Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT OLYMPIC DUYÊN HẢI BẮC BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.48 KB, 12 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM 2017

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a.Điều gì làm nên tính đa dạng của các phân tử đường?
b.Sự cuộn xoắn protein trong tế bào được thực hiện như thế nào?
Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Quan sát thấy một tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan
tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein
xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm
chứng minh?
b. Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đích chính xác?
Câu 3 .(2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không
chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Câu 4. (2điểm)- Dị hóa
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng
hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm?
b, Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty
thể thì điều gì sẽ xảy ra?
c. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào những
mục đích đa dạng như thế nào? :


d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men ? :
Câu 5. (2điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Protein photphatase là gì? Vai trò của nó ?
1


b. Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh dấu A1, A2, B1,
B2, C1, C2 sau đó cho thêm vào các ống một lượng nước bọt như nhau.
Tại ống A: không cho thêm gì
Tại ống B: đun nóng
Tại ống C: cho thêm HCl
Tiếp theo, cho vào các ống 1 dung dịch Iốt, cho vào các ống 2 thuốc thử Strome
(NaOH 10% + CuSO4 2%). Hãy dự doán kết quả thí nghiệm và giải thích? Biết
rằng tinh bột phản ứng với Iốt cho phức xanh tím, Glucose phản ứng với thuốc thử
strome tạo phức màu nâu đỏ.
Câu 6. (2 điểm)- Phân bào+ Bài tập
a. Nêu ba nét giống nhau giữa nhiễm sắc thể vi khuẩn và nhiễm sắc thể nhân thực,
chú ý cả cấu trúc và hoạt động trong phân bào?
b.Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, trao đổi chéo xảy ra ở 3 cặp
NST đã tạo ra 128 loại giao tử.
- Xác định bộ NST 2n của loài đó.
- Ở kì giữa của giảm phân I, có bao nhiêu cách sắp xếp của các cặp NST kép tương
đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, cho rằng mỗi cặp NST đồng đều
gồm hai NST có cấu trúc khác nhau?
-Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra 256
tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu suất
thụ tinh của các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16. Xác định số
lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh hay
tế bào sinh trứng.
Câu 7. (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV

a. Hiệu ứng Pasteur là gì? Phân biệt hiệu ứng Pasteur trong lên men rượu và điểm
Pasteur.
2


b. Tại sao nói vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ kết thúc quá trình vô cơ hóa protein ở
trong đất? Vi khuẩn này có kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp gì?
Câu 8. (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV
Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa:
+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ
Đun cả 2 ống dịch ở 80 oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi
loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B)
rồi đặt vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ.
a. Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau không? Vì sao?
b. Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày .
c. Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật?
Câu 9. (2 điểm). Vi rút
a. Tại sao một phage gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất tính gây độc và gia
nhập với hệ gen của tế bào chủ?
b. Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển
glicôprôtêin gai vỏ ngoài của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế
nào?
Câu 10.( 2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người
mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh
nhân nhiễm HIV?
b.Tế bào ung thư phát triển mạnh nhưng bị kìm hãm bởi hệ miễn dịch như thế nào?

.................Hết.................


3


Câu
1

ĐÁP ÁN- Môn: SINH HỌC 10
Nội dung
a.Điều gì làm nên tính đa dạng của các phân tử đường?
Phụ thuộc vào vị trí nhóm cacbonyl
- Độ dài của khung cacbon
- Sự sắp xếp không gian quanh C không đối xứng

Điểm
0,25
0,25
0,25

b.Sự cuộn xoắn protein trong tế bào được thực hiện như thế
nào?
- Nhờ sự trợ giúp của các chaperon, chúng giữ cho các chuỗi 0,25
polipetit mới tách khỏi sự ảnh hưởng xấu từ môi trường tbc khi
0,25
nó cuôn xoắn tự nhiên
- Cấu tạo : 1 pr có hình trụ rỗng; pr mũ có thể đậy một đầu ống
- Hoạt động của chaperon :

0,75


+ b1 : đưa chuỗi pp vào ống
+ b2 : Mũ chụp vào làm thay đổi hình dạng của pr ống
+ b3 : Mũ rời ra và chuỗi pr cuộn xoắn hoàn hảo được giải phóng
ra.
2

a. Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên
vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không
bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết
tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng
minh?
Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào

0,25

Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:
- Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương 0,25
nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng.
- Sau 1 thời gian quan sát:
+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân 0,25
4


chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi.

0,25

+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên
số lượng tế bào tăng lên.
b- Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đích

chính xác?
- Bộ máy gongi phân loại và hướng các sản phẩm đó tới đích ở 0,5
các phần khác nhau của tế bào.
- Các dấu xác định phân tử ( như nhóm phot phat được thêm 0,25
vào sản phẩm) nhằm phân loại sp.
- trên bề mặt túi vận chuyển có các phân tử để nhận biết “ vị trí
cập cảng trên bề mặt màng các bào quan hoặc màng sinh chất. 0,25
3

Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng
sinh hoá mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản
ứng xảy ra nhanh hơn?
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt
độ để các phản ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính 0,5
protein và làm chết tế bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng,
0,5
không phân biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.
- Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách 0,5
làm giảm năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản
ứng xảy ra dễ dàng hơn.
0,5
- Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên
phản ứng nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy
ra.

4

a. Không có Oxy để nhận e, H + không được bơm vào xoang gian
màng của ty thể và hóa thẩm không xảy ra, photphoryn hóa dừng 0,5

lại và không tổng hợp được ATP.
b. Nồng độ H+ ở xoang gian màng tăng tạo ra một gradient H + mà
không cần có sự hoạt động của chuỗi chuyền e → ATP syntaza có
5

0,5


thể hoạt động tổng hợp ATP.
c.Vai trò của pyvuvat:
+ Nguyên liệu cho lên men.

0,25

+ Tiếp tục phân giải thu năng lượng trong hô hấp.
+ Tiền chất tổng hợp axit amin.

0,25

+ Chuyển hóa thành PEP để cố định CO2 cho quang hợp….
d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men ? :
+ Trong hô hấp : Nhận và vận chuyển e giàu năng lượng từ các
phản ứng phân giải chất hữu cơ đến cung cấp cho các chuỗi vận 0,25
chuyển e trên màng, cơ sở cho quá trình chiết rut năng lượng chủ
yếu trong hô hấp
+ Trong lên men : Được sử dụng để khử chất hữu cơ tạo ra sản
phẩn lên men nhằm tái sinh NAD + duy trì liên tục đường phân tạo 0,25
năng lượng cho tế bào.
5


a. Protein photphatase là enzim loại bỏ nhóm photphat khỏi 0,25
protein (khử photphoryl hóa)
- Vai trò : bằng việc loại bỏ nhóm photphat -> làm bất hoạt các 0,25
protein kinase, các enzim này cung cấp một cơ chế tắt một con
đường truyền tí hiệu ngay khi tín hiệu khởi đầu không còn nữa.
+ Protein photphatase còn giúp tái tạo các protein kinase có thể
0,25
được dùng lại sau này.
 Hệ thống “Photphoryl hóa / khử photphoryl hóa” hoạt động
0,25
giống như một công tắc phân tử trong tế bào
 Giúp “mở” hoặc “tắt” các hoạt động theo yêu cầu.
b. Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh
dấu A1,A2,B1.B2,C1,C2 sau đó cho thêm vào các ống một lượng
nước bọt như nhau. Tại ống A: không cho thêm gì
Tại ống B; đun nóng
Tại ống C: cho thêm HCl
6


Tiếp theo, cho vào các ống 1 dung dịch Iốt, cho vào các
ống 2 thuốc thử Strome (NaOH 10% + CuSO4 2%). Hãy dự doán
kết quả thí nghiệm và giải thích? Biết rằng tinh bột phản ứng với
Iốt cho phức xanh tím, Glucose phản ứng với thuốc thử strome
tạo phức màu nâu đỏ
Dự đoán kết quả:

0,25

- A1: không xuất hiện phức xanh tím


0,25

-A2: xuất hiện phức màu đỏ nâu
- B1: xuất hiện phức xanh tím

0,25

- B2: không xuất hiện phức màu đỏ nâu

0,25

- C1: xuất hiện phức xanh tím
- C2: không xuất hiện phức màu đỏ nâu

( Đúng 4 ống cho 1,0 điểm)
6

a.Hãy nêu ba nét giống nhau giữa nhiễm sắc thể vi khuẩn và
nhiễm sắc thể nhân thực, chú Ý cả cấu trúc và hoạt động
trong phân bào.
Mỗi kiểu nhiễm sắc thể gồm một phân tử ADN gắn với các
protein. Nếu kéo dãn ra, các phân tử ADN sẽ dài hơn gấp nhiều 0,5
lần chiều dài TB. Trong quá trình phân bào, hai bản sao của mỗi
kiểu nhiễm sắc thể chủ động tách nhau ra, và mỗi bản sao đi về
một TB con.
b.Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, trao đổi chéo xảy ra
ở 3 cặp NST đã tạo ra 128 loại giao tử.
a, Xác định bộ NST 2n của loài đó.
b, Ở kì giữa của giảm phân I, có bao nhiêu cách sắp xếp của các cặp

NST kép tương đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, cho
rằng mỗi cặp NST đồng đều gồm hai NST có cấu trúc khác nhau?
c, Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều
lần tạo ra 256 tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm
phân tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 1,5625%, số hợp
tử được tạo thành là 16. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh
dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng.

7


a. 2n + 3 = 128 = 27 → n = 4 → 2n = 8

0,25

0

b. Với 1 cặp NST có 1 cách sắp xếp (2 )

0,25

Với 2 cặp NST có 2 cách sắp xếp (21)
Với 3 cặp NST có 4 cách sắp xếp (22)
Với n cặp NST có (2n-1) cách sắp xếp
n =4 → có 3 cách sắp xếp

0,5

c. 2k= 256 = 28 → k = 8 → Tế bào đó đã NP 8 lần
Số giao tử tạo ra là: 16 x 1,5625% = 1024

Mỗi tế bào sinh giao tử khi GP đã tạo ra:
1024: 256 = 4 giao tử
→ Đó là tế bào sinh tinh

7

0,5

a. Hiệu ứng Pasteur là gì? Phân biệt hiệu ứng Pasteur trong
lên men rượu và điểm Pasteur.
b. Tại sao nói vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ kết thúc quá trình
vô cơ hóa protein ở trong đất? Vi khuẩn này có kiểu dinh
dưỡng và kiểu hô hấp gì?
a.- Hiệu ứng Pasteur trong lên men rượu: ức chế sự lên men khi
có O2
Nguyên nhân: Khi có O2, O2 sẽ lấy mất NADH2

 Enzym

alcoolđehydrogena bị bất hoạt  lượng etanol giảm, TB nấm men

0,25

tăng sinh khối. ( 0,25đ)
- Điểm Pasteur: Nồng độ O2 trong khí quyển khi đạt đến 1%.
b.
8

0,25



* Vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ kết thúc quá trình vô cơ hóa protein
ở trong đất:
- Protein trong xác động thực vật rơi rung vào đất được chuyển
hóa thành NH4+ nhờ các vi khuẩn amon hóa.

0,25

+ Protein ------> aa------------> a hữu cơ + NH3
+ NH3+ H2O NH4+ +OH- NH4+ được chuyển hóa thành NO3-nhờ vi sinh vật nhờ vi khuẩn
nitrat hóa.VK nitrat hóa gồm 2 nhóm chủ yếu là Nitrosomonas và
Nitrobacter . Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và 0,25
Nitrobacter oxi hóa NO2- thành NO3-.
NH4+ + O2 Nitrosomonas

NO2 - + O2 Nitrobacter

NO2 - + H2O + Q

NO3- + H2O + Q

- NO3- có thể bị chuyển hóa thành N2 gây mất nitơ trong đất do vi
khuẩn phản nitrat hóa. Quá trình phản nitrat diễn ra trong điều
kiện kị khí, pH thấp

0,25

NO3- vi khuẩn phản nitrat hóa

N2 -> không khí.


( NO3- -> NO2- -> NO ->N2O ->N2)
* Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn phản nitrat hóa là
- Kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng
- Kiểu hô hấp: kỵ khí ( chất nhận e- cuối cùng là NO3-)
8

Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở
pha lũy thừa:
9

0,25


+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ
32 – 35oC thêm 15 ngày
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 –
35 C trong 24 giờ
o

Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy
cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập
dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi đặt
vào tủ ấm 32 – 35oC trong 24 giờ.
a) Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì
khác nhau không? Vì sao?
b) Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván
thêm 15 ngày .
c) Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi
cấy vi sinh vật?

Khi đun dịch vi khuẩn ở 800C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt,
chỉ còn lại các nội bào tử do đó:

0,25

a) Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch 0,5
thì các tế bào sinh dưỡng đều bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử tồn tại.
Trong dịch A số lượng nội bào tử hình thành nhiều hơn. Khi nuôi
cấy thì những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế bào sinh
dưỡng.
b) Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày thì vi khuẩn sẽ hình
thành nội bào tử

0,5

c. Để rút ngắn pha tiềm phát cần:
+ Sử dụng môi trường nuôi cấy có đủ các thành phần dinh dưỡng
cần thiết, đơn giản, dễ hấp thu.
+ Mật độ giống nuôi cấy phù hợp
+ Môi trường nuôi cấy gần giống với môi trường nuôi cấy trước
đó.
9

0,25
0,25
0,25

a. Tại sao một phage gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất
tính gây độc và gia nhập với hệ gen của tế bào chủ?
Giải thích:

- Nếu tế bào tổng hợp được chất ức chếtính gây độc của phage
0,5
10


không biểu hiện, các phage sau khi xâm nhập biến thành
prophage.
- Nếu tế bào không sinh được chất ức chế hoặc sinh muộnphage
biến thành phage sinh dưỡng.
b. Quá trình tổng hợp và vận chuyển glicôprôtêin gai vỏ ngoài
của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ:
- Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại ribôxôm của
lưới nội chất hạt. Sau khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng
gói trong túi tiết rồi chuyển đến thể Golgi.
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo
thành glicôprôtêin.
- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới
màng sinh chất rồi cài xen vào màng tế bào chủ.
Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của
virut sẽ bị cuốn theo và hình thành vỏ ngoài của virut.
10

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

a. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào

hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ
xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp. 0,5
Trong quá trình biệt hóa từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất
nhân, tức là không có ADN. Nếu tế bào hồng cầu bị đột biến
0,5
mang thụ thể CD4 thì HIV xâm nhập được vào tế bào hồng cầu
nhưng không nhân lên được. Đây có thể là một giải pháp chống
HIV trong tương lai.
b.Tế bào ung thư phát triển mạnh nhưng bị kìm hãm bởi hệ
miễn dịch như thế nào?
-TB ung thư tạo protein lạ so với TB bình thường, TB ung thư
trình diện protein lạ ra ngoài nên bị tiêu diệt.
-Tuy nhiên một số loại TB ung thư không trình diện protein lạ ra
ngoài do chúng giảm hoặc không tổng hợp MHC I nên không bị
tiêu diệt.
 Như vậy hệ miễn dịch chỉ kìm hãm đc TB ung thư chứ
không tiêu diệt đc TB ung thư.
11

0,25
0,5

0,25


12




×