Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------

HUỲNH VIẾT TỴ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------

HUỲNH VIẾT TỴ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ
RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Huỳnh Viết Tỵ


4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luân văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của
bản thân còn được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trường
Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, sự nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
thông tin, số liệu của tập thể lãnh đạo và chuyên viên phòng Tổng hợp Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trường
đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi không ít
kiến thức trong quá trình học tập, đặc biệt là Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh là người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện hoàn tất luận văn này. Bên cạnh đó, tôi

cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và chuyên viên phòng Tổng hợp
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình hướng
dẫn, cung cấp thông tin, số liệu của hệ thống ngân hàng trên địa bàn qua các
năm để tôi hoàn thành Luận văn của mình.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các cá nhân, tập thể đã
hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi có thêm kiến thức và hoàn thành Luận văn Thạc
sĩ của mình.

Huỳnh Viết Tỵ


5

TÓM TẮT

Hoạt động tín dụng là hoạt động vô cùng quan trọng không chỉ đối với
ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế của đất nước, là cán bộ
của một ngân hàng thương mại tại Bà Rịa Vũng Tàu, tôi đã chọn đề tài “Nâng
cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu” để nghiên cứu và thực hiện Luận văn của mình. Với mục tiêu đưa
ra được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nội dung Luận
văn đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
(1) Từ lý luận chung về tín dụng ngân hàng, Luận văn đã hệ thống lại
một số vấn đề chính như: khái niệm tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng
đối với ngân hàng thương mại và nền kinh tế; đưa ra được khái niệm về chất
lượng tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại như: nợ xấu, nợ
được cơ cấu lại, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụng
hay một số chỉ tiêu mang tính chất định tính, để từ đó có nhận thức đúng đắn

về việc nâng cao chất lượng tín dụng.
(2) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp của các ngân hàng trên địa bàn từ
năm 2010 đến 2013 được Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cung
cấp và việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã xây dựng để đánh giá chất
lượng tín dụng trên mặt định tính, Luận văn đã phản ánh thực trạng chất
lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn trong thời
gian nghiên cứu. Luận văn đã nêu ra những kết quả cần được duy trì và phát
huy như: Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đất nước; thu nhập từ hoạt


6

động tín dụng cao và chủ yếu; tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần và tỷ trọng
dư nợ trung dài hạn giảm dần; tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo cao
và tăng dần; cơ cấu tín dụng, cơ cấu dư nợ tương đối ổn định và hợp lý; mạng
lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại phủ khắp trên địa bàn toàn
tỉnh. Đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những vấn đề còn tồn tại như:
tỷ lệ nợ xấu và dư nợ được cơ cấu lại cao, tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn
vốn huy động thấp, thiếu cân đối giữa dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động
trung dài hạn, tình trạng cho vay đảo nợ còn phổ biến, trình độ và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ còn hạn chế. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân
của những tồn tại đó là do: Ngân hàng cho vay chưa thực hiện theo đúng quy
trình tín dụng, chất lượng thẩm định còn thấp, thu thập thông tin tín dụng
thiếu chính xác, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; bên cạnh đó khách hàng
đi vay thì: thiếu phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khả năng tài chính
yếu, tài sản đảm bảo tiền vay chưa hợp pháp, cung cấp thông tin thiếu trung
thực hay sử dụng vốn vay chưa đúng mục địch; Đối với môi trường kinh tế,
pháp lý thì: môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều phức tạp, hệ thống văn bản
pháp lý chưa được đồng bộ hay hàng hóa nhập lậu nhiều.
(3) Từ thực trạng hoạt động tín dụng được phân tích, Luận văn đưa ra

mục tiêu và hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, góp phần
nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể: hoàn thiện quy trình
tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; tập trung xử lý và hạn chế
phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử
lý thông tin tín dụng; hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ; xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật đầu tư cho từng ngành nghề, từng khu vực;
mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo, quản lý hạn mức cho vay không có tài
sản đảm bảo và một số giải pháp hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, Luận văn cũng
đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và với tỉnh


7

Bà Rịa Vũng Tàu nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại thực
hiện các mục tiêu và giải pháp đề ra đạt kết quả cao.


8

ABSTRACT
Credit is an extremely important activity not only for the commercial
banks but also for the country economy. Being an officer of a commercial
bank in Ba Ria-Vung Tau, I have selected the topic “Improving the credit
quality of commercial bank in Ba Ria-Vung Tau Province” to study and
make my Thesis. In purpose to give out a solutions system to improve credit
quality for commercial banks in Ba Ria-Vung Tau province, the Thesis has
concentrated in complete some duties as follows:
(1) From the general reasoning about banking credit, the thesis has
systematized some main issues such as: banking credit concept, credit role in

commercial bank and economy; giving concepts on credit quality, norms for
credit quality evaluation and factors affect to credit quality of commercial
bank, such as: dissolvent debts, re-structured debts, received profit from credit
operations, credit structure or some qualitative targets, from those we can get
proper awareness in credit quality improvement.
(2) Based on the secondary data source of the local banks between
2010 and 2013 provided by the State Bank of Ba Ria-Vung Tau Province and
usage of system of the norms that have been built for credit quality evaluation
on the qualitative aspect, the Thesis has reflected the fact of credit quality of
the local commercial banks during the study duration. The Thesis has shown
results those need to be maintained and promoted such as: Promoting the local
and country economic development; income from credit operation is high and
major; short-term outstanding debts density is increasing gradually and longterm, medium-term outstanding debts density is decreasing; outstanding debts
density of loans with security properties is high and increasing gradually;
structure of credit and outstanding debts is fairly stable and reasonable;


9

operating network of commercial banks system is extended over the province.
Meanwhile, the existing matters must be recognized objectively such as: high
rate of bad loan and restructured outstanding loan, low rate of loan on
mobilized capital, unbalance between loans and medium, long-term capital
sources, popular state of granting loan for rollovers, limited qualification and
professional ethics of banking officers; and reasons of those existing matters
come from loan granting bank, borrowers and legal, economic environment.
The thesis has pointed up reasons of such existences: due to the bank that
granted loan has not yet followed completely the credit procedure; appraisal
quality is low; credit information is collected incorrectly; manpower quality is
low… Besides, the loan borrower: has no feasible business and production

plan; limited financial ability; illegal security properties; provided dishonest
information or used the loan in wrong purpose;

for the legal, economic

environment: macroscopic economic environment is complicated; legal
document system is not comprehensive and goods are imported illegally.
(3) From the analyzed actual state of credit activity, the Thesis has
given out norms and system of solutions to solve existing matters, in order to
improve credit quality for commercial banks in Ba Ria-Vung Tau Province to
minimize any risks may occur. Namely: expanding scale of credit activity;
completing the system to ensure credit quality; innovating and strengthening
works of credit information collection and processing; building the
investment policy for banking human resource and technology to be suitable
with integration trend; improving financial potentiality and prestige of
commercial banks in domestic and international and some other supporting
solutions. Besides, the Thesis has also made some suggestions to the
Government, State Bank and Ba Ria – Vung Tau Province in order to create
conditions for commercial banks to perform the given targets and solutions
effectively.


10


11

MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT iii
ABSTRACT

v

MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

xii

xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

xiv

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục tiêu nghiên cứu


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu

3

7. Những đóng góp của luận văn
8. Bố cục của luận văn

4

4

CHƯƠNG 15
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5


12

1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng5
1.1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại..........................................................5
1.1.3. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại..........................................7
1.1.3.1. Hoạt động cho vay.........................................................................7
1.1.3.2. Hoạt động cho thuê tài chính.......................................................10
1.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng.....................................................11
1.1.3.4. Hoạt động chiết khấu...................................................................11

1.1.3.5. Hoạt động bao thanh toán............................................................11
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của tin dụng ngân hàng thương mại..............11
1.1.5. Quy trình cấp tín dụng của NHTM....................................................12
1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

14

1.2.1. Quan niệm về chất lượng...................................................................14
1.2.2. Chất lượng tín dụng NHTM...............................................................14
1.2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá CLTD của NHTM
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đối với NHTM

16

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đối với khách hàng

22

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của NHTM.
1.2.4.1. Nhân tố khách quan

16

24

24

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan.........................................................................27
1.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM


30

1.3.1. Phương diện quản lý vĩ mô................................................................30
1.3.2. Phương diện quản lý vi mô
Kết luận chương 1 32

31


13

CHƯƠNG 234
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

34

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn
34
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội...................................................................34
2.1.2. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn......................................................35
2.2. Hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 20102013 39
2.2.1. Hoạt động huy động vốn....................................................................39
2.2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn...............................................39
2.2.1.2. Đánh giá chung về công tác huy động vốn..................................42
2.2.2. Hoạt động tín dụng.............................................................................43
2.2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng

43


2.2.2.2. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng........................................55
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................55
2.3. Đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010-2013
57
2.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT
......................................................................................................................57
2.3.1.1. Nợ xấu, nợ quá hạn và nợ được cơ cấu lại...................................57
2.3.1.2. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động.........60
2.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng...............................................................61
2.3.1.4. Tỷ lệ lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ cho vay
...................................................................................................................62


14

2.3.2. Đánh giá chung về CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT.......63
2.3.2.1. Kết quả đạt được..........................................................................63
2.3.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân.....................................................67
Kết luận chương 2 80
CHƯƠNG 382
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU 82
3.1. Định hướng, yêu cầu và mục tiêu 82
3.1.1. Định hướng phát triển chung.............................................................82
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM......................82
3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM.....83
3.1.4. Mục tiêu.............................................................................................83
3.1.4.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................83
3.1.4.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................84

3.2. Giải pháp nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT

85

3.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng............................................................85
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tín dụng..........................88
3.2.3. Tập trung xử lý và hạn chế phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn..................89
3.2.4. Đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng
......................................................................................................................90
3.2.5. Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ..........................92
3.2.6. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đầu tư cho từng ngành nghề,
từng khu vực.................................................................................................94


15

3.2.7. Mở rộng cho vay có TSĐB, quản lý hạn mức cho vay không có
TSĐB............................................................................................................94
3.2.8. Một số giải pháp hỗ trợ khác..............................................................95
3.2.8.1. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.............................95
3.2.8.2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng..............................................96
3.2.8.3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng.......................................97
3.2.8.4. Tăng cường công tác huy động nguồn vốn..................................98
3.2.8.5. Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng..................................98
3.3. Một số kiến nghị

100

3.3.1. Đối với Chính phủ............................................................................100
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước..........................................................102

3.3.3. Đối với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.........................................................105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108


16


17

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BR-VT
CBTD

: Bà Rịa - Vũng Tàu
: Cán bộ tín dụng

CLTD

: Chất lượng tín dụng

HĐNH

: Hoạt động ngân hàng

HĐTD


: Hoạt động tín dụng

KH

: Khách hàng

KHTD

: Khách hàng tín dụng

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
SXKD

: Sản xuất kinh doanh


RRTD

: Rủi ro tín dụng

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TD

: Tín dụng


18

TDNH

: Tín dụng ngân hàng

VNĐ

: Việt Nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên Bảng


Trang

Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của hệ thống ngân hàng tỉnh BR1

VT

38

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của hệ thống NHTM tỉnh
2

BR-VT

40

3

Bảng 2.3: Dư nợ của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT

44

4

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân theo loại hình NHTM

47

5

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn nợ


48

6

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền tệ

49

7

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế

50

8

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

52

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay phân theo hình thức đảm bảo tiền
9

vay

54

Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của hệ thống NHTM tỉnh BR10


VT

56

11

Bảng 2.11: Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ, nợ xấu

58

12

Bảng 2.12: Dư nợ được cơ cấu lại

59


19

13

Bảng 2.13: Tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động

60

14

Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng

61


15

Bảng 2.15: Tỷ lệ lợi nhuận thu từ HĐTD trên tổng dư nợ

62

16

Bảng 2.16: Tổng hợp nợ xấu theo loại hình NHTM

68

17

Bảng 2.17: Tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn HĐ của SCB, OceanBank

70

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT

Tên Sơ đồ, Biểu Đồ

Tran
g

1


Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp tín dụng của NHTM

13

2

Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm

27

KH
3

Sơ đồ 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của

30

NHTM
4

Sơ đồ 2.1: Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh BR-VT

36

5

Biểu đồ 2.1: Kết quả HĐKD hệ thống ngân hàng tỉnh BR-VT

38


6

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ cho

46

vay của hệ thống NHTM tỉnh BR-VT
7

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

51


20


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa cùng với việc Việt Nam trở thành
thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực,
trong đó không thể không nói tới ngân hàng – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm.
Tự do hóa thương mại và tài chính đang ngày một phát triển theo hướng mở
rộng trên toàn bộ khía cạnh của nền kinh tế đã góp phần chi phối khuynh
hướng và cấu trúc vận hành của hệ thống ngân hàng (NH) Việt Nam. Hệ
thống NH Việt Nam là một mắc xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc
gia, đặc biệt là ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước chuyển mình
theo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các NHTM cổ phần.

Trong điều kiện kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì hoạt động
tín dụng (HĐTD) của NHTM vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của ngành ngân hàng (NH), đem lại thu nhập lớn nhất cho
các NHTM, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đổi mới
hoạt động kinh doanh là xu thế tất yếu mà các NHTM đang vận động theo sự
phát triển kinh tế của từng quốc gia, trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay HĐTD của các NHTM luôn đối mặt với những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng của nó, đồng thời HĐTD của NHTM cũng đang đứng trước
những yêu cầu mới về nâng cao an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triển
bền vững.
Trước xu thế và thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay
và với tư cách là một cán bộ đang công tác tại một NHTM trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu (BR-VT), tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín
dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình. Với hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ


2

hoàn thiện, củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân, đồng thời mong
muốn có thêm những ý kiến mới mẻ hơn góp phần nâng cao chất lượng tín
dụng (CLTD) của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề về TD và CLTD đã có khá nhiều công trình đề cập
đến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây:
- Đề tài “Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng
trung – dài hạn tại Sở giao dịch II Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam”
của Nguyễn Thị Hồng Minh (2004), Trường đại học kinh tế TP.HCM. Đề tài
chỉ nghiên cứu về TD trung – dài hạn, đề ra giải pháp mở rộng và nâng cao
chất lượng của loại hình TD này.

- Đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng Công thương trong Khu chế xuất – Khu công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM” của Vũ Thị Thu Hương (2007), Trường đại học kinh tế TP.HCM.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp trong khu chế xuất,
khu công nghiệp và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp.
- Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn” của Huỳnh Thị
Thiên Kim (2008), Trường đại học kinh tế TP.HCM. Đề tài tập trung nghiên
cứu về TD xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là chủ yếu và giải pháp nâng
cao CLTD.
- Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội” của Đoàn Thị
Thu Hà (2009), Học viện Ngân hàng. Đề tài nghiên cứu về TD chính sách và
giải pháp nâng cao chất lượng của loại hình TD này.


3

Ở các công trình nghiên cứu nêu trên, vấn đề nâng cao CLTD đã được
đề cập nhiều, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên
cứu khác nhau, tùy vào tình hình thực tế và đặc điểm của từng NH, từng địa
phương.
Với đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” là đề tài nghiên cứu với mục đích tìm ra
định hướng và giải pháp nhằm nâng cao CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh
BR-VT và được lựa chọn trên cơ sở công tác thực tế cùng với sự mong muốn
đóng góp của tác giả đối với ngành NH trên địa bàn mình đang công tác và
sinh sống.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống các lý luận cơ bản về hoạt động TDNH, trong đó làm rõ vai

trò của TD trong sự nghiệp phát triển của ngành NH và các tiêu chí đánh giá
CLTD của NHTM.
- Phân tích rõ thực trạng HĐTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT.
- Nêu ra định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao CLTD của
NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là: HĐTD và CLTD của hệ thống
NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT; chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các văn bản, chế độ quy định của các ngành liên quan đến
hoạt động TDNH; tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trong nước và quốc tế
trong xu thế hội nhập.


4

CLTD là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung nhưng luận văn
chỉ giới hạn phân tích các chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ
xấu, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận và một số chỉ tiêu định
tính đối với khách hàng (KH) vay vốn.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sẽ nghiên cứu HĐNH trên địa bàn tỉnh BR-VT trên cơ sở dữ
liệu, tài liệu tham khảo và tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013; định hướng và giải pháp nâng cao
CLTD của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT cho những năm tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống lý thuyết về tín dụng ngân hàng
(TDNH) và tìm hiểu thực trạng HĐTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh
BR-VT, luận văn phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận quan trọng làm
căn cứ cho việc nêu lên định hướng và tìm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao

hơn nữa CLTD của NHTM trên địa bàn.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo như các phương pháp: duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích, logic…
- Thu thập số liệu qua các báo cao thống kê về tình hình cho vay từ
năm 2010 đến năm 2013; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các
NHTM và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên địa bàn tỉnh BR-VT
từ năm 2010 đến năm 2013; tài liệu báo cáo thường niên và các văn bản hiện
hành liên quan đến công tác TD trong hệ thống NH Việt Nam.
7. Những đóng góp của luận văn


5

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chính về TD và CLTD của
NHTM.
- Phân tích có hệ thống thực trạng CLTD của hệ thống NHTM trên địa
bàn tỉnh BR-VT thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, qua đó đánh giá toàn
diện về các kết quả đạt được, những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những
tồn tại đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao
CLTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT nói riêng và hệ thống
NHTM Việt Nam nói chung.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu,
biểu đồ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kết luận, Luận
văn gồm ba chương:
- Chương 1: Lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng
ngân hàng thương mại.

- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh BR-VT từ năm 2010 đến năm 2013.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm tín dụng


×