Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học kỳ II năm học 2008-2009 (đè 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.13 KB, 2 trang )

UBND HUYỆN NA HANG
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1 (2 điểm) :
Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác
dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ?
(1) Con cò mà đi ăn đêm
(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
(5) Có xáo thì xáo nước trong
(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Câu 2: (1 điểm ). Trong đoạn trích sau đây, có mấy câu đặc biệt? Chúng được sử
dụng nhằm mục đích gì?
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh.
Và lắc. Và xóc.
( Trần Cừ )
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong các ví dụ sau?
a. Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay trời trong xanh.
b. Vì trời mưa to, ruộng rau đã đầy nước.
c. Để mẹ vui lòng, Hồng cố gắng học giỏi.
d. Bằng chiếc tàu nhỏ, họ vẫn ra khơi đánh cá.
II TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm ).
Em hãy giải thích câu ca dao sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.



Hết
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 KỲ II NĂM HỌC 2008-2009 (đề 2)
I. Lý thuyết: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Câu (2), (5), (6) trong bài ca dao là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ để làm
cho câu ca dao được ngắn gọn, đúng thể loại thơ lục bát, tránh lặp từ.
- Sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (1điểm ) Nêu đúng mỗi câu đặc biệt và tác dụng 0.5 đ
- Đoạn văn có hai câu đặc biệt
- Và lắc. Và xóc dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.
Câu 3: (1điểm)
a. Trạng ngữ chỉ thời gian c. Trạng ngữ chỉ mục đích
b. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân d. Trạng ngữ chỉ phương tiện
II. Tập làm văn (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Kiểu bài : Nghị luận giải thích
- Yêu cầu: HS làm đúng các bước của bài nghị luận giải thích, lời văn chặt chẽ, sinh động,
giàu dẫn chứng.
1. Mở bài:
Học sinh viết đúng thể loại lập luận giải thích.
2. Thân bài:
Bố cục rõ ràng, giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa.
Nhiễu điều là gì? Giá gương là gì. Hai vật này nếu để riêng lẻ sẽ không có gì đặc sắc,
nhưng khi đem nhiễu điều phủ lên giá gương sẽ tạo nên cảnh tượng rực rỡ uy nghiêm_ có ý
nghĩa bảo vệ, yêu thương.
Từ hai hình ảnh đó, nhân dân ta muốn nêu bật một lời khuyên: “Người trong một
nước phải thương nhau cùng”.
Lời khuyên cùng chung một nước có cùng nguồn gốc lịch sử, cùng một thứ tiếng mẹ

đẻ - phải đoàn kết gắn bó với nhau.
Lấy dẫn chứng bài học yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta qua từng thời kỳ
lịch sử.
3 Kết luận: Rút ra bài học kinh nghiệm
* Hướng dẫn chấm
Điểm 6: Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đủ nội dung trên.
Điểm 4, 5: Bài làm hoàn chỉnh, nêu rõ nội dung nhưng diễn đạt chưa thật trôi chảy.
Điểm 2, 3: Bài viết phần nào nêu được nội dung nhưng dùng từ chưa thật chọn lọc,
thiếu liên kết.
Điểm 1: bài viết sơ sài chưa rõ ý, bố cục chưa rõ ràng sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

×