Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Văn hóa kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 145 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2008

TRẦN VĂN HUYẾN

VĂN MINH KÊNH RẠCH
TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
SINH THÁI Ở HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2008

TRẦN VĂN HUYẾN

VĂN MINH KÊNH RẠCH
TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
SINH THÁI Ở HẬU GIANG
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRI NGUYÊN



TRÀ VINH, NĂM 2015

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trà vinh, ngày 15 tháng 9 năm 2015
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Văn Huyến

i


Lời cám ơn!
Tôi xin chân thành cám ơn:
- Quý thầy cô trong và ngoài trường Đại học Trà Vinh đã nhiệt tình giảng dạy,
trang bị cho tôi kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu suốt thời gian qua.
- Cám ơn Viện Phát triển nguồn lực, Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
sau Đại học, trường Đại học Trà Vinh; chân thành cám ơn TS. Nguyễn Xuân
Hương, cố vấn học tập lớp Văn hóa học – Hậu Giang khóa 2, năm 2013 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
- Cám ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo các Trung tâm sở Xây Dựng, sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hậu Giang đã cung cấp các số liệu và các thông tin
liên quan đến quá trình thực hiện đề tài.

- Đặc biệt, xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên đã tận tình
hướng dẫn để tôi thực hiện hoàn thành Luận văn này.
- Xin chân thành cám ơn quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cám ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong tám vùng văn hóa Việt Nam thì Tây Nam Bộ - với hệ thống sông nước
Cửu Long và mạng lưới kênh rạch chằng chịt, là vùng văn hóa thấm đẫm nước
nhiều nhất, mang bản chất văn hóa nước rõ rệt nhất
Hệ thống kênh rạch không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo thoát và chứa
nước mưa, nước thải mà còn có giá trị cảnh quan và liên quan mật thiết tới sức khỏe
cộng đồng, do đó được coi là một tài sản công quan trọng tại nhiều quốc gia dù nằm
trong bất cứ khu đất thuộc sở hữu như thế nào. Có thể thấy rằng, hệ thống đô thị
Hậu Giang với đặc trưng sông nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển trở thành
một khu vực đô thị năng động của khu vực và cả nước, song cũng chính với những
tiềm năng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho chặng đường phát triển trong tương lai.
Để có thể phát huy tiềm năng, hạn chế những bất cập, các đô thị Hậu Giang cần
hướng tới phát triển theo mô hình sinh thái. Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho
lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô thị tương
lai, nên tôi chọn đề tài “Văn hóa kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu
Giang” làm Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả nghiên cứu dựa từ góc nhìn Văn hóa học và thực tế trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang; Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, phương pháp lịch
sử - cụ thể, khảo sát thực tế, chụp ảnh, thu thập tài liệu, lấy ý kiến chuyên gia…để
nghiên cứu. Luận văn thực hiện từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015, trong phạm vi
tỉnh Hậu Giang, giới hạn trong hệ thống kênh rạch và một số đô thị trên địa bàn

tỉnh. Bao gồm 3 chương: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận.
Chương 1, là những vấn đề chung, các lý luận làm cơ sở nghiên cứu gồm: khái
niệm về kênh, rạch, văn minh kênh rạch; khái niệm đô thị, phát triển đô thị, đô thị
sinh thái và cơ sở thực tiễn đề cập một số thành phố sinh thái nổi bật trên thế giới;
điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang.
Chương 2, nêu hệ thống kênh rạch, vai trò của kênh rạch và văn minh kênh
rạch trong đời sống con người; hệ thống đô thị ở Hậu Giang; mô tả, phân tích, đánh

iii


giá kênh rạch trong giá trị bản sắc văn hóa truyền thống ở Hậu Giang (trong đi lại,
cư trú, du lịch); những đặc trưng của kênh rạch, đô thị và vấn đề phát triển.
Chương 3, phân tích những giá trị, thách thức của văn minh kênh rạch trong đô
thị; Đồng thời nêu một số vấn đề cần quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn
minh kênh rạch nhằm phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
Hệ thống kênh rạch phong phú của Hậu Giang là nơi thể hiện văn hóa ứng xử
rõ nhất của con người đối với thiên nhiên, rất phức tạp và mâu thuẫn, vừa trân
trọng tôn tạo, vừa thách thức; nếu không được ứng xử tốt chính những con kênh
rạch một thời nuôi dưỡng chúng ta sẽ là hiểm họa khôn lường.
Để có thể phát huy tiềm năng, hạn chế những bất cập, các đô thị Hậu Giang
cần hướng tới phát triển theo mô hình sinh thái kênh rạch. Bảo tồn các vùng cảnh
quan đặc trưng, các trục cảnh quan sông nước, kênh rạch độc đáo. Khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, phát triển cân bằng, bảo vệ môi trường,
bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học. Xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi
khí hậu, trong đó yêu tố sông nước, kênh rạch đóng vai trò chủ đạo và là một trong
những giá trị cốt lõi của nền văn minh Sông Cửu Long cần được bảo tồn và phát
huy trong xây dựng đô thị sinh thái. Đó là những vấn đề có tính cấp bách và lâu dài
trong phát triển đô thị hiện nay ở Hậu Giang.
Người Việt khi khai thác châu thổ sông Cửu Long trước hết đã phải thích

nghi với môi trường sinh thái ở đây; học tập tri thức bản địa và kinh nghiệm của
nhiều nhóm cư dân lưu vực sông Mêkong, trong đó đặc biệt phải kể đến nhóm cư
dân Nam Đảo và Môn - Khơmer, những người thầy tài ba không chỉ trong công
cuộc chinh phục mặt nước mà còn biết tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước. Nhờ
vậy, cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long thực sự đã tạo ra một cấu trúc mới cho
văn minh sông nước ở vùng này. Trong đó, nền văn minh kênh rạch đóng vai trò
chủ đạo và là một trong những giá trị cốt lõi cần được bảo tồn và phát huy trong
xây dựng đô thị sinh thái ở Hậu Giang hiện nay.

iv


ABSTRACT
In eight cultural regions of Vietnam, the South West – with the Mekong river
system and the network of interlacing canals, is the most clearly imbued cultural
region.
Canal system is not only important for securing in draining the rainwater, and
the wastewater, but also brings valuable landscape and is closely related to public
health. Therefore, it is considered an important public asset in many countries
despite located anywhere. It can be realized that Hau Giang urban systems with
waterways feature have a lot of potentials to develop into a dynamic urban area of
the region and the whole country, but it has contrived many challenges for
developing stage in the future. In order to develop the potentials and to limit the
inadequacies, Hau Giang urban should be focused on developing with the
ecological model. Desiring to contribute in helping provincial authorities who have
an overview in planning and developing the Hau Giang urban regions in the future,
I decide to investigate "Canal Culture in ecological urban development in Hau
Giang" for my thesis.
The author studies from the view of Culture and Fact in Hau Giang province;
the author used methods to study such as: analysis, integrated approach, logic

method, historical method - namely, the factual survey, photography, collecting
documents and interviewing experts. Thesis was only conducted in canals systems
and some local cities in Hau Giang province from March to September in 2015.
The thesis includes 3 chapters – including introduction, contents and conclusion.
Chapter 1 indicated the general issues (rationale), and the literature review
such as: the concept of canals, civilization of canals; the concept of urban, urban
development, ecological urban and the factual basis mentioned to some highlights
ecological cities in the world; the natural conditions, the society and the history of
Hau Giang province.
Chapter 2 showed the canal systems, its role and the civilization of canals in
human life; the real situation of urban systems in Hau Giang; describe, analyze,

v


evaluate the canals by the value of traditional culture in Hau Giang (in
transportation, residence, tourism); the characteristics of the canals, of the urban
and of the development.
Chapter 3 analyzed the values and the challenges of canal civilization in
urban regions; In addition, some cared issues need to be mentioned to preserve and
to promote the values of canal civilization in order to develop the ecological urban
in Hau Giang.
The diversity of canal systems in Hau Giang reflects the cultural behavior of
human beings to the nature complexly and contradictorily; if canals are not
conversed well, they will be danger in our life seriously.
In order to develop the potentials and to limit the inadequacies, Hau Giang
urban should be focused on developing with the ecological models; conserving the
specific landscapes, the axes of original canal landscapes; exploiting and using the
natural resources reasonably; developing balanced; protecting environment;
preserving the nature and biodiversity; developing the strategies to adapt to the

climate changes, including rivers and canals play a key role and are one of the core
values of civilization Mekong River which should be preserved and promoted in
constructing the ecological urban. Those are the problems with the urgency and
long-term in developing the urban in Hau Giang now.
When the Vietnamese exploit the Mekong Delta, they firstly have to adapt to
the ecological environment here and study local knowledge and the experience of
many groups of population in the Mekong River, including especially, group of
Austronesian populations and Mon –Khmer who are the talented teachers not only
in the conquest of the water surface, but also know how to exploit the water
surface optimally. Thus, the residents of the Mekong Delta has really created a new
structure for canal civilization here and the canal civilization plays a key role and
is one of the core values core which should be preserved and promoted in
constructing the ecological urban in Hau Giang at present.

vi


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
Lời cám ơn!..............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.........................................................................................iii
ABSTRACT.............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................xiv

A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................- 1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................- 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..................................................................................- 3 3. Mục tiêu nghiên cứu luận văn...........................................................................- 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu luận văn....................................................- 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................- 5 6. Phạm vi và giới hạn của đề tài..........................................................................- 5 7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................- 5 8. Đóng góp của đề tài..........................................................................................- 6 9. Cấu trúc của luận văn........................................................................................- 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................- 7 1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................- 7 1.1.1. Khái niệm về kênh......................................................................................- 7 1.1.2. Khái niệm về rạch.......................................................................................- 7 1.1.3. Khái niệm văn hóa kênh rạch.......................................................................- 7 1.1.3.1. Khái niệm về văn hóa.................................................................................- 7 1.1.4. Khái niệm văn minh kênh rạch...................................................................- 10 1.1.4.1. Khái niệm về văn minh..........................................................................- 10 -

vii


1.1.4.2. Vì sao gọi là văn minh kênh rạch?.........................................................- 10 1.1.5. Khái niệm về đô thị...................................................................................- 15 1.1.6. Khái niệm về phát triển đô thị...................................................................- 17 1.1.6.1. Chủ thể đô thị.........................................................................................- 17 1.1.6.2. Không gian đô thị..................................................................................- 18 1.1.7. Khái niệm đô thị sinh thái ở Việt Nam......................................................- 19 1.1.7.1. Khái niệm về đô thị hóa.........................................................................- 19 1.1.7.2. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái.........................................................- 20 1.1.7.3. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới.................................- 21 1.1.7.4. Tiêu chí đô thị sinh thái ở Việt Nam.......................................................- 22 1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................- 24 1.2.1. Những thành phố kênh rạch/ sông nước đẹp nhất thế giới........................- 24 1.2.1.1. Thành phố Venice, Ý..............................................................................- 24 1.2.1.2. Thành phố Tô Châu, Trung Quốc...........................................................- 25 1.2.1.3. Thị trấn El Gouna, Ai Cập......................................................................- 26 1.2.1.4. Thành phố Annecy, Pháp........................................................................- 27 1.2.1.5. Thành phố St. Peterburg, Liên bang Nga...............................................- 27 1.2.2. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang...................................................................- 28 1.2.2.1. Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang....................................................................- 28 1.2.2.2. Diện tích, dân số, dân cư........................................................................- 30 1.2.2.3. Lịch sử hình thành..................................................................................- 30 Chương 2 KÊNH RẠCH TRONG ĐÔ THỊ Ở HẬU GIANG – HIỆN TRẠNG, ĐẶC
TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN...................................................................- 34 2.1. Hệ thống kênh rạch ở Hậu Giang.................................................................- 34 2.1.1. Hệ thống sông tự nhiên.............................................................................- 34 2.1.2. Hệ thống các rạch tự nhiên........................................................................- 34 2.1.3. Hệ thống kênh trục, kênh cấp I.................................................................- 35 2.1.4. Hệ thống kênh cấp II.................................................................................- 36 2.2. Đô thị hoá ở Hậu Giang...............................................................................- 36 -

viii


2.2.1. Tình hình chung........................................................................................- 36 2.2.2. Phân loại đô thị..........................................................................................- 36 2.2.3. Phát triển đô thị..........................................................................................- 37 2.2.4. Phân bố dân cư đô thị Hậu Giang................................................................- 41 2.2.5. Mạng lưới đô thị.........................................................................................- 41 2.3. Kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang............................................................- 43 2.3.1. Khái quát địa hình các đô thị tỉnh Hậu Giang...............................................- 43 2.3.2. Kênh rạch trong giao thông đô thị ở Hậu Giang (đường thủy)......................- 43 2.3.2.1. Khái quát.................................................................................................- 43 2.3.2.2. Một số tuyến đường thủy chính................................................................- 44 2.4. Kênh rạch - một số vấn đề trong phát triển đô thị ở Hậu Giang......................- 46 2.4.1. Kênh rạch như là thách thức trong phát triển đô thị ở Hậu Giang...............- 46 2.4.1.1. Kênh rạch trong thoát nước vùng tỉnh Hậu Giang.....................................- 46 2.4.1.2. Kênh rạch đối phó với thiên tai, tai biến địa chất......................................- 48 2.4.1.3. Vấn đề môi trường nước kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang...................- 50 2.4.2. Kênh rạch như là tiềm năng của phát triển đô thị ở Hậu Giang..................- 51 2.4.3. Một số quan điểm phát triển đô thị ở Hậu Giang.....................................- 52 2.4.4. Mô hình phát triển......................................................................................- 53 2.4.4.1. Các tiêu chí lựa chọn mô hình.................................................................- 53 2.4.4.2. Mô hình phát triển đô thị..........................................................................- 54 2.5. Kênh rạch – nét bản sắc văn hóa truyền thống Hậu Giang...........................- 54 2.5.1. Những nét đẹp văn hoá sông nước Hậu Giang..........................................- 54 2.5.1.1. Xuồng ba lá............................................................................................- 54 2.5.1.2. Đò chợ....................................................................................................- 57 2.5.1.3. Cầu khỉ...................................................................................................- 58 2.5.1.4. Nhà ở......................................................................................................- 59 2.5.2. Chợ nổi – nơi hội tụ của văn minh kênh rạch Hậu Giang.........................- 60 2.5.3. Vị Thanh - thành phố mới của kênh rạch..................................................- 62 2.6. Văn hóa nhận thức của người dân Hậu Giang với kênh rạch.......................- 65 -

ix


2.6.1. Trong cư trú...............................................................................................- 65 2.6.2.Trong ăn uống.............................................................................................- 66 2.6.3. Trong sinh hoạt cộng đồng.........................................................................- 67 Chương 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN MINH KÊNH RẠCH
TRONG ĐÔ THỊ HÓA Ở HẬU GIANG..........................................................- 69 3.1. Giá trị văn minh kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang..................................- 69 3.1.1. Đảm bảo thoát nước mưa, nước thải.........................................................- 69 3.1.2. Bảo đảm giao thông đường thủy...............................................................- 72 3.1.3. Phát triển các vùng du lịch sinh thái ở Hậu Giang.........................................- 77 3.2. Một số thách thức đối với văn minh kênh rạch trong đô thị hóa ở Hậu Giang......- 81 3.2.1. Mất dần vai trò then chốt của giao thông thủy.............................................- 81 3.2.2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường kênh rạch; làm mất cân bằng sinh thái.......- 83 3.2.3. Nguy cơ mất bản sắc văn minh sông nước................................................- 84 3.3. Một số vấn đề cần quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh
rạch nhằm phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang..............................................- 86 3.3.1. Nâng cao nhận thức về giá trị văn minh kênh rạch trong đô thị sinh thái ở Hậu
Giang..................................................................................................................- 86 3.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý những tiền đề của văn minh kênh rạch
trong phát triển đô thị sinh thái...........................................................................- 89 3.3.3. Giáo dục văn hóa ứng xử của cư dân đô thị đối với văn minh kênh rạch. .- 91 3.3.4. Xây dựng và phát triển đô thị Hậu Giang theo mô hình “đô thị mang đặc
trưng sông nước”................................................................................................- 93 C. KẾT LUẬN...................................................................................................- 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................- 102 1. Tài liệu tiếng Việt.........................................................................................- 102 2. Tài liệu nước ngoài......................................................................................- 108 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG.........................- 109 PHỤ LỤC 2 DÂN SỐ......................................................................................- 120 PHỤ LỤC 3 KÊNH RẠCH............................................................................- 122 -

x


PHỤ LỤC 4 CÁC DANH MỤC ĐÔ THỊ HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020. - 133 PHỤ LỤC 5 GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY HẬU GIANG......................- 135 PHỤ LỤC 6 DU LỊCH HẬU GIANG............................................................- 136 PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN.....................................- 137 PHỤ LỤC 8 PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN VÀ THAM VẤN CÁN BỘ, KỸ
SƯ..................................................................................................................... - 139 -

xi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

TP HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

T:

Tỉnh

H:

Huyện

TX:

Thị xã

TP:

Thành phố

TT:


Thị trấn

X:



K:

Kênh

TL:

Tỉnh lộ

QL:

Quốc lộ

CCN:

Cụm công nghiệp

TTN:

Tiểu thủ công nghiệp

XLNT:

Xử lí nước thải


ĐH:

Đại học

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Tên bảng
Dân số trung bình tỉnh Hậu Giang, phân theo huyện,

Trang
120

thị xã, thành phố
Dân số trung bình thành thị tỉnh Hậu Giang
Thống kê hệ thống kênh cấp I tỉnh Hậu Giang

121
122

Bảng 2.2

Thống kê hệ thống kênh cấp II tỉnh Hậu Giang


123

Bảng 2.3

Danh mục đô thị Hậu Giang đến năm 2020

133

Bảng 3.1

Số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn

135

Bảng 3.2

Số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn

135

Bảng 3.3

Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn

136

Bảng 3.4

Số lượt khách du lịch


136

Bảng 3.5

Vai trò của giao thông đường thủy hiện nay

137

Bảng 3.6

Nguồn nước kênh rạch trong các đô thị

137

Bảng 3.7

Vai trò kênh rạch trong phát triển đô thị hiện nay

138

Bảng 3.8

Phát triển đô thị ở Hậu Giang

238

Bảng 3.9

Phiếu khảo sát người dân


239

Bảng 3.10

Phiếu tham vấn cán bộ, kỹ sư

240

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu hình
Hình 1.1

Tên hình
Thành phố Venice, Ý

Trang
25

xiii


Hình 1.2

Thành phố Tô Châu, Trung Quốc

25

Hình 1.3


Thị trấn El Gouna, Ai Cập

26

Hình 1.4

Thành phố Anney, Pháp

27

Hình 1.5

Thành phố St. Petrburg, Liên Bang Nga

28

Hình 2.1

Kênh rạch ở Hậu Giang

35

Hình 2.2

Đô thị thành phố Vị Thanh

37

Hình 2.3


Đô thị thị xã Ngã Bảy

38

Hình 2.4

Đô thị thị xã Long Mỹ

39

Hình 2.5

Xuồng ba lá Nam Bộ

55

Hình 2.6

Cầu khỉ

58

Hình 2.7

Chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp

60

Hình 2.8


Kênh xáng Xà No – Thành phố Vị Thanh

64

Hình 3.1

Du lịch vườn cây ăn trái và du ngoạn sông nước

78

Hình 3.2

Kết quả khảo sát người dân về vai trò đường thủy

82

Hình 3.3

Kết quả khảo sát người dân về môi trường nước

84

Hình 3.4

Kết quả tham vấn cán bộ, kỹ sư về kênh rạch

93

Hình 3.5


Kết quả tham vấn cán bộ, kỹ sư về phát triển đô thị

95

xiv


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi mảnh đất mình sinh sống là đất
nước. Đất và nước là hai yếu tố cơ bản, từ khởi thủy, đã tác động đến sự hình thành
và phát triển của cả tộc người Việt lẫn mỗi cá thể Việt. Đất và nước tạo nên môi
trường sống, một môi trường sông nước, của người Việt, kể từ khi họ từ vùng trước
núi và thung lũng tiến xuống đồng bằng. Một môi trường mà con người vừa góp
phần tạo nên nó vừa là một bộ phận của nó và do nó tạo nên.
Trong tám vùng văn hóa Việt Nam thì Tây Nam Bộ - với hệ thống sông
nước Cửu Long và mạng lưới kênh rạch chằng chịt - là vùng văn hóa thấm đẫm nước
nhiều nhất, mang bản chất văn hóa nước rõ rệt nhất. Và do vậy, hơn đâu hết, người
Việt vùng Tây Nam Bộ nói chung, người Việt ở Hậu Giang nói riêng cũng tích lũy
được nhiều kinh nghiệm ứng xử với nước nhất bằng cách tận dụng nước. Không ở
đâu có được cảnh quan sông nước mênh mông, nhất là “kênh rạch” chằng chịt, trải
dài bao la về bề ngang cũng như về bề dọc, xen kẽ giữa các dải đất, cồn đất, doi đất,
cù lao, bán đảo, cây cỏ xanh tươi và những đầm lầy… Nhiều đặc điểm sinh thái khác
nhau rất phong phú, vừa mâu thuẫn mà vừa hòa hợp kỳ lạ đối với con người biết
thích nghi để tạo nên một nền văn minh có sắc thái độc đáo của vùng có đủ loại
“nước”, đủ loại “sông rạch”, có đủ “kênh mương” nhân tạo như ở vùng đất Tây Nam
Bộ này. Với khối lượng kênh đào dài trên 4.900 km, khối lượng đất đào lên đến hàng
trăm triệu mét khối, công sức của con người đổ vào đây không thua gì công đắp hàng
vạn cây số đê đập của văn minh sông Hồng. Nếu chỉ có sông biển, kênh rạch không
thì dù nhiều đến đâu, phong phú đến đâu vẫn chưa đủ yếu tố cơ bản gọi đấy là một

nền văn minh. Chính vì đã đổ ra bao công sức lao động của con người để làm nên
hàng ngàn cây số kênh đào mà nó xứng đáng được gọi là một nền văn minh: “Nền
văn minh kênh rạch Nam Bộ”. Một nền văn minh độc đáo không đâu có [58].

1


Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa
hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình
khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi
hệ thống kênh rạch nhân tạo. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch
chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn
1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu
Giang nằm trong vùng trũng của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, Hậu Giang có
thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu
tôm, cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi
tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như
di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh ủy
Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền thờ Bác Hồ... Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 16 đô
thị, trong đó có 2 đô thị loại III là thành phố Vị Thanh, trung tâm tỉnh lỵ và thị xã
Ngã Bảy; 1 đô thị loại IV là thị trấn Long Mỹ (nay là phường Thuận An và phường
Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ); 13 đô thị loại V.
Hậu Giang không có biển, không có núi, rừng không nhiều, tài nguyên chủ
yếu là đất sản xuất nông nghiệp, mặt nước khai thác và nuôi trồng thủy sản. Có thể
thấy rõ kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, đặc biệt về giao thông, điện và cung cấp
nước sạch. Hệ thống đường bộ còn nhiều hạn chế, có xã chưa có đường ô tô về đến
trung tâm, đường liên ấp còn rất nhiều tuyến xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn, nên nhiều năm qua hàng

loạt đô thị ở Hậu Giang đã được nâng cấp lên đô thị loại III, loại IV với vai trò là
thành phố tỉnh lỵ hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện. Tuy nhiên, ở Hậu
Giang, qui hoạch đô thị vốn chủ yếu tập trung vào khía cạnh sử dụng đất nhiều hơn
là quan tâm đến không gian của kiến trúc đô thị. Sự phát triển nóng về không gian
đô thị không đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông, thoát nước, xử lý rác thải dẫn

2


đến tình trạng ngập lụt cục bộ, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái…,
trong đó mặt nước có nguy cơ suy kiệt. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi
năng lực quản lý, trình độ quy hoạch, quản lý đô thị chưa theo kịp nên ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống, sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân tại các đô thị
này.
Hệ thống kênh rạch không chỉ quan trọng trong việc đảm bảo thoát và chứa
nước mưa, nước thải mà còn có giá trị cảnh quan và liên quan mật thiết tới sức khỏe
cộng đồng, do đó được coi là một tài sản công quan trọng tại nhiều quốc gia dù nằm
trong bất cứ khu đất thuộc sở hữu như thế nào. Có thể thấy rằng, hệ thống đô thị
Hậu Giang với đặc trưng sông nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển trở thành
một khu vực đô thị năng động của khu vực và cả nước, song cũng chính với những
tiềm năng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho chặng đường phát triển trong tương lai.
Để có thể phát huy tiềm năng, hạn chế những bất cập, các đô thị Hậu Giang cần
hướng tới phát triển theo mô hình sinh thái. Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho
lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô thị tương
lai nên tôi chọn đề tài “Văn hóa kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu
Giang” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tại đồng bằng sông Cửu Long, tính đến thời điểm hiện tại có nhiều công
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến yếu tố sông nước nói chung, văn minh
kênh rạch nói riêng, như: Trần Ngọc Thêm (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây

Nam Bộ, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách gần 900 trang, với
bố cục gồm 5 chương và phần kết luận, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cùng nhóm tác
giả đã đặt ra và thực hiện bốn mục tiêu: Xây dựng tổng quan về các thành tố của
văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa
ứng xử). Tìm hiểu hệ tính cách văn hóa đặc trưng, trên cơ sở đó nhận diện bản sắc
văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ cùng các hệ quả và hậu quả, các điểm mạnh
và điểm yếu của nó trong quá trình đi vào toàn cầu hóa và hội nhập. Giúp hiểu rõ
hơn văn hóa người Việt Tây Nam Bộ và trên cơ sở đó giúp giải thích các vấn đề

3


khúc mắc nảy sinh trong muôn mặt đời sống văn hóa – xã hội hiện tại. Góp phần
thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình hội
nhập ở khu vực Nam Bộ.
Lê Quốc Sử (1999), Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch, Nxb
Khoa học Xã hội; tác giả đã đề cập đến những nội dung rất sâu sắc về “Văn minh
kênh rạch Nam Bộ” như: Những tiền đề của “Văn minh kênh rạch Nam Bộ”;
Những nội dung chủ yếu của “Văn minh kênh rạch Nam Bộ”; “Văn minh lúa nước
Nam Bộ” và “Văn minh miệt vườn Nam Bộ”…Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền (2006),
Văn hoá ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Phương ngữ Nam bộ về sông
nước, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6…
Tại Hậu Giang, hiện hầu như các công trình khoa học, rất ít các bài viết viết
về văn hóa vùng đất này. Chỉ có các bài viết về kênh xáng Xà No, được mênh danh
“con đường lúa gạo miền Hậu Giang” để nói về sự hình thành của con kênh có tuổi
đời trên 110 năm và những nét văn hóa của nó.
Tuy nhiên, nghiên cứu về văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái
ở Hậu Giang chưa có đề tài nghiên cứu trước đó. Do vậy, có thể khẳng định đây là

luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về văn minh
kênh rạch ở Hậu Giang, từ đó giúp các nhà quy hoạch quản lý đô thị có cái nhìn
khách quan, toàn diện trong phát triển đô thị mang đặc trưng sông nước ở Hậu
Giang thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu luận văn
Đề tài luận văn “Văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu
Giang” đặt ra mục tiêu:
- Tìm hiểu lợi ích to lớn mà “văn minh kênh rạch” đem lại cho vùng đất Hậu
Giang trong nhiều thế kỷ qua, từ lúc sơ khai cho đến nay.

4


- Phân tích những bất cập, nguy hại khi con người ứng xử với thiên nhiên,
trong đó có kênh rạch không đúng mức, san lấp một cách tùy tiện.
- Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong quy hoạch và phát triển đô thị
sinh thái, mang đậm nét đặc trưng sông nước.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu luận văn
- Khách thể nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch trong
phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng, đặc trưng và giá trị văn minh kênh rạch
trong không gian đô thị ở Hậu Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về văn minh kênh rạch và quy hoạch,
phát triển đô thị ở Hậu Giang.
- Khảo sát, đánh giá tình hình khai thác, phát huy ưu thế kênh rạch ở địa
phương trong tỉnh trong việc phát triển đô thị.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch trong
phát triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
6. Phạm vi và giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang, giới hạn trong hệ thống kênh
rạch và một số đô thị (nghiên cứu sâu đô thị thành phố Vị Thanh); hy vọng góp
phần nhỏ cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển
đô thị tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa từ góc nhìn Văn hóa học và thực tế trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang. Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chủ yếu sau đây được
sử dụng:

5


- Phương pháp sưu tầm tư liệu để tập hợp tư liệu có hệ thống về sự hình thành
vùng đất Hậu Giang; văn minh Nam Bộ nói chung, văn minh kênh rạch Nam Bộ nói
riêng, phát triển đô thị sinh thái…
- Đề tài được sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu liên
quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp lôgic,
phương pháp lịch sử - cụ thể.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trực tiếp trao đổi ý kiến với các cán bộ,
kỹ sư để có thêm những thông tin cần thiết, liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát ở một số đô thị lớn trong tỉnh; phát phiếu khảo sát một
số dân cư sống trong các đô thị để tìm hiểu những nội dung liên quan đến đề tài.
- Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: UBND tỉnh, các sở và địa phương trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
8. Đóng góp của đề tài
Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn
trong quy hoạch và phát triển đô thị tương lai.
Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong quy hoạch và phát triển đô thị
sinh thái, mang đậm nét đặc trưng sông nước ở Hậu Giang.
9. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung nghiên cứu, gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
- Chương 2: Kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang – Hiện trạng, đặc trưng và
vấn đề phát triển.
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn minh kênh rạch trong đô thị hoá ở
Hậu Giang.
Phần kết luận

6


Phụ lục

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về kênh
Người miền Nam hay gọi kênh là kinh. Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung
tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999
[tr. 879] thì kênh là công trình dẫn nước được đào, đắp trên mặt đất để phục vụ thủy
lợi, giao thông (đào kênh).
1.1.2. Khái niệm về rạch
Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999, [tr 1398] thì rạch là đường dẫn
nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại được (đào kênh, rạch; hệ
thống kênh, rạch).

Theo Vương Hồng Sển thì rạch (tiếng Khmer là prek) là sông nhỏ tự nhiên, đổ
vào sông lớn hơn. Nơi rạch hay kênh đổ vào sông (cửa sông) gọi là “vàm” (tiếng
Khmer là péam), nơi bắt đầu con rạch gọi là ngọn.
1.1.3. Khái niệm văn hóa kênh rạch
1.1.3.1. Khái niệm về văn hóa
Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Từ "văn hoá" có nhiều nghĩa, nó được
dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng theo
nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hoá” bao giờ cũng có
thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu

7


là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng
để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam
Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng
giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con
người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431]. Federico
Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao

gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những
người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc
khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp
nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại
Venise” [UNESCO 1989: 5].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ
GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999 [tr. 1796] thì văn hóa là (1) những giá trị
vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho
tàng văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và
văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ học
vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ
cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ

8


xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn
hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai.
Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa”
là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn
học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tao ra nhằm
phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử. Hay là: “Trình độ hiểu biết
về những giá trị tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định”.
1.1.3.2. Khái niệm về văn hóa kênh rạch
Văn hóa được hiểu là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chính vì vậy, khi con người với hoạt
động của mình đã tác động vào những yếu tố xung quanh để làm biến đổi nó nhằm
mục đích cho con người. Khi cư dân ĐBSCL nói chung, cư dân Hậu Giang nói

riêng sống bên kênh rạch, đi trên kênh rạch, ăn nhờ kênh rạch, sông nước thì kênh
rạch đã trở thành một yếu tố văn hóa trong tâm thức của mỗi người gắn bó với
mảnh đất này; nó trở thành một phần của cuộc sống con người Hậu Giang, đó là
những thành tựu tạo nên những giá trị vật chất cốt lõi người ta thường gọi là văn
minh, ở đây là văn minh kênh rach. Trên nền tảng đó, con người phát triển hệ giá trị
tinh thần, phương thức ứng xử với nền văn minh đó và hình thành nên tâm thức
cộng đồng, người ta thường gọi là văn hóa, chính vì vậy văn hóa kênh rạch được
hiểu như trong ý nghĩa đối lập với văn minh kênh rạch như vậy.
Văn hóa kênh rạch khác với văn minh kênh rạch, bởi cư dân Hậu Giang từ xưa
đến nay mới chỉ tác động tới kênh rạch và kênh rạch ảnh hưởng trở lại đời sống con
người. Cư dân Hậu Giang chưa cải tạo biến kênh rạch trở thành những kênh đào
hiện đại; mới dừng lại ở sự cải tạo đơn thuần hoặc ứng xử với kênh rạch nhằm phục
vụ mục đích của con người. Văn minh đòi hỏi phải có những sự tiến bộ hơn rất
nhiều về kỹ thuật giúp con người đơn giản hơn nhưng hiện đại hơn trong cuộc sống
của mình.
Văn hóa kênh rạch là sự ứng xử một cách thân thiện và hài hòa với hệ thống
kênh rạch để nó tạo nên điều kiện sống cân bằng sinh thái tối ưu cho con người,

9


×