Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Core banking và biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng tại các trường đại học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI
CORE-BANKING VÀ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN
HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

SVTH: TRẦN THỊ MỸ LINH
MSSV: 1154030241
NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
GVHD: TS.NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình, những lời góp ý chân thành từ các Thầy Cô,
các Anh Chị trong Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Minh Kiều đã góp ý giúp em định
hướng về phương pháp nghiên cứu vấn đề.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Thùy Linh vì đã
luôn dõi theo và góp ý chỉnh sửa khóa luận cho em từ đề cương chi tiết cho đến cách


hành văn, sắp xếp bố cục hợp lý nhất. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Cô
em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội
dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các
Thầy Cô giáo khoa Đào tạo Đặc biệt - trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty, tới toàn thể cán
bộ, nhân viên của Công ty về sự giúp đỡ tận tình của các Anh Chị trong thời gian thực
tập vừa qua. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến quý Anh Chị đang làm việc tại
Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công:
 Anh: Trần Xuân Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
 Chị : Phạm Thị Thanh Hà - Giám đốc Chuyên môn
 Chị: Nguyễn Thị Thúy Kiều - Giám đốc Phát triển Kinh doanh
 Chị: Thái Thị Xuân Diễm - Giám đốc Dự án
 Anh: Vũ Xuân Vinh - Giám đốc Đào tạo
Cảm ơn Anh Chị đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích, tư vấn, cung cấp thông tin, số
liệu, các dự án,… liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành bài báo cáo đúng thời gian, nội dung quy định. Chính sự giúp đỡ đó đã
giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tế. Những kiến thức này sẽ là hành trang
ban đầu cho quá trình công tác, làm việc của em sau này. Qua đây, em xin kính chúc
quý Công ty ngày càng phát triển, kính chúc các Anh Chị luôn thành đạt trên cương vị
công tác của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Mỹ Linh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Sinh viên Trần Thị Mỹ Linh là một sinh viên thông minh, có khả năng nghiên
cứu, có tinh thần trách nhiệm cao và chủ động trong công việc.
Khóa luận được trình bày đúng quy định, đẹp, bố cục rõ ràng. Khóa luận có chất
lượng tốt, đóng góp quan trọng cho việc đào tạo trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
và đây là đề tài hoàn toàn mới. Những thông tin trong khóa luận có giá trị thực tiễn và
ứng dụng cao.
Đồng ý cho sinh viên Trần Thị Mỹ Linh được bảo vệ khóa luận trước Hội đồng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2015
Giáo viên nhận xét

TS. Nguyễn Thị Thùy Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTC, Viet Victory :

Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công

Techcombank

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

OCB

:


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

NamABank

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á

PVcomBank

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam

Sacombank

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

ACB

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

VIB

:


Ngân hàng Quốc tế

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

GS-TSKH

:

Giáo sư- Tiến sỹ Khoa học

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences

NVNH

:

Nhân viên Ngân hàng

NH

:


Ngân hàng

TCNH

:

Tài chính – Ngân hàng

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

Valid

:

Giá trị

Missing

:

Giá trị bỏ qua

Mean

:


Trung bình

Std. Error of Mean :

Sai số của trung bình

Mode

:

Biến phổ biến nhất

Std. Deviation

:

Độ lệch chuẩn

Variance

:

Phương sai

Frequency

:

Tần số


Percent, %

:

Phần trăm

Valid Percent

:

Giá trị phần trăm

Cumulative Percent :

Phần trăm tích lũy

SV

:

Sinh viên

CLĐT

:

Chất lượng đào tạo

L/C


:

Letter of Credit

CV

:

Curriculum Vitae

CP

:

Cổ phần

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............1
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................5
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6
1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ................................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .
........................................................................................................................ 8
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 8
2.2

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THỜI GIAN QUA .....12

2.3
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................... 13
2.3.1

Phương pháp truyền thống............................................................................15

2.3.2

Phương pháp tổng hợp và sự khác biệt giữa hai phương pháp .................... 20

2.3.3

Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp đào tạo .......................................25

CHƯƠNG 3: CORE-BANKING VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH NHÂN
VIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIET VICTORY ................................................................ 28
3.1 TỔNG QUAN VỀ PHẦN NGÂN HÀNG LÕI CORE-BANKING VIET
VICTORY ..................................................................................................................... 28
3.1.1

Phân hệ tiền gửi ............................................................................................ 28

3.1.2


Phân hệ chuyển tiền ...................................................................................... 29

3.1.3

Phân hệ tín dụng ........................................................................................... 30

3.1.4

Phân hệ tài trợ thương mại: ..........................................................................31

3.2
CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH NGÂN HÀNG TẠI VIET
VICTORY ..................................................................................................................... 34
3.2.1

Giao dịch viên Ngân hàng ............................................................................36

3.2.2

Chuyên viên Khách hàng cá nhân ................................................................ 37

3.2.3

Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp ....................................................... 38

3.2.4

Chuyên viên Thanh toán quốc tế ..................................................................38


3.2.5

Chuyên viên Kinh doanh tiền tệ ...................................................................39

3.2.6

Thực hành phần mềm hệ thống Ngân hàng lõi ( Core-banking) ..................40
iii


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP ĐƯA CORE-BANKING VÀO
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 43
4.1

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................. 43

4.2
BIỆN PHÁP ĐƯA CORE-BANKING VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................................... 44
4.2.1

Nhà trường đưa sinh viên đến Viet Victory học thực tế............................... 44

4.2.2
Kết hợp thực hành hệ thống Core-banking đối với một số môn học chuyên
ngành Tài chính ngân hàng............................................................................................ 44
4.2.3


Mô hình ngân hàng giả lập tại Nhà trường ................................................... 46

4.1.2

Chương trình thực tập tại Ngân hàng mô phỏng tại Viet Victory ................49

4.1.3

Thành lập Viện chuyên đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng trong tương lai..
...................................................................................................................... 52

KẾT LUẬN

.................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC

.................................................................................................... 56

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Phương pháp khảo sát .................................................................................. 9
Bảng 2.2 : Kết quả hai phương pháp ........................................................................... 10
Bảng 2.3 : Ý nghĩa giá trị trung bình theo thang đo khoảng ....................................... 15
Bảng 2.4 : Mục tiêu chương trình đào tạo................................................................... 16
Bảng 2.5 : Kỹ năng mềm trong đào tạo ...................................................................... 16
Bảng 2.6 : Đội ngũ giảng viên .................................................................................... 18

Bảng 2.7 : Mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên .......................................................... 19
Bảng 2.8 : Mục tiêu đào tạo của trường ...................................................................... 21
Bảng 2.9 : Kỹ năng mềm từ Viet Victory ................................................................... 22
Bảng 2.10 : Kinh nghiệm làm việc thực tế.................................................................... 22
Bảng 2.11 : Đội ngũ giảng viên .................................................................................... 23
Bảng 2.12 : Mục tiêu nghề nghiệp ................................................................................ 24
Bảng 2.13 : Ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp ................................................ 26
Bảng 2.14 : Ưu điểm, nhược điểm những phướng án khác .......................................... 27
Bảng 3.1 : Phân hệ tiền gửi ......................................................................................... 27
Bảng 3.2 : Phân hệ chuyển tiền ................................................................................... 30
Bảng 3.3 : Phân hệ tín dụng ........................................................................................ 31
Bảng 3.4(a): Phân hệ tài trợ thương mại......................................................................... 32
Bảng 3.4(b): Phân hệ tài trợ thương mại......................................................................... 33
Bảng 3.5 : Giao dịch viên chuyên nghiệp ................................................................... 36
Bảng 3.6 : Chuyên viên khách hàng cá nhân .............................................................. 37
Bảng 3.7 : Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp ..................................................... 38
Bảng 3.8 : Chuyên viên thanh toán quốc tế ................................................................ 39
Bảng 3.9 : Chuyên viên kinh doanh tiền tệ ................................................................. 40
Bảng 3.10 : Thực hành hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi (Core-banking) ................ 41
Bảng 4.1 : Tư vấn xây dựng ........................................................................................ 48
Bảng 4.2 : Tư cài đặt sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking Viet Victory 49
Bảng 4.3 : Tư vấn Phí đào tạo giảng viên và tư vấn chương trình, giáo trình đào tạo 49
Bảng 4.4 : Giao dịch viên Ngân hàng ......................................................................... 50
Bảng 4.5 : Chuyên viên Khách hàng cá nhân ............................................................. 51
Bảng 4.6 : Chuyên viên Thanh toán quốc tế ............................................................... 52
v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thực hành trên hệ thống như NVNH .............................................................. 17

Hình 2.2: Hiểu về công việc ở NH .................................................................................. 17
Hình 2.3: Sinh viên tự tin đi làm sau khi tốt nghiệp ....................................................... 17
Hình 2.4: Lý do SV chọn ngành TCNH .......................................................................... 20
Hình 2.5: Nâng cao CLĐT ngành TCNH ........................................................................ 20
Hình 2.6: Sinh viên TCNH nên tham gia khóa học chức danh ....................................... 23
Hình 2.7: So sánh giữa hai phương pháp đào tạo ............................................................ 25
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công ............................ 35
Hình 4.1: Kế hoạch triển khai Ngân hàng giả lập ........................................................... 48

vi


Chương 1: Giới thiệu đề tài

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO
CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và mở rộng giao lưu với các nước
trong khu vực, bên cạnh cơ hội tìm kiếm được công việc tốt thì cũng không ít bạn trẻ e
ngại với những thách thức mà xã hội yêu cầu. Một đất nước muốn phát triển tốt thì yếu
tố tiên quyết là mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức trong đó phải thật vững về chuyên môn,
nhạy bén về thị trường, có chiến lược về lâu dài đúng đắn và phù hợp... Nhìn nhận trên
phương diện khách quan, do đang trong giai đoạn hồi phục sau cuộc suy thoái chung
của toàn thế giới và chính sách phát triển chưa được thi hành mạnh mẽ dẫn đến nền
kinh tế Việt Nam đang tồn tại những điểm yếu hiện nay như: bội chi ngân sách lớn, nợ
công áp trần, doanh nghiệp phá sản ngừng hoạt động, người lao động thất nghiệp…
Khảo sát cho thấy người lao động ở Việt Nam đang có xu hướng già đi trong khi nước
ta đang đẩy mạnh chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến cho số người trong độ tuổi
lao động không đủ thay thế cho lượng người về hưu, tương ứng quy mô lao động
không thể tăng như trong giai đoạn 2005 - 2010, điều này gây nên nhiều khó khăn cho

sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề năng suất lao động ở Việt Nam chưa
cao luôn là bài toán khó đối với các nhà chức trách, song nó lại càng đáng lưu tâm hơn
trong bối cảnh hòa nhập khu vực và thế giới của cộng đồng kinh tế ASEAN cuối 2015.
Thực tế cho thấy năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với thế giới và so
với khu vực. Cụ thể là năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn hai lần so với năng
suất bình quân của ASEAN và là một trong ba nước có năng suất lao động thấp nhất
ASEAN, chỉ cao hơn Myanma và Campuchia; thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11
lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần (Theo Tổ chức lao động Quốc
tế (ILO), 2013). Liệu rằng với chất lượng lao động kém: đông về số lượng nhưng chủ
yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo; hệ thống giáo dục thiên về lý thuyết, thiếu
đào tạo kỹ năng, chưa nhịp nhàng về cung đào tạo và cầu thị trường và những bất cập
của hệ thống đào tạo hàng năm (Anh Thi, 2015) thì chúng ta nên làm gì để xóa bỏ sự
thật: có đến 50% lao động chưa qua đào tạo, năng suất lao động Việt Nam thuộc nhóm
thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương?
Nguồn nhân lực không chất lượng trong khi các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đang rất cần nguồn lao động. Người lao động không đáp ứng được công việc
nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là chương trình đào tạo hiện nay tại các trường
Đại học không mang tính cọ xát và thực tiễn cao cho sinh viên. Thời điểm hiện tại Việt
Nam có khoảng 202 trường Đại học và 218 trường Cao đẳng, tổng số lượng sinh viên
tốt nghiệp hằng năm khoảng 234.000 người, trong đó số lượng sinh viên tại các trường
Đại học gần như gấp đôi Cao đẳng. Theo thống kê của trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn cho thấy, trong tổng số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ có 19% làm
Trang 1


Chương 1: Giới thiệu đề tài

đúng ngành, 71% làm trái ngành và 26% cử nhân không có việc làm. “Học đi đôi với
hành”, lý thuyết sẽ chỉ mãi là lý thuyết suông nếu không được áp dụng vào thực tiễn.
Thực tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp ở Việt Nam ngày càng

tăng. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người
thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012) trong đó có tới 72.000 cử
nhân, thạc sỹ; hơn nữa tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6% (nguồn: Dân trí,
2014). Con số này trong năm 2014 như thế nào? Theo bản tin cập nhật thị trường
nguồn lao động Việt Nam vừa được công bố vào tháng 7/2014 thì: cả nước có hơn
162.400 người có học vấn từ đại học trở lên và 79.100 người có trình độ cao đẳng thất
nghiệp (nguồn: hanoimoi.com.vn). Phải chăng là nghịch lý khi mà doanh nghiệp vẫn
đăng tin tuyển dụng ồ ạt trong khi sinh viên tốt nghiệp lại không được tuyển dụng?
Đặc biệt phải kể đến khối ngành kinh tế, sự lựa chọn của hơn 28% sinh viên hiện nay.
Thời gian trôi qua, dù nền kinh tế có nhiều biến chuyển nhưng Tài chính – Ngân hàng
luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều bạn sinh viên khi thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng.
Theo khảo sát về xu hướng kinh doanh năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước, 40%
Ngân hàng cho biết họ đang thiếu người và chắc chắn sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm.
Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng này khi đăng tin tuyển dụng đều nhấn mạnh đến
kinh nghiệm làm việc – điều khó khăn không chỉ với những người lao động nhất đối
với sinh viên mới ra trường. Kết quả khảo sát dành cho sinh viên khối này lại lần nữa
phản ánh tình trạng chung của sinh viên: chỉ 30% cử nhân ra trường có việc làm, 80%
không có việc làm trong ba tháng, 50% thất nghiệp trong 6 tháng hoặc làm trái nghề và
30% cử nhân thất nghiệp trong một năm (Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực, 2014).
Vì sao số lượng cử nhân thất nghiệp lại nhiều như vậy? Theo phân tích đánh giá
của hầu hết các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc cử
nhân ra trường không thể đảm nhận tốt công việc tại các doanh nghiệp trong khi họ lại
phải đi tuyển công nhân, kỹ sư nước ngoài là do đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu
của xã hội. Nói một cách cụ thể hơn, việc đào tạo đang tách biệt với các doanh nghiệp
vì không đáp ứng được kỹ năng, kiến thức chuyên môn,… và chiến lược phát triển lâu
dài tại các doanh nghiệp (Nguyễn Minh Đường, 2014).
Nhà nước luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó Giáo dục lại
càng đặc biệt hơn hết trong thời gian qua. Ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục

Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô nhưng thực tế cho thấy tình hình
giáo dục vẫn không được cải thiện. Chú trọng đào tạo theo khung của Bộ giáo dục ban
hành, cố gắng chuyển tải tất cả nội dung lý thuyết, ít nghiên cứu thảo luận, đặt nặng
vấn đề thi cử là những gì đang diễn ra khiến cho học sinh, sinh viên ngày càng mất khả
năng tự học và làm việc thực tế - điều khác biệt của nước ta với các nước phát triển
trên thế giới. Cho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác
Trang 2


Chương 1: Giới thiệu đề tài

định mục tiêu cụ thể để đào tạo sinh viên. Trong khi mục tiêu đào tạo chính ở các
trường Đại học trên thế giới là hướng dẫn sinh viên áp dụng kiến thức chuyên môn vào
thực tiễn như thế nào để làm việc còn ở Việt Nam thì lại không được như vậy, các
Giảng viên chỉ chú trọng đến chương trình giảng dạy thiêng về lý thuyết mà không chú
trọng đến dạy nghề cho sinh viên; bên cạnh đó việc ít cập nhật kiến thức chuyên môn
liên quan đến nhu cầu thực tế cũng khiến cho sinh viên rơi vào tình trạng không xác
định được mình có khả năng gì và thích ứng với nhu cầu của xã hội như thế nào (Vũ
Minh Giang, 2009).
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chặt chẽ chương trình khung và yêu cầu các
trường tuân thủ, tuy nhiên bất cứ vấn đề gì cũng có mặt trái của nó. Sinh viên được
trang bị kiến thức đầy đủ, được dạy nhiều khái niệm, công thức và những liên hệ do
Giảng viên hoặc sách vở cung cấp, tuy nhiên họ lại không có được khả năng thực hành
thực tế, không giải quyết được những vấn đề thực tiễn phát sinh. Cần bằng cấp hay cần
khả năng làm việc? Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều phải mất từ 3 đến 6
tháng và chi phí tài chính lớn để đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp, và thêm một khoảng
thời gian nữa sinh viên mới có thể làm việc tốt. Vì sao sinh viên lại bỡ ngỡ khi tiếp cận
với các doanh nghiệp trong khi các em đã được trang bị kiến thức từ phía nhà trường?
Vấn đề ở đây là gì? Với tâm lý ỷ lại, nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp với tấm bằng “ngành
này, trường này” sẽ kiếm được nhiều tiền và sự mô hồ trong định hướng nghề nghiệp

tương lai nên dù vững vàng về kiến thức chuyên môn nhưng hầu hết các bạn sinh viên
đều tỏ ra lúng túng khi thực tập hoặc làm việc chính thức (Phạm Minh Tuấn, 2014).
Một cuộc khảo sát về thái độ học tập của sinh viên cho thấy hầu hết sinh viên không
có khả năng tự học, tự nghiên cứu hay thực sự tin vào khả năng chính bản thân mình
(Nguyễn Công Khanh, 2014). Chủ quan mà nói, chương trình đào tạo ở các trường còn
mang nặng tính lý thuyết, ít thực hành và ít vận dụng kiến thức thực tế vào chương
trình học nên mới dẫn đến hệ quả như vậy.
Những phát biểu và nghiên cứu trên đã cho ta thấy rõ mặt hạn chế trong việc đào
tạo hiện nay. Việc sinh viên sau khi tốt nghiệp không có khả năng làm việc thực tế tại
các doanh nghiệp như một hồi chuông cảnh báo về việc ngoài lý thuyết được học trên
trường, sinh viên cần trang bị cho mình thêm kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, cách xử
lý những tình huống thực tế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Những nghiên
cứu và đánh giá từ những chuyên gia trên cung cấp cơ sở cho việc đưa ra những biện
pháp đưa sinh viên đến gần hơn đến thực tiễn, định hình được công việc trong tương
lai. Áp dụng điều này trong tất cả các ngành nghề nói chung và đặc biệt là ngành Tài
chính - Ngân hàng nói riêng, việc kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với
thực hành trên hệ thống như chính những nhân viên Ngân hàng thực thụ mang lại hiệu
quả cao không chỉ đối với nhận thức của sinh viên mà còn phù hợp với nhu cầu tuyển
dụng từ phía các Tổ chức, Ngân hàng. Tổ chức phát triển khi những con người trong
lòng tổ chức đó có năng lực và hoàn thành xuất sắc công việc chứ không phải chỉ cần
Trang 3


Chương 1: Giới thiệu đề tài

mô hình hay chiến lược tốt là đủ (Đặng Văn Thành, 2014). Không chỉ làm cải thiện
tình hình hoạt động tại doanh nghiệp mà đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên
ngành Tài chính – Ngân hàng, việc kết hợp thực hành trên hệ thống phần mềm Ngân
hàng lõi Core-banking như chính nhân viên Ngân hàng xen kẽ các tiết lý thuyết trong
chương trình giảng dạy sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết suông và khả năng làm

việc thực tế, rút ngắn thời gian đào tạo tân tuyển, cụ thể hóa môn học và giảm thiểu
tình trạng lựa chọn sai ngành. Bên cạnh đó, việc xác định rõ mục tiêu và thao tác thực
tế đóng vai trò quyết định công việc mà sinh viên theo đuổi trong tương lai. Gắn liền
giữa lý thuyết và thực tế góp phần quan trọng tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao
cho các đơn vị tuyển dụng, giảm thiểu chi phí đào tạo cho đối tượng tân tuyển.
Với suy nghĩ về ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả cao về mọi mặt mà việc kết
hợp mang lại, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Core-banking và biện pháp
nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các trường Đại học
ở Việt Nam hiện nay”.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn thực tế về một phương pháp đào
tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thực tế trong ngành Tài chính - Ngân hàng cho
giảng viên, sinh viên, cũng như những tổ chức, cá nhân làm công tác đào tạo. Điều này
góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao tình hình giáo dục hiện nay,
giảng viên có thể vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn trong quá trình giảng
dạy, sinh viên có khả năng làm việc thực tế cao sau khi tốt nghiệp; mặt khác, các
trường Đại học Cao đẳng có thể áp dụng chương trình này trong việc giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo từ phía nhà trường và học viên.
Câu hỏi nghiên cứu là cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu:
- Các bạn sinh viên chỉ học chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng
ở trường nhìn nhận như thế nào về chương trình đào tạo và định hướng công việc mình
sẽ làm sau khi tốt nghiệp?
- Sử dụng phương pháp học tập tổng hợp: kết hợp lý thuyết được đào tạo ở
trường và thực hành thực tế trên hệ thống Ngân hàng lõi Core-banking của Viet
Victory có nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay xét trên mục tiêu đào tạo, khả năng làm việc thực
tế cho sinh viên hay không?
- Với phương pháp học tập tổng hợp này có giúp sinh viên trong việc định
hướng, xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp hay không?

Bài nghiên cứu nhằm trả lời một cách đầy đủ nhất những câu hỏi trên, có nhiều
cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này
chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả khi áp dụng việc thực hành phần mềm Ngân hàng
Trang 4


Chương 1: Giới thiệu đề tài

lõi Core-banking của Viet Victory kết hợp với chương trình đào tạo lý thuyết ở trường
Đại học – phương pháp tổng hợp, căn cứ trên cách nhìn thực tế của các bạn sinh viên
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Tuy không khách quan khi đánh giá hiệu quả
của một hương thức đào tạo dựa vào thành quả mà nó đạt được trong thời gian ngắn,
tuy nhiên vì Công ty chỉ mới thành lập không lâu, bên cạnh đó, xét đến nhưng giá trị
kinh tế và xã hội mà biện pháp mang lại kết hợp với ý kiến thực tế từ cách nhìn nhận
của các bạn sinh viên đang học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, các bạn học viên
sau khi hoàn thành khóa học tại Công ty Viet Victory tự nhận ra sự khác biệt so với
chương trình đào tạo tại trường, tác giả tin tưởng rằng đây là một trong những phương
pháp khả thi nên triển khai trên diện rộng trong công tác đào tạo vì lợi ích của nhà
trường, sinh viên và sự phát triển của xã hội.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu khảo sát được thiết kế và chỉnh sửa nhiều lần bởi Giảng viên hướng dẫn và
các anh chị Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công – đối tượng nghiên
cứu hiện là công ty duy nhất tại Việt Nam có được phần mềm Ngân hàng lõi Corebanking gần giống với các Ngân hàng dành cho sinh viên thực hành thực tế. Gần hai
tuần tiến hành khảo sát vất vả trên diện rộng ở các trường Đại học và nhập liệu kết quả
vào hệ thống tác giả mới có được cơ sở vững chắc cho vấn đề nghiên cứu cũng như
các số liệu thực tế phân tích ở chương hai. Loại bỏ những phiếu trả lời không chọn đầy
đủ các câu hỏi quy định, mẫu cuối cùng cho toàn bộ phần khảo sát là 700.
Khảo sát được tiến hành trên hai nhóm đối tượng chính: (1) nhóm sinh viên ở
các trường Đại học chỉ học lý thuyết trên lớp và (2) nhóm sinh viên vừa được học lý

thuyết trên lớp vừa được thực hành trên hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi Corebanking. Nhưng sinh viên viên này sẽ được làm khảo sát phù hợp với nhóm đối tượng.
Khảo sát được trực tiếp thu thập thực tế từ sinh viên năm ba, năm tư chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng trên địa bạn thành phố Hồ Chí Minh. Những sinh viên thuộc nhóm
đối tượng (1) sẽ điền vào mẫu khảo sát 1 (xem chi tiết ở phụ lục 1) liên quan đến
chương trình đào tạo tại trường học của mình. Tương tự như vậy, các sinh viên thuộc
nhóm (2) sẽ phải làm đồng thời cả 2 phiếu khảo sát 1 và 2 (nội dung mẫu khảo sát 2
xem chi tiết ở phụ lục 2). Thực hiện khảo sát và cùng đánh giá trên một số tiêu chí
chung: (i)mục tiêu đào tạo từ phía nhà trường, (ii) đội ngũ giảng viên và (iii)mục tiêu
tương lai của sinh viên nhằm thấy được sự khác biệt trong cách nhìn nhận của sinh
viên thuộc hai nhóm đối tượng.
Kết quả khảo sát sẽ được nhập liệu vào hệ thống và sử dụng phần mềm SPSS để
phân tích số liệu, từ đó so sánh, đối chiếu giữa hai phương pháp học tập. Trên cơ sở
thực tiễn này thấy được sự nổi bật và tầm quan trọng của một phương pháp học tập
mới và đề ra các biện pháp đưa phần mềm Ngân hàng lõi (Core-banking) vào chương

Trang 5


Chương 1: Giới thiệu đề tài

trình đào tạo chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học, Cao đẳng
nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học từ phía nhà trường và sinh viên.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, đặc biệt là các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ở các trường Đại học, do đó
phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
Do việc khảo sát số liệu sơ cấp gặp nhiều khó khăn về việc tiếp cận toàn bộ sinh
viên cũng như thời gian nghiên cứu hạn chế, vì vậy báo cáo chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp
ở một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Sài Gòn, Đại

học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng bán công
Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, … và là các bạn sinh viên năm ba, năm tư khoa
Tài chính - Ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả không tiến hành khảo
sát ở một số trường Đại học đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng rất mạnh như Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Ngân hàng,… cũng như một số
trường liên kết đào tạo quốc tế vì hai lý do chính: (1)thời gian thực hiện nghiên cứu
hạn hẹp và (2)bản thân tác giả gặp khó khăn trong việc gặp gỡ sinh viên các trường
trên để tiến hành khảo sát. Cụ thể hơn đối tượng là các bạn sinh viên chỉ học chương
trình giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng ở trường Đại học (300 phiếu
khảo sát) và sinh viên là học viên đang tham gia hoặc đã tốt nghiệp các khóa học tại
Viet Victory (400 phiếu khảo sát). Việc phân tích, so sánh và đưa ra kết luận, nhận xét
dựa trên câu trả lời của sinh viên.
Thời gian: tình hình đào tạo thực tế của Công ty Cổ phần Đào tạo Việt Thành Công
từ lúc đi vào hoạt động (9/2014) đến nay. Các bạn sinh viên năm ba, năm tư tại các
trường Đại học là đối tượng chính của bài nghiên cứu vì thời điểm hiện tại các bạn
chuẩn bị tốt nghiệp – mục tiêu nghiên cứu muốn hướng đến. Bên cạnh đó, nhằm nâng
cao tính chân thật và hiệu quả cho bài báo cáo, tác giả sử dụng số liệu tuyển dụng hiện
tại ở một số Ngân hàng Thương mại và tình hình nguồn nhân lực trong thị trường lao
động ở Việt Nam giai đoạn 2012 cho đến nay.

KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Vì đây là đề tài tương đối mới do đó cách sắp xếp bố cục sẽ có chút thay đổi theo
quy định trình bày khóa luận từ phía Nhà trường để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt
được ý tưởng và nội dung, mục tiêu của nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài vẫn đảm bảo
cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu và nội dung quy định do
Nhà trường yêu cầu. Khóa luận bao gồm 4 phần chính:

Trang 6



Chương 1: Giới thiệu đề tài

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: CORE-BANKING VÀ CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CHỨC DANH DÀNH
CHO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIET VICTORY
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CORE-BANKING
VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI
CÁC
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC

VIỆT
NAM
HIỆN
NAY.

Trang 7


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÀO
TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN
HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu, khảo sát của tác giả về nhu

cầu tuyển dụng, đào tạo từ phía Ngân hàng và thực trạng đào tạo ngành Tài chính –
Ngân hàng tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay dựa trên sự nhìn nhận, đánh
giá của các bạn sinh viên chuyên ngành này trên cả hai nhóm đối tượng mà chương 1
đã nêu. Tác giả dựa vào kết quả khảo sát từ các nhóm đối tượng và sử dụng phần mềm
SPSS để phân tích số liệu, qua đó cho thấy tầm quan trọng, ý nghĩa việc kết hợp
chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành trên hệ thống đối với sinh viên chuyên
ngành Tài chính - Ngân hàng. Từ đó đề ra biện pháp góp phần đưa phần mềm Corebanking vào chương trình giảng dạy hiện nay tại các trường Đại học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay. Đồng thời nhằm cung cấp
khung lý thuyết vững chắc cho phần phân tích trên, tác giả sẽ trình bày cô đọng lý
thuyết làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và tóm tắt các đề tài đã được thực hiện
trước đây nhằm cung cấp một khung khái niệm, lý thuyết giải thích rõ hơn cho câu hỏi
và phương pháp nghiên cứu.

2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Rất khó để tìm được các nghiên cứu trước đây về đề tài mà tác giả đang nghiên
cứu, có chăng là những nghiên cứu sử dụng cùng phương pháp học tập tổng hợp
nhưng trên lĩnh vực khác hay những bài báo, bài viết về tình hình bất cập trong giáo
dục hiện nay. Tuy nhiên những nghiên cứu, khảo sát này đã phản ánh chân thực và
khách quan nhất thực tế đang tồn tại về việc học tập và kết quả của sinh viên trong và
ngoài nước.
Theo như nghiên cứu của nhóm tác giả Pereira, Pleguezuelos, Merı´, MolinaRos, Molina-Toma´s & Masdeu (2007) về hiệu quả của việc sử dụng chiến lược học
tổng hợp – phương pháp kết hợp công nghệ mới trong việc dạy về giải phẫu con
người, bằng những phương pháp khảo sát thực hiện trên nhóm sinh viên y khoa năm
nhất thuộc trường Cao đẳng Pompeu Fabra nhóm tác giả đã đưa đến kết luận: Việc học
tổng hợp mang lại hiệu quả cao hơn dạy truyền thống trong việc giảng dạy từ phía nhà
trường (Jose´ A Pereira và các cộng sự , 2007, tr.189). Nghiên cứu được tiến hành trên

hai nhóm đối tượng có thuộc tính và sử dụng cách kiểm tra như nhau. Sau khi phân
tích kết quả, các chuyên gia đã đúc kết được những lợi ích mà phương pháp mang lại
Trang 8


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

cho sinh viên. Không chỉ cải thiện tình hình học tập, nâng cao khả năng tự nghiên cứu,
tích lũy kiến thức cho sinh viên, phương pháp hiện đại trong giảng dạy này còn giúp
họ tìm được niềm đam mê, hứng thú trong việc học cũng như công việc trong tương lai
của bản thân, từ đó giảm thiểu tối đa việc lựa chọn sai ngành – một bất cập hiện nay
của giáo dục.
Phương pháp sư phạm truyền thống duy nhất của tổng giải phẫu là thông qua các
bài giảng giáo khoa và mổ xẻ tử thi. Tuy nhiên khả năng tiếp cận công nghệ mới, đã
khiến nhiều trường đại học và cao đẳng xác định lại các phương pháp giảng dạy do đó
đã nâng cao hiệu quả truyền đạt các kiến thức tổng giải phẫu học (Udaya Kumar P.,
Seema Madan, 2013).1
Các sinh viên được Pereira và cộng sự chia thành hai nhóm đối tượng để phục
vụ cho việc khảo sát tuy nhiên chất lượng hai nhóm và tổng số 45 giờ học là như nhau:
(i) nhóm được áp dụng phương pháp học hiên đại áp dụng công nghệ mới - họ có 13
giờ học lý thuyết, thời gian còn lại họ phải sử dụng máy tính với mục đích thiết kế
giám sát có liên quan, cả trực tuyến cũng như phải có mặt tại 3 cuộc hội thảo mà học
sinh phải tham dự để hỗ trợ cho môn học. Nhóm thứ hai có 30 giờ lý thuyết và 15 giờ
thực hành. Chi tiết được thể hiện như bảng 2.1:
Bảng 2.1: Phương pháp khảo sát

Số lượng học sinh
Giới tính (nam:nữ)
Lý thuyết

Thực hành
Số tiết cơ bản không tham gia trên lớp
Hội thảo

Phương pháp truyền
thống
65
9:56
30
15
0
0

Phương pháp
tổng hợp
69
9:60
17
15
13
3

(Pereira và cộng sự, 2007, tr.191)
Hiệu suất của học sinh được đánh giá bằng một cách kiểm tra như nhau: 5 câu trắc
nghiệm, 15 câu trả lời ngắn thi viết và 10 câu hỏi thi thực hành dựa trên sự hiểu biết về
các cấu trúc.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nhóm học sinh thực nghiệm theo phương pháp
học tập tổng hợp tốt hơn so với nhóm truyền thống, bên cạnh việc học sinh có điểm số
cao, giảm tình trạng bỏ thi thì phương pháp này còn giúp học sinh chủ động trong việc
học, tăng số giờ truy cập hệ thống để xem tài liệu (1043 giờ so với 555 giờ truy cập),

1

Mục tiêu của phương pháp do Pereira và các cộng sự thực hiện là nhằm để so sánh phương pháp giảng dạy
truyền thống với phương pháp giảng dạy hiện đại và đánh giá hiệu quả của chúng trong việc học giải phẫu tổng,
và đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên học tập với từng phương pháp. Nghiên cứu đã được thực hiện trong
số các sinh viên năm nhất đại học sinh viên y khoa của Cao đẳng Pompeu Fabra ở Barcelona.

Trang 9


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

đây là điều mà phương pháp muốn hướng đến. Thang điểm từ 1 đến 10 được trình bày
như bảng kết quả 2.2:
Bảng 2.2: Kết quả hai phương pháp
Tiêu chí
Điểm trung bình (SD)
Sinh viên vượt qua kỳ thi thứ 1
Sinh viên bỏ thi
Sinh viên vượt qua kỳ thi thứ 2 (thi lại)
Sinh viên đến lớp
Mức độ hài lòng về tất cả
Hài lòng về phương pháp học

Phương pháp
truyền thống
5.0 (1.6)
71.4%
13.8%

94.3%
63%
7.1 (1.8)
7.8(2.0)

Phương pháp kết
hợp
6.3 (1.3)
87.9%
4.3%
95.4%
71%
7.6 (1.7)
8.6 (1.6)

(Pereira và cộng sự, 2007, tr.193)
Điểm trung bình mà nhóm này nhận được cao hơn so với nhóm còn lại (6.3 so với 5),
tỷ lệ vượt qua kỳ thi đầu tiên ở nhóm học phương pháp mới là 87.9% còn nhóm học
theo phương pháp truyền thống là 71.4% và tỷ lệ học sinh bỏ thi ở nhóm này cũng
thấp hơn theo kết quả nghiên cứu (4.3% so với 13.8%) (Pereira và cộng sự, 2007,
tr.192). Kết quả mà nhóm chuyên gia ghi nhận cộng với việc hài lòng theo kết quả
khảo sát từ nhóm sinh viên cho thấy việc học theo phương pháp mới không những
giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn, có kỹ năng thực tế nhiều hơn mà kết quả học cũng
được nâng cao hơn rất nhiều.
Một nghiên cứu tương tự cũng đã cho thấy hiệu quả việc giáo dục đào tạo kết
hợp truy cập tìm kiếm thông tin trên Internet, kết quả phản hồi cho thấy học sinh có
thể kiểm soát tốt nội dung, tốc độ học, thời gian và mục tiêu học tốt hơn rất nhiều
(Jorge G. Ruiz, 2006). Những thay đổi trong đào tạo góp phần quan trọng trong việc
cải thiện kết quả, hiệu suất công việc và những thay đổi tích cực khác. Arthur (2003)
đã tiến hành phân tích dựa trên kích thước mẫu là 1152 từ 165 nguồn, kết quả cho thấy

so với việc không đào tào hoặc giai đoạn trước đào tạo thì việc đào tạo mang lại hiệu
quả tác động đến tổng thể toàn bộ hành vi, kỹ năng làm việc. Điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào phương pháp và chương trình đào tạo chứ không bị chi phối bởi quy mô đào
tạo (Herman Aguinis, Kurt Kraiger, 2009, tr.453-454). Một nghiên cứu được tiến hành
trên các công ty tài chính, phiếu câu hỏi được khảo sát trên 1.530 giám đốc cho thấy
các chương trình đào tạo giúp định hướng con người liên quan trực tiếp đến nhân viên,
khách hàng, và chủ sở hữu hay cổ đông hài lòng vì những giá trị mà nó mang lại cho
hiệu quả kinh doanh (Herman Aguinis, Kurt Kraiger, 2009, tr.458)… Rất nhiều những
nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh lợi ích của việc đào tào đúng đắn đối với
sự phát triển cá nhân, tổ chức, đoàn thể; không chỉ nâng cao hiệu suất công việc mà
biện pháp này còn góp phần lớn giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho tổ chức.
Trang 10


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những nghiên cứu tương đối phổ biến ở nước ngoài trong lĩnh vực giáo
dục liên quan đến hiệu quả đào tạo hoặc các phương pháp đào tạo mới ở bậc Đại học,
một số ít nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay cũng tập trung vào chủ đề tương tự và cho
những kết quả khác nhau. Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Khanh - trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, trên nhóm sinh viên một số trường Đại học đã phản ánh chân
thật tình hình học tập của sinh siên hiện nay. Kết quả cho thấy sự thụ động trong cách
học, không va chạm thực tiễn khiến cho sinh viên có tâm thế ỷ lại, không cố gắng;
chính điều này làm suy giảm khả năng và tư duy của sinh viên, từ đó khiến chất lượng
nguồn lao động trong tương lai kém chất lượng. Khảo sát được tiến hành với mẫu
được chọn theo phương pháp tăng theo cụm bán ngẫu nhiên gồm 448 sinh viên của
khoa Toán, Lí (184 sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên), Văn và Sử (266 sinh viên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Cấu trúc của mẫu phân phối theo giới tính
gồm 155 sinh viên nam (chiếm 34,6%) và 293 sinh viên nữ (chiếm 65,4%); cấu trúc

của mẫu phân phối theo năm học: năm thứ hai 247 sinh viên (55,1%), năm thứ ba 171
sinh viên (38,2%), năm thứ tư 30 sinh viên (6,7%). Dưới đây là kết quả khảo sát thu
thập được: 64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận
thức của cá nhân; có tới 36,1% sinh viên biểu lộ phong cách học thụ động: ngại thắc
mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; có 22,9%
sinh viên chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc;
41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc
những tài liệu tham khảo; 31,4% số sinh viên được khảo sát cho rằng chiến lược học
của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy. Theo
Giáo sư, làm nên sự thụ động của sinh viên lỗi chính là của giảng viên, theo kết quả
khảo sát: “có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên bao gồm cả những tri
thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảng viên giao làm
những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;
82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, hướng dẫn
sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học; 85,6%
sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương
pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này;
79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và giải
đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay, tuy nhiên, chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa
ra những quan điểm của cá nhân” (Nguyễn Công Khanh, 2014).
Từ những nghiên cứu trên cùng với số liệu thực tế về chất lượng đào tạo tại Việt
Nam, câu hỏi được đặt ra ở đây là vì sao sinh viên lại ngày càng trở nên thụ động? Một
trong những lý giải đầu tiên đó chính là thực tế hiện nay ở các trường Đại học vẫn chủ
yếu áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, tuy phương
pháp này không gây hứng thú cho sinh viên nhưng lại có thể truyền tải hết nội dung
Trang 11


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay


yêu cầu của giáo trình. Chính điều này làm cho sinh viên có tâm thế ỷ lại, học để đối
phó, để qua môn chứ không vì mục tiêu nghề nghiệp sau này.
Khi thời gian thay đổi, chắc chắn những phương pháp học tập truyền thống bao
nhiêu năm qua sẽ là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với sự tiến bộ của xã
hội. Việc chỉ học lý thuyết theo chương trình đào tạo sẽ tạo nên thói quen ỷ lại cho học
sinh, không tạo được sự va chạm thực tế xét trên mọi lĩnh vực, trong đó có cả ngành
Tài chính - Ngân hàng.
Sự thành công trên nhiều lĩnh vực khi áp dụng phương pháp học tập mới có sự
gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành là tiền đề để bài nghiên cứu của tác giả có
được khung lý thuyết vững chắc hơn. Áp dụng biện pháp học tập tổng hợp – phương
pháp hiện đại đã thành công trên nhiều lĩnh vực lên lĩnh vực Giáo dục, cụ thể hóa
trong việc đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc
học lý thuyết chuyên ngành ở các trường Đại học sinh viên còn được hướng dẫn tác
nghiệp thực tế trên phần mềm Ngân hàng lõi Core-banking, được thao tác thực tế các
công việc tại Ngân hàng theo chức danh, được xử lý những tình huống thực tế xảy ra
trong quá trình làm việc,… Để thấy được sự khác biệt giữa phương pháp hiện đại này
và phương pháp học tập truyền thống vẫn được áp dụng lâu nay, ở nội dung tiếp theo
tác giả sẽ trình bày kết quả khảo sát và phân tích hai nhóm đối tượng sinh viên thuộc
hai phương pháp này, qua đó đánh giá thực trạng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng
ở Việt Nam hiện nay.
Đứng trước những bất cập và khiếm khuyết trong đào tạo và tình trạng sinh viên
thất nghiệp như hiện nay nhưng ngành Ngân hàng vẫn đăng tin tuyển dụng ồ ạt. Điều
này như động lực thúc đẩy ngành Giáo dục phải nâng cao việc đào tạo để đầu ra ở các
trường Đại học thật chất lượng và đáp ứng nhu cầu từ phía các tổ chức. Dưới đây là
một số thông tin tác giả thu thập được cho thấy Ngân hàng chưa bao giờ bão hòa.

2.2

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THỜI

GIAN QUA

Các Ngân hàng đã bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý III với kết quả nhìn
chung lạc quan hơn so với các quý trước, điển hình là lợi nhuận tăng và nợ xấu giảm.
Cùng với sự lạc quan về kinh doanh, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh bổ sung nhân sự
trong 9 tháng qua.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank-STB), tại thời điểm 30/9, Ngân hàng này có tổng cộng
12.299 nhân sự, tăng 637 nhân sự so với thời điểm cuối 2013. Báo cáo của Ngân hàng
TMCP Á Châu(ACB) trong khi đó cho thấy Ngân hàng đã tuyển thêm 431 nhân sự từ
đầu năm tới nay, đưa tổng số cán bộ nhân viên lên 9.222 người, PVcomBank tuyển
dụng thêm 400 người, ABBank cũng có thêm 384 nhân sự,… Đặc biệt so với cuối năm
Trang 12


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

2013, nhân sự của Ngân hàng VPBank tăng thêm tới 2.417 người, riêng nhân sự trong
9 tháng đã bằng tổng nhân sự của hai Ngân hàng quy mô nhỏ cộng lại.
Theo kết quả cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh quý IV/2014 của Vụ Dự Báo,
thống kê Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các Tổ chức Tín dụng đánh giá các nhân tố nội
tại của đơn vị mình diễn biến tích cực hoặc ổn định trong quý 3/2014 và dự kiến tiếp
tục cải thiện trong cả năm 2014. Trong số các đơn vị được hỏi, có 47,8% TCTD dự
kiến bổ sung lao động trong quý 4/2014 và 59,8% TCTD cho biết số lao động của đơn
vị mình tại thời điểm cuối năm 2014 (Tùng Lâm, 2014).
Đứng trước việc có quá nhiều sinh viên đặc biệt là sinh viên đại học chuyên
ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nghiệp nhưng lại không tìm được việc làm phù hợp
hay buộc phải làm trái ngành, trong khi đó con số tuyển dụng từ phía các Ngân hàng,
Tổ chức Tài chính lại tăng mạnh như hiện nay đã là hồi chuông cảnh báo trong công

tác đào tạo, giữa việc dạy ở trường và vấn đề nguồn nhân lực mà xã hội yêu cầu. Vấn
đề nằm ở chỗ sinh viên không thể thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc
thực tế tại Ngân hàng do chưa từng tiếp xúc, va chạm trong suốt quá trình học tập; mặc
khác, một số sinh viên đến khi đi làm mới nhận ra đây không phải công việc mà mình
yêu thích, cảm thấy nhàm chán dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến bản thân và kết quả
hoạt động tại doanh nghiệp. Thêm lần nữa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
được nhấn mạnh. Thực trạng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay dưới sự
nhìn nhận của các bạn sinh viên như thế nào? Kết quả phân tích dưới đây của tác giả
có được dựa trên đánh giá của các bạn sinh viên được đào tạo theo hai phương pháp
khác nhau, điều khác biệt tạo nên sự nổi bật cho một phương pháp đào tạo nên được
cân nhắc áp dụng vì lợi ích của sinh viên, giá trị từ phía nhà trường và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.

2.3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI
CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Hiện nay, các trường Đại học phần lớn đào tạo chuyên theo cơ cấu các môn học
nghiêng về lý thuyết. Hầu như cơ cấu này là giống nhau ở các trường đạo tạo cùng một
chuyên ngành. Giữa các môn này có tính liên kết và hỗ trợ về mặt nội dung với nhau.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học sinh viên lại không có khả năng thực
hành cao, “học đi đôi với hành” – các bạn có thể làm việc không khi mà bốn năm trôi
qua chỉ học lý thuyết trên sách vở, chưa kể nhiều bạn không còn chút ấn tượng khi
nhắc đến môn học nào đó, thậm chí là môn học chuyên ngành. Hiện tại các bạn được
học quá ít môn chuyên ngành, trong khi đó các môn học chung lại chiếm khoảng 80 –
90 tín chỉ trong số 125 – 130 tổng tín chỉ các môn. Với 4 – 5 môn chuyên ngành có đủ
cung cấp kiến thức cho các bạn làm việc say này hay không? (Ngô Đăng Thành,
Trang 13


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các

trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

2008). GS-TSKH Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
cho rằng Bộ phải xem xét và phân bổ lại chương trình học. Ví dụ đối với môn chung
như triết học, kinh tế chính trị trong các trường đại học nên phân bố số tiết ít hơn, để
dành thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ thiết thực hơn (Đỗ Trần Cát,
2005). Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của mỗi sinh viên có phải là ra trường có
được công việc phù hợp chuyên môn, khả năng và niềm đam mê với công việc đó hay
không? Nhìn nhận thực tế đang diễn ra, chắc chắn nhiều bạn đang lo sợ sẽ rơi vào tình
trạng chung đối với lao động Việt Nam – tốt nghiệp không có việc làm. Vâng, tôi dám
chắc các bạn sẽ rơi vào tình trạng đó nếu không biết thay đổi bản thân ngay từ bây giờ.
Áp dụng phương pháp học tập tổng hợp mà ở chương hai tác giả đã giới thiệu,
không chỉ cải thiện kết quả học tập mà sinh viên còn hài lòng với chương trình đào
tạo, phương pháp cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức thực tế, kỹ năng hơn. Bên
cạnh đó, tình trạng mơ hồ về chương trình đào tạo và mục tiêu nghề nghiệp cũng được
giảm thiểu đáng kể. Các bạn sinh viên có thể cọ xát thực tế nhiều hơn, biết giải quyết
các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, và quan trọng hơn hết, sinh viên biết
xác định được công việc yêu thích của mình là gì. Điều này góp phần quan trọng trong
việc định hướng nghề, tối thiểu chi phí tài chính cho việc đào tạo tân tuyển, phát triển
kinh tế xã hội.
Nhằm giúp các bạn Sinh viên có khả năng thực hành cao, tránh những bỡ ngỡ khi
ra trường, hiện nay một số trường Đại học đã có những khóa học nghiệp vụ Ngân hàng
như Trung tâm Kinh tế toàn cầu của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
hay các lớp ngắn hạn đào tạo về Nghiệp vụ Ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng.
Tuy nhiên mỗi trung tâm mang một sắc thái riêng, và cũng chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ
chứ không thể giải quyết hết mọi lo ngại của Sinh viên.
Dựa theo phương pháp học tập tổng hợp đã thành công trên thế giới, áp dụng
trong phạm vi đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, nghiên cứu dưới đây của tác giả
không đi vào phân tích kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành mà tập trung vào
xem xét, đánh giá mức độ hiệu quả mà phương pháp mang lại dựa trên đánh giá của

sinh viên trước và sau khi tham gia học tập trên khía cạnh nắm rõ công việc thực tế,
xác định mục tiêu nghề nghiệp và những lợi ích khác mà phương pháp mang lại cho
sinh viên.
Để thực hiện việc khảo sát và phân tích, tác giả chọn phương pháp thống kê mô
tả và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu từ 700 khảo sát thu thập từ các bạn
sinh viên năm ba, năm tư khoa Tài chính – Ngân hàng ở một số trường Đại học trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Cao đẳng bán công Công nghệ và
Quản trị doanh nghiệp, … chia thành hai nhóm đối tượng chính: (1)sinh viên ngành
Trang 14


Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

Tài chính - Ngân hàng chỉ học chương trình đào tạo ở trường Đại học – phương pháp
truyền thống và (2)sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được học tập theo
phương pháp tổng hợp – kết hợp lý thuyết ở trường và thực hành trên phần mềm Ngân
hàng lõi Core-banking hoặc các khóa học chức danh, nghiệp vụ trong Ngân hàng. Nội
dung chi tiết bảng khảo sát được trình bày trong phần phụ lục 1 và phụ lục 2. Các bạn
sinh viên điền vào phiếu khảo sát bằng cách chọn lựa đáp án theo thang đo thứ bậc từ
1 đến 5, tương ứng (1)hoàn toàn đồng ý, (2)đồng ý, (3)chấp nhận được, (4)không đồng
ý, (5)hoàn toàn không đồng ý, và phiếu khảo sát được thu thập tùy thuộc vào nhóm đối
tượng. Khi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, vì câu trả lời theo thang đo
khoảng nên ý nghĩa các giá trị trung bình được hiểu như sau (quy ước chung cho toàn
bài bộ các khảo sát được sử dụng trong bài):
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất) / n = (5 -1) / 5 = 0.8
Nguồn: Hướng dẫn thực hành SPSS - Ths.Phạm Lê Hồng Nhung


Tương ứng ta được các khoảng giá trị tương ứng ý nghĩa sau:
Bảng 2.3:Ý nghĩa giá trị trung bình theo thang đo khoảng
Giá trị trung bình
1.00 - 1.80
1.81 - 2.60
2.61 - 3.40
3.41 - 4.20
4.21 - 5.00

Ý nghĩa
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Chấp nhận được
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý

Nguồn: Hướng dẫn thực hành SPSS - Ths.Phạm Lê Hồng Nhung

2.3.1 Phương pháp truyền thống
Khảo sát tiến hành trên nhóm sinh viên chỉ học chương trình đào tạo ở trường
Đại học được tổng hợp và trình bày ở các nội dung bên dưới. Nội dung bảng khảo sát
chia thành 3 nhóm chính hướng đến đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng từ mục tiêu đào tạo, đội ngũ giảng viên cho đến
mục tiêu nghề nghiệp sau này. Kết quả được thu thập từ 300 sinh viên chuyên ngành
Tài chính - Ngân hàng ở các trường Đại học được phân tích cụ thể thành các bảng
chính theo nhóm nội dung (chi tiết các bảng phân tích ở phụ lục 3):

Trang 15



Chương 2: Thực trạng tình hình đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường Đại học ở Việt Nam hiện nay

a) Mục tiêu chương trình đào tạo
Bảng 2.4: Mục tiêu chương trình đào tạo
Sinh viên xác Sinh viên được tham
Mục tiêu
định
được mục gia các buổi hội thảo,
chương trình
tiêu của chương nghiên cứu khoa học,
đào tạo
trình đào tạo trình bày của chuyên

Sinh viên được Sinh viên hiểu Sinh viên được
thực hành trên về các chức
trang bị kỹ
hệ thống như
danh, công năng mềm, tự
chính nhân viên việc trong tin đi làm sau
gia liên quan đến vấn Ngân hàng
Ngân hàng khi tốt nghiệp
đề...

N Giá trị
Trung bình
Sai số trung
bình
Biến phổ biến
Độ lệch chuẩn

Phương sai

300
2.40
.049

300
2.63
.051

300
4.43
.042

300
3.48
.052

300
3.26
.055

2
.850
.722

2
.877
.769


5
.726
.526

3
.909
.826

3
.959
.921

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Theo kết quả trên, trong số 300 sinh viên được làm khảo sát thì hầu hết các bạn
được tham gia nhiều buổi hội thảo, kỹ năng mềm giúp phát triển khả năng bản thân và
định hướng được mục tiêu đào tạo của chương trình học. Tuy nhiên các bạn lại không
nắm được công việc thực tế của một nhân viên Ngân hàng và hoàn toàn không được
thực hành trên hệ thống phần mềm mà hiện tại các Ngân hàng đang sử dụng. Nghĩa là
có kiến thức nhưng không có khả năng làm việc tốt. Cụ thể hơn ở các bảng 2.5 bên
dưới:
Bảng 2.5: Kỹ năng mềm trong đào tạo
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Chấp nhận được
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Tổng

Tần số

33
146
96
18
7
300

Phần trăm
11.0
48.7
32.0
6.0
2.3
100.0

Tích lũy %
11.0
59.7
91.7
97.7
100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Phía nhà trường đã làm tốt vai trò của mình trong việc tổ chức, triển khai chương
trình đào tạo. Hơn 90% sinh viên ở các trường nhìn nhận được mục tiêu đào tạo,
hướng đi từ phía nhà trường. Tuy nhiên đối chiếu với câu hỏi liên quan đến mức độ
hiểu biết về công việc sẽ làm trong tương lai nhiều bạn lại tỏ ra mơ hồ, thậm chí không
biết các chức danh trong Ngân hàng bao gồm những gì trong khi đang là sinh viên
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Hơn 50% sinh viên không biết được các chức

danh, công việc trong Ngân hàng và gần 97% sinh viên không được tác nghiệp trên hệ
thống phần mềm mà các Ngân hàng đang sử dụng.

Trang 16


×