nhằm bảo mật, bảo đảm
toàn vẹn và được khai thác rất hiệu quả nhằm liên kết, chia sẻ thông tin của hệ
thống các cơ quan chính phủ.

2.5.

Lý giải các nhân tố dẫn đến thành công trong chính phủ điện tử Hàn Quốc

Nói chung, các yếu tố thành công của Chính phủ điện tử là môi trường chính
trị, xã hội, kinh tế và công nghiệp, quyết tâm chính trị và lãnh đạo, tầm nhìn và mục
tiêu chính sách, ưu tiên chiến lược của dự án, hệ thống thực hiện, phân phối nguồn
nhân lực và tài chính, hợp tác giữa các tổ chức, khung chung, phản hồi và học tập.
Khi tổ chức các yếu tố này từ quan điểm hệ thống, các yếu tố trở thành môi trường,
đầu vào (mục tiêu chính trị và lãnh đạo, tầm nhìn và mục tiêu chính sách và ưu tiên
dự án), chuyển đổi (hệ thống thực hiện, phân phối nguồn nhân lực, tài chính và kỹ
thuật và cơ cấu hợp tác giữa các tổ chức) ), đầu ra (hiệu suất) và phản hồi (phản hồi
và học tập). Các yếu tố thành công được tóm tắt như sau:
❖ Khả năng lãnh đạo cương quyết của chính phủ đặc biệt là của Tổng thống.

Page 10


Chính phủ điện tử


GVHD: Hoàng Hải Hà

Hầu hết tất cả Tổng thống Hàn Quốc đều nhận thức được Chính phủ điện tử
chính là cách để cải cách chính phủ. Chính vì thế, các dự án Chính phủ điện tử đều
được đặt dưới sự quản lý đặc biệt của Tổng thống. Ngoài ra, chính phủ cũng sửa đổi
luật để thực hiện và mở rộng Chính phủ điện tử ngay từ giai đoạn đầu.
❖ Phát triển chính phủ điện tử được Chính phủ chú trọng và đầu tư từ rất sớm
Hàn Quốc đã bắt đầu nỗ lực đặt nền tảng cho chính phủ điện tử từ cuối những
năm 1970. Thông qua dự án Mạng máy tính quốc gia năm đầu thập niên 1980, kế
hoạch toàn diện cho dự án thành lập cơ sở hạ tầng thông tin Hàn Quốc và dự án hệ
thống thông tin cơ bản quốc gia vào cuối những năm 1980, chính phủ Hàn Quốc đã
thiết lập mạng lưới truyền thông tốc độ cao và lưu trữ hồ sơ chính phủ quan trọngđăng ký cư trú, bất động sản và hồ sơ xe - theo định dạng kỹ thuật số để tạo nền tảng
cho Chính phủ điện tử.
❖ Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng những mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho một
hệ thống chính phủ công nghệ hàng đầu
Từ năm 1992 – 1994, Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng trong phát
triển hạ tầng công nghệ thông tin bằng việc thành lập bộ truyền thông (MIC) và
thông qua dự án Mạng băng thông tốc độ cao.
Tập trung vào xây dựng 1 chính phủ điện tử 3.0 với hai mục tiêu cấp cao:
Cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh, phù hợp với các nhu cầu khác nhau và tạo việc làm
mới, không ngừng xây dựng các công cụ phát triển kinh tế. Đối với hai mục tiêu này,
Chính phủ Hàn Quốc trình bày ba hướng chiến lược: chính phủ định hướng dịch vụ,
chính phủ minh bạch, và quản trị tốt hơn, thông minh hơn.
Các dịch vụ luôn luôn tập trung và hướng đến lợi ích của người được thụ
hưởng. Chính phủ hướng tới dịch vụ tìm kiếm đa dạng, giúp cho mọi công dân,
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các thông tin và quyền lợi. Chính phủ 3.0 cũng
hướng tới việc kết nối với các công dân, khuyến khích họ tham gia vào các vấn đề
công cộng như bỏ phiếu trực tuyến, các vấn đề chính của nhà nước với các dự án
công quy mô lớn với chi phí hơn 500 tỷ won.

Vấn đề bảo mật thông tin trong chính phủ điện tử luôn được đảm bảo bằng
việc phát triển đội ngũ nhân lực đào tạo chuyên nghiệp trong việc xây dựng một hệ
thống an toàn và tối ưu.
❖ Ra sức thực hiện thu hẹp khoảng cách số

Page 11


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

Thành công của chính phủ điện tử tại Hàn Quốc đã cho thấy được hiệu quả của
việc nỗ lực thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, công dân trong đất nước.
Hàn Quốc đã thực hiện một số chính sách như tổ chức các chương trình đào tạo các
chuyên gia công nghệ thông tin hoặc gửi các tình nguyện viên trẻ về Internet tới trợ
giúp các vùng sâu, vùng xa hay tích hợp các chức năng dành cho người khiếm thính,
khiếm thị trong các trang web dịch vụ công. Từ đó, mọi công dân đều có khả năng
tiếp cận với công nghệ thông tin hay các dịch vụ công rất lớn.
❖ Dịch vụ chính phủ điện tử định hướng khách hàng
- Cải cách hành chính liên tục: Loại bỏ chức năng chồng chéo và quá trình thông
tin, tinh giản hóa các dịch vụ dân sự bất tiện và giảm tham nhũng
- Các sáng kiến của Chính phủ điện tử có nhiều tiềm năng nhất để tác động đến
cuộc sống hàng ngày của công dân như đăng ký cư trú, phương tiện, thông quan,
tuyển dụng, quản lý thống kê, vv… được ưu tiên hàng đầu.
❖ Đầu tư bền vững trong ngân sách Chính phủ điện tử
- 1% trong tổng số ngân sách quốc gia được đầu tư vào xây dựng Chính phủ điện tử
mỗi năm.
- Tạo ra và sử dụng các thông tin và Quỹ xúc tiến viễn thông để xây dựng Chính
phủ điện tử sớm

- Chiếm 10 của ngân sách tin học cho các dự án hỗ trợ Chính phủ điện tử của
MOPAS nhằm thực hiện có hiệu quả các dự án ngang đa Bộ (2004).
❖ Quản trị công nghệ thông tin
- Thành lập ủy ban giám sát để thúc đẩy Chính phủ điện tử trực thuộc Tổng thống
hoặc Thủ tướng Chính phủ
- Sử dụng các tổ chức kỹ thuật chuyên môn: NIA, KISA, NIPA
- Tích cực tham gia vào khu vực tư nhân bao gồm các công ty lớn của Hàn Quốc đã
ban hành luật phù hợp trong từng giai đoạn đảm bảo môi trường thuận lợi cho
Chính phủ điện tử. Ví dụ như: Đạo luật về Mở rộng phổ biến và khuyến khích Sử
dụng hệ thống thông tin (1986), Đạo luật khung về tin học Promotion (1996), Đạo
luật Digital Signature (1999) (2001), Đạo luật Đạo luật điện tử Chính phủ về Sử
dụng chung Thông tin hành chính công (2010) vv.
❖ Quản lý Cán bộ Công trong một môi trường Chính phủ điện tử thay đổi
- Vấn đề đã vượt qua sợ hãi như cán bộ, công chức của lực lượng lao động giảm do
triển khai Chính phủ điện tử và khả năng trong việc sử dụng hệ thống thông tin
thông qua giáo dục quản lý thay đổi bền vững.
Page 12


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

- Đào tạo sử dụng hệ thống điện tử sĩ quan điện tử công cộng công suất các cuộc thi
phát triển tin học.
❖ Khung thực hiện được tổ chức tốt:
Tất cả các bộ và bộ của chính phủ đều tham gia và chia sẻ trách nhiệm đối với
các dự án Chính phủ điện tử. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức một ủy ban
Chính phủ điện tử với các thành viên từ khu vực công và tư nhân. Dưới sự quản lý
trực tiếp của Chủ tịch hoặc Thủ tướng, ủy ban này đã xây dựng một khuôn khổ cho

sự hợp tác có hệ thống giữa các bộ của chính phủ.
❖ Quản lý Chương trình dựa trên hiệu xuất
- Rõ ràng mục tiêu ,kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với các dòng thu nhập chi tiêu dự
kiến và thời hạn.
- Chỉ số hiệu suất định tính, định lượng định cho toàn quốc và mỗi cấp dự án như
tính chỉ số KPI - đây là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả trong công ti
- Chỉ định một nhân viên hoặc tổ chức cơ thể chịu trách nhiệm về thực hiện dự án
❖ Động lực và sáng tạo của người dân Hàn Quốc
Cam kết của người Hàn Quốc để phát triển, sáng tạo trong đổi mới và lòng yêu
nước chuyên dụng là những yếu tố quan trọng trong sự thành công của thông tin quốc
gia của Hàn Quốc. Người Hàn Quốc háo hức chấp nhận các thiết bị và thiết bị CNTT
tiên tiến. Họ chủ động sử dụng Internet băng thông rộng, dịch vụ chính phủ trực
tuyến và các dịch vụ tài chính trực tuyến. Tất cả điều này dẫn đến nâng cao nhận thức
về các sáng kiến và dịch vụ của Chính phủ điện tử và tạo ra sự hỗ trợ cho việc thực
hiện dự án Chính phủ điện tử.
3. BÀI HỌC
3.1.

Thuận lợi và khó khăn của Hàn Quốc khi triển khai chính phủ điện tử
• Thuận lợi:

- Theo xếp hạng năm 2008 của Liên Hợp quốc về chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện
tử, Hàn Quốc đứng thứ 3 trên 192 nước; là nước châu Á duy nhất lọt vào top 10,
đứng thứ 2 về chỉ số sẵn sàng tham gia (tức là mức độ quan tâm, tham gia của
người dân đối với các dịch vụ và các hoạt động của chính phủ). Hệ thống Chính
phủ điện tử của Hàn Quốc tiếp tục được xếp hạng hàng đầu thế giới năm thứ 3
liên tiếp. Số thuê bao internet băng thông rộng đạt 15.060.000; Số người sử dụng
Internet đạt 35.360.000 người; Số thuê bao di động đạt 44.980.000; Giá trị giao
Page 13



Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

dịch điện tử đạt 517 nghìn tỷ Won; Số thuê bao sử dụng dịch vụ Ngân hàng
Internet đạt 48.720.000... Hàn Quốc đang trở thành quốc gia số một thế giới về tỷ
lệ phổ cập Internet cáp quang.
- Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) phát triển mạnh, thẩm thấu và
trở thành bộ phận hữu cơ trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thúc đẩy xã hội
chuyển sang xã hội thông tin, kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế tri thức. Từ
tháng 6/2008, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố “Tầm nhìn và những Chiến lược
mới về thông tin hóa Quốc gia”. Tầm nhìn tổng quát là “Hoàn thiện xã hội tri thức
thông tin tiên tiến bằng sức sáng tạo và niềm tin” với 5 mục tiêu và 4 chiến lược
hành động. Từ đó, Chính phủ đã thay đổi hệ thống quản lý nhà nước, hình thành
các bộ, ngành theo hướng tập trung đưa đất nước phát triển xã hội thông tin và
kinh tế tri thức
- Giai đoạn 2003-2007, mô hình Chính phủ điện tử của Hàn Quốc đã giành được
nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế như : KISS (giải thưởng dịch vụ công
của Liên hợp quốc - 2007), INVIL (Giải thưởng diễn đàn Chính phủ điện tửthế
giới - 2006), KONEPS (2006); Khối OECD (Dịch vụ thuế tại nhà HTS - 2006),…
- Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đầu tư cho CNTT và giành khá nhiều nguồn
ngân sách cho việc xây dựng một hệ thống thông tin vững chắc, an toàn. Hàn
Quốc còn ban hành luật: “Xây dựng và duy trì có hiệu quả hệ thống thông tin
quốc gia” để triển khai kiến trúc CNTT quốc gia”. Đồng thời cũng đào tạo đội
ngũ kiến trúc sư về CNTT quốc gia để tăng cường năng lực về CNTT trong các cơ
quan nhà nước.
- Hàn Quốc còn có những chính sách về Chính phủ điện tử để tập trung nâng cao
khuôn khổ pháp lý tiến tới số hóa tất cả các hoạt động chính phủ, phát triển các
nghề mới liên quan đến Chính phủ điện tử, số hóa các ngành nghề củng cố dịch

vụ sử dụng CNTT&TT
- Người dân đã có thói quen tra cứu thông tin liên quan đến Chính phủ qua mạng,
các dịch vụ hành chính được đưa lên mạng internet và người dân đã quen với
phong cách làm việc không giấy tờ.

Page 14


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

- Hàn Quốc là một nước phát triển, đất nước mạnh về nên kinh tế nên các thiết bị số
hóa có thể kết nối mạng rất phổ biến và thông dụng giúp người dân dễ dàng có
thiết bị để tra cứu thông tin.
• Khó khăn:
- Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban làm cho các thủ tục Chính phủ điện tử trở
nên khó khăn hơn.
- Hạn chế về hệ thống luật pháp vẫn còn nhiều những khó khăn vướng mắc cho
Chính phủ điện tử phát triển
- Chính phủ điện tử rất công khai và minh bạch nếu người dân biết hết mọi thông
tin từ Chính phủ, khả năng lộ thông tin hoặc bảo hộ thông tin rất khó khăn. Điều
này cũng là một bài toán lớn cần giải quyết của Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc.
- Công dân Hàn quốc khi mà gặp vấn đề như mất vân tay thì những thứ như kiểm
tra bằng sinh trắc vân tay sẽ bị vô hiệu hóa khiến cho chúng ta không nhận ra
được người đó là ai.
- Giữ an toàn cho hệ thống Chính phủ điện tử cũng là một vấn đề mang khó khăn
rất lớn. Nếu không giữ được an toàn cho hệ thống CNTT thì các thông tin cá nhân
của người dân có thể sẽ bị lộ ra bên ngoài và gây nên ảnh hưởng rất lớn đến
không chỉ chính người dân mà làm náo loạn cả một quốc gia.

3.2. Rút ra bài học cho Việt Nam
- Phải có sự phát triển và chú trọng đầu tư từ Chính phủ đặc biệt trong thời kì Việt
Nam đang hội nhập thích nghi, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0
- Cần có những định hướng, mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho một hệ thống CPĐT.
Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi với mục tiêu, chỉ tiêu đo lường kết quả cụ thể,
cơ chế theo dõi, giám sát, trách nhiệm giải trình, xử lý kịp thời vướng mắc và
nguồn lực tài chính, con người để bảo đảm thực thi.
- Phát triển CPĐT dựa trên nguồn mở là con đường duy nhất đảm bảo an ninh
thông tin quốc gia, tạo ra cơ hội cho cộng đồng DN vừa và nhỏ tham gia cung cấp
dịch vụ CNTT-TT cho chính phủ, giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số nhà cung cấp
lớn và tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn dành cho nghiên cứu và phát triển.

Page 15


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà

- Xây dựng khung phát triển CPĐT chuẩn quốc gia và từ đó phát triển nền tảng
phát triển CPĐT (eGov Platform) làm bộ công cụ chung phát triển mọi hệ thống
ứng dụng CPĐT là cách tiếp cận khoa học nhất.
- Có một kế hoạch tổng thể phát triển CPĐT trên nền nguồm mở và được công bố
công khai nhằm thu hút sự đóng góp từ cả xã hội là con đường phát triển nhanh
nhất và bền vững nhất.
- Cần có tầm nhìn và chiến lược bắt kịp với xu thế thời đại, xây dựng xã hội thông
tin và kinh tế tri thức, theo đó đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy quản lý nhà nước
cho phù hợp để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đề ra.
- Cơ sở hạ tầng phải hiện đại, đi trước một bước bắt kịp với xu thế hội tụ và phải
được đầu tư đúng mức.

- Thông tin hóa, xây dựng xã hội thông tin là nhiệm vụ của quốc gia, người dân và
chính phủ phải cộng tác chặt chẽ, tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu chiến lược
lâu dài của đất nước .
- Xây dựng Chính phủ điện tử phải đi đôi với việc cải cách đổi mới các hoạt động
của chính phủ và phải lấy người dân, hướng tới hiệu quả sử dụng làm trung tâm.
- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kiến trúc tiêu chuẩn hệ thống thông tin quốc
gia.
- Hoàn thiện cơ chê tài chính đầu tư cho dự án công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy
việc triển khai dự án.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc
triển khai chính phủ điện tử (cải cách hành chính nhà nước)
- Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về chính phủ điện tử đến các cán bộ
chính phủ.
- Đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền về chính phủ điện tử, công nghệ thông tin để
người dân hiểu và ủng hộ chính phủ trong công tác triển khai chính phủ điện tử.
- Cần phải xây dựng chương trình giáo dục về chính phủ điện tử để thiết kế và triển
khai một cách có bài bản, có sự tham khảo quốc tế để hoàn thiện hơn.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là những tìm hiểu của nhóm chúng em về chính phủ điện tử ở Hàn
Quốc. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng: việc triển khai chính phủ điện tử đã
giúp quốc gia này đạt được nhiều thành tựu to lớn, đồng thời Hàn Quốc đang ngày
càng khẳng định vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Sự thành công và kinh

Page 16


Chính phủ điện tử

GVHD: Hoàng Hải Hà


nghiệm triển khai mô hình chính phủ điện tử tại Hàn Quốc là một bài học rất cần
thiết cho Việt Nam trong quá trình nỗ lực xây dựng hệ thống chính phủ điện tử.
Từ những bài học rút ra từ việc triển khai mô hình chính phủ điện tử ở những
quốc gia khác, chúng ta có thể tin rằng, Việt Nam sẽ sớm tìm ra những hướng đi
thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao
hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp. Đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ
công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người
dân trong quan hệ với Chính phủ. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần phải
xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông, xây
dựng và có kế hoạch quản lý chặt chẽ đề án Chính phủ điện tử, loại bỏ những trở
ngại tâm lý trong chính phủ và tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi
tầng lớp dân chúng về Chính phủ điện tử. Hi vọng những giải pháp trên sẽ nhanh
chóng được áp dụng giúp nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển Chính phủ
điện tử.

Page 17



×