I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGễ TH HNG NHUNG
+-
QUảN TRị DOANH NGHIệP NHà NƯớC
THEO PHáP LUậT VIệT NAM HIệN NAY
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGễ TH HNG NHUNG
QUảN TRị DOANH NGHIệP NHà NƯớC
THEO PHáP LUậT VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS. Lấ TH THU THY
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Ngô Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC ................................................................................. 7
1.1.
hái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc ................ 7
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ...................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ................................................. 9
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ................................................... 13
1.2.
Quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc .................................................... 14
1.2.1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp nhà nước ....................................... 14
1.2.2. Đặc điểm quản trị doanh nghiệp nhà nước ........................................ 16
1.3.
Mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc ..................................... 21
1.3.1. Mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên có Hội đồng thành viên ............................... 21
1.3.2. Mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên không có Hội đồng thành viên .................... 22
1.4.
Khái niệm, vai trò và nội dung của pháp luật về quản trị
doanh nghiệp nhà nƣớc.................................................................... 23
1.4.1. Khái niệm và vai trò của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ..... 23
1.4.2.
Nội dung cơ bản của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ....... 25
1.4.3. Quá trình phát triển của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam ................................................................................ 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN .................................................................................. 31
2.1.
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên trong quản trị
doanh nghiệp nhà nƣớc.................................................................... 31
2.1.1.
Tiêu chuẩn và quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên ....... 32
2.1.2. Tiêu chuẩn và quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch HĐTV ......................... 34
2.1.3. Trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng
thành viên ........................................................................................... 34
2.2.
Kiểm soát viên................................................................................... 37
2.2.1. Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên ................................................ 37
2.2.2. Tiêu chuẩn và điều kiện của KSV ...................................................... 37
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của KSV .............................................................. 38
2.2.4. Các trường hợp miễn nhiệm KSV ...................................................... 41
2.3.
Giám đốc/Tổng giám đốc ................................................................. 41
2.3.1. Chế độ hoạt động của Giám đốc/Tổng giám đốc ............................... 41
2.3.2. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc .......... 42
2.3.3. Các trường hợp miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng
giám đốc ............................................................................................. 42
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/ Tổng giám đốc ............................ 43
2.4.
Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty ....................................... 44
2.5.
Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị doanh
nghiệp nhà nƣớc ............................................................................... 45
2.5.1. Những ưu điểm của quản trị doanh nghiệp nhà nước ........................ 45
2.5.2. Những hạn chế của quản trị doanh nghiệp nhà nước ......................... 62
2.6.
Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
doanh nghiệp nhà nƣớc.................................................................... 72
2.6.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp
nhà nước ............................................................................................. 72
2.6.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước ......... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKS:
Ban kiểm soát
CT:
Công ty
DNNN:
Doanh nghiệp nhà nước
GĐ:
Giám đốc
HĐQT:
Hội đồng quản trị
HĐTV:
Hội đồng thành viên
KSV:
Kiểm soát viên
TCTNN:
Tổng công ty nhà nước
TĐ:
Tập đoàn
TĐKTNN:
Tập đoàn kinh tế nhà nước
TGĐ:
Tổng giám đốc
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
TNHHMTV:
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình DNNN là công ty TNHHMTV có HĐTV
22
Sơ đồ 1.2. Mô hình DNNN là công ty TNHHMTV không có HĐTV
23
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau Đại hội Đảng VI năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã có 1 bước
ngoặt đột phá chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau
30 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế của nước ta đã có nhiều chuyển biến
rõ rệt,đời sống xã hội được cải thiện đáng kể. Cùng với sự thay đổi và phát
triển của nền kinh tế là sự ra đời của các doanh nghiệp, các công ty, tập đoàn
kinh tế. Với định hướng xã hội chủ nghĩa,Việt Nam phát triển nền kinh tế đa
thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và trở thành công cụ
để nhà nước định hướng điều tiết nền kinh tế thì các doanh nghiệp nhà nước
luôn đươ ̣c coi là công cu ̣ chủ yế u để nhà nước thực hiện các chính sách ổ n
đinh
̣ kinh tế vi ̃ mô , ứng phó mỗi khi có những biến động tiêu cực của thị
trường, đặc biê ̣t trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế thế giới nhằ m kiề m chế
lạm phát . Không chỉ vậy , các doanh nghiệp nhà nước cũng được coi là lực
lươ ̣ng cầ n thiế t , chủ yếu của Nhà nước để thực hiện các chính sách an sinh xã
hội như cung cấ p những dich
̣ vu ̣ công thiế t yế u , tham gia cứu đói , cứu trơ ̣ cho
các hộ nghèo vùng sâu , vùng xa, nhân dân vùng bi ̣thiên tai , lũ lụt, tham gia
giữ gin
̀ an ninh, trật tự quố c phòng ở khu vực biên giới, hải đảo…
Tuy nhiên trong nhiều năm vừa qua các doanh nghiệp nhà nước phát
triển về số lượng nhưng lại hoạt động kém hiệu quả thực trạng của các doanh
nghiệp nhà nước đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề sau:
Một là: Hiệu quả hoa ̣t động của các doanh nghiệp nhà nước chưa tương
xứng với nguồ n lực nhà nước đầu tư . Các doanh nghiệp nhà nước đã được
nhận ưu đaĩ , không chỉ đươ ̣c sử du ̣ng nguồ n vố n rấ t lớn của nhà nước, mà còn
nhiề u nguồ n lực khác như thuâ ̣n lơ ̣i khi tiế p cận đấ t đai , quyề n khai thác tài
1
nguyên hay quyề n kinh doanh trong một số liñ h vực đă ̣c thù kinh tế nhà nước
giữ vai trò chi phố i nề n kinh tế quố c dân , hay giữ những vi ̣trí then chố t , đi
đầ u ứng du ̣ng tiế n bộ khoa ho ̣c công nghệ , hoặc là đòn bẩ y đẩ y nhan h tăng
trưởng kinh tế và giải quyế t các vấ n đề xã hội
, mở đường , hướng dẫn các
thành phần khác cùng phát triển , làm lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết
và quản lý vĩ mô . Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp nh à nước chưa
thể hiện đươ ̣c vai trò dẫn dắ t nề n kinh tế hay ta ̣o điề u kiện cho các doanh
nghiệp thuô ̣c thành phầ n kinh tế khác phát triể n , thúc đẩy liên kết, hình thành
chuỗi giá tri ̣gia tăng . Các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa
đa ̣t đươ ̣c đế n
trình độ cao trong những ngành , lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định tới công
cuộc công nghiệp hóa , hiện đa ̣i hóa đấ t nước . Là lực lượng nòng cốt để nhà
nước thực hiện cá c chin
́ h sách kinh tế vi ̃ mô , song có những t hời điể m các
doanh nghiệp nhà nước la ̣i bi ̣coi là “chấ t xúc tác” làm trầ m tro ̣ng thêm những
bấ t ổ n bởi sự độc quyề n và việc đầ u tư tràn lan ra ngoài ngành nhưng không
có hiệu quả. Kế t quả là , nhiề u doanh nghiệp đã bi thua
lỗ , có cơ cấu tài chính
̣
bấ p bênh, nơ ̣ phải trả cao gấ p nhiề u lầ n vố n chủ sở hữu , không bảo đảm đươ ̣c
khả năng thanh toán.
Hai là: Trong vấn đề quản trị DNNN còn bộc lộ nhiều bất cập như:
Chưa rõ ràng quyền quản lý nhà nước đối với DNNN, vai trò của chủ sở hữu
hay người đại diện chủ sở hữu, vai trò cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của
HĐTV, quyền lợi của người lao động; trong khi quyền chủ động điều hành sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước lại bị hạn chế. Cơ chế tài chính và
cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, sự gắn kết lợi ích vật chất và
trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động chưa được luật hóa.
Quản trị DNNN đã được đề cập tại luật và các văn bản luật trước
đây,tuy nhiên một số nội dung của quản trị DNNN đã bộc lộ những điểm
chưa phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập của đất nước ta hiện nay.
2
Luật doanh nghiệp năm 2014 đã có những điểm đổi mới so với Luật doanh
nghiệp năm 2005 về vấn đề quản trị doanh nghiệp nhà nước. Đề tài “Quản trị
doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện nay” sẽ đề cập những
điểm mới về quản trị DNNN theo luật doanh nghiệp năm 2014, so sánh với
luật năm 2005 về vấn đề này để từ đó chúng ta sẽ nhận ra những ưu điểm và
nhược điểm của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật
Việt Nam hiện nay và những vấn đề cần hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài về pháp luật “Quản trị về doanh nghiệp nhà nước theo pháp
luật Việt nam hiện nay” thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học
như các công trình của:
Thạc sĩ Võ Thị Tuyết: “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, NXB Đại
học Mở (năm 2010). Trong công trình này tác giả đưa ra những khái niệm về
quản trị doanh nghiệp, vai trò của quản trị doanh nghiệp đối với sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp
PGS.TS Vũ Thành Hưng: “Chuyên đề về những vấn đề cơ bản của
Quản trị doanh nghiệp năm 2012” (năm 2012) tác giả đưa ra khái niệm về
quản trị doanh nghiệp và các mô hình quản trị doanh nghiệp
Thạc sĩ Ngô Thị Ngọc Hương: “Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay” (năm
2012) tác giả nêu ra tính cấp thiết của việc chuyển đổi DNNN sang Công ty
TNHHMTV, tiến trình chuyển đổi, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau
chuyển đổi.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân
tích những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và quản trị doanh
nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sau khi Luật doanh nghiệp năm 2014 kèm theo
những văn bản pháp luật liên quan đến quản trị DNNN được ban hành thì các
3
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề trên chưa nhiều. Chính vì vậy, trên
cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn
tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị DNNN theo các quy
định mới nhất, phân tích những ưu điểm và những thành tựu đã đạt được kể từ
khi luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp nhà
nước, thực trạng pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước, nêu ra những
điểm vướng mắc, bất cập và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
doanh nghiệp nhà nước
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật Việt nam về quản trị
doanh nghiệp nhà nước
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu các quy định của
Luật doanh nghiệp năm 2014 về quản trị doanh nghiệp nhà nước và có so sánh
với pháp luật ở Việt nam trong giai đoạn 1995 – 2014 để từ đó cho thấy những
ưu điểm của Luật doanh nghiệp 2014 về quản trị doanh nghiệp nhà nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về doanh
nghiệp nhà nước và quản trị doanh nghiệp nhà nước và pháp luật về quản trị
doanh nghiệp nhà nước
Luận văn phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị doanh
nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay, so sánh với pháp luật về quản trị doanh
nghiệp nhà nước giai đoạn 1995-2014 rút ra những bài học kinh nghiệm trong
việc hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước
Luận văn đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản
trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay
4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý bao gồm: Phương
pháp phân tích, so sánh, thống kê, lịch sử, tổng hợp.
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm, bản chất và những
đặc điểm của DNNN làm rõ những điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với quá
trình phát triển và tồn tại của DNNN trong thời kì đổi mới và hội nhập.
Phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét, đối chiếu các quy định
của pháp luật trước đây về DNNN và quản trị DNNN và các quy định của
pháp luật hiện hành
Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hình thành và
phát triển DNNN, quản trị DNNN cũng như quá trình hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp nhà nước và quản trị DNNN ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích đánh giá thực
trạng hiệu quả hoạt động của DNNN để tìm ra những bất cập.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nhằm đưa ra
những đề xuất, kiến nghị của luận văn.
7. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là một công trình khoa học để nghiên cứu những vấn đề về
quản trị DNNN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Đặc biệt
đánh giá những quy định mới về quản trị doanh nghiệp nhà nước theo Luật
doanh nghiệp 2014, so sánh những quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014
so với các văn bản pháp luật trước đây để tìm ra những ưu điểm của pháp luật
hiện nay và những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, đề xuất những kiến
nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị DNNN. Cụ thể
luận văn có những đóng góp sau đây:
5
Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị DNNN theo
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Thứ hai: Nghiên cứu, đánh giá, phân tích mô hình quản trị DNNN theo
pháp luật Việt Nam hiện hành, nêu những ưu điểm và hạn chế của quản trị
DNNN theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thực tiễn áp dụng
Thứ ba: Nêu phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về quản trị DNNN
8. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp nhà nước và
pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước,
phương hướng và giải pháp hoàn thiện.
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Ở Việt Nam, loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước được thừa
nhận về mặt pháp lý từ năm 1948 trong Sắc lệnh số 104-SL do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ban hành 01/01/1948. Theo điều 2 của Sắc lệnh, DNNN lúc bấy
giờ được gọi là doanh nghiệp quốc gia:“Doanh nghiệp quốc gia là một doanh
nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển”. Thời
điểm đó, các đơn vị kinh tế Nhà nước được gọi là Xí nghiệp quốc doanh
(trong công nghiệp), nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh (trong
nông nghiệp), cửa hàng quốc doanh (trong thương nghiệp)…
Đến cuối năm 1991, Thuật ngữ “DNNN” mới chính thức được sử dụng
trong Quy chế về thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm nghị định số
388-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
Phủ).Theo điều 1 của Quy chế này:“DNNN là tổ chức kinh doanh do Nhà
nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. DNNN là một
pháp nhân kinh tế; hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật”
Từ đó đến nay, thuật ngữ “DNNN” được dùng để nói lên đặc điểm sở hữu của
doanh nghiệp, không dùng để chỉ hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
Thống nhất quan điểm của Nghị định 388-HĐBT ngày 20/11/1991,
Điều 1, Luật DNNN năm 1995 quy định như sau:
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập
và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,
7
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng
và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Cho đến thời điểm trước khi Luật DNNN 2003 ban hành, DNNN vẫn
được hiểu là Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Thuật
ngữ DNNN tiếp tục được ghi nhận trong Luật DNNN 2003 nhưng cách hiểu
về DNNN đã có sự thay đổi. Điều 1 Luật DNNN 2003 quy định “DNNN là tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn
góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn”. Theo đó, DNNN không chỉ là những doanh
nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ mà còn là những doanh
nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước, có nghĩa là nhà nước
chiếm trên 50% vốn điều lệ.
Với mục tiêu tạo lập khung khổ pháp lý áp dụng thống nhất cho các
loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và đổi mới cơ chế
quản trị DNNN theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế, luật doanh
nghiệp 2005 được ban hành thay thế cho luật doanh nghiệp năm 1999. Khoản
22 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “DNNN là doanh nghiệp trong
đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” Luật doanh nghiệp 2005 quy định
việc chuyển đổi DNNN được thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm,
nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày luật doanh nghiệp 2005
có hiệu lực (1/7/2006), các công ty nhà nước thành lập theo quy định của luật
DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2005.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8
đã thông qua luật doanh nghiệp 2014. Theo đó khái niệm DNNN trong luật
doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi đáng kể so với quy định trong luật doanh
nghiệp 2005. Khoản 8 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014 quy định: “DNNN là
doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” luật doanh nghiệp
2014 có một chương riêng quy định về DNNN. Theo đó, DNNN chỉ tồn tại
dưới hình thức công ty TNHHMTV.
Có thể thấy rằng, quan niệm DNNN theo luật doanh nghiệp 2014 tương
đồng với khái niệm DNNN năm 1995 và trong quy chế thành lập và giải thể
DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 338-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
ngày 20/11/1991, đó là DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước
thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Khi khái niệm mới
của DNNN có hiệu lực, các công ty cổ phần, công ty TNHH trong đó vốn nhà
nước chiếm ít hơn 100% thì không hưởng quy chế pháp lý của DNNN và
không bị áp dụng các phương thức quản lý của DNNN. Đây là một sự thay
đổi cơ bản rất lớn dẫn đến sự thay đổi trong quản lý chiến lược của doanh
nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy sự cải tiến doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
Đồng thời cũng sẽ hạn chế được sự chi phối của nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn của nhà nước
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định tại khoản 8 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 số
68/2014/QH13 thì: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp
nhà nước năm 2014:
Thứ nhất: Về vấn đề chủ sở hữu vốn của nhà nước đối với doanh nghiệp
Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2014 thì DNNN là tổ chức
kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc toàn bộ số cổ phần, được
9
tổ chức dưới hình thức công ty TNHH. Đây là điểm khác biệt về quy định
DNNN trong luật doanh nghiệp 2014 với các quy định pháp luật trước đây. Ở
luật doanh nghiệp nhà nước 2003, một doanh nghiệp được gọi là DNNN khi
sở hữu 50% vốn điều lệ trở lên, do đó DNNN có thể được tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần.
Chính vì DNNN là chủ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hay toàn bộ số cổ
phần nên nhà nước được coi là thành viên sáng lập duy nhất và có quyền
quyết định toàn bộ đến sự tồn tại và hoạt động của DNNN, nhà nước có các
quyền sau đây:
Quyết định hình thành, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp như thành
lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
vốn cho tổ chức, cá nhân khác, giải thể doanh nghiệp...
Quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp, quyết định mô hình quản lý doanh
nghiệp, phê duyệt điều lệ hoạt động, sửa đổi và bổ sung điều lệ hoạt động,
quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người
quản lý doanh nghiệp
Nhà nước giao vốn cho DNNN và DNNN chịu trách nhiệm trước nhà
nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà nhà nước đã giao cho để duy
trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các DNNN đều chịu sự
quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân
cấp của Chính phủ.
Kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp
đã được giao
Thứ hai: Về vấn đề sử dụng vốn
Đối với DNNN hoạt động kinh doanh: Được sử dụng vốn và các quỹ
của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo
10
nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; DNNN có thể tự huy động vốn để hoạt
động kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu; không được phát
hành trái phiếu; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản
thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay
vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đối với DNNN hoạt động công ích: Được nhà nước cấp kinh phí theo
dự toán hàng năm phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao cho doanh
nghiệp; được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử
dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các
ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy
định của pháp luật khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Thứ ba: Về cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý DNNN dưới
hình thức công ty TNHH theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1
Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014.
Cụ thể, DNNN có thể tổ chức quản lý và hoạt động theo hai mô hình
như sau:
Mô hình 1: Theo chế độ tập thể cơ quan có quyền quyết định cao nhất
không phải là cá nhân (chủ tịch công ty) mà là HĐT. Dưới HĐTV có GĐ
hoặc TGĐ, BKS.
Mô hình 2: Theo chế độ thủ trưởng đứng đầu sẽ là chủ tịch công ty tiếp
đến là GĐ /TGĐ và BKS.
Thứ tư: Về hình thức pháp lý và trách nhiệm tài sản
DNNN tồn tại dưới hình thức công ty TNHHMTV có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
DNNN được chia thành hai chủ thể pháp lý khác nhau đó là:
Một là: DNNN là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản
11
riêng và tự chịu trách nhiệm về tài sản riêng đó về mọi khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp
Hai là: Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư vào DNNN có trách nhiệm,
quyền hạn của chủ đầu tư vì vậy nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của
doanh nghiệp
Thứ năm: Về lĩnh vực hoạt động
Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng
10 năm 2015, về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng
vốn, tài sản tại doanh nghiệp” áp dụng đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu
DNNN. Công ty TNHHMTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công
ty mẹ của TĐKTNN, công ty mẹ của TCT nhà nước, công ty mẹ trong nhóm
công ty, công ty TNHHMTV độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó có quy định DNNN chỉ hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
Lĩnh vực cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an
sinh xã hội gồm: Dịch vụ bưu chính công ích; xuất bản (không bao gồm in,
phát hành xuất bản phẩm); hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản
lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; quản lý, khai
thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị,
bảo đảm an toàn bay, an toàn hàng hải; trường hợp khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
Lĩnh vực độc quyền tự nhiên của nhà nước, bao gồm: Hệ thống truyền
tải điện quốc gia, nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện
hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc
phòng, an ninh; In, đúc tiền, sản xuất vàng miếng; doanh nghiệp nhà nước có
chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán, xử lý nợ phục vụ tái cơ
cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; trường hợp khác theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
12
DNNN ứng dụng công nghệ cao đầu tư lớn tạo động lực phát triển
nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước
Vai trò trong việc ổn đi ̣nh kinh tế vi ̃ mô
Với định hướng Xã hội chủ nghĩa,Việt Nam phát triển nền kinh tế đa
thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và trở thành công cụ
để nhà nước định hướng điều tiết nền kinh tế thì các DNNN luôn đươ ̣c coi là
công cu ̣ chủ yế u để nhà nước thực hiện các chiń h sách ổ n đinh
̣ kinh tế vi ̃ mô ,
ứng phó mỗi khi có những biến động tiêu cực của thị trường , đặc biê ̣t trong
thời kỳ khủng khoảng kinh tế thế giới nhằ m kiề m chế la ̣m phát
Vai trò thực hiện các chính sách an sinh xã hội
DNNN cũng đươ ̣c coi là lực lươ ̣ng cầ n thiế t , chủ yếu của nhà nước để
thực hiện các chin
̣ vu ̣ công
́ h sách an sinh xã hội như cung cấ p những dich
thiế t yế u, tham gia cứu đói , cứu trơ ̣ cho các hô ̣ nghèo vùng sâu, vùng xa, nhân
dân vùng bi thiên
tai , lũ lụt, tham gia giữ giǹ an ninh , trật tự quố c phòng ở
̣
khu vực biên giới, hải đảo…
Vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế
DNNN đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một trong những nhân tố
có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp
hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực
phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có phần xuất khẩu chủ yếu
thông qua xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây
con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến…
Vai trò trong việc tạo nguồn thu và ổn định ngân sách nhà nước
DNNN đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho ngân sách nhà
nước. Thông qua việc nộp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở
đó nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ được giao, bảo đảm an sinh xã hội.
13
1.2. Quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp nhà nước
Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) đã xuất bản
một tài liệu mang tên “Các Nguyên tắc quản trị donh nghiệp” (OECD
Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra một định nghĩa chi tiết
về QTDN như sau:
QTDN là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát
doanh nghiệp, liên quan tới các mối quan hệ giữa BGĐ, HĐQT và
các cổ đông của một doanh nghiệp với các bên có quyền lợi liên
quan.QTDN cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của
doanh nghiệp và xác định các phương tiện để đạt được những mục
tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTDN
chỉ được cho là có hiệu quả khích lệ được BGĐ và HĐQT theo đuổi
các mục tiêu vì lợi ích của doanh nghiệp và của các cổ đông, cũng
như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của
doanh nghiệp một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích doanh nghiệp
sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn [11, tr.6].
Nhìn từ góc nhìn bên trong (lấy bản thân doanh nghiệp làm trung tâm):
QTDN là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu
và các quy trình: Mối quan hệ giữa các cổ đông và BGĐ bao gồm việc các cổ
đông cung cấp vốn cho BGĐ để thu được lợi suất mong muốn từ khoản đầu
tư của mình, BGĐ có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông các báo cáo tài
chính và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh bạch. Các cổ đông
cũng bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là HĐQT hoặc BKS để đại
diện cho quyền lợi của mình.
Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích
khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột: Sự khác biệt về lợi ích có thể
14
tồn tại ngay giữa các bộ phận quản trị chính của doanh nghiệp, tức là giữa
ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ. Điển hình nhất là những xung đột lợi ích giữa các
chủ sở hữu vàcác thành viên BGĐ, thường được gọi là vấn đề Ông chủ Người làm thuê [34]. Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ
phận quản trị và các thành viên HĐQT, các công ty cần phải xem xét và đảm
bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này.
Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hướng và kiểm soát doanh
nghiệp: ĐHĐCĐ, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan trọng,
ví dụ về việc phân chia lãi lỗ. HĐQT chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát
chung, đề ra chiến lược và giám sát BGĐ. Cuối cùng, Ban GĐ điều hành
những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thực hiện chiến lược đã đề ra, lên
các kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược marketing,
bán hàng và quản lý tài sản [33].
Nhìn từ góc độ bên ngoài doanh nghiệp:
Quản trị doanh nghiệp tập trung giải quyết những mối quan hệ giữa
doanh nghiệp và các bên có quyền lợi liên quan, các bên có quyền lợi không
chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm nhân viên, các chủ nợ, các nhà cung
cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng của nhà
nước và địa phương nơi công ty hoạt động.
Quản trị doanh nghiệp được đặt trên cơ sở tách biệt giữa quản lý và chủ
sở hữu doanh nghiệp. Doanh nghiệp là của chủ sở hữu nhưng để tồn tại và
phát triển thì cần phải có sự dẫn dắt của HĐTV/HĐQT, sự điều hành của Ban
giám đốc và sự đóng góp của người lao động, những người này không phải
lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. QTDN tập trung xử lý những vấn
đề ủy quyền trong doanh nghiệp; ngăn ngừa và hạn chế những người quản lý
lạm dụng quyền hành và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản và cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp vì mục đích tư lợi.
15
Từ những phân tích trên cho ta thấy:
QTDN là cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên
quan của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền
vững của doanh nghiệp.Các hoạt động chính của quản trị doanh
nghiệp gồm có: Công khai minh bạch thông tin; xử lý mâu thuẫn
quyền giữa người quản lý doanh nghiệp; giải quyết những mối quan
hệ giữa doanh nghiệp và các bên có quyền lợi liên quan…Quản trị
doanh nghiệp tốt tạo động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế lành mạnh, tạo nên sự hài hòa giữa các bên, tạo nên định hướng
và sự kiểm soát công ty.
Từ những phân tích trên cho ta khái quát được về khái niệm Quản trị
doanh nghiệp nhà nước như sau:
Quản trị Doanh nghiệp nhà nước nhằm cân bằng mối quan hệ
giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp nhà nước
tập trung xử lý các vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp, ngăn ngừa và
hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao
sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho lợi
ích riêng của bản thân hoặc của người khác; quản trị doanh nghiệp nhà
nước giải quyết các mối quan hệ liên quan đến HĐTV, các thành viên
của HĐTV và Ban GĐ. Quản trị doanh nghiệp tốt có tác dụng đến
quyết định của Ban GĐ thể hiện được đúng ý chí và nguyện vọng, lợi
ích của những người lao động, nhà đầu tư, thành viên và những người
có quyền và lợi ích liên quan [11, tr.4].
1.2.2. Đặc điểm quản trị doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất: Quản trị doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bởi các cơ
quan quản lý, điều hành và kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp nhà nước là
16
doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” và được tổ chức dưới
hai mô hình đó là công ty TNHHMTV có HĐTV và công ty TNHHMTV
không có HĐTV.
Trong mô hình công ty TNHHMTV có HĐTV thì cơ quản lý điều hành
và kiểm soát của công ty gồm có: HĐTV, GĐ/TGĐ và BKS.
Trong mô hình công ty TNHHMTV không có HĐTV thì cơ quan quản lý
điều hành và kiểm soát công ty gồm có: Chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ và BKS.
Đây là điểm khác biệt giữa mô hình quản trị DNNN với các doanh
nghiệp khác. Việc quy định quản trị DNNN được thực hiện bởi các cơ quan
quản lý, điều hành và kiểm soát sẽ giúp cho nhà nước quản lý doanh nghiệp
được tập trung và hiệu quả, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, lơ là trong
công việc quản lý điều hành, kiểm tra và giám sát tình hình sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị doanh nghiệp
nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát sẽ
làm mất đi tính tự chủ, độc lập của DNNN, bó hẹp DNNN trong một khuôn
khổ, tạo ra sự bất bình đẳng giữa DNNN và DN ngoài nhà nước, dẫn đến tình
trạng DNNN khó có sự cạnh tranh trên thị trường so với các DN khác.
Thứ hai: Quản trị doanh nghiệp nhà nước chịu sự chỉ đạo, điều hành
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước nên
việc thành lập, tổ chức, sắp xếp và điều hành của DNNN đều chịu sự chi phối
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có hoạt động của quản trị
DNNN. Những người giữ chức danh, chức vụ trong quản trị doanh nghiệp
nhà nước đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 97/2015/NĐ – CP:
Quy định về thẩm quyền quyết định, thẩm định; kiêm nhiệm;
đánh giá, bồi dưỡng kiến thức; quy hoạch; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; từ
17