Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ÔN tập vật lý 9 Năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.76 KB, 4 trang )

ÔN TẬP VẬT LÝ 9
Câu 1:
 Định luật Ohm :Cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế U
đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở R của dây

Công thức:

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
 Định luật Joule – Lenz : Nhiệt lượng tỏa ra từ một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ
lệ thuận với điện trở, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy
qua vật dẫn đó .

Công thức :

Q=R.I2.t

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)
Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)
R: Điện trở (Ω)
t:Thời gian (s)
Câu 2:
 Biến trở ghi (20 Ω -2A) nghĩa là :

- 20 Ω :Điện trở lớn nhất của biến trở
- 2A : Cường độ dòng điện tối đa được phép qua biến trở
 Trên đèn có ghi (220V-14W) nghĩa là:


-Hiệu điện thế định mức của đèn Uđm = 220V.


- Công suất định mức của đèn Pđm =14W thì đèn sáng bình thường .
-Khi hiệu điện thế đặt vào là 220V thì đèn hoạt động bình thường .Khi này, công suất tiêu thụ sẽ
bằng công suất định mức là 14W.
Câu 3:
-Biến trở là điện trở mà trị số có thể thay đổi được .
- Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện (I) trong mạch.
Câu 4:
-Công (A) của dòng điện sinh ra trong mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ
để chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.
-Công suất (P)của đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn
vị thời gian
Câu 5:
 Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l , tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây và phụ

thuộc vào vật liệu làm dây .
 Công thức :

Trong đó : R là điện trở (Ω)
là điện trở suất (Ωm)
l là độ dài (m)
S là tiết diện (m2)
 Dòng điện có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng để làm thay đổi nhiệt

năng của các vật nên ta nói dòng điện có năng lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là
nhiệt năng .
Nhiệt năng ( nồi cơm điện , bàn ủi ,..)
 Điện năng :

Quang năng ( bóng đèn ,..) (+ nhiệt năng )
Động năng (quạt máy , động cơ điện ,…) (+ nhiệt năng )


Câu 6:





-

Biện pháp tiết kiệm điện :
Không để các thiết bị ở chế độ chờ
Sử dụng đồ dùng điện có công suất phù hợp
Lợi ích tiết kiệm điện :
Tiết kiệm chi phí
Tránh quá tải trên đường dây tải điện trong giờ cao điểm
Biện pháp an toàn khi sử dụng điện
Sử dụng dụng cụ có vỏ bọc cách điện .
Ngắt điện khi sửa chữa , thay thế các thiết bị điện .

Câu 7:
-

Nam châm có tác dụng hút sắt, thép …và làm xoay kim nam châm , ta nói nam châm có
tác dụng từ ( gọi là lực từ )
Mỗi nam châm có 2 cực : cực Bắc (N) và cực Nam (S)
Khi đưa 2 nam châm lại gần nhau , các cực từ cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút
nhau.
Mỗi đường sức từ đều có chiều xác định . Ở bên ngoài nam châm chiều của đường sức từ
được quy ước : đi ra khỏi cực Bắc và đi vào cực Nam


Câu 8:
-

-

Quy tắc nắm tay phải : Nắm bàn tay phải, rồi đặt tay ở vị trí bốn ngón tay hướng theo
chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức
từ trong ống dây
Quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay,
chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra
90° chỉ chiều của lực điện từ (Fđt )

Câu 9:
Có thể làm tăng lực từ của nam châm tác dụng lên một vật bằng cách :
-

Tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây
Tăng số vòng dây của ống dây

Câu 10:
2 ứng dụng của nam châm
-

Nam châm nâng
Rơ-le điện từ

Câu 11
-Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường . Lực đó gọi là
lực điện từ (Fđt)



-Chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đặt trong từ trường có dòng điện chạy qua phụ
thuộc vào hai yếu tố :
+ Chiều đường sức từ
+ Chiều dòng điện trong dây dẫn



×