Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO LĂNG CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH đài HOA VĨNH cửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.93 KB, 133 trang )

LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ĐÀI HOA
VĨNH CỬU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, nhà văn hoá kiệt
xuất, người chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc
đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người sống mãi với thế hệ hôm nay và muôn đời
con cháu mai sau. Sau khi Người qua đời, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị quyết định giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng
Lăng của Người giữa Ba Đình lịch sử - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lúc 9 giờ 47 phút ngày 02 tháng 9 năm 1969 trái tim Hồ Chủ tịch ngừng đập.
Trước tổn thất vô cùng lớn lao, cả dân tộc Việt Nam đã phải trải qua những ngày
đau thương vô hạn.
Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một bản Di chúc
lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng, là tình cảm và niềm tin của Người đối
với các thế hệ hôm nay và mai sau.
Cuộc đời Bác, cho đến giây phút cuối cùng, thật là một cuộc đời đẹp đẽ,
trong sáng, vì dân vì nước, vì Đảng thân yêu.
Xuất phát từ đạo lý truyền thống ''Uống nước nhớ nguồn'' thấm đượm bản sắc
Việt Nam; thể theo nguyện vọng thiết tha, tình cảm kính u vơ hạn đối với Bác
của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của
Người tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Cơng trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức khởi cơng vào ngày 2 tháng
9 năm 1973 và sau gần 2 năm xây dựng, cơng trình được khánh thành mở cửa đón
tiếp đồng bào và khách quốc tế đến viếng Người. Việc hồn thành cơng trình đúng
thời hạn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là kết quả của một quá trình lao động khẩn
trương, đầy nhiệt tình, trách nhiệm của đơng đảo cán bộ, công nhân và chiến sĩ.
Đây thực sự là một thành tựu đặc biệt trong xây dựng, thể hiện tình cảm sâu nặng
của đồng bào, chiến sĩ ta đối với Bác kính u.
Q trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình có


sự đóng góp quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô. Từ việc tham gia
nghiên cứu phương án thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư đến việc trực tiếp hướng
dẫn thi công, các cơ quan và chuyên gia Liên Xơ đã giúp đỡ chúng ta với một tình
cảm quốc tế trong sáng, cao cả.
Lễ khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức ngày 29 tháng 8 năm
1975. Kể từ đó nhiều sự kiện trọng đại của đất nước đã diễn ra tại Lăng Bác và
Quảng trường Ba Đình.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng khang trang, đẹp đẽ, là nơi hội tụ của
những tấm lòng kính yêu, ngưỡng mộ Người. Đồng bào, chiến sĩ ta đến viếng Bác
để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, nguyện đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã lựa
chọn. Bạn bè khắp năm châu đến viếng Người, được chiêm ngưỡng người Anh


hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người bạn thân thiết của các
dân tộc bị áp bức đấu tranh vì tiến bộ, hịa bình, cơng lý.
Hà NộI NGàY QUốC KHáNH ĐầU TIÊN
Hà Nội đêm 1 tháng 9 năm 1945.
Đã về khuya. Vòm trời đen xanh trên cao chi chít những chịm sao nhấp nháy
gần xa như mở hội. Gió lao xao, lúc như vui đùa, lúc như thầm thì trị chuyện trên
các vịm cây xanh ngang dọc khắp thành phố. Trong khi đó, dưới các hàng cây
dường như cũng có một trời sao rực rỡ khác. Đó là những ngọn đèn vẫn cịn sáng
trưng trong các ngôi nhà, từ những mái tranh nghèo lụp xụp ngoại ô cho tới
những toà nhà, biệt thự xinh đẹp trên những đường phố lớn, nhỏ. Thật vậy, dù đã
rất khuya, nhân dân Hà Nội và tất cả các vùng xung quanh vẫn còn thức để sửa
soạn áo quần, cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ... và cả thức ăn cho buổi đi dự Đại lễ
chưa từng có trong lịch sử vào ngày hơm sau. Đó là Đại lễ mà Chính phủ lâm thời
của cách mạng sẽ cơng bố chính thức bản Tun ngơn Độc lập trước tồn dân,
tồn thế giới việc thành lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, chấm
dứt đêm dài tăm tối ngót trăm năm nô lệ dưới ách thực dân Pháp và gần đây là
phát xít Nhật; đồng thời cũng chấm dứt ln vương triều phong kiến lạc hậu cuối

cùng của nhà Nguyễn.
Trong đêm ''Giao thừa'' của ngày Hội non sông thiêng liêng ấy, niềm vui lớn hiển
nhiên và trước hết là được trực tiếp nghe bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ. Nhân dân
Hà Nội cũng còn hồi hộp mong được tận mắt nom thấy vị lãnh tụ tối cao của cách
mạng - vị Chủ tịch đầu tiên của đất nước. Tính danh của Người vừa mới được cán
bộ khu phố hồi chiều cho biết là Cụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mọi người còn mong
được gặp cả một nhân vật hết sức quan trọng nữa, đó là ơng Nguyễn ái Quốc, nhà
cách mạng tuyệt vời mà nhiều người đã được nghe nói tới từ lâu. Khi cịn trẻ hoạt
động ở Pháp, ơng đã đàng hồng một mình đưa bản kiến nghị tới Hội nghị quốc tế ở
Véc-xây (Versailles) đòi quyền sống, đòi độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa,
trong đó có nhân dân Việt Nam. Về sau, ơng càng hoạt động nhà cầm quyền Pháp
càng e sợ tài năng, càng kính nể đạo đức và nhân cách lớn của người chiến sĩ
cách mạng Việt Nam huyền thoại ấy... Không màng tới hạnh phúc riêng, ông đã
cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng giải phóng dân tộc, cho nền độc lập,
tự do của đất nước. Vừa qua, năm 1941, khi phát xít Nhật bằng sức mạnh ồ ạt tiến
vào Việt Nam rồi sau đó hất cẳng Pháp, ơng đã có thư gửi về cho tồn thể đồng
bào phân tích tình hình chung và triển vọng giải phóng đất nước. Ơng kêu gọi
mọi người đồn kết và hăng hái chiến đấu. Ông khẳng định Pháp và Nhật nhất
định sẽ đánh nhau và sẽ đều thua. Cách mạng nhất định thắng. Việt Nam nhất
định sẽ được độc lập, tự do. Nay mới có vài năm, lời ơng nói đã trở thành hiện
thực. Vậy ngày mai, Nguyễn ái Quốc, người chiến sĩ lừng danh ấy liệu cũng sẽ có
mặt ở Hà Nội, bên cạnh Cụ Hồ?
Thế rồi, từ mờ sáng hôm sau, khi sương thu cịn mỏng xanh như khói phủ trên
thành phố, bà con nội, ngoại thành đã lục tục kéo nhau đi lên hầu khắp các ngả
đường cùng hướng về phía tây bắc thành phố, nơi có địa điểm tập trung làm lễ đã


được cán bộ các đường phố, các khu, tiểu khu báo trước. Đó là một bãi đất rộng ở
cuối con đường rất đẹp vốn mang tên đường Puginier (tên một ông cố đạo chủ trì
việc xây nhà thờ lớn Hà Nội, nay ta đã đặt lại là đường Điện Biên Phủ), chính giữa

có một bùng binh (vườn cỏ trịn lớn), phía tây bùng binh có một bức tường trang trí
với các cửa cuốn (cửa giả) theo kiểu kiến trúc Toscane (một vùng ở miền trung
nước ý). Về phía tay trái của bùng binh ấy không quá 500m là khu Dinh Tồn
quyền nước Pháp cũ, xung quanh có rất nhiều cây xanh tốt; phía bên phải bùng
binh là chùa Một Cột nhỏ bé nhưng phong cách kiến trúc rất độc đáo đã nổi tiếng
từ bao thế kỷ qua. Đối diện với bùng binh về phía đơng, cách chừng trên 1.500m là
một khu đất lịch sử rất lớn: Đó là khu Hồng thành xưa đã bị Pháp phá hủy hầu hết
để mở đường và làm các cơ sở cho nhà binh của chúng.
Xuống đường từ rất sớm, tới 9 giờ 30 sáng, những đoàn người, dù là đoàn thể
hay chưa Đoàn thể vẫn nối tiếp nhau tiếp tục đổ tới bùng binh với cờ hoa và biểu
ngữ mang nhiều thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh, Trung Quốc... Tiếng chân khơng,
tiếng giày dép hồ lẫn những tiếng còi giữ nhịp và cả những tiếng hô đi đều bước:
''Một, hai'' rất hăng hái. Đội ngũ công nhân tề chỉnh nhất, nam nữ cùng đội mũ
lưỡi trai vải mềm, sơ mi ngắn tay trắng, quần xanh, đồng phục như nhau, trong
khi đó các bác nơng dân từ ngoại thành vào vẫn dân dã thoải mái với áo nâu,
quần vải, có bác cịn đem theo cả điếu cày, cả những quả bầu khô đựng nước
uống. Anh em thợ thuyền lao động chân tay như thợ xẻ, thợ nề, thợ mộc, thợ sơn
cá thể…, kể cả những anh chị làm vệ sinh, quét chợ cũng được tập hợp thành các
khối với áo quần đủ kiểu, đủ sắc màu khác nhau, khí thế khơng thua kém bất cứ
đồn nào kể cả so với những đoàn, những đội thanh niên, sinh viên, học sinh sôi
nổi, nổi bật với vẻ trẻ trung và áo quần gần như là đồng phục. Các đồn phụ nữ dù là nhà bn hoặc viên chức - đều tươi tắn như hoa với những tà áo dài tha
thướt đủ màu. Chị em tiểu thương các chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, Cửa Nam,
Bạch Mai... cố ý mặc toàn áo dài tứ thân cổ truyền của dân tộc với hai vạt trước
vắt bỏ giọt rất nền nã. Giới trí thức, văn nghệ sĩ tuy có vẻ giản dị nhưng cũng vẫn
lịch sự với cà vạt tề chỉnh, mũ mềm hay mũ phớt trên đầu. Nhiều nghệ sĩ ôm cả
đàn, cả kèn đi theo, vừa đi vừa say sưa đàn hát. Trong khi đó, các cháu thiếu nhi
cũng hùng dũng, tưng bừng tiến bước. Có đội đã sớm kiếm đâu được cả trống
"ếch" và kèn đồng. Tất cả vừa đi vừa nổi trống, rúc kèn sôi động. Cũng trong khi
ấy những tiếng hô khẩu hiệu vẫn liên tục liên liếp vang lên khơng dứt từ tất cả
các khối đồn thể, nhà trường, xí nghiệp, khu phố, cơ quan. "Việt Nam độc lập, tự

do muôn năm!". "Nước Việt Nam là của người Việt Nam!". "Độc lập hay là
chết!''. "Hoan hô, ủng hộ Chính phủ do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch!". "Việt
Nam là một dải thống nhất Bắc - Trung - Nam".
Cho tới gần 13 giờ các đoàn người đã tiến vào quảng trường, còn tràn cả ra các
đường phố chung quanh. Nắng đã khá chói chang nhưng rừng người với rừng cờ,
rừng băng rôn, biểu ngữ và muôn ngàn tiếng hát, tiếng reo và khẩu hiệu vẫn không
hề khác hồi sớm xuống đường, nếu khơng muốn nói lúc này khi tất cả đã tập trung
lại, sự náo nhiệt, tưng bừng dường như lại được nhân lên. Các nhân viên ban tổ
chức đều ngạc nhiên: Đã công bố trên đài phát thanh "Bạch Mai'' (hồi đó đài phát


thanh nhỏ bé thô sơ thu được của Pháp hãy còn đặt ở sân bay Bạch Mai) là 14 giờ
mới khai mạc, nay tất cả đã tới khá sớm. Vì sao vậy? Nhưng rồi cũng hiểu: đây
chẳng phải chuyện nhầm giờ, cũng chẳng phải là vì hội hè quá hấp dẫn! Tất cả chỉ
chứng tỏ một niềm khao khát cháy bỏng: Việt Nam độc lập, chế độ mới, lãnh tụ Hồ
Chí Minh - Nguyễn ái Quốc.
Tất cả đã hợp thành những khối vuông san sát, tề chỉnh trước lễ đài vừa mới
dựng xong giữa quảng trường. Đó là một kỷ lục khó tin: lễ đài đã được cấp tốc
dựng xong chỉ trong có chưa đầy hai ngày. Lễ đài tồn bằng gỗ, vải đỏ bọc xung
quanh, hình vng cao khoảng hơn 3m, trên là sàn gỗ. Lan can được bọc vải trắng.
Một dải vải dài với những bông hồng vàng được kết rất đẹp treo uốn lượn trang trí
bốn xung quanh lan can. Mặt chính của lễ đài, trên nền đỏ có đính một ngơi sao
vàng rất lớn. Hai bên lễ đài cịn có hai giá cao với hai lư hương khá to. Trầm đã
được đốt lên, khói xanh uốn lượn bay ngào ngạt làm cho khung cảnh lễ đài càng
thêm tôn nghiêm, đẹp mắt. Đứng bảo vệ dưới chân lễ đài là một đội danh dự. Các
anh là một đơn vị Giải phóng quân, mặc sơ mi cộc tay và quần sc màu cỏ úa,
chân mang dép da, tồn là những chiến sĩ từ chiến khu mới về. Anh em đã có nhiều
chiến cơng oanh liệt trong các trận Nà Ngần, Phai Khắt, Bắc Sơn, Vũ Nhai vừa
qua. ở vịng ngồi đội danh dự cịn một đội khác mặc thường phục mang súng
ngắn, đó là Đội thanh niên Hồng Diệu cốt cán của Đảng.

Trong lúc đó có một tốn người cao lớn, da đỏ au đeo máy ảnh đi len lỏi giữa các
khối người dự mít tinh. Đó là mấy người Mỹ trong tổ chức OSS (phái bộ tiền trạm
của quân Mỹ có nhiệm vụ vào Việt Nam giải cứu tù binh Mỹ do Nhật bắt và chuẩn bị
cho cơng việc giải giáp qn đội Nhật). Nhóm này do viên thiếu tá Mỹ Archimedes
L.A Patti đứng đầu. Patti đã từng được gặp Bác Hồ hồi Bác còn ở Hoa Nam, Trung
Quốc. Nay Patti cũng được mời đứng vào nhóm khách bên lễ đài, nhưng Patti đã
xin được đi tự do bên ngoài. Về sau này trong cuốn hồi ký ''Tại sao Việt Nam",
Patti đã có những nhận xét khá trung thực về nhiều công việc của chúng ta, riêng
trong buổi lễ lớn này Patti đã viết rất thực: ''... Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội
như các bầy ong, từng đoàn lớn, nhỏ lũ lượt dần dần kéo tới quảng trường... ở chỗ
này là cả một khối trí thức, ở chỗ nọ là viên chức, hoặc thương gia, kỹ nghệ gia...
ở chỗ kia là dân chúng các làng ngoại ơ, có cả đồn là dân tộc miền núi với y
phục địa phương của họ, và nơng dân thì trong những bộ khăn áo cổ truyền…".
"Trong khi chờ đợi Cụ Hồ và các quan chức tuỳ tùng tới, tôi đã nhìn thấy cả
một nhóm cố đạo Thiên Chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh đen, có cả các
chức sắc mang khăn quàng và vải diềm đỏ. Cách họ khơng xa là các nhà sư
Phật giáo khốc áo càsa màu vàng, rồi đến các chức sắc Cao Đài mặc áo
dài trắng có tua và khăn quàng sặc sỡ...". ''... Mặt trời đã lên cao. Khơng khí đã
có phần oi bức. Nhưng đơi khi cũng có những cơn gió nhẹ làm phấp phới cả biển
cờ đỏ trên quảng trường…''.
Đồng hồ đã chỉ 13 giờ 14 phút. Bỗng có nhiều tiếng cịi từ xa, rồi cả tiếng hơ
chỉnh đốn hàng ngũ trong tất cả các đoàn trên quảng trường. Một số cán bộ tất bật
chạy ra phía con đường từ cột cờ thành cổ đi tới. Nhân dân đều nhìn ra và càng hồi
hộp. Nhiều người ở phía ngồi đã nhìn thấy mấy chiếc Citroen màu đen chạy vào


quảng trường, hai bên tháp tùng có hai đội, vừa là đội danh dự vừa là đội bảo vệ
mang toàn súng sáu, đi xe đạp. Họ đạp xe rất thẳng hàng và đều tăm tắp, mặt mũi
anh nào cũng hết sức trang nghiêm và cực kỳ kiêu hãnh.
Đoàn xe tiến thẳng về phía lễ đài. Rừng người vừa mới rẽ ra lấy lối cho xe vào

đã nhanh chóng khép kín lại. Phía ngồi khơng cịn nom thấy gì nữa.
Thế rồi có tiếng hơ lớn phát ra từ phía lễ đài: "Bồng súng... Chào!". Tiếp đó là:
"Chào cờ... Chào!". Ngay tức khắc muôn ngàn tiếng xôn xao náo nức đang như
biển sóng lập tức im phắc. Và bản Tiến quân ca cất lên hùng tráng. Tất cả hơn nửa
triệu con người lập tức cùng đưa phắt các nắm tay lên ngang tai để chào lá cờ đỏ
sao vàng nay đã chính thức trở thành cờ của Tổ quốc. Nhiều tiếng hát cũng bật lên
trong biển người theo bài Quốc ca, từ những giọng còn rất trẻ cho tới những giọng
đã rè đi vì năm tháng chất đầy, nhưng tất cả đều như có một sức mạnh lay động lạ
lùng làm cho bài Quốc ca vang động cả một góc trời, những tâm hồn đều như cùng
bay lên. Khơng ít người vừa khóc vừa hát vì q xúc động. Đáng chú ý là ngay gần
đó, ở cả ba phía đều vẫn cịn mấy cơ sở của quân đội Nhật và viên chức Pháp (sở
thể dục thể thao, tồ nhà tài chính, trường trung học Albert Saraut...) nhưng họ đều
im thít khơng dám có bất cứ dấu hiệu khiêu khích hoặc phá hoại. Tất nhiên cũng đã
có lực lượng mật của ta bám sát theo dõi từ trước rất chặt chẽ.
Khi lễ chào cờ vừa kết thúc, từ trên lễ đài bắt đầu vang lên một giọng Quảng
Bình rất trang nghiêm trân trọng giới thiệu Cụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ
Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của nước nhà. Lập tức biển người
xôn xao hẳn lên rồi những tiếng reo như nổ bùng. Cả một rừng cánh tay cùng giơ
lên, múa lên trong muôn ngàn tiếng hô vang cuồng nhiệt: "ủng hộ Chính phủ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh!", "Chủ tịch Hồ Chí Minh vạn tuế''; và tất cả những khối,
những đoàn người đứng gần lễ đài đã nom rõ hơn: Trên lễ đài, Cụ Chủ tịch đang
tiến đến trước micro. Tất cả đều vô cùng ngạc nhiên: Không phải là một vị oai
phong, cao lớn, hùng dũng, hoặc sang trọng nào, mà là một vị chạc năm mươi
nhăm tuổi, mảnh mai, vô cùng giản dị với bộ đồ ka ki vàng nhạt bốn túi, cổ cao,
đầu trần. Trên gương mặt hơi hao gầy và như còn thoáng xanh màu sốt rét của
rừng núi nổi lên một vầng trán rộng mênh mông. Và nhất là đôi mắt - một đôi mắt
sáng láng lạ lùng - đôi mắt của một trí tuệ siêu việt và của một trái tim tình cảm
bao la, đến nỗi đứng dưới nhìn lên nhiều người đã phải thốt lên: "ôi, đôi mắt Cụ
như sao!". Và bộ râu mềm mại lơ thơ trên mép, dưới cằm đã tạo thêm cho Người
một vẻ hiền triết hết sức Việt Nam và á Đông. Gương mặt ấy, dáng vẻ, phong thái

ấy, dù chưa nói câu gì, Cụ đã gần như ngay lập tức chiếm được tất cả cảm tình,
niềm tin u lớn, thậm chí cả tâm hồn của hàng triệu quần chúng nồng nhiệt đang
hướng cả về Người.
Mỉm cười, nụ cười hiền hồ vơ cùng bao dung, Cụ Chủ tịch có ý chờ để đồng
bào ngưng mọi lời hoan hô. Nhưng cả triệu con người vẫn tiếp tục hị reo mãi như
khơng dứt. Patti đã phải viết tiếp trong "Tại sao Việt Nam'': ''… Cụ Hồ đang đứng


đó, mỉm cười, nhỏ nhắn trong tầm vóc nhưng thực là vĩ đại trong sự hoan hô, ủng
hộ cuồng nhiệt của nhân dân Cụ...''.
Và trong các khối đoàn thể, nhân dân dưới lễ đài lại nổi lên những câu hỏi với
tất cả niềm vui sướng: "Này, có phải là Cụ Nguyễn ái Quốc đấy không?", "Trán
của Cụ đúng là vầng trán vũ trụ''... "Người nhà trời xuống giúp nước ta đấy, bà con
ơi, thật là vạn hạnh, vạn hạnh! Hồ Chí Minh rõ ràng là Nguyễn ái Quốc, Nguyễn ái
Quốc chính là Hồ Chí Minh! Cịn ngờ ngợ gì nữa...".
Nhưng biển người rồi cũng phải im lặng để nghe vị Chủ tịch Chính phủ lâm
thời bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử:
- Hỡi đồng bào cả nước!
Giọng Cụ ấm và vang sáng lạ lùng. Cả biển người như nuốt lấy từng lời của Cụ.
- … ''Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...". Lời bất hủ ấy ở trong bản
Tuyên ngôn Độc lập năm 1976 của nước Mỹ… Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và
dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi"… Thế
mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến
cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo
và chính nghĩa.
Bên dưới lễ đài, trong khối trí thức có nhiều tiếng xì xầm đầy xúc động. Ơng
Bùi Kỷ lúc đó 48 tuổi, một giáo sư lớn, nhà nghiên cứu văn học hàng đầu cả nước

ghé tai ông Đặng Thai Mai, một nhà trí thức, giáo sư, nhà lý luận phê bình văn học
nổi tiếng, nói: "Thật tuyệt, Cụ đã dụng ý mở đầu bản Tun ngơn Độc lập của
nước mình bằng trích hai câu bất hủ của Tuyên ngôn Mỹ và Pháp, cho thấy Cụ Hồ
luôn đặt sự nghiệp Cách mạng Việt Nam ta gắn liền với thời đại...". Ông Đặng Thai
Mai đồng ý và nói thêm: "Với câu trích ấy, Cụ Hồ cịn muốn nói rõ: Cuộc cách
mạng của chúng ta cũng là bước tiếp những gì là vĩ đại và nhân đạo mà thế giới đã
làm, đồng thời Cụ cũng tỏ rõ cách mạng của chúng ta cũng là một cột mốc cho sự
phát triển lịch sử giải phóng con người...".
Trên lễ đài, vẫn với giọng nói hết sức ấm áp, vang sáng và đầy xúc cảm, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc qua đoạn viết về các tội ác của Pháp rồi Nhật và đọc tới khát
vọng độc lập, tự do của dân ta với cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa mới thành
công. Rồi đột nhiên, ngừng lại, ngước cặp mắt sáng tuyệt vời, Bác cất tiếng ân cần
hỏi:
- Tôi nói đồng bào nghe rõ khơng?
Lập tức cả biển người như bùng lên reo vang:
- Có! Có ạ! Có, có ạ!...


Những vị cao niên râu tóc bạc phơ, những nhà văn hố lớn, những cán bộ đồn
thể thấy hết sức bất ngờ. Chưa bao giờ mọi người được chứng kiến hoặc được
đọc trong sách cảnh tượng như thế này trong một đại Quốc lễ. Nay chỉ có ở ta.
Phải, chỉ có ở ta... Khơng xúc động, khơng tự hào sao được! Ai ai cũng hiểu: Dù
chỉ là một sự kiện rất nhỏ và hết sức giản dị ấy nhưng cũng đã đủ chứng tỏ quần
chúng nhân dân ta đã ngay tức khắc hồn tồn đón nhận Cụ là lãnh tụ của mình,
đổi lại chỉ với câu hỏi hết sức giản dị và dân dã như cha hỏi con, như bác hỏi
cháu, như anh hỏi em trong nhà, Cụ cũng đã tỏ rõ mình là người gần gũi và yêu
quý nhân dân như thế nào. Không một nghi thức nào ngăn được sự quan tâm
cũng như tình cảm của Cụ đối với nhân dân.
Rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tiếp tới phần cuối của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- ''... Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân

tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tơi, Chính
phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế
giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy''.
Khi Cụ vừa đọc hết bản Tuyên ngôn Độc lập, cả biển người như lại nổi sóng
với những tiếng hơ vang dội, dường như không dứt: "Hồ Chủ tịch muôn năm!",
"Việt Nam dân chủ cộng hồ mn năm!"... Và nhiều người lại khơng thể không
thốt lên với nhau: "áng văn lập quốc vĩ đại này sẽ mãi mãi là hành trang tinh thần
của dân tộc Việt Nam ta trên con đường giữ gìn độc lập - tự do và xây dựng phát
triển đất nước!". Về sau này nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trên thế giới cịn tơn
vinh bản Tun ngơn Độc lập do chính Cụ Hồ viết là một áng văn chính trị tuyệt
vời, đã trở thành một trong những cống hiến nổi tiếng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp theo, ơng Trần Huy Liệu (Trưởng đồn đại biểu Chính phủ lâm thời đã vào
Huế nhận sự thoái vị của Vua Bảo Đại - ông Vua cuối cùng của nhà Nguyễn), lên
đọc lại Bản Chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại do chính Vua Bảo Đại trao (đã đọc
trước cuộc tập hợp rất lớn dân chúng trước Ngọ Môn - Huế ngày 30 tháng 8 năm
1945 vừa qua). Đọc xong, Ông Trần Huy Liệu hai tay giơ cao cho toàn thể đồng
bào trong cuộc đại lễ lịch sử này được tận mắt trông thấy cả ấn, cả kiếm, hai báu
vật tượng trưng cho quyền lực quốc vương đã được ông Bảo Đại trân trọng trao lại
cho đại diện của Chính phủ mới của nhân dân. Những làn sóng hoan hơ lại dậy đất:
"Nước Việt Nam dân chủ cộng hồ mn năm!", "Hồ Chủ tịch mn năm!". Sau
đó, ơng Võ Ngun Giáp khi ấy là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đọc danh sách Chính phủ
lâm thời, rồi các thành viên Chính phủ tuyên thệ.
Đại lễ Độc lập của đất nước đã kết thúc trong muôn vàn tiếng reo vui và hoan hô
dậy trời đất. Nhiều người dân xúc động lại trào nước mắt. Nhiều cụ già râu tóc bạc
phơ cùng nhắc lại với nhau: Trong lịch sử mấy ngàn năm của đất nước, mỗi triều



vua thay đổi nhau, hoặc khi phục quốc sau những năm mất nước, những năm dài bị
đô hộ cũng đã có những lễ lớn, thậm chí rất lớn, nhưng thực chất vẫn chỉ là những
buổi lễ chuyển giao từ một triều đại phong kiến vua quan này sang một triều đại
khác như thế. Bây giờ hoàn toàn khác, một đại lễ "khai sinh", mở đầu cho một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên cộng hoà và dân chủ - kỷ nguyên chính quyền của nhân
dân, vì nhân dân. Đây chính là điều vĩ đại nhất của đại lễ mùng 2 tháng 9 năm 1945
mà lịch sử đời đời ghi nhớ.
Khi rời khỏi quảng trường, tất cả mọi người đều thấy rõ hơn khu đất này, quảng
trường này từ nay mặc nhiên đã đi vào lịch sử như mảnh đất thiêng. Quảng trường
Ba Đình sẽ ln ln toả sáng trên cả nước. Bởi đây là nơi Chính phủ lâm thời đã
chính thức long trọng tuyên cáo cùng thế giới về nền độc lập của Việt Nam, một
Việt Nam hoàn toàn khác xưa - một Việt Nam dân chủ cộng hồ - khơng những thế,
một đất nước, một dân tộc đã đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
trên tồn thế giới. Đây cũng là nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh - người yêu nước, cứu
nước vĩ đại đã lần đầu chính thức ra mắt trước tồn thể nhân dân mình, ngay lập
tức Người đã được tồn dân đón nhận cực kỳ nồng nhiệt. Bởi vậy ai ai cũng tin
rằng quảng trường này sẽ mãi mãi gắn liền với toàn bộ cuộc đời anh hùng cùng sự
nghiệp cách mạng lớn lao bất diệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như mãi mãi
gắn liền với sự nghiệp chung của đất nước.
Rời quảng trường, rừng cờ đỏ lại toả đi phấp phới khắp thành phố. Tiếng hô
khẩu hiệu và cả tiếng đàn, tiếng hát lại tiếp tục vang lên và lan toả đi các hướng.
Xuống lễ đài, trước khi lên xe, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhẹ nhàng hỏi đồng chí
Trường Chinh:
- Tình hình các nơi khác thế nào, chú đã nhận được điện báo gì chưa?
Đồng chí Trường Chinh báo cáo rất nhanh:
- Thưa, mít tinh ở Huế tốt, đồng bào dự lễ rất đơng vui, ủng hộ chính quyền mới
nhiệt liệt. An tồn cả. Bọn biệt kích Pháp nhảy dù xuống định liên lạc với lực
lượng Nam triều cũ, ta đã bao vây chặt. Thưa Bác, Sài Gịn cũng đơng vui lắm.
Đồng bào cũng vô cùng hăng hái. Nhưng cuối lễ, núp sau quân Anh vào giải giáp
Nhật, bọn Pháp đã cho tay chân gây rối. Có súng nổ. Các đồng chí xứ ủy đã giải

quyết xong. Nhưng tình hình vẫn còn căng.
Người hỏi tiếp:
- Quân Tưởng Giới Thạch do Đồng minh cho vào ta giải giáp Nhật ở miền Bắc
đã tới đâu rồi?
- Thưa, họ đã vượt qua ải Nam quan, đang xuống Chi Lăng. Đáng lo là quân La
Hán cịn kéo theo cả hàng ngàn, thậm chí hàng vạn dân Tầu đói khát đi theo cùng
"Hoa quân nhập Việt" để... vơ vét. Mà dân ta còn đang chưa hết chết đói. Nhưng
đáng chú ý hơn, La Hán cịn kéo theo một bọn đảng phái bệ rạc của một số người
Việt Nam chạy trốn Pháp sang Trung Hoa ẩn náu, kiếm cơm và chỉ ngồi ngồi biên
giới nói trạng, chẳng hoạt động chút nào cho đất nước. Nay bọn ấy đang hí hởn


định núp dưới lưỡi lê La Hán trở về, chắc chắn là muốn sẽ tranh giành với ta vai
trò lãnh đạo và quyền lực trong Chính phủ...
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất bình tĩnh:
- Thơi được, ta hãy về. Sẽ họp Trung ương ngay ngày mai, bàn chống giặc đói,
chống giặc dốt, nhưng đồng thời cũng sẽ phải tính tới mọi hiểm hoạ đang tới trước
mặt.


Phần I
Những giờ phút không thể nào quên
trong năm 1969
Hà Nội. Mùa hè năm 1969.
Đã 24 năm qua đi, gần một phần tư thế kỷ, nếu tính từ năm 1945 lịch sử.
Năm nay Bác đã 79 tuổi, sức khoẻ giảm sút nhiều. Có lẽ dấu hiệu quan trọng đầu
tiên về sự sa sút sức khỏe và bệnh tật ấy là trận ốm năm 1966. Năm ấy, Bác đi thăm
đồng bào Thái Bình về đã bị co thắt động mạch não, liệt nhẹ nửa người. Các bác sĩ
giỏi nhất đã được tập trung hết lòng cứu chữa. Bác đã đỡ nhiều, tuy nhiên từ đó việc
đi lại của Bác nhiều khi đã phải dùng một cây can nhỏ (gậy cầm tay của những

người già yếu). Cũng từ đó Bác được Bộ Chính trị liên tục hết lịng chăm nom thuốc
thang. Nước bạn Trung Quốc cũng đã mời Bác sang chữa bệnh. Bản thân Bác cũng
chăm luyện tập thân thể hơn với một nghị lực rất lớn.
Buổi sáng ngày 10 tháng 5 năm 1969, như thường lệ, từ 5 giờ 30 phút Bác đã
dậy để tập thể dục. Đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký hết sức thân tín của Bác, bao giờ
cũng đợi sẵn ở chân cầu thang ngôi nhà sàn để đón Bác. Thường mọi hơm Bác cịn
gọi cả đồng chí Tơ (tên gọi thân mật của đồng chí Phạm Văn Đồng) ở ngôi nhà hai
tầng ngay gần bãi xi măng bóng rổ trong Phủ Chủ tịch. Nhưng hơm nay đồng chí
Tơ dậy muộn vì tối qua bận làm việc q khuya. Để đồng chí Tơ ngủ tiếp, hai Bác
cháu cùng nhau tới đường Xoài tập một hồi, rồi quay trở lại.
Đi bộ xong, Bác còn tưới cây, cho cá ở hồ ăn xong mới vào để điểm tâm rồi trở
lại nhà sàn làm việc. Đồng chí Kỳ vẫn cẩn thận cùng đi theo Bác lên từng bậc
thang để sẵn sàng đỡ nếu Bác lỡ xảy chân. Trước khi đồng chí Kỳ trở xuống, Bác
quay lại dặn: Sáng nay Bác bận việc, khơng tiếp khách. Ai hỏi gì, xin lui lại chiều
hoặc sáng mai.
Đồng chí Kỳ nhớ rồi: Sáng nay là ngày 10 tháng 5, như thường lệ từ năm 1965
tới nay, hàng năm Bác vẫn sửa lại bản Di chúc đã viết từ năm đó. Trên góc trang
đầu của bản Di chúc, Bác đã ghi mấy chữ "Tài liệu tối mật''. Là thư ký riêng, đồng
chí Kỳ đã được Bác đưa cho giữ bản ''Tài liệu tối mật" ấy mỗi khi Bác đi công tác
hoặc sang Trung Quốc chữa bệnh. Năm 1965, Bác vẫn còn khoẻ mạnh, nhưng
chiến tranh đang có chiều hướng ác liệt hơn. Mỹ đã đổ thêm quân vào miền Nam
khá nhiều và bắt đầu đánh bom cả ra miền Bắc. Hải quân của chúng đã bắn phá
một số điểm trên bờ biển nước ta. Bọn biệt kích liên tục được chúng tung ra miền
Bắc. Chiến tranh rõ ràng đã lan ra cả nước và ngày càng khốc liệt. Do đó rất cần có
cái nhìn vững vàng trên toàn cuộc và rất cần sự động viên lớn hơn nữa. Toàn Đảng,
toàn dân quyết chiến đấu, dù gian lao, cực khổ đến đâu. Mặt khác, về phần mình,
năm ấy tuổi Bác đã cao, vì thế Bác đã viết Di chúc, nhưng chỉ ngắn gọn trong


khoảng một ngàn chữ. Sự nghiệp cả một đời người nhìn lại, cộng với những tư

tưởng lớn soi sáng cho cả những năm dài mai sau mà Bác chỉ gói trong có một
nghìn chữ, rất cơ đọng. Tác phong sống và cả văn phong của Bác trong các tài liệu,
cả báo chí, thơ ca... xưa nay vẫn thế: hết sức giản dị nhưng cũng hết sức cô đọng
và vô cùng sâu sắc. Qua bốn năm, đã sửa đi sửa lại bản Di chúc này, năm nay Bác
thấy vẫn cần sửa thêm.
… Trên nhà sàn, Bác kéo ghế ngồi trước bàn. Dù không được khoẻ, Bác vẫn rất
ung dung, tao nhã, chịm râu hiền nhân và thơng thái tuyệt đẹp. Bác cầm bút lên.
Tâm hồn Bác thật bình tĩnh. Tư tưởng, trí tuệ Bác hồn tồn sáng suốt. Bác đã nghĩ
trước rồi, năm nay, trước tình hình mới Bác sẽ sửa lại đoạn mở đầu bản Di chúc:
Nhấn mạnh hơn nữa, khẳng định hơn bao giờ hết: Chúng ta nhất định thắng, giặc
Mỹ xâm lược nhất định thua. Chiến tranh càng ác liệt, điều đó càng phải khẳng
định, phải chốt lại kiên quyết nhất. Năm nay, Bác cũng sẽ bổ sung, nhấn mạnh về
sự đoàn kết thiêng liêng trong Đảng. Thật vậy, đó chính là yếu tố quan trọng hàng
đầu để đưa nhân dân ta tới chiến thắng và xây dựng Tổ quốc.
Trong lúc đó, ở nhà dưới, đồng chí Vũ Kỳ bỗng nghe có chng điện thoại liền
nhấc máy lên nghe. Ông Kỳ nhận ra ngay người gọi ở đầu dây bên kia là Đại tướng
Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bí thư Qn ủy Trung ương. Vẫn
như mọi lần, câu đầu tiên mà đồng chí Văn (tên gọi thân mật của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp) hỏi là đêm qua Bác ngủ có n giấc khơng, sáng nay Bác ăn uống
thế nào, Bác vẫn tập thể dục đều như mọi hôm chứ? Rồi Đại tướng ngỏ ý muốn
sang thăm sức khoẻ Bác. Đồng chí Vũ Kỳ cân nhắc: Mới cách đây một ngày, cũng
trong trường hợp Bác đang làm việc, đồng chí Trường Chinh gọi điện đề nghị được
gặp Bác. Không muốn Bác phải ngừng công việc của mình, ơng Kỳ đã khéo léo
nghĩ được một cách là mời đồng chí Trường Chinh đến cùng dùng bữa trưa với Bác
rồi sẽ nói chuyện cả thể. Vậy hơm nay, có lẽ cũng lại đề nghị với đồng chí Văn như
vậy chăng? Nhưng Bác đã dặn rồi, ai hỏi, xin lui lại. ông Kỳ bèn đề nghị với Đại
tướng là đến chiều. Đại tướng đồng ý. Ông Kỳ mừng quá.
Buổi chiều, đúng hẹn, Đại tướng Tổng Tư lệnh tới. Dạo này đồng chí sang thăm
Bác ln, hơm cả buổi, hơm ít nhất cũng nửa tiếng hoặc một giờ. Bác rất biết tấm
lịng đặc biệt của đồng chí Văn, người đồng chí, người học trị u q, gắn bó nhất

của Bác kể từ khi Bác về Pắc Bó năm 1941. Bác đã sớm nhìn thấy ở đồng chí một
con người trí thức cách mạng rất trí tuệ, rất trung thực và đầy tài năng trong xây
dựng, chỉ huy quân đội, dù chưa bao giờ được đào tạo ở một trường quân sự nào.
Bác tiếp đồng chí Văn ở ngay dưới ngôi nhà sàn. Bao giờ cũng vậy, Bác ân cần
và sốt sắng hỏi trước, dường như Bác có ý khơng muốn để đồng chí Văn hỏi về sức
khoẻ của mình. Bác đã rất cố gắng nói làm sao cho được bình thường như trước
đây với giọng ấm áp và hiền hậu:
- Thế nào chú, tình hình chiến sự trong kia mấy
hơm nay ra sao? Việc các đồng chí trong ấy chuẩn bị để Chính phủ Cách mạng lâm
thời sẽ ra mắt vào tháng 6 hoặc tháng 7, nay công việc tới đâu rồi?...


Cũng như mọi lần gần đây sang thăm Bác, e Bác mệt, đồng chí Văn chỉ báo cáo
rất vắn tắt mọi việc và trong khi Bác chăm chú nghe, đồng chí Văn vẫn khơng
qn thầm quan sát, ngắm nhìn thần thái Bác như mọi khi, để coi sức khoẻ Bác
hôm nay có gì khác, có tiến triển gì khơng? Hơm nay, đồng chí nhận thấy: khi hỏi,
khi nói, dù Bác đã cố giữ giọng cho được như xưa, nhưng vẫn khơng được đều cho
lắm, có lúc nghe như yếu và nhỏ đi, như hụt hơi hoặc tắc nghẹn lại trong một, hai
giây. Đồng chí Văn khơng thể khơng thêm lo lắng và thầm xót xa. Các bác sĩ giỏi
về chuyên khoa tim mạch, não đã được Bộ Chính trị bố trí thường xun bên Bác
để săn sóc, trơng nom, thuốc men hàng ngày, nhưng nay xem ra bệnh của Bác
chẳng hề lui, sức khoẻ Bác vẫn có chiều giảm sút.
Thật vậy, đúng như đồng chí Văn đã đốn biết, dù Bộ Chính trị đã hết lịng quan
tâm chăm lo, sau một năm xảy ra "sự cố'' về tim mạch, sức khoẻ của Bác vẫn
khơng có tiến triển gì rõ rệt. Ngày 15 tháng 7 năm 1967, Bộ Chính trị đã mở một
cuộc họp bất thường bí mật cực kỳ quan trọng. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trì cuộc họp này. Cuộc họp đã bàn, một mặt
tăng cường hết lòng chăm lo sức khoẻ của Bác; mặt khác Bộ Chính trị nhận thấy
tuổi Bác đã ngày càng cao mà bệnh tình lại như vậy, phải can đảm và thực tế nghĩ
tới sự kiện cực kỳ đau lịng là Bác có thể khơng lâu nữa sẽ "ra đi"… Do đó phải

tính tới việc lo liệu và phải có ngay quyết định lưu giữ thi hài Bác lâu dài cho nhân
dân cả nước, nhất là miền Nam được "chiêm ngưỡng" Bác - vị Anh hùng vĩ đại của
dân tộc, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đánh bại kẻ thù ngoại xâm hung ác nhất,
đồng thời chấm dứt mấy nghìn năm chế độ phong kiến lạc hậu, khai sinh ra nước
Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Đơng Nam châu á
này. Đó là một nghị quyết lớn và cực kỳ khó khăn bởi nếu biết Bác sẽ khơng cho
thực hiện. Đã tính hết mọi nhẽ. Để đáp ứng nguyện vọng của tồn dân, Bộ Chính
trị quyết định lưu giữ thi hài Bác lâu dài và sẽ xây một ngơi Lăng của Người. Bộ
Chính trị tin là toàn dân sẽ hoàn toàn ủng hộ, và cũng tin rằng lịch sử sẽ chứng
minh cho quyết định này là hồn tồn chính xác. Trong cuộc họp ấy, Qn ủy
Trung ương đã được trao nhiệm vụ lưu giữ thi hài Bác nếu vạn nhất Bác phải "nằm
xuống". Bộ Kiến trúc được trao cho vai trò chủ yếu trong việc xây dựng Lăng, phải
làm sao cho tương xứng với công ơn trời biển của Bác, với uy tín và lịng kính
phục Bác của nhân dân ta, của bạn bè thế giới. Trong phân cơng nhiệm vụ, Bộ
Chính trị cịn tỉ mỉ hơn nữa: đã chỉ định cụ thể đồng chí Nguyễn Lương Bằng trực
tiếp theo dõi và chăm sóc sức khoẻ Bác hàng ngày. Đồng chí Lê Thanh Nghị được
Bộ Chính trị phân cơng bí mật, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ sớm sang
Liên Xơ hội đàm đề nghị Bạn giúp đỡ ta đào tạo gấp một số cán bộ y tế chuyên về
lưu giữ thi hài, đồng thời giúp ta những phương tiện chuyên dùng và thuốc men
đặc biệt cần thiết trong cơng việc đó.
Sau cuộc họp tối mật tối quan trọng ấy chỉ vài ngày, đồng chí Lê Thanh Nghị đã
lên đường đi Liên Xô. Mọi yêu cầu của chúng ta về đề nghị Liên Xô giúp đỡ giữ
gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được Bạn đồng ý và cam kết sẵn sàng


đào tạo cán bộ y tế cho Việt Nam. Một Tổ y tế cũng được Quân ủy cho thành lập
gấp và đưa sang Liên Xô để học về lưu giữ thi hài lâu dài.
Tháng 8 năm 1968, sau một thời gian học tập, Tổ Y tế gồm 3 cán bộ, bác sĩ từ
Mát-xcơ-va đã về đến Hà Nội. Bác sĩ Lê Ngọc Mẫn, một trong ba thành viên của
Tổ Y tế, đã được điều ngay sang nơi Bác ở, tăng cường cho một bác sĩ vốn đã ở

đây từ lâu - bác sĩ Nhữ Thế Bảo - để cùng trông nom sức khoẻ cho Bác. Còn hai
bác sĩ: Nguyễn Gia Quyền và Lê Điều, được Quân ủy cho bổ sung thêm một số bác
sĩ, y sĩ khác, thành lập Tổ y tế đặc biệt (do bác sĩ Quyền làm Tổ trưởng) có nhiệm
vụ chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và bí mật làm các thực nghiệm
khoa học trong điều kiện nước ta, để khi Bác "nằm xuống" sẽ có thể chủ động
được cơng việc nếu Bạn chưa kịp sang.
Gần như song song với việc này, Quân ủy đã quyết định làm một cơ sở thí
nghiệm dựa vào Khoa Giải phẫu bệnh lý của Bệnh viện Qn y 108, mang biệt danh
75A; ngồi ra cịn làm một cơ sở tương tự ở ngay Hội trường Ba Đình
để đưa thi hài Bác tới làm Lễ Quốc tang mang mật danh 75B.
Song song với cơng việc bí mật làm hai cơ sở 75A, 75B, các việc chuẩn bị khác
cho "đại sự'' cũng đã được lo liệu rất chu đáo. Tuy nhiên, Đảng và Chính phủ vẫn
tiếp tục hết sức chăm lo chu đáo về mặt sức khỏe cho Bác với niềm hi vọng và cầu
mong là Bác sẽ ngày càng khoẻ mạnh và có thể kéo dài tuổi thọ. Nhưng tiếc thay,
đau đớn thay, tới nay chỉ bằng mắt thường, không phải của các nhà y học chuyên
sâu, Đại tướng và nhiều người khác đều thấy sức khoẻ Bác giảm sút nhiều...
Sợ Bác mệt, báo cáo vắn tắt về tình hình chiến sự xong, đồng chí Văn chuyển
sang báo cáo với Bác việc sẽ có một đồn đại biểu thay mặt toàn quân tới chúc thọ
Bác nhân dịp sinh nhật lần thứ 79 của Bác. Bác sẽ gặp gần như đầy đủ các đồng
chí trong Bộ Chính trị, Bộ Quốc phịng, chỉ trừ một số đồng chí đã vào Nam. Bác
tỏ ra rất vui.
Khi đồng chí Văn đứng dậy xin phép Bác ra về, không ngờ, vẫn như mọi khi,
Bác lại nhắc lời đề nghị tha thiết của Bác từ mấy năm nay: Hãy cố gắng cùng các
đồng chí trong Bộ Chính trị tổ chức cho Bác được vào thăm đồng bào miền Nam.
Đầy xúc động, Bác nói:
- Chú Văn ạ, chưa vào thăm đồng bào yêu quý ở miền Nam được, sau đây nếu
có chết đi, làm sao mà Bác có thể dễ dàng nhắm mắt?
Gần như bàng hồng, nhưng đồng chí Văn cũng chỉ biết hứa về phần mình sẽ đề
nghị tích cực hơn nữa với các đồng chí có trách nhiệm. Tuy nhiên, trong đáy lịng
mình, một nỗi xót xa đã ngập đầy. Chiến tranh thì ngày càng ác liệt, khó khăn càng

nhiều hơn, chưa nói tới những trở ngại khác, chỉ riêng sức khoẻ của Bác năm nay mặc dầu Bác nói vẫn đủ khả năng đi - rõ ràng là đã kém hơn mọi năm. Vậy ai dám
tổ chức đưa Bác đi dù đã hiểu rất rõ tấm lòng của Bác yêu quý đồng bào miền Nam
sâu sắc khơng có gì so sánh nổi. Bác ơi, cầu xin hãy cảm thông cho tâm trạng hiện
nay của nhân dân, của tất cả học trò, tất cả những người đồng chí, những người
chiến sĩ vơ cùng tin yêu Bác...


Ngay hôm sau, ngày 11 tháng 5 năm 1969, sớm hơn ngày sinh của Bác mấy
ngày, đúng như lời đồng chí Văn, một đồn gồm các tướng lĩnh, chỉ huy, lãnh đạo
thuộc đủ các quân khu, quân binh chủng đang có một cuộc họp quan trọng tại Hà
Nội đã dừng lại một buổi, cùng nhau tới Nhà khách Phủ Chủ tịch để chúc thọ Bác.
Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Lê Văn
Lương, Song Hào, Lê Quang Đạo... cùng đến chúc mừng Bác. Trong khi đợi Bác,
mọi người ngồi trò chuyện vui vẻ. Nhiều người không quên nhắc lại những kỷ niệm
trong một số buổi lễ sinh nhật trước đây của Bác. Đó là sinh nhật Bác năm 1946,
năm độc lập đầu tiên, ở Hà Nội - Bắc Bộ Phủ, Bác đã tiếp các đoàn đại biểu của sinh
viên, học sinh, thiếu nhi và tự vệ. Rất vui vẻ, Bác đã tặng các cháu thiếu nhi một cây
hoa mai và nói "mai chủ yếu là ở miền Nam của Tổ quốc". Trong lúc đó, ngồi
đường phố nhiều đồn thanh niên xếp hàng tuần hành thị uy trước những nơi có phái
đoàn quốc tế, vừa đi anh em vừa hát vang các bài ca cách mạng và liên tục hô vang:
"Hồ Chủ tịch muôn năm!", "Nước Việt Nam độc lập muôn năm". Một số phóng viên
Mỹ và cả phóng viên Pháp đi theo Xanh-tơ-ny (đại diện Chính phủ Pháp sang ta thảo
luận nhiều vấn đề cấp bách) chứng kiến cảnh ấy đã phải phát biểu: "Cụ Hồ quả là có
một uy tín rất lớn. Khơng phải ở nước nào trên thế giới cũng có được một lãnh tụ
như vậy"... Tới cuối năm 1946, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Chính phủ bí mật
dồn lên chiến khu. Những lễ mừng sinh nhật Bác từ đó làm rất giản dị. Trong lễ
mừng sinh nhật năm 1949, Bác đã làm một bài thơ, nay nhiều người vẫn cịn nhớ:
Vì nước chưa nên nghĩ tới nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già

Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta.
Cho tới 19 tháng 5 năm 1965, Bác đã 75 tuổi. Dịp ấy Bác đi công tác xa, một
cán bộ cảnh vệ đã mạnh dạn làm mấy câu thơ dâng Bác:
Chúng con chúc Bác sống trăm năm
Để cứu non sông, để cứu dân
Đuổi hết những loài quân xâm lược
Vạn phúc Việt Nam vạn phúc hồng.
Mọi người còn đang vui chuyện thơ, văn, thì cửa phịng bên mở rộng. Bác gắng
làm ra vẻ nhanh nhẹn bước ra. Vẫn nụ cười rất tươi và hiền hậu, vẫn bộ bà ba nâu
giản dị và đôi dép cao su quen thuộc. Tuy nhiên mái tóc Bác đã bạc nhiều hơn,
chịm râu thơng thái cũng vậy và khuôn mặt cũng hao gầy hơn. Tất cả mọi người
đều đứng cả dậy reo vang cùng những tiếng hô xúc động kéo dài: "Hồ Chủ tịch
mn năm!'', "Bác Hồ kính u mn năm!"... Niềm tin u và tơn kính tràn ngập
khắp căn phòng. Cũng giống như mọi khi, Bác mỉm cười dang cả hai tay rồi hạ
xuống có ý bảo xin ngừng lại. Nhưng Bác phải vẫy tay tới mấy lần tiếng hô, tiếng
reo mới chấm đứt. Tất cả mọi người đều vẫn đứng. Bác ơn tồn nói:
- Mời các chú ngồi. Các chú khoẻ không?


Tất cả cùng đáp vang:
- Thưa Bác khoẻ ạ.
Bác gật đầu:
- Vậy tốt lắm, Bác rất mừng.
Đến đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng lên phát biểu chúc Bác sống lâu mn
tuổi để lãnh đạo tồn qn, tồn dân quyết đánh bại hồn tồn giặc Mỹ, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp.
Trong khi Đại tướng phát biểu, mọi người vẫn ngắm nhìn Bác như ngắm nhìn
một người Cha với tất cả niềm tin, niềm vui, nhưng cũng với cả những nỗi buồn lo
thầm kín về sức khoẻ của Bác.

Tiếp đó, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Phó Tổng Tham mưu trưởng đứng lên
chúc thọ Bác. Đó là người ''anh hùng'' từ cuộc vượt ngục Nghĩa Lộ trước Tổng
khởi nghĩa cho tới trận chiến đấu oanh liệt hai tháng trời trong
lòng Hà Nội tháng Chạp năm 1946 chống Pháp... rồi tới
Điện Biên Phủ với trận Đồi Độc Lập vang dội và tiếp đó là trận cắt đứt sân bay
''cái dạ dày" của tập đồn cứ điểm. Đồng chí Vũ có đặc điểm: Nói năng sang sảng,
rất oai dũng. Hơm nay đồng chí được phân cơng thay mặt anh em ơm một bó hoa
lớn lên chúc thọ Bác nhưng xúc động quá, đồng chí nói khá vấp váp. Bác cười, rút
một bơng hoa đưa tặng lại cho đồng chí Vũ, rồi làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Này, Hổ tướng mà nói như chim vậy à?
Cả hội trường vỡ oà trong tiếng cười vui vẻ. Bác vẫn thế: Cực kỳ trí tuệ, cực kỳ
nghiêm túc và kiên quyết trong mọi công việc, nhưng đồng thời cũng ln hóm
hỉnh, thơng minh trong quan hệ bạn bè, đồng chí và nhân dân. Khơng khí buổi
chúc thọ Bác vô cùng ấm áp. Tất nhiên nhiều đồng chí cũng như đồng chí Văn bữa
nọ vẫn khơng khỏi âm thầm đau buồn nhận thấy tiếng nói của Bác hôm nay đôi lúc
vẫn nhỏ đi và dường như bị ngắt lại một chút.
Sáng hôm sau (13-5-1969), Bác lại có cuộc tiếp khách khác. Ban Bí thư Trung
ương định báo cáo với Bác xin lui cuộc tiếp này vài ngày nữa vì e Bác mệt. Tuy
nhiên khi hỏi ai muốn gặp, được trả lời là đồng chí Xuân Thủy vừa từ Hội nghị Pari trở về báo cáo, Bác bảo mời sang ngay. Và đồng chí Xuân Thủy đã tới không
phải chỉ một lần mà theo chỉ thị của Bác còn phải tới lần thứ hai để Bác hỏi thêm
nhiều điều cần thiết và góp ý với phái đồn. Đồng chí Xn Thủy đã ln ln ơm
lấy bàn tay Bác và hứa sẽ chấp hành mọi lời chỉ giáo quý báu của Bác.
Đến đúng ngày 19 tháng 5, lại có hai người khách nữa xin được gặp Bác. Đó là
chị Phan Thị Quyên, vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và chị Lê Thị Vân phụ
trách công tác thanh niên, sinh viên của Sài Gòn - Gia Định. Hai người vừa trông
thấy Bác đã chạy tới ôm chầm lấy Bác như những đứa con đi xa lâu ngày mới
được trở về gặp Cha. Hai chị khóc, khóc mãi khơng thơi, khóc vì vinh dự, vì q
u kính Bác, khóc cịn vì biết Bác đang đau yếu nhiều. Chiều hơm đó Bác đã trị
chuyện, cùng ăn cơm với hai chị em. Khi hai chị ra về, Bác đặt tay lên ngực mình,



nói với ơng Vũ Kỳ: "Bao giờ cũng vậy, gặp các cô, các chú, các cháu trong Nam
ra, Bác cũng vô cùng sung sướng và thấy khoẻ ra".
Sang tháng 6. Bác đỡ bận rộn hơn, đồng chí Hà Huy Giáp tới gặp Bác xin chỉ
thị về việc xuất bản sách "Người tốt, việc tốt"...
Bước qua tháng 7, Bác tiếp: đồng chí Mac-ta Rơ-hát - Chủ nhiệm báo Granma cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Cuba. Cuộc phỏng vấn hết sức tốt đẹp,
thắm tình đồn kết. Bác đã tâm sự với Mac-ta Rô-hát: "... ở miền Nam chúng tôi,
mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau khổ riêng. Gộp cả những nỗi đau ấy lại là
nỗi đau buồn của chính tơi. Tơi biết rằng tơi chưa làm trịn nhiệm vụ cách mạng
của tôi với đồng bào miền Nam. Mặc dù vậy, tôi biết đồng bào miền Nam vẫn
thương quý tôi như tôi rất yêu quý họ. ở miền Nam, tôi không phải là Hồ Chủ tịch
mà tôi là Bác Hồ".
Sau đó Bác tiếp đồng chí Sác-lơ Phuốc-nhê-ơ, phóng viên báo Nhân đạo - cơ
quan của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Bác cũng đã nói với Sác-lơ: "Nhân
dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trước hết vì có hai vũ khí lớn: Một là
truyền thống chống xâm lược anh hùng hàng nghìn năm của Tổ quốc tơi và đó
cũng là lịng u nước rất lớn Việt Nam; hai là chủ nghĩa cộng sản mà hai Đảng
của chúng ta đang cùng theo đuổi, mà hạt nhân của nó theo chúng tôi là biết suy
nghĩ và hành động theo phép biện chứng trên quan điểm duy vật".
Từ lâu, để giữ gìn sức khỏe cho Bác, Bộ Chính trị đã dành thời gian để Bác
được nghỉ ngơi, chữa bệnh nên phần nhiều chỉ bố trí khách tới thăm sức khoẻ, hoặc
làm việc nhẹ nhàng. Bác hiểu, tuy nhiên Bác vẫn coi trọng tất cả mọi cuộc tiếp xúc
và rất vui khi thấy mình vẫn cịn làm được nhiều việc hữu ích.
Bước sang tháng 8 (2-8-1969), Bác lại có cuộc gặp đồng chí Nguyễn Văn Linh
(Mười Cúc), Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Bí thư Đảng bộ Sài Gịn
- Gia Định mới ra Hà Nội họp.
Sáng hơm ấy, cùng đi tập về, Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ:
- Chú nhắc nhà bếp chiều nay làm cơm để Bác tiếp đồng chí Mười Cúc. Nhớ
làm cho mấy món miền Nam. Mời cả chú Tô và cả chú nữa, ta cùng ăn cơm cho
vui.

Đúng 16 giờ 15 phút đồng chí Mười Cúc tới. Bác đã
đón sẵn ở dưới ngơi nhà sàn trong trang phục bà ba đen, một cặp kính trắng, đầu
trần, đi dép nhựa giản dị. Đồng chí Nguyễn Văn Linh khoẻ mạnh và nhanh nhẹn
bước tới ôm lấy Bác. Đã được nghe nói về sức khoẻ của Bác từ trong kia, bây giờ
được gặp Bác, đồng chí Mười Cúc khơng khỏi cảm thương. Bác khốc vai đồng
chí Mười Cúc cùng vào phòng họp của Trung ương và Bộ Chính trị dưới ngơi nhà
sàn. Bác đã biết đồng chí Nguyễn Văn Linh từ lâu, một con người chân chính, một
trong những đồng chí lãnh đạo có đầu óc thơng minh, xuất sắc của Đảng ta, vừa có
tài năng, trí tuệ, vừa có đức độ nên trong Nam ai ai cũng ca ngợi. Đồng chí Tơ đã
sang. Đồng chí Mười Cúc bắt đầu báo cáo cụ thể với Bác và đồng chí Tơ về tình
hình chiến trường miền Nam. Tất nhiên cũng chỉ là tóm tắt, khái qt vì đồng chí
biết Bác đang rất yếu. Khi đồng chí kể đến những cuộc tàn sát dã man của Mỹ,


ngụy trên chiến trường miền Nam hiện nay, Bác đã khơng cầm được nước mắt.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhiều lần phải ngừng lại vì chính mình cũng rớm lệ rớm lệ vì tấm lịng của Bác đối với miền Nam. Rồi đồng chí tóm tắt hơn nữa, sợ
Bác nghe nhiều sẽ mệt. Sau khi dùng cơm xong, xin phép Bác ra về, đồng chí
Mười Cúc bỗng được Bác cầm tay giữ lại:
- Bác đề nghị đồng chí khi trở vào hãy bàn với Trung ương Cục hoặc Đảng bộ
Sài Gịn - Chợ Lớn - Gia Định cố tìm cách cho Bác vào thăm bà con cơ bác trong
đó. Bác sẵn sàng nghi trang để địch khỏi nhận ra. Bác có thể sẽ cạo bỏ cả bộ râu
này đi...
Hồn tồn sững sờ, đồng chí Linh lặng người đi rồi thành thực thưa với Bác xin
hãy thư thư cho bởi tình hình hiện nay dẫu sao vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Trong
xúc động nghẹn ngào, đồng chí Linh càng hiểu hơn: cho tới lúc này mặc dầu sức
khoẻ đã kém đi như vậy nhưng Bác vẫn tiếp tục tha thiết yêu cầu được vào Nam
thăm bà con cô bác. Miền Nam vẫn luôn là niềm trăn trở, nhớ thương khôn ngi
trong tim Bác.
Ba hơm sau (5-8-1969), Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ có vợ chồng luật sư Trịnh
Đình Thảo cũng vừa từ miền Nam mới ra. Bác muốn tới thăm ơng bà ấy. Ơng Kỳ

xin phép có ý kiến: Sức khoẻ Bác chưa được tốt, vậy nên mời ông bà ấy tới đây
phải hơn. Bác lắc đầu. Theo ý Bác: ơng bà Thảo cũng đã có tuổi, vừa mới ra, cần
được nghỉ ngơi. Bác cháu ta đến tận nơi mới là q người. Rồi Bác nói thêm cho
ơng Kỳ rõ: ơng Tháo là một nhà trí thức lớn rất có uy tín ở Việt Nam. Tuy chưa
phải đảng viên nhưng ơng bà ấy đã cơng khai, tích cực tham gia phong trào yêu
nước từ năm 1945. Ông Tháo đã bị chính quyền bù nhìn Ngơ Đình Diệm bắt giam
ba lần, nhưng khơng hề sợ hãi, vẫn một lịng hướng về cách mạng. Năm 1968 vừa
qua ông đã quyết dấn thân ra mật khu của cách mạng. Trong Đại hội Quốc dân
miền Nam (như Quốc hội) vừa qua, ông Trịnh Đình Thảo được bầu làm Phó Chủ
tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ lâm thời Cộng hồ Miền Nam Việt Nam... Nghe
Bác giới thiệu như thế, ông Kỳ hiểu ra ngay. Tuy nhiên ông cũng không khỏi thầm
than: ''Bác ơi, đang bệnh, đang yếu mệt vậy mà Bác vẫn chẳng nề hà bất cứ việc gì
có thể làm cho sự đoàn kết và phát huy được tinh thần tất cả mọi người vì dân vì
nước...". Thế rồi ngày 5 tháng 8 năm 1969, đúng như mong muốn, Bác đã được đưa
tới tận nơi ơng bà Trịnh Đình Thảo đang nghỉ. Thấy Bác tới, ông bà Thảo hết sức
ngạc nhiên, cùng chạy vội ra, chắp tay chào tỏ lịng kính trọng và hân hạnh. Bác
cười rất tươi trong khi ông bà gần như vẫn vơ cùng bối rối vì q cảm kích trước
sự viếng thăm:
- Ơi, thưa Bác, thật khơng ngờ Bác lại hạ cố như thế này. Vợ chồng tôi cịn biết
nói sao để bày tỏ niềm vinh dự và vô cùng sung sướng cũng như niềm tri ân lớn
nhất của lịng mình.
*
*

*


Ngày 12 tháng 8 năm 1969. Sáng khơng có mưa rào nhưng vẫn lay bay và lại có
gió. Các hàng cây xào xạc trong gió. Trời hơi lạnh. Thời tiết khá khác thường. Từ
tối hôm trước, Bác được báo là đồn cán bộ họp ở Pa-ri vừa về, có cả đồng chí Lê

Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nay đang là cố
vấn tối cao của đồn ngoại giao ta.
Bác bảo đồng chí Kỳ chuẩn bị đưa Bác lên Nhà khách của Trung ương trên Hồ
Tây để gặp phái đồn. Đồng chí Kỳ lại mạnh dạn thưa, xin Bác cho mời các đồng
chí ấy về đây. Bác nói là đồn mới về chắc cịn mệt, Bác cháu ta lên đó tốt hơn, vả
lại từ Hồ Tây quay về Bác còn muốn tranh thủ xem nước lũ sơng Hồng thế nào.
Nghe nói năm nay mênh mơng lắm, dân ngồi bãi đã phải chạy hết lên đê... Bác đã
chỉ
thị
như
thế,
đồng
chí
Kỳ
chỉ
cịn
biết
vâng
lời, nhưng ơng đã khéo léo bí mật gọi điện cho đồng chí
Lê Văn Lương thơng báo Bác đi gặp đồn đồng chí Lê Đức Thọ. Nghe đồng chí
Kỳ báo cáo và xin ý kiến, cân nhắc một chút rồi đồng chí Lương trả lời: Phải tuân
theo yêu cầu của Bác, nhưng cần đem theo áo ấm cho Bác. Thế là chỉ một lúc sau
đồng chí Kỳ đã kiếm được một chiếc áo bông khá dày đem theo... Khi Bác và các
đồng chí cùng đi đến nơi, đồng chí Lê Đức Thọ và đồn ngoại giao đều ùa ra đón.
Ai cũng ngạc nhiên và trách đồng chí Kỳ sao lại để Bác ra ngoài khi thời tiết thế
này. Đồng chí Kỳ phải báo cáo lại mọi chuyện. Cả đồn ngoại giao đều vơ cùng
cảm động trước tấm lịng của Bác với công việc và anh em ngoại giao. Bác ngồi
xuống ghế, đồng chí Kỳ cẩn thận cầm chiếc áo bơng rón rén đến khốc lên vai Bác.
Trước khi nghe đồng chí Lê Đức Thọ báo cáo, Bác tươi cười hỏi anh em ngoại giao
mới về có chuyện gì vui bên lề hội nghị kể cho Bác nghe. Thế là khơng khí trong

phịng khách vui vẻ hẳn lên. Anh em cán bộ ngoại giao hào hứng thay nhau kể.
Theo họ. Hội nghị Pa-ri y như cuộc "chạy việt dã" của các nhà ngoại giao. Ngay
việc đầu tiên là địa điểm họp ở đâu, hai bên đã liên tục thi nhau "cò cưa" rất lâu.
Đầu tiên Mỹ đề ra họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Việt Nam đề ra Phnôm Pênh (Campu-chia).
Mỹ
lại
đưa
ra:
Niu
Đê-li
(ấn
Độ),
Ja-kac-ta
(In-đô-nê-xi-a),
hoặc
Yan-gôn
(Miến
Điện).

Nội
lại
đề ra Vac-sa-va
(Ba
Lan).
Mỹ
tiếp
tục
đưa ra danh sách khác: Ka-bun (áp-ga-nix-tan), Cô-lôm-bô (Xri Lan-ka), Tô-ky-ô
(Nhật), Bru-xen (Bỉ)... Cuối cùng, sau một tháng, hai bên mới nhất trí chọn Pa-ri.
Địa điểm xong lại đến hình dáng bàn họp: vng hay bầu dục, hay tròn. Cũng mãi

sau mới thống nhất được bàn tròn. Rồi lại đến thành phần hội nghị, càng gay hơn.
Mỹ yêu cầu phải có đồn của Chính phủ Thiệu ở Sài Gịn tham gia. Tới đây có
thêm chuyện vui: Đồng chí Xn Thủy của ta vốn ln ln có nụ cười trên môi,
các nhà báo quốc tế đều gọi vui là "ơng Trưởng đồn có nụ cười thường trực".
Nhưng hơm ấy nụ cười như biến mất. Khi Xia-rớt Ven (Cyruc Vance) - trưởng phái
đồn Mỹ nêu lên ý kiến phải có phái đồn của Sài Gịn (Thiệu), đồng chí Xn
Thủy đã nghiêm nghị bác bỏ luôn ý kiến này. Ha-ri-men (Harriman) - Thứ trưởng
ngoại giao tham gia phái đoàn Mỹ tuyên bố liền: "Nếu thế, bom sẽ lại rơi trên đầu
các ơng". Mặt lạnh như tiền, đồng chí Xn Thủy nói như gắt lên: "ông dọa đấy
hả? Ném bom trở lại? Chúng tôi sẵn sàng bắn gục các ông ngay". Cố vấn Lê Đức
Thọ đóng vai trị mềm mại hơn: "Các ông dọa bằng chiến tranh không được đâu.
Chúng ta đánh nhau mãi rồi cịn lạ gì nhau? Chúng ta đã đến đây là để hoà đàm


mà!". Ha-ri-men ngồi im một lúc rồi tuyên bố: "Thôi được, tơi rút lại câu nói bom
sẽ lại rơi trên đầu các ơng"... Mọi người cười ồ. Một chuyện khác: cũng trong một
cuộc họp, ngoại trưởng Kit-xing-gơ - cố vấn bên phía Mỹ đã phản bác lại một số
điều thoả thuận đã nhất trí trong cuộc họp trước. Đến lượt đồng chí Lê Đức Thọ
nói, nhưng lần này ơng khơng mềm mại nữa mà cáu và dùng cả những từ như:
"ngu xuẩn", "lật lọng"... Kit-xing-gơ đã đáp lại: "ông cố vấn (đồng chí Lê Đức
Thọ) đàm phán mà nói như mắng tơi, ít nữa nếu chúng ta có hồ bình thì ơng mắng
ai nhỉ? ơng có mắng cán bộ của ông như thế bao giờ không?". Cố vấn Lê Đức Thọ
điềm nhiên trả lời: "Cán bộ của tôi chẳng ai quay quắt, lật lọng mà phải mắng!".
Lại cười ồ cả lên. Vui quá. Nhưng đồng chí Kỳ cho biết, Bác cịn muốn ra xem
sơng Hồng nước lụt. Đồng chí Thọ bèn xin phép Bác được bắt đầu báo cáo công
việc rồi còn xin chỉ thị của Bác.
Hơn một giờ nghe báo cáo xong, trước khi ra về, Bác khen ngợi các đồng chí
trong phái đồn đã ''chiến đấu rất tốt'', rồi Bác căn dặn thêm và nhấn mạnh về tính
chiến lược hiện nay của công tác ngoại giao cần phải có nhiều sáng tạo hơn nữa
cũng như kiên trì hơn nữa, lúc cương lúc nhu... để làm cho công tác ngoại giao

thắng lợi. Đây cũng là một mặt trận góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung.
Đế quốc Mỹ rõ ràng đang ngả dần sang thế yếu, bị động, ta càng phải đẩy mạnh
ngoại giao để hỗ trợ. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức
đấu tranh để giành lấy toàn thắng.
Rồi đúng như ý muốn của Bác, khi ra về, xe rẽ tới một chỗ sát bên đê không
xa đầu cầu Long Biên để Bác lên coi tình hình sơng nước. Đồng chí Kỳ ln đi
sát để đỡ Bác leo lên đê. Ông cứ cuống lên, hết đỡ sau lưng lại như xốc nách, rồi
chỉ cịn thiếu cõng Bác lên lưng. Nhưng Bác ln ln gạt lại và cố gắng một
mình leo lên đê từng bước một. Mưa đã tạnh, nhưng gió vẫn thổi dào dạt khá
mạnh. ông Kỳ lo thắt ruột, vẫn bám sát, hai tay luôn để hờ sau lưng Bác.
Bác đã lên tới mặt đê. Bác đứng đó, hai bàn tay úp lên nhau đặt trên đốc chiếc
can cắm thẳng trước mặt. Bác lặng ngắm nhìn dịng sơng lũ đỏ nặng phù sa đang
cuồn cuộn chảy xiết. Ngập lụt mênh mang như biển. Bờ bên kia xa tít chỉ cịn là
những vệt cây xanh úa kéo dài mờ mờ sau khói sóng. Gió kéo dài hun hút. Bác vẫn
đứng đó, lúc trơng dân bãi chạy lụt nhếch nhác trên đê, lúc ngước nhìn lên bầu trời
vẫn đầy mây xám, lúc lại đăm đăm trơng ra dịng sơng lũ vẫn đang như điên cuồng
phô diễn tất cả sức mạnh tàn bạo, hung dữ của mình. Đơi mắt Bác vốn đã rất sáng,
lúc này càng như sáng ngời lên với những suy tư đang tràn ngập và cả bao niềm
thương đau vò xé. Tuy nhiên trong đôi mắt sáng láng đến kỳ lạ ấy như đang tràn
ngập cả sức mạnh của tinh thần sáng suốt cùng lịng quả cảm vơ song... Đồng chí
Kỳ và các cán bộ đi theo chăm chú ngắm nhìn Bác, bỗng như cùng có cảm tưởng
Bác khơng phải chỉ đang đau lòng trước cảnh lụt lội lầm than cụ thể ở nơi đây, mà
còn như đang đầy tâm trạng lặng nhìn cả đất nước, cả giang sơn này đang cịn phải
chịu đựng biết bao gian nan để rồi mới có thể đi tới ngày toàn thắng.
Rồi Bác chậm rãi bước đi, khơng cho ai dìu đỡ. Tự mình xắn quần, với chiếc
can, Bác đi dọc trên bề mặt đê lầy lội để tới thăm một số gia đình chạy lụt. Bác
luôn luôn dừng lại trước những túp lều làm tạm rách rưới, xiêu vẹo. Bác thăm hỏi


và an ủi các cụ già, vỗ về các trẻ nhỏ. Bác đến gặp cả một số thanh niên, trong đó

có cả bộ đội phục viên. Họ đang liên tục bơi tay vo, hoặc chống, đẩy những chiếc
bè làm bằng nứa ghép, hoặc các phản gỗ tháo ra, hoặc chỉ là các thân chuối buộc
lại. Với những chiếc bè "ứng dụng" ấy họ lao ra các xóm ngồi bãi đã chìm ngập
để mị vớt những gì cịn có thể vớt, từ chiếc nồi nhơm méo mó cho tới những chiếc
bu gà, dù gà đã chết cả trong bu vì khơng kịp chạy. Hầu hết đều mình trần, đầu tóc
rũ rượi nước mưa, nước sông, mệt lử lả, họ từ các bè trở lại lên đê. Bác chủ động
tới gặp họ hỏi thăm và động viên. Hết sức bất ngờ và sửng sốt, họ chỉ cịn biết gần
như khóc lên vì q xúc động ''ơi, Cha già!". Tuy nhiên, gió lại như mạnh lên, mưa
cũng lại lay bay vài hạt. ông Kỳ và những người đi theo Bác cùng vội xin Bác
quay trở về. Biết là không thể cưỡng lại mãi ý kiến của những người bảo vệ và
phục vụ mình, Bác lại chống can tự mình trở xuống chân đê.
Từ lúc lên xe, Bác gần như hoàn toàn im lặng. Chỉ có một lần, Bác quay lại khẽ
hỏi đồng chí Kỳ, mà có lẽ như muốn tự hỏi chính mình: "Bao giờ thì ta có thể
chống lại được lũ lụt? Bao giờ có thể làm cho nhân dân ta hết khổ?".
Buổi chiều hơm đó, trên nhà sàn, Bác vẫn làm việc như thường lệ, nhưng đồng
chí Kỳ thấy sắc thái Bác có vẻ kém đi, vẻ mệt nhọc cũng rõ hơn và như ẩn giấu cả
một nỗi đau buồn nào đó trong ánh mắt. Phải chăng quang cảnh lụt lội ngồi sơng,
bãi vẫn cịn ám ảnh Bác mãi chưa ngi và rất có thể cả những cơn gió lạnh tệ hại
kia ít ra cũng đã làm Bác khó chịu.
Rồi bỗng, đang ngồi ở nhà dưới, ơng Kỳ thấy có tiếng ho. Gần như giật mình,
ơng chăm chú nghe, ơng đã nghe ra ngay đó là tiếng ho của Bác. Lại nghe mấy
tiếng ho tiếp. Rồi cứ thế chốc chốc lại thấy tiếng ho liền, mà ho khá mệt. Không
thể kiên trì được nữa, đồng chí Kỳ vội chạy lên nhà sàn. Bác nhìn ra, khẽ hỏi:
- Chú lên làm gì đấy?
- Thưa Bác... Thưa Bác....
Miệng đáp chưa hết câu, ông Kỳ đã bước vội vào phòng, lấy một cốc nước ấm
đưa tới mời Bác chiêu cho dịu họng, và hỏi Bác liệu cần thuốc không để gọi bác
sĩ… Bác cảm ơn và bảo Bác chỉ ho qua loa, khỏi phiền anh em. Và Bác giục đồng
chí Kỳ xuống nhà.
Vâng lời, ông Kỳ trở xuống. Nhưng từ lúc đó cho tới gần hết buổi chiều, ông

không sao ngồi yên được nữa, Bác vẫn chốc chốc lại khúc khắc ho, thậm chí có lúc
Bác ho khá dài. Với sự nhạy cảm của mình, khơng thể chờ xin ý kiến Bác nữa, ơng
Kỳ gọi điện ngay cho bác sĩ Nhữ Thế Bảo (Chủ nhiệm Khoa Tim mạch Viện 108
và đang là Tổ trưởng Tổ y tế đặc trách trông nom sức khoẻ cho Bác).
Chỉ khoảng gần một giờ sau, bác sĩ Nhữ Thế Bảo cùng bác sĩ Lê Ngọc Mẫn 1 đã
đạp xe hộc tốc tới. Cả hai ông Bảo và Mẫn chỉ kịp ném xe vào gốc cây, chạy bổ lên
nhà sàn và thực hiện ngay mọi thăm khám hết sức tỉ mỉ. Cuối cùng cả hai bác sĩ
đều kết luận: không hoặc chưa có triệu chứng gì khác lạ, trước mắt chỉ thấy Bác bị
1

. Bác sĩ Mẫn là người đã đi Liên Xô về tháng 8 năm trước cùng các bác sĩ Quyền và bác sĩ Điều.


viêm phế quản dẫn đến ho do bị cảm lạnh. Ông Kỳ thầm "Nam mô A Di Đà phật",
cầu mong mọi sự đúng là nhẹ nhàng như thế.
Sau khi đưa thuốc và tận mắt thấy Bác uống xong, hai bác sĩ mới xin phép Bác
ra về. Trời bắt đầu tối.
Khoảng 21 giờ, thấy trên nhà sàn vẫn còn sáng đèn, dù các bác sĩ đã yêu cầu
Bác cần ngủ sớm. Ông Kỳ lại leo nhanh hai bậc thang một lên nhà. Quả nhiên
Bác vẫn thức, không những thế lại đang ngồi trước bàn làm việc như thường lệ
tuy vẫn khúc khắc ho. ơng Kỳ lại đem một cốc nước nóng tới đưa cho Bác và
bỗng nhiên nhìn thấy gương mặt Bác thống như có vẻ đang bừng bừng. ơng Kỳ
khơng kịp xin phép, đặt nhanh bàn tay mình lên bàn tay Bác. Và giật mình, ơng
Kỳ muốn bật thốt lên: ôi, Bác sốt rồi! Thật vậy, bàn tay Bác khá nóng. ơng Kỳ
vội xin phép Bác cho được tạm đo nhiệt độ bằng chiếc máy đo cá nhân vẫn luôn
để sẵn trên nhà. Chỉ mấy phút sau, gỡ bao quấn tay Bác ra, nhìn lại đồng hồ đo
lần nữa cho khỏi nhầm: Chưa phải là cao lắm, nhưng đúng là Bác đang sốt, dù là
sốt nhẹ. Lần này thì ơng Kỳ không dám nhân nhượng nữa. ông nhất quyết đề
nghị Bác phải uống tiếp thuốc của bác sĩ Bảo để lại, rồi đi nằm nghỉ. Nhìn ơng
Kỳ, Bác cười, nhưng có lẽ cũng khơng muốn làm cho người thư ký hết mức tin

yêu này quá lo lắng, Bác thu tài liệu lại, uống thuốc, rồi thong thả sang phòng
ngủ của mình. Bấy giờ ơng Kỳ mới trở xuống nhà, lặng lẽ quay máy gọi bác sĩ
Bảo.
Sáng hôm sau không phải chỉ có bác sĩ Bảo mà cả
Hội đồng bác sĩ y khoa chuyên lo sức khoẻ cho Trung ương
do chính bác sĩ Bảo phụ trách đã có mặt ở nhà sàn từ
khá sớm với đầy đủ thuốc men và các máy móc y tế cần thiết. Đêm qua, Bác đã
gần như ho suốt. Rồi cả đồng chí Trường Chinh, đồng chí Sao Đỏ (Nguyễn Lương
Bằng) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến. Bác không khỏi cảm động:
- Các chú đến sớm vậy? Mà sao đông thế? Bác chỉ ốm sơ sơ thơi mà. Các chú
chớ có q bận tâm.
Các bác sĩ xin được thăm khám cho Bác ngay. Tất cả mọi người đều im lặng
chăm chú theo dõi mọi hoạt động của Hội đồng bác sĩ. Khơng khí trong căn phòng
ngủ của Bác trên nhà sàn tuy chưa phải q nghiêm trọng nhưng cũng đã có phần
chẳng
bình
thường.
Người
muốn
giải
toả khơng khí ấy khơng phải ai khác lại chính là Bác. Tranh thủ giữa các việc làm
điện tim, đo mạch, kiểm tra huyết áp... Bác thường mỉm cười và hỏi chuyện mọi
người, rất ân cần.
Sau một hồi khám và xét nghiệm, Hội đồng bác sĩ y khoa đã đi tới kết luận ban
đầu: Bác bị viêm phế quản trên nền viêm phế quản mãn tính nên sốt cao và bạch
cầu tăng. Hội đồng quyết định dùng thuốc kháng sinh Tatopen (giống như
Ampicilin) của Pháp để điều trị cho Bác.
Tất cả mọi người đều như thầm thở, trút được một chút lo lắng. Gương mặt các
đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp đã bớt căng thẳng.
Các đồng chí đều bắt tay các bác sĩ rất chặt - những cái bắt tay gửi gắm rất sâu



nặng. Tất cả mọi cán bộ, nhân viên khác cùng có mặt trong thời khắc căng thẳng
vừa qua, trước khi ra về đều chúc Bác mau bình phục cho con cháu được nhờ, cho
Tổ quốc được mau thống nhất, cho đất nước sớm được yên bình, và hết lời đề nghị
các bác sĩ gắng trông nom Bác.
Tuy nhiên, mấy ngày sau đó huyết áp Bác vẫn chưa được thật ổn định, khi lên
khi xuống thất thường. Bộ Chính trị lại phải hội ý. Một quyết định đã được đưa ra
theo đề nghị của các bác sĩ: mời Bác xuống ở căn nhà mới xây năm 1967 khi Bác
đi Trung Quốc. Ngơi nhà nhỏ phía sau nhà sàn rất kiên cố, có thể chống bom. Nếu
Bác chịu xuống ở căn nhà mới xây mang ký hiệu H67 ấy Bác sẽ không phải leo
cầu thang vất vả và khó khăn nữa. Bác trầm ngâm một chút rồi đáp: Các đồng chí
Bộ Chính trị đã có ý kiến, Bác chấp hành. Thế là lần đầu tiên Bác phải xa ngôi nhà
thân yêu mà Bác đã ở đó gần trịn 15 năm với niềm vui và hạnh phúc là được cống
hiến và hi sinh cả đời mình cho cách mạng, cho nhân dân, cho Tổ quốc. Khi các
đồng chí trong Bộ Chính trị cùng đồng chí Kỳ đỡ Bác xuống hết cầu thang, Bác
khơng khỏi ngối nhìn lại ngơi nhà sàn với cặp mắt thật xa vắng.
Cũng vẫn thật đặc biệt. Xuống nhà H67, khơng chịu hồn tồn nằm nghỉ, Bác
vẫn làm việc. Tất nhiên Bác nói: "Nhẹ nhàng thơi mà". Bác cịn cười, nói thêm:
"Bác nằm suốt ngày sẽ càng ốm to!".
- Ngày 18 tháng 8 năm 1969, Bác đã ký Sắc lệnh
số 123-LTC bổ nhiệm đồng chí Đỗ Mười giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch
Văn phòng Phủ Thủ tướng.
- Ngày 21 tháng 8 năm 1969, Bác đã ký 2 sắc lệnh: Lệnh số 124-LCT thưởng
hai Huân chương Chiến công hạng Nhì cho hai chun gia Liên Xơ: Pa-ven Nơ-xơca-ri-ơp và Bơ-rít Xu-mi-ri-cơp đã có cơng giúp nhân dân ta trong kháng chiến
chống Mỹ. Lệnh số 125-LTC công bố tha cho những phạm nhân cải tạo tốt và giảm
hạn tù cho những phạm nhân thật thà và cố gắng sửa chữa khuyết điểm trong thời
kỳ ở trại.
- Ngày 22 tháng 8 năm 1969, Bác ký Điện chào mừng gửi các đại biểu dự
"Cuộc gặp gỡ thế giới của Thanh niên và sinh viên vì sự thắng lợi cuối cùng của

nhân dân Việt Nam", họp ở Hen-xin-ki (Phần Lan).
- Ngày 23 tháng 8 năm 1969, Bác Hồ thưởng huy hiệu của Người cho 7 thiếu
niên dũng cảm, thật thà nhặt được của rơi đem trả người đánh mất, dũng cảm lao
xuống sông (trong đó cháu bé nhất là 7 tuổi) cứu người bị nạn.
Cũng trong ngày 23 tháng 8 năm 1969, Bác trao huy hiệu của Người cho Bộ
Quốc phòng để thưởng cho các phi công ta bắn rơi máy bay Mỹ và cứu dân khỏi
nước lụt.
Ai ai cũng hiểu tất cả những việc đó khơng phải chỉ là sự sáng suốt và sức
làm việc phi thường của Bác, mà trước hết là tinh thần, ý chí, cùng tấm lịng bao
la vơ cùng của Bác.
Nhưng rồi sự lo xa của tập thể lãnh đạo đã không phải là quá đáng bởi sau đó
bệnh của Bác lại bột phát. Tối 24 tháng 8 năm 1969 Bác đang nằm nghỉ, khoảng 20
giờ 30 phút, ơng Kỳ vẫn cịn đang ngồi ở ngồi nhà cho mát bỗng nghe Bác thở


khá mạnh và gấp. Gần như giật bắn người, ông lao vào nhà. Trên giường, Bác đang
nằm,
tay
ôm
lấy ngực day day, xoa xoa. Cố nén mọi tiếng kêu sợ hãi, ông Kỳ vồ lấy chiếc máy
nói thường trực gọi gấp bác sĩ Nhữ Thế Bảo.
Rất nhanh, chỉ một lúc sau, không phải chỉ có ơng Bảo mà cả Hội đồng y khoa
đã có mặt đầy đủ cùng máy điện tim, điện não đồ... và các loại kim tiêm đặc biệt,
thuốc men đặc biệt... Cũng liền ngay sau đó là sự có mặt của các đồng chí: Nguyễn
Lương Bằng, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Song Hào...
Các bác sĩ ai vào việc nấy. Người khám sơ bộ lâm sàng cho Bác, người bắt đầu
mở các máy y tế chun dụng. Khơng khí hết sức khẩn trương.
Một lúc sau, rời máy quay ra, bác sĩ Tổ trưởng Nhữ Thế Bảo cất tiếng nói chỉ
vừa đủ nghe, nhưng thật sự quan trọng:
- Thưa các đồng chí, Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau.

Ơng Kỳ và tất cả các đồng chí lãnh đạo thoắt như choáng, lặng đi. Tuy nhiên
bác sĩ Bảo đã cố gắng nói tiếp:
- Báo cáo các đồng chí, nhưng dẫu sao cũng cịn có hi vọng cấp cứu. Chúng tơi
sẽ cố hết sức mình.
Một hồi sau, đúng như lời bác sĩ Nhữ Thế Bảo, Bác đã dần dần hồi tỉnh, rồi mở
mắt ra. Như để đáp lại những lời thăm hỏi của mọi người, Bác cố gắng giữ vẻ bình
thường, nhưng gương mặt vẫn còn xanh xao và hơi thở còn khá mệt nhọc.
*
*

*

… Một chiếc xe com măng ca phóng khá nhanh trên con đường Trần Hưng Đạo,
hướng tới Viện Quân y 108 ở bên bờ sông Hồng. Trên xe là đồng chí Phó Tổng
Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài và đồng chí Cục trưởng Cục Bảo vệ Trần Kinh
Chi. Cả hai cùng ngồi im lặng, nhưng đều đang nghĩ tới tất cả mọi việc đã và đang
được triển khai rất khẩn trương do tình hình sức khoẻ của Bác. Tối 24 vừa qua là
một tối đáng gọi là lo sợ cho tất cả mọi người. Dù Bác đã qua khỏi đêm nguy kịch
nhưng mọi bất trắc vẫn còn nguyên. Cho nên việc thứ nhất là ngay trong đêm, Trung
ương Đảng đã phải điện gấp sang Bắc Kinh đề nghị cử thêm một số chuyên gia y tế
giỏi sang ngay, tham gia vào việc chữa bệnh cho Bác. Việc thứ hai là Văn phòng Phủ
Thủ tướng cũng được lệnh điện gấp cho ông Vương Quốc Mỹ (Bộ Kiến trúc) đang
công tác ở Liên Xô đề nghị Bạn cử ngay các chuyên gia y tế và dụng cụ cần thiết
phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác khi qua đời sang ta. Một việc lớn nữa là
được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương
đã quyết định thành lập một ban chỉ đạo (của Quân ủy)
để chỉ đạo kịp thời và cụ thể mọi công tác chăm sóc sức khoẻ Bác cũng như việc tổ
chức lễ tang và việc lưu giữ thi hài Bác. Ban Chỉ đạo gồm: đồng chí Lê Quang Đạo,
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng làm



Trưởng ban; đồng chí Phùng Thế Tài làm Phó ban; đồng chí Trần Kinh Chi, ủy viên
thường trực, cùng hai ủy viên nữa là bác sĩ Vũ Văn Cẩn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục
Hậu cần kiêm Cục trưởng Quân y và đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị.
Ban Chỉ đạo đã họp. Mọi người đều rất lo buồn, cùng chung một cảm tưởng:
thời điểm nghiệt ngã nhất xem ra đang đến gần. Ban Chỉ đạo đã quyết định: Việc
trước tiên là phải kiểm tra lại toàn bộ mọi khâu công tác đã chuẩn bị cho "đại sự'',
nhất là hai cơ sở quan trọng 75A và 75B. Trước đây, ông Tài và cả ông Kinh Chi
vẫn đều đặn lui tới đây đôn đốc công việc, nhưng hôm nay thay mặt Ban Chỉ đạo,
hai ông phải kiểm tra lại một lần nữa, để rồi các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Lê
Văn Lương sẽ tới kiểm tra lần chót.
Bỏ xe lại ở bãi trước khu nhà chính của Viện Quân y 108, hai ông cùng đi bộ vào
và như mọi khi lại lấy dáng vẻ bình thường như tất cả mọi người đến khám bệnh
hoặc thăm người ốm. Một số cán bộ quân đội nhận ra hai ông, giơ tay chào…
Cũng lại như mọi lần, hai ông lại phải tách ra, mỗi người đi một ngả khác nhau.
Lát sau hai người lặng lẽ đi sâu vào khu vực cuối bệnh viện nơi rất ít người qua lại.
Tới khu vực này, hai ơng cùng nhanh chóng bước vào ngơi nhà một tầng nằm hẻo
lánh sát phía sau nhà tang lễ của bệnh viện. Ngôi nhà này vốn từ lâu là Khoa Giải
phẫu bệnh lý. Nơi đây đã được Quân ủy phê duyệt cải tạo thành cơng trình 75A.
Bữa nay hai ông lại tới đây, vừa bước vào phòng chờ - cũng là phòng tạm nghỉ
của các bác sĩ, đã thấy bác sĩ Nguyễn Gia Quyền với cái đầu hói khá đẹp cùng
dáng người đậm với gương mặt trung hậu của bác sĩ Lê Điều. Ông Quyền là tổ
trưởng ở đây, nhưng vẫn là Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh lý của Viện 108 nên
ln ln bận. Ơng Điều có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vật tư trong tổ, ngoài ra còn
thường xuyên hướng dẫn, truyền đạt lại các kỹ thuật và kinh nghiệm bảo quản thi
hài đã học được ở Liên Xô cho anh em mới. Học ngay ở 75A và ứng dụng luôn
trong các thực nghiệm ở Viện Qn y 108, do đó trình độ của anh em tiến bộ rõ rệt.
Hôm nay cả hai ông Quyền và Điều đang làm việc với các bác sĩ, y tá mới được bổ
sung vào Tổ y tế đặc biệt: Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, bác sĩ Sái Thế, y sĩ Nguyễn

Trung Hát và y công Phạm Ngọc ảm. Thấy hai ông Tài và Kinh Chi tới, mọi người
đều giật mình. Và gần như có chung cảm tưởng có lẽ nỗi bất hạnh rất lớn của dân
tộc đã tới!
- Báo cáo các anh, chúng tôi sốt ruột quá nên đang tự kiểm tra tồn bộ thêm lần
nữa, xem máy móc... để ngộ nhỡ... có gì... - Bác sĩ Nguyễn Gia Quyền báo cáo.
Ơng Tài tỏ vẻ hài lịng:
- Vậy ổn cả chứ, bác sĩ?
- Báo cáo các anh, hoàn toàn ổn định. Các thông số kỹ thuật vẫn rất tốt. Mời các
anh vào phịng kỹ thuật chính. Chúng tơi cho chạy lại các máy lần nữa để các anh
trực tiếp kiểm tra lại.
Ơng Tài gật đầu, cùng ơng Kinh Chi thay áo quần y tế, giày dép, rồi bước vào
căn phòng đặc biệt. Đây là nơi đầu tiên sẽ đưa thi hài Bác tới làm các công tác y tế


ban đầu, nhưng rất quan trọng trước khi chuyển Bác ra Ba Đình làm lễ viếng và Lễ
Quốc tang.
Một căn phịng rất sáng. Máy móc được mở lại: Nhiệt độ 16 độ C, chênh lệch
co dãn chỉ trên hoặc dưới 0,2 độ C và độ ẩm là 75%. Khơng khí đã được vô trùng
tuyệt đối. Tất cả đúng với yêu cầu kỹ thuật. Cẩn thận, ông Tài yêu cầu anh em xoá
đi làm lại lần nữa. Lần thứ hai vẫn y như thế, ông Tài và ông Kinh Chi hết sức hài
lòng, chỉ còn biết quay lại bắt tay thật chặt hai ông Quyền và Điều cùng anh em
bác sĩ, y sĩ. Là người ''ngoại đạo'', nhưng ông Tài và cả ông Kinh Chi đã được các
nhà khoa học và các bác sĩ cho biết: Trong những cơng trình như thế này, môi
trường với nhiệt độ, độ ẩm và quy trình thơng gió là quan trọng hàng đầu. Tất
nhiên thuốc cũng rất quan trọng mà chủ yếu là dung dịch đặc biệt để lưu giữ thi
hài. Dung dịch này chỉ Liên Xơ mới có, đó là một bí mật quốc gia của Bạn. (Tất
nhiên trong y học cũng có nói, có viết, thậm chí có dạy qua về dung dịch này,
nhưng chưa ở đâu đã có thực tế qua thực hành như Liên Xơ, do đó trừ Liên Xơ trên
thế giới chưa ai sản xuất được). Vậy mà, mặc dù bước đầu mới học được ở Bạn ít
nhiều và khi về được Bạn cho một số máy móc tối thiểu, với trí thơng minh và

truyền thống linh hoạt, sáng tạo, các bác sĩ ta cũng đã tạo nên được một căn phòng
đặc biệt đúng với yêu cầu cao của khoa học, và đã mấy lần thực nghiệm đều cho
kết quả tốt.
Dù đã có tiếng là một võ tướng rất cứng rắn, nhưng hôm nay ông Tài không
thể không cảm động nhớ lại tất cả những vất vả, khó khăn ban đầu mà các cán bộ,
chiến sĩ công binh phải trải qua. ấy là lúc một kỹ sư thiết kế các cơng trình quốc
phịng của Binh chủng Cơng binh là đồng chí Nguyễn Trọng Quyển đang cơng
tác ở Bắc Kạn nhận được điện gọi, đã tức tốc trở về ngay. Ông Quyển phải guồng
chiếc xe đạp cà tàng suốt 200 cây số về Hà Nội. Và ngay sau đó một tổ cán bộ đã
hình thành, gồm Nguyễn Trọng Quyển - tổ trưởng, cùng các thành viên: Bùi
Danh Chiêu - một trong 3 kỹ sư hiếm hoi về thơng gió của Việt Nam thời đó và
các kỹ sư Nguyễn Lam Sinh, Phạm Hoàng Vân, Hoàng Quang Bá. Tổ vừa thành
lập xong đã bắt tay ngay vào việc theo phương châm vừa thiết kế vừa xây dựng.
Lực lượng thi cơng là Tiểu đồn 2 Cơng binh do đồng chí Trần Sĩ m chỉ huy cũng là một đơn vị giỏi.
Tổ kỹ thuật cùng anh em Tiểu đồn 2 đã mau chóng nhận thức được trách
nhiệm rất quan trọng sẽ phải hoàn thành, bởi đây là một cơng trình đặc biệt và rất
phức tạp. Về chun mơn đã khó, nay cịn thêm khó khăn do điều kiện khách quan
mang lại: qua mấy năm chiến tranh phá hoại, một số cơ sở điện, nước đã bị địch
đánh phá nặng, không thể bảo đảm 24/24 giờ cho anh em thi công. Các cơ quan
Trung ương lại sơ tán nhiều, việc liên hệ về giấy tờ, vật chất... rất vất vả, khó khăn.
Địa điểm thi cơng lại là một khu vực nhỏ ở cuối bệnh viện khá chật hẹp, phải chia
ca, kíp và phải làm việc cả ngày đêm... Nhưng tất cả các sĩ quan và chiến sĩ Tiểu
đồn 2 Cơng binh đã lao động hết mình, làm tới đâu được nghiệm thu tới đó. Tóm
lại khâu xây dựng là rất tốt. Tuy nhiên khi đi vào lắp đặt máy móc thiết bị rồi vận
hành thử mới phát sinh ra nhiều khó khăn khác, trong đó có một khó khăn vào loại


×