Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp bắc đồng phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÂM NHẬT MINH CHÂU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
ĐỒNG PHÚ TRONG LĨNH VỰC THU HÚT DOANH
NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh
Doanh Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÂM NHẬT MINH CHÂU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
ĐỒNG PHÚ TRONG LĨNH VỰC THU HÚT DOANH
NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh
Doanh Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤN
PHONG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VÕ TẤN PHONG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T1
2
3

4
5

C
T h
S
T P
L
T bi
P
S
T bi
.T Ủ
. v
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lâm Nhật Minh Châu

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 04/12/1987

Nơi sinh: Bình Phước

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1541820162

I- Tên đề tài:
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khu công
nghiệp Bắc Đồng Phú (BĐP) trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp
đến năm 2020
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, luận văn nêu lên các vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh. Luận văn cũng đã tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung dựa vào các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước
đây, luận văn đã đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú và thang đo cho các yếu tố đó.
Thứ hai, luận văn đã giới thiệu về Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc
Đồng Phú, đưa ra thiết kế nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khu
công nghiệp Bắc Đồng Phú; phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty cổ
phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, đồng thời đánh giá năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú qua các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh bằng phương pháp thảo luận, khảo sát ý kiến chuyên gia và khảo sát ý
kiến khách hàng. Từ đó rút ra được những thành công cần phát huy và những tồn
tại, hạn chế cần khắc phục và cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực thu hút doanh nghiệp khu công nghiệp của Công ty cổ phần khu công nghiệp
Bắc Đồng Phú.



Thứ ba, thấy mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú. Từ các mục tiêu và định
hướng đã đặt ra, căn cứ vào những đánh giá ưu và nhược điểm rút ra từ các tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh trong chương 2 mà tác giả xây dựng nên các giải pháp
cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc
Đồng Phú.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/01/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Tấn Phong
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lâm Nhật Minh Châu



ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
quí báu từ những cá nhân, tập thể, đơn vị, tổ chức...Tác giả xin chân thành cảm ơn
thầy giáo trực tiếp hướng dẫn luận văn TS Võ Tấn Phong, Quí thầy cô trường Đại
Học Công Nghệ TPHCM; Ban quản lý khu kinh tế Bình Phước. Đồng thời tác giả
xin gởi lời cảm ơn đến những tác giả đi trước, nhất là các tác giả có tên trong danh
mục tài liệu tham khảo ở cuối sách. Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè
và các doanh nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ tác giả hoàn thành luận văn này.
Vì khả năng và thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Tác giả xin lắng nghe, ghi nhận và biết ơn những đóng góp từ Quí
thầy cô và bạn đọc gần xa.
Xin chân thành cảm ơn!

Lâm Nhật Minh Châu


3

TÓM TẮT
Luận văn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (BĐP) trong lĩnh vực thu hút
doanh nghiệp vào khu công nghiệp” được tiến hành ở khu công nghiệp năm 2016.
Nghiên cứu tâp trung phân tích đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp. Với cách tiếp cận:
Dùng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm phân tích đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút
doanh nghiệp vào khu công nghiệp.
Nguồn dữ liệu: dữ liệu thứ cấp thu thập từ các phòng ban của công ty, ban
quản lý khu kinh tế. Dữ liệu sơ cấp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp đề tài nghiên cứu 5 vần đề chính: định
hướng phát triển khu công nghiệp Bắc Đồng Phú; Một số quan điểm xây dựng giải
pháp; đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút
doanh nghiệp vào khu công nghiệp như: giải pháp điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô
đất xây dựng; giải pháp cơ sở hạ tầng vùng; giải pháp chất lượng cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp; giải pháp tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp; giải pháp các
trung tâm kinh tế và đô thị; giải pháp nguồn nhân lực; giải pháp chất lượng các dịch
vụ; giải pháp chính sách ưu đãi về giá thuê đất; giải pháp cơ chế chính sách; giải
pháp môi trường chính trị và pháp luật; giải pháp năng lực marketing. Tổ chức thực
hiện, kiểm tra giải pháp và kiến nghị. Các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước.
Việc nghiên cứu thực trạng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú để xác định được


4

những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp để
hoàn thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công
nghiệp. Các giải pháp thực hiện sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước tại
khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu
tư, từng bước đem lại sự phát triển bền vững cho khu công nghiệp, và thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.



5

ABSTRACT
Research thesis: "Solutions to improve competitiveness of Bac Dong Phu
Industrial Park Joint Stock Company (BĐP) in the field of attracting
enterprises into industrial " was conducted in the zone industry in 2016.
Research focuses on analyzing the assessment of competitiveness in the area
of attracting enterprises into industrial zones. With approach:
Using quantitative and qualitative research methods to evaluate the
competitive capacity in the field of attracting enterprises into industrial zones, then
propose some solutions to enhance the competitiveness in the field. To attract
enterprises into industrial parks.
Data Source: Secondary data collected from departments of the Company,
Economic Zone Authority. Primary data: Data collection through surveys.
Based on the analysis and assessment of the current state of competitiveness
in attracting enterprises into industrial parks, the five main themes are: the
development orientation of the North Dong Phu industrial; Some views build
solution; To propose some solutions to enhance the competitiveness in attracting
enterprises into the Industrial Park, such as the solution of natural conditions,
geography and scale of construction land; Regional infrastructure solutions;
Solutions to the quality of industrial zone infrastructure; Solutions to organize the
management of industrial parks; Solutions of economic and urban centers; Human
resources solution; Solution quality services; Solutions on preferential policies on
land rent; Policy mechanism solution; Legal and political environment solutions;
Marketing Solutions. Implementing

organizations,

testing


solutions

and

recommendations. Solutions to improve competitiveness in the field of attracting
enterprises in North Dong Phu Industrial Zone, Binh Phuoc.


6

The study of the actual situation of the North Dong Phu Industrial Zone to
identify the areas to be achieved and the limited issues, thus providing solutions to
improve the competitiveness in the area of attracting enterprises into the zone.
industry. Implementing solutions will contribute to improve the state management in
Bac Dong Phu Industrial Zone, bringing efficiency to enterprises operating in
production and business in the Industrial Park; To create a favorable environment to
attract investment, step by step bring about the sustainable development of the
Industrial Park, and achieve the country's industrialization and modernization.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
MỞ

ĐẦU

.....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5.Kết cấu của luận văn ............................................................................................3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ..........................................4
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ..............................................4
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................4
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................4
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh ..................................................................5
1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ...........................5
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công
nghiệp ......................................................................................................................
6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng ......................................7
1.2.2. Cơ sở hạ tầng vùng kinh tế ........................................................................8
1.2.3. Các trung tâm kinh tế và đô thị..................................................................8
1.2.4. Cơ chế chính sách ......................................................................................9
1.2.5. Môi trường chính trị và pháp luật ..............................................................9


8


1.2.6. Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ..........................................10
1.2.7. Nguồn lao động........................................................................................10
1.2.8. Năng lực quản trị của doanh nghiệp ........................................................10
1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút doanh
nghiệp vào khu công nghiệp .................................................................................11
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................21
CHƯƠNG 2:...............................................................................................................22
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHU
CÔNG NGHIỆP BẮC ĐỒNG PHÚ
.........................................................................................22
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú ....................22
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................22
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty .......................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý............................................................................24
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ...........................24
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc
Đồng Phú ...............................................................................................................25
2.2.1. Thực trạng thành phần điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng27
2.2.2. Thực trạng thành phần cơ sở hạ tầng kinh tế vùng .................................30
2.2.3. Thực trạng thành phần các trung tâm kinh tế và đô thị...........................32
2.2.4. Thực trạng thành phần cơ chế chính sách ...............................................35
2.2.5. Thực trạng thành phần giá cho thuê ........................................................38
2.2.6. Thực trạng thành phần năng lực marketing ............................................41
2.2.7. Thực trạng thành phần môi trường chính trị và pháp luật ......................44
2.2.8. Thực trạng thành phần chất lượng cơ sở hạ tầng KCN...........................46
2.2.9. Thực trạng thành phần chất lượng các dịch vụ .......................................50
2.2.10. Thực trạng thành phần nguồn lao động ................................................52
2.2.11. Thực trạng thành phần tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp ....56
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp
Bắc Đồng Phú .......................................................................................................59



9

2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................61
2.3.2. Hạn chế....................................................................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................67
CHƯƠNG 3: .............................................................................................................68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC ĐỒNG PHÚ TRONG LĨNH VỰC THU
HÚT DOANH NGHIỆP VÀO KHU CÔNG NGHIỆP ............................................68
3.1. Định hướng phát triển KCN Bắc Đồng Phú ..................................................68
3.1.1. Về qui mô KCN ......................................................................................68
3.1.2. Về cơ cấu ngành nghề trong KCN ..........................................................69
3.1.3. Về môi trường đầu tư KCN.....................................................................70
3.2. Một số quan điểm xây dựng giải pháp ...........................................................71
3.2.1. Quan điểm 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong
KCN Bắc Đồng Phú ..........................................................................................71
3.2.2. Quan điểm 2: Đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của các doanh
nghiệp tại KCN Bắc Đồng Phú .........................................................................71
3.2.3. Quan điểm 3: Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận
lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bắc Đồng Phú ......................72
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của công ty cổ phần khu công
nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp ..
........................................................................................................................73
3.3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng .
........................................................................................................................73
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng ...........................................73
3.3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện chất lượng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ......74
3.3.4. Giải pháp 4: Hoàn thiện tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp ....74

3.3.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện các trung tâm kinh tế và đô thị ........................75
3.3.6. Giải pháp 6: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp trong KCN .............................................................................................75


10

3.3.7. Giải pháp 7: Chất lượng các dịch vụ .......................................................76
3.3.8. Giải pháp 8: Hoàn thiện chính sách ưu đãi về giá thuê đất.....................78
3.3.9. Giải pháp 9: Hoàn thiện cơ chế chính sách .............................................78
3.3.10. Giải pháp 10: Hoàn thiện môi trường chính trị và pháp luật ................79
3.3.11. Giải pháp 11: Hoàn thiện năng lực marketing ......................................80
3.4. Tổ chức thực hiện và kiểm tra các giải pháp .................................................82
3.4.1. Công tác tổ chức thực hiện......................................................................82
3.4.2. Công tác kiểm tra đánh giá .....................................................................83
3.4.3. Học tập, rút kinh nghiệm.........................................................................83
3.5. Kiến nghị ........................................................................................................84
3.5.1. Đối với Nhà Nước ...................................................................................84
3.5.2. Đối với tỉnh Bình Phước .........................................................................84
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................89
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL


Ban quản lý

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp KCN

Khu công nghiệp PCCC
Phòng cháy chữa cháy XLNT
Xử lý nước thải
BĐP

Bắc Đồng Phú

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng mẫu số liệu điều tra .........................................................................26

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá thành phần điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây
dựng...........................................................................................................................27
Bảng 2.3: Khoảng cách từ KCN Bắc Đồng Phú đến các khu vực lân cận và ngược
lại ...............................................................................................................................2
8
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá thành phần cơ sở hạ tầng kinh tế vùng .........................30
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thành phần các trung tâm kinh tế và đô thị ..................32
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thành phần cơ chế chính sách .......................................35
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá thành phần giá cho thuê................................................38
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá thành phần năng lực marketing ....................................41
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá thành phần môi trường chính trị và pháp luật ..............44
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá thành phần chất lượng cơ sở hạ tầng KCN ................46
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá thành phần chất lượng các dịch vụ .............................50
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thành phần nguồn lao động ........................................52
Bảng 2.13: Tình hình sử dụng lao động tại KCN Bắc Đồng Phú (đến tháng
12/2016) ....................................................................................................................54
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá thành phần tổ chức quản lý điều hành khu công nghiệp
...................................................................................................................................56


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp tại Việt
Nam càng được nhận thấy rõ qua việc góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp
dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát
triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời
giải quyết việc làm cho người lao động trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tuy nhiên, để đầu tư hoàn thiện khu công nghiệp và đưa vào khai thác, bên
cạnh việc công ty phải có nguồn tài chính mạnh, nguồn nhân lực có chất lượng, am
hiểu về lĩnh vực đầu tư, công ty còn chịu sự tác động từ định hướng phát triển kinh
tế xã hội của chính phủ, địa phương, các quy trình, trình tự thủ tục để đầu tư.
Bên cạnh đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong
những năm gần đây làm cho việc thu hút các nhà đầu tư (khách hàng) vào các khu
công nghiệp ngày càng khó khăn.
Tuy sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp không
gay gắt như các lĩnh vực hàng tiêu dùng, điện tử nhưng để thu hút được khách hàng,
bên cạnh việc chính phủ hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại, hiện nay các
công ty phải tự tìm hiểu, tiếp xúc với các đối tác bằng nhiều cách khác nhau do đó
đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng hiệu quả đạt được thấp.
Là một công ty, với hướng đi tập trung đầu tư và phát triển các khu công
nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc
Đồng Phú đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu
trong lĩnh vực này tại tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên, trước khó khăn chung của lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp hiện nay và việc đầu tư phát triển dàn trải các khu công nghiệp tại các địa
phương trên cả nước đã làm cho khả năng thu hút khách hàng vào các khu công


2

nghiệp của công ty ngày càng trở nên khó khăn.
Đứng trước thách thức đó, công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
cần đánh giá lại thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh của mình để nhận biết
những cơ hội, nguy cơ có thể gặp phải từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao
hơn nữa năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong giai
đoạn tới.
Từ những lý do trên, từ yêu cầu thực tế và với kiến thức đã học, tác giả đã

quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào
khu công nghiệp” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút
doanh nghiệp vào khu công nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.
+ Thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công
nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào khu công nghiệp.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú trong lĩnh vực thu hút doanh nghiệp vào
khu công nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu của luận văn: từ năm 2014 đến 2016.
+ Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính được sử dụng thông qua các phương pháp cụ thể như phỏng vấn chuyên
gia, mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn có kết cấu

như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công
nghiệp Bắc Đồng Phú
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần khu công nghiệp Bắc Đồng Phú.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Bất kỳ mọi hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực đều có sự cạnh tranh với
nhau, vì vậy đã có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh được đưa ra. Tuy nhiên, tùy
theo cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên đã có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh
được đưa ra.
Theo Karl Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch" (Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), tr.13,14).
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” (Nguyễn Vĩnh Thanh (2005),
tr.14).
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006, tr.87), “Cạnh tranh trong
thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại
cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng
lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình”.

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Michael E. Porter (2012) cho rằng lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá
trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể ở dưới dạng giá cả
thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích của người mua là tương đương), hoặc
việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận
thanh toán một mức giá cao hơn.


5

Theo tác giả, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng
KCN so với các đối thủ là khả năng mà doanh nghiệp đó cung cấp nhiều hơn các
giá trị về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, làm gia tăng sự thỏa mãn, hài lòng của
khách hàng so với các đối thủ.
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo tác giả Đinh Thị Nga (2011, tr.16), “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngắn hạn là khả năng của doanh nghiệp trong việc thu hút và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá cả, chất lượng và
tính độc đáo, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường để
giành được thị phần tương xứng. Trong dài hạn, năng lực cạnh tranh là khả năng tạo
ra tăng trưởng lợi nhuận thông qua việc liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm
khác biệt, mới lạ”.
Theo tác giả Trần Sửu (2005, tr.9) cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra
năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra
thu nhập cao và phát triển bền vững”.
Cũng theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong cuốn “Thị trường, chiến
lược, cơ cấu” (2006) cho rằng, giá trị gia tăng nội sinh và giá trị gia tăng ngoại sinh
chính là năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, là những yếu tố mà các doanh
nghiệp phải đạt được nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, mở ra những hướng phát triển

mới.
1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên
thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở
năng lực cạnh tranh. Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội
nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.


6

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp đầu tư kinh doanh
hạ tầng KCN luôn là một đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ giúp
doanh nghiệp tự hoàn thiện để tồn tại, phát triển mà còn góp phần thúc đẩy phát
triển ngành, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại các lợi ích về kinh tế, xã
hội cho quốc gia.
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khu công
nghiệp
Năng lực cạnh tranh của công ty là thể hiện thực lực và lợi thế của công ty so
với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để
thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của công ty trước hết phải
được tạo ra từ thực lực của công ty. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi công ty,
không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức
quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối
tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô
nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong công ty được đánh giá không
thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở
các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi công ty phải tạo lập được
lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, công ty có thể thoả mãn tốt
hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối

tác cạnh tranh.
Có nhiều tác giả đưa ra lý thuyết về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Mỗi tác giả có những quan điểm khác nhau tuy nhiên cũng có
nhiều điểm chung.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ bao hàm các nhân tố chủ quan,
phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân tố khách quan, các
yếu tố môi trường kinh doanh (Phan Minh Hoạt, 2004).
Phương pháp Thompson-Strickland” trong bài báo “Vận dụng phương pháp
Thompson-Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh


7

nghiệp” (Phan Minh Hoạt, 2004) và “Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp” trong sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2010).
Kết hợp các lý thuyết trên, tôi nhận thấy năng lực cạnh tranh của công ty khu
công nghiệp thể hiện qua các yếu tố cấu thành như sau:
1/ Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng;
2/ Cơ sở hạ tầng kinh tế vùng;
3/ Các trung tâm kinh tế và đô thị;
4/ Cơ chế chính sách;
5/ Môi trường chính trị và pháp luật;
6/ Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ;
7/ Nguồn lao động;
8/ Năng lực quản trị của doanh nghiệp.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng
Vị trí địa lý hết sức quan trọng trong quá trình thu hút sự phát triển của các
KCN. Trong các yếu tố quyết định sự thành công của KCN, thì có 2 yếu tố thuộc về
yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên là: Gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng

không, bến cảng và các điều kiện thuận lợi khác. Nguồn nước công nghiệp được
cung cấp đầy đủ.
KCN phải được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi, đảm bảo cho giao lưu hàng
hoá giữa KCN với thị trường quốc tế và các vùng còn lại trong nước. Đây là một
trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự phát triển bền vững của
các KCN để đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các KCN
được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng
cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Các KCN cần được xây dựng ở gần các khu
vực đô thị, gần các trung tâm văn hoá – xã hội, có hệ thống giao thông thuận lợi.


8

Quy mô đất xây dựng KCN cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển
các KCN, vì quy mô lớn sẽ tạo nên một khu vực công nghiệp rộng lớn, tiềm năng
phát triển lớn hơn. Cơ hội liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong KCN sẽ cho
hiệu quả thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng vùng kinh tế
Về cơ sở hạ tầng vùng kinh tế, các KCN phải nằm trong khu vực có chính
sách ưu tiên của nhà nước, đặc biệt là trong các khu vực làm đòn bẩy phát triển kinh
tế của cả nước. Những khu vực này có thể được nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây
dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ chung nhưng có lợi cho cả KCN như:
nâng cấp sân bay, cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mở rộng các cảng
biển…và được các bộ, các ngành tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc xây
dựng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…
Đối với các nhà đầu tư, vấn đề cũng rất được quan tâm là nguồn nguyên liệu
có sẵn ở địa phương có đủ cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp, địa chất
khu vực công nghiệp phải đảm bảo khả năng để xây dựng các xí nghiệp, các công
trình phục vụ sản xuất công nghiệp .
1.2.3. Các trung tâm kinh tế và đô thị

Các trung tâm kinh tế và đô thị vừa có vị trí thuận lợi, vừa có điều kiện nội
tại làm cho các KCN có khả năng phát triển hiệu quả cao, vì đó là: nơi tập trung lao
động kỹ thuật có chất lượng cao; tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo,
dạy nghề giúp các KCN phát triển thuận lợi; sẵn có hệ thống tài chính ngân hàng;
Sẵn có những cơ sở công nghiệp hỗ trợ (về linh kiện, phụ tùng, hoặc bán thành
phẩm…) cho công nghiệp trong KCN; đã sẵn có tiện nghi đầy đủ về giáo dục, giải
trí, các khách sạn, nhà nghỉ, cung cấp đầy đủ thực phẩm cho người lao động. Chính
vì vậy, các trung tâm đô thị lớn có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư đặc biệt
là các nhà đầu tư nước ngoài.


×