Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện bến lức, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NÔNG HỘ
VAY VỐN TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NÔNG HỘ
VAY VỐN TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Quang Dũng
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm
2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quang Dũng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 4 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T1
2
3
4
5

P
G

P
G
T
S.
T
S.
T
S.

C
h
P
bi
P
bi

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày


tháng

năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Xuân Thảo

Giới tính: Nữ

Ngày 08 tháng 06 năm sinh 1977

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản Trị kinh doanh

MSHV: 1541820118

I- Tên đề tài:
Một số giải pháp nhằm tăng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng trên địa
bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu chung, tác giả tập trung vào các mục tiêu cụ
thể sau:
-

Một là phân tích thực trạng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng
chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chỉ ra những kết quả
và những hạn chế trong khả năng trả nợ của các nông hộ này.


-

Hai là tìm hiểu các nguyên nhân bên trong và bên ngoài ngân hàng dẫn đến
những hạn chế trong khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính
thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

-

Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng trả nợ của nông
hộ vay vốn tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/9/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/02/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Nguyễn Thị Xuân Thảo


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học chương trình cao học ngành Quản Trị kinh doanh tại
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhân được sự hỗ trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và
bạn bè. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự
tận tâm, tận tình của TS. Trương Quang Dũng đã dành nhiều thời gian hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn tới Lãnh đạo đơn vị, các anh chị em
đồng nghiệp đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Gia đình, bạn bè và những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh
thần, chia sẽ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã có tham khảo nhiều tài liệu, tham
khảo nhiều ý kiến đóng góp, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, song thiếu sót là điều
không thể tránh khỏi. Rất mong nhân được sự đóng góp quý báu của Thầy, Cô,
đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cám ơn.

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Thảo


TÓM TẮT
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích
2

4491 km , chiếm 1,3% diện tích Việt Nam và chiếm 8,74% diện tích khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long. Tỉnh lỵ của Long An hiện nay là thành phố Tân An. Long An
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và được đánh giá là tỉnh có môi
trường đầu tư hấp dẫn bởi vị trí của Long An rất thuận lợi cho các đầu tư tiếp cận
thị trường trong khu vực nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An nằm giáp
ranh với Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Tây, Tây Nam, là cửa ngỏ nối liền
Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cho vay tín dụng chính thức đối với nông hộ là lĩnh vực hoạt động quan
trọng của các TDTD tại khu vực nông thôn, tuy nhiên hoạt động tín dụng này tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Khi rủi ro tín dụng xẩy ra, ngân hàng có thể bị tốn thất nặng nề. Vì
vây, tất cả các ngân hàng đều quan tâm nhiều cho việc nâng cao khả năng trả nợ của
khách hàng vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ.
Đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Bến Lức,
Tỉnh Long An. Trong đó, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn liền với rủi ro
thiên tai, dịch bệnh, chất lượng cán bộ tín dụng, chính sách tín dụng và danh mục cơ
cấu tín dụng là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng tín dụng của các
TCTD. Trên cơ sở kết quả phân tích, luận văn đã đưa ra các giải pháp chính nhằm
nâng cao khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Bến
Lức. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cấp trên nhằm hỗ trợ TCTD
giải quyết những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.


ABSTRACT
Long An is a province in the Mekong Delta region of southern Vietnam with
2

total area is 4491 km , equal 1,3% of the national area and by 8,74% of the area of
the Mekong Delta. The provincial capital is Tan An. Long An is situated in an
advantageous position in the Southern Key Economic Region of Vietnam and
considered the province has attractive investment climate by the location of Long

An extremely convenient for investors to access markets, especially in Ho Chi Minh
City. Long An province border with Ho Chi Minh City to the west, southwest, main
gateway connecting Mekong Delta to Ho Chi Minh City.
For official credit for farmers is an important field of activity of the Credit
Institutions in rural areas, however this activity latent credit risks. When credit risk
occurs, the bank may be at heavy cost. Thus, all the banks are interested in
improving the ability of borrowers to repay credits official household.
Research projects have focused on analyzing the causes affecting the ability
to repay the credit in official borrowing by households in Ben Luc District, Long
An Province. In particular, the characteristics of agricultural production risks
associated with natural disasters, epidemics, quality credit officers, credit policy and
credit portfolio structure are the biggest factors affecting the quality credit from
banks. Based on the analysis results, dissertation made solutions to enhance the
ability to repay the credit in official borrowing by households in Ben Luc district.
Dissertation also gives a number of recommendations to support the Credit
Institutions superior to solve problems beyond control.
.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
TÓM TẮT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. ........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................3

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. ................................................................................4
6. Kết cấu luận văn. .....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TRONG VAY
VỐN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP CHÍNH THỨC ..................................................5
1.1. Khái quát về tín dụng nông nghiệp ......................................................................5
1.1.1. Tín dụng và tín dụng chính thức .......................................................................5
1.1.1.1. Tín dụng .........................................................................................................5
1.1.1.2. Tín dụng chính thức .......................................................................................6
1.1.2. Tín dụng nông nghiệp nông thôn ......................................................................6
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng nông nghiệp ....................................................................6
1.1.2.2. Phân loại tín dụng nông nghiệp......................................................................7
1.2. Khái quát về nông hộ và kinh tế nông hộ ............................................................8
1.2.1. Khái niệm về nông hộ .......................................................................................8
1.2.2. Kinh tế nông hộ .................................................................................................9
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ....................................10
1.2.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan .......................................................................10
1.2.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan ...........................................................................11
1.2.4. Các đặc trưng chủ yếu của tín dụng nông hộ ..................................................12


1.2.5. Vai trò của cấp vốn tín dụng chính thức đối với nông hộ ...............................13
1.2.5.1. Tín dụng chính thức đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá
trình sản xuất liên tục, góp phần phát triển kinh tế ...................................................13
1.2.5.2. Tín dụng chính thức góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung
sản xuất......................................................................................................................14
1.2.5.3. Tín dụng chính thức tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động ........................................14
1.2.5.4. Vai trò của tín dụng chính thức về mặt chính trị, xã hội..............................15
1.3. Khái quát về khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng nông nghiệp ...................16
1.3.1. Khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng nông nghiệp ....................................16

1.3.2 Các nghiên cứu về khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng nông nghiệp .......17
1.3.2.1.
Các
nghiên
cứu
..........................................................................17

nước

ngoài

1.3.2.2. Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................18
1.3.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ trong vay vốn tín
dụng nông nghiệp ......................................................................................................20
1.3.3.1. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng ........................................................20
1.3.3.2.
Nhóm
nguyên
nhân
............................................................22

từ

phía

nông

hộ

1.3.3.3. Nhóm nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ..............................................23

Kết luận chương 1 .....................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NÔNG HỘ VAY VỐN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG
AN .............................................................................................................................28
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và các định chế tài chính chính thức trên
địa
bàn
huyện
Bến
Lức,
......................................................................28

tỉnh

Long

An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long
An ..............................................................................................................................2
8
2.1.1.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cư ...................................................................28
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................28


2.1.2. Kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An
giai đoạn 2014-2016..................................................................................................28
2.1.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bến
Lức, tỉnh Long An giai đoạn 2014-2016...................................................................28
2.1.2.2. Nhu cầu vốn trong hoạt động nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện

Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn 2014-2016 ...........................................................31
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại các định chế tài chính chính thức trên địa bàn
huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn 2014-2016 ................................................34
2.2.1. Giới thiệu về các NHTM trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn
2014-2016..................................................................................................................34
2.2.2. Tình hình huy động vốn ..................................................................................35
2.2.3. Tình hình cho vay............................................................................................37
2.3. Tình hình tín dụng và khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính thức
trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An giai đoạn 2014-2016 ............................38
2.3.1. Chính sách tín dụng.........................................................................................38
2.3.2. Hoạt động tín dụng đối với nông hộ ...............................................................39
2.3.3. Khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng ..............................................41
2.3.4. Nguyên nhân ...................................................................................................43
Kết luận chương 2 .....................................................................................................45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NÔNG HỘ
VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN ......................................................................................................47
3.1. Nhóm giải pháp đối với các TCTD chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức Tỉnh
Long An nhằm nâng cao khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn ...............................47
3.1.1. Cải tiến chính sách tín dụng và xây dựng cư cấu tín dụng thích hợp .............47
3.1.2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay ........................................................47
3.1.3. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay ........................................................49
3.1.4. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ
quá hạn mới phát sinh ...............................................................................................51


3.1.5. Tăng cường công tác thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định .....52
3.1.6. Tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng................................................52
3.1.7. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng......................................53
3.1.8. Tư vấn hỗ trợ thông tin khuyến khích nông hộ trả nợ ....................................53

3.1.9. Nâng cao tỷ trọng và quản lý tài sản đảm bảo ................................................54
3.1.10. Tiến hành triển khai cho vay nông hộ qua tổ nhóm tương trợ......................55
3.1.11. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ..............................................56
3.1.12. Xây dựng kho dữ liệu của các TDTD ...........................................................57
3.1.13. Tăng cường hoạt động Marketing .................................................................57
3.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ nhằm nâng cao khả năng trả nợ của nông hộ
vay vốn ......................................................................................................................58
3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực của nông hộ ...........................................................58
3.2.2. Phát triển khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng ....................................59
3.3. Những giải pháp kiến nghị về môi trường hoạt động kinh doanh của nông hộ.61
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước ...................................................................................62
3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương...........................................................63
Kết luận chương 3 .....................................................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67
PHỤ LỤC 1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST K
ý
T
1
2
3
4
5

6


7

8

T
C
N
H
T
P
N
H

Nghĩa
T
đầyừ

Tổ
ch
Ngâ
n
Thà
nh
Ngân
hàng
In
Q
ter
M tiền
na

O
OTổ rg
Ech a
Cức ni
N
A

g
n
r
D Doanh
N ng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình dân cư Huyện Bến Lức- Tỉnh Long An . Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động năm 2016 ......................................................28
Bảng 2.3: Tình hình Trình độ học vấn của các nhóm hộ: .........................................29
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2014-2016: ........................30
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2014-2016: ........................32
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Huyện Bến
Lức từ năm 2014-2016 ..............................................................................................35
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn nợ của các tổ chức tín dụng trên địa
bàn Huyện Bến Lức từ năm 2014-2016 ....................................................................37
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn Huyện Bến Lức từ năm 2014-2016 ..............................................37
Bảng 2.9: Dư nợ đối với nông hộ Huyện Bến Lức từ năm 2014-2016 ....................39
Bảng 2.10: Dư nợ đối với nông hộ của từng TCTD chính thức: ..............................40
Bảng 2.11: Dư nợ đối với nông hộ tại các TCTD chính thức:..................................41

Bảng 2.12: Nợ quá hạn của nông hộ tại TCTD chính thức: .....................................42
Bảng 2.13: Nợ xấu của nông hộ tại TCTD chính thức: ............................................43


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người sản xuất
luôn rất cần vốn để mua máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao
động… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập.
Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn: vốn tích lũy từ ngay
khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng chính
thức hay phi chính thức… Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ
còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách bị hạn
chế vì san sẻ cho khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư từ nước ngoài trong lĩnh
vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn
vốn phi chính thức thường nhỏ lẻ, chi phí sử dụng vốn cao nên ít được sử dụng cho
sản xuất. Do đó, nguồn vốn tín dụng chính thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với các nông hộ.
Tuy nhiên trong những năm qua, nợ xấu tại các ngân hàng trong cho vay
nông hộ có xu hướng ngày càng tăng do tính chất đặc trưng của ngành nông nghiệp,
sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh,… ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của nông dân. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất
kinh doanh một số mặt hàng nông nghiệp cũng chưa tốt, sức cạnh tranh kém, nên
khả năng sử dụng và quản lý vốn của hộ kinh doanh thấp. Trong khi đó, chính sách
bảo hiểm nông nghiệp chưa tạo nền tảng an toàn để mở rộng tín dụng cho hộ sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn một cách có hiệu quả và đáp ứng nhu
cầu vốn của hộ sản xuất. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng
như khả năng trả nợ của nông dân cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ

chức tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngân hàng
thương mại cổ phần khác cấp tín dụng nhỏ giọt và cầm chừng, chưa mở rộng mạng
lưới cũng như các dịch vụ tiện ích đến kinh tế hộ gia đình.
Là một huyện thuộc tỉnh Long An, Bến Lức có tổng diện tích đất tự nhiên là
28.570 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,8% trong đó chiếm nhiều nhất là diện
tích đất phù sa. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện có nhiều thuận lợi trong
phát triển nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của khu vực


2

nông lâm nghiệp là 2% trong những năm qua. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết, ngập lụt,
ngập mặn, dịch bệnh, cơ sở thu mua và chế biến không ổn định gây bất lợi cho các
nông hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống kinh tế của
nông hộ gặp nhiều khó khăn. Điều này làm khả năng trả nợ trong những năm qua
không ổn định, nông hộ trả nợ sớm trước hạn trong những năm điều kện thuận lợi
và gặp nhiều khó khăn trong những năm mất mùa, thiên tai.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc thực hiện nghiên cứu nhằm nhận biết các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ mang tính chất khoa học, định
lượng là yêu cầu cấp bách trong việc phát triển tín dụng nông nghiệp Việt Nam nói
chung và địa bàn tỉnh Long An nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các
tổ chức tín dụng những cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của nông hộ, từ đó có thể
mở rộng cho vay nông nghiệp trong an toàn hiệu quả, hạn chế được rủi ro tín dụng,
góp phần từng bước nâng cao đời sống người nông dân và hỗ trợ giúp nông nghiệp
nông thôn ngày càng phát triển, giúp nông hộ có thể vay đủ vốn để sản xuất kinh
doanh, đảm bảo uy tín với ngân hàng, tạo niềm tin cho những lần giao dịch tiếp
theo. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng khả
năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện Bến Lức, Tỉnh
Long An” là đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm tăng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính thức trên địa bàn
huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Để thực hiện mục tiêu tổng quát của đề tài, luận án
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn khả năng trả nợ và

những yếu tố tác động đến khả năng trả nợ trong lĩnh vực nông nghiệp.
-

Một là phân tích thực trạng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín

dụng chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chỉ ra những kết quả và
những hạn chế trong khả năng trả nợ của các nông hộ này.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng trả nợ của nông hộ vay

vốn tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng

chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An

-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: huyện Bến Lức, tỉnh Long An hiện tại có hơn 30
NHTM đang hoạt động, tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu 10 NHTM có
dư nợ tín dụng đối với nông hộ chiếm tỷ trọng cao là: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam,
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
và 2 quỹ tín dụng nhân dân là: Quỹ tín dụng nhân dân Tân Bửu và quỹ tín dụng
nhân dân Gò Đen.
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đạt được ba mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sử dụng các phương


4

pháp:
-

Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để phân tích thực

trạng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính thức trên địa bàn huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.
-


Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập,

tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách
tổng quát khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính thức trên địa bàn
huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
-

Phương pháp phân tích chỉ số: phương pháp này được sử dụng để phân

tích thựa trạng, hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
nông hộ vay vốn tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An
nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai.


5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu tổng kết các lý thuyết về tín dụng nông nghiệp
chính thức và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín
dụng chính thức một cách hệ thống về khái niệm, mục đích, nội dung, tiêu chí đo
lường…
Thứ hai, bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích bài nghiên cứu
đã cung cấp một cái nhìn chung về thực trạng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn
tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong giai đoạn từ
năm 2014 tới 2016. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của các hạn chế.
Thứ ba, thông qua kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả đã đề ra những giải
pháp nhằm nâng cao khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng chính thức trên
địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An đối với các nhà quản lý ngân hàng.
Thứ tư, nghiên cứu cũng mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu của tác giả chỉ đánh giá khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng

chính thức trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Các nghiên cứu tiếp theo có
thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Về chiều rộng,
các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu các hình thức tín dụng hoặc
trên các địa bàn khác. Về chiều sâu, các nghiên cứu khác có thể mở rộng nghiên cứu
với các phương pháp định lượng đo lường khác.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ trong vay vốn tín dụng nông


nghiệp
Chương 2: Thực trạng khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng trên địa
bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn tín dụng
trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TRONG
VAY VỐN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về tín dụng nông nghiệp
1.1.1. Tín dụng và tín dụng chính thức
1.1.1.1. Tín dụng
Tín dụng ra đời cùng với sự phát triển và trao đổi hàng hoá, tín dụng xuất
phát từ ngôn ngữ Latinh: Creditum là tin tưởng, tín nhiệm. Dần dần thuật ngữ tín
dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo tiếng Anh và tiếng Pháp tín dụng
là "Credit", khái niệm của Tooke được Mác thừa nhận: “Tín dụng dưới các hình
thức biểu hiện đơn giản nhất của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ, đã khiến cho
một người này giao cho một người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái tiền
hoặc dưới hình thái hàng hóa đánh giá một số tiền nhất định nào đó, số tiền này bao

giờ cũng phải được trả lại trong một thời hạn nhất định. Khi nào tư bản được cho
vay... thì người ta tăng số tiền phải hoàn trả lại lên, thêm một tỉ lệ phần trăm nhất
định, coi là tiền để trả về quyền sử dụng tư bản”.
Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều (2009) tín dụng là hoạt động cho vay và đi
vay, quan hệ giữa hai bên được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành được biểu
hiện dưới hình thái kinh tế hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho ng ười
cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.: “Tín dụng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính
khác) cho bên đi vay trong một khoảng thời gian nhất định với một khoảng chi phí
nhất định”.
Theo quan điểm của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “tín dụng vi mô là
việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính cho người nghèo hoặc hộ gia
đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp nhỏ”.
Như vậy, đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn hai bên cùng
có lợi.
Tóm lại, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên
cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanh


nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi
vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận. Bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.
Trong nền kinh tế có nhiều loại hình tín dụng như: Tín dụng thương mại, tín
dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng...Tín dụng ngân hàng cũng
mang bản chất của quan hệ tín dụng nói chung: đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau và
cùng có lợi giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân được thực
hiện dưới hình thái tiền tệ và theo nguyên tắc có hoàn trả. Do đặc điểm riêng của
mình, tín dụng ngân hàng đạt được ưu thế hơn các hình thức tín dụng khác về khối
lượng, thời gian và phạm vi đầu tư. Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng
ngân hàng có khả năng chuyển đổi vào bất cứ lãnh vực nào của sản xuất và lưu

thông hàng hóa. Vì vậy mà tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành một hình thức
tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng hiện có.t
1.1.1.2. Tín dụng chính thức
Tín dụng chính thức là khoản tín dụng được cung cấp bới các định chế tài
chính chính thức. Theo Đinh Phi Hổ (2008) định chế tài chính chính thức là những
tổ chức kinh doanh tiền tệ đăng ký hoạt động theo pháp luật của nhà nước, chịu
trách nhiệm nộp các khoản thuế theo quy định của nhà nước.
Như vậy có thể thấy tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp,
được sự cho phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự
giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu
sự quy định của luật ngân hàng như quy định khung lãi suất, huy động vốn, quy
định cho vay...và những dịch vụ mà chỉ có tổ chức tài chính chính thức thức mới
cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các ngân hàng thương
mại, quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của chính phủ.
1.1.2. Tín dụng nông nghiệp nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng nông nghiệp
Tín dụng nông nghiệp được định nghĩa như là một loại hình tài chính được
sử dụng để cung cấp vốn cho sản xuất nông nghiệp. Các hình thức cấp tín dụng
thường là các hợp đồng tín dụng của ngân hàng. Vốn để cung cấp cho tín dụng nông


nghiệp thường được sử dụng từ các nguồn lực bên ngoài của ngành nông nghiệp
(Nguồn: ).
Tín dụng nông nghiệp nông thôn là tất cả các hoạt động tín dụng ngân hàng
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho
các đối tượng nông nghiệp, nông thôn và người nông dân (Nguồn: sổ tay tín dụng
ngân hàng Agribank).
1.1.2.2. Phân loại tín dụng nông nghiệp
Tín dụng nông nghiệp có thể được phân loại dựa trên mục đích vay vốn, thời
hạn trả nợ và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Căn cứ vào mục đích vay mà tín dụng nông nghiệp được phân loại thành:
-

Tín dụng đầu tư: được cung cấp cho nông dân để mua tài sản lâu bền hay

để cải thiện các tài sản hiện có. Theo đó, số tiền vay được sử dụng để mua đất đai,
mua máy móc nông nghiệp, phát triển các công trình thủy lợi, xây dựng đầu tư cho
trang trại, phát triển trồng rừng và vườn cây ăn trái, phát triển thêm gia cầm, gia
súc.
-

Tín dụng sản xuất: số tiền vay được sử dụng cho việc mua nguyên liệu

đầu vào và chi trả lương.
-

Tín dụng Marketing: để thực hiện các chức năng marketing nhằm mục

đích có được giá cao hơn cho sản phẩm.
-

Tín dụng tiêu dùng: đây là tín dụng theo yêu cầu của người nông dân để

đáp ứng các chi phí cho việc chi tiêu trong gia đình.
Căn cứ vào thời gian trả nợ mà tín dụng nông nghiệp gồm các loại tín dụng


sau:
-


Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

Nguồn vốn vay này chủ yếu được sử dụng để đáp ứng cho các chi phí trồng trọt,
mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu và thanh toán tiền lương cho người lao động.
Nó phục vụ như vốn lưu động để vận hành trang trại hiệu quả và dự kiến sẽ được
hoàn trả vào thời điểm thu hoạch. Vì vậy, nguồn vốn vay được hoàn trả một lần.
-

Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến

60 tháng. Nguồn vốn vay này chủ yếu được sử dụng để mua máy móc nông nghiệp,


mua sắm tài sản cố định, cải thiện trang trại với quy mô nhỏ. Vốn vay có thể được
hoàn trả góp nửa năm một lần hoặc hàng năm một lần.
-

Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

Nguồn vốn vay này chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng
nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn. Vốn vay có thể được hoàn trả
góp nửa năm một lần hoặc hàng năm một lần.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà tín dụng nông nghiệp được
phân loại thành:
-

Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của chính bản
thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

-

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có

sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có cơ
sở thu nợ khi người đi vay không có khả năng trả nợ.
1.1.3. Khái quát về nông hộ và kinh tế nông hộ
1.1.3.1. Khái niệm về nông hộ
Theo Martin (1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex
(Lon Don- Anh) cho rằng: “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”
Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu
cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh
“Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng
đồng”
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc
trưng về hộ: Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết
tộc; cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà; có chung một
nguồn thu nhập và ăn chung; và cùng tiến hành sản xuất chung.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì nông hộ là hộ gia đình nông
dân ở nông thôn, sinh sống bằng nghề nông hoặc một số ngành nghề phụ khác.


×