Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi vào 10 chuyên Văn Quốc học Huế 08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.15 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ MÔN: NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2008-2009
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phót
--------------------------------------------
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn
gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ :
a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
b. Đánh trống lảng.
c. Hứa hươu hứa vượn.
d. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
1.2 Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.
Câu 2: (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho
ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không
bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.(...)Tôi biết vậy,
nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
(Nam Cao, Lão Hạc - Theo Ngữ văn 9, Tập 1,Tr.137)
2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp
yếu tố gì?
2.2 Hãy trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn:“Đối với…không bao giờ ta
thương...”
Câu 3: (2,5 điểm)
Có một con người giữa cuộc đời để lại ấn tượng sâu đậm trong em.
Câu 4: (3,5 điểm)
4.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên).
4.2 Em hãy phân tích hai khổ thơ trên.
----------------------- HẾT --------------------------
SBD thí sinh:------------- Chữ kí GT 1: ------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ MÔN: NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2008-2009
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phót
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ; giải thích ngắn gọn
nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ: (1 điểm)
- Phân loại: (0,25 điểm)
+ Thành ngữ: b - c
+ Tục ngữ: a - d
* Cho điểm: Sai bất cứ tổ hợp từ nào cũng không cho điểm.
- Giải thích: (0,75 điểm)
a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đi đó thì có thể học hỏi, mở
rộng hiểu biết.
b. Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một chuyện, một
việc nào đó.
c. Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện lời đã hứa.
d. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần người xấu thì nhiễm thói xấu, gần
người tốt thì học tính tốt.
* Cho điểm:
+ Đúng 4 tổ hợp từ: 0,75 điểm
+ Đúng 3 tổ hợp từ: 0,5 điểm
+ Đúng 1-2 tổ hợp từ: 0,25 điểm
1.2 Đặt câu hoàn chỉnh (về ngữ nghĩa và ngữ pháp) với mỗi thành ngữ, tục ngữ
trên, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Đọc đoạn trích :
“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho
ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không

bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.(...)Tôi biết vậy,
nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
(Nam Cao, Lão Hạc - Theo Ngữ văn 9, Tập 1, Tr.137)
2.1 Trong đoạn văn tự sự trên, để tạo tính triết lí, tác giả đã sử dụng kết hợp
yếu tố nghị luận. (0,5 điểm)
2.2 Trình bày ngắn gọn hàm ý của câu văn: “Đối với... không bao giờ ta
thương...”: (1,5 điểm)
- Do chưa có thành ý, thành tâm, ta thường không thấy được những điều tốt của
những người xung quanh ta, có lúc ta còn đối xử tàn tệ với họ. (0,75 điểm)
2
- Sống trong cuộc đời, ta cần biết thông cảm, thấu hiểu, giàu lòng nhân ái, vị
tha… để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
(0,75 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh viết văn bản có kết cấu 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Đây là đề bài mở, học sinh có thể có nhiều hướng trình bày, đặc biệt có thể kết
hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Bài làm có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội).
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
■ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề bằng nhiều cách. Sau đây là định hướng :
- Học sinh cần nắm bắt vấn đề: con người giữa cuộc đời là con người bình dị
trong cuộc sống, có thể là người thân, có thể là người quen biết, cũng có thể là
người chỉ được nghe kể lại.
- Học sinh viết (bằng phương thức nghị luận kết hợp với thuyết minh, tự sự, biểu
cảm) về một con người giữa cuộc đời đã để lại ấn tượng sâu đậm, khiến em
ngưỡng mộ, yêu quý :
+ Giới thiệu con người gắn với hoàn cảnh, hành động, phẩm chất... cụ thể dẫn
đến ấn tượng.

+ Lí giải về ấn tượng sâu đậm.
+ Bài học rút ra được từ con người ấy.
* Cho điểm:
- Điểm 2,5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, nhân vật được giới thiệu một
cách ấn tượng, thuyết phục; văn viết sáng rõ, biểu cảm, chân thành.
- Điểm 1,5: Bài làm đáp ứng được hơn nửa số yêu cầu trên, nhưng chưa thật
sâu sắc, nhân vật giới thiệu chưa tạo được ấn tượng; văn viết khá.
- Điểm 0: Bài lạc đề.
Câu 4: (3,5 điểm)
4.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ đầu và khổ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên :
Ghi đủ, đúng, có sự phân biệt hai khổ thơ. (0,5 điểm)
* Cho điểm: Xét cả hai khổ thơ:
+ Sai từ 2-3 lỗi : trừ 0,25 điểm;
+ Sai từ 4 lỗi trở lên: không cho điểm.
4.2 Phân tích hai khổ thơ vừa chép: (3 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh viết bài văn có kết cấu 3 phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài thể hiện kỹ năng nghị luận về đoạn thơ.
- Văn phong phù hợp, bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
■ Yêu cầu về kiến thức:
3
- Học sinh chỉ phân tích hai khổ thơ ở vị trí đặc biệt đầu và cuối trong số năm
khổ thơ của bài, nhưng phải biết gắn hai khổ thơ trong kết cấu, ý nghĩa toàn bài.
- Học sinh có thể phân tích lần lượt hay sóng đôi hai khổ thơ. Sau đây là một
một số gợi ý:
+ Giữa hai khổ thơ vừa có sự tương ứng, vừa có sự biến đổi về thời gian,
không gian, hình tượng nhân vật trữ tình (mỗi năm - năm nay; hoa đào nở - đào
lại nở; lại thấy - không thấy; ông đồ già - ông đồ xưa - hồn).
+ Trên cái nền tuần hoàn, vô hạn của thiên nhiên và sự sống, ý thơ làm nổi
bật sự hiện hữu hữu hạn; sự ra đi không trở lại của một con người, một thế hệ,

một thời đại, đồng thời thể hiện tâm sự của nhà thơ.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, sâu sắc; câu hỏi tu từ kết bài (Hồn ở đâu bây
giờ?) như một sự băn khoăn, trăn trở đầy ngậm ngùi, xót xa, tiếc nhớ đối với
cảnh cũ, người xưa.
* Từ phần phân tích trên, bài làm cần hướng tới cảm nhận chung về bài thơ :
▪ Bài thơ thể hiện sâu sắc và ấn tượng về chân dung ông đồ - biểu tượng của
một lớp người, cũng là của một thời đại.
▪ Bài thơ trĩu nặng niềm cảm thương chân thành, xúc động và nỗi hoài cổ sâu
lắng, thiết tha của nhà thơ.
▪ Thể thơ năm chữ và ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị mà đầy sức gợi.
Lưu ý:
- Học sinh có thể trình bày cảm nhận chung trước khi phân tích, nhưng chỉ
nên dừng ở mức khái quát.
- Sau khi phân tích, người viết mới thực sự có cơ sở để cảm nhận một cách
đầy đủ, sâu sắc.
■ Cho điểm:
- Điểm 3: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên, hiểu sâu sắc ý
thơ, phân tích tinh tế và sáng tạo; tình cảm chân thành.
- Điểm 2: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu đề, phân tích được các ý nội dung
và nghệ thuật cơ bản, nhưng chưa thật toàn diện và sâu sắc; cảm xúc chân thành.
- Điểm 1: Bài chưa phân tích được những giá trị cơ bản, cảm nhận chưa sâu sắc.
----------------- Hết ------------------
- Giám khảo chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm sáng tạo.
- Điểm toàn bài không làm tròn.
4
5

×