Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 68 trang )

Chương

2

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
TRONG KIỂM TOÁN


NỘI DUNG
•  Gian lận và sai sót;
•  Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót;
•  Hệ thống kiểm soát nội bộ;
•  Trọng yếu và rủi ro;
•  Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán.


TÀI LIỆU ĐỌC
•  VSA 240: Gian lận và sai sót ;
•  VSA 320: Tính trọng yếu trong kiểm toán ;
•  VSA 330: Thủ tục kiểm soát trên cơ sở đánh giá rủi

ro ;
•  VSA 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ ;
•  VSA 500: Bằng chứng kiểm toán .


GIAN LẬN TRONG BCTC (FRAUD)
•  Theo Đoạn 04 – VSA 240:
Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin
kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội
đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên


thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến BCTC
➟ Những hành vi cố ý (intentional);
➟ Gây ảnh hưởng đến BCTC (intentional material
misstatements);
➟ Có sự tham gia của người bên trong đơn vị (có thể
kết hợp với bên ngoài).


SAI SÓT TRONG BCTC (ERROR)
•  Theo Đoạn 05 – VSA 240:
Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến
BCTC
➟ Những hành vi vô tình/không cố ý (unintientional);
➟ G ây ảnh hưởng đến BCTC (unintentional
misstatements);
➟ Gây ra bởi người bên trong đơn vị (không có sự
kết hợp với người bên ngoài).


CÁC LOẠI GIAN LẬN TRONG BCTC
•  Gian lận trong việc lập BCTC;
(Fraudulent financial reporting)
•  Biển thủ tài sản.
(Misappropriation of assets)


GIAN LẬN TRONG VIỆC LẬP BCTC
•  Sửa đổi, xuyên tạc và làm giả chứng từ, tài liệu làm
sai lệch BCTC;
•  Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc

nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch BCTC;
•  Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
•  Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc,
phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài
chính;
•  Cố ý tính toán sai về số học.


BIỂN THỦ TÀI SẢN
•  Che giấu hoặc sửa chữa các chứng từ kế toán để
lấy tiền của đơn vị;
•  Ăn trộm tài sản hoặc bí quyết công nghệ của đơn vị;
•  Buộc đơn vị thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ
mà đơn vị không sử dụng;
•  Sử dụng tài sản của đơn vị vì mục đích riêng.
-> Thường kèm theo việc sửa đổi, làm giả chứng từ
để che giấu hành động biển thủ tài sản.


CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA SAI SÓT
•  Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;
•  Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các
nghiệp vụ kinh tế;
•  Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương
pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính
nhưng không cố ý.
(Đoạn 05 – VSA 240)


SO SÁNH GIAN LẬN VÀ SAI SÓT


VỀ MẶT Ý THỨC

MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG

KHẢ NĂNG (BỊ) PHÁT HIỆN


TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIAN LẬN & SAI SÓT
•  Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được
kiểm toán (Đoạn 06, VSA 240):
Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa,
phát hiện và sửa chữa những gian lận và sai sót
đối với BCTC thông qua việc thiết kế, xây dựng
và vận hành HTKSNB hữu hiệu ;
Việc kiểm toán các BCTC không làm giảm nhẹ
trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng
đầu) đơn vị được kiểm toán đối với BCTC
(Đoạn 29, VSA 200)


TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIAN LẬN & SAI SÓT
•  Trách nhiệm của KTV và Công ty kiểm toán
(Đoạn 07, VSA 240):

-  Không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc
ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị được
kiểm toán;

-  Có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, tư vấn xử

lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót trọng yếu;

-  Thông báo kịp thời cho BGĐ đơn vị được kiểm
toán về những gian lận và sai sót trọng yếu đối
với BCTC.


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(INTERNAL CONTROL)
•  Theo khái niệm đưa ra bởi COSO - (Internal
Control – Integrated Framework) thì:
HTKSNB là một quy trình được thiết kế và thực thi
bởi toàn bộ BGĐ, những nhà quản lý và những
nhân viên trong đơn vị nhằm cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý về việc đạt được những mục tiêu
sau đây của đơn vị:

-  Sự tin cậy của các BCTC;
-  Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động;
-  Sự tuân thủ luật pháp, những quy định.


ĐẶC ĐIỂM CỦA HTKSNB
• HTKSNB là một quá trình (process);
• Sự tham gia của con người đóng vai trò chủ đạo
(effected by people);
• Chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý (reasonable
assurance);
•  Hướng tới ba nhóm đối tượng:
-  Các hoạt động của đơn vị (operations);

-  Thông tin tài chính (financial reporting);
-  Sự tuân thủ (compliance).


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(INTERNAL CONTROL)
•  Theo khái niệm của Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam (Đoạn 10, VSA 400):
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các
thủ tục kiểm soát do các đơn vị được kiểm toán
xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị
tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra,
kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai
sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý;
nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản của đơn vị


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(INTERNAL CONTROL)
NGĂN NGỪA
PREVENT

PHÁT HIỆN
DETECT
SỬA CHỮA
CORRECT

SAI PHẠM TRỌNG YẾU
MATERIAL

MISSTATEMENTS


VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
•  Đối với đơn vị được kiểm toán:

-  Nhằm bảo vệ tài sản, sổ sách và thông tin;
-  Nhằm thúc đẩy việc tuân thủ nội quy của đơn vị và
quy định của pháp luật;

-  Nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong
việc điều hành và sử dụng các nguồn lực;

-  Nhằm đảm bảo sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời của
các thông tin, phục vụ cho mục đích quản lý (trong
đó có cả việc lập BCTC).


VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
•  Đối với KTV và công ty kiểm toán:

-  Giúp đưa ra đánh giá chung về sự trung thực và
hợp lý của BCTC;

-  Giúp xác định nội dung, phạm vi và thời gian thực
hiện kiểm toán nói chung và phần hành kiểm toán
HTKSNB nói riêng.


CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HTKSNB


Môi trường kiểm soát
Control environment

Hệ thống kế toán
Accounting
information

Các hoạt động kiểm
soát
Control activities
(Đoạn 10 – VSA 400)


MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
•  Theo đoạn 12, VSA 400:
Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và
hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc đối với HTKSNB và vai trò của HTKSNB
trong đơn vị
-> Là nền tảng của HTKSNB, giúp cho HTKSNB hoạt
động hữu hiệu.


MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
Tôi đã từng nói trong nhiều năm
rằng các nhân viên của tôi là tài
sản quý giá nhất của Công ty...

Nhưng hoá ra tôi đã nhầm. Tiền

mới là tài sản đáng giá nhất!


MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
•  Các yếu tố sử dụng đánh giá môi trường kiểm soát:
-  Đặc thù quản lý;
-  Cơ cấu tổ chức;
-  Chính sách nhân sự;
-  Công tác kế hoạch;
-  Những ảnh hưởng đến đơn vị đến từ bên ngoài.


HỆ THỐNG KẾ TOÁN
•  Khái niệm hệ thống kế toán theo đoạn 11, VSA
400:
Là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán
mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện
ghi chép kế toán và lập BCTC
-> bao gồm tất cả hệ thống sổ sách, chứng từ kế
toán; báo cáo tài chính; các quy trình, thủ tục ghi
chép và xử lý thông tin kế toán (cả phần mềm kế
toán).


YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN
•  Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật;
•  Ghi nhận nghiệp vụ kinh tế một cách đầy đủ;
•  Nghiệp vụ kinh tế được ghi chép đúng giá trị,
đúng kỳ và diễn giải đúng đắn;
•  Trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ thông tin

cần thiết trên BCTC;
(Đoạn 17 – VSA 400)


HỆ THỐNG KẾ TOÁN
•  Mục đích của KSNB trong hệ thống kế toán theo
đoạn 17, VSA 400:
-  Nghiệp vụ kinh tế được thực hiện sau khi được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
-  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép kịp
thời, đầy đủ và chính xác;
-  Sự tiếp cận trực tiếp với tài sản hay tài liệu kế toán
phải được sự đồng ý của BGĐ;
-  Các tài sản phải được kiểm kê định kỳ và đối chiếu
với số liệu trong sổ kế toán và có biện pháp xử lý
thích hợp nếu có chênh lệch.


×