điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
của người kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để
hưởng thù lao (Điều 233).
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Để đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics các doanh nghiệp
phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt
Nam
• Đáp ứng các điều kiện với từng loại dịch vụ logistics cụ thể:
a. ĐK KD đối với thương nhân KD các DV log chủ yếu:
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo PL VN.
- Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ
thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
- Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì còn phải đáp ứng đc cacs điều
kiện:
o Kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa: chỉ đc thành lập cty liên doanh
với tỷ lệ vốn góp ko quá 50%.
o Kinh doanh dịch vụ kho bãi: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn
góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2014).
o Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ
vốn góp ko quá 51% (ko hạn chế tỷ lệ vốn góp kể từ năm 2014).
o Kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác: đc thành lập công ty liên doanh với tỷ
lệ vốn góp ko quá 49% (51% vào năm 2010; chấm dứt hạn chế năm
2014).
b. ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan đến vận
tải:
- Là doanh nghiệp có ĐKKD hợp pháp;
- Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của PL
VN;
- Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì phải đáp ứng thêm các điều
kiện:
o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải: chỉ đc thành lập cty liên doanh
vận hành đội tàu từ 2009 với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%; đc thành lâp
liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế với tỷ lệ vốn góp ko
quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2012);
o Kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa: chỉ đc thành lập cty liên
doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%;
o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định
của Luật hàng không dân dụng VN;
o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt: chỉ đc thành lập cty liên doanh
với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);
o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ: đc thành lập cty liên doanh với
tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);
o Ko đc thực hiện dịch vụ vận tải đường ống (trừ trường hợp VN tham
gia ĐƯQT).
c.ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan khác:
- Là doanh nghiệp có ĐKKD theo PL VN;
- Nếu là thương nhân nước ngoài thì còn phải tuân theo các đk:
o KD dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: (lằng nhằng lắm ở điểm a
kh 2 Đ7 NĐ140 ý. M nghĩ là ko cần chi tiết vậy đâu :”>);
o KD dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương
mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của CP;
o Ko đc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác (trừ khi VN tham gia
các ĐƯQT).
Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics
- Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log liên quan đến vận tải:
thực hiện theo quy định của PL có liên quan về giới hạn trách nhiệm
trong lĩnh vực vận tải.
- Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log không thuộc phạm vi
trên:
o Các bên có thể thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH.
o Nếu các bên ko thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH: toàn bộ
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV log ko vượt quá giới hạn
trách nhiệm và tổn thất hàng hóa (Đ238 LTM). Cụ thể:
Khách hàng ko có thông báo trc về giá trị của HH thì giới hạn trách
nhiệm tối đa là 500tr đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
Khách hàng đã thông báo trc về giá trị của HH và đc thương nhân KD
DV log xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của HH đó.
- Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log tổ chức thực hiện nhiều
công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau: giới hạn trách
nhiệm đc tính là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách
nhiệm cao nhất.
* Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ Logistic (Đ238
LTM)
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm
đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
- Người làm dịch vụ Logistic không được hưởng quyền giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan
chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc sự giao hàng chậm trễ là
do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc
không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng.