Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG tỷ PHÚ mỹ và CÁCH làm GIÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.24 KB, 59 trang )

NHỮNG TỶ PHÚ MỸ VÀ CÁCH LÀM GIÀU
1. John Werner Kluge
(1914- …)
Trong tiếng Đức, "Kluge" nghĩa là thông minh tài giỏi, còn John Werner Kluge
đúng là hữu danh vô thực. Ông đã tạo dựng sự nghiệp của mình dựa vào sự thông
minh bẩm sinh và tài đánh bạc. Trước khi bị Bill Gates và Warren Buffett vượt số
tài sản ông sở hữu là 6,7 tỷ đô, thì ông đã liên tục ba năm đứng vị trí hàng đầu do
tờ báo "The Forbes" bình chọn.
Cha ông là kỹ sư người Đức và mất năm ông mới lên 8 tuổi, ông và cha ông di
dân sang Mỹ. Hai cha con ông định cư ở thành phố Detroit, ông làm việc trong một
xưởng lắp ráp xe hơi Ford, sau đó ông đến New York học kinh tế trong trường đại
học Colombia và được nhận học bổng. Để trang trải cho việc chi tiêu của mình,
ông đã làm tiếp thị giầy và làm cả thư ký. Nhưng trong thời gian học đại học, công
việc mà ông kiếm được nhiều tiền nhất chính là đánh bạc. Trong thời gian học đại
học ông đã học ngành kinh tế nhưng cũng học được cách chơi bài giấy và đến năm
1937 khi tốt nghiệp ông kiếm được 7.000 đô. Khi làm thương mại ông cũng say
mê và nhiệt huyết như chơi bài.
Ông thường thích làm những gì trái với quy luật tự nhiên, ông đã kiếm được
một khoản tiền cực lớn từ đôi bàn tay trắng qua việc đánh bạc. Vào những năm 50
thế kỷ XX, ông đã đầu tư vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật truyền hình mà chưa
được chứng thực. Sau này ông còn tiếp quản kênh truyền hình đã bị người khác bỏ,
trong khi người dân đều nghe đài phát thanh AM thì ông lại mua đài FM, tiếp nữa
là khi khán giả thích xem phim truyền hình mới thì ông lại quay về phát những bộ
phim
như
"Tôi
yêu
Lucy",
(I love Lucy), hoặc là "Cha cái gì cũng biết" (Father knows best). Ông cũng là
người đầu tiên bước chân vào trong lĩnh vực lắp ráp điện thoại di động và cũng đã
đầu tư ở một số lĩnh vực khác, khi đầu tư như vậy thì những nhà đầu tư khác đều


cho rằng ông không thể phát triển được vì nó trái với quy luật tự nhiên.
Nhưng không phải lúc nào cũng thuận buồn trong việc đầu tư, ông cũng gặp
phải rất nhiều điều không may mắn nhưng vì ông là một người thông minh nhanh
nhạy nên ông biết lúc nào thì nên "quấn chiếu". Năm 1960 ông đã mua đài phát
thanh toàn cầu, đây là đài phát thanh sóng ngắn mang tính thương mại duy nhất ở
Mỹ. Đúng lúc đài này đang trên bờ phá sản thì ông lại mua vào và thường xuyên bị
thâm hụt lỗ vốn. Dù như vậy nhưng ông vẫn nghĩ mọi cách duy trì để sau hai năm
bán cho giáo hội với giá 1 triệu đô. Không phải lúc nào ông cũng là người may
mắn, vì ông cũng đã từng bị thất bại trong việc thành lập tờ tạp chí cuộc sống, tờ
tạp chí này đã khiến ông sống dở chết dở.
Ông còn mua cổ phần của công ty vô tuyến điện đường dài, công ty liên hiệp
chuyên về đồ ăn và công ty điện ảnh. Sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, ông
đã mở rộng và phát triển việc kinh doanh truyền hình và điện thoại sang thị trường
Đông Âu.
Ông cũng đã từng tham gia hoạt động từ thiện, điển hình là ông đã quyên tặng
hơn 100 triệu đô cho trường Colombia để cảm ơn nhà trường đã dạy dỗ ông khi


học đại học, ngoài ra ông còn giúp đỡ để có được quỹ khuyến học cho dân tộc
thiểu số, bởi vì ông luôn mong muốn tất cả mọi người đều có thể đến trường. Ông
là người rất khiêm tốn, chưa bao giờ đắc ý hay tự mãn về danh tiếng cũng như sự
giàu có của mình. Ông đã từng nói: "Nếu như được lựa chọn thì ông nguyện cả đời
này làm một ông thợ mộc".
2. Johns Hopkins
(1795-1873)
Ông Johns Hopkins sinh ra vào đúng năm thành phố Baltimore thành lập,
ông lớn lên cùng với thành phố này. Năm 1800, lúc đó ông vẫn còn là một đứa
trẻ, thành phố này chỉ có vẻn vẹn 35 nghìn dân, nhưng đến năm 1860, thành phố
Baltimore đã trở thành thành phố lớn thứ ba với dân số hơn 200 nghìn dân, còn
ông là một người dân nổi tiếng nhất và cũng là người giàu nhất thành phố này.

Cha mẹ ông là giáo đồ của giáo hội nổi tiếng. Năm 1807, khi họ giải phóng cho
toàn bộ số nô lệ của mình, ông và các anh chị em khác đã bị thôi học và bắt đầu
công việc trồng trọt làm vườn. Năm 17 tuổi, ông đến làm việc ở cửa hàng tạp hoá
của chú ở Baltimore. Ông Hopkins đã yêu em họ Ilisabet, nhưng chú của ông
không đồng ý để hai người lấy nhau. Cả đời họ ở vậy và coi nhau như tri kỷ. Trong
con đường sự nghiệp của mình, ông luôn khát vọng có được thành công trong sự
nghiệp và luôn theo truyền thống giáo hội, chính vì khát vọng thành công đó đã
giúp ông có được số tài sản lên tới 10 triệu đô và đã hiến phần lớn số tài sản của
mình cho giáo hội.
Về vấn đề rượu Whisky, đó là cả một vấn đề lớn, ông phải đối diện với sự xung
đột mâu thuẫn cực lớn giữa nghề nghiệp và giá trị tôn giáo. Vào thời kỳ cuối năm
1819, rất nhiều người tiêu dùng đều dùng rượu Whisky để trả tiền cho sản phẩm
mà họ mua. Chú ông đã nhất quyết từ chối không chấp nhận phương thức giao dịch
này. Cũng vì lý do này cộng với lý do ông chú phản đối chuyện cưới hỏi của ông
với bà Ilisabet, vì thế mà ông đã chủ động không làm ở cửa hàng đó nữa. Năm 24
tuổi, ông đã thành lập công ty riêng nhờ vào số tiền 10 nghìn đô mà chú ông cho.
Chính việc buôn bán rượu Whisky đã khiến giáo hội khai trừ ông khỏi giáo hội,
cho dù sau này ông đã được khôi phục lại và chính điều này đã trở thành một nền
tảng kinh doanh vững chắc và rất có lợi cho ông. Ông đã mở rộng việc làm ăn
buôn bán của mình đến tận bang Virginia, bang Northern Corolin và bang Ohio.
Sau này ông đã chuyển sang ngành ngân hàng. Ông đã cung cấp vốn và đầu tư vào
các dự án công trình ở Baltimore và các khu vực khác. Đầu tư quan trọng nhất của
ông là đầu tư vào dự án đường sắt Baltimore - Ohio. Việc tu sửa của dòng sông
Erie đã đe doạ vị trí của Baltimore làm trung tâm thương mại. Con đường này là
đường sắt đầu tiên của Mỹ chuyên chở hành khách và đã tạo cơ hội mới cho thành
phố này. Năm 1855, ông Hopkins trở thành người phụ trách tuyến đường sắt này.
Năm 1873 đã xảy ra cuộc khủng hoảng, ông đã đầu tư vào tuyến đường này 900
nghìn đô để vượt qua cuộc khủng hoảng.
Ông Hopkins còn là thần hộ mệnh cho thành phố Baltimore, ông đã trợ giúp
thành phố này 500 nghìn đô để qua được thời kỳ hỗn loạn rối ren của cuộc chiến

tranh Nam Bắc. Chính sự giúp đỡ về kinh phí tài chính đã khiến nền kinh tế của
thành phố thoát khỏi cuộc khủng hoảng.


Mặc dù ông rất muốn đi chu du khắp mọi nơi, nhưng chuyện làm ăn và cuộc
sống của ông cứ theo guồng quay của thành phố này và ông đã có được thành công
lớn. Ông đã xây dựng được một trường đại học hàng đầu thế giới mang tên mình.
Ông là người rất tiết kiệm trong sinh hoạt cá nhân, nhưng ông lại không hề tiếc tiền
khi quyên góp và làm từ thiện. Trước khi qua đời không lâu, ông đã quyết định
hiến tài sản của mình cho sự nghiệp công ích. Có lẽ ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ người bạn của mình - ông Goerge Peubody. Ông Goerge đã xây dựng viện
nghiên cứu mang tên mình ở thành phố Baltimore. Khi ông Hopkins qua đời, sau
khi đã để lại một số tài sản cho người thân, phần lớn tài sản ông tặng cho tổ chức
từ thiện. Ông đã từng mắc một số bệnh truyền nhiễm, chính vì thế mà ông đã quyết
định xây dựng một trường đại học y. Tổng cộng ông đã đầu tư 7 triệu đô và chia
đều cho trường đại học Johns Hopkins và viện y học Johns Hopkins. Đây là số tiền
quyên góp cho tổ chức từ thiện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, vì thế mà ông sống
mãi trong lòng cư dân thành phố này và ngược lại thành phố này cũng mãi mãi
trong trái tim ông.
3. Joseph Pulitzer
(1847-1911)
Ông Joseph đã chuyển từ Budapest đến Mỹ năm hơn mười tuổi, lúc bấy giờ ông
không biết nói tiếng Anh, hơn nữa trong người không một xu dính túi, thị lực cực
kém, buổi tối ông ngủ trên ghế băng ở quảng trường Madison, thường xuyên bị roi
của cảnh sát gọi dậy. Khi qua đời năm 1911, ông có tờ nhật báo số một ở New
York, bất động sản trị giá 30 triệu đô.
Khi ông Joseph hơn mười tuổi đã rời Budapest để đi tìm bí mật quân sự của mình,
nhưng ông đã bị quân đội úc, quân đội Anh và đoàn binh Pháp từ chối. Thị lực của
ông rất kém, hình dáng bên ngoài của ông cũng không phù hợp với tiêu chuẩn của
quân ngũ, nhưng ông không thối chí nản lòng, ông đã ký một bản hợp đồng với cơ

quan trưng binh của Mỹ để ra chiến trường chiến đấu. Có thể ông không phải là một
binh sĩ vĩ đại, nhưng lại là người chiến đấu vĩ đại. Khi cuộc chiến kết thúc, ông đã
kiếm đủ tiền có thể giúp ông tới Saint Louis và dự định kiếm việc làm ở đó. Đối với
một người nước ngoài trẻ chỉ biết một chút tiếng Anh, cơ hội tìm được việc làm ở
đây là cực khó, nhưng ông lại tìm được công việc của nhà báo ở một tòa báo tiếng
Đức.
Ông có một sức khỏe vô biên, nhanh nhạy và tinh thần kiên trinh bất khuất,
chính vì thế đã giúp ông đứng lên được. Năm 1867, ông nhập quốc tịch Mỹ, tiếp
đó trở thành người của tờ báo tiếng Đức, đồng thời còn mua được một số cổ phần
của tờ báo khác. Cho dù ông viết bài bằng tiếng Đức, nhưng ông vẫn chăm chỉ chịu
khó học tiếng Anh và luật, chẳng mấy chốc ông đã có được vốn tiếng Anh kha khá.
Hơn nữa ông còn là một nhà diễn thuyết về chính trị có một sức thuyết phục phi
phàm được mọi người yêu thích. Năm 1869, ông trở thành nghị viên đại biểu của
bộ máy lập pháp bang Missouri, năm 1875 làm đại biểu tham gia đại hội hiến pháp
bang Missouri. Không lâu sau ông làm luật sư ở Washington, nhưng trước khi bắt
đầu thời gian thực tập lại đến một lĩnh vực mới đó là tin tức.
Năm 1878, ông đã mua lại tờ "Tin nhanh Saint Louis" với giá chỉ 2.500 đô, đây
là giá cao nhất của một tờ báo đang chuẩn bị phá sản. Ông đã đầu tư khoản tiền


này và toàn bộ tâm huyết của mình cho tờ báo đó. Tiếp đó ông lại mua thêm báo
"Bưu điện Saint Louis", ông hợp hai tờ báo này lại, không đầy một năm, lượng
phát hành đã tăng gấp đôi. Đến năm 1881, lợi nhuận lên tới 45.000 đô/năm. Sau
này ông phê phán đả kích vạch trần nạn tham ô đồi bại ở Saint Louis, việc làm này
khiến ông gây thù với rất nhiều người. Năm 1882, chủ bút xã luận của ông nổ súng
giết chết một vị luật sư nổi tiếng, vị luật sư này đã từng phát ngôn công kích về
việc khiển trách ông trong bài xã luận. Kết quả vụ giết hại này đã khiến quần
chúng nhân dân phản đối kịch liệt bản thân ông và tờ báo mà ông đang sở hữu.
Trước tình hình gay gắt như vậy, ông đã rời khỏi Saint Louis. Ông đã bị bệnh tật
hành hạ, vì thế mà đã có dự tính sang châu Âu để thoát khỏi giới tin tức và muốn

nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng khi trên đường đến New York, nhà tiền tệ
Jay Gould lại muốn bán cho ông tờ "Báo thế giới" (Nhật báo New York) của mình
với giá 346 nghìn đô và có thể trả phân kỳ.
Ông Joseph đã phát triển tờ báo này thành tờ nhật báo hàng đầu trong ngành
báo chí ở thành phố lớn này, tờ báo này đã tổng hợp những bài bình luận chính
nghĩa về tình hình chính trị và những bài văn hay cảm động lòng người cũng như
những mẩu tin khiến người khác phải cảm phục. Ông đã phát triển tờ báo của mình
lớn mạnh bằng cách như vậy, bởi vì ông hiểu rõ một điều rằng báo chí ngoài việc
cung cấp những tin tức mắt thấy tai nghe còn phải mang tính giải trí nữa. Trong
thời gian ba năm ông không ngừng hoàn thiện tờ báo đó, chính vì thế mà mỗi năm
lợi nhuận lên tới 500 nghìn đô. Ông là một người nhiệt tình, dám nghĩ dám làm,
tàn khốc vô tình lại đầy chính nghĩa, nhưng ông lại chưa bao giờ là một thằng ngốc
chỉ lo kinh doanh, ông là một người ủng hộ kiên quyết của đảng dân chủ Mỹ.
Năm 1887, tình hình sức khỏe của ông vô cùng tồi tệ đã khiến ông phải rời
khỏi vị trí quản lý của tờ "Báo thế giới". Thời kỳ gian khổ trong cuộc cạnh tranh
với ông William Heart Randolph, tờ "Báo thế giới" đã thất thủ, nhưng về sau ông
lại lấy lại và tiếp tục quản lý. Mãi đến tận khi ông qua đời, lượng phát hành của
tờ báo này vẫn không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, ông còn mở thêm một tờ báo
buổi chiều, tờ buổi chiều mỗi ngày cũng xuất bản 400 nghìn tờ.
Ông là người rất giỏi trong việc thiết kế báo, từ những tiêu đề lớn đến những chi
tiết nhỏ, ông thường phấn đấu đến một tiêu chuẩn cao nhất, trước khi bản thảo
được đưa đến bộ phận biên tập đều phải ghi rõ: "chính xác, ngắn gọn". Ông yêu
cầu rất cao đối với các nhà báo, yêu cầu họ tìm được nguồn tin tức mới mẻ, độc
đáo khác người, khiến người khác chú ý và những câu chuyện lãng mạn, không
được mạo phạm vào độc giả hoặc hạ thấp văn hóa đọc của quần chúng. Cho dù sau
khi không quản lý hiện trường nữa, nhưng ông vẫn nhiệt tình đưa ra những kiến
nghị và phê bình rất tỉ mỉ cho các nhà biên tập để trình độ của họ càng tốt hơn.
Cách làm việc của ông khiến nhiều người không thích và thù địch với ông.
Trong một bài luận văn của mình ông đã phê bình gay gắt kịch liệt tổng thống
Theodore Roosevelt về cách quản lý tài chính cũng như chính trị ở khu Panama. Vì

thế mà Roosevelt đã từng công khai khiển trách ông Joseph tại quốc hội. Ông là
người phóng khoáng. Ông qua đời năm 1911 hưởng thọ 64 tuổi và để lại cho người
nhà phần lớn tài sản trong số bất động sản trị giá 30 triệu đô. Ông còn đem số tiền
dư khác quyên tặng cho các hội từ thiện và những người làm thuê cho ông lúc sinh
thời. Ông bỏ ra tổng cộng 100 nghìn đô để tặng cho người hầu và thư ký của mình,
ngoài ra còn thiết lập cơ quan quản lý quỹ để phân phát khoản tiền đó cho các cơ


quan tin tức của ông và những nhân viên trung thành nhưng chức vị thấp. Ông còn
để lại 2 triệu đô để thành lập nên học viện tin tức đại học Colombia. Việc làm có
sức ảnh hưởng lớn nhất của ông chính là xây dựng giải thưởng tin tức văn học
Joseph, tổng số tiền trong quỹ là 500 nghìn đô để làm quà tặng cho trường đại học
Colombia. Giải thưởng này trở thành mục tiêu theo đuổi của các nhà văn sau này,
là tiêu chí cao nhất của tác phẩm "ngắn gọn, súc tích và chính xác".
4. Julius Rosenwald (1862-1932)
và Richard Warren Sears (1863-1914)
Ông Richard Sears là nhân viên quản lý nhà ga trẻ tuổi ở một thành phố thuộc
bang Minnesota, lúc đó có một thuyền chở hàng chất đầy đồng hồ đeo tay mà
không có người đến nhận, điều này đã khiến ông phải để ý. Về sau việc này trở
thành yếu tố trong nghề mua qua bưu điện để thay đổi danh mục hàng hoá của
ngành bán lẻ và trong sinh hoạt của mọi người, cũng là nguyên nhân khiến ông
Sears và bạn hàng của ông - ông Julius Rosenwald trở thành những thương nhân
giàu có của nước Mỹ.
Ông Sears sinh năm 1862 ở bang Minnesota. Cha ông là một thợ sắt chuyên
đóng xe ngựa. Năm Sears 15 tuổi, do một lần giao dịch cổ phiếu đã khiến cha ông
mất hết cả tài sản. Hai năm sau thì cha ông qua đời, ông đã tìm được một việc làm
ở công ty đường sắt Minneapolis - Saint Louis. Ông ngủ ở trên gác xép ở bến xe,
ông còn làm thêm cả việc bán than và củi. Năm 1886, một thương nhân buôn bán
vàng bạc châu báu ở địa phương từ chối tiếp nhận lô đồng hồ đeo tay chuyển đến
bằng tàu. Do không trả phí vận chuyển nên lô hàng đó đã bị lưu lại ở nhà ga.

Ông Sears phụ trách xử lý lô hàng này, khi chuyển chúng lên tàu, ông được biết
giá bán buôn của lô đồng hồ này, vì thế ông đã nghĩ cách có được giấy phép tiêu
thụ chúng. Ông đã viết thư cho đại lý dọc tuyến đường sắt, về sau ông được tôn là
"ông trùm quảng cáo", cũng là một nhà tiêu thụ thông minh tài giỏi. Khi còn là một
đứa trẻ, ông rất thích việc buôn bán qua đường bưu điện. Phương thức quảng cáo
của ông là trực tiếp không tô vẽ cũng không hào nhoáng kiểu "tốt mẽ dẻ cùi",
chính vì thế mà đã thu hút được đông đảo nông dân và người dân thị trấn, họ đã trở
thành khách hàng trung thành của ông. Ông đã hứa "nếu như không hài lòng, sẽ trả
lại tiền". Năm 1894, trong danh mục bán hàng qua bưu điện có một đoạn miêu tả
về đồng hồ bấm giờ: "Chỉ cần 3,98 đô là có thể mua được một chiếc. Đây là giá
thấp nhất trên thế giới, chẳng có nơi đâu bán rẻ như chúng tôi, tất cả đơn đặt hàng
đều trả hết bằng tiền mặt. Để tiện cho việc kiểm tra hàng, chúng tôi đã gửi tất cả
những loại đồng hồ bấm giờ khác, khi nào hàng đến nơi thì thanh toán. Chúng tôi
chỉ được lãi vài xu cho những chiếc đồng hồ cực rẻ này, chính vì thế chúng tôi tin
rằng các vị nhất định sẽ cảm thấy việc yêu cầu người mua trả tiền ngay khi đặt
hàng là hoàn toàn hợp lý". Ông còn có ý tưởng thành lập câu lạc bộ, thành viên của
câu lạc bộ này hàng tuần đều góp vào 1 đô để làm quỹ. Hàng tuần đều có một
người trong câu lạc bộ này nhận được một chiếc đồng hồ qua việc bốc thăm, sau
36 tuần mỗi người đều có được một chiếc đồng hồ.
Lúc đầu ông bán những chiếc đồng hồ này với giá bán lẻ là 25 đô, nhưng ông
mua vào chỉ với giá 12 đô và bán ra với giá 14 đô. Ông đã bán hết cả một tàu
đồng hồ, ngoài việc trả vốn ra ông kiếm được một khoản tiền cũng tương đối.


Trong vòng 6 tháng, ông đã kiếm được 5.000 đô trong vụ kinh doanh đồng hồ
này, đó là số tiền nhiều nhất mà ông nhìn thấy từ trước đến nay. Tiếp đó, ông đã
mua rất nhiều đồng hồ và ông đã rời khỏi công ty đường sắt, thành lập nên công
ty đồng hồ Sears. Chẳng bao lâu ông đã quảng cáo ra khắp nơi trong cả nước và
còn tới cả Chicago. Khi đồng hồ trả lại để sửa chữa, ông đã được nhà sản xuất ông A.C. Roebuck giúp đỡ, tên của họ đã mãi mãi gắn liền với ngành bán lẻ. Sau
khi ông kiếm được 100 nghìn đô, năm đó ông đã chuẩn bị nghỉ hưu. Ông bán

công ty đi, lên đường đến bang Edward làm nhà ngân hàng vùng quê.
Ông ghét phải sống một cuộc sống bình ổn, lại một lần nữa ông quay trở lại
ngành bán lẻ. Do khi bán công ty trước đây của ông, ông đã đồng ý trong 3 năm
không sử dụng tên của mình, do đó lần thành lập công ty mới này, ông lại lấy tên là
A.C. Roebuck, sau đó phải đổi tên thành công ty Sears Roebuck. Trong mục lục
sản phẩm của công ty chỉ liệt kê 25 loại đồng hồ, nhưng sau này lại trở thành một
cuốn sách lớn hàng mấy trăm trang giới thiệu các loại sản phẩm và mẫu mã rất đa
dạng phong phú, từ bếp củi, đồ dùng nhà bếp đến xe hơi. Mặc dù ông là một nhà
quảng cáo, nhưng bạn hàng của ông - ông Julius Rosenwald lại là một thiên tài
trong việc tổ chức hoạt động. Ông có thể hoàn thành một cách xuất sắc đơn đặt
hàng với số lượng lớn mà ông Sears có được, hơn nữa vẫn có thể đảm bảo tiêu
chuẩn của ông Sears. Ông Rosenwald không ngừng mở rộng hạn ngạch tiêu thụ
của công ty, cuối cùng lượng khách hàng của công ty đạt 1/4 dân số nước Mỹ.
Khi ông Sears phát triển nghiệp vụ quảng cáo gửi trực tiếp qua bưu điện, thì
ông Rosenwald đã mượn 37.500 đô để mua 25% cổ phần. Ông Sears rất coi trọng
tài quản lý của ông Rosenwald, chính vì thế đến năm 1895 đã bổ nhiệm ông làm
phó tổng giám đốc. Năm 1906, công ty của ông Sears đã mở một nhà máy rộng
100 mẫu, diện tích của nhà máy này tương đương với một thành phố nhỏ, có
đường bưu điện và hệ thống điện riêng. Dao tự động mở thư là phát minh mới của
nhà máy, mỗi tiếng hồ có thể mở được 2.700 bức thư. Dây chuyền có thể đưa hàng
đến tận bệ vận chuyển. Đơn đặt hàng nhận được buổi sáng thì buổi chiều là đã có
hàng.
Năm 1907, hai người đã xảy ra xung đột do phương thức kinh doanh khác nhau,
trước thời kỳ nền kinh tế sa sút, ông Sears muốn tăng cường mở rộng việc quảng
cáo, còn ông Rosenwald lại muốn giảm chi tiêu. Ông Rosenwald đã được hội đồng
quản trị công ty ủng hộ, trước tình hình này, ông Sears đã từ chức để uy hiếp. Năm
1908 ông từ chức tổng giám đốc, trong vòng 5 năm sau đó, ông Sears vẫn đảm
nhiệm chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, nhưng ông rất ít tham dự hội
nghị công ty tổ chức. Năm 1913 ông đã bán cổ phần công ty Sears - Rosenwald với
giá 10 triệu đô. Một năm sau thì ông qua đời, hưởng

họ 55 tuổi, theo thống kê số tài sản mà ông để lại là 25 triệu đô, vợ và các con ông
là những người được thừa kế số tài sản đó.
Sau khi ông Sears rời khỏi công ty, ông Rosenwald lên làm tổng giám đốc mãi
đến khi ông qua đời. Ông đã xây dựng một tiêu chuẩn mới cho công ty: "Công
bằng, thành thật và giữ chữ tín". Ông còn đưa ra chế độ quyền ưu tiên cho nhân
viên và chế độ chia công điểm đối với nhân viên trong công ty. Tất cả những nhân
viên lương tháng thấp hơn 1.500 đô, trong 5 năm đầu làm việc ở công ty Sears đều
được một tờ "phiếu chi kỉ niệm" với giá trị là 5% lương của họ. Trong thời kỳ tiêu


điều nhất, ông Rosenwald còn rút ra 20 triệu đô từ tài khoản cá nhân để giúp công
ty vượt qua những tháng ngày khó khăn đó nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông
(rất nhiều cổ đông đều là nhân viên của công ty).
Chẳng bao lâu người dân thiết tưởng họ có thể mua được bất cứ thứ gì họ cần từ
công ty này, thế là trẻ em cũng viết thư đến yêu cầu công ty này mua cho đồ chơi và
đủ mọi thứ trên đời. Có người còn viết thư đến nhờ tìm vợ cho nữa, họ còn nói rõ
tình trạng của mình với một mong muốn là công ty này sẽ giúp tìm được người bạn
đời lý tưởng. Ông Rosenwald là người cuối cùng khoe khoang thành công hiển hách
của mình. Ông đã từ chối học vị danh dự khi đi ăn ở nhà ăn công ty, hơn nữa khi vị
bộ trưởng chiến tranh trong cuộc đại chiến lần thứ nhất yêu cầu ông phục dịch cho
chiến tranh, ông đã từ chối đeo huy chương trên quân phục. Khi bị hỏi lý do có được
thành công như vậy, ông đáp: "95% là may mắn cộng thêm 5% là năng lực".
Tên của công ty Sears - Roebuck không có tên của ông, vì thế mà ông càng trở
nên nổi tiếng hơn trong sự nghiệp làm từ thiện, ông đã quyên góp số tiền lên tới
hơn 63 nghìn đô. Ông từng nói: "Sự nghiệp từ thiện là một sự nghiệp với niềm vui
không bao giờ tắt". Ông đã xây dựng viện bảo tàng ngành khoa học công nghệ
Chicago, dù ông là người Do Thái, nhưng những việc từ thiện mà ông làm lại vượt
qua giới hạn. Như lời ông John Mort - chủ tịch đồng minh thế giới hội thanh niên
Cơ đốc giáo đánh giá sau khi ông qua đời: "Ông Rosenwald đã vượt khỏi tấm bình
phong chủng tộc, tín ngưỡng và quốc tịch". Dưới sự giúp đỡ của người dân địa

phương, ông quyên tặng một khoản tiền lớn cho vùng quê miền Nam nước Mỹ,
xây hàng nghìn ngôi trường cho trẻ em da đen.
Do sự khảng khái hào hiệp cũng như đồng vốn của công ty trong thời kỳ tiêu
điều không cho phép chùn bước, tài sản cá nhân của ông lên tới 200 triệu đô, năm
1932, khi ông qua đời chỉ còn lại 17 triệu đô. Con trai ông làm chủ tịch hội đồng
quản trị của công ty mãi đến tận năm 1938. Về sau con cháu của ông đều lên làm
thành viên ban giám đốc của công ty. Dưới sự quản lý của tướng quân Robert
Wood (không phải người của gia tộc) thì công ty tiếp tục được mở rộng và phát
triển mạnh hơn, từ một công ty mua bán qua đường bưu điện bình thường trở thành
một doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất cả nước. Năm 1954, ông Wood kết thúc nhiệm
kỳ của mình.
Ông Richard Sears là người thừa kế và tiếp tục thừa kế toàn bộ tài sản gồm rất
nhiều nông trường, sở hữu đất đai nhà cửa và thu khoản nợ gần 2 triệu đô. Vợ và
các con của Sears không có kinh nghiệm làm thương mại, cũng chẳng có đầu óc
làm thương mại. Chính vì thế mà họ không biết cách quản lý tiền vốn và cách tiêu
tiền như rác của họ đã khiến số tài sản đó nhanh chóng kiệt quệ. Đời thứ 3 của gia
đình ông được hưởng số tài sản chỉ có mấy triệu đô. Cháu của ông Sears kể rằng,
khi đưa các con đến công ty Sears, họ nói: "Cha, nhìn này đây là cửa hàng của
chúng ta", ông trả lời: "Đó là tên của chúng ta, nhưng không phải cửa hàng của
chúng ta".
Công ty mà ông Sears và ông Rosenwald thành lập trở thành doanh nghiệp bán
lẻ lớn nhất nước Mỹ, cuối cùng số lượng thành viên của công ty lên tới 500 nghìn
người, điều đó có nghĩa là cứ hai trăm người Mỹ thì có một người là nhân viên của
công ty Sears.


5.Lawrence J. Ellison
(1944 - …)
Ông Ellison ghét phải so sánh với Bill Gates, hai người đều bỏ học giữa chừng,
năm 1977 đã tự thành lập nên công ty phần mềm. Họ thành lập công ty chủ đạo

trong nghề đó. Bill Gates từng được coi là người hùng công ty IBM mới, còn
Ellison được coi là người hùng mặt xanh trong tính toán thương mại. Bill Gates và
Ellison giống như hai anh em sinh đôi, nhưng tài sản của Ellison không bằng 1/3
của Bill Gates, doanh thu của công ty ông bằng 1/2 của công ty Bill Gates. Ông là
người bị hạn chế về kiến thức quy mô, nhưng được cái đẹp trai nho nhã kéo lại.
Trong khi các chuyên gia phần mềm mặc những chiếc áo phông và quần bò, thì
ông lại mặc những bộ trang phục mua từ Luân Đôn. Khi những người hùng phần
mềm tốn 400 triệu để xây dựng ngôi biệt thự cao đẹp theo sở thích, ông lại xây
dựng một ngôi nhà kiểu Nhật, bên trong có bể cá và phòng trà, trong khi phần mềm
của các công ty khác không quảng cáo rầm rộ trên những phương tiện thông tin đại
chúng, thì công ty của ông lại quảng cáo theo kiểu "khua chiêng gõ trống" rầm rộ
để xứng đáng với sự cao quý giống như tên của công ty vậy: tiên tri thần bí.
Khi sáng lập công ty Oracle, ông đã đánh cược vào năng lực về lĩnh vực máy
tính loại nhỏ và kho dữ liệu can hệ. Kho dữ liệu can hệ có được những tin tức hữu
dụng trong lượng lớn dữ liệu theo hình thức của công ty. Kho dữ liệu của "tiên tri
thần bí" hiện đang xử lý những công việc như phục vụ khách hàng, tiêu thụ trực
tiếp ra thị trường, lưu kho dữ liệu và những việc khác ở hàng nghìn công ty.
Ông là người rất kỳ quặc, trong một lần phỏng vấn ở Nhật, ông đã nói rằng: sự
yên bình ở thủ đô Tokyo đã để lại trong ông một ấn tượng vô cùng sâu sắc, đó cũng
chính là lý do mà ông xây dựng nhà kiểu Nhật. Một trợ thủ tả lại sự khởi đầu một
ngày của ông như thế này: mất 45 phút quan sát con sóc và vịt trong vườn hoa, ông
tự học đánh đàn pianô và ghita. Ông còn mê cuộc sống của những võ sĩ Nhật.
Ellison sinh năm 1944 ở miền Nam Chicago, ông được ông chú và bà thím nuôi
dưỡng. Ông không có bố, vì thế mà khi ông được một tuổi thì bị mẹ bỏ rơi, sau đó
bà chuyển đến Califocnia, gần 50 năm mẹ ông không hề gặp ông dù chỉ một lần,
mặc dù ông đã thuê thám tử để tìm tông tích của mẹ mình.
Hồi nhỏ, nhìn dáng vẻ của Ellison không ai nói ông sẽ là người thành công, ông
là một đứa trẻ rất thông minh, nhưng lại nhút nhát. Một lần ông làm công việc tạp
vụ giúp cho một hiệu giặt đồ tự chọn ở nơi mình sống, ông đã gọi công việc này là
"giặt quần áo tự chọn", mặc dù làm công việc này chỉ với mục đích là nghịch thôi.

Sau này khi ông vào trường đại học Illinois, hai lần liền không tham dự kỳ thi cuối
kỳ, chính vì thế mà ông đã bị thôi học, sau khi lưu ban thêm một năm nữa ở trường
đại học Chicago, ông đã bỏ học hẳn và trở thành một thanh niên chơi bời nghịch
ngợm ở Califocnia.
Sau khi làm nhân viên thiết kế lập trình một thời gian, ông bắt đầu sự nghiệp
của mình. Ông đầu tư bằng số vốn là 1.200 đô, năm 1977 lại tăng thêm 400 đô từ
một cổ đông khác, ông đã thành lập nên "thiên thần bí mật". Ông Ellison đã mạo
hiểm cho sự chuyển đổi từ máy tính lớn sang máy tính nhỏ, ông còn để ý đến kho
dữ liệu can hệ, dữ liệu can hệ này rất tiện cho việc xử lý dữ liệu tổ chức doanh
nghiệp. Hai dự tính của ông đều rất chuẩn xác, bởi vì đã nhanh chóng sử dụng kho


dữ liệu can hệ của ông để xử lý thông tin khách hàng và những dữ liệu khác. Đến
năm 1990, ông đã trở thành tổng giám đốc một công ty với vốn điều lệ lên tới 1 tỷ
đô. Do sự tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự thiếu hụt về kiến thức tài chính kế
toán của mình, công ty lẽ ra đã ở bên bờ phá sản, nhưng ông tìm được nhân viên
quản lý mới, cuối cùng công ty đã thoát khỏi bờ phá sản và phát triển thịnh vượng,
đến năm 1994 tăng trưởng thu nhập lên đến 2 tỷ đô. Nếu như ngôi nhà kiểu Nhật
mà ông đang sống phản ánh được một phần ý đồ của vị võ sĩ này thì tòa biệt thự
màu đen làm trụ sở chính của công ty Silicon Valley lại thể hiện rõ mặt kia của
ông.
Ông lấy ba đời vợ nhưng đều không thành công vì cả ba lần đều ly hôn. Ông là
một người cường tráng khỏe mạnh, rất giỏi giao tiếp, nhưng nhiều khi hơi lạnh
lùng. Ông đã mất rất nhiều thời gian để nghĩ về Bill Gates và địa vị chủ đạo trong
ngành phần mềm. Đến năm 1995, họ đã có những trận chiến để khống chế mạng
lưới đặc biệt này. Vị võ sĩ này không cam tâm đứng ở vị trí thứ hai. Ông nói một
cách hùng hồn rằng: "Chúng tôi muốn trở thành công ty phần mềm hàng đầu thế
giới". Đây lại là điểm chung giữa ông và Bill Gates.
6.marshall field
(1834-1906)

Ông Marshall Field gây dựng cơ nghiệp trên mảnh đất Chicago. Cho dù thanh
danh ông vô cùng hiển hách trong ngành bán lẻ, hơn nữa mãi đến tận bây giờ công
ty ông vẫn đang hoạt động bình thường, nhưng phần lớn số của cải của ông có
được là nhờ vào tốc độ tăng nhanh của giá đất ở Chicago.
Một điều dễ thấy là trong khoảng thời gian này ông làm thế nào để có được
khoản lợi đó trong lĩnh vực bất động sản. Thành phố Chicago là nút giao thông
đường sắt quan trọng, là nơi tập trung các nhà xưởng sản xuất, có rất nhiều nhà
máy đóng gói và ngành chế tạo, thành phố này có một tốc độ phát triển nhanh
chóng. Năm 1830, giá đất ở thị đô chỉ có 20 đô/một phần tư mẫu. Đến năm 1894,
vẫn miếng đất như vậy nhưng giá của nó lên tới 1,25 triệu đô. Ông Field đã mua
đất ở khu thị đô với giá rẻ, không lâu phát hiện thấy mình đang ngồi trên núi vàng.
Ông là con trai một người nông dân ở bang Massachusetts, năm 21 tuổi ông đến
Chicago và làm việc ở công ty bán buôn hàng may mặc. Mỗi năm chỉ kiếm được
400 đô, do phải thuê ở phòng trọ nên ông chỉ tiết kiệm được một nửa số tiền lương.
Năm 1865, ông Field và hai người bạn khác cùng mở cửa hàng bách hóa Field Levi - Palmer (hai người bạn này của ông, một người tên là Levi, một người là
Palmer, sau này cả hai người đều là những triệu phú). Cả ba ông chủ này đều mặc
áo khoác làm bằng lông thú đứng ở trước cửa hàng chào đón khách, tiêu chuẩn
phục vụ khách hàng kiểu như vậy của ông Field đã giúp ông có phong cách phục
vụ riêng hết sức đặc biệt và vượt khỏi các cửa hàng bán lẻ khác. Việc lựa chọn
người quản lý cũng như nhân viên cho mình là một trong những nhân tố vô cùng
quan trọng đem lại thành công cho ông. Về sau ông Field mua lại cổ phần của hai
người bạn đó và thành lập nên công ty Marshall Field.
Cửa hàng của ông đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn ở thành phố
Chicago. Ông có nhà xưởng may quần áo ở châu Âu, châu á và châu Nam Mỹ,
chính vì thế việc cung cấp hàng cho ông vô cùng tiện lợi. Thậm chí ông còn có


xưởng may áo lông cừu ở Australia. Ông đã đầu tư vào 150 công ty bằng khoản
tiền mà ông kiếm được trong ngành bán lẻ và bất động sản, lĩnh vực mà ông kinh
doanh gồm công nghiệp, vận chuyển và khai khoáng mỏ quặng, v.v…

Ông đã áp dụng mấy cách mới để làm ăn trong lĩnh vực bán lẻ như niêm yết giá
trên sản phẩm. Ông còn là người đầu tiên áp dụng chính sách phục vụ "nếu như
khách không hài lòng có thể đổi lại hàng". Ông rất hiểu câu: "khách hàng là thượng
đế", đặc biệt là ông đã biết vận dụng khẩu hiệu "phụ nữ cần cái gì thì cho họ cái
đó" để chào đón khách hàng nữ.
Cuộc sống riêng của ông không thuận buồm xuôi gió như sự nghiệp mà ông
đang có, khi ông sống ở Chicago, vợ, con gái và con trai ông lại lựa chọn sống ở
nước ngoài. Con trai ông, Marshall Field II, ốm yếu bệnh tật không thể thừa kế gia
nghiệp mà ông khơi dựng, nó đã tự sát trước một năm khi ông qua đời. Gia đình
ông nói là con trai bị bắn chết, đó là tai nạn bất ngờ, chứ không phải là tự sát. Cái
chết của cậu con trai khiến ông bị sốc nặng, sau sự kiện này đã có rất nhiều nhiếp
ảnh gia và nhà báo liên tục đến đòi chụp hình và phỏng vấn ông.
Trước khi ông Field chết, ông có số tài sản khoảng 140 triệu đô, số tiền này ông
đều để lại cho hai cháu nội -Marshall Field III và Henry Field. Bản di chúc của ông
là một trong những bản di chúc dài nhất từ trước đến nay mà tòa án Chicago nhận
được.
Phần lớn số tiền ông để lại đều bằng phương thức ủy quyền, mãi đến năm 1954,
khi con cháu ông gặp khó khăn mới đem ra sử dụng. Field cũng đã từng quyên
tặng 10 mẫu đất cho trường đại học Chicago và quyên tặng 9 triệu đô vào việc xây
dựng viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Field Chicago.
Cháu của ông - Marshall Field III đã xây dựng nên tổ chức cánh tả của báo chí
New York, không lâu lại thành lập tờ báo "Mặt Trời Chicago" (The Sun Chicago),
tờ báo này cùng cạnh tranh với tờ báo "Luận đàm Chicago" của phái bảo thủ (tờ
báo này là của Cyrur Mc Cormick). Field cháu nhiều lần thất bại trong cuộc cạnh
tranh giữa hai tòa báo, nhưng bằng cách kết hợp với tờ "Thời báo" và đổi tên thành
"Thời báo The Sun Chicago" để cùng tồn tại. Năm 1942, báo "Luận đàm Chicago"
đã phong tỏa tờ báo của Field cháu bằng cách gia nhập với tòa báo liên hiệp
America. Mãi đến tận năm 1945, tòa án tối cao Mỹ ra lệnh chấm dứt cuộc đấu
tranh giữa hai bên. Đến năm 1946, tờ báo của ông Field mỗi ngày xuất bản tới 400
nghìn tờ. Trong năm đó, ông lại cho xuất bản tờ tạp chí "Du lịch", lượng phát hành

lên tới 3,5 triệu tờ. Ông Field đã có trạm phát thanh ở Chicago và một số nơi khác.
Đến năm 60 thế kỷ XX, Field cháu đã tích lũy được số tài sản lên tới 168 triệu đô.
Con trai cả của ông - Marshall Field IV - tiếp quản làm tổng giám đốc công ty xuất
bản.
7. Moses taylor
(1806-1882)
Ông là một trong những nhà ngân hàng kiệt xuất và có sức ảnh hưởng lớn ở
New York. Ông trở thành tổng giám đốc ngân hàng Citibank, ông tập trung hết tinh
lực của mình vào nhà máy sản xuất than thép, công ty đường sắt, công ty điện báo
và công ty khí thiên nhiên.


Cha ông từng là thương gia mật của John Jacob Astor. Ông học tại một trường

thục

New
York.
Năm
15
tuổi ông làm nhân viên ở công ty nhập khẩu New York. Năm 1834 lúc đó ông 28
tuổi, đã kiếm được 15 nghìn đô và mượn thêm 35 nghìn đô của cha để thành lập
nên công ty riêng. Lúc đầu ông kinh doanh ngành nhập khẩu đường Cuba. Không
lâu sau, ông mở rộng nghiệp vụ và bắt đầu nhập khẩu cà phê, hoa quả. Sau khi
công ty thành lập được một năm, nhà hàng của ông đã bị một trận hỏa hoạn lớn
thiêu trụi. Hai năm sau, cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều công ty ở New
York phải điêu đứng, thậm chí phải đóng cửa, nhưng công ty của ông lại vẫn tiếp
tục phát triển mạnh.
Trong khi những nhà đầu tư khác đang phải chịu những thiệt hại và tổn thất vô
cùng lớn bởi cuộc khủng khoảng kinh tế đó thì ông lại chớp lấy thời cơ mua vào cổ

phiếu với giá rẻ và ông đã mua hầu hết cổ phiếu của công ty đường sắt với giá 5
đô/cổ phiếu. Sau 7 năm, mỗi tờ cổ phiếu đó đã tăng lên là 240 đô/cổ phiếu.
Việc ông thành công trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và ngân hàng đều là nhờ
vào sách lược dự trữ nhiều vốn, đây cũng là một đặc điểm chính của ngân hàng
Citibank. Sách lược này cũng giúp ông có được số tài sản với giá rẻ nhờ vào sự
thông minh tài trí của mình qua việc tận dụng thời cơ lúc nền kinh tế đang ở vào
giai đoạn mù mịt nhất. Ông là người thấu hiểu hết mọi chi tiết nhỏ và phức tạp nhất
trong khi kinh doanh mà ông gặp phải. Dường như mọi việc xảy ra đều nằm trong
tầm tay và sự hiểu biết của ông, chính vì thế mà ông đã tránh được mọi khó khăn
trở ngại mà ông gặp phải.
Việc ông thành công trong lĩnh vực thương mại giúp ông lãnh đạo ngành vận
chuyển tàu biển và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty tàu khách Thái
Bình Dương cỡ lớn và công ty tàu khách American. Chỉ trong vẻn vẹn bốn năm,
ông đã có một số tài sản không nhỏ trị giá hơn 200 nghìn đô.
Năm 1837, ông được bầu chọn là thành viên chủ tịch hội đồng quản trị ngân
hàng Citibank mà đối tượng ngân hàng này phục vụ chính là các đoàn thể thương
nghiệp. Ông đã ý thức được việc ngân hàng không nên chỉ là nơi các thương nhân
phải bắt buộc phụ thuộc, mà cũng có thể phát triển sự nghiệp của mình dựa vào
quyền lực vốn có của bản thân. Trong thời gian 20 năm làm chủ tịch hội đồng quản
trị, ông đã giúp ngân hàng Citibank trở thành một trong những doanh nghiệp có
thực lực mạnh nhất thành phố New York, đồng thời còn cho phép các thương nhân
chuyển
từ
vay
ngắn
hạn
sang
vay
dài
hạn.

Năm 1856, ông được đề bạt lên làm thống đốc ngân hàng. Ông Taylor mất năm
1882

số
tài
sản
của
ngân
hàng

hơn 16 triệu đô.
Ông Taylor đã trở thành một trong những nhà đầu tư tiền tệ độc nhất vô nhị và
quan trọng nhất lúc bấy giờ nhờ vào ngân hàng và đầu tư cá nhân. Ông đã mua đất
đai nhà cửa ở New York, đầu tư vào mấy công ty khí đốt, về sau mấy công ty này
hợp lại thành công ty khí đốt liên hiệp New York. Ông còn đầu tư nền công nghiệp
than ở Pennsylvania, đặc biệt là công ty đúc thép và than đá Lackawanna. Sau này
ông lại chuyển sang ngành vận chuyển đường sắt để vận chuyển than.
Trong thời gian 10 năm sau cuộc nội chiến, ông Taylor vẫn là người đứng đầu
trong việc đầu tư vào lĩnh vực đường sắt, ông đã đầu tư vào công ty đường sắt
Delawara - Lackawanna & Western, cũng chính việc đầu tư này đã giúp ông xây


dựng được vương quốc đường sắt miền Trung và Tây nước Mỹ. Ông đầu tư vào
công ty đường sắt Central Michigal và đầu tư vào mạng lưới đường sắt từ thành
phố Kansas kéo dài xuống phía Nam, cuối cùng trong một lần cạnh tranh với Jay
Gould và "chuẩn tướng hải quân" Vanderbilt, ông đã bị thua và mất đi mạng lưới
đường sắt này. Ông đã bán số cổ phiếu mà ông đang giữ cho ông Vanderbilt, trong
mấy năm cuối đời, họ đã hình thành nên đồng minh và đồng minh đó có một mối
quan hệ mật thiết và hết sức chặt chẽ. Ông Taylor đã xây dựng mạng lưới đường
sắt phía Nam ở bang Geogian, bang South Carolina và bang Texast.

Ông thống kê toàn bộ tài sản của mình vào khoảng từ 40 - 50 triệu đô, số tiền
này ông đều để lại cho vợ và năm người con. Cho dù hai cậu con trai ông có không
ít cổ phần trong doanh nghiệp của gia tộc, nhưng con rể lúc còn sống và sau khi
mất đều có những cống hiến và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty gia
tộc nhà Taylor. Cô con gái Eboding lấy Payne. Payne đi lên từ một cổ đông nhỏ
của công ty mậu dịch Moses Taylor, sau này lên làm phó thống đốc ngân hàng
Citibank. Sau khi ông Taylor qua đời, Payne tiếp tục đảm nhiệm vị trí thống đốc
ngân hàng mãi đến năm 1891, ông Jame Stillman - trợ thủ đắc lực của ông Taylor
tiếp quản ngân hàng mới thôi.
Dưới sự lãnh đạo của Stillman, ngân hàng mà ông Taylor sáng lập có một vị trí
vô cùng quan trọng trong ngành ngoại thương Mỹ. Sau khi được ông Rockefeller
rót vốn vào, ngân hàng này đã trở thành ngân hàng có 100 triệu đô đầu tiên của
Mỹ. Cháu trai của ông là Moses Taylor II cũng đã tỏ rõ sự tài năng trong rất nhiều
lĩnh vực nghề của ông mình, đồng thời cũng phát huy được khả năng cũng như
năng lực của mình, sau đó đảm nhiệm chức tổng giám đốc công ty thép
Lackawanna, rồi lại trở thành chủ tịch, mãi đến năm 1922 công ty này được bán
cho công ty thép Bethlehem. Ông Moses Taylor II cũng đảm nhiệm chức vụ chủ
tịch hội đồng quản trị ngân hàng Citibank và công ty dầu khí liên hợp American.
8. Nicholas Longworth
(1782-1863)
Nicholas Longworth được tôn là "triệu phú miền Tây", ông là người sở hữu đất
đai rộng nhất ở thành phố Cincinati - một trong những thành phố lớn nhất nước Mỹ
lúc bấy giờ. Bí quyết thành công của ông là mua những mảnh đất với giá rẻ và luôn
giữ chặt những mảnh đất đó cho đến khi nó đáng giá nhất mới đem bán. Đến cuối
đời, chiến lược kinh doanh này đã giúp ông kiếm được khoảng 15 triệu đô.
Ông là người ham thích công việc kinh doanh bất động sản một cách hết sức
ngẫu nhiên. Ông sinh ra ở Neward thuộc thành phố New Jersey và làm thợ giầy ở
đó. Năm 1803, trong tay ông chỉ có mấy bộ quần áo, ông lên một con thuyền đi về
phía thành phố Cincinati. Thành phố này là một thành phố xa xôi hẻo lánh chỉ có
800 người. Ông đi cùng với một quan chức toà án để học luật, chỉ vẻn vẹn có 6

tháng, ông đã trở thành một vị luật sư khu vực xa xôi này.
Vụ án đầu tiên mà ông nhận thụ lý chính là đương sự của ông bị tố cáo ăn cắp
ngựa. Lúc đó, dường như chẳng có việc gì nhục hơn việc ăn cắp ngựa, người ăn
cắp ngựa sẽ bị kết án tử hình. Rất may mắn ông lại thắng trong vụ án đầu tiên này,
nhưng đương sự của ông lại không có tiền trả mà thay vào đó là trả cho ông hai
xưởng rượu cũ. Nhưng chủ xưởng rượu vừa mới mở rộng việc kinh doanh nên


không muốn bán, do đó đương sự đã trả cho ông 33 mẫu đất ở phố West (sau này
trở thành phố lớn ở thành phố Cincinati). Đến năm 1851, giá trị của mảnh đất này
đã gần 2 triệu đô.
Đó chính là quá trình mà ông bước chân vào lĩnh vực bất động sản. Ông tiếp tục
làm luật sư, đồng thời cũng không ngừng tăng thêm lượng đất cho mình, những
mảnh đất ông sở hữu sau này đều trở thành trung tâm thương mại của thành phố
Cincinati.
Lúc bấy giờ thành phố này chỉ như là một thôn trang nhỏ, nhưng ông tin vào sự
phát triển sau này. Ông thường mua những mảnh đất mà không có ai mua, mua
những mảnh đất mà người khác cho là không có giá trị và giờ đây chúng lại trở
thành những mảnh đất giá trị nhất ở thành phố. Dân di cư bắt đầu đổ xô về thành
phố này, đến năm 1830, dân số của thành phố này đã vượt quá con số 24 nghìn
người; năm 1860, người dân đã tăng lên hơn 170 nghìn người. Đất của ông đều
nằm ở trung tâm thành phố. Năm 1819, ông đã kiếm được rất nhiều lời từ việc
buôn bán bất động sản, vì thế mà ông đã bỏ nghề luật sư để chuyên tâm vào việc
buôn bán bất động sản. Năm 1850, ông có một lượng đất rộng lớn, theo như báo
cáo ông đã trở thành người phải nộp thuế đứng thứ hai ở Mỹ, số tiền thuế mà ông
phải nộp là 17 nghìn đô. Ông chỉ thấp hơn ông William B. Astor một chút.
Ông còn xây dựng khu vườn khổng lồ, mỗi năm có thể sản xuất hơn 500 nghìn
bình rượu nho. Nho của ông đã trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ. Nhà ông nằm trên
một phố lớn ở thành phố Cincinati, xung quanh là những vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Theo tờ báo tuần Harper's cho biết: "Nếu như người trồng vườn của ông

Longworth không ở đó, ông đích thân dẫn khách đi tham quan vườn hoa của mình.
Ông là một nhà văn với tư duy nhạy bén, tác phẩm văn học của ông là những áng
văn trí tuệ, hài hước và mang tính châm biếm đả kích sâu sắc". Nghe nói ngay cả
ông Abraham Lincoln cũng mộ danh vườn hoa của ông khi tham quan, đồng thời
còn tưởng ông Longworth chính là người trồng ra những loại hoa đó.
Đó cũng không phải là điều ngạc nhiên, mọi người vẫn gọi ông là Longworth
kỳ quặc, sở dĩ như vậy là vì người trồng hoa ở nhà ông còn thường xuyên mặc
đẹp hơn cả ông, hơn nữa ông còn thường xuyên đội chiếc mũ bạc màu cũ nát,
chiếc áo khoác cũng quá khổ rộng thùng thình. Đôi giầy mà ông đi vừa rộng vừa
bẩn, phía trên còn đính một miếng da thuộc. Quả thật việc ăn mặc của ông thật tồi
tệ! Một hôm, ông đi trên phố, thời tiết nóng bức, ông dừng lại, cúi người xuống
lau mồ hôi, đúng lúc ông cầm chiếc mũ rách đó trong tay, một thân sĩ đi ngang
qua tưởng ông là ăn mày, liền bỏ vào mũ của nhà triệu phú này hai xu rưỡi. Ông
vốn là người rất hài hước, chính vì thế mà ông đã cho mấy đồng xu đó vào trong
túi áo và nói: "Cảm ơn ông. Cả đời tôi chưa bao giờ kiếm được hai xu rưỡi dễ đến
vậy".
Độ chênh lệch về tính cách của ông rất lớn, khi làm ăn buôn bán, ông rất tàn
nhẫn…, bằng mọi giá và bất chấp pháp luật để đánh bại đối thủ. Ông là người keo
kiệt, ăn mặc giản dị giống "một thằng ăn mày hơn là một nhà triệu phú", nhưng
nhiều khi ông lại là người rất khảng khái. Có một câu chuyện về ông như thế này:
Một hôm, có một người ăn mày vào phòng làm việc của ông, chỉ vào đôi giầy rách
nát của mình, thế là ông liền tháo một chiếc giầy của mình ra để cho người ăn mày
thử. Người ăn mày đi vừa chiếc giầy của ông, thế là ông liền tháo nốt chiếc kia cho
ông ấy. Thật khó tưởng tượng nổi lại có một nhà triệu phú như vậy, nhưng sau khi
người ăn mày ra khỏi phòng, ông lấy lại tác phong làm việc của mình và ra lệnh


cho người hầu ra cửa hàng giầy mua một đôi khác về cho ông với điều kiện không
được mua vượt quá 1,5 đô.
Theo thống kê của tờ tạp chí Harper’s cho thấy đến lúc ông qua đời, ông có số

tài sản là 15 triệu đô, số tiền mà ông phải nộp thuế là hơn 17 nghìn đô, đứng vị trí
đầu bảng khi nộp thuế thu nhập. Ông qua đời năm 1863, hưởng thọ 81 tuổi, ông đã
để lại toàn bộ số tài sản đó cho con trai và ba người con gái.
Cháu nội ông trùng tên với ông, từ năm 1925 đến năm 1931 đảm nhiệm chức
nghị trưởng nghị viện Quốc hội Mỹ và đã kết hôn cùng con gái tổng thống
Theodoro Roosevelt là Alice Roosevelt. Thế hệ sau đã xây dựng công viên Edia ở
Cincinati và giúp đỡ thành lập viện bảo tàng nghệ thuật Cincinati. Về sau, khu biệt
thự của ông ở phố Pakeda đã trở thành viện bảo tàng Taft, còn vườn hoa mà ông
hết lòng chăm sóc và yêu thích đã trở thành một danh thắng được thành phố gìn
giữ.
9. Oliver h. payne
(1839-1917)
Ông Oliver H. Payne đã giành được chiến thắng lớn đầu tiên trong cuộc nội
chiến Mỹ, cũng vì thế mà được phong làm đại tá. Sau này, ông đã giành được
nhiều chiến thắng trong giao dịch chính trị cũng như trong thương mại nhờ vào
tinh thần chiến đấu như vậy của mình, trở thành nhân vật cấp lãnh tụ trong công ty
dầu mỏ Standard Rockefeller.
Cha ông là công nhân đường sắt và là một thương nhân thành công, về sau cha
ông trúng vào nghị sĩ quốc vụ viện bang Ohio và thẩm nghị viện Mỹ. Năm 1861
khi xảy ra cuộc nội chiến, ông Payne đã phải tạm dừng chuyện học hành của mình
ở khoa toán trường đại học và trở thành một trung uý tham gia quân đội liên bang
phương Bắc bang Illinois. Ông tham gia chiến dịch ở lưu vực sông New Madriz,
sông Corinth, sông Bonn và sông Mississippi. Chẳng bao lâu ông được phong làm
đại tá. Cho dù bị thương nặng, nhưng ông vẫn tiếp tục tác chiến trong trận chiến
đấu ác liệt đó. Trong trận chiến đó, ông đã được khen ngợi hết lời vì "sự trung
thành và sự xuất sắc". Dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Sherman, ông đã xuất ngũ
và dốc hết toàn bộ sức lực của mình vào kinh doanh.
Khi ông trở về Cleveland, ông Payne trở thành nhân vật tiên phong trong lĩnh
vực kinh doanh dầu mỏ. Công ty của ông - công ty Clark - Payne là đối thủ cạnh
tranh của tập đoàn John D. Rockefeller. Sau mấy năm cạnh tranh với Rockefeller,

ông Payne gia nhập vào tập đoàn của công ty dầu mỏ Standard và giữ chức vụ tổng
quản tài chính của công ty này.
Ông không ngừng nâng cao tài lực của mình, chính vì thế mà ông đã gây ra
tiếng xấu cho cha đẻ ở Washington. Năm 1884, ông Payne cha được bầu chọn vào
trong thẩm nghị viện Mỹ, chính vì thế mà lời nói của ông rất có trọng lượng và có
những ảnh hưởng nhất định, Payne con để có chân trong thẩm nghị viện đã phải bỏ
ra hơn 100 nghìn đô hối lộ các quan chức trong bộ máy lập pháp bang Ohio (lúc đó
là do bộ máy lập pháp bổ nhiệm thẩm nghị viện). Nghe nói Payne ngồi bên cạnh
một chiếc bàn ở khách sạn Colunbo, bên cạnh đặt một bao cổ phiếu để làm quà
phân phát cho các nhân viên trong bộ máy lập pháp đó.


Theo điều tra của thẩm nghị viện, có hơn 50 nhân chứng được mời ra toà làm
chứng, nhưng vụ án này đã bị gác lại, không tiến hành truy cứu bàn cãi nữa, có thể
là thiếu ý nguyện chính trị nhiều hơn là thiếu chứng cứ. Ngoài ra, ông còn bị chỉ
trích là bù nhìn của công ty dầu mỏ Standard.
Năm 1884, đại tá Payne đã tới New York và cũng từ đó mà ông dần dần không
màng đến chuyện kinh doanh dầu mỏ nữa. Ông đầu tư vào ngành ngân hàng và
ngành việc làm với tư cách là "bạn hàng dầu mỏ Standard", bao gồm công ty thuốc
lá Mỹ và công ty than và sắt Tennessee, mãi đến tận khi ông được kết nạp vào đội
ngũ của công ty gang thép Mỹ.
Đồ dùng xa xỉ nhất của ông chính là chiếc ca nô siêu tốc, đó là chiếc ca nô siêu
tốc lớn nhất, nhanh nhất và hào hoa nhất trong nước. Ông đã lái chiếc ca nô này
đến châu Âu, sau này còn đi khắp thế giới.
Cả đời ông sống độc thân và đã quyên tặng 500 nghìn đô để thành lập lên học
viện y học Konal, ngoài ra ông còn tặng cho học viện này 8 triệu đô làm kinh phí.
Năm 1917, khi qua đời, ông quyên tặng cho thư viện công cộng New York, trường
đại học và học viện y học mỗi nơi là 1 triệu đô. Số tài sản còn lại khoảng 178 triệu
đô để lại cho cháu trai mà ông yêu quý nhất.
9. PETER A. WIDENER

(1834-1915)
Ông Peter thành lập công ty vận chuyển lớn nhất nước Mỹ và trở thành người
giàu có nhất Philadenphia.
Ông là con trai của một người thợ đóng gạch ở Philadenphia, ông bỏ học khi còn
học trung học và vào học việc trong cửa hàng thịt của anh trai. Không lâu, ông mở
một cửa hàng riêng và trở thành nhân vật quan trọng của đảng cộng hoà trong thành
phố. Trong cuộc nội chiến, ông đã có được một hợp đồng với chính phủ nhờ quan
hệ, đó là cung cấp thịt dê cho quân đội liên bang trong phạm vi 10 dặm ở thành phố
Philadenphia, và ông đã kiếm được 50 nghìn đô trong vụ làm ăn này. Ông đã mở
một cửa hàng thịt bằng số tiền mà ông kiếm được, ngoài ra ông còn bắt đầu thu mua
đường xe điện trong thành phố Philadenphia.
Ông cũng đã có một thời gian làm chính trị trong chính quyền thành phố. Ông làm
việc ở ủy ban giáo dục, năm 1873 được bổ nhiệm làm tổng quản tài chính thành
phố. Lúc đó, lương của nhân viên trong chính phủ rất hậu hĩnh, do đó ông trở nên
rất giàu có nhờ vào việc làm quan chức chính phủ. Năm 1877, ông bị thất bại trong
lần tranh cử thống đốc bang, ý đồ làm quản lý chính trong lĩnh vực tài chính của
bang cũng không thành.
Năm 1875, ông cùng với ông William Elkins thành lập công ty xe điện. Nhờ
vào quan hệ chính trị và dầy vốn, năm 1880, ông và bạn làm ăn tiếp quản công ty
vận chuyển xe khách liên hợp. Sau khi tiếp quản thì dường như công ty này đã cai
quản toàn bộ tuyến đường sắt trong thành phố và tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến
đường sắt Đông Tây. Đến năm 1882, mỗi năm vận chuyển gần 33 triệu lượt khách.
Năm 1883, ông và bạn làm ăn đã thành lập công ty vận chuyển Philadenphia. Họ
bắt đầu thực hiện một kế hoạch mang tính chiến lược cao - kế hoạch thay xe chạy
môtơ bằng xe chạy dây cáp điện. Họ đã phải tiêu tốn khoảng hơn 10 triệu đô và


trong thời gian 5 năm, lắp đặt một đoạn đường hai đường ray dài 10 dặm. Vào
những năm 90 của thế kỷ XIX, các nhà đầu tư bắt đầu lắp đặt hệ thống xe điện. Do
người dân phản đối những tuyến cao khỏi mặt đất, công ty vận chuyển này đành

phải lắp đặt lại tuyến đường trong phố và được chính phủ đồng ý cho lắp đặt hệ
thống chạy bằng điện. Hoạt động này cần phải đầu tư mấy triệu đô, nhưng đến năm
1895, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động và lượng khách lên tới hơn 100 triệu
người.
Vào giữa thập niên 90 thế kỷ XIX, tập đoàn của ông đã lũng đoạn ngành vận
chuyển trong thành phố, ông bắt đầu phát triển tuyến đường sắt cao tốc ra ngoại
thành. Họ đã thuê được quyền đặc biệt sử dụng 13 tuyến đường cao tốc. Cho dù
nhóm hợp tác này đã lũng đoạn hệ thống này, nhưng do chi phí quá cao cuối cùng
họ đã bị thất bại. Cùng với việc giá thành tăng cao và chi phí không giảm, vì thế
mà lợi nhuận cũng bắt đầu giảm. Cuối cùng chính phủ đã cai quản phần lớn tuyến
đường này.
Ông đã hợp tác với ông Thomas Fortune Ryan và ông William Collins
Whithney cung cấp vốn và đưa ra sách lược cho ngành vận chuyển New York. Ông
và bạn hợp tác - ông William Elkins còn tiếp tục đầu tư vào hệ thống đường sắt ở
Chicago, Pittsburgh, Baltimore. Không lâu họ có nhiều đường xe điện trên mặt đất
hơn, theo thống kê tổng vốn đầu tư của họ lên tới 1,5 tỷ đô.
Khi là người khai thiên lập địa ra ngành vận chuyển xe điện thì ông là một trong
những người tiên phong quán triệt sử dụng xe cáp và xe điện. Ông sáng lập nên hệ
thống vận chuyển hiệu quả nhất, hiện đại nhất trong nước. Ngoài ra ông còn đầu tư
vào nhiều lĩnh vực khác. Ông bỏ vốn thành lập nên công ty gang thép America,
công ty thuốc lá America và công ty dầu mỏ Standard.
Ông xây dựng một dinh thự mỹ lệ ở công viên Acyrchins trong thành phố
Philadenphia và đặt tên là công viên Lineburg. Trong phòng trưng bày những bức
hoạ của họa sỹ Rafael và một trong những đồ sứ Trung Quốc cổ tinh xảo nhất nước
Mỹ. Ông là người dẻo miệng và có một phòng sách rất lớn.
Ông có ba người con trai, trong số đó chỉ một người con trai sống lâu hơn ông.
Sau khi ông qua đời không lâu, Goerge D. Widener đã tiếp quản công ty vận
chuyển của ông. Năm 1883, Goerge lấy con gái của bạn hàng cha mình, họ sinh
được hai người con một nam một nữ. Năm 1912, Goerge và con trai - Henry đã
gặp nạn trên đường từ Luân Đôn về quê. Lúc đó Henry mới 27 tuổi, Henry là một

người đam mê sưu tập sách, trước lúc chết không lâu, Henry đã mua 1.598 tập "tản
văn" của Pegen. Henry đã từng nói: "Tôi sẽ luôn đem theo nó, cho nó vào túi, nếu
như tôi gặp nạn, nó sẽ cùng tôi về nhà". Trong vụ tai nạn đó mẹ ông may mắn sống
sót nên bà đã đem toàn bộ tập sách đó tặng cho trường đại học Harvard và xây
dựng nhà tưởng niệm phòng sách Henry A. Windener.
Khi Widener cha mất vào năm 1915, hưởng thọ 81 tuổi, ông là người giàu nhất
thành phố Philadenphia. Theo thống kê số tài sản mà ông để lại lên tới 100 triệu đô
và số tài sản đó ông đều để lại cho cậu con út và con trai, con gái của Goerge. Ông
đã quyên tặng 1,1 triệu đô để làm từ thiện kể cả tiền xây học viện giáo dục đặc biệt
cho trẻ em. Ông đã tặng ngôi nhà ở phố Broadway và ngôi nhà đó đã trở thành chi
nhánh của thư viện tự do thành phố Philadenphia, những tác phẩm nghệ thuật mà
ông sưu tập cũng quyên tặng cho thị dân toàn thành phố.


Con trai út của ông - Joshep là nhà tiền tệ và vận động viên, ông sở hữu công
viên Belmont, đường đua ngựa Hayri và một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật,
những tác phẩm nghệ thuật đó của ông được tặng cho viện mỹ thuật quốc gia.
Joshep mất năm 1943, để lại cho con trai và con gái khoảng 20 đến 30 triệu đô
cùng số của cải của cha ông.
10. Peter Chardon Brooks
(1767-1849)
Kinh doanh vận chuyển bằng tàu là một nghề rất nguy hiểm, nhưng ông lại tìm
được một cách kinh doanh rất hiệu quả. Năm 1789, ông sáng lập nên công ty bảo
hiểm ở trong quán rượu nho Boston, công ty này đã rất thành công, khi ông nghỉ hưu
ở tuổi 36 đã có một lượng tài sản cực lớn. Ông trở thành người giàu nhất ở New
England.
Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, cho dù đến từ một gia tộc nổi tiếng ở New
England, nhưng người cha tôn kính của ông - ông Edward Brooks là một vị mục sư
khu giáo hội nghèo ở thành phố Yarrmouth bang Maine. Thần học của ông Edward
được coi là có chút quá tiến bộ đối với khu giáo hội cũ bảo thủ, chính vì thế cha ông

đã dẫn cả nhà quay về với tổ tiên ở trường Medford bang Massachusetts.
Khi cha ông còn sống, thu nhập của gia đình rất thấp, khi ông mới 14 tuổi, cha
ông đã qua đời, khiến gia đình ông sạch như chùi. Ông đã bị đưa đến Boston giao
cho một thương nhân để học nghề. Sau khi học nghề xong, ông quyết định theo
nghề bảo hiểm.
Mười năm cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ rất tốt đối với nghề vận chuyển
đường biển ở Mỹ, sự hỗn loạn trong cuộc chiến tranh châu Âu đã khiến cả thế giới
phải dựa vào thương nhân Mỹ. Tình hình thế giới lúc đó khó mà tính trước được,
cũng chính tình hình khó khăn đó đã tạo một thị trường phát triển như vũ bão cho
ngành bảo hiểm và ông cũng kiếm được một khoản tiền khá lớn; ông đã nghỉ hưu
khi mới hơn 30 tuổi và đã xây dựng một tòa biệt thự trong nông trường của gia tộc,
nhưng dù nói là đã nghỉ hưu nhưng ông không hề được nghỉ. Năm 1806, bạn ông
đã thuyết phục ông giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty bảo hiểm trên
biển New England, đây là công ty cung cấp bảo hiểm cho tàu buôn đầu tiên ở New
England. Mấy năm sau ông lại nghỉ hưu, về sau một người bạn trong đảng liên
bang của ông đã cử ông đến thẩm nghị viện quốc hội và ông đã nhậm chức ở đó
trong khoảng thời gian từ 1806 đến năm 1814. Năm 1820, ông được phái đến ủy
ban hiến pháp Mỹ, cuối cùng trong khoảng thời gian từ năm 1819 đến 1823 đã
nhậm chức ở nhà trắng và thẩm nghị viện.
Đầu tư vào lĩnh vực đường sắt và cổ phiếu tính rủi ro rất cao, nhưng ông không
thích đầu cơ thương mại. Ông thường nói: "Tôi thích ngâm mình dưới chỗ nước
nông, không phải vì nước nông, mà là vì như vậy có thể xác định và hiểu được
nước sâu bao nhiêu". Thỉnh thoảng ông cho những công ty tin tưởng và làm ăn tốt
vay vốn, nhưng không phải toàn bộ như vậy mà cũng có ngoại lệ, ông đã từng làm
một việc mà ông vô cùng căm ghét: đó là thông qua không ngừng đầu cơ thương mại
ở thành phố Cleveland bang Ohio. Để nhớ đến ông, ở khu này có một con phố tên
là Chardon.


Một nguyên tắc khác dẫn dắt sự nghiệp của ông chính là việc ông có được lợi

nhuận nhờ vào cho người khác mượn tiền, nghe nói ông đã có được lợi nhuận hơn
6% khi cho vay và cầm cố. Theo ông thì tất cả tiền vốn mà ông bỏ ra đều hoạt
động rất hiệu quả và rất giá trị. Ông đã cho các doanh nghiệp mượn tiền với giá
thấp hơn so với thị trường, ông còn thẳng thắn nói với họ mục đích chính của ông
là làm từ thiện. Cho dù ông rất thoải mái khi cho người khác mượn tiền, nhưng bản
thân ông lại có một nguyên tắc đó là không mượn tiền của người khác.
Trong khi những người khác đang tham lam tranh thủ đầu cơ buôn bán, ông lại
sống một cuộc sống rất ổn định. Chính sự giàu có đã khiến ông có thể độc lập, ông
không "bị sự theo đuổi tiền bạc trói buộc, cũng không vì mạo hiểm kiếm tiền mà
mệt mỏi". Năm 1849, sau khi ông mất không lâu, tài sản của ông còn khoảng 1,3
triệu đô.
Philip Danforth Armour
(1832-1901)
Năm ông Armour 19 tuổi đã cùng ba người bạn rời quê hương thị trấn Stockton
thuộc New York, quyết định đi bộ đến khu mỏ vàng ở Califocnia, trên đường một
trong bốn người họ đã bị chết, hai người kia quay về quê. Sau 6 tháng, duy nhất
một mình ông đã đến bờ biển Tây. Ông không tìm thấy vàng, nhưng lại sống được
nhờ vào lòng quyết tâm và sự ngoan cường. Cuộc sống của ông chủ yếu dựa vào
việc đào kênh mương, mỗi ngày ông kiếm được 5 đô. Sau 5 năm, ông kiếm được
8.000 đô.
Trên đường từ Califocnia trở về quê, ông đã dừng chân ở Milwaukee, sau này
ông lại quay trở lại định cư ở nơi đây. Ông đã thành lập công ty nông sản bằng số
tiền mình kiếm được. Khi cuộc nội chiến sắp kết thúc, ông đã kiếm được một
lượng tiền lớn nhờ vào việc buôn bán thịt lợn. Trước khi liên minh phía Nam đầu
hàng, ông đã ký được hợp đồng lớn với giá 40 đô/thùng. Khi cuộc nội chiến kết
thúc, giá thịt lợn giảm xuống còn 18 đô/thùng. Mỗi thùng ông kiếm được 22 đô,
hợp đồng đó ông kiếm được 1-2 triệu đô. Ông tiếp tục kinh doanh gia công chế
biến thịt lợn. Năm 35 tuổi, ông và hai người anh từ Milwaukee đến Chicago làm
nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi gia súc và ngũ cốc, Chicago là một nơi lý tưởng
để kinh doanh buôn bán gia công chế biến thịt lợn. Ông và hai người anh của mình

đã thành lập nên công ty Armour, về sau công ty này trở thành doanh nghiệp gia
công thịt lợn lớn nhất nước.
Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng kỹ thuật đông lạnh loại hình
mới trong việc gia công chế biến thịt lợn, đồng thời cũng là người thúc đẩy mạnh
nhất trong việc tiêu thụ thịt lợn trong cả nước. Trước đó, việc cung cấp thịt lợn và
thịt bò cho vùng biển Đông cần phải vận chuyển gia súc sống bằng tàu hoả, sau
này đều được gia công chế biến sẵn, nên mọi chi phí cho việc vận chuyển rất thấp.
Phía đường sắt không nhận hàng đông lạnh, bởi vì như vậy sẽ giảm một lượng lớn
việc vận chuyển bò lợn sống. Ông đã tự thành lập nên đội xe riêng, không lâu công
ty của ông đã chuyển việc kinh doanh gia công các loại thịt theo mùa thành kinh
doanh quanh năm.
Bên cạnh việc sản xuất các loại sản phẩm gia công từ thịt, ông Armour lại còn
mở rộng lĩnh vực sản xuất, bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm phụ từ thịt, sản xuất


xà bông, phân hoá học, bơ nhân tạo, da thuộc và các sản phẩm da thuộc cũng như
nhiều sản phẩm khác. Chuyện làm ăn buôn bán của ông ngày một phát triển mạnh.
Ngoài thành phố Chicago ra, ông còn xây dựng "thị trấn gia công" riêng, nó là
một thành phố rất nhỏ, nhưng đầy đủ mọi thứ như ngân hàng, bưu điện và toà báo,
tất cả đều do ông sáng tạo và xây dựng nên. Ông đã thuê hơn 15.000 người, đến
năm
1894,
theo
thống

của
tạp
chí
Mc Clure's, lương năm của ông là hơn 6 triệu đô. Ông có hơn 1.400 chiếc xe điện,
hơn 700 con ngựa kéo, máy nâng hàng hoá lớn nhất thế giới và một công xưởng

sản xuất 7 triệu tấn keo dán. Những nông trường súc vật với phạm vi gây ồn rất
lớn, mùi hôi thối bay khắp nơi, cũng chính vì thế mà tiếng xấu về ông cũng không
phải là ít. Ngoài ra, môi trường làm việc của công nhân cũng vô cùng nghiệt ngã.
Ông là một người trầm tính và có một sức khoẻ dồi dào, một lòng một dạ
chuyên tâm với việc kinh doanh buôn bán. Ông thường 5 giờ sáng đã đến nhà máy
và làm việc đến tận 6 giờ tối. Ông có thói quen cứ đến 9 giờ tối là đi ngủ. Ông
cũng từng nói: "Tôi không thích tiền, nhưng tôi thích kiếm tiền".
Năm 1892, ông đã nghe theo tiến sĩ E.D. Sharas: "Nếu tôi có 100 đô, tôi sẽ làm
gì". Quả thật ông Armour trong tay có mấy trăm đô đã xây trường đại học kỹ thuật
trên cơ sở ý tưởng của vị mục sư này để đào tạo công nhân kỹ thuật, ông còn thuê
vị mục sư này làm hiệu trưởng. Cuối cùng trường này đã trở thành bộ phận trung
tâm của học viện kỹ thuật Illinois.
Theo thống kê năm 1893, ông có khoảng 50 triệu đô. Mỗi buổi sáng ông đều
xách một túi đựng 100 tờ cổ phiếu 1 đô đặt ở trên bàn, sau đó cả ngày hôm đó ông
phân phát hết số tiền đó, mỗi lần một tờ.
Ông cũng có những cống hiến trong việc xây dựng thành phố Chicago. Trong
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1893, rất nhiều nhà đầu tư phải sợ hãi và tranh nhau
rút tiền khỏi ngân hàng, bởi vì tin đồn là ngân hàng này sắp phá sản. Ông và những
nhà tỷ phú khác ở Chicago đã đứng ra bảo đảm với quần chúng, họ rất tin tưởng
vào ngân hàng này. Để chứng minh điều này, ông đã xuất tiền từ tài khoản của
mình để đổi lấy cổ phiếu của bất cứ người nào muốn bán. Có khoảng 1.000 người
đến văn phòng ông muốn đổi, vì thế đã cứu được ngân hàng.
Ông qua đời năm 1901 và giao toàn bộ quyền công ty cũng như số tài sản trị giá
50
triệu
đô
cho
con
trai


J. Ogden. Lúc đó, hàng năm doanh thu của công ty này hơn 100 triệu đô. J. Ogden
tiếp tục phát triển và tăng thêm tài sản của cha, sau 16 năm nỗ lực làm ăn, doanh
thu năm của công ty đã tăng lên gấp 5 lần. Và J. Ogden được coi là người giàu nhất
thế giới. Nhưng, sau khi cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, do hàng loạt
vụ đầu tư làm ăn bị thất bại, trong vòng 130 ngày, mỗi ngày ông bị tổn thất 1 triệu
đô. Cho dù Armour có giàu đến mấy, thì cuối cùng tiền cũng hết. Năm 1923, J.
Ogden đã không còn được quyền cai quản tài chính công ty của cha nữa, năm 1927
ông qua đời, tài sản của ông chỉ vẻn vẹn 20.000 đô. Như những gì ông đã nói: "Thế
giới này đối đãi với người có tiền còn tồi tệ hơn so với những người không có
tiền".
Robert Wood Johnson, Jr
(1893-1968)


Sau khi hoàn thành sự nghiệp phục vụ binh dịch trong cuộc đại chiến lần hai,
ông Robert Wood Johnson con đã nổi tiếng khắp thế giới với tên tướng quân
Johnson trong việc mở rộng và phát triển công ty của cha và chú ông trở thành
công ty lớn mạnh mang tính quốc tế chuyên sản xuất dược phẩm, sản phẩm hộ lý
cá nhân và nhiều sản phẩm khác.
Ông là một chàng trai gầy nhưng rắn chắc với mái tóc màu vàng kim. Ông trở
nên nổi tiếng khắp mọi nơi nhờ tinh thần trách nhiệm cao của mình. Khi ông làm
thị trưởng thành phố Cotean bang New Jersey, một lần trong buổi yến tiệc chính
thức, ông đã nhận được một cuộc điện thoại của một người dân thành phố; người
gọi điện thoại cho ông là một phụ nữ đang vô cùng phẫn nộ vì rác của bà không có
người xử lý, người phụ nữ này còn chửi ông là một thị trưởng bẩn thỉu. Ông bỏ
mặc 20 vị khách ở đó và mặc lễ phục lên xe đến thẳng nhà người phụ nữ đó. Người
phụ nữ này vô cùng kinh ngạc, sau khi chỉ cho ông thấy thùng rác nào là thùng rác
nhà bà, ông lập tức bỏ thùng rác đó vào thùng xe sau và đưa đến bãi rác.
Cha của ông đã từng là thầy thuốc ở New England, lúc đó cha ông đã phát minh
và sản xuất ra thuốc kháng sinh, cha ông đã cùng với hai người em của mình thành

lập công ty Johnson & Johnson. Johnson bố là người tiên phong ứng dụng giáo học
pháp Joseph, giáo học pháp này đề xướng phương pháp phẫu thuật vô khuẩn, giữ vết
thương không bị nhiễm trùng. Ông đã cố gắng vận dụng những lý luận này vào
trong thực tiễn và đã phát minh ra một loại thuốc, loại thuốc này đã đạt được hiệu
quả bảo vệ vô khuẩn.
Ông Johnson con sinh năm 1893 ở thành phố New Brunswick. Những năm
trước đây, công ty của cha ông được đặt ở đây, Johnson không học đại học, năm 17
tuổi ông vào làm ở công ty của cha và làm công nhân may, ông đã thăng chức rất
nhanh trong thời gian làm việc ở đây. Đến năm 25 tuổi, ông được bổ nhiệm làm
phó tổng giám đốc, năm 39 tuổi được bổ nhiệm làm tổng giám đốc, năm 45 tuổi trở
thành chủ tịch hội đồng quản trị. Khi ông đứng ra cai quản công ty, lúc đó chủ yếu
làm thị trường trong nước, mức tiêu thụ mỗi năm khoảng 11 triệu đô, sau khi ông
tiếp quản, đã mở rộng sản xuất và phạm vi tiêu thụ sản phẩm được mở rộng ra 120
quốc gia và khu vực. Khi ông qua đời công ty này đã trở thành nhà sản xuất
nguyên liệu thuốc, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ lớn nhất thế giới, kim ngạch tiêu thụ
hàng năm lên tới 750 triệu đô.
Là một lãnh đạo luôn được mọi người tôn trọng và nể phục, ông Johnson con đã
được phong làm chuẩn tướng trong cuộc đại chiến lần hai, ông còn đảm nhiệm
nhiều chức vụ khác, cuối cùng ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch hội sản xuất
ngành quân sự. Ông đã áp dụng tinh thần và kỷ luật trong giời gian phục vụ chiến
tranh vào việc kinh doanh ở công ty, đối với ông việc sáng lập ra một đoàn thể mẫu
mực quan trọng như việc tạo ra thu nhập. Ông đã từng nói: "Cái mà chúng tôi phải
xây dựng không những là khung bằng đá và sắt thép mà còn là khung bằng ý tưởng
và lý tưởng". Ông đề xướng việc phân tán kinh doanh, đề xướng nâng mức lương
cơ bản, cải thiện môi trường làm việc. Ông động viên khích lệ nhân viên hãy mạo
hiểm khi làm việc.
Sau này khi ông James trở thành chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều
hành công ty nhớ lại thời kỳ đầu sự nghiệp của mình, ông Johnson đã có những
phản ứng về thất bại của ông. Lúc đó ông James làm chủ quản phụ trách sản phẩm
mới và tìm cách để đưa sản phẩm mới đó ra thị trường, song điều không may là

ông đã thất bại, Johnson đã gọi ông vào văn phòng, lúc đó James nghĩ chắc chắn


mình sẽ bị đuổi việc nhưng Johnson nói: "Nghe nói anh đã bị thất bại?". "Vâng,
thưa ông" - James lo lắng trả lời. Johnson lại nói: "Tôi còn biết công ty đã mất 86,5
nghìn đô vì loại sản phẩm mới này". "Vâng, đúng vậy".
Ông Johnson đứng dậy và đưa tay ra bắt tay James, ông nói: "Tôi chỉ muốn
chúc mừng anh, nếu như không ai muốn đưa ra quyết định thì chẳng có việc gì xảy
ra, nhưng nếu như phải đưa ra quyết định thì việc sai sót là khó tránh khỏi".
Ông Johnson là người rất thẳng thắn và luôn bảo vệ quyền lợi của nhân viên,
ông luôn đưa ra chế độ tiền lương công bằng cho nhân viên của mình. Ông cũng
rất quan tâm đến những giám đốc ở công ty, ông nói: "Làm cho giám đốc của bạn
trở nên giàu có, họ sẽ giúp bạn càng giàu có hơn". Công ty Johnson & Johnson
muốn mình trở thành công ty mẫu mực được xã hội tín nhiệm.
Hồi trẻ ông Johnson rất mê du thuyền, bóng rổ, săn bắn và chơi phi thuyền. Ông
đã giành được nhiều cúp khi đi đua du thuyền, ông còn tham gia cuộc đua du
thuyền vượt Đại Tây Dương đến Tây Ban Nha. Ông đã từng đi thám hiểm ở gần
vùng Bắc Cực. Ngoài ra ông còn là một nhà diễn thuyết ưu tú đầy chất hài hước.
Ông và người anh em của mình đã thừa hưởng 84% quyền cổ phiếu của công ty
Johnson & Johnson, dưới sự cố gắng và nỗ lực, họ đã đưa công ty này ra thị trường
và họ đã giữ được 70% cổ phần công ty. Ông mất năm 1968 hưởng thọ 74 tuổi,
ông đã dùng gần 1 tỷ cổ phiếu của công ty để xây dựng quỹ Robert Wood Johnson,
đây là quỹ lớn thứ hai của Mỹ, đồng thời cũng là quỹ lớn nhất trong lĩnh vực bảo
vệ sức khoẻ và vệ sinh.
Ronald Owen Perelman
(1943- …)
Ông Perelman là một anh hùng đầu tư siêu cấp. Ông đã từng xây dựng mạng
lưới kinh doanh có thể địch được với bất cứ một mạng lưới nào khác. Phạm vi đế
quốc thương mại của ông vô cùng đa dạng và phong phú từ mỹ phẩm, đồ gỗ, tranh
biếm họa, đến thế giới thông tin, rồi ngân hàng, đóng tàu, v.v… Tổng cộng ông

khởi phát hơn 40 hạng mục kinh doanh, nhưng trong số những loại kinh doanh đó
tốt nhất là công ty cổ phần Mc Cormick và Forbes. Không giống như những nhà đầu
tư khác, ông không hề lợi dụng tiền vốn của người khác mà hoàn toàn quản lý công
ty ở trung tâm của doanh nghiệp trị giá 5,1 tỷ đô.
Bản thân ông là mối liên lạc tập hợp thương mại trong sự dung hòa này. Ông
muốn lựa chọn kiểu kinh doanh riêng. "Tôi yêu tất cả công việc kinh doanh của
chúng tôi. Tôi thích kinh doanh và thích làm việc lớn".
Ông rất tâm đắc về ý nghĩ đầu tư lạc quan này, chính ý nghĩ đó đã gắn kết công
ty xì gà liên hiệp với ông. Mỗi ngày ông hút 5 điếu, ngay ở trong phòng làm việc
của ông còn khắc dòng chữ: "Thích tôi chính là thích xì gà của tôi".
Ông không chỉ đầu tư vốn vào công ty, mà còn rất tích cực quản lý công ty. Ông
rời khu nhà ở thị trấn gần văn phòng Mc Cormick và Forbes và đến làm việc ở 62
phố Manthattan, công ty không thấy treo biển, ông và 20 nhân viên cùng nghĩ cách
tạo dựng và phát triển công ty của mình. Ông Perelman được bồi dưỡng và đào tạo
để trở thành một người kinh doanh. Cha ông là một di dân và đến Philadenphia tạo
dựng sản nghiệp Belmont. Bản thân Perelman cha là lính phục kích, ông thu mua


và xây dựng sự nghiệp thương mại và được lãi lên tới 350 triệu đô. Ông được coi
là thương nhân mạnh và rắn rỏi.
Ông Perelman cùng với cha mình đã xuất hiện ở vị trí hàng đầu về đầu tư, họ đã
đến tham quan công ty của Perelman cha. Sau khi được cấp bằng cử nhân ở viện
thương mại Watm và thạc sĩ quản lý công thương vào năm 1966, ông bắt đầu làm
việc cùng cha mình. Khi đứng nhìn công việc kinh doanh của cha mình với thời
gian hơn 10 năm, ông có hỏi cha mình khi nào có thể bổ nhiệm ông làm tổng giám
đốc. Khi cha ông né tránh phải trả lời câu hỏi đó, ông đã tự thành lập công ty ở
New York.
Lĩnh vực mà ông đáng được khen ngợi chính là kinh nghiệm giao dịch và quá
trình tiếp xúc với buôn bán thương mại. Ông đã vay ngân hàng 1,9 triệu đô để mua
vụ làm ăn đầu tiên - cửa hàng châu báu New Jersey và ông đã bắt đầu sự nghiệp

của mình. Ông có được 40% cổ phần công ty là 2 triệu đô. Về sau ông phải bán
phần lớn công ty. Nhờ vào tài cải tổ và quản lý một cách hiệu quả, ông đã bán sản
nghiệp của mình với giá 1,5 triệu đô.
Năm 1983, ông đã mua cách xử lý phim màu với giá chỉ hơn 100 triệu đô và
bán lại nó với giá 625 triệu đô. Ngoài kỹ năng quản lý tài giỏi, ông còn là một
người phán đoán sự việc rất nhanh nhạy và thông minh, cho dù khi ông bị mất, thì
ông vẫn thắng. Sở dĩ ông có được thành công như vậy phần lớn là vì ông có thể
thấy được những điểm sáng ở công ty u ám. Ông rất giỏi mua những công ty đang ở
trong cảnh khốn đốn và bán hết những tài sản không hấp dẫn, giao số tiền mặt
trong công ty cho những nhà quản lý giỏi để đi kinh doanh. Ông giữ lại những
nhân viên có năng lực và tin cậy để họ có thể phát huy được khả năng cũng như
năng lực của mình và hoạt động một cách hiệu quả.
Ông Perelman là một người Do Thái chính thống, ông không làm việc vào ngày
thứ 7, vì ngày đó là ngày nghỉ của người Do Thái. Một lần khi mời nhân viên quản
lý vào làm ở công ty xì gà của mình, ông đã có một tư thế vô tiền khoáng hậu: ông
đã xuất hiện ở nhà nghỉ tại New York vào ngày thứ 7, cho dù là lúc đó thì ông vẫn
không cạo mặt và không mang theo người một đồng nào, hơn nữa còn từ chối ăn
sáng. Khi người quản lý đó phát hiện thấy ông rất coi trọng mình, cảm thấy vô
cùng cảm động và đã vào làm ở công ty xì gà.
Ông đã lấy ba vợ, người vợ đầu của ông là bà Faith Golding, bà là con gái của
một gia đình buôn bất động sản giàu có. Sau khi ly hôn với bà được hai năm thì
ông lại kết hôn với một nhà văn - bà Claudia Cohen. Sau đó hai người lại phải ra
tòa ly hôn, chẳng bao lâu ông lại lấy vợ thứ ba. Con trai cả được coi là người được
quyền thừa kế. Ông nói là: Ông để lại toàn bộ số tài sản cho con cái, như vậy họ sẽ
có hứng thú trong việc quản lý số tài sản đó.


russell sage
(1816-1906)
Russell Sage là người thao túng thị trường rất thông minh và tài giỏi, ông trở

thành tỷ phú nhờ vào ngành vận chuyển đường sắt và ngành điện báo, ông đã xây
dựng thể chế buôn bán giao hàng theo kỳ hạn ở phố Wall. Ông lợi dụng mọi thủ
đoạn về chính trị và tiền tệ để kiếm cho mình một khoản tiền lên tới 100 triệu đô.
Ông thường mặc một chiếc áo choàng dài rộng màu đen ở ngoài, còn bên trong
mặc một chiếc áo sơ mi cũ của ngành ngân hàng, hai mắt ông luôn chằm chằm vào
từng đồng đô la mà ông kiếm được. Ông từng làm công việc chuyển khoản trong
ngân hàng, hơn nữa ông thường ở đằng sau ban giám đốc và đã lấy trộm mấy cuốn
sổ ghi chép hoặc những đồ dùng văn phòng khác. Một hôm, trong lúc ông cầm một
chiếc quạt cũ chuẩn bị ra khỏi phòng họp thì bị ông J.P. Morgan - thành viên ban
giám đốc nhìn thấy và yêu cầu trợ lý đứng ngăn ông Sage lại ở ngay trước cửa, ông
Morgan chỉ vào chiếc quạt điện đó và nói chiếc quạt đó chính là tài sản của công ty
chuyển khoản. Ông Sage nổi cáu: "Tôi sẽ cho các ông biết, tôi chính là…", sau đó
ông xách chiếc quạt đi.
Ông thường bắt xe điện đến ban giám đốc công ty để dùng miễn phí bữa trưa,
bởi vì ông không đủ tiền để thuê xe. Một hôm ông nhảy tàu điện đang chạy, không
may đã bị ngã xuống đất, thế mà xe vẫn cứ đi, một lát sau ông đứng dậy đến công
ty tàu điện chửi một trận. Sau đó ông đã gọi điện cho bác sĩ và luật sư của ông kiện
công ty tàu điện. Ông Sage vẫn thường xuyên để ý quan sát từng cơ hội một, cho
dù cơ hội đó có như thế nào, nhưng ông đều chớp lấy nó. Ông nói: "Nếu như bạn
quản lý tốt đồng pence, vậy thì đồng đô la sẽ tự phát sinh".
Hồi trẻ, ông cũng chẳng có bao nhiêu pence để mà quản lý. Ông sinh ra trong
một chiếc xe ngựa khi đi tới miền Tây trong một trận đói năm 1816, chính vào năm
đó gia đình ông bắt đầu một cuộc hành trình đầy gian khổ và khó khăn, cuộc hành
trình này của gia đình ông kéo dài 55 ngày, trạm đầu tiên mà họ đến chính là trạm
ở bang Michigan. Ông đã được sinh ra trước khi gia đình ông rời khỏi New York,
mọi người đã không phải bôn ba khắp đây cùng đó nữa, gia đình ông đã ở lại và
định cư ở lưu vực Mohoke New York. Năm 12 tuổi, ông Sage làm nhân viên ở cửa
hàng tạp hóa của anh trai, mỗi tháng chỉ kiếm được 4 đô. Ông góp hết số tiền mà
mình đã kiếm được hàng tháng lại, chẳng mấy chốc ông đã có thể mở riêng cho
mình một cửa hàng. Hồi trẻ ông đã thề rằng tuyệt đối không được sống cuộc sống

nghèo khổ như thế này. Ông kiếm tiền nhờ vào việc kinh doanh ngựa, kinh doanh
bán lẻ và vận chuyển bằng tàu thuyền, ngoài ra còn mượn tiền của bạn bè nữa. Cứ
như vậy, đến năm 21 tuổi, ông đã trở thành thương gia giàu có nổi tiếng trong
thành phố Troy ở New York, hơn nữa ông còn được chọn làm thẩm nghị viên của
thành phố này, sau này ông được đề cử làm người quản lý về tài chính của quận
Lunsel.
Người yêu của ông là bà John Jacob Astor và Gov De Witt Clinton, ông vừa có
được quyền lực trong ngành thương mại lại có được thế lực trong giới chính trị.
Năm 1852 lúc đó ông mới chỉ 36 tuổi mà đã được chọn vào trong Quốc hội Mỹ.
Khi làm việc trong đó ông phát hiện thấy trung tâm New York cần tuyến đường sắt
Troy - Schenectady để mở rộng sự khống chế của nó. Và đương nhiên người cai
quản chính tuyến đường này không ai khác mà chính là ông, ông đã thuyết phục


được thành phố Troy đồng ý làm tuyến đường sắt dài 21 dặm với mức là 200 nghìn
đô, không bằng 1/3 giá trị của nó rồi bán cho một công ty nhỏ. Công ty nhỏ mà
mua cổ phần đoạn đường sắt này là doanh nghiệp đại lý mật mà ông thành lập nên.
Sau đó ông chuyển giao và lại một lần nữa bán đoạn đường này cùng với thành
viên của ban giám đốc cho trung tâm New York. Ông phát hiện thấy nếu kết hợp
chính trị và thương mại thì việc kiếm tiền quả thật quá dễ dàng.
Sau khi nhậm chức và làm việc trong quốc hội được hai nhiệm kỳ, ông quay trở
lại New York tiếp tục chuyện làm ăn của mình. Văn phòng công ty đặt ở tầng ba,
đó là một nơi rất tối, trong đó chỉ có duy nhất một chiếc ghế xoay ông đang ngồi
là chiếc ghế của ông George Washington để lại. Ông lập ra một chế độ mua bán
theo định kỳ, đó chính là đặc quyền được phép mua cổ phiếu vào và bán cổ phiếu
ra theo một thời gian được chỉ định trước, nó có thể khiến các nhà đầu tư ép tiền
đặt cược lên xuống theo giá cổ phiếu. Đương nhiên, ông Sage không phải là người
chơi, ông thường thao túng giá cổ phiếu để có lợi cho mình. Ông là một nhà đầu tư
phản hướng, khi không có người cần thì mua vào, còn khi mọi người cần lại bán
ra.

Ông bắt đầu công việc cho vay nặng lãi, ngoài cương
vị là một nghị viên quốc hội, ông còn là một nhà đầu tư, năm 1869 ông đã bị bắt vì
cho vay nặng lãi. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè cũng như mối quan hệ của ông
nên đã không phải ngồi tù mà chỉ bị tuyên án là "giúp đỡ bạn bè".
Ông Sage và ông Jay Gould có chung một sở thích là kiếm tiền và kinh doanh
ngành đường sắt, do đó họ đã trở thành những người bạn tốt. Họ đã liên kết lại với
nhau để cai quản công ty vận chuyển bưu chính Thái Bình Dương, họ đã kiếm
được 5 triệu đô từ công ty này. Năm 1873 đã xảy ra một cuộc khủng hoảng, sau
cuộc khủng hoảng này họ đã mua cổ phần của công ty đường sắt Thái Bình Dương
Union đang trong tình trạng khốn đốn về tài chính. Dưới tay của ông Sage, ông
Gould tiếp tục xây dựng đế quốc đường sắt miền Tây rộng lớn. Hai ông cùng cai
quản công ty điện báo Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, sau này phát triển
thành công ty vận chuyển và chuyển tiền Tây Liên. Điều này không có nghĩa là
ông Sage đã hoàn toàn tin tưởng vào ông Gould.
Ông Sage không có con, cũng không giống như những đại gia khác, ông sống
một cuộc sống bình thường không hoang phí. Một đầu bếp của ông nói ông chính
là cha của con bà, còn một họa sĩ tranh sơn mài tố cáo ông vì ông đã đòi quan hệ
trong khi mời bà đến vẽ chân dung, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là cách làm của
những người đầu cơ với mục đích lừa tiền mà thôi. Ông chưa bao giờ bị phạm tội
vì những chuyện như vậy, ngoài sở thích kiếm tiền, mỗi khi có thời gian ông còn
làm một số chuyện phong lưu khác.
Vợ cả ông mất năm 1867. Hai năm sau ông lấy vợ hai. Ông mất năm 1906, sau
khi ông qua đời, vợ hai đã trở nên nổi tiếng nhờ vào việc lấy hết tiền của mà ông
mất bao công sức tích góp. Bà đem số của cải tiền bạc đó tặng cho trường học,
giáo đường và các tổ chức từ thiện, sau khi bà qua đời còn để lại tài sản hơn 40
triệu đô để làn từ thiện.
Số tiền làm từ thiện lớn nhất của bà là xây dựng quỹ Russell Sage trị giá 10
triệu đô. Quỹ này là quỹ từ thiện tổng hợp đầu tiên của Mỹ và đã trở thành một
trong những nơi quan trọng nhất trong tiến trình chuyên nghiệp hóa lĩnh vực phục
vụ xã hội.



Khi ông Sage còn sống, vợ ông phải sống một cuộc sống vô cùng tiết kiệm, cuối
cùng đã được giải phóng. Bà đã phát biểu trong buổi họp ban giám đốc đầu tiên
của quỹ Russell Sage như thế này: "Tôi đã gần 80 tuổi rồi, nhưng tôi lại cảm thấy
cuộc sống của mình như mới bắt đầu".
Nhưng bà thường làm từ thiện với danh nghĩa của chồng mình. Ngoài quỹ tiền
tệ, bà còn mở trường đại học Russell Sage ở thành phố Troy, mở một học viện học
về bệnh lý Russell Sage trong bệnh viện thành phố. Vì vậy, lúc sinh thời ông Sage
nổi tiếng bởi sự hà tiện tiết kiệm và không làm từ thiện, sau khi qua đời ông lại liên
kết mật thiết với sự nghiệp làm từ thiện.
Sam moore Walton
(1918-1992)
Vào một buổi sáng sớm năm 1984, phố Hall chật kín người nhảy múa, trong số
đông đó có một người dáng người nhỏ bé, hiền lành, nhìn ông giống như một
khách du lịch đến từ một vùng quê nghèo bang Arkansas, nhưng thực tế ông là
người địa phương, trên con phố tiền tệ nổi tiếng thế giới này, ông mặc chiếc váy tơi
và chiếc áo sơ mi Hawaii, lại còn đội một vòng hoa trên đầu nữa.
Ông Sam Walton đã đánh cược với nhân viên của mình, nếu như có thể có được
trên 8% lợi nhuận trước thuế, ông sẽ mặc váy nhảy dọc con phố này. Kim ngạch
bán lẻ của công ty siêu việt này đã lại một lần nữa vượt kế hoạch. Cũng chính tiết
mục biểu diễn độc nhất vô nhị của ông mà ông được gọi là "điệu nhảy rất công
bằng". Giống như những lần trước, ông nhảy cho tới tận ngân hàng.
Ông Sam Walton là một trong những nhà doanh nghiệp thành công nhất trong
lịch sử nước Mỹ và câu chuyện của ông cũng trở thành câu chuyện dân gian trong
lịch sử ngành thương mại. Ông nổi tiếng vì sự thân thiện hữu hảo, sự thành tín và
là người có đầu óc kinh doanh thông minh sáng tạo. Năm 1985, năm thứ hai nhảy
múa ở phố Hall, ông vinh dự được xếp vào vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng 400
nhà tỷ phú Mỹ của tạp chí "Forbes". Ông mất năm 1992, trước khi ông qua đời, tài
sản của ông lên tới 22 tỷ đô và số tài sản này được ông phân chia cho vợ và bốn

người con. Ông còn nhấn mạnh về việc này như sau: "Nó chẳng qua là những tờ giấy
mà thôi".
Đến năm 1985, ông Walton đã phát triển cửa hàng tạp hóa nhỏ ở bang
Arkansas thành hơn hai nghìn siêu thị Walm và cửa hàng hội viên Sam ở khắp
nước Mỹ. Siêu thị Walm đã trở thành cửa hàng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.
Có lẽ trời sinh ra ông đã có tố chất của một nhân viên maketing. Ông sinh năm
1918 tại bang Oklahoma và lớn lên ở Colombia thuộc bang Missouri. Vào thời kỳ
tiêu điều nhất, cha ông đã phải bán hết mọi thứ trong nhà để nuôi gia đình. Ông
Walton đã phải đi đưa báo để lấy tiền học đại học.
Đêm hôm trước ngày tốt nghiệp, ông đã nhận được thư mời đến phỏng vấn của
hai công ty bán lẻ: Công ty Sears và công ty J.C. Fany. Hai công ty này đều muốn
nhận ông vào làm việc. Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1940, ông đã làm nhân viên đào
tạo quản lý trong một cửa hàng ở thủ phủ Des Moines thuộc bang Edward của
công ty J.C. Fany với mức lương tháng là 75 đô. Ông làm việc ở đây được khoảng
18 tháng, ông đã học được những kiến thức trong lĩnh vực bán lẻ, khi bắt đầu sự


×