Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.79 KB, 96 trang )

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Chế độ làm việc 67
Chính sách lương, thưởng và phúc lợi 68
Chính sách lương: Công ty rà soát các định mức lao động, tiếp tục hoàn thiện quy chế
trả lương theo hiệu quả công việc (doanh thu bán hàng, chất lượng phục vụ), tăng thu
nhập cho cán bộ công nhân viên, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của từng người trong
công việc để hoàn thành kế hoạch đặt ra 68
Chính sách tuyển dụng và đào tạo 69
Về tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng
lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất
cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ
bản, có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao. 69
Về đào tạo: Công ty xem việc đào tạo và tái đào tạo là hoạt động đầu tư chứ không
phải là gánh nặng chi phí. Nhằm phát huy hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có Công ty luôn
khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ Hàng năm, Công ty tiến hành đào tạo nâng
cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên nghiệp vụ về quản
lý, kế toán, marketing, bán hàng và mở các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình đô chuyên
môn, tay nghề cho công nhân xí nghiệp đóng tàu Hồng Hà 69
3.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 76
3.1.1.2. Lạm phát 77
3.1.1.3. Lãi suất 78
3.1.1.4. Tỷ giá hối đoái 79
I. 3.2. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 82
II. 3.2.1. Vị thế của Công ty trong ngành 82

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nghiên cứu các


phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng năng lực sẵn có của
doanh nghiệp để đạt được kết quả trong sản xuất kinh doanh. Thông qua phân
tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu, cùng với
thuận lợi khó khăn, những nguyên nhân tác động mà công ty gặp phải để từ
đó đưa ra những giải pháp đúng đắn, khoa học, có cơ sở thực tiễn, phù hợp
với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, nâng cao sản lượng, doanh thu, tiết
kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, … đảm bảo đời sống cho người lao động, thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều
kiện mới.
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện
thông qua việc sử dụng các phương pháp như tổng hợp, phân tích, so sánh
những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua,
đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, về nhân lực, về những chỉ tiêu kinh tế
xã hội chủ yếu đã đạt được và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả hoạt
động của công ty từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho công ty trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu “kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Hải Phòng” là một nhiệm vụ mang ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc,
giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khắc phục tồn tại yếu kém,
phát huy những tiềm lực sẵn có. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sản xuất kinh doanh của công ty, những thuận lợi khó khăn tồn tại, đề tài đã
đưa ra một số giải pháp cụ thể.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành

− Tên tiếng Viêt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH
VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG
− Trụ sở chính: số 61 (số 16 cũ) đường Ngô Quyền, Quận Ngô
Quyền thành phố Hải Phòng
− Điện thoại: (84-31)3837441
− Fax: (84-31)3765194
− Email: w w w.ptshp.com
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng được
thành lập theo Quyết định số 1705/QĐ – BTM ngày 07/12/2000 của Bộ
Thương Mại trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà -
một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thủy I.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số
0203000035 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày
25/12/2000, đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ hai ngày 26/12/2001;
đắng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 23/04/2002; đăng kí kinh
doanh thay đổi lần thứ 4 ngày09/06/2004; đăng kí kinh doanh thay đổi
lần thứ 5 ngày 27/12/2004 đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 6 ngày

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
09/11/2005 đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 7 ngày 15/01/2008 do
sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
Vốn điều lệ : 34.800.000.000 đồng
Trong đó:
Vốn đầu tư của nhà nước: 17.748.000 đồng ( 51 %)
Vốn góp của các cổ đông: 17.052.000 đồng (49%)
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng có
một công ty con là: Công ty TNHH đóng tàu PTS Hải Phòng được
thành lập trên cơ sở tách xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà theo quyết
định số 183/2008/QĐ- HĐQT ngày 28/5/2008 theo quyết định của hội
đồng quản trị công ty

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
 Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203000035 của Công
ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng, công ty tham
gia kinh doanh các ngành nghề sau:
− Kinh doanh vận tải
− Kinh doanh xăng dầu và các sản phầm hoá dầu
− Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thuỷ. Sản xuất sản
phẩm cơ khí
− Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư thiết bị hàng hóa khác
− Dịch vụ hàng hải và các dịch vụ thương mại
− Kinh doanh, đại lý khí hoá lỏng
− Nạo vét luồng lạch, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển nhà kinh doanh vật liệu xây dựng, môi giới, dịch vụ nhà đất
− Vận tải hành khách đường thuỷ và đường bộ

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
− Kinh doanh cảng biển
− Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; kinh doanh kho bãi; kinh
doanh nhà, đất
 Ngành nghề thực tế tham gia kinh doanh:
− Kinh doanh vận tải
− Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu
− Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thuỷ.
1.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Hình1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kỹ thuật
Vật tư
Phòng KD
Bất động
sản
Phòng An
toàn
CHXD
Kiến An
CHXD
Ngô Quyền
CHXD
Hạ Lý
CHXD
Kiến Thụy
CHXD
An Lão
Các
phương

tiện vận tải
BAN KIỂM SOÁT
Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Hiện tại, Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
đang áp dụng mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần. Mô hình quản trị này
được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công
ty, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định tại
Điều lệ Công ty. Qua quá trình phát triển và ngày càng kiện toàn bộ máy quản
lý, hiện bộ máy quản lý của Công ty có cơ cấu tổ chức như sau:
 Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm
tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội
đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật doanh nghiệp 2005 và Điều
lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính
hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn
nhiễm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của Công ty
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Công ty gồm 05 thành viên do Đại hội đồng cổ đông
bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và các
Ủy viên Hội đồng quản trị. Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 05 đến
11 thành viên. Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 05 thành viên, với
nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm. Hoạt động kinh doanh và các
công việc của Công ty phải chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện của Hội đồng
quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả
các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng
cổ đông.
 Ban Kiểm soát

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị
và Ban Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Hiện tại, Ban Kiểm soát của Công ty gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát là 05 năm.
 Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành công việc của Công ty; chịu sự
giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Phó Tổng giám đốc: Giúp Tổng Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
việc bố trí nhân sự phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty,
đề xuất các chiến lược kinh doanh với Tổng Giám đốc như: chiến lược thị
trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và quản lý khách hàng.
 Kế toán trưởng
Trưởng phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu giúp Giám
đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế
toán; xúc tiến và quản lý công tác đầu tư tài chính, công tác tiền lương, tiền
thưởng và các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ, chính sách đối với
người lao động.
 Phòng Tổ chức – hành chính
Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, quản lý nhân sự của Công ty, chịu trách
nhiệm toàn bộ về công tác tiền lương theo chế độ của nhà nước, xây dựng đơn

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giá tiền lương cho từng luồng tuyến vận chuyển, khảo sát định mức ngày
công cho sửa chữa, tính lương phải trả hàng năm cho người lao động.
 Phòng kinh doanh

Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu và năng lực vận tải về, điều hành vận tải
theo kế hoạch và theo đơn đặt hàng với các đối tác, thống kê báo cáo tình
hình vận tải. Bên cạnh đó, Phòng Kinh doanh còn phụ trách tình hình thương
mại của các cửa hàng xăng dầu.
Phòng Kinh doanh cũng có nhiệm vụ tiến hành xây dựng và triển khai
thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty.
 Phòng Kỹ thuật – Vật tư
Phòng Kỹ thuật Vật tư chịu trách nhiệm về các khâu kỹ thuật phục vụ
trong lĩnh vực sửa chữa đóng tàu, cũng như kinh doanh xăng dầu tại các cửa
hàng của Công ty: kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị, các phương tiện vận
tải cũng như nguyên nhiên vật liệu phục vụ các hoạt động kinh doanh; tiến
hành nghiên cứu các công nghệ mới, xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết
bị hiện đại nhằm nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm
bảo chất lượng sản phẩm cao nhất để có thể cạnh trạnh với các doanh nghiệp
cùng ngành.
 Phòng Kinh doanh bất động sản
Phòng Kinh doanh bất động sản có chức năng tham mưu cho Giám đốc
Công ty về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa điện, nước toàn Công
ty, kinh doanh nhà, đất, kinh doanh vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng của
Công ty; Triển khai thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực trên khi đã được
giám đốc Công ty phê duyệt.
 Phòng An toàn

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phòng An toàn có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh
vực sau: Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường các cửa hàng xăng dầu;
Phòng chống bão lụt chung trong toàn Công ty và quản lý hệ thống chất lượng
ISO 9001-2000 và xây dựng, quản lý hệ thống quản lý ISM COS của Công ty.
1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng được thành lập
ngày 07/12/2000 trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà –
đơn vị thành viên trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu Đường thủy I, Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex
Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ
01/01/2001 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là: Vận tải xăng dầu
bằng đường sông, sửa chữa và đóng tàu, kinh doanh xăng dầu. Trải qua 9 năm
xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng và khẳng định thương hiệu, uy
tín của mình trên thị trường vận tải và dịch vụ xăng dầu tại miền Bắc.
Các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty hiện nay bao gồm:
 Kinh doanh vận tải sông
Đây là dịch vụ kinh doanh chủ đạo của Công ty từ khi còn là doanh
nghiệp Nhà nước. Sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần năm 2001,
xác định đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh chính, Công ty đã tiến hành sắp
xếp lại sản xuất, định biên lại lao động trên các tàu, bố trí lại các tuyến vận tải
để khai thác tối đa năng lực vận tải của các tàu, tiết kiệm chi phí. Đồng thời,
Công ty cũng chú trọng đào tạo lại đội ngũ sĩ quan nhằm nâng cao tay nghề
cũng như chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, Công ty liên tục đầu tư và đóng
mới các tàu vận tải để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hiện tại,
Công ty có 25 tàu với tổng trọng tải 15.000 DWT. Nhờ vậy uy tín của Công
ty ngày càng được nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty đã từng bước phát triển đội tàu vận tải xăng dầu rộng khắp miền
Bắc. Đội tàu vận tải của Công ty được bố trí trên các tuyến:
 Tuyến B12 – Khu vực I
 Tuyến B12 – Bắc Ninh
 Tuyến B12 – Phú Thọ (Bến Ghót)
 Tuyến B12 – Bắc Giang
 Tuyến B12 – Hà Nam Ninh

 Tuyến B12 – Khu vực III
 Tuyến Lan Hạ - Hải Phòng
 Sửa chữa đóng mới phương tiện đường thủy
Là một trong những lĩnh vực mà Công ty đã có truyền thống và nhiều
kinh nghiệm. Khi bước sang mô hình Công ty cổ phần, lĩnh vực này được
Công ty xác định là một trong những loại hình sản xuất cơ bản nhất, hỗ trợ
đắc lực, góp phần lớn vào giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho vận tải. Công
ty hiện đã đóng mới được các phương tiện vận tải lên đến 2.000 tấn.
 Kinh doanh xăng dầu
Từ khi thành lập, Công ty đã có 5 cửa hàng xăng dầu có vị trí trong nội
thành và ngoại thành thành phố Hải Phòng:
 Cửa hàng xăng dầu số 1 Hạ Lý
 Cửa hàng xăng dầu số 2 Kiến Thụy
 Cửa hàng xăng dầu số 3 An Lão
 Cửa hàng xăng dầu 4 Kiến An
 Cửa hàng xăng dầu số 5 tại khuôn viên Công ty
Trong định hướng phát triển Công ty giai đọan 2007 đến 2011 và các
năm tiếp theo, Công ty chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống cửa
hàng kinh doanh xăng dầu cả trên đất liền và trên sông biển
Công ty cung cấp xăng dầu cho 2 đối tượng khách hàng là: khách hàng
nội bộ và khách hàng ngoài Công ty. Khách hàng nội bộ là các đội tàu vận tải
của Công ty. Hiện tại, công ty đã xây dựng thêm 01 cửa hàng xăng dầu tại

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Quận Kiến An để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty cũng đang triển khai
việc đầu tư xây dựng cửa hàng và nâng cấp kho chứa xăng dầu.
 Kinh doanh bất động sản
Hoạt động kinh doanh bất động sản được Công ty đăng ký kinh doanh bổ
sung năm 2002 và bắt đầu triển khai năm 2003 theo Thông báo 282/TB-UB
ngày 02/5/2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc chấp

thuận dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở bán theo cơ chế kinh doanh tại xã
Đông Hải, An Hải (nay là quận Hải An) và Quyết định số 981/QĐ-UB ngày
09/05/2003 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc giao đất cho
Công ty để thực hiện dự án. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn tự có, vốn vay
ngân hàng và huy động từ người mua nhà. Công ty đã bắt đầu thực hiện dự án
vào năm 2003, dự kiến hoàn thành công việc giải phóng mặt bằng và xây
dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2010. Hiện tại, Công ty vẫn đang trong quá
trình triển khai và hoàn thiện dự án.
Hiện tại, thị trường bất động sản của Công ty mới chỉ thực hiện được tại
địa bàn thành phố Hải Phòng với dự án khu nhà ở Đông Hải. Tuy nhiên, trong
tương lai, Công ty không dừng lại với các dự án trong thành phố mà sẽ đầu tư
mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành phố khác thông qua liên doanh theo dự
án và nhà đầu tư chiến lược.
1.2.1 Những thành tích của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
Qua 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần vận tải và dịch
vụ PETROLIMEX Hải Phòng (PTS Hải Phòng) mở rộng năng lực sản
xuất, kinh doanh, nâng vốn Điều lệ từ 8,1 tỷ đồng (năm 2001) lên 34,8 tỷ
đồng (năm 2008). Tổng giá trị tài sản của công ty đạt 145 tỷ đồng. Tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Điều lệ bình quân trên 30%.Uy tín
thương hiệu PTS được khẳng định trên nhiều lĩnh vực.

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà, Công ty CP
vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng (PTS Hải Phòng) đi vào hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2001. Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc, cán bộ, công nhân viên công ty đoàn kết khắc phục khó khăn, ổn
định và phát triển sản xuất, chủ động, sáng tạo, tìm tòi trong cơ chế quản lý
mới trên cơ sở tiếp tục đầu tư phát triển những ngành nghề kinh doanh truyền
thống: vận tải, kinh doanh xăng dầu, sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy.
Công ty chủ động đầu tư hoán cải phương tiện vận tải từ đoàn tàu kéo

sang các tàu tự hành và nâng sức chở của 1 đoàn trước đây từ 540 tấn thành 2
tàu tự hành 800 tấn;đóng mới tàu PTS05, PTS10 phù hợp với điều kiện vận
tải tuyến đường sông miền Bắc, tăng đáng kể tấn phương tiện tàu sông (năm
2003 từ 7.450 tấn đến năm 2009 đạt 13.000 tấn phương tiện) với tổng số 23
tàu sông và mua 1 tàu chạy ven biển sức chở 1.600 DWT. Sắp xếp, tổ chức lại
lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, đồng thời Công ty kết hợp với nhà
trường mở lớp đào tạo lại đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, tuyển dụng lao động
có tay nghề và tinh thần phục vụ tốt, đưa lĩnh vực vận tải ngày càng phát
triển. Doanh thu vận tải từ 17,47 tỷ đồng năm 2003 đã đạt 76 tỷ đồng năm
2009.
Liên tục trong hai năm 2008-2009, công ty được Trung tâm Thông tin tín
dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) phối hợp với tổ chức Dun&Bradstreet
xếp hạng loại ưu "Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng
tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt"; đoạt giải thưởng "Cúp vàng thương
hiệu chứng khoán uy tín năm 2008-2009" và lọt vào Top 20 "Doanh nghiệp
tiêu biểu trên thị trường chứng khoán năm 2008". Công ty là một trong những
doanh nghiệp trong cả nước được trao tặng Cúp vàng "Doanh nghiệp tiêu biểu
Việt Nam lần 1" năm 2009

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Công ty xây dựng được 5 cửa hàng
bán lẻ xăng dầu tại huyện Kiến Thụy, An Lão, quận Kiến An, Ngô Quyền
Sửa và đóng mới phương tiện thủy trở thành lọai hình sản xuất chính của
công ty, hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực vận tải cũng như đáp ứng nhu cầu sửa
chữa tàu của thị trường. Công ty đầu tư nâng cấp triền đà để có thể sửa chữa
tàu 1.000 tấn, đóng thành công tàu hút bùn 4.500 m3/h (tàu này trước đây chỉ
đóng được ở nhà máy đóng tàu lớn như Bến Kiền, Bạch Đằng ). Uy tín của
công ty ngày càng được nâng cao.
Cùng với phát triển các ngành nghề truyền thống, Công ty chọn lọc đầu
tư lĩnh vực kinh doanh mới: bất động sản, khai thác cầu cảng và kho bãi, vận

tải ven biển. Công ty tái cấu trúc lại bộ máy lãnh đạo, quản lý, nâng cấp Xí
nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà thành Công ty TNHH MTV đóng tàu
Petrolimex với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Cuối năm 2003, công ty đầu tư xây
dựng Khu đô thị mới tại phường Đông Hải (quận Hải An) với tổng diện tích
67.500 m2; đến nay cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cuối
năm 2007, công ty mua 13% vốn điều lệ của Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải
Phòng và tham gia quản lý công ty, qua đó có thêm kinh nghiệm quản lý và
khai thác cầu cảng. Trong năm 2008, Công ty CP vận tải và dịch vụ
Petrolimex Hải Phòng góp 25% vốn thành lập Công ty cổ phần đào tạo nghề
và dịch vụ vận tải Hải Phòng và hiện đang triển khai xây dựng dự án với tổng
mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng trên diện tích hơn 10 ha tại quận Kiến An.
Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001-2000 nay là ISO 9001-2008 đã làm thay đổi căn bản công
tác quản lý điều hành sản xuất, nâng vị thế của công ty nên tầm cao mới.

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tháng 12-2006, cổ phiếu công ty chính thức lên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội với mã chứng khoán PTS đã khẳng định công tác quản lý tài
chính của công ty minh bạch, được các nhà đầu tư tin tưởng .
Công ty nhận được bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố liên tục
từ năm 2001 - 2006; Bộ Thương mại (Bộ Công thương) năm 2004, 2005,
2006; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004; Cờ thi đua của Uỷ ban
nhân dân thành phố năm 2007; Bộ Thương mại (Bộ Công thương); Cờ thi đua
của Thủ tướng Chính phủ năm 2008; Năm 2009, được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng ba.
Vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vừa tích cực tham gia các họat động
xã hội, Công ty đóng góp hàng trăm triệu đồng vào chương trình xóa nhà
tranh, vách đất của thành phố, quỹ vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ
đồng bào bị thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi, người tàn
tật xứng đáng vớigiải thưởng toàn quốc "Nhân ái Việt Nam" năm 2008.

Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song
tập thể người lao động của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải
Phòng nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch trước 45 ngày. Tổng
doanh thu ước đạt 235 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008, lợi nhuận 13 tỷ
đồng, tăng 8,5%, ổn định việc làm cho hơn 400 lao động với mức thu nhập
bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Định hướng phát triển đến năm 2011 và các năm tiếp theo, công ty cổ
phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng tiếp tục đầu tư nâng cao năng
lực đội tàu vận tải ven biển, xây dựng nhà máy sửa chữa và đóng tàu trọng tải
đến 5.000 tấn, xây dựng cầu cảng và kho bãi chứa hàng tại 61 Ngô Quyền với
tổng mức đầu tư gần 540 tỷ đồng, đồng thời tăng cường năng lực công nghệ

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
và tài chính để hình thành hệ thống kinh doanh liên hoàn, phát hành cổ phiếu
nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Điều lệ trên 20%.
Cụ thể kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những năm
gần đây:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai
đoạn 2007-2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 168.917.680.495 200.328.938.055 245.670.752.020
Tổng chi phí 160.754.363.149 188.360.091.357 233.357.840.892
Tổng lợi nhuận 8.163.317.346 11.968.846.698 12.312.911.128
Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2007- 2009
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp đã tăng
đáng kể trong ba năm từ 168.917.680.495 đồng năm 2007 lên
245.670.752.020 đồng năm 2009 tức tăng 76.753.071.525 đồng tương ứng
tăng 45,43%. Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng từ 160.754.363.149 đồng

năm 2007 lên 188.360.091.357 đồng năm 2008 và năm 2009 là
233.357.840.892 đồng. Như vậy chi phí của doanh nghiệp trong ba năm đã
tăng 72.603.477.743 đồng tương ứng tăng 45,16%. Ta có thể nhận thấy tốc độ
tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí điều đó dẫn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận của
doanh nghiệp đạt 8.163.317.346 đồng và năm 2008 tăng lên 11.968.846.698

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đồng , 2009 tăng lên 12.312.911.128 đồng. Nhìn chung trong giai đoan 2007-
2009 công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng đã có những
kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
1.2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009
Để đánh giá và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp thì báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong
những cơ sở giúp ta đưa ra các nhận xét và đánh giá chung nhất về hoạt động
của doanh nghiệp trong năm. Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty:
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
M
ã
số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
So sánh tỷ lệ tăng
giảm
Số tuyệt
đối

Tỷ lệ
%
1 2 3 4 5 6 7
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
1 VI.25
243.335.278.
150
199.014.943.
837
44.320.334.
313
22,27
2. Các khoản giảm
trừ
2
3. doanh thu thuần
về bán hàng và cung
cấp dịch vụ(10 = 1-
2)
10 VI.27
243.335.278.
150
199.014.943.
837
44.320.334.
313
22,27
4. Giá vốn hàng bán 11

218.304.129.
318
172.665.661.
789
45.638.467.
529
26,43
5. Lợi nhuận gộp
bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10
- 11)
20
25.031.148.8
32
26.349.282.0
48
-
1.318.133.2
16
-5,00

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
21 VI.26 481.700.534 393.279.267
210.299.41
3
53,47
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 654.641.000
4.472.374.10

2
-
3.817.733.1
02
-85,36
- Trong đó chi phí
lãi vay
23 797.419.791 826.288.556 -28.868.765 -3,49
8. Chi phí bán hàng 24
2.863.123.91
7
1.786.876.30
4
1.076.247.6
13
60,23
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
25
10.409.920.6
85
8.113.760.57
0
2.296.160.1
15
28,30
10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
30

11.585.163.7
64
12.369.550.6
09
-
784.386.84
5
-6,34
11. Thu nhập khác 31
1.348.602.39
7
115.642.143
1.232.960.2
54
1066,1
9
12. Chi phí khác 32 271.770.741 106.381.517
165.389.22
4
155,47
13. Lợi nhuận khác
(40 = 31 -32)
40
1.076.831.65
6
9.260.626
1.067.571.0
30
11528,
07

14.Lãi(lỗ) trong
công ty liên kết, liên
doanh
45
468.110.38
2
469.831.71
6
-1.721.334 -0,37
15. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
( 50 = 30 + 40)
50
13.150.105.8
02
12.848.642.9
51
301.462.85
1
2,35
16. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
51 VI.30 854.255.231
1.215.037.34
6
-
360.782.11
5
-29,69
17. Chi phí thuế

TNDN hoãn lại
52 VI.30 -37.060.557 -335.241.092
298.180.53
5
-88,95
18. Lợi nhuận sau
thuế TNDN ( 60 =
50 - 51 -52)
60
12.312.911.1
28
11.968.846.6
98
344.064.43 2,87
20.Lợi nhuận sau
thuế của cổ đông
công ty mẹ
62
12.312.911.1
28
11.968.846.6
98
344.064.43
0
2,87

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21.Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
70 3.538 3.439

344.064.43
0
2,87
Từ bảng báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh ta có những nhận xét
sau:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay so với năm
trước giảm -784.386.845(đồng) với tỷ lệ giảm tương ứng là -6,34%. Có kết
quả trên là do những nguyên nhân sau:
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng giảm 1.318.133.216 (đồng) với tỷ lệ giảm là:
5,00%
*doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 44.320.334.313
đồng với tỷ lệ tăng 22,27 %
*Giá vốn hàng bán tăng 45.638.467.529 (đồng) với tỷ lệ tăng 26,43 %
+ Lợi nhuận tài chính tăng do:
*Chi phí tài chính giảm 3.817.733.102 (đồng) với tỷ lệ giảm 85,36 %
*Doanh thu tài chính tăng 210.299.413 (đồng) với tỷ lệ là 53,47 %
- Lợi nhuận khác tăng 1.067.571.030 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là
11528,07%
- Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 344.064.431 (đồng) với tỷ lệ tăng là 2,87 %
Nhận xét: Nhìn chung do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và
một số điều kiện chủ quan mà lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 đã giảm
so với năm 2008. Tuy nhiên so với tình hình chung của nền kinh tế thì đây là
một kết quả khá tốt
1.2.3. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể nhìn nhận một cách khái quát về
bức tranh tình hình tài chính của doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm 2009
thông qua các chỉ tiêu sau:

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hệ số doanh lợi của vốn (Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu ): 100

đồng vốn đầu tư sau một năm đã đem lại 34,8 đồng lãi cho doanh nghiệp, như
vậy về khả năng sinh lời là tương đối tốt và hấp dẫn trong nền kinh tế thị
trường ngày nay.
- Hệ số tự tài trợ (Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn): trong tổng
số nguồn vốn của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 62,66%, như vậy
về mặt nguyên lý là hợp lý, doanh nghiệp đã đầu tư phù hợp với khả năng tự
có của mình, nên tính an toàn rất cao và chủ động.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tiền: đồng
ST
T
CHỈ TIÊU Mã
Thuy
ết
minh
Số năm nay
Số năm
trước
1 2 3 4 5 6
TÀI SẢN
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
68.918.760.
087
58.522.639.
085
I
Tiền và các khoản tương
đương tiền
110 V.01
3.231.086.0

20
1.222.794.2
17
1 Tiền 111
3.231.086.0
20
1.222.794.2
17
II
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
120 V.02 776.538.623
2.069.656.6
27
1 Đầu tư ngắn hạn 121
1.853.563.4
23
5.628.867.8
27
2
Dự phòng giảm giá CK đầu
tư ngắn hạn
129
-
1.007.024.8
00
(3.559.211.
200)
III
Các khoản phải thu ngắn

hạn
130
20.608.795.
199
15.384.404.
887
1 Phải thu khách hàng 131
8.981.801.2
55
4.362.545.0
01
2 Trả trước cho người bán 132
7.073.022.6
48
5.763.413.2
16

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5 Các khoản phải thu khác 135 V.03
4.597.293.2
96
5.301.147.6
70
6 . Dự phòng phải thu khó đòi 139 -42.701.000
(42.701.000
)
IV Hàng tồn kho 140
42.750.762.
669
39.183.039.

124
1 Hàng tồn kho 141
42.750.762.
669
39.183.039.
124
V Tài sản ngắn hạn khác 150 V.05
1.551.577.5
76
662.744.230
2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.06
1.208.813.0
48
419.500.720
3
Thuế và các khoản phải thu
nhà nước
154 17.764.528 23.243.510
4 Tài sản ngắn hạn khác 158 253.000.000 220.000.000
B TÀI SẢN DÀI HẠN 200
64.767.919.
514
46.698.245.
028
I Các khoản phải thu dài hạn 210 42.701.000 42.701.000
4
Các khoản phải thu dài hạn
khác
218 V.07 42.701.000 42.701.000
II Tài sản cố định 220

51.971.326.
619
38.861.394.
073
1 Tài sản cố định hữu hình 221 V.08
49.003.056.
399
30.921.221.
797
- Nguyên giá 222
67.839.513.
486
45.210.191.
607
- Giá trị hao mòn lũy kế 223
(18.836.457
.087)
(14.288.969
.810)
4
Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
230 V.09
2.968.270.2
20
7.940.172.2
76
IV
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn

250 V.10
4.603.425.6
00
4.153.620.2
18
2
Đầu tư vào công ty liên kết,
liên doanh
252
4.303.425.6
00
4.153.620.2
18
V Tài sản dài hạn khác 260
8.150.466.2
95
3.640.529.7
37
1 Chi phí trả trước dài hạn 270 V.11
7.810.833.1
85
3.297.788.6
45
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 261 V.12 332.133.110 335.241.092

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3 Tài sản dài hạn khác 262 7.500.000 7.500.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 268
133.686.679
.601

105.220.884
.113
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 300
66.335.894.
021
39.285.690.
338
I Nợ ngắn hạn 310
60.829.864.
887
38.652.564.
273
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 V.13
1.304.450.0
00
5.020.000.0
00
2 Phải trả người bán 312
10.365.567.
602
6.394.148.0
24
3 Người mua trả tiền trước 313
36.681.059.
230
17.960.479.
865
4
Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước
314 V.14
1.227.545.8
87
96.941.685
5 Phải trả người lao động 315
7.009.847.3
63
7.908.446.4
82
6 Chi phí phải trả 316 V.15
1.309.630.1
23
243.333
9
Các khoản phải trả phải nộp
khác
319 V.16
2.931.764.6
82
1.272.304.8
84
II Nợ dài hạn 330
5.506.029.1
34
633.126.065
1 Vay và nợ dài hạn 334 V.17
5.084.497.4
69
210.000.000

6 Dự phòng trợ cấp mất việc 336 V.18 421.531.665 423.126.065
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
67.350.785.
580
65.935.193.
775
I Vốn chủ sử hữu 410 V.19
65.952.309.
191
65.164.132.
487
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
34.800.000.
000
34.800.000.
000
2 Thặng dư vốn cổ phần 412
6.024.502.4
60
6.024.502.4
60
7 Quỹ đầu tư phát triển 417
10.543.193.
625
7.008.319.1
55
8 Quỹ dự phòng tài chính 418
1.939.314.3
86
1.335.675.6

83

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
420
12.645.298.
720
15.995.635.
199
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1.398.476.3
89
771.061.278
1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431
1.398.476.3
89
771.061.278
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
133.686.679
.601
105.220.884
.113
1.3. Đề tài nghiên cứu: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Mục đích của công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
Muốn có những giải pháp đúng đắn, khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty thì công việc đầu tiên phải nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thông qua việc nghiên cứu các hoạt động, các hiện tượng và kết quả đạt được
có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh để phát hiện ra những khả năng tiềm tàng chưa được tận dụng khai thác
hết đồng thời tìm ra những tồn tại cần khắc phục, từ đó đưa ra những định
hướng nhằm cải tiến, hoàn thiện cách thức tổ chức quản lý khai thác, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân
tích đánh giá cũng giúp người quản lý đánh giá đúng đắn khả năng, thực lực
và những hạn chế của doanh nghiệp mình, để từ đó có những quyết định quản
lý đúng đắn phù hợp giúp cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hạn chế
những rủi ro
1.3.2. Vai trò của công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Như chúng ta đã biết quá trình hoạt động của một doanh nghiệp là cả một
quá trình dài trải qua nhiều năm và kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
là cái phản ánh một cách chính xác và thiết thực nhất về hoạt động của doanh

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghiệp qua các năm. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp ta có cái nhìn
bao quát nhất và đưa ra những đánh giá nhận xét mang tính khách quan nhất
góp phần tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp từ đó nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của công tác phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu một cách cụ
thể là phân tích, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, lao dộng, tiền lương, vốn…qua các năm
1.3.4. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Như vậy việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh thực sựu có ý nghĩa
rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tìm ra nguyên nhân của sự

tăng giảm các chỉ tiêu và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể và thiết thực
nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
1.3.5. Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Hải Phòng
Chương 2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
Chương 3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUÁT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ
DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG
2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu giai đoạn 2008-2009
Chỉ tiêu
Năm 2008
Tỷ
trọng
Năm 2009
Tỷ
trọng
(đồng) (%) (đồng) (%)
Doanh thu dịch vụ vận tải 72.672.302.401 36,28 76.505.929.637 31,14
Doanh thu sửa chữa, đóng tàu 23.593.181.379 11,78 27.641.623.517 11,25
Doanh thu kinh doanh xăng dầu
100.312.432.47
9

50,07
138.422.220.50
0
56,34
Doanh thu khác 3.751.021.796 1,87 3.100.978.366 1,26
Tổng doanh thu
200.328.938.05
5
100
245.670.752.02
0
100
Nhìn chung, tổng doanh thu của từng dịch vụ trên tổng doanh thu của
công ty được duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2008 –2009. Trong đó doanh
thu từ kinh doanh xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất(49,40% năm 2008 và
56,72% năm 2009) và tăng trưởng ở mức rất cao là 59,8% so với năm 2008 do
ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh trọng tâm
và có lợi thế của doanh nghiệp
Thứ hai: do đặc thù của kinh doanh xăng dầu là giá vốn hàng bán của các
sản phẩm xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn
Thứ thứ ba: Các cửa hàng xăng dầu của công ty đều ở vị trí thuận lợi,
được đầu tư đầy đủ trang thiết bị cần thiết và hiện đại. Trong năm qua, công ty
đã bố trí cán bộ có trình độ, năng lực quản lý cửa hàng, xây dựng và áp dụng

Trường Đại Học Hải Phòng Báo cáo thực tập tốt nghiệp
mức khoán hợp lý nhằm tạo cho các cửa hàng chủ động trong kinh doanh,
khuyến khích tính năng động, và khả năng bán hàng của người lao động, thực
hiện bán hàng và thu đủ tiền đúng quy định, không để phát sinh công nợ lớn.
Đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp là doanh

thu từ vận tải. Vận tải là sản phẩm dịch vụ truyền thống của công ty nên
lượng khách hàng quen vẫn được duy trì. Doanh thu vận tải năm 2009 duy trì
được mức tăng trưởng đều 31% so với năm 2008.
Xếp vị trí thứ ba trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp là doanh thu
từ sửa chữa đóng tàu. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vận tải
thế giới cùng với biến động lớn về giá nguyên vật liệu đóng tàu, lĩnh vực
đóng tàu của công ty cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, năm 2009 khi thị
trường vận tải thế giới có bước hồi phục đáng kể so với năm trước, thị trường
vận tải trong nước cũng khởi sắc. Điều này khiến doanh thu từ lĩnh vực sửa
chữa và đóng tàu của doanh nghiệp đã phục hồi
2.1.1. Doanh thu từ hoạt động vận tải
Triển vọng ngành vận tải hàng lỏng: Sau một thời gian dài tăng trưởng
liên tục ở mức cao 8 – 9%, nhu cầu vận chuyển thế giới (theo trọng tải) giảm
3% trong năm 2009 và dự kiến sẽ trở lại đà tăng với tốc độ 6 – 7% trong năm
2010. Năm 2010, sự hồi phục của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước nhập
khẩu dầu thô như Bắc Mỹ (30% nhu cầu dầu mỏ thế giới), Đông Âu (24%)
sẽ làm tăng nhu cầu. Về năm 2010, nhu cầu dầu thế giới dự báo sẽ tăng
950.000 thùng/ngày hay 1,1%, dẫn đầu là các nước ngoài OPEC.

×