Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MÔN NGOẠI GIAO văn hóa NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.6 KB, 20 trang )

MÔN NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN
Chương I: Khái quát về Nhật Bản
1.

Điều kiện tự nhiên

-

Vị trí địa lí: : nằm ở phía đông Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương.

Giáp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Gồm 4 đảo lớn Honshu, Hokkaido,
Kyushu, Shikoku và 3900 đảo nhỏ.
-

Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu ôn hòa

-

Khoáng sản: khan hiếm, nghèo nàn

Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai nặng nề: động đất,
sóng thần.
=> Những con người cần cù lao động, lạc quan vững niềm tin vào tương
lai.
2. Mục tiêu, trụ cột trong ngoại giao Văn Hóa Nhật Bản
a) Ba mục tiêu
Một là thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản và nâng cao hình tượng
Nhật Bản cũng như giành được tín nhiệm. Người Nhật cho rằng không có sự tín
nhiệm lẫn nhau về văn hóa thì không thể có vũ đài văn hóa quốc tế cũng không
thể phát hiện lực ảnh hưởng quốc gia, nâng cao hình tượng văn hóa quốc gia chỉ
là một câu nói trống rỗng. Vì vậy, Nhật Bản nâng cao quốc lực văn hóa bằng


cách thông qua hình tượng văn hóa để giành được tín nhiệm của nhân dân các
nước. Từ góc độ khác, văn hóa là quảng cáo của tín nhiệm.
Hai là tránh khỏi xung đột, tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền
văn hóa và văn minh khác nhau. Báo cáo ngoại giao văn hóa Nhật Bản cho rằng,
thực ra giao lưu và tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa trong thời đại chúng ta đang
sống là rất khó, các loại xung đột và đối lập làm cho khắp nơi trên toàn cầu đều
cảnh giác và đề phòng lẫn nhau. Bởi thế giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa,
giao lưu văn hóa ngày càng quan trọng.

1


Ba là bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung của toàn nhân loại.
Chiến lược văn hóa ngoại giao của Nhật Bản cho rằng sự phát triển của toàn cầu
hóa làm cho sự ỷ lại lẫn nhau về các mặt trong cuộc sống không ngừng sâu sắc
thêm. Đồng thời với việc bảo vệ, tôn trọng tính đa dạng của văn hóa, tính tất yếu
của quan niệm giá trị chung được hình thành giữa dân chúng có bối cảnh văn
hóa và văn minh khác nhau cũng đang không ngừng nâng cao. Đặc biệt trong
lĩnh vực ngoại giao châu Á, Nhật Bản muốn thông qua thúc đẩy hiểu biết và đối
thoại, bồi dưỡng lợi ích và quan niệm giá trị chung, hình thành nhất thể cảm địa
khu. Trong một vùng do vấn đề lịch sử mà vẫn tồn tại ý kiến bất đồng, muốn cấu
trúc quan hệ ổn định thì lại càng cần phải tích cực triển khai ngoại giao văn hóa.
b) Ba trụ cột tinh thần
Dạng thức văn hóa mang văn hóa tự thân “truyền bá” ra ngoài, “hấp
thu” văn hóa ngoại quốc ưu tú trong giao lưu “cộng sinh” ra cái mới. Truyền bá,
hấp thu và cộng sinh là ba quan niệm lớn của ngoại giao văn hóa Nhật Bản và là
ba trụ cột tinh thần lớn.
Trụ cột thứ nhất truyền bá văn hóa. Các công cụ truyền bá chủ chốt là
sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học
và nghệ thuật sân khấu như tranh biếm họa, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh, phim

vô tuyến. Sách lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng không quên lực ảnh
hưởng truyền bá đối ngoại của loại văn hóa đời sống như văn hóa khoa học và
văn hóa thời trang. Người Nhật quan niệm khi người ta gần gũi văn hóa Nhật
Bản thì sẽ gần gũi xã hội và nhân dân Nhật Bản, cũng là bồi dưỡng “cảm tình
thân Nhật” có tính quốc tế.
Khi người Nhật truyền bá văn hóa đều không đao to búa lớn mà chú
trọng đến các thế mạnh văn hóa của mình, coi trọng sinh hoạt văn hóa.
Trụ cột thứ hai là hấp thu văn hóa. Có thể nói lịch sử văn hóa Nhật là
lịch sử hấp thu văn hóa ngoại lai, vì thế trong quốc sách văn hóa, Nhật hấp thu
chủ thể văn hóa khác nhau trong lĩnh vực khác nhau là nguồn hoạt lực kích thích
2


văn hóa Nhật Bản. Khi đề xuất quan niệm hấp thu, Nhật Bản đã để điểm đặt lực
của ngoại giao văn hóa vào “hấp thu có tính sáng tạo” đồng thời muốn làm cho
Nhật Bản trở thành “căn cứ sáng tạo văn hóa” tràn đầy sức sống. Các phương
thức thúc đẩy hấp thu văn hóa là tích cực tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài; đưa
vào hạng mục “loại hình nhập cư”, cung cấp điều kiện cư trú thích đáng cho
người nước ngoài; thúc đẩy giao lưu nhân tài tạo cơ hội cho họ cư trú và nghiên
cứu, dùng thể chế linh hoạt thu dùng nhân tài quốc tế.
Trụ cột thứ ba là cộng sinh văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa
Nhật Bản sẽ nâng cao “lòng tôn sùng và cộng sinh”. Báo cáo ngoại giao văn hóa
Nhật đã đề xuất phương thức thúc đẩy sự cộng sinh như thúc đẩy đối thoại giữa
các nền văn minh; truyền bá quan niệm cơ bản của hợp tác quốc tế của Nhật
Bản; thiết lập “Tập đoàn tài chính hợp tác quốc tế tài sản văn hóa”, thúc đẩy hợp
tác quốc tế, bảo vệ hoặc tu sửa tài sản, di sản văn hóa nhân loại vật thể và phi
vật thể.

Chương II: Chính sách Ngoại giao Văn hóa Nhật Bả
1. Chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua từng thời kì

Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản hầu như chưa có chính
sách văn hoá.
Trong những năm 1930, Nhật Bản đã đề xướng chủ nghĩa châu Á như một
triết lý của ngoại giao. Tuy vậy, điều này chỉ mang lại sự cô lập hóa về tư tưởng
cho Nhật Bản.
Trong những năm 1950 và 1970, mục tiêu đặt ra là chuyển đổi hình
ảnh của Nhật Bản trước chiến tranh vốn là một nước quân phiệt sang một hình
ảnh mới, một quốc gia yêu hoà bình. Do đó, chính quyền Nhật Bản tập trung vào
các hoạt động văn hóa như trà đạo và cắm hoa với hy vọng chúng sẽ chuyển tải
được hình ảnh về một vùng trời yêu hoà bình của Nhật Bản ra thế giới. Nhiều
cuốn sách của Nhật Bản đã được phân phát, trong đó đề cập đất nước Nhật Bản
đương đại với những bức tranh hoa anh đào và ngọn núi Fuji phủ đầy tuyết
trắng. Đó là những thông điệp với thế giới về sự thanh bình yên ả của Nhật Bản.
3


Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sách ngoại giao văn
hoá tập trung vào việc tạo ra hình ảnh về một nước Nhật Bản hoà bình có nền
kinh tế phát triển. Trong những năm 1970, Nhật Bản bắt đầu triển khai thêm các
chính sách ngoại giao văn hoá tích cực. Sự thay đổi này được minh chứng bằng
việc thiết lập Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản vào năm 1972 với số tiền tài trợ là
20 tỷ yên Nhật (sau này tăng thêm 50 tỷ). Các hoạt động chính của Quỹ là; (1)
Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật ở nước ngoài; (2) Trao đổi văn hoá, bao gồm trao đổi
các diễn viên, nhạc sĩ; (3) Khuyến khích du học. Trong thời gian này cũng tạo
được ấn tượng sâu sắc của sân khấu Kabuki và Noh ra cộng đồng quốc tế.
Vào đầu những năm 1980, Chính sách ngoại giao văn hoá được hình
thành như một trong ba trụ cột của chính sách ngoại giao Nhật Bản nói chung và
nó đã mang lại kết quả là giữ vững hoà bình, hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng
cường hợp tác, trao đổi văn hoá với các nước.
Một đối tượng mà chính sách ngoại giao văn hoá Nhật Bản hướng tới là

Châu Á. Từ giữa những năm 1970 tới giữa những năm 1980, ở Châu Á có quan
niệm rằng “trí tuệ của người Nhật” thì trái ngược với “hàng hoá Nhật”. Mặc dù
thị trường Châu Á tràn ngập xe máy của Nhật, người Nhật làm việc và những
sản phẩm khác của Nhật. Nhưng những suy nghĩ và quan điểm của người Nhật
đã không được chuyển tải tới người hàng xóm Châu Á của mình. “Bộ mặt của
Nhật Bản” bị che khuất bởi những đồng yên, những lợi ích kinh tế. Như vậy, sự
có mặt của đồng tiền và hàng hoá thay cho người Nhật bị vắng bóng. Quan niệm
về một Nhật Bản vô danh là điển hình trong những năm 1970 và 1980. Để xua
tan hình ảnh đó, Nhật Bản đã tung ra chính sách ngoại giao văn hoá của mình.
Trước hết, chính sách đó phải giúp người Nhật hiểu được suy nghĩ và tâm lý của
những người Châu Á láng giềng.
Nhật Bản đã thành lập Trung tâm Nhật Bản – ASEAN ở Tokyo vào
những năm 1980 nhằm giới thiệu quan điểm và cách suy nghĩ của người Châu Á
tới người Nhật. Quỹ Toyota của Nhật Bản đã đề xướng chương trình trao đổi
sinh viên trong khu vực Đông Nam Á và hỗ trợ cung cấp các xuất học bổng cho
4


Đông Nam Á để nghiên cứu và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và
ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Nhật Bản đang tìm một định
hướng mới cho chính sách ngoại giao văn hoá của mình nhằm tạo ra một Nhật
Bản là đối tác đáng tin cậy thực sự đối với Châu Á và thế giới.
Từ những năm 1990 - 2005, đánh dấu một giai đoạn mới trong chính
sách ngoại giao văn hoá, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Nhật
Bản đã xem lại và điều chỉnh các chính sách văn hoá cho phù hợp với điều kiện
mới. Mục tiêu của chính sách ngoại giao văn hoá Nhật Bản vẫn là tiếp tục giải
thích những quan điểm của Nhật Bản và xua tan những hiểu lầm, tạo lập những
cây cầu đối thoại văn hoá, làm phong phú văn hoá dân tộc, góp phần làm giầu
cho văn hoá nhân loại, Nhật Bản chủ trương việc trao đổi văn hoá trên thế giới
không nên dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn hoá, mà tất cả các nền văn hoá

nên được xem như là những tài sản đặc biệt của con người, tất cả những gì là
văn hoá thì phải cùng nhau bảo vệ. Do đó một định hướng mới về chính sách
trao đổi văn hoá là tập trung nhấn mạng vào tầm quan trọng của di sản văn hoá
nhân loại, việc trao đổi văn hoá quốc tế chính là để làm giàu cho văn hoá nhân
loại. Hiện nay, một hình thức trao đổi văn hoá đang nổi lên ở Nhật Bản là
khuyến khích các hoạt động chung, mang tính đa dân tộc. Thay vì đưa các nghệ
sĩ Nhật Bản ra nước ngoài biểu diễn, thì những nỗ lực như cùng sản xuất những
bộ phim, những buổi trình diễn nghệ thuật… Đây được coi như là một xu hướng
mới trong các chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản với các nước ở giai
đoạn hiện tại.
Từ 2006 đến nay, Chiến lược 10 năm: Tháng Mười Hai năm 2006, đặt
nặng mục tiêu tăng cường ngoại giao châu Á bên cạnh mối quan hệ chiến lược
với Hoa kỳ, tập trung vào Trung Quốc và Hàn Quốc.
"Hợp tác với các nước châu Á trong bối cảnh cộng đồng quốc tế, hợp tác
khung với vùng châu Á Thái Bình Dương trong năng lượng, thương mại và các
vấn đề môi trường," văn bản này hoạch định hướng hoạt động cho tân chính
phủ.
5


Các hoạt động trong ngoại giao của Đảng Dân Chủ Nhật Bản (DPJ) về cơ
bản có thể coi là dựa trên một khung lý thuyết từng được Tổng thư ký Katsuya
Okada xây dựng từ năm 2005 với tôn chỉ "Sống hòa hợp với châu Á và thế
giới."
Nội dung tập sách chiến lược này chia thành ba điểm, đầu tiên là xây dựng
hòa bình và thịnh vượng cho châu Á, tiếp theo là tái xác định mối quan hệ chiến
lược với Hoa Kỳ, và mở rộng ra điểm thứ ba về hòa bình và ổn định thế giới.
Các chiến lược đó được khuyến khích thực hiện qua hệ thống "quyền lực
mềm của Nhật Bản", được định nghĩa như là sức cuốn hút và lòng tin vào một
xã hội đậm đà văn hóa, công nghệ cao, ảnh hưởng kinh tế và tư tưởng minh triết.

Chính sách của DPJ cũng nói thẳng đến việc cải tổ bộ ngoại giao, đặc biệt
là đưa ra chính sách phải có "tối thiểu 20% nhân viên ngoại giao tại các đại sứ
quán Nhật Bản ở nước ngoài không được là công chức mà phải là chuyên gia
như học giả, đại diện các quỹ NGO, lãnh đạo chính quyền địa phương, và các
cựu nghị sĩ".
Chính sách ngoại giao văn hoá Nhật Bản còn nhằm mục đích phục vụ
mạng lưới an toàn xã hội. Đó là khuyến khích sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
nhóm bị chia cắt bởi những xung đột chính trị nghiêm trọng. Nhật Bản đang
hướng đến việc trao đổi văn hoá vì mục đích hoà bình, làm cho các hoạt động
văn hoá đóng góp cho việc xây dựng một thế giới không có chiến tranh, ngăn
ngừa và giải quyết các xung đột, tiến tới loại trừ xung đột.
Kết quả là Nhật Bản đã lột xác từ một tên quân phiệt trong thế chiến 2
trở thành nhà từ thiện, nhà buôn, nhà ngoại giao với hình ảnh đẹp đẽ, hấp
dẫn, in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người nước ngoài.

2. Những tác động của Quyền lực mềm Nhật Bản đến Thế Giới
- Để quảng bá sức mạnh mềm của mình, Nhật Bản đã có rất nhiều nỗ lực:
6




Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển, như cho Việt Nam

ta, mỗi lần hàng trăm tỷ Yên; viện trợ cho Quỹ tiền tệ IMF để giúp các nước
đang gặp khó khăn.


Nhật Bản tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của


LHQ, như ở Afganistan, ở Irak; vào cácchương trình phát triển của LHQ, như
đầu tư giúp các nước châu Phi về thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống
tàu buôn các nước chống lại bọn hải tặc Somalie,…


Thực hiện chiến lược ngoại giao công chúng thông qua các hoạt động

truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang
nhãn hiệu Japanese.


Phát huy quyền lực mềm văn hóa: họ mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng

Nhật cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật
Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học, đưa sản phẩm văn hóa Nhật sang
phương Tây: như truyện tranh Đôremôn, búp bê Hello Kitty,..


Thực hiện đường lối ngoại giao đa cực, v.v..

-

Với chiến lược ngoại giao văn hóa thông qua việc triển khai các hoạt

động giao lưu văn hóa sâu rộng với nước ngoài, Nhật Bản đã và đang đạt được
những thành công đáng kể. Trước hết, các sản phẩm văn hóa đại chúng của Nhật
Bản như: truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi công nghệ cao, thời trang, âm
nhạc, ẩm thực… trở nên quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vượt
qua cả sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc, ở đâu chúng cũng được
chào đón nồng nhiệt và để lại dấu ấn sâu đậm trong giới trẻ. Ngoài lợi nhuận có

tính kinh tế, những sản phẩm văn hóa này còn gián tiếp là phương tiện truyền
bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, tạo nên một hình ảnh "nước Nhật mới" so
với trước kia. Đó không còn là một nước Nhật quân phiệt, một nước Nhật chỉ có
sức mạnh kinh tế mà còn là một quốc gia đầy ấn tượng (Cool Japan) trong lòng
cộng đồng quốc tế.
-

Theo Ngân hàng Nhật Bản, "tổng xuất khẩu của Nhật Bản từ năm

1997- 2006 tăng khoảng 1,7 lần, xuất khẩu sản phẩm văn hóa tăng hơn 3 lần.
7


Riêng xuất khẩu phim hoạt hình của Nhật Bản sang truyền hình Mỹ tăng gấp 3
lần so với xuất khẩu các sản phẩm thép"[1]. Cần nhấn mạnh thành tựu này, nếu
biết rằng "một siêu cường văn hóa cần có một cơ thể kinh tế khỏe mạnh" song
nền văn hóa Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ "10 năm mất mát"
( thập kỷ 90 của thế kỷ XX) của nền kinh tế và chính trị Nhật Bản. Tạp chí
Foreign Policy của Mỹ còn khẳng định: "Nhật Bản tái sinh siêu cường một lần
nữa. Thay vì sụp đổ dưới sự bất hạnh của chính trị và kinh tế, văn hóa của Nhật
Bản phát triển và ảnh hưởng toàn cầu. Trên thực tế, từ nhạc pop, hàng điện tử
tiêu dùng, kiến trúc, thời trang, ẩm thực… Nhật Bản có ảnh hưởng văn hóa lớn
hơn nhiều so với nó đã làm trong những năm 1980 khi còn là một siêu cường
kinh tế" [2]. Không nghi ngờ gì nữa, sản phẩm văn hóa đã trở thành một trong
những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Sự phát triển nhảy vọt này
tạo sự lan tỏa khắp thế giới trước sức cuốn hút "không cưỡng lại được" với phim
hoạt hình của Miyazaki, Hayao, đắm mình trong trò chơi của Nintendo, thời
trang Kenzo, tiểu thuyết của Murakami Haruki, và kiến trúc sư Ando Tadao.
Năm 2006, theo kết quả điều tra dư luận do Trường Đại học Maryland (Mỹ)
thực hiện với câu hỏi "Nước có ảnh hưởng tốt trên thế giới" thì Nhật Bản đứng

trong những quốc gia thuộc "tốp" đầu. Tiếp đó, chiến dịch giành trái tim và trí
tuệ thế giới do Nhật Bản triển khai cũng thành công vượt mong đợi. Thật vậy,
kết quả trưng cầu của hãng BBC năm 2011 cho thấy Nhật Bản đứng vị trí thứ
hai thế giới sau nước Đức về hình ảnh tích cực trên toàn cầu trong khi Mỹ ở vị
trí thứ 7. Như đánh giá của cựu Bộ trưởng kinh tế Nhật Bản, ông Takenaka
Heizo thì quyền lực mềm đã trở thành một thế lực quan trọng và nếu nước Nhật
có được bộ phận lãnh đạo chính trị đúng đắn, sức ảnh hưởng này thậm chí còn
có thể lớn hơn nhiều. Giải thích cho điều này, cố vấn đặc biệt của Văn phòng
Nội các Nhật Bản Shimada Haru cho rằng: "Nhật Bản giành được những ấn
tượng tốt từ cộng đồng trên thế giới là do sự thẩm thấu của Sushi, sản phẩm
công nghiệp… những thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, lối sống giản dị và tinh

8


tế, sự viện trợ kinh tế và hình ảnh của một quốc gia yêu chuộng hòa bình không
có chiến tranh xâm lược"[3].
-

Hoạt động quảng bá du lịch và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản cũng thu

được kết quả tốt trong thời gian qua. Nhật Bản với núi Phú Sĩ vươn mình giữa
nền trời trong xanh, với cố đô Kyoto cổ kính giữa vườn cây yên ắng là quốc gia
du lịch được nhiều người trên thế giới mến mộ, thể hiện qua lượng khách du lịch
quốc tế đến đây tăng hàng năm. Tương tự như vậy, văn hóa ẩm thực Nhật Bản
ngày càng được biết đến tại nhiều quốc gia như là biểu tượng của sự tinh tế, bổ
dưỡng cho sức khỏe con người. Bởi vậy, các nhà hàng Nhật Bản hiện diện ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới. Không ngạc nhiên khi thấy những món ăn Nhật Bản
có mặt ở hầu hết các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng trên toàn thế giới bởi ẩm
thực Nhật gần như đã trở thành thương hiệu quốc gia.

-

Về giao lưu văn hóa, có thể thấy, tinh hoa của Nhật Bản trên thế giới

ngày càng được mở rộng về qui mô cũng như hiệu quả mang lại. Đặc biệt, việc
giảng dạy, học tập tiếng Nhật và Nhật Bản học đã đạt được những thành quả to
lớn thể hiện qua số lượng người học tiếng Nhật, các cơ sở nghiên cứu Nhật Bản
trên thế giới ngày càng tăng. Về vấn đề này, cố vấn Sujura Tsutomu thuộc Viện
Nghiên cứu Marubeni, Tokyo quả quyết: "Trước đây, người nước ngoài học
tiếng Nhật để kiếm việc làm, song, ngày nay, họ học tiếng Nhật vì quan tâm đến
văn hóa Nhật"[4]. Những thành quả đạt được ở trên không thể không kể đến
việc đẩy mạnh ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản từ cuối thế kỷ XX đến nay.
Thành quả mà nền công nghiệp văn hóa Nhật Bản mang lại không chỉ dừng lại ở
những giá trị văn hóa mà còn ở những giá trị kinh tế, chính trị, ngoại giao… qua
đó, nâng cao hình ảnh của một nước Nhật Bản đầy ấn tượng và cuốn hút trên thế
giới. Theo Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, nền công nghiệp
văn hóa có khoảng trên 18 ngành nghề trực thuộc các lĩnh vực văn hóa và chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản. Hàng năm, "doanh thu
ròng của ngành công nghiệp này chiếm khoảng 7% doanh thu nền kinh tế và thu
hút 5% nhân công lao động toàn quốc" [5]. Không chỉ vậy, công nghiệp văn hóa
9


còn được Chính phủ Nhật Bản đặt kỳ vọng xếp ngang hàng với công nghiệp chế
tạo ô tô và công nghiệp điện tử vốn là những ngành công nghiệp trụ cột của
Nhật Bản. Kết quả điều tra của Hiệp hội công nghiệp giải trí kỹ thuật số cho biết
tổng kim ngạch năm 2006 của thị trường công nghiệp giải trí trong nước đạt hơn
13 tỷ yên, trong đó, sách báo, tranh ảnh là gần 6 tỷ yên, phim truyền hình và
phim màn ảnh rộng là hơn 4,8 tỷ yên, âm nhạc (bao gồm cả thu đĩa CD) là hơn
1,8 tỷ yên, trò chơi điện tử hơn 1,2 tỷ yên. Như vậy, từ năm 2002 - 2004, tổng

kim ngạch của nền công nghiệp giải trí Nhật Bản tăng 5,4%, hàng năm tăng
1,3%... Trong đó, các lĩnh vực đặc biệt như: trò chơi điện tử tăng 25,2%, sách
báo, tranh ảnh tăng 6,3%, phim ảnh tăng 4,8%, âm nhạc (bao gồm cả thu đĩa
CD) giảm 0,4%... Tuy nhiên, thị trường công nghiệp giải trí trong nước tiếp tục
tăng đến năm 2007 là 13.176,3 tỷ yên, song các năm 2008, 2009 giảm còn hơn
12 tỷ yên [6]. Chính phủ Nhật Bản khẳng định trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ
XXI, nền công nghiệp văn hóa có khả năng "kéo" nền kinh tế Nhật Bản và là
nguồn sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở thị trường nước
ngoài. Năm 2010, riêng nền công nghiệp giải trí của Nhật Bản đạt 15 nghìn tỷ
yên (cả thị trường trong và ngoài nước) cho thấy thành quả ngành này tiếp thêm
"sức sống mới" để phát triển nhảy vọt trong thập kỷ tiếp theo.
-

Sự kiện động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 là thảm họa thiên nhiên

gây cho Nhật Bản phải chịu nỗi đau và mất mát nặng nề song người dân nước
này đã khiến cả thế giới khâm phục và ngưỡng mộ. Sở dĩ như vậy là bởi người
Nhật đã vượt quả thảm họa khủng khiếp bằng những đức tính hiếm có, đó là sự
bình tĩnh, kiên định và tất cả đều diễn ra trong trật tự. Điều đặc biệt nhất là bất
chấp sự tàn phá và khan hiếm hàng hóa nhưng không hề xảy ra cảnh ẩu đả, tranh
giành hay cướp bóc. Chính sự đoàn kết và kiên cường của người Nhật Bản khiến
được cả thế giới ca ngợi. Hơn thế nữa, mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như
quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế
nhưng hiếm khi nào có được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản. Ngay
cả cha đẻ của học thuyết "Quyền lực mềm" Joseph Nye cũng nhận định đó là
10


một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa,
một quốc gia hiện đại. Nhật Bản đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật

tự. Với những nét tính cách tuyệt vời của người Nhật thể hiện qua thảm họa đã
khiến cho "quyền lực mềm" của Nhật Bản tăng lên.
-

Nhìn tổng thể, Nhật Bản cho đến nay đã duy trì phát triển một cách ấn

tượng các quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa của mình với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới. Kết quả là "quyền lực mềm" của Nhật Bản đã được đón
nhận khá tích cực thể hiện qua số lượng ngày càng nhiều người dân các nước tới
du lịch, học tập, nghiên cứu thông qua hoạt động giao lưu văn hóa đại chúng,
giao lưu văn hóa tinh hoa. Đặc biệt, số lượng sinh viên nước ngoài học tập tại
Nhật Bản ngày càng gia tăng trước sự lôi cuốn của một nền giáo dục phát triển,
có uy tín trên thế giới. Hơn thế nữa, sinh viên, học giả bị thu hút tới Nhật Bản
bởi nền văn hóa và kinh tế của nước này, nhiều người đã tìm được việc làm tại
đây hoặc những cơ hội khác phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của họ, mở ra
một tương lai tương sáng cho cuộc đời và sự nghiệp.

Chương III: Ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản đến Việt Nam
1. Quan hệ Việt – Nhật ngày càng phát triển
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA): Nhật Bản là nước tài trợ
ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng
đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam
kết gần 20 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trước tiên, nguồn ODA của
Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoàn thành
công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020. Việt Nam đã xác định 3 lĩnh vực
trọng tâm để đạt mục tiêu gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực
và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt
Nam trong cả 3 lĩnh vực này.
Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn
của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt

11


Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu,
chịu nhiều bão, lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những
công trình xã hội... tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.
Về hợp tác văn hóa - giáo dục: - Về văn hoá thông tin: Nhật Bản có
nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian
truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên đã lập Ủy ban
chuyên gia Việt-Nhật về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long và họp phiên đầu tiên
(3/2007). Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ
thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Nhật Bản
đã thành lập Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (3/2008).
Về giáo dục đào tạo: Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai
nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các
trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản
là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và
đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản
ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến
năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam trong 3 năm tới.
Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng
dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam.
Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật
tại một số trường phổ thông cơ sở tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM,
Huế và Đà Nẵng. Nhật Bản đang triển khai kế hoạch mời 2.000 thanh niên Việt
Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả
chương trình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.
Về du lịch: Nhật Bản luôn nằm trong số 5 nước có lượng khách du lịch
lớn nhất đến Việt Nam, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng

khách vào Việt Nam. Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt Nhật (4/2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt
12


Nam. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lượng khách du lịch Nhật
Bản sang Việt Nam đạt 359.231 lượt khách (giảm 8,6% so với năm 2008).
- Từ tháng 1/1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho
người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và
từ 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân
mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị
thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu
ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực
hiện từ 1/5/2005.
2. Ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến Việt Nam ( Chiến dịch Cool
Japan )
Thượng viện Nhật mới đây đã thông qua một quỹ tiền mặt có giá
trị lên tới 500 triệu USD, chi tiêu trong 20 năm, nhằm thúc đẩy sự xâm
nhập của văn hóa Nhật Bản tại nước ngoài. Chiến dịch có tên Cool Japan
(tạm dịch: Nhật Bản thú vị) là tổng hòa của rất nhiều phương tiện văn hóa,
như anime (phim hoạt hình Nhật Bản), manga (truyện tranh Nhật Bản) tới
phim truyện, thiết kế, thời trang, thực phẩm và du lịch. Được giám sát bởi
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), chiến dịch dự
tính thu hút đầu tư tư nhân trong năm nay đạt con số 600 triệu USD.
a) Văn hóa truyện tranh
Tuổi thơ của mỗi người đều gắn với những quyển truyện tranh Nhật
Bản (manga). Những cái tên như Thủy Thủ Mặt Trăng, Doraemon, Ninja loạn
thị, Nhóc Maruko, 7 viên ngọc rồng, Đường dẫn đến khung thành, Yaiba,
Slamduck, Bác sĩ quái dị… dường như trở thành một phần không thể thiếu trong
ký ức mỗi người.
Có thể nói Nhật Bản đã ghi điểm trên đất Việt trước nhất từ những

quyển truyện tranh nội dung đơn giản nhưng đầy tính nhân văn, những nhân vật
khiến bao người yêu mến, gần gũi như những người bạn thân.

13


Gần đây, trẻ em Việt Nam đã tự mình lập website tạo một diễn đàn để ở
đó chúng tự do trao đổi các vấn đề về truyện tranh. Đồng thời, diễn đàn cũng là
nơi gặp gỡ của các fan hâm mộ. Những hoạt động như thế mang trong nó cả hai
ảnh hưởng tốt và xấu. Thứ nhất, thông qua các diễn đàn trao đổi, trẻ em có thể
học tập được những điều mang tính chất tích cực. Nhưng ngược lại, nếu chúng
dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động đó, thì các hoạt động khác cũng bị
ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể như thời gian dành cho việc học tập, vui chơi giải trí.
Đã có những trường hợp trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc đọc truyện tranh
mà dẫn đến kết quả học tập giảm sút, thiếu thời gian ngủ và thời gian dành cho
các hoạt động vui chơi giải trí khác. Và điều này quả thực ảnh hưởng tiêu cực
tới trẻ. Tất nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ, còn đa số trẻ cùng với sự giúp đỡ
quản lý của bố mẹ, có thể tự mình cân bằng được thời gian biểu để đảm bảo sinh
hoạt.
Như vậy, truyện tranh Nhật Bản đối với thiếu nhi Việt Nam có tác động
tích cực lẫn tiêu cực. Dù là xấu hay tốt, thì tất cả đã được chứng minh qua thực
tế thời gian cùng với sự trưởng thành và tồn tại phát triển hai mươi năm qua của
Manga Nhật Bản tại Việt Nam. Trong những năm qua, đã có rất nhiều cuộc hội
thảo bàn về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có được một kết luận cụ thể
chính xác.

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì bên cạnh những ảnh hưởng mang

tính tích cực như qua đọc truyện tranh các em được giao lưu tiếp xúc làm quen
với văn hoá của Nhật Bản, thông qua các nhân vật mà học tập đuợc lòng nhân ái

vị tha, tính trung thực, tinh thần cầu tiến, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó
khăn, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống… thì còn không ít những ảnh hưởng
mang tính chất tiêu cực. Cụ thể là, trong Manga Nhật Bản yếu tố bạo lực và sex
quá nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, bởi vì trẻ em ít nhiều chịu ảnh
hưởng từ những nhân vật mà chúng lựa chọn làm thần tượng. Nếu như thần
tượng của chúng là những nhân vật hoàn hảo thì điều đó là may mắn. Nhưng nếu
ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Trẻ em Nhật Bản hiện nay có cái nhìn rất cởi mở
đối với vấn đề tình dục, và vấn đề bạo lực học đường gia tăng, những chuẩn tắc
14


đạo đức truyền thống thay đổi… Do đó, những tác phẩm Manga mang quá nhiều
nội dung giới tính và bạo lực hoàn toàn không phù hợp với trẻ em Việt Nam,
hoàn toàn không có tính giáo dục và văn hoá, hoàn toàn không phù hợp với
những quy chuẩn đạo đức truyền thống của Việt Nam. Chính vì vậy, đối với loại
hình Manga này cần phải có một sự quản lý một cách nghiêm ngặt và tốt nhất là
nên nghiêm cấm không được xuất bản và lưu hành trên thị trường sách Việt
Nam.
b) Cosplay – sinh sau đẻ muộn nhưng rầm rộ xâm lăng
Cosplay - Cụm từ không còn xa lạ gì với giới trẻ, vốn là một từ tiếng
Anh do người Nhật sáng tạo ra, viết tắt của "costume play". Từ này chỉ việc
người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách,
tiểu thuyết đồ họa, video games, và phim giả tưởng... ăn mặc hoặc có điệu bộ
giống nhân vật mà mình yêu thích
Từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, các cuộc thi
cosplay đã và đang diễn ra ngày càng nhiều và chất lượng cũng ngày càng tăng,
các shop may đồ cosplay và các nhóm cosplay lần lượt ra đời. Bên cạnh đó,
cosplay cũng ít khi thiếu mặt trong 1 buổi hội chợ hay ngày lễ nào đó do các
Otaku VN tổ chức.Cosplay đã thật sự trở thành một sân chơi lành mạnh của các
bạn trẻ Việt Nam và là một cơ hội để trao đổi, học hỏi từ các bạn trẻ Nhật Bản.

Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng phong trào Cosplay phát triển rầm rộ với tốc độ
chóng mặt. Những lễ hội, những cuộc thi cosplay ngày càng được nâng cao chất
lượng và có mặt ở cả 2 miền Nam Bắc, với Stylish Festival I & II, III tại Hà Nội,
hay JOVP tại TPHCM và vừa qua là Active Expo tổ chức ở cả Hà Nội và TP
HCM.
Hiện nay, tính chất bạo lực, khiêu dâm được đưa vào truyện tranh,
game trực tuyến ngày càng nhiều. Nếu người chơi cosplay không biết chọn lọc
sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu. Cosplay vô hình chung đã cổ vũ các trò bạo lực, khiêu
dâm đối với giới trẻ.
c) Âm nhạc – nét đẹp trầm lặng
15


Âm nhạc Nhật Bản không được phổ biến rầm rộ như nhạc Hàn ở Việt
Nam tuy nền showbiz Nhật thật sự phát triển rất mạnh trên thế giới. Theo một
bảng số liệu về quy mô các nền âm nhạc trên thế giới, Mỹ (tất nhiên) đứng đầu
với tỉ lệ chia sẻ 25.4%, theo ngay sau là Nhật Bản với tỷ lệ 22%.
Theo một bảng số liệu về quy mô các nền âm nhạc trên thế giới, Mỹ
(tất nhiên) đứng đầu với tỉ lệ chia sẻ 25.4%, theo ngay sau là Nhật Bản với tỷ lệ
22%.
Lý do nhạc Nhật chưa đi vào được lòng giới trẻ Việt vì chưa hợp khẩu
vị và công tác quảng bá chưa thật sự ấn tượng. Những MV nhạc Nhật thường
trầm lắng, sâu sắc, và khá buồn. Điều này khiến cho giới trẻ cảm giác ảm đạm
và không được truyền cảm hứng.
Nhạc Nhật đi vào lòng giới trẻ Việt chủ yếu từ những bộ phim hoạt
hình. Có lẽ rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có thể nhẩm theo lời của bài hát
Doraemon hoặc nằm lòng giai điệu của một bài hát bài đó của Nhật.
Các nhóm nhạc Nhật đình đám như Arashi, AKB48 vẫn có cộng đồng
fan không nhỏ ở Việt Nam với lòng hâm mộ cuồng nhiệt không kém fan Hàn
bhay fan US-UK

d) Ngôn ngữ Nhật- trào lưu mới
Có thể nói càng ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn tiếng Nhật là ngôn
ngữ thứ 3 thân thuộc, bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ Tiếng Việt và ngôn ngữ buộc
phải có Tiếng Anh. Có rất nhiều lý do để giới trẻ Việt kết tiếng Nhật như âm
thanh nghe rất đáng yêu từ cách đọc cho đến phát âm, sự lạ lẫm của kiểu chữ
Kanji tượng hình “khó nuốt”... Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các công ty
nhật tại Việt Nam là một động lực to lớn cho những người muốn đầu quân vào
công ty Nhật hoặc yêu thích văn hóa và tinh thần của đất nước Hoa anh đào này
qua các vụ thiên tai, thảm họa…
e) Điện ảnh Nhật – sâu sắc kén khán giả

16


Phim Nhật gửi gắm trong đó khá nhiều ý nghĩa sâu sắc, tuy nhiên, nó
được truyền tải nhẹ nhàng và với cách diễn xuất rất vui nhộn của các diễn viên.
Phim Nhật thường kể về những bạn trẻ dám theo đuổi và thực hiện ước mơ của
mình, rất chân thật và gần gũi.
Nếu bạn thích những cảnh quay lung linh, lãng mạn hoặc một bộ phim mì
ăn liền thì phim Nhật không thích hợp với bạn. Nhưng với sự sâu sắc đầy nhân
văn của mình, phim Nhật đang dần được giới trẻ Việt rất yêu thích. Các diễn
viên không bắt mắt như sao Hàn, nhưng càng xem bạn sẽ càng cảm nhận được
nét đẹp, đến mức mê mẩn cả anh chàng/cô nàng đó từ khi nào không biết.
f) Ẩm thực Nhật – bắt mắt đến từng chi tiết
Không quá đậm đà về gia vị như các món ăn Ấn Độ hoặc hoành tráng
về số lượng như món ăn Trung Quốc, ẩm thực Nhật hút hồn khách hàng ở sự
trưng bày tinh tế, bắt mắt.
Lần đầu ăn món Nhật bạn sẽ cảm thấy lạt miệng, khó ăn, song ai đã
vượt qua được “thử thách khẩu vị” này thì đều thấy say mê món Nhật. Những
người đã từng tiếp xúc với ẩm thực Nhật đều thừa nhận, về hình thức món ăn

Nhật xứng đáng dẫn đầu thế giới ẩm thực.
Món ăn Nhật có khả năng “níu kéo” thị giác rất cao. Ẩm thực Nhật nổi
tiếng thế giới với những món Sushi, Sashimi, Tempura, các loại mì udon, soba…
Chỉ riêng Sushi cũng đã có tới hàng trăm loại Sushi như Sushi ngô, Sushi trứng
cua, Sushi quả bơ, Sushi cá ngừ,… Ước tính ở khu vực TP Hồ Chí Minh, đến
nay, đã có gần 100 quán ăn, nhà hàng mang phong cách Nhật Bản. Lẩu băng
chuyền Kichi Kichi, Tokyo Deli, sushi Bar, Sushi world… là những nhà hàng
Nhật khá phổ biến trong cộng đồng giới trẻ.
Một món ăn nhật khác được giới trẻ ưa chuộng gần đây là cơm hộp
Bento. Với những thủ thuật trang trí đơn giản nhưng rất dễ thương và nhiều màu
sắc, cơm Bento Nhật ngay lập tức bỏ bùa giới trẻ, trở thành một món ăn xinh
xắn tặng người yêu, mang đi làm, hoặc cho con mang đi học… các lớp dạy làm
Bento cũng từ đó mà ầm ầm mở ra phục vụ cầu ngày càng tăng.
17


Bên cạnh các nhà hàng, Coffee theo phong cách Nhật Bản, maid coffee
lấy mô hình cô hầu gái ngoan hiền cũng đổ bộ vào Việt Nam gây sốt một thời
với hình ảnh các bạn nữ mặc đồng phục hầu gái hay thấy trong truyện tranh và
phục vụ khách rất nhẹ nhàng tận tình.
g) Lễ hội Nhật Bản – Việt Nam
Năm 2006 được coi là Năm Xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật
Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh với quy mô lớn chưa từng có. Phía Nhật Bản có tới 800 người
tham gia trong các chương trình giao lưu thể thao, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,
giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế.
Đặc biệt, năm 2008 - là năm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa
quan trọng để chào mừng kỷ niệm 35 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật
Bản. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt được tổ chức
vào tháng 3/2008 với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước thuộc các

lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao
lưu văn hóa, văn nghệ…, bàn về việc thúc đẩy hơn nữa giao lưu văn hóa Việt Nhật, Đại nhạc hội Nhật - Việt (2008)…
Đáng chú ý đó là Lễ hội hoa Anh đào tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Lễ hội hoa Anh đào được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào ngày
8/4/2007 đã gây xúc động cho nhiều người. Anh đào vốn là quốc hoa của Nhật
Bản (Hoa thiêng), do vậy lễ hội hoa Anh Đào mang ý nghĩa thiêng liêng, mong
muốn quan hệ hữu nghị hai nước giống như quan hệ anh em, máu mủ ruột già.
Ngoài ra, còn có các hoạt động như “Đêm nhạc cổ điển Toyota’’ là một
hoạt động âm nhạc thường niên do các tài năng âm nhạc của Việt Nam, Nhật
Bản và thế giới biểu diễn. Năm 2012 là năm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 của
đêm nhạc này. Đêm nhạc là một hoạt động nghệ thuật mang tính xã hội. Toàn bộ
số tiền trong đêm hoà nhạc này với mục đích đào tạo tài năng âm nhạc trẻ của
Việt Nam.

18


Bên cạnh đó, các hoạt động như triển lãm tranh, ảnh của nghệ sĩ hai
nước thường xuyên được diễn ra tại hai nước, và một số cuộc thi “Người đẹp
hoa Anh Đào”, “Miss áo dài” làm tăng thêm sự phong phú của hoạt động giao
lưu văn hoá - nghệ thuật giữa hai nước.
Chương IV: Tổng Kết
Như đã đề cập ở phần trước, khi kinh tế phát triển, các nước đều có khả
năng để triển khai ngoại giao văn hóa của nước mình ra thế giới thì hình ảnh của
Nhật Bản với những ưu thế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch… có thể trở
nên mờ nhạt so với các quốc gia khác, do đó, Nhật Bản cần điều chỉnh và xem
xét lại vị trí của mình trong chiến lược ngoại giao văn hóa. Khi bàn về các giá trị
tư tưởng, chính trị và kinh tế nào của Nhật Bản có thể đảm đương vai trò quyền
lực mềm của quốc gia, quan điểm thống nhất là "trong nước và nước ngoài
không cảm thấy xấu hổ với các giá trị đó". Năm 2006, Chính quyền của thủ

tướng Abe đưa ra chính sách "ngoại giao giá trị" với hạt nhân là vấn đề nhân
quyền và dân chủ. Trên thực tế, Nhật Bản đã thực hiện một nền dân chủ nghị
viện (từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai) song vẫn chưa đạt đến mô hình của
một quốc gia phát triển thật sự dân chủ như các nước phát triển phương Tây bởi
các vấn đề như: tiếp nhận di dân (người tị nạn), nhập cư, tự do hóa nông nghiệp,
sự bế tắc, trì trệ kéo dài của nền kinh tế… cũng là những hạn chế khi Nhật Bản
quảng bá hình ảnh của mình.
Liên quan đến công nghiệp văn hóa, tất nhiên, cần phải kể đến yếu tố
quan trọng bậc nhất đó là nguồn nhân lực, và mặc dù được Chính phủ Nhật Bản
hết sức quan tâm song vẫn vấp phải một số hạn chế, nhất là tình trạng thiếu nhân
công lao động do già hóa dân số, tỷ lệ trẻ em thấp… ngày càng thể hiện rõ. Nếu
như không tìm ra các biện pháp hiệu quả để giải quyết nguồn nhân lực văn hóa,
Nhật Bản chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, hạn chế trong quá trình đẩy
nhanh nền công nghiệp văn hóa trong nước cũng như mở rộng ra thị trường
nước ngoài.

19


Không ồn ã rần rần như một cuộc tổng tiến công, những nét văn hóa
Nhật ăn sâu vào suy nghĩ người Việt Trẻ từ con hạc, tấm thiệp đến những món
ăn tinh tế… thầm lặng nhưng dễ gây nghiện. Đó có phải là một nét đẹp của văn
hóa Nhật trên đất Việt Nam. Rất nhẹ và rất sâu.

20



×