Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Soạn văn bài trong lòng mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.78 KB, 2 trang )

Soạn văn bài Trong lòng mẹ
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 07/06/2017

"Trong lòng mẹ" là đoạn trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. "Trong lòng
mẹ" tả lại cảnh hai mẹ con bé Hồng được gặp lại nhau sau bao ngày xa cách. Đoạn trích thấm đượm
tình mẫu tử và giàu tính nhân văn sâu sắc. Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn
bài chi tiết, đầy đủ để các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả


Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở thành phố Nam Định. Ông sinh sống chủ yếu ở thành
phố cảng Hải Phòng. Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Ông được nhà
nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.



Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập
thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu
thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

2. Giới thiệu đoạn trích


Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu, kể về tuổi thơ cay đắng của
chính tác giả Nguyên Hồng.



Hồi kí còn gọi là hồi ức; là thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ


lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian
phải chính xác. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá
nhân.

3. Tóm tắt đoạn trích


Bé Hồng mồ côi cha, mẹ lại đi bước nữa và phải sống tha hương cầu thực. Hồng cùng em Quế ở nhà bà
cô ruột. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô
cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Người cô ấy đã gieo rắc vào đầu non nớt của đứa cháu
những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bé Hồng hiểu được mục đích của người
cô, nghe người cô nói xấu mẹ, em đau đớn, lòng thắt lại, hai khóe mắt cay cay. Lúc thì nước mắt ròng
ròng rớt xuống hai bên má chan hòa, đầm đìa ở cằm vai cổ. Bé Hồng vẫn dành cho mẹ tình cảm yêu
thương tha thiết và tin rằng mẹ sẽ trở về. Cuối cùng, Hồng cũng được gặp mẹ sau bao ngày xa cách,
đến ngày giỗ đầu của chồng mẹ bé Hồng đã trở về. Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, bé Hồng
hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ, được sống lại những giây phút của tình mẫu tử êm dịu ngọt ngào.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 20 – SGK) Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 (Trang 20 – SGK) Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được
thể hiện như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (Trang 20 – SGK) Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu
chất trữ tình.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4 (Trang 20 – SGK) Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào là hồi kí?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 5* (Trang 20 – SGK) Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi
đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận

định trên.
=> Xem hướng dẫn giải



×