Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

giáo án điện tử bài 16 sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.81 KB, 14 trang )

Trường: THPT ….
Lớp: 11

Tiết: …

Ngày: …

Sinh viên: Lê Thị Trinh

GIÁO ÁN

BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (TIẾP)

I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần:
1. Về kiến thức
Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú
ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với sách giáo khoa.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông.
3. Về thái độ
- Sự tìm tòi về thế giới động vật.
II. Đồ dùng và phương tiện dạy học
- Bảng phụ + bút cho 2 nhóm
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp làm việc với SGK và tài liệu
- Phương pháp làm việc nhóm


- Phương pháp hỏi đáp


IV. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra để tập trung thời gian đặt vấn đề vào bài
mới.
3. Tiến trình bài giảng
- Đặt vấn đề vào bài (3p):
GV: Các loài động chả bao giờ đánh răng nhưng trên thực tế chúng rất ít bị
sâu răng, nguyên nhân do đâu hay là chúng có bí quyết gì chăng?
HS: trả lời
GV: Các nha sĩ khuyến cáo rằng, ta nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để có
thể bảo vệ, phòng tránh sâu răng, viêm lợi, cao răng... 1 trong những nguyên
nhân quan trọng khiến con người bị sâu răng đó là sử dụng nhiều thức ăn có
hàm lượng đường cao trong thời gian dài, hay lượng tinh bột dễ phân hủy
thành đường. Những thực phẩm này dễ bị vi khuẩn có hại biến đổi thành
acid, bám vào răng... theo thời gian sẽ gây sâu răng.
Trong khi đó, các loài động vật thường ăn chủ yếu là thịt, cây cỏ, lá cây...
những thứ này có chứa nhưng hàm lượng không thật nhiều chất ngọt, đường.
Sau khi ăn xong, chúng có thói quen liếm lại răng của mình như 1 cách để
làm sạch. Do đó, chất đường, tinh bột còn sót lại trong khoang miệng, trên
răng các loài động vật không quá nhiều nên chưa gây hại đến răng chúng.
Bên cạnh đó, các loài thú hoang dã thường ăn thịt - có nhiều chất sắt, canxi...
Hoạt động nhai liên tục các loại thức ăn, cứng, mềm... sẽ khiến hàm răng
thêm chắc khỏe, cấu trúc răng cũng bền vững hơn.
Tuy nhiên, một vài chuyên gia thú y có nói rằng, sâu răng cũng có thể xuất
hiện ở loài vật. Nhưng do tuổi thọ chúng quá ngắn nên đôi khi chưa kịp thấy
răng bị sâu thì đã ra đi rồi.
Ngoài ra, động vật nuôi trong nhà như chó, mèo lại dễ bị bệnh răng miệng

hơn động vật hoang dã. Lý do là bởi vật nuôi trong nhà dễ được cho ăn, thực
phẩm tương tự con người... nên chúng dễ kết bạn với sâu răng hơn.


Tóm lại, thức ăn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự khác biệt về
cấu tạo và chức năng của răng cũng như những cơ quan khác. Có thú ăn
động vật và thú ăn thực vật, vậy hệ tiêu hóa của chúng có đặc điểm gì để
thích nghi với đời sống hay nguồn thức ăn. Cùng tìm hiểu bài 16. Hệ tiêu
hóa ở động vật (tiếp).
- Bài mới:
Thờ
i

Nội dung bài học

Hoạt động giáo viên và học sinh

gian
V. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tiêu
thú ăn thực vật
3p

1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
* Sử dụng bảng phụ và phiếu trả lời.
GV: Ống tiêu hóa của động vật gồm
những bộ phận chính nào?
HS: Răng, dạ dày, ruột non và manh
tràng.

GV: Chia 2 nhóm (nhóm 1 gồm tổ 1
và tổ 2; nhóm 2 gồm tổ 3 và tổ 4) và
phân vai theo chủ đề “gia đình tiêu
hóa” gồm các thành viên:
- anh chị em răng
- mẹ dạ dày
- bố ruột
- thím manh tràng
- Nhiệm vụ:
+ Thảo luận và trình bày vào phiếu,
sau đó dán lên bảng.


25p

+ Các thành viên tự giới thiệu (chức
năng, cấu tạo…)
+ Thời gian: thảo luận và trình bày
10 phút.
+ Họ hàng ở dưới cổ vũ tinh thần.
GV: Sau khi các nhóm trình bày đặt
những câu hỏi.
(1) Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn
trong dạ dày 4 túi so với trong dạ dày
1 túi ở thú ăn thực vật.
(2) Tại sao ruột non của thú ăn thực
vật dài hơn rất nhiều so với ruột non
của thú ăn thịt?
(3) Manh tràng ở thú ăn thịt không
phát triển trong khi manh tràng ở thú

- Ở thú ăn thịt răng nanh, răng cửa và răng
trước hàm phát triển hơn thú ăn thực vật.
Nhưng răng hàm kém phát triển hơn ở thú ăn
thực vật.

ăn thực vật lại rất phát triển, tại sao?
(4) Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì
đối với động vật nhai lại?
(5) Trình bày sự khác nhau cơ bản về
cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt
và thú ăn thực vật.
HS:
(1) Dạ dày 4 ngăn giúp tiêu hóa và
hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối
đa nhất. Mỗi ngăn có một chức năng
riêng biệt.
(2) Do thức ăn thực vật khó tiêu hóa


và nghèo chất dinh dưỡng nên ruột
non dài giúp có đủ thời gian để tiêu
hóa và hấp thụ.
(3) Ruột tịt là nơi vi sinh vật cộng
sinh giúp động vật ăn thực vật tiêu
hóa thức ăn thực vật có thành
xenlulôzơ. Ngược lại thức ăn của thú
ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất
dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ,
không cần vi sinh vật.
(4) Ống tiêu hóa của các loài động

vật có xương sống đều không sản
xuất ra xelulaza nên không có khả
năng tiêu hóa xenlulôzơ của tế bào
thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong
dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết
ra xenlulaza. Enzim này có tác dụng
tiêu hóa xenlulôzơ thành các axit béo
bay hơi. Vi sinh vật này còn tiết ra
enzim tiêu hóa các chất hữu cơ khác
có trong tế bào thực vật thành các
chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất
dinh dưỡng đơn giản và axit béo là
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho động
vật nhai lại và vi sinh vật.
(5)
STT Bộ

Thú

Thú

ăn


1

phận
Răng

ăn thịt thực vật

- răng - răng cửa,
cửa:

răng nanh:

hình

to

nêm

bằng

- răng -

bản,
răng

nanh:

hàm:



nhọn,

nhiều gờ

sắc
- răng

hàm:
2

Dạ

nhỏ
Dạ dày -Đv

nhai

dày

đơn, to lại:

Dạ

dày 4 ngăn
-Đv khác:
Dạ dày to,
3

Ruột

-Ruột

1 ngăn
-Ruột non:

non:


dài

ngắn

-Ruột già:

-Ruột

lớn

già:
4

ngắn
Manh Nhỏ

Phát triển

tràng
GV: Yêu cầu HS điền từ khóa vào


bảng và ghi chép vào vở.


STT
1

Bộ


Chức năng

phận
Răng - Răng cửa gặm và lấy
thịt khỏi xương.
- Răng nanh nhọn dài
cắn và giữ chặt con mồi.
- Răng trước hàm và răng
ăn thịt lớn, cắt thịt thành
từng mảnh nhỏ để dễ
nuốt.
- Răng hàm có kích thước

2

Dạ

nhỏ, ít được sử dụng.
- Dạ dày đơn to, khỏe, có

dày

enzim pepsin.
- Thịt được tiêu hóa cơ
học và hóa học giống


như trong dạ dày người.
Dạ dày co bóp làm
nhuyễn thức ăn trộn đều

3

Ruột

với dịch vị.
- Ruột non ngắn hơn

non

nhiều so với ruột non thú
ăn thực vật. Các chất dinh
dưỡng được tiêu hóa hóa
học và hấp thụ trong ruột

4

Manh

non giống như ở người.
- Ruột tịt không phát

tràng

triển và không có chức

(ruột

năng tiêu hóa thức ăn.

tịt)


2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

STT
1

Bộ

Chức năng

phận
Răng - Răng nanh giống răng
cửa. Khi ăn cỏ, các răng
này tì lên tấm sừng ở
hàm trên để giữ chặt cỏ.
- Răng trước hàm và
răng hàm có nhiều gờ
cứng có tác dụng nghiền
nát cỏ.


2

Dạ

- Dạ dày đơn: có ở thỏ

dày

và ngựa.

- Dạ dày 4 ngăn ở thú
nhai lại gồm dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách, dạ múi
khế có ở trâu, bò, dê,
cừu.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ
làm mềm và lên men
thức ăn. Trong dạ cỏ, có
nhiều vi sinh vật cộng
sinh

giúp

tiêu

hóa

xenlulôzơ và các chất
dinh dưỡng khác.
Thức ăn  miệng  dạ cỏ
 dạ tổ ong  dạ lá sách
 dạ múi khế
+ Dạ tổ ong: giúp đưa
thức ăn lên miệng trong
khi nhai lại.
+ Dạ lá sách: giúp tái
hấp thu nước.
+ Dạ múi khế: giúp tiết
ra pepsin, HCl tiêu hóa
prôtêin có trong cỏ và vi

sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Bản thân vi sinh vật


cũng là nguồn cung cấp
prôtêin quan trọng cho
3

Ruột

động vật.
- Ruột non dài vài chục
mét và dài hơn rất nhiều
so với ruột non của thú
ăn thịt.
- Các chất dinh dưỡng
được tiêu hóa và hấp thụ
giống như trong ruột non

4

ở người.
Manh - Manh tràng rất phát
tràng

triển và có nhiều vi sinh
vật cộng sinh tiếp tục
tiêu hóa xenlulôzơ và
các chất dinh dưỡng có
trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn
giản được hấp thu qua
thành manh tràng.

3. Một số thông tin về hệ tiêu hóa
3.1. Khối lượng lợi khuẩn trong đường ruột
bằng trọng lượng cơ quan lớn nhất cơ thể
là gan (1,5kg).
3.2. Tổng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột


non có thể rộng bằng diện tích một sân
tennis (250m2).
3.3. Quá trình tiêu hóa diễn ra ngay khi xuất
hiện hình ảnh và mùi vị của thực phẩm.
3.4. Hocmone serotonin được sinh ra giúp
cho

tâm

trạng

tốt

hơn. Axitamin

tryptophan là thành phần tổng hợp lên
hocmone setoronin nên ăn nhiều thực
phẩm chứa tryptophan như thịt, thịt gà,
sữa, hạt…

4. Củng cố
a) Trò chơi “ai yêu động vật?”
Luật chơi: Chọn phương án đúng nhất, mỗi câu 10 giây. Mỗi đội
sẽ giơ phiếu trả lời khi hết thời gian, đội nào giơ trước hoặc sau sẽ
không được tính điểm.
Câu 1. Nhóm enzim tiêu hóa nào có vai trò tiêu hóa prôtêin trong thức ăn?
A. Pepsin, tripsin, peptidaza
B. Lipaza, pepsin, amilaza
C. Tripsin, pepsin, lipaza
D. Peptidaza, lipaza, amilaza
Câu 2. Ở trâu bò, bộ phận nào của dạ dày có vai trò tiêu hóa hóa học thức
ăn?
A. Dạ tổ ong

B. Dạ cỏ

C. Dạ lá sách

D. Dạ múi khế

Câu 3. Cơ quan tiêu hóa của thỏ có điểm đặc biệt là
A. không có tiêu hóa cơ học ở miệng.
B. tiêu hóa hóa học ở ruột non mạnh.
C. có manh tràng rất phát triển.


D. dạ dày không tiết dịch vị.
Câu 4. Trình tự của quá trình biến đổi thức ăn ở động vật nhai lại là
A.
B.

C.
D.

biến đổi cơ học, sinh học, hóa học.
biến đổi cơ học, hóa học, sinh học.
biến đổi sinh học, cơ học, hóa học.
biến đổi hóa học, sinh học, cơ học.

Câu 5. Bộ phận nào có quá trình tiêu hóa cơ học mạnh hơn tiêu hóa hóa
học?
A. Dạ dày, ruột già
C. Ruột già, ruột non

B. Miệng, dạ dày
D. Ruột non, miệng

Câu 6. Dạ dày đơn chỉ có ở
A. khỉ, heo, cá.

B. thỏ, chuột, rắn.

C. thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

D. Cọp, beo, thỏ, ngựa.

Câu 7. Ở động vật nhai lại quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở đâu?
A. Dạ lá sách

B. Khoang miệng


C. Dạ tổ ong

D. Dạ cỏ

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?
A. Ruột ngắn

B. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn

C. Ruột dài

D. Manh tràng phát triển

Câu 9. Trong mề gà (Diều), thường có những hạt sỏi nhỏ có chức năng gì?
A. Gà không có răng nên ăn nhầm.
B. Ăn để bổ sung các chất.
C. Trợ giúp cho quá trình tiêu hóa cơ học.


D. Dạ dày có lớp cơ khỏe để tiêu hóa.
Câu 10. Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ
phận của ống tiêu hóa ở người?
A.
B.
C.
D.

Ở miệng có tiêu hóa cơ học và hóa học.
Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và hóa học.
Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và hóa học.

Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và hóa học.

5. Dặn dò
- 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị bài và trả lời các câu hỏi tương ứng sau:
Câu 1: Tại sao nói hô hấp của chim là hô hấp kép?
Câu 2: Nếu bắt giun để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết. Tại sao?
Câu 3: Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú lại phát triển hơn của lưỡng
cư và bò sát?
Câu 4: Có những hình thức hô hấp nào? Hình thức nào là tiến hóa nhất và
giải thích.
Tài liệu tham khảo
Trang web: - baigiang.com
- khoahoctv.com
- pxhere.com



×