Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 9 bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 9
Bài 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
A/ Mục tiêu:
1) Kiến thức :
- Học sinh phải sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền 1
vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di
truyền từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.
2) Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm
3) Thái độ: Học sinh nghiêm túc tìm hiểu từ đó hiểu về di truyền người hơn.
B/ Chuẩn bị :
1. GV: Tranh phóng to hình 28.2 và 28.2 SGK. Ảnh về trường hợp sinh đôi.
2. HS: Tìm hiểu bài trước
C/ Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Thu bài thu hoạch
2. Giảng kiến thức mới : Ở người cùng có hiện tượng di truyền và biến dị. Việc nghiên
cứu di truyền người gặp 2 khó khăn chính:
- Sinh sản chậm, đẻ con ít
- Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến
Người ta phải đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp.
I/ Nghiên cứu phả hệ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghiên cứu phả hệ
* Mục tiêu: Biết sử dụng các kí hiệu trong phương pháp nghiên cứu phả hệ và ứng dụng
phương pháp này trong nghiên cứu di truyền một số tính trạng
* Cách tiến hành :
Hoạt động của GV

TaiLieu.VN

Hoạt động của HS



Page 1


- GV giải thích từ phả hệ.

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và ghi nhớ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kiến thức.
SGK mục I và trả lời câu hỏi:
- HS trình bày ý kiến.
- Em hiểu các kí hiệu như thế nào?
- Giải thích các kí hiệu:

- 1 HS lên giải thích kí hiệu.
Nam
Nữ

Hai trạng thái đối lập
của cùng một tính trạng

+ Biểu thị kết hôn hai cặp vợ chồng.
+ 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập  4 kiểu kết
- Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ hợp.
sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 - HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận
tính trạng?
nhóm, nêu được:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1, + F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ
quan sát H 28.2 SGK.
hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu
- GV treo tranh cho HS giải thích kí hoặc đen  Mắt nâu là trội.

hiệu. Thảo luận:
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên
- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là quan tới giới tình vì màu mắt nâu và đen đều có
cả ở nam và nữ.Nên gen quy định tính trạng màu
trội? Vì sao?
mắt nằm trên NST thường.
- Sự di truyền màu mắt có liên quan tới
P:
giới tính hay không? Tại sao?
Viết sơ đồ lai minh họa.
- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:
- Lập sơ đồ phả hệ VD2 từ P đến F1?

+ Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.

- Bệnh máu khó đông do gen trội hay + Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến
giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam  gen gây bệnh
gen lặn quy định?
nằm trên NSTX, không có gen tương ứng trên Y.
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có
liên quan tới giới tính không? tại sao? + Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh
ta có sơ đồ lai:
-Yêu cầu HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
P: XAXa x XAY

TaiLieu.VN

Page 2



GP: XA, Xa

-Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:

XA, Y

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc)
gì?
XaY (mắc bệnh)
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ - HS thảo luận, dựa vào thông tin SGK và trả lời
nhằm mục đích gì?
Tiểu kết:
- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ.
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất
định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ.
- Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với
giới tính hay không.
II/ Nghiên cứu trẻ đồng sinh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiên cứu trẻ đồng sinh
* Cách tiến hành
Hoạt động của GV
- T hế nào là trẻ đồng sinh?

Hoạt động HS
- - HS nghiên cứu SGK và
trả lời.

- Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK: Giải thích sơ đồ a,
b?
- HS nghiên cứu kĩ H 28.2


- Thảo luận: Sơ đồ 28.2a và 28.2bgiống và khác nhau ở - HS nghiên cứu H 28.2, thảo
điểm nào?
luận nhóm và hoàn thành
GV phát phiếu học tập để HS hoàn thành.GV đưa ra đáp phiếu học tập.
án.

- Đại diện nhóm trả lời, các
- Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản nhóm khác nhận xét, bổ sung
ở điểm nào?
- HS tự rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” qua VD về 2 anh - HS đọc mục “Em có biết”
em sinh đôi Phú và Cường để trả lời câu hỏi:
SGK.
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
Tiểu kết:

TaiLieu.VN

Page 3


- KN: Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh. Có 2 trường hợp: Đồng
sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
- Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường
đối với sự hình thành tính trạng.
+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất
lượng.
Phiếu học tập: So sánh sơ đồ 28.2a và 28.2b

+ Giống nhau: đều minh hoạ quá trình phát triển từ giai đoạn trứng được thụ tinh tạo thành hợp
tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi.
+ Khác nhau:

Đồng sinh cùng trứng

Đồng sinh khác trứng

- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng - 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành
tạo thành 1 hợp tử.
2 hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 - Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi
phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phôi phát triển thành 1 cơ thể.
phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.
- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen - Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng
giống nhau, luôn cùng giới.
cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng
giới hoặc khác giới.
3. Củng cố bài giảng:
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho VD ứng dụng phương pháp trên?
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81.
- Tìm hiểu 1 số bệnh tật di truyền ở người.
- Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm :
...................................................................
..................................................................

TaiLieu.VN


Page 4


...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................

TaiLieu.VN

Page 5



×