Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC TRUNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG TRƯỜNG TRUNG CẤP PHƯƠNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 58 trang )

Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

DANH SÁCH NHÓM 4 – TỔ 1
STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

LỚP

1

LÊ THỊ HỒNG VI

13/11/1993

D14A4

2

LÊ TUẤN MINH

04/02/1997

D14A4

3


NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

18/05/1995

D14A4

4

TRẦN HỮU NGHĨA

05/12/1995

D14A4

5

TRẦN VĂN LƯỢNG

02/05/1996

D14A4

6

TRẦN THỊ MAI

01/01/1970

D14A4


Nhóm 04 – Tổ 1

GHI CHÚ

Trang - 1 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG


Thuốc” là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, khoáng vật, được bào chế



để dùng cho người nhằm mục đích: phòng và chữa bệnh, điều chỉnh và phục hồi
chức năng của cơ thể. Chẩn đoán bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh. Phục hồi và
nâng cao sức khỏe, sinh sản. Làm thay đổi hình dáng cơ thể. Với những tiến bộ kỹ
thuật như hiện nay con người có điều kiện để nghiên cứu tìm ra những loại thuốc
đặc trị, để phòng và chữa những căn bệnh mà trước đây y học phải bó tay.
Trong suốt khóa học , chúng em đã được quý thầy cô bộ môn khoa Dược –
trường Trung Cấp Phương Nam. Đã truyền đạt những kinh nghiệm chuyên môn. Nay
lại được quý thầy cô tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thực hành để bổ sung và hoàn
thiện về kiến thức.
Chúng em xin chân thành cám ơn, Ban Giám Hiệu, quý thầy cô bộ môn khoa
Dược Trường Trung Cấp Phương Nam và DS.CKI Nguyễn Thị Sáu cùng các anh chị
khoa Dược Bệnh viện Trưng Vương, Ban lãnh đạo Bệnh Viện Trưng Vương cùng
các anh chị trong khoa, đã tận tình hướng dẫn, giới thiệu và tạo mọi điều kiện để mở
kinh nghiệm thực tế và hoàn thành bài thu hoạch này, mở rộng tầm hiểu biết của

mình về dược phẩm. Qua đó giúp em nhận thức quan trọng về nghề nghiệp của mình
ở tương lai mai sau.
Do thời gian tiếp cận thực tế có giới hạn nên bài thu hoạch không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn ,đóng góp của quý thầy cô bộ môn khoa
Dược Trường Trung Cấp Phương Nam và cùng các anh chị khoa Dược Bệnh viện
Trưng Vương, cho sổ thu hoạch của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin
chân thành cám ơn!

SVTT: Nhóm 04 - tổ 01

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 2 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG


DANH SÁCH NHÓM .................................................................................... 01
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 02
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................ 05
I. TỔNG QUAN BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG............................... 05
II. KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG .............................. 09
A. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ KHOA DƯỢC ............................... 09
B. CÔNG TÁC DƯỢC BỆNH VIỆN .................................................. 11
Phần II: HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC ...................... 12
I. CÔNG TÁC CUNG ỨNG BẢO QUẢN THUỐC ............................ 12
II. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN KHOA DƯỢC.................. 13

A. VĂN PHÒNG KHOA DƯỢC ......................................................... 13
B. KHO CẤP PHÁT NGOẠI VIỆN – BHYT ..................................... 14
C. KHO CHẲN ..................................................................................... 15
MỘT SỐ NHÓM THUỐC TRONG KHO CHẲN
D. KHO CẤP PHÁT NỘI VIỆN .......................................................... 17
E. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN ............................................................ 20
F. KHO ĐÔNG Y ................................................................................. 24
III. QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH .............................................................. 25
Phần III − DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU ......................................... 26
I. Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid ..................... 27
II. Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn ....... 30
III. Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ........................ 31
IV. Thuốc chống đau thắt ngực ........................................................... 35
V. Thuốc điều trị tăng huyết áp ......................................................... 37
VI. Thuốc chống huyết khối................................................................ 38

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 3 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

VII. Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên
đường tiêu hóa............................................................................... 39
VIII. Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thuốc thay thế ...... 41
IX. Khoáng chất và vitamin ................................................................ 42
Phần IV – MỘT SỐ NHÓM THUỐC KHÁC ............................................ 44

I.

Thuốc lợi tiểu ................................................................................ 44

II. Thuốc gây mê ................................................................................ 46
III. Thuốc hạ đường huyết .................................................................. 47
IV. Thuốc tác động trên hệ thần kinh.................................................. 48
V.

Thuốc điều trị ho, hen ................................................................... 49

VI. Thuốc điều trị mắt, tai-mũi-họng .................................................. 51
VII. Dung dịch tiêm truyền .................................................................. 52
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 55
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................. 56
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THƯC TẬP .
.................................................................................................................... 57

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 4 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.


TỔNG QUAN BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
A.

GIỚI THIỆU CHUNG.

 Tên đơn vị: BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG– TP. HỒ CHÍ MINH.
 Địa chỉ: Số 266 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Điện Thoại: Tổng Đài : (08) 73036263 - 38656744
 Fax: (08) 38650687
 website: www.bvtrungvuong.vn

 Giám Đốc: TS.BS.CKII: LÊ THANH CHIẾN
 Phó Giám Đốc:
o DS.CKI LÊ THỊ HỒNG LAM
o TS.BS LÊ NGUYỄN QUYỀN
o Ths.BS TRỊNH ĐÌNH THẮNG

B.

THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG.

Ngày 25 tháng 12 năm 2014, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
Hứu Ngọc Thuận đã ký ban hành quyết định số 6374/QĐ-UBND về thành lập
Bệnh Viện Trưng Vương trực thuộc Sở Y Tế.
Bệnh viện Trưng Vương được thành lập trên cơ sở tổ chức lại bệnh
viên Cấp cứu Trưng Vương . Bệnh viên Trưng Vương là đơn vị sự nghiệp y tế
có thu, có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ
ngân sách , được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng nhà nước để hoạt động
theo quy định của pháp luật; được tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiên

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ.
Trụ sở làm việc của Bệnh viện đặt tại: Số 266, đường Lý Thường Kiệt,
Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 5 -


Báo cáo thực tập
C.

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ.
1.

Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh.

Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ
sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của
Nhà nước.
Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường và các trường
hợp sơ Cấp cứu về ngoại khoa.
Tổ chức phẫu thuật tất cả các nhóm bệnh được Sở Y Tế chấp thuận
theo phân tuyến kỹ thuật.
Tổ chức giám định khám, giám định pháp y khi hội đồng giám định y
khoa thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng
chuyên môn của đơn vị cũng như theo quy định của sở y tế.
2.

Công tác đào tạo cán bộ y tế.

Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp của ngành y tế.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tập huấn
bồi dưỡng về kiến thức y tế cho cán bộ phường để nâng cao trình độ chuyên
môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
3.

Nghiên cứu khoa học về y học.

Nghiên cứu và tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và
dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Nghiên cứu các công trình về điều trị, ứng dụng đông y và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
4.

Công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ thuật.

Lập kế hoạch giám sát thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ đạo trạm y
tế phường thực hiện các phát đồ chẩn đoán và điều trị..

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 6 -



Báo cáo thực tập
5.

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Phòng bệnh nâng cao sức khoẻ.

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
6.

Hợp tác quốc tế.

Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở nước
ngoài theo quy định của nhà nước.
7.

Quản lý kinh tế.

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách của nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí khác.
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế : viện phí, BHYT, đầu tư
của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám chữa bệnh.
Mạnh dạn đầu tư bằng nguồn vốn huy động.
D.

TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÂN LỰC.
a)


Đảng – Đoàn thể.

Tổ chức Đảng:
Bí thư Đảng bộ : Đ/c Lê Thanh Chiến.
Đảng bộ bệnh viện hiện nay có 72 đảng viên trong đó nam: 36, nữ: 36.
Công đoàn:
Chủ tịch công đoàn BS.CKII Huỳnh Ngọc Hớn.
Công đoàn bệnh viện hiện nay gồm 3 thường vụ; 9 ban chấp hành.
Đoàn TNCS HCM:
Bí thư: Phạm Thị Phương Thảo – P. Kế hoạch Tổng hợp
P. Bí thư: Lê Thị Minh Trang – Khoa Hô Hấp
Ủy viên: Đoàn Phương Mai – Khoa Cấp cứu Ngoại viện.
Các đơn vị cấu thành Bệnh Viện Quận.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 7 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
b)

Các khoa cận lâm sàng/ phòng chức năng.

Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp.
Phòng Trang thiết bị - Vật tư y tế.
Phòng Điều Dưỡng.

Phòng Tổ Chức Cán Bộ - HCQT.
Phòng Tài Chính Kế Toán.
Phòng Công nghệ thông tin.
Phòng Quản Lý Chất Lượng.
Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn.
Khoa Dược.
Khoa Dinh Dưỡng.
Khoa Giải Phẫu Bệnh
Khoa Xét Nghiệm.
Khoa Chuẩn Đoán Hình Ảnh.
Đơn Vị DSA.

c)

Các đơn vị khoa lâm sàng.

Khoa Cấp Cứu / Hồi Sức Tích Cực/ Chống Độc.
Khoa Điều Trị Theo Yêu Cầu.
Khoa Tim Mạch.
Khoa Hô Hấp.
Khoa Tiêu Hóa.
Khoa Thận – Thận Nhân Tạo.
Khoa Nội Tiết – Tổng Hợp.
Khoa Nhiễm.
Khoa Nội Thần Kinh.
Khoa Ngoại Lồng Ngực – MM –TK.
Khoa Ngoại Thận - Tiết Niệu.
Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình.
Khoa Bỏng – Tạo Hình Thẩm Mỹ.
Khoa Phụ Sản.

Khoa Mắt.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 8 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Khoa Tai – Mũi – Họng.
Khoa Ngoại Tổng Hợp.
Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức.
Khoa Phụ Sản.
Khoa Y Học Cổ Truyền – Vật Lý Trị Liệu.
Khoa Khám Bệnh.

Sơ đồ bệnh viện TRƯNG VƯƠNG:

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 9 -


Báo cáo thực tập

II.

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG


KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG.
A.

Sơ đồ tổ chức nhân sự khoa Dược.

DS.CKI Nguyễn Thị Sáu - Trưởng khoa
DS Lê Văn Thành
DS Trần Phan Hương Giang
DS Phạm Thị Phương Thảo
DS Nguyễn Kim Ngân
DS Phạm Thị Ngọc Châu
DSCĐ Nguyễn Thị Quyên Quyên - KTV trưởng khoa
DSCĐ Nguyễn Bích Ngọc
DSCĐ Nguyễn Văn Lâm
DSCĐ Nguyễn Phi Uyên Tâm
DSCĐ Nguyễn Hồng Phượng
DSCĐ Trần Thị Ngọc Thảo
DSCĐ Phạm Công Hiếu
DSCĐ Nguyễn Văn Anh Kiện
DSCĐ Phạm Thị Thanh Thúy
DSTC Nguyễn Thị Thảo
DSTC Đinh Thị Kim Âu

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 10 -


Báo cáo thực tập


BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

DSTC Phạm Thị Nam Phượng
DSTC Phạm Trâm Anh
DSTC Huỳnh Thanh Thảo
DSTC Nguyễn Thị Ngần
DSTC Lưu Thị Xuân Đào
DSTC Nguyễn Thị Dứt
DSTC Huỳnh Đăng Khoa
DSTC Lương Thị Thu Hà
DSTC Huỳnh Châu Như Sương
DSTC Lê Đình Toàn
DSTC Nguyễn Thị Phương
DSTC Đặng Vũ Loan Chi
DSTC Lê Đỗ Thùy Trang
DSTC Hoàng Khánh Ly
DSTC Phạm Hoàng Việt
DSTC Nguyễn Đình Kỳ
DSTC Hà Mỹ Giang
DSTC Huỳnh Thị Thu Vân
DT Hồ Hoàng Hùng
DT Phạm Ngọc Quí
DT Huỳnh Thị Minh Hiền
DC Nguyễn Thanh Thúy.
Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 11 -



Báo cáo thực tập

B.

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Công tác Dược bệnh viện.

Trong quy chế ban hành ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng bộ y tế ký
quyết định có phần quy định công tác tổ chức, chức trách, chế độ chuyên môn
công tác dược bệnh viện, khoa Dược các bệnh viện điều căn cứ vào quy chế
này làm cẩm nang hoạt động hiện nay.
1.

Chức năng khoa Dược.

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2.

Nhiệm vụ khoa Dược.

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán,
điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai,
thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị

và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến
tác dụng không mong muốn của thuốc.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược tại
các khoa trong bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về Dược.
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng
sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 12 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ
sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các
cơ sở đó giao nhiệm vụ.


Phần II: HỆ HỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC
I.

CÔNG TÁC CUNG ỨNG BẢO QUẢN THUỐC.
I.

Công tác cung ứng thuốc.
1.

Bước 1:

Dự trù thuốc theo 2 bước cơ bản.
Theo dõi hàng hóa.


Tổ cung tiêu và tổ theo dõi và thông báo sản phẩm sắp hết hàng
(trên thực tế và trên phần mềm).

Mức độ xuất hàng các thời kỳ trước, lượng hàng tồn kho hiện tại,
các hợp đồng mua đã ký, theo dõi số lượng đã đăng ký từ đầu năm.

Nhu cầu về sản phẩm mới: do các bác sĩ khoa dự trù và được hội
đồng thuốc và điều trị thông qua và phê duyệt.


Các nhu cầu đột xuất ( hàng cấp cứu).

Bước 2:


Lập kế hoạch mua hàng.


Tổ cung tiêu lên bảng dự trù số lượng hàng cần mua dựa vào
lượng tồn kho tối thiểu, lượng sản xuất trong tháng trước báo cáo lên Trưởng
Khoa Dược.
2.

Bảo quản thuốc.

Quy định kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tại kho, nhiệt độ ≤ 25ºC; Độ
ẩm ≤ 70%.
Nội dung quy trình bảo quản thuốc:
 Theo dõi chất lượng.
 Mỗi lô sản phẩm sau khi nhập vào kho thì mỗi 01 tháng phải tiến hành
theo dõi chất lượng định kỳ cho đến khi xuất hết toàn bộ lô đó.
 Thủ kho kiểm tra lại hình thức cảm quan thành phẩm trên một đơn vị
đóng gói nhỏ nhất.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 13 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Trong quá trình tồn trữ cấp phát, nếu có bất kỳ sự cố hoặc nghi ngờ nào
về tình trạng chất lượng của một lô thành phẩm tiến hành kiểm tra báo cáo cho

bộ phận cung tiêu, trưởng khoa dược.
 Theo dõi hạn dùng:
 Định kỳ hàng tháng, thủ kho phải rà soát lại hạn dùng của từng lô sản
phẩm đang tồn kho.
 Định kỳ hàng ngày, thủ kho phải xem và cập nhật trên phần mềm về
hạng dùng của hàng hóa.
Kiểm tra tồn kho:
 Định kỳ hàng tháng.
 Kiểm tra đối chiếu tồn kho trên thực tế so với tồn kho trên danh sách.
 Kiểm tra đã cập nhật đầy đủ tất cả các số liệu, chứng từ nhập/xuất trong
tháng gồm phiếu nhập/xuất kho.
 Kiểm tra số lượng tồn thực tế của mỗi lô.
 Đối chiếu với số lượng tồn ghi trên mổi thẻ kho, mọi chênh lệch phải
kiểm tra lại thật kỹ để tìm ra nguyên nhân và báo cáo ngay cho bộ phận giám
sát tại kho và trưởng khoa Dược.
 Thủ kho không được che giấu hay tự ý giải quyết các nhầm lẫn do giao
nhận hay cấp phát.
II.

CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN KHOA DƯỢC:
A.

Văn phòng Khoa Dược:

 Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về công tác chuyên môn Dược
trong Bệnh viện.
 Lập kế hoạch cung ứng thuốc và đảm bảo chất lượng, số lượng, hóa
chất, vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu
điều trị hợp lý.
 Tham gia thông tin, tư vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc

(ADR).
 Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hành tiết kiệm đạt hiệu quả cao
trong phục vụ bệnh nhân.
 Là nơi lưu giữ các tài liệu liên quan đến khoa dược.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 14 -


Báo cáo thực tập
B.

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

KHO CẤP PHÁT THUỐC NGOẠI VIỆN BHYT
1.

Qui trình cấp phát tại kho ngoại trú BHYT.

 Nhận toa thuốc: Nhận toa thuốc của bệnh nhân.
 Giám định toa: Kiểm tra thuốc của bác sĩ theo đúng qui định .
 Soạn thuốc theo toa của bác sĩ.
 Kiểm tra thuốc: Kiểm tra thuốc thực tế và số lượng được soạn đúng
theo toa của bác sĩ.
 Phát thuốc tận tay bệnh nhân: Bệnh nhân kiểm tra thuốc trước khi ra về.
2.

Cách giám định đơn thuốc.


 Không được có hai kháng sinh hoặc hai dược chất giống nhau, kháng
sinh chỉ cho trong vòng năm đến bảy ngày.
 Khám một khoa thì không được quá bảy thuốc, khám hai khoa thì
không được quá tám thuốc.
 Bệnh cấp tính thì đơn thuốc không được quá bảy ngày, bệnh mãn tính
toa thuốc không được quá mười bốn ngày.
3.

Nếu giám định đơn thuốc thấy không phù hợp.

 Ngừng cấp thuốc cho bệnh nhân.
 Gặp bác sĩ kê toa để kiểm tra lại.
4.

Cách phát thuốc tới tay bệnh nhân.

 Gọi theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
 Gọi tên bệnh nhân, số thứ tự coi có trùng với số thứ tự trên sổ hay
không. Nếu đúng thì phát thuốc cho bệnh nhân. Soạn theo số thứ tự từ nhỏ đến
lớn.
5.

Qui trình nhập hàng tại kho cấp phát ngoại trú

BHYT.
 Thường là nhập hàng vào đầu tháng.
 Dựa theo số lượng xuất tháng trước để nhập hàng cho tháng kế tiếp.

Nhóm 04 – Tổ 1


Trang - 15 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
MỘT SỐ THUỐC KHO BHYT

Metformin 850mg Betahistin 16mg

Concor 5mg

Switch 200mg

Kagasdine 20mg Bromhexin 8mg

C.

Amoxicillin 500mg

Diclofenac 50mg

Kho chẳn.
1.

Vài nét về kho chẳn.

Kho chẳn có một DS chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động diển
ra tại kho chẳn.
2.


Các hoạt động tại kho chẵn.

 Nhận hàng.
 Kiểm hàng.
 Nhập hàng.
 Xuất hàng.
Kho chẵn xuất hàng tới .
 Kho Nội Viện.
 Kho Đông Y.
 Nhà Thuốc Bệnh Viện.
 Kho Cấp Phát Bảo Hiểm Y Tế.
3.

Nhiệt độ và độ ẩm tại kho chẵn.

 Nhiệt độ: ≤ 25ºC.
 Độ ẩm: ≤ 70%.
Cách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho chẳn.
Hằng ngày đọc nhiệt độ, độ ẩm trên nhiệt – ẩm kế và ghi vào phiếu theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm mỗi ngày 2 lần (sáng 9h, chiều 15h).
4.

Cách sắp xếp thuốc tại kho chẳn.

 Nhóm thuốc theo TT40/2014/BYT như Nhóm tim mạch, Nhóm điều trị
ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn, Nhóm giảm đau - hạ sốt không steroic…

Nhóm 04 – Tổ 1


Trang - 16 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Thuốc của mỗi nhóm được phân theo thứ tự a, b, c như nhóm thuốc tim
mạch: Concor 2,5mg; Concor 5mg; Coversyl 5mg; Felodipin 5mg; Idatril
5mg.
 Cách sắp xếp thuốc theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống.
Năm chống:
 Chống ẩm nóng.
 Chống mối mọt, chuột nấm mốc.
 Chống cháy nổ.
 Chống quá hạn dùng.
 Chống nhầm lẩn đổ vỡ thất thoát.
Ba dễ:
 Dễ thấy.
 Dễ lấy.
 Dễ kiểm tra.
5.

Xuất hàng tại kho chẵn phải tuân theo nguyên tắc.

 FIFO: nhập trước – xuất trước.
 FEFO: hết hạng dùng trước – xuất trước.
tiết.

6.


Khi kiểm hàng tại kho chẵn cần kiểm tra những chi

 Dược sĩ khi nhận hàng từ các công ty giao đến sẽ nhận được 2 phiếu
hàng.
 Các dược sĩ trong kho kiểm hàng đối chiếu với tên thuốc trong phiếu
mà bệnh viện đã đặt mua với tên thuốc trong và ngoài thùng thuốc (do số
lượng nhập nhiều nên sẽ lấy bất kỳ 1 hộp hay vỉ thuốc để đối chiếu).
 Kiểm tra thuốc bằng cảm quan (bằng mắt): sự biến đổi hình dạng, màu
sắc của thuốc, các thùng thuốc có bị bóp méo, biến dạng ở bên ngoài và bên
trong thùng không. Các chai lọ có bị đỗ bể không.
 Kiểm tra hạn dùng, số lô có giống nhau không.
7.
Nhóm 04 – Tổ 1

Tủ Biệt Trữ.
Trang - 17 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Lưu trữ:
 Thuốc hết hạn dùng.
 Thuốc có quyết định thu hồi.
 Thuốc có vấn đề về chất lượng.
MỘT SỐ NHÓM THUỐC CHÍNH TRONG KHO CHẲN.
 Kháng sinh: Ciprofloxacin 500mg
, Amoxicillin

500mg,
Cefuroxime 500mg (Zinnat).
 Kháng virus:Acyclovir 800mg.
 Tiêu hóa: sorbitol xanh 5g(gói)
 Tim mạch-Huyết áp: Concor 2,5mg, Amlodipin 5mg, Captoril 25mg,
Nifedipin 20mg
 Vitamin, khoáng chất: Vitamin E 400UI, vitamin C 500mg, vitamin A
500IU
 Hoocmon nội tiết tố: glucophage 850mg
 Hô hấp, mũi, họng: Effticol 10ml, Acetylcystein 200mg,Bromhexin 8mg.
D.

KHO CẤP PHÁT THUỐC NỘI VIỆN.
1.
Khái quát về kho nội viện.

 Kho nội viện có một DS làm thủ kho, mọi hoạt động của kho đều do DS
đó phụ trách.
 Nhận hàng từ kho chẳn, kiểm hàng, nhập hàng xuất hàng.
2.








Quy trình xuất hàng tại kho nội viện như sau.


Quy trình 1.
Nhận phiếu lĩnh từ các khoa đã được ký duyệt.
Xuất hàng cho các khoa trên phần mềm.
Soạn và giao thuốc cho khoa phòng.
Kiểm tra thuốc với các khoa phòng.
Ký giao nhận vào sồ ký nhận của các khoa phòng.
Quy trình 2.
Khóa phiếu lĩnh trên phần mềm xuất nhập thuốc nội trú.
In phiếu lĩnh, phiếu phát thuốc, soạn thuốc theo từng bệnh nhân theo dữ
liệu của khoa lâm sàng trên phần mềm.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 18 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Đem thuốc đã soạn lên khoa, nhìn vào y lệnh hoặc toa thuốc xuất viện
để soạn thuốc cho từng bệnh nhân.
 Đi phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
 Phiếu lĩnh thuốc phải có đầy đủ chữ ký của người phát, điều dưỡng
kiểm tra, bệnh nhân và lưu tại khoa dược.
3.

Cách sắp xếp và bảo quản tại kho nội viện.

Nguyên tắc bảo quản.

 Có máy lạnh, quạt thông gió, ẩm kế nhiệt kế theo dõi hằng ngày duy trì
≤ 25ºC và độ ẩm ≤ 70%.
 Thuốc bảo quản trong tủ lạnh có 2 loại:


Mát 8º - 15ºC.



Lạnh 2º - 8ºC.

 Cách sắp xếp hàng hóa trong các khay thuốc tại kho nội viện:


Thuốc chẵn xếp trên kệ.



Thuốc lẻ xếp ở khay thuốc theo 2 dạng:
 Khay để thuốc nước, thuốc tiêm, thuốc vô trùng.
 Khay để thuốc viên nén, viên nang.



Xếp theo nhóm điều trị và xếp theo thứ tự alpha B từ trái sang



Xếp theo nguyên tắc FIFO va FEFO ưu tiên cho FEFO.




Xếp theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống.

phải.

 Năm chống.
 Chống ẩm nóng.
 Chống mối mọt, chuột nấm mốc.
 Chống cháy nổ.
 Chống quá hạn dùng.
 Chống nhầm lẫn đỗ vỡ, thất thoát.
 Ba dễ.
 Dễ thấy.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 19 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Dễ lấy.
 Dễ kiểm tra.
4.

Các hoạt động tại kho nội viện.


 Nhận hàng.
 Kiểm hàng.
 Nhập hàng.
 Xuất hàng.
5.

Quy trình nhập hàng tại kho nội viện.

 Kiểm tra phiếu nhập hàng.
 Kiểm tra danh mục ghi trên phiếu.
 Kiểm tra thuốc theo danh mục.
 Nhập hàng.
6.
Kho nội viện cấp phát hàng hóa cho các khoa theo 2
dạng phiếu lĩnh.
 Phiếu lĩnh thuốc in từ phần mềm máy tính.
 Phiếu lĩnh thuốc dưới dạng viết tay:
 Thuốc thường 4 chữ ký: điều dưỡng, trưởng khoa Dược, trưởng
khoa lâm sàng, bệnh nhân.
 Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần 5 chữ ký: người lập phiếu, điều
dưỡng, trưởng khoa dược, trưởng khoa lâm sàng, bệnh nhân.
tâm thần.

7.

Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng

 Để trong tủ riêng biệt, có khóa.
 Người quản lý là Dược sĩ Đại học.
Khoa Dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị theo Phiếu lĩnh thuốc

thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành
phẩm tiền chất, trên mỗi phiếu lãnh phải có dấu giáp lai và đánh số thứ tự.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 20 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc thành phẩm gây nghiện,
thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất xuất, nhập,
tồn kho.
Vỏ ống đựng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc không sử dụng nữa các khoa điều trị phải trả vỏ về kho gây nghiện,
hướng tâm thần và khoa Dược tiến hành hủy theo quy định.
8.

Một số thuốc có tại kho nội viện:

BIỆT DƯỢC

HOẠT CHẤT

HÀM LƯỢNG

Detracyl


Mephenesin

250mg

Amlor

Amlodipin

5mg

Terpin codein

Terpin codein

100mg

Acetylcystein

Acetylcystein

200mg

Nitroglycerin

Nitroglycerin

2.5mg

Diclofenac


Diclofenac

50mg

Cetirizin

Cetirizin

10mg

Sulpirid

Sulpirid

50mg

Chlorpheniramine

Chlorpheniramine

4mg

Aspirin

Acid acetylsalicylic

81mg

Fenbrat


Fenofibrate

300mg

Smecta

Diosmectite

3g

E.

NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bán lẽ thuốc trên toàn quốc đạt tiêu
chuẩn GPP. “ Thực hành tốt nhà thuốc” bằng nguyên tắc quản lý và tiêu
chuẩn kỹ thuật sẽ thực sự đảm bảo thuốc đạt chất lượng đến những người tiêu
dùng. Điều này cũng giúp cho người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc dược.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 21 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

Như vậy cùng với sự phát triển của xã hội tập thể dược sĩ khoa dược
bệnh viện đã thể hiện chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe của người dân

cũng như tâm huyết và ý thức trách nhiệm của mình với vai trò cung ứng
thuốc qua việc tổ chức quản lý hoạt động nhà thuốc GPP tại bệnh viện.
1.

Quản lý điều hành chung.

 Giám đốc bệnh viện TS.BS.CKII: LÊ THANH CHIẾN
 Trưởng khoa dược DSCKI NGUYỄN THỊ SÁU
 Các nhân viên khác là DS (THẢO, NGÂN, CHÂU…).
2.









Các tủ để trưng bài.
Bao bì ra thuốc lẽ.
Tủ ra thuốc lẽ.
Tủ lạnh bảo quản các loại thuốc đặc biệt.
Máy quạt, máy điều hòa nhiệt độ.
Máy vi tính, máy in.
Các tài liệu tập huấn GPP, GSP.
Kho và nơi rửa tay.
3.








Các trang thiết bị hiện có tại nhà thuốc bệnh viện.

Qui trình bán thuốc tại nhà thuốc.

Nhận toa thuốc từ bệnh nhân.
Nhập toa thuốc vào phần mềm hoặc tìm mã bệnh nhân trên máy.
Báo giá và thu tiền.
Soạn thuốc và ghi hướng dẫn sử dụng thuốc.
Kiểm tra và giao thuốc cho bệnh nhân.
4.

Cách nhà thuốc xuất đơn thuốc trên phần mềm.

 Đối với đơn thuốc đã có trên phần mềm thì nhấp mã bệnh nhân hoặc tên
bệnh nhân rồi in ra hóa đơn.
 Đối với đơn thuốc viết tay thì nhập thông tin bệnh nhân, tên thuốc, hàm
lượng rồi in ra hóa đơn.
5.

Nhóm 04 – Tổ 1

Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc.

Trang - 22 -



Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Sắp xếp thuốc theo nhóm kê đơn và không kê đơn.
 Sắp xếp thuốc bình ổn theo nhóm kê đơn và không kê đơn.
 Trong mỗi nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn sắp xếp nhóm dược lý
theo thông tư 40/2014 của bộ y tế.
 Dụng cụ y tế.
 Sắp xếp theo thứ tự alpha B.
 Theo nguyên tắc FIFO, FEFO.
6.



viện.



Cách ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Nhận đơn thuốc từ tay bệnh nhân.
Soạn thuốc.
Lấy giấy ghi hướng dẫn sử dụng thuốc theo mẫu của nhà thuốc bệnh
Chia liều.
Bấm tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trên toa thuốc hay vỉ thuốc.

 Đối với thuốc bán lẻ, phải bỏ trong bao bì kín khí có dán tờ hướng dẫn
sử dụng thuốc bên ngoài.

 Kiểm tra và giao thuốc cho bệnh nhân.
phối hợp.

7.

Cách quản lý thuốc thành phẩm gây nghiện dạng

 Các thuốc thành phẩm gây nghiện phải bảo quản trong tủ riêng, tủ có
khóa.
 Ở ngoài ngăn có ghi nhãn: thuốc thành phẩm gây nghiện dạng phối hợp.
 Khi bán phải có toa của bác sĩ.
 Thuốc thành phẩm gây nghiện dạng phối hợp khi bán phải ghi rõ và đầy
đủ thông tin bệnh nhân, lưu lại toa thuốc.
8.

Điểm đặc biệt của nhà thuốc GPP.

Nhà thuốc GPP gồm có 12 SOP như sau:
 SOP 1: Soạn thảo quy trình thao tác chuẩn.
 SOP 2: Mua thuốc.
 SOP 3: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn.
Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 23 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG


 SOP 4: Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn.
 SOP 5: Bảo quản và theo dõi chất lượng.
 SOP 6: Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
 SOP 7: Đào tạo nhân viên.
 SOP 8: Tư vấn điều trị.
 SOP 9: Vệ sinh nhà thuốc.
 SOP 10: Ghi chép nhiệt độ, độ ẩm.
 SOP 11: Sắp xếp, trình bày.
 SOP 12: Quản lý hàng lạnh.
9.

Một số thuốc ở nhà thuốc bệnh viện.

Thuốc kê đơn.
 Cefalor 125mg.
 Amaryl 2,5mg
 Meloxicam 7,5mg.
 Glimepiride 4mg.
 Acetazolamid 250mg.
Thuốc không kê đơn.
 Acetylcystein 200mg
 Maalox 400mg.
 Duphalac 667mg.
 Dotium 10mg.
 Nootropil 800mg.
F.

KHO ĐÔNG Y: Trình độ y sĩ y học cổ truyền.
1.
Quy trình cấp phát thuốc tại Kho Đông Y.


 Quy trình hốt thuốc thông thường một toa thuốc thang có từ năm đến
mười thang, mỗi thang có từ mười lăm đến hai mươi vị thuốc tuỳ theo sức
khoẻ của bệnh nhân, theo trình tự sau:

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 24 -


Báo cáo thực tập

BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG

 Giám định toa, toa thuốc bác sĩ cho bao nhiêu thang, không được có 2
vị thuốc giống nhau trong 1 toa. Kiểm tra thông tin trên toa phải có chữ ký của
bác sĩ.
 Chuẩn bị mâm theo số lượng thang thuốc, mỗi thang thuốc sẽ để trong
một mâm.
 Cân các vị thuốc theo toa.
 Chia đều thuốc theo số thang thuốc sắp đều ra giấy.
 Gói thuốc lại và bỏ vào bịch.
 Phát thuốc cho bệnh nhân.
2.

Một số thuốc điển hình trong kho Đông Y.

Cây bạc hà.
 Tên khoa học: Mentha piperita L.
 Họ: Hoa môi – Lamiaceae.

 Bộ phận dùng: toàn cây trừ rễ.
 Thành phần hóa học: tinh dầu menthol.
 Tác dụng và công dụng: kháng viêm, sát trùng ngoài da, kích thích tiêu
hóa, chữa cảm sốt, viêm mũi, đầy bụng nôn mửa.
Ý dĩ.
 Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.
 Họ: Lúa – Poeaceae.
 Bộ phận dùng: nhân hạt đã bóc vỏ, phơi sấy
khô.
 Thành phần hóa học: Coixenolid, tinh bột,
chất béo, protid và các acid amin.
 Tác dụng và công dụng: kiện tỳ, bổ phế, lợi tiểu, thanh nhiệt, chữa tế
thấp, phù thũng, viêm ruột.






Lá lốt.
Tên khoa học: Piper lolot L.
Họ: Hồ tiêu – Piperaceae.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Thành phần hóa học: tinh dầu.

Nhóm 04 – Tổ 1

Trang - 25 -



×