TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA SINH HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1
BÀI 16. HÔ HẤP TẾ BÀO
Ths. Nguyễn Thu Hiền
Sinh viên: LÊ THỊ TRINH
MỤC LỤC
I. Cấu trúc logic
II. Trọng tâm bài học
III. Các khái niệm và định nghĩa có trong bài học
IV. Đồ dùng trực quan
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
VI. Kĩ năng rèn luyện cho học sinh
VII. Tài liệu tham khảo
I. Cấu trúc logic
I-Khái niệm hô hấp tế bào
1) Khái niệm
2) Bản chất của quá trình hô hấp tế bào
II-Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào
1) Đường phân
2) Chu trình Crep
3) Chuỗi chuyền electron hô hấp
II. Trọng tâm bài học
Khái niệm hô hấp tế bào: là quá trình chuyển năng lượng của nguyên liệu hô hấp (nguyên liệu cơ bản là
glucozo) thành năng lượng trong các phân tử ATP.
Quá trình hô hấp được xảy ra theo nhiều giai đoạn, năng lượng được rút ra dần dần qua các giai đoạn để tổng
hợp ATP.
Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: đường phân (diễn ra trong bào tương); chu trình crep (diễn ra trong chất
nền ti thể) và chuỗi chuyền electron hô hấp (diễn ra ở màng trong của ti thể). Trong ba giai đoạn này thì
chuỗi chuyền electron là tạo ra nhiều ATP nhất.
III. Khái niệm và định nghĩa có trong bài
- Khái niệm hô hấp tế bào
IV. Đồ dùng trực quan
- Hình minh họa trong SGK.
- Sử dụng thêm hình ảnh chi tiết hơn.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
•
Mục 1:
Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan và hỏi đáp để phân tích tổng quát quá trình hô hấp
ở hình 16.1; trả lời lệnh trong SGK.
•
Mục 2:
tế bào.
Phương pháp Giảng giải kết hợp hỏi đáp; làm việc SGK và trực quan ở từng giai đoạn của quá trình hô hấp
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, mọi sinh vật đều phải hô hấp là lấy oxi và thải ra CO2. Vậy O2 vào cơ thể rồi sẽ
đi đâu và biến đổi như thế nào? Tại sao từ lấy vào O2 mà lại thải ra CO2? Có phải hô hấp chỉ là lấy O2 và thải ra CO2
hay nó là chuỗi các phản ứng xảy ra trong từng tế bào (đơn vị cấu trúc lên cơ thể)? Và xảy ra tại bào quan nào?
Để làm rõ những vấn đề trên và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài mới: hô hấp tế bào.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
I. Khái niệm hô hấp tế bào
1) Khái niệm
GV: Quá trình lấy O2 và thải ra CO2 nhờ các cơ quan như mũi, phế quản, phổi… được gọi là quá trình hô hấp ngoài, giúp cơ
thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Và đây chỉ là biểu hiện bên ngoài của một quá trình quan trọng xảy ra bên trong: đó chính là
hô hấp tế bào - chính ở các tế bào- đơn vị cấu trúc lên cơ thể. Hoạt động sống của cơ thể là kết quả tổng hợp các hoạt động của tế bào.
Xảy ra ở ti thể
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O giải
phóng năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành năng lượng dự trữ dưới dạng các phân tử ATP.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
2) Bản chất quá trình hô hấp tế bào
GV: Hô hấp có bản chất là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. Từ phân tử Glucozo được phân giải dần dần trải qua nhiều giai đoạn
và năng lượng (ATP) được sinh ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.
PTTQ: C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
GV: Nghiên cứu SGK và cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là gì?
HS: Nguyên liệu là Glucozo và O2, sản phầm là CO2; H2O và năng lượng
GV: Có phải nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào chỉ là Glucozo hay có thể là loại nào khác?
HS: Có thể là chất đường khác
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
GV: Có thể là loại cacbonhidrat khác, lipid, protein. Từ phương trình
trên và kiến thức đã học, vậy quá trình hô hấp là dị hóa hay đồng hóa?
HS: Là dị hóa, từ chất hữu cơ phức tạp phân giải ra các chất đơn giản
GV: Quan sát hình cho biết quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? Năng lượng
được tạo ra ở đâu? Các giai đoạn có liên hệ với nhau không?
HS: đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. Năng lượng được tạo
ra ở mỗi giai đoạn. các giai đoạn xảy ra liên tiếp nhau, liên hệ nhau.
GV: Hoàn thiện lại câu trả lời.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
GV: Vậy có hô hấp ngoài giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường; quan trọng bên trong là hô hấp tế bào cung
cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào.
Có nhiều kiểu hô hấp, ở thực vật còn có hô hấp qua khí khổng. Còn ở vi sinh vật, chúng hô hấp theo nhiều kiểu tùy vào đặc
điểm thích nghi từng loài. Gồm có hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men, sẽ tìm hiểu ở bài 22.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
GV: sử dụng lệnh trong SGK: Tại sao, tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng
qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
HS: ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào nên tế bào sử dụng được ngay
GV: Đúng, do năng lượng trong glucozo quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào. Trong
khi đó, ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa, các enzim đã thích nghi với việc dùng năng
lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào
Cả lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm dựa vào SGK và suy luận điền vào phiếu học tập sau. Sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên
phân tích và mô tả về các giai đoạn.
Tiêu chí
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền electron hô
hấp
Nơi xảy ra
Chất tham gia
Sản phẩm
Sự tham gia của oxi
Số ATP được tạo ra
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
Chuỗi chuyền electron
Tiêu chí
Nơi xảy ra
Chất tham gia
Chu trình Crep
Đường phân
hô hấp
Bào tương
Chất nền ti thể
Màng trong ti thể
Glucozo
Axetyl coA, NAD+, FAD+,
NADH, FADH2
ADP
Sản phẩm
2 axit pyruvic, ATP,
CO2, ATP, NADH, FADH2
ATP
NADH
Sự tham gia của oxi
Không
Không
có
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
GV: mô tả và hoàn thiện lại mỗi giai đoạn
-
Đường phân: xảy ra ở bào tương chứ không phải trong ti thể. Từ một phân tử glucozo (6 C) tạo ra 2 phân tử axit
pyruvic (3C). Quá trình đó tạo ra 4 phân tử ATP nhưng 2 ATP được sử dụng trong giai đoạn đầu của đường phân, tạo 2
NADH.
-
Diễn biến:
+
Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng
trung gian và enzim tham gia.
+
Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng.
+
Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.
+
Glucôzơ (6C) 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH
Quan sát hình, mỗi mũi tên tương trưng cho một phản ứng, ta thấy năng lượng được phân giải dần dần. Từ axit
pyruvic tiếp tục được phân giải, NADH sẽ tiếp tục bị biến đổi để tạo ATP.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
- Chu trình crep (hay còn gọi là chu trình axit citric- chất đầu tiên trong chu trình): xảy ra trong chất nền ti
thể, tạo ra 2 phân tử ATP
Diễn biến:
+ 2 axit piruvic được chuyển từ tế bào chất vào
chất nền của ti thể.
+ 2 piruvic à 2 axêtyl-coA (2C) + 2NADH
+ 2CO2
+ Axêtyl-coA bị phân giải hoàn toàn 4CO2+ATP + 6NADH + 2FADH2
=> Chính những sản phẩm của giai đoạn trước lại tiếp tục được biến đổi ở gia đoạn sau.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
GV: Sử dụng lệnh SGK: Qua quá trình đường phân và chu trình crep, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP? Theo em,
số phân tử ATP này có mang toàn bộ năng lượng của phân tử glucozo ban đầu hay không? Nếu không thì phần năng
lượng còn lại nằm ở đâu?
HS: Qua 2 quá trình tạo ra 4 phân tử ATP, năng lượng còn ở dạng nhiệt và trong phân tử NADH và FADH2
GV: Mục đích cuối cùng là tạo ra ATP. Vậy làm thế nào để năng lượng của NADH và FADH2 được chuyển thành năng
lượng của các phân tử ATP? Đây chính là nhiệm vụ của chuỗi chuyền electron hô hấp.
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
- Chuỗi chuyền electron hô hấp: diễn ra ở màng trong ti thể
NADH và FADH2 sẽ bị oxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử tạo ra ATP và nước.
Vậy oxi bị tiêu thụ ở giai đoạn cuối.
GV: Quan sát hình 16.1 SGK, cho biết gia đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? vai trò của NADH và FADH2 là gì?
HS: * thấy mũi tên chỉ ATP lớn nhất trong 3 giai đoạn=> chuỗi chuyền electron hô hấp tạo ra nhiều ATP nhất. NADH và FADH2
có vai trò như chất vận chuyển năng lượng trung gian để tạo năng lượng ở dạng ATP
V. Phương pháp dạy học và xây dựng bài tập giáo viên
Hình minh họa chuỗi chuyền electron hô hấp
Củng cố :
Vậy hô hấp tế bào là rất quan trọng, là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. Gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình creb và
chuỗi chuyền electron hô hấp. Mỗi giai đoạn đều tạo năng lượng dần dần, sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu cho giai đoạn
tiếp theo.
Câu 1: Quá trình hô hấp tế bào tạo bao nhiêu ATP? Với (1FADH2 = 2ATP) (1NADH = 3ATP)
VI. Kỹ năng rèn luyện cho học sinh
1.
Kỹ năng quan sát và mô tả tranh ảnh : dựa vào hình 16.1; 16.2; 16.3 để mô tả giai đoạn của quá trình
hô hấp
2.
bài.
Kỹ năng tư duy, phân tích vai trò của các chất trung gian; trong các câu hỏi lệnh SGK và bài tập cuối
VII. Tài liệu tham khảo
1.
Sách giáo viên Sinh học 10
2.
/>
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe!