Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

luận án tiến sĩ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LAN ANH

SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LAN ANH

SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH


NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. Nguyễn Thị Liên Hương
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Mẫn

HÀ NỘI, 2017

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ đề tài, công trình nghiên cứu nào khác./.

Tác giả

Nguyễn Thị Lan Anh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng
hộ, giúp đỡ mà nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình đó, tôi không thể hoàn thành
luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy, cô trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và luôn tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho tôi:
PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn và TS. Nguyễn Thị Liên Hương.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý, cung cấp thông tin, số liệu…
của các lãnh đạo, chuyên gia, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè Học viện Hành
chính Quốc gia, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Khoa Sau đại học,
Ban Thanh tra Giáo dục - Đào tạo, các khoa, ban, đơn vị có liên quan của Học
viện; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Khoa học và Công nghệ
văn thư lưu trữ, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các đơn vị thuộc Cục;
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn; Văn phòng các bộ, các cơ quan trung ương, Văn phòng Ủy ban
nhân dân và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tôi đã
thực hiện khảo sát trong quá trình viết luận án.
Do điều kiện nghiên cứu thực tế và do khả năng nghiên cứu của tác giả,
luận án không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và người đọc. Những ý kiến quý
báu đó sẽ giúp tác giả nhận thấy những điểm cần sửa chữa, bổ sung và có
thêm kinh nghiệm trên con đường nghiên cứu tiếp theo. Xin trân trọng cảm
ơn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Nguyễn Thị Lan Anh
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................... 5
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 8
6. Đóng góp khoa học của luận án ..................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 10
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................. 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 21
1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ........................................ 34
1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết ................................................ 36
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .............. 38
2.1. Về hoạt động quản lý hành chính nhà nước ..................................... 38
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý hành chính nhà nước .................... 38
2.1.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ... 42
2.1.3. Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ... 48

2.2. Sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước ........................................................................................................... 52
2.2.1. Về tài liệu lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ .............................. 52
2.2.2. Sự cần thiết sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước ........................................................................................ 66
2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước ........................................................... 72
2.3.1. Khái niệm hiệu quả, tiêu chí đánh giá hiệu quả .............................. 72
2.3.2. Các nội dung và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu ........... 76
Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 88
3.1. Quy định của pháp luật về sử dụng tài liệu lưu trữ.......................... 88
3.1.1. Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ ............................... 90
3.1.2. Đối tượng được quyền sử dụng tài liệu lưu trữ............................... 91
3.1.3. Trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ .................... 93
3.2. Thực trạng sử dụng tài liệu lưu trữ trong cơ quan hành chính nhà
nước hiện nay ............................................................................................ 95
3.2.1. Đặc điểm hình thành, thành phần và nội dung tài liệu .................... 95
3.2.2. Tình hình hoạt động sử dụng tài liệu............................................ 107
3.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng tài liệu ............................................ 114

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .................................................130
4.1. Bối cảnh và định hướng ................................................................... 130

4.1.1. Bối cảnh ...................................................................................... 130
1.2. Định hướng .................................................................................... 137
4.2. Các giải pháp chủ yếu ...................................................................... 139
4.2.1. Các giải pháp chung .................................................................... 139
4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế về công tác văn thư, lưu trữ ..................... 139
4.2.1.2. Kiện toàn về mặt tổ chức lưu trữ ........................................................... 143
4.2.1.3. Bảo đảm yêu cầu chất lượng nhân lực hành chính và nhân lực lưu trữ . 145
4.2.1.4. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................... 148
4.2.1.5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ. ................................................................................................................ 149

4.2.2. Giải pháp cụ thể........................................................................... 151
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................... 154
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

- Danh mục một số văn bản quản lý công tác văn thư, lưu trữ của các bộ, cơ
quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2010
– 2016.
- Một số phiếu khảo sát thực trạng sử dụng tài liệu lưu trữ của công chức.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


ICA

: The International Council on Archives (Hội đồng Lưu
trữ quốc tế)

EASTICA

: East Asian Regional Branch (Chi nhánh Đông Á của Hội
đồng Lưu trữ quốc tế)

PARBICA

: Pacific Regional Branch (Chi nhánh Thái Bình Dương
của Hội đồng Lưu trữ quốc tế)

SARBICA

: Southeast Asian Regional Branch (Chi nhánh Đông Nam
Á của Hội đồng Lưu trữ quốc tế)

InterPARES

: The International Research on Permanent Authentic
Records in Electronic Systems (Nghiên cứu quốc tế về
tính xác thực lâu dài của tài liệu trong hệ thống điện tử)

MOW

: Memory of the World (Ký ức thế giới)


UNESCO

: The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hiệp quốc)

Viết thuê luận văn thạc 1sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động quản lý, điều
hành của các cơ quan, tổ chức, thông tin tài liệu lưu trữ có vai trò quan trọng
góp phần tạo nên hiệu lực, hiệu quả của quyết định quản lý do đặc điểm tính
pháp lý, độ chân thực, độ tin cậy cao của tài liệu lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ được hình thành và lựa chọn từ hệ thống văn bản của cơ
quan, tổ chức. Trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, văn
bản vừa là nguồn thông tin làm căn cứ, vừa là phương tiện giải quyết công
việc, đồng thời phản ánh kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
nói chung và của công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn nói riêng. Việc
tạo lập, quản lý văn bản, hồ sơ cũng như lựa chọn, sử dụng tài liệu lưu trữ gắn
liền với quy trình thực thi nhiệm vụ, quản lý, điều hành và thuộc về trách
nhiệm công vụ của công chức. Chứa đựng những thông tin quá khứ về mọi
hoạt động của cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng... tài liệu lưu trữ giúp quá trình xây dựng, ban hành văn
bản; tổ chức thực hiện; tổng kết, đánh giá; kiểm tra, thanh tra trong quá trình
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm tính khoa học, hợp lý,
khả thi và hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở kế thừa các thành tựu, tinh hoa, rút

kinh nghiệm từ những bài học lịch sử. Sự cần thiết tất yếu khách quan trong
việc sử dụng thông tin quá khứ để kết nối, thống nhất, hài hòa với hiện tại và
tương lai càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với yêu cầu xây dựng một
nền hành chính nhà nước hiện đại, minh bạch, công khai, dân chủ, phục vụ
nhân dân, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Đối với yêu cầu hiện đại hoá, cải cách nền hành chính nhà nước, thông
tin tài liệu lưu trữ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch
vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; đơn giản, cải
cách thủ tục hành chính trong từng cơ quan hành chính, giữa các cơ quan
hành chính nhà nước và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân. Khi xây dựng
Viết thuê luận văn thạc 2sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


chính phủ điện tử, theo quan điểm cải cách hành chính và hoàn thiện các vấn
đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, một trong những nội dung cần
xem xét để đơn giản hóa thủ tục hành chính là các quy trình công việc và quy
trình xử lý thông tin cũng như kết quả của các quá trình đó với sự hỗ trợ của
phương tiện điện tử để đảm bảo mối quan hệ nội bộ, tạo ra một cơ chế thống
nhất, chia sẻ thông tin, tin tưởng lẫn nhau trong quá trình giải quyết công việc
cho công dân, tổ chức và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ nhà nước.
Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, bên cạnh các
loại tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử đang được hình thành với khối lượng
lớn trong hoạt động soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản của
các cơ quan, tổ chức; yêu cầu của xã hội về sử dụng các phương tiện, tài liệu,
thông tin điện tử ngày càng phổ biến. Với việc sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông
tin, việc tổ chức và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông
tin, trong đó có tài nguyên thông tin lưu trữ đã trở nên thuận lợi rất nhiều. Tuy

nhiên, điều đó còn đặt ra vấn đề mà không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải
đối mặt: tính an toàn, độ xác thực, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của tài
liệu điện tử trong điều kiện công nghệ thay đổi liên tục. Bối cảnh toàn cầu hoá
của các quốc gia cũng đòi hỏi nền hành chính của mỗi nước phải theo kịp sự
phát triển chung trong thời đại thông tin, đặc biệt mô hình quản trị nhà nước
tốt được xem như một cách tiếp cận mới ở nhiều nước, theo đó quản trị tốt đòi
hỏi lưu trữ hồ sơ tốt, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính phục vụ, minh
bạch, tuân thủ pháp luật; đồng thời gìn giữ ký ức thế giới, đối phó với nguy
cơ mất thông tin, hình ảnh, bộ nhớ về quá khứ bằng việc bảo tồn những di sản
tư liệu, trong đó có tài liệu lưu trữ.
Ở Việt Nam, thực tế hiện nay cho thấy, việc sử dụng tài liệu lưu trữ
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước còn chưa thực sự hiệu
quả. Việc lập hồ sơ và sử dụng văn bản, tài liệu trong quá trình theo dõi, giải
quyết công việc; nộp lưu hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong vào lưu trữ cơ quan

Viết thuê luận văn thạc 3sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


còn là một trong những điểm yếu cơ bản mà hầu hết các cơ quan, tổ chức và
công chức, viên chức chưa khắc phục được. Tình trạng này dẫn đến việc thu
thập, bảo quản, phục vụ sử dụng tài liệu không thực hiện được hoặc thực hiện
không đầy đủ, ít tác dụng. Theo thống kê về mục đích sử dụng tài liệu tại các
lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử, việc tra tìm, khai thác tài liệu để giải quyết
công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan không
nhiều. Trong hoạt động quản lý, điều hành, ba nguồn thông tin cơ bản thiết
yếu cần được sử dụng là thông tin hiện tại, thông tin dự báo và thông tin quá
khứ. Việc thiếu hoặc sử dụng không hiệu quả một trong ba nguồn thông tin đó
phần nào làm hạn chế chất lượng hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình cải cách

hành chính nhà nước cũng như chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nền hành
chính phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong bối
cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để phát huy giá trị của tài liệu lưu
trữ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tác giả chọn vấn đề
“Sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Việt Nam” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng luận cứ nhằm định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận giải mục đích, ý nghĩa và nội dung của hoạt động khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ trong các cơ quan hành chính nhà nước;
+ Khảo sát, đánh giá thực tiễn sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước;
+ Xây dựng luận cứ định hướng sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước;

Viết thuê luận văn thạc 4sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


+ Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ
trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động quản lý của các
cơ quan hành chính nhà nước.

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài
liệu lưu trữ; nghiên cứu thực trạng sử dụng tài liệu lưu trữ ở một số cơ quan
quản lý hành chính làm căn cứ định hướng và xây dựng giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước.
+ Phạm vi không gian
Khảo sát thực tế ở một số cơ quan hành chính nhà nước trung ương và
cấp tỉnh như Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng
cục Thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ
Y tế; Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Nội vụ các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình,
Nam Định, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa
thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu báo cáo của cơ quan quản lý nhà
nước về văn thư, lưu trữ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Sở
Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Viết thuê luận văn thạc 5sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để phục vụ cho mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện việc thu thập, phân tích, đối chiếu, so
sánh thông tin các nguồn tài liệu tham khảo, trên cơ sở đó tổng hợp các thành

tựu lý thuyết, các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm. Để
nắm vững về các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên
cứu, tác giả hệ thống hóa, cập nhật và tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp
luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế
Do yêu cầu và tính chất của đề tài nên để thực hiện luận án, tác giả đã
chú ý sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế. Đối tượng được lựa chọn để
thực hiện việc điều tra, khảo sát là các công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nước – những người trực tiếp tạo lập, sử dụng và quản lý tài liệu
cũng như chỉ đạo, quản lý thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc
lĩnh vực công tác có liên quan nhiều đến việc sử dụng tài liệu. Các phương
pháp cụ thể được sử dụng: phát phiếu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu qua
các báo cáo, sổ sách ghi chép của công chức, phỏng vấn trực tiếp, sử dụng ý
kiến chuyên gia.
Phát phiếu điều tra, khảo sát: Bao gồm các công việc như xây dựng nội
dung, kết cấu phiếu khảo sát, phát phiếu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các
phiếu khảo sát đối với các công chức quản lý và công chức chuyên môn tại
một số cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh.
Do không có điều kiện điều tra tổng thể, toàn diện nên tác giả đã sử
dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, lựa chọn đối tượng điều tra đủ để mang
tính đại diện cho việc lấy kết quả nghiên cứu, cụ thể:
Đối tượng điều tra, khảo sát chủ yếu là công chức, viên chức của một
số cơ quan hành chính nhà nước và một số đơn vị sự nghiệp công lập, trong
đó bao gồm bộ đa ngành, đa lĩnh vực; bộ có nhiều đơn vị sản xuất, kinh
doanh; bộ có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập; bộ có ít các đơn vị sự nghiệp
Viết thuê luận văn thạc 6sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:



công lập hoặc ít các đơn vị kinh tế. Đối tượng khảo sát chủ yếu là công chức
quản lý, công chức chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra còn có viên chức quản lý
hành chính, viên chức nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách phục vụ hoạt
động quản lý nhà nước.
Về phạm vi, các cơ quan được lựa chọn để điều tra, khảo sát bao gồm
cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh; đại diện các
khu vực bắc, trung, nam. Về kết quả điều tra, khảo sát, bên cạnh các nội dung
đã được trình bày trong nội dung luận án, do số lượng nhiều nên trong phần
phụ lục tác giả chỉ đưa một số phiếu khảo sát mang tính đại diện.
Phỏng vấn trực tiếp: Trong các đợt đi công tác, giảng dạy, tác giả thực
hiện việc phỏng vấn trực tiếp đối với các công chức quản lý, công chức
chuyên môn và những người làm công tác văn thư, lưu trữ về các nội dung
liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bản
thảo luận án, tác giả chú trọng việc xin ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực hành
chính và lưu trữ.
Về kết quả phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia theo phương pháp đặt câu
hỏi, chủ đề trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã phân tích, xử lý thông tin, tổng
hợp và kết hợp với các thông tin qua phiếu điều tra, từ đó đưa ra những nội
dung đánh giá tại phần đánh giá thực trạng sử dụng tài liệu. Ngoài số liệu báo
cáo của các cơ quan, tác giả đã nắm bắt thực tế qua các chuyên viên quản lý
và làm nghiệp vụ trực tiếp để phân tích số liệu, ví dụ nếu chỉ dựa vào kết quả
trên báo cáo về số lượt người khai thác sử dụng tài liệu thì chưa rõ đối tượng
đến khai thác tài liệu, tác giả đã hỏi ý kiến các nhân viên phòng đọc, phòng
lưu trữ về tình hình độc giả để lấy thông tin về đối tượng, mục đích, loại hình,
tần suất sử dụng tài liệu…
- Các phương pháp khác: Cùng với các phương pháp nêu trên, tác giả
thường xuyên kết hợp các phương pháp hệ thống, thống kê, lịch sử, so sánh,
Viết thuê luận văn thạc 7sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999

Web: luanvanaz.com - Mail:


phân tích khi nghiên cứu các nội dung của đề tài, đặc biệt là phân tích, tổng
hợp kinh nghiệm và cập nhật thực tiễn công tác chuyên môn.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong luận án là: Tại sao phải sử
dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước? Thực
tế hiện nay, việc sử dụng tài liệu lưu trữ trong cơ quan hành chính nhà nước
Việt Nam đã thật sự được các nhà quản lý coi trọng; đã được công chức, viên
chức thực hiện hiệu quả hay chưa? Dựa trên cơ sở nào luận án có thể đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước?
Quản lý hành chính là nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan hành chính nhà
nước. Tài liệu lưu trữ được hình thành từ hoạt động của các cơ quan, nội dung
chứa đựng thông tin trực tiếp (thông tin cấp I), là thông tin chính xác, có giá
trị pháp lý và độ tin cậy cao. Thông tin, trong đó có thông tin văn bản, thông
tin tài liệu lưu trữ là căn cứ, dữ liệu để triển khai thực hiện nhiệm vụ của quản
lý hành chính. Cùng với các yếu tố quyền lực, con người, tổ chức bộ máy và
nguồn lực vật chất, thông tin là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho hiệu
quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc sử dụng thông
tin quá khứ cùng với thông tin hiện tại, thông tin dự báo là sự cần thiết tất yếu
khách quan để phục vụ quản lý, quản trị, điều hành cơ quan, tổ chức.
Thời gian qua, việc sử dụng tài liệu lưu trữ trong các cơ quan hành
chính nhà nước còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chủ
yếu là cán bộ, công chức nhà nước chưa nắm hiểu chính xác về tính chất của
tài liệu lưu trữ, vai trò, giá trị và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ dối với hoạt động
của cơ quan.
Đối với người đứng đầu cơ quan, do chưa thực sự quan tâm đến công
tác quản lý hồ sơ, tài liệu; chưa nhận thức hết tầm quan trọng, sự cần thiết của

việc sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan; chưa chấp hành
nghiêm túc quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ nên việc chỉ
Viết thuê luận văn thạc 8sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


đạo triển khai và tổ chức thực hiện các quy định về công tác này còn mang
tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả thực tế.
Đối với đội ngũ công chức, do thiếu kiến thức pháp luật và nghiệp vụ
về văn thư, lưu trữ; do cơ quan không có hướng dẫn, chế tài cụ thể nên việc
thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ chưa đúng
quy định, đặc biệt là việc sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ trong hoạt động
tham mưu, tham gia thực hiện quá trình xây dựng và ban hành quyết định
quản lý chưa được coi trọng.
Việc khảo sát thực tế, tìm ra những hạn chế, bất cập và xác định chính
xác các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng tài liệu lưu trữ chưa hiệu quả
là căn cứ để đề xuất các giải pháp, một phần quan trọng của luận án. Các giải
pháp sẽ hướng tới việc phục vụ nền hành chính theo xu hướng và yêu cầu tất
yếu của hành chính công mới và đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước.
6. Đóng góp khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung lý
luận về giá trị sử dụng của tài liệu lưu trữ; khẳng định việc sử dụng tài liệu
lưu trữ là một trong những điều kiện cần thiết đảm bảo tính khoa học và hiệu
quả cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Về mặt thực tiễn
+ Luận án đã làm rõ, trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước, việc sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ góp phần bảo đảm chất lượng của
các quyết định quản lý hành chính; bảo đảm tính thống nhất, hệ thống trong

quá trình triển khai các hoạt động quản lý hành chính; là căn cứ đánh giá kết
quả hoạt động, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính.
+ Từ thực tiễn sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước, có thể thấy, so với vai trò và sự cần thiết, việc sử dụng
tài liệu trên thực tế chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm thông tin cho hoạt động
quản lý. Tình trạng phổ biến ở các cơ quan là chưa có đầy đủ các yếu tố như

Viết thuê luận văn thạc 9sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo; ý thức của công chức chuyên môn;
biên chế và trình độ công chức lưu trữ; các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật,
công nghệ... để hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản, quản lý văn bản, lập
hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ đạt chất
lượng tốt. Sự thay đổi để hoạt động sử dụng tài liệu có hiệu quả là cấp thiết
trước khi quá muộn nhằm nâng cao năng lực của nền hành chính, phát triển
đất nước và giữ gìn lịch sử làm nền tảng vững chắc cho tương lai.
+ Trên cơ sở những định hướng sử dụng tài liệu trong bối cảnh thời đại
và xu hướng phát triển của đất nước, của thế giới, luận án xây dựng các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước. Theo đó, để các giải pháp này đạt được kết quả, cần có
sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan hành chính nhà nước trong
việc nâng cao nhận thức, ý thức công vụ của đội ngũ công chức và tổ chức
thực hiện, chấp hành nghiêm túc các quy định về thực hiện chức năng nhiệm
vụ nói chung, về quản lý, sử dụng văn bản, hồ sơ, tài liệu nói riêng; của cơ
quan quản lý nhà nước về nội vụ, về công tác văn thư, lưu trữ trong việc xây
dựng các văn bản pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ; của các cơ sở đào tạo trong việc đẩy

mạnh nghiên cứu, xây dựng chương trình và giảng dạy về các kiến thức, kỹ
năng quản lý, sử dụng đối với thông tin văn bản, tài liệu lưu trữ.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương:
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

Đây là chương trình bày tổng quan về những vấn đề đã được nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án ở trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở
những đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, tác giả xác định những nhiệm
vụ chính mà luận án cần giải quyết.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Viết thuê luận văn thạc10
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


Để có căn cứ lý luận cho sự cần thiết sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước, chương này trình bày về hoạt động
quản lý hành chính nhà nước; về tài liệu lưu trữ, giá trị của tài liệu lưu trữ; về
sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và xây
dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Chương 3 là chương trình bày căn cứ thực tiễn về sử dụng tài liệu lưu
trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, trong chương
3 đề cập đến các nội dung như quy định của pháp luật về sử dụng tài liệu lưu
trữ, đặc điểm hình thành tài liệu từ hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước và thực trạng sử dụng tài liệu lưu trữ trong cơ quan hành chính nhà nước
hiện nay.
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI LIỆU
LƯU TRỮ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM

Là chương cuối cũng là chương thể hiện mục đích nghiên cứu của luận
án, chương 4 trình bày bối cảnh và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài
liệu lưu trữ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng các
giải pháp và điều kiện để các giải pháp đó có thể thực hiện.

Viết thuê luận văn thạc11
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Về sử dụng tài liệu lưu trữ
Sử dụng tài liệu lưu trữ là khâu cuối cùng trong chuỗi quy trình công
việc có sự liên quan, kế thừa và gắn kết chặt chẽ với nhau của ba nghiệp vụ
thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu của công tác lưu trữ; đồng thời

được coi là thước đo đánh giá hiệu quả của công tác lưu trữ.
Tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ ở trung ương, địa
phương, để phục vụ cho hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác lưu trữ nhằm bảo
quản an toàn và phát huy hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ trên mọi lĩnh vực, chủ
đề sử dụng tài liệu lưu trữ được thảo luận tại các hội nghị, hội thảo; là đối
tượng nghiên cứu của các đề tài, công trình khoa học được triển khai, nghiệm
thu và ứng dụng. Tại các cơ sở đào tạo, một số đề tài, công trình khoa học ở
cấp đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành lưu trữ và chuyên ngành có
liên quan đã nghiên cứu về nội dung sử dụng tài liệu, đồng thời đây cũng là
một trong các vấn đề được đề cập trong nhiều bài viết trên các tạp chí, các
trang thông tin điện tử về văn thư, lưu trữ, về quản lý nhà nước, về lịch sử…
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
Theo Kỷ yếu “Các công trình nghiên cứu khoa học của Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước từ 1962 đến 2012”, trong số hơn 90 đề tài, công trình
nghiên cứu về các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, chỉ có rất ít đề tài khoa học cấp
bộ đề cập đến vấn đề về sử dụng tài liệu, trong đó chủ yếu tập trung vào
nguyên tắc, phương pháp tổ chức sử dụng tài liệu hoặc việc tổ chức sử dụng

Viết thuê luận văn thạc12
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


một khối tài liệu cụ thể hiện đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia, chẳng hạn:
- Đề tài “Nghiên cứu xác định phương án tối ưu về tổ chức và sử dụng
tài liệu Châu bản triều Nguyễn” do TS. Phan Đình Nham làm chủ nhiệm năm
1991 đã khảo sát số lượng, chất lượng, nghiên cứu về lịch sử, đặc điểm, vai
trò của Châu bản triều Nguyễn để đề ra biện pháp bảo quản an toàn và tổ chức

sử dụng hiệu quả loại tài liệu này.
- Đề tài “Nghiên cứu đổi mới công tác khai thác và sử dụng tài liệu lưu
trữ ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia” do TS. Nguyễn Cảnh Đương làm chủ
nhiệm năm 2002 đưa ra những lý do phải đổi mới công tác khai thác sử dụng
tài liệu lưu trữ, đó là: vai trò của tài liệu lưu trữ với tư cách là nguồn lực thông
tin quá khứ, có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ và xây dựng đất nước; nhu cầu
sử dụng tài liệu lưu trữ của xã hội và trình độ phát triển về nghiệp vụ và cơ sở
vật chất kỹ thuật trong ngành lưu trữ; phẩm chất những người làm công tác
phục vụ sử dụng tài liệu. Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức sử dụng tài
liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia như thành phần và nội dung
tài liệu, các thủ tục hành chính và hình thức sử dụng tài liệu, đề tài đề xuất
những giải pháp nhằm đổi mới công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu
trữ tại các Trung tâm này, trong đó có việc tối ưu hóa thành phần tài liệu phục
vụ tất cả các nhu cầu sử dụng của Nhà nước, của xã hội.
Trong hoạt động lưu trữ ở các bộ, ngành, địa phương, công tác nghiên
cứu khoa học dù mới đạt được kết quả khiêm tốn song đã bước đầu được
quan tâm. Trong số các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp tỉnh có liên quan đến
công tác sử dụng tài liệu, có thể kể đến các đề tài như “Thực trạng và giải
pháp tăng cường công tác lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo” năm 2004,
“Khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam về việc quản lý hành chính và quản lý hành chính
trong công tác văn thư, lưu trữ ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam” năm 2007,
Viết thuê luận văn thạc13
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


“Nghiên cứu thực trạng công tác văn thư, lưu trữ để đề xuất nâng cao chất
lượng thu thập, xử lý, khai thác tài liệu lưu trữ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư”

năm 2010, “Nghiên cứu đổi mới công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu
nhà nước tại Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam” năm 2012, “Nghiên
cứu những luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp để thực hiện chế độ giao
nộp, khai thác tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và nghiên
cứu khoa học của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới”
năm 2001. Các đề tài này không tập trung riêng vào tổ chức sử dụng tài liệu
mà trên cơ sở nghiên cứu tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác
lưu trữ tại đơn vị, đề xuất các hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng
công tác này, trong đó có mục đích đồng thời là khâu nghiệp vụ cuối cùng của
hoạt động lưu trữ là hiệu quả sử dụng tài liệu.
Các luận văn thạc sỹ
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lưu trữ “Các giải pháp nâng cao hiệu
quả tổ chức sử dụng tài liệu tại Trung tâm lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương” của tác giả Hà Văn Huề năm 2002 nghiên cứu về thực trạng và
đề xuất định hướng, biện pháp tăng cường hiệu quả của công tác tổ chức sử
dụng tài liệu lưu trữ tại các lưu trữ lịch sử địa phương ở cấp tỉnh.
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lưu trữ “Khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ
quan cấp bộ” của tác giả Trần Phương Hoa năm 2007 nghiên cứu về thành
phần, nội dung, khối lượng và tình hình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của
các phông lưu trữ bộ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể đối với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ, với Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III, các lưu trữ bộ cũng như những người biên soạn lịch sử
nhằm giúp hoạt động khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu,
biên soạn lịch sử các cơ quan cấp bộ đạt hiệu quả cao hơn.

Viết thuê luận văn thạc14
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:



- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lưu trữ “Thực trạng tổ chức khai thác
sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình giao thông tại Lưu trữ Bộ Giao thông
Vận tải và các giải pháp” của tác giả Đinh Văn Mạnh năm 2009 đã làm rõ vai
trò, ý nghĩa của công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu kỹ thuật các công
trình giao thông, mô tả thực tế công tác khai thác sử dụng loại hình tài liệu
này và đề xuất giải pháp nhằm giúp Lưu trữ Bộ và cơ quan quản lý tài liệu kỹ
thuật công trình giao thông thực hiện tốt hơn công tác tổ chức khai thác và sử
dụng tài liệu lưu trữ.
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành lưu trữ “Khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội
nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Anh Thư năm 2010 đã tập trung làm sáng tỏ
các vấn đề lý luận về giá trị của tài liệu lưu trữ, trên cơ sở đánh giá thực tiễn, đề
xuất các giải pháp, biện pháp tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong
hoạt động văn hoá đối ngoại giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế của
nước ta.
Các Hội thảo khoa học
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “45 năm tổ chức và sử dụng tài liệu tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, 1962 – 2007” do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức năm 2007 đã tổng kết các
mặt hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là hoạt động tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
tại một trong bốn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước - Bộ Nội vụ. Đồng thời với việc đánh giá khối tài liệu lưu trữ hiện
đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã được sử dụng dưới nhiều
góc độ và phương diện, mang lại nhiều kết quả, đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hội thảo cũng rút ra các bài học, đề ra
các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này.
Về “Công tác sử dụng tài liệu lưu trữ trong 45 năm qua tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I”, tác giả Hà Văn Huề đã giới thiệu về tình hình, đặc điểm

Viết thuê luận văn thạc15
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, về các hình thức tổ chức sử
dụng tài liệu tại Trung tâm như phòng đọc, thông tin, giới thiệu, trưng bày,
triển lãm, công bố tài liệu, biên soạn các ấn phẩm lưu trữ. Công tác sử dụng
tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã mang lại hiệu quả về kinh tế, về
nghiên cứu lịch sử và các mặt hoạt động xã hội khác.
Ngoài ra còn có các bài viết chuyên sâu về từng hình thức sử dụng tài
liệu, loại hình tài liệu, về vai trò của tài liệu với công tác nghiên cứu như:
“Công tác phòng đọc – từ thời đầu đến những thay đổi và 45 năm trưởng
thành ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I” của tác giả Lê Huy Tuấn, “45 năm
hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
I” của tác giả Đào Thị Diến, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý và tra tìm tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I” của tác giả
Nguyễn Phương Mai, “Tổ chức khoa học và khả năng khai thác sử dụng tài
liệu Hán Nôm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I” của tác giả Nguyễn Thu
Hoài, “Tổ chức khoa học và khả năng khai thác sử dụng tài liệu tiếng Pháp tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I” của tác giả Đinh Hữu Phượng, “Tài liệu lưu
trữ với công tác nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam (1858 – 1945)” của tác
giả Đinh Xuân Lâm, “Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Viện Viễn đông Bác
cổ - Sự hợp tác điển hình đối với việc phát huy giá trị các nguồn tài liệu” của
tác giả Philippe Le Failler…
- Hội thảo khoa học “Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ
trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn” do trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức năm 2009 đã
khẳng định giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng của tài liệu lưu trữ trong quá

trình tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn,
giới thiệu tiềm năng và giá trị của tài liệu lưu trữ trong các lưu trữ lịch sử, lưu
trữ cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương, lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng
họ và đề xuất các giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

Viết thuê luận văn thạc16
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


Điển hình là các bài viết về vai trò của tài liệu lưu trữ đối với nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn như: “Tài liệu lưu trữ - Nguồn sử liệu quan
trọng” của tác giả Vũ Dương Ninh, “Tài liệu lưu trữ và các khoa học xã hội
và nhân văn” của tác giả Nguyễn Phương Ngọc, “ Một vài suy nghĩ về việc sử
dụng tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học” của tác giả Đỗ Thu Hà.
Các bài viết về tiềm năng và giá trị của tài liệu lưu trữ cũng như nhu
cầu và hiệu quả khai thác tài liệu lưu trữ tiêu biểu như: “Lưu trữ - khai thác và
phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn” của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Chu Tuyết Lan, “Tài liệu về Việt
Nam ở kho lưu trữ Aixen Provence – một khối tài liệu đặc biệt có giá trị đối
với nghiên cứu lịch sử thời cận hiện” của tác giả Đào Thị Diến, “Giá trị của
tài liệu lưu trữ trong các doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu sự phát triển của
kinh tế xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Kim Bình,
“Giá trị của khối hồ sơ tài liệu cán bộ đi B – nguồn sử liệu nghiên cứu cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta” của tác giả Phạm Thị Bích
Hải, “Sử dụng tài liệu lưu trữ trong biên chép lịch sử thời phong kiến Việt
Nam” của tác giả Vương Đình Quyền, “ Đến với “Ngàn năm Thăng Long –
Hà Nội từ tài liệu lưu trữ” của tác giả Nguyễn Hải Kế, “Nghiên cứu quan hệ
đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nhìn từ góc độ nguồn tài liệu lưu

trữ” của tác giả Phạm Quang Minh, “Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong
nghiên cứu lịch sử địa phương” của tác giả Nguyễn Đức Nhuệ, “Khai thác,
sử dụng tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu sự hình thành và phát triển hệ
thống quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ” của tác giả
Nguyễn Phú Thành.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nguyên tắc, phương pháp công bố, xuất
bản tài liệu lưu trữ” do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức năm 2010
bao gồm các bài viết về định hướng, lý luận, phương pháp cũng như phản ánh
thực trạng và kinh nghiệm công bố, giới thiệu, xuất bản tài liệu – một trong

Viết thuê luận văn thạc17
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan lưu trữ phục vụ các nhu cầu sử dụng
tài liệu của đời sống xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Hội thảo
cũng đã đưa ra khuyến nghị về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong việc vận dụng các nguyên tắc công bố học vào thực tế công bố,
xuất bản, giới thiệu tài liệu lưu trữ tại Việt Nam. Đó là các bài viết như “Định
hướng công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Minh Hương,
“Một số vấn đề nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ” của tác
giả Nguyễn Văn Hàm, “Công bố tài liệu lưu trữ dưới dạng ấn phẩm” của tác
giả Nguyễn Thị Tâm, “Công tác công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên Tạp
chí Văn thư, Lưu trữ Việt Nam” của tác giả Phí Thị Nhung, “Thực trạng công
bố, xuất bản tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Giải pháp và kiến nghị” của tác giả Nguyễn
Thị Thuần, “Công bố, xuất bản tài liệu lưu trữ trên mạng thông tin máy tính
(mạng internet)” của tác giả Lê Văn Năng.

Các bài viết trên các tạp chí
Từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX và cho đến những năm gần đây,
công tác sử dụng và phục vụ sử dụng tài liệu được các tác giả đề cập trên tạp
chí chuyên ngành Văn thư Lưu trữ Việt Nam, tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Dấu
ấn thời gian chủ yếu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, ý nghĩa
mà giá trị thông tin trong tài liệu lưu trữ mang lại cho hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử; những trao đổi, thảo
luận, đề xuất về mặt nghiệp vụ nhằm làm cho công tác này mang lại hiệu quả
cao hơn. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như:
- Về lý luận và thực tiễn công tác sử dụng tài liệu có các bài viết “Một
số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác giả
Vũ Thị Phụng (1990), “Công tác tổ chức sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia II trong 30 năm qua” của tác giả Phạm Thị Huệ (2006), “Những
điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác sử dụng tài liệu lưu
Viết thuê luận văn thạc18
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


trữ và những vấn đề đặt ra” của tác giả Hà Văn Huề (2008), “Một số đề xuất
về cách thức phục vụ khai thác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn thông tin từ tài
liệu lưu trữ” của tác giả Vũ Thu Huyền (2011). Những bài viết này thông qua
thực tế vai trò, nhiệm vụ xã hội của cơ quan lưu trữ để đề xuất các biện pháp
về mặt pháp lý và nghiệp vụ trong lĩnh vực tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
- Về công tác sử dụng và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ ở một số bộ,
ngành, cơ quan, lĩnh vực hoạt động, các bài viết “Sử dụng tài liệu lưu trữ vào
các hoạt động của bộ đội biên phòng” của tác giả Tô Duy Nghĩa (1998),
“Những đóng góp của công tác văn thư, lưu trữ trong hoạt động chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ ” của tác giả Kiều Mai (2007) tập trung giới thiệu về tình

hình tài liệu, những kết quả mà công tác phục vụ sử dụng tài liệu đem lại góp
phần phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức và những kinh nghiệm thực tế.
- Về vai trò của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu lịch sử, các bài viết:
“Tổ chức và sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử Nhà nước Việt
Nam hiện đại” của tác giả Vũ Thị Phụng (1990), “Vai trò của tài liệu lưu trữ
đối với việc biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam” của tác giả Dương Văn
Khảm (2002), “Tài liệu lưu trữ - nguồn sử liệu tin cậy nghiên cứu lịch sử Bộ
Nội vụ ” của tác giả Trần Hoàng (2005), “Tài liệu lưu trữ - Nguồn sử liệu
quan trọng” của tác giả Vũ Dương Ninh đề cập đến việc tài liệu lưu trữ được
cung cấp là những sử liệu gốc giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà sử học
trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử bảo đảm độ tin cậy, tính xác
thực, khắc phục các khoảng trống lịch sử do thiếu vắng các nguồn sử liệu.
- Về sử dụng tài liệu lưu trữ trong bối cảnh đổi mới đất nước và chính
phủ điện tử, các bài viết “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi
mới” của tác giả Phan Đình Nham (1994), “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của các tác giả Nguyễn Cảnh
Đương, Nguyễn Minh Sơn (2007), “Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu
trữ trong môi trường mạng – xu hướng tất yếu của Lưu trữ Việt Nam” của tác
Viết thuê luận văn thạc19
sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail:


×