Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM ĐÌNH HOÀNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM ĐÌNH HOÀNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC


LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: CK 62 72 76 05
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. VÕ VĂN THẮNG

HUẾ - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận án này, tôi luôn nhận được sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế,
bệnh viện Quận Thủ Đức và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Y
tế Công cộng, Phòng Đào tạo Sau đại học và Quý Thầy cô Trường Đại học Y
Dược Huế đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn
thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Võ Văn Thắng là người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Thầy đã dành nhiều
thời gian quí báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận
án cũng như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của
Bệnh viện Quận Thủ Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện điều tra nghiên cứu này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ
giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương
trình học tập và nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã cộng

tác với tôi, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Thành phố HCM, ngày 03 tháng 10 năm 2018
Phạm Đình Hoàng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu
trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và tôi chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Phạm Đình Hoàng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
BN

Bệnh nhân

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor
Analysis)

CLS


Chất lượng sống

ĐLC

Độ lệch chuẩn

EORTC

Tổ chức Nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (The
European Organization for Research and Treatment of
Cancer)

FA

Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading)

QLQ

Bộ câu hỏi chất lượng sống (Quality of life questionnaire)

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

UT


Ung thư

UTV

Ung thư vú

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................... ii
ÐẶT VẤN ÐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú ở nữ giới ............................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú . 12
1.2.1. Tổng quan chất lượng sống ........................................................... 12
1.2.2. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú và yếu tố liên quan .. 15
1.2.3. Công cụ đo lường CLS dành cho người mắc bệnh ung thư vú .... 22
1.2.4. Một số nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư
bằng bộ công cụ EORTC QLQ - C30 và EORTC QLQ - BR23 ............ 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 31
2.1. Ðối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 33

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 33
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 33
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................... 34
2.2.5. Công cụ thu thập số liệu................................................................ 34
2.2.6. Các bước thực hiện ....................................................................... 35
2.3. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá ............................................ 36
2.3.1. Các biến số độc lập ....................................................................... 36
2.3.2. Biến số phụ thuộc và cách đánh giá .............................................. 41
2.4. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 43


2.5. Khống chế sai số .................................................................................. 43
2.6. Ðạo ðức nghiên cứu ............................................................................. 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 45
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................... 45
3.2. Chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú ................................... 54
3.2.1. Chất lượng sống theo thang đo EORTC QLQ-C30 ...................... 54
3.2.2. Chất lượng sống theo thang đo QLQ-BR23 ................................. 56
3.3. Một số yếu tố liên quan đến điểm CLS của bệnh nhân nữ ung thư vú ... 57
3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến CLS tổng quát ................ 57
3.3.2. Tình trạng bệnh liên quan đến chất lượng sống tổng quát............ 59
3.3.3. Yếu tố tâm lý, gia đình và xã hội liên quan đến CLS tổng quát ... 61
3.3.4. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến CLS của BN ...... 63
3.3.5. Mối tương quan giữa các chỉ số sức khỏe với CLS tổng quát ...... 65
Chương 4 BÀN LUẬN ................................................................................... 67
4.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................... 67
4.2. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú......................................... 73
4.2.1. Điểm chất lượng sống tổng quát ................................................... 73
4.2.2. Điểm chất lượng sống lĩnh vức chức năng theo QLQ - C30 ........ 74
4.2.3. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng trong QLQ - C30 ..... 76

4.2.4. Điểm lĩnh vực chức năng theo QLQ - BR23 ................................ 78
4.2.5. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng theo QLQ - BR23.... 79
4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLS của bệnh nhân nữ mắc ung thư vú . 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ ung thư vú .................................................... 6
Bảng 1.2. Phân loại Luminal trong UTV theo St. Gallen 2015 ........................ 9
Bảng 2.1. Cấu trúc thang đo QLQ-C30 .......................................................... 41
Bảng 2.2. Cấu trúc thang đo QLQ-BR23 ........................................................ 42
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, học vấn, nơi cư trú và tình trạng hôn nhân ............ 45
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng kinh tế và nghề nghiệp .............................. 46
Bảng 3.3. Đặc điểm tôn giáo, dân tộc của người bệnh ................................... 46
Bảng 3.4. Tình trạng kinh nguyệt và tiền sử sinh con .................................... 47
Bảng 3.5. Giai đoạn bệnh hiện tại của người bệnh ......................................... 47
Bảng 3.6. Cách phát hiện bệnh trước vào viện và nhân viên y tế thông báo .. 48
Bảng 3.7. Phương pháp phẫu thuật ................................................................. 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh lý kèm theo ................................................................... 49
Bảng 3.9. Tỷ lệ các biến chứng của ung thư vú .............................................. 49
Bảng 3.10. Tuân thủ tái khám định kỳ ............................................................ 50
Bảng 3.11. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân.................................................... 50
Bảng 3.12. Mức độ chia sẻ bệnh tật của chính mình với người xung quanh.. 50
Bảng 3.13. Mức độ quan tâm của người thân ................................................. 51
Bảng 3.14. Thái độ ứng phó với bệnh tật và đặc điểm tâm lý khi tương tác với
nhân viên y tế .................................................................................................. 51
Bảng 3.15. Điểm quản lý căng thẳng, mối quan hệ cộng đồng và chỉ số hạnh

phúc của người bệnh ....................................................................................... 52
Bảng 3.16. Cung cấp thông tin tình trạng bệnh và hỗ trợ tâm lý cho người
bệnh của nhân viên y tế ................................................................................... 52
Bảng 3.17. Hài lòng về mức độ hỗ trợ tâm lý, tiện nghi bệnh viện, tính riêng
tư tại bệnh viện ................................................................................................ 53


Bảng 3.18. Người chi trả chi phí điều trị và sinh hoạt câu lạc bộ................... 53
Bảng 3.19. Điểm số trung bình các chức năng theo thang đo QLQ-C30 ....... 54
Bảng 3.20. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 chung
cho bệnh nhân ung thư .................................................................................... 55
Bảng 3.21. Điểm chất lượng sống theo QLQ-BR23 ....................................... 56
Bảng 3.22. Điểm chất lượng sống về triệu chứng theo QLQ-BR23............... 56
Bảng 3.23. Liên quan giữa các đặc điểm tuổi, nghề nghiệp, học vấn, nơi cư
trú và tôn giáo với chất lượng sống tổng quát................................................. 57
Bảng 3.24. Tình trạng hôn nhân, thu nhập bình quân liên quan đến CLS ...... 58
Bảng 3.25. Tình trạng kinh nguyệt, sản khoa liên quan chất lượng sống....... 59
Bảng 3.26. Tương quan giữa chất lượng sống tổng quát và giai đoạn bệnh .. 59
Bảng 3.27. Phương pháp phẫu thuật liên quan đến CLS tổng quát ................ 60
Bảng 3.28. Các bệnh lý kèm theo liên quan đến chất lượng sống tổng quát .. 60
Bảng 3.29. Các biến chứng liên quan đến chất lượng sống tổng quát ............ 61
Bảng 3.30. Mức độ chia sẻ tình hình bệnh tật với người xung quanh liên quan
đến chất lượng sống tổng quát ........................................................................ 61
Bảng 3.31. Mức độ quan tâm của người thân liên quan đến CLS tổng quát .. 62
Bảng 3.32. Thái độ ứng phó bệnh tật liên quan đến CLS tổng quát ............... 62
Bảng 3.33. Quản lý căng thẳng, mối quan hệ cộng đồng và chỉ số hạnh phúc
liên quan đến chất lượng sống tổng quát ........................................................ 63
Bảng 3.34. Hỗ trợ tâm lý trong điều trị liên quan chất lượng sống tổng quát 63
Bảng 3.35. Tiếp cận dịch vụ điều trị liên quan chất lượng sống tổng quát .... 64
Bảng 3.36. Sự hài lòng về sự riêng tư và tiện nghi bệnh viện liên quan chất

lượng sống tổng quát ....................................................................................... 64
Bảng 3.37. Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ-C30 với
chất lượng sống ............................................................................................... 65


Bảng 3.38. Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ - BR23
với chất lượng sống của bệnh nhân ................................................................. 66

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Phân bố tỷ lệ mắc ung thư vú trên thế giới ....................................... 4


1

ÐẶT VẤN ÐỀ
Chất lượng cuộc sống có vai trò quan trọng trong đo lường tác động của
các bệnh mãn tính lên sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư [50].
Chất lượng cuộc sống còn tiên lượng tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân ung thư nói
chung. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là một sự bổ sung cho
việc đánh giá các chỉ số lâm sàng đang trở thành yếu tố quan trọng trong quan
điểm của các nhà điều trị và chăm sóc sức khỏe. Đo lường chất lượng sống
của bệnh nhân sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc đạt được mục tiêu y tế.
Phân tích số liệu và giám sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể xác
định và phân nhóm sức khỏe. Giúp hướng dẫn can thiệp để cải thiện sức khỏe
của họ [15],[32]. Tuy nhiên, nhân viên y tế thường ít quan tâm đến khả năng
lao động hoặc trạng thái tâm lý của người bệnh mà chỉ tập trung vào các biến
số liên quan đến lâm sàng, mối quan tâm thường xuyên của họ là triệu chứng,
tình trạng thể chất, dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh và cũng ít quan tâm
đến tâm lý, tình cảm và suy nghĩ của bệnh nhân. Nhưng đối với bệnh nhân,
đặc biệt bệnh nhân ung thư, các dữ liệu nghiên cứu đối với họ cải thiện chất

lượng cuộc sống quan trọng hơn nhiều so với kéo dài thời gian sống.
Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ, đe dọa nghiêm trọng
sức khoẻ của cộng đồng. Theo GLOBOCAN năm 2012, trên toàn thế giới có
1.677.000 trường hợp ung thư vú mới mắc (chiếm 25% trong tổng số tất cả
các loại ung thư ở nữ) và 522.000 trường hợp tử vong do ung thư vú [74]. Tại
Việt Nam, ung thư vú là bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong các ung thư ở
nữ giới. Tỷ lệ mới mắc chuẩn hóa theo tuổi năm 2010 ước tính là
28,1/100.000 phụ nữ [18]. Ung thư vú không chỉ làm tăng gánh nặng bệnh tật
mà còn làm tăng một gánh nặng kinh tế đáng kể cho xã hội [68],[71]. Tỉ lệ
mắc đang có xu hướng tăng nhanh nhưng tỉ lệ tử vong lại có xu hướng giảm,


2
nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Tuy vậy chẩn đoán ung thư
vú vẫn tạo ra nỗi sợ hãi và bất ổn trong cuộc sống của phụ nữ và gia đình họ.
Ngoài gây tử vong và tàn tật ở một tỷ lệ cao, ung thư vú còn đe doạ làm thay
đổi hình dạng cá nhân và làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của cơ thể, phụ nữ
mắc ung thư vú không chỉ đối mặt với những đau đớn về thể chất mà còn lâm
vào tình trạng khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, stress kéo dài, các vấn đề
tâm lý tiêu cực, và đặc biệt là suy giảm chức năng xã hội làm trầm trọng thêm
tình trạng bệnh ung thư và làm suy giảm chất lượng sống của họ. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú cần được
quan tâm nhiều hơn trong các nỗ lực tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong
do ung thư vú, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện hạng I, đã và đang phát triển các
chuyên khoa. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh các báo cáo về chất lượng
sống ở bệnh nhân ung thư nói chung vẫn chưa được hệ thống một cách đầy đủ
và chưa có báo cáo nào ở bệnh nhân ung thư vú. Nhằm phân nhóm các đối
tượng dựa vào tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện chất
lượng sống của họ và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn, chúng tôi

thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú điều trị tại
bệnh viện Quận Thủ Đức theo thang điểm EORTC QLQ-C30 và
QLQ-BR23
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân
nữ ung thư vú tại bệnh viện Quận Thủ Đức.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ VÚ Ở NỮ GIỚI
1.1.1. Một số khái niệm
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ung thư (UT) là sự tăng trưởng
không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. UT là một bệnh lý
ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây UT thì tế bào tăng
sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển
của cơ thể. UT có thể bắt đầu tại bất kỳ cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể.
Nơi bắt đầu có thể là não, xương, dạ dày, vú, phổi, kể cả UT máu. UT bắt đầu
ở cơ quan, bộ phận nào thì tên gọi gắn liền với cơ quan, bộ phận đó. Ung thư
vú (UTV) là loại UT mà các tế bào bất thường xuất hiện bắt đầu từ vú. Tế bào
UT có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ tế bào UT trong
vú có thể di căn vào xương và tăng trưởng tại đó. Khi tế bào UT lan rộng thì
gọi là di căn. Vì vậy khi tế bào UTV lan tới xương (hoặc bất kỳ cơ quan nào
khác) thì vẫn gọi là UTV di căn xương, sẽ không gọi là UT xương. Đa số
trường hợp UTV đều bắt đầu trong các tế bào tuyến lót ống tuyến vú, gọi là
UT ống tuyến vú. Những trường hợp khác bắt đầu tại tế bào tuyến lót tiểu
thùy, gọi là UT tiểu thùy. Phần còn lại bắt đầu từ những mô khác ở vú [74].
1.1.2. Tình hình ung thư vú và các đặc điểm dịch tễ học

Ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây
tử vong thứ hai sau ung thư phổi ở phụ nữ trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh thay
đổi giữa các vùng miền trên thế giới với tỷ lệ mắc cao nhất ở Bắc Mỹ, Tây
Âu, Bắc Âu, Australia/New Zealand (trên 80/100.000 dân), trong khi đó Châu
Á, SubSaharan Africa là nơi có tỷ lệ mắc thấp nhất (dưới 40/100.000 dân). Số
trường hợp phát hiện ung thư vú vào năm 2016 là 246,660/100.000 phụ nữ


4
(chiếm tỉ lệ 14,6%). Số trường hợp tử vong do ung thư vú vào năm 2016 là
40,450//100.000 phụ nữ (chiếm tỉ lệ 6,8%). Tỷ lệ ung thư vú tại Hoa Kỳ:
Trong năm 2013, ước tính có khoảng 3.053.450 phụ nữ sống chung với căn
bệnh ung thư vú nữ [56].
Theo GLOBOCAN năm 2012, trên toàn thế giới có 1.677.000 trường
hợp ung thư vú mới mắc (chiếm 25% trong tổng số tất cả các loại ung thư ở
nữ) và 522.000 trường hợp tử vong do ung thư vú [74]

Hình 1.1. Phân bố tỷ lệ mắc ung thư vú trên thế giới [56].
Tình hình ung thư vú tại Việt Nam:
Bùi Diệu (2011) báo cáo ghi nhận ung thư ở Hà Nội giai đoạn 20052008 với tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi là 40,3/100.000 dân, đứng đầu trong
các loại ung thư ở nữ [10]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh ung thư và chiến
lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020 cho thấy ung thư vú là
bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong các ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ mới mắc
chuẩn theo tuổi năm 2010 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ [11].


5
Theo Globocan 2002, xuất độ ung thư vú chiếm 16,2/100.000 phụ nữ tại
Hà Nội ung thư vú đứng vị trí hàng đầu ở nữ giới với tỉ lệ 20,3%. Tại thành
phố Hồ Chí Minh ung thư vú đứng vị trí thứ 2 ở nữ giới với tỉ lệ 16% [74].

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ
Mặc dù bệnh căn của UTV còn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu
tố làm tăng nguy cơ phát triển UTV đã được xác định bao gồm các yếu tố về
tuổi, giới, yếu tố gia đình, yếu tố nội tiết, chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi
trường, các yếu tố liên quan đến tiền sử sản phụ khoa và yếu tố về gene
[43],[28].
Trong các yếu tố nguy cơ gây UTV, nổi bật nhất là tiền sử gia đình có
người mắc UTV, đặc biệt gia đình có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ.
Yếu tố gia đình từ lâu đã được công nhận là có liên quan đến UTV, tuy nhiên
yếu tố này chỉ quan trọng trong khoảng 15 - 20% các trường hợp UTV. Yếu
tố gia đình gợi ý có một số gene quy định tính nhạy cảm của cá thể đó với
bệnh này. Có 6 gene được chú trọng nghiên cứu và có khả năng liên quan
nhiều đến UTV là BRCA1, BRCA2, TP53, Cowden, AR (Androgen recepter
gene) và TA (Ataxia telangiectasia gene) [13].
UTV là một trong số các ung thư có liên quan mật thiết tới nội tiết tố nữ,
cụ thể là estrogen làm tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú, cần thiết cho
quá trình sinh sản và nuôi con. Do đó những yếu tố làm tăng thời gian tiếp
xúc của tuyến vú với estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ gây UTV như: có
kinh sớm, dùng thuốc tránh thai kéo dài, có con đầu lòng muộn, mãn kinh
muộn, béo phì sau mãn kinh, phụ nữ độc thân… hoặc đã mãn kinh nhưng
dùng nội tiết thay thế có chứa estrogen [13],[39].
Người ta thấy tỷ lệ mắc UTV tăng cao ở nhóm phụ nữ béo phì, ít vận
động làm tăng nguy cơ UTV. Những phụ nữ uống rượu có nguy cơ bị UTV


6
tăng 10%, nguy cơ tăng theo lượng rượu uống mỗi ngày. Tuổi càng cao nguy
cơ mắc bệnh càng tăng, phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm khi mắc UTV [13].
Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ ung thư vú [45],[51],[63]
Yếu tố


Nguy cơ thấp

Nguy cơ cao

30–34

70–74

Lần đầu có kinh

>14

<12

Thuốc tránh thai

Không dùng

Có dùng

Tuổi có con lần đầu

<20

≥30

Thời gian cho con bú

≥16


0

Số lần sinh con

≥5

0

Tuổi mãn kinh

<45

≥55

Tuổi

Dùng estrogen thay thế

Không dùng

Đang dùng

BMI cơ thể sau mãn kinh

<22,9

>30,7

Tiền sử gia đình có người bị K vú


Không



Thấp

Cao

Nồng độ estradiol trong máu
1.1.4. Tiến triển tự nhiên

UTV là loại ung thư tiến triển chậm, chỉ có khoảng 3% UTV diễn biến
nhanh đưa đến tử vong trong vòng vài tháng. UTV nếu không điều trị có thời
gian sống thêm trung bình khoảng 2,8 năm, một vài trường hợp sống từ 15-20
năm. UTV đã di căn nếu được điều trị có thời gian sống thêm trung bình là
trên 2 năm và khoảng 10% sống qua 10 năm [13]. Từ ổ ung thư nguyên phát
bệnh lan rộng bằng các cách sau:
Xâm lấn trực tiếp: Sự xâm lấn trực tiếp thường phân nhánh, cho hình
ảnh sao đặc trưng khi phẫu tích bệnh phẩm và trên phim chụp X-quang (XQ)
tuyến vú. Nếu không điều trị, u sẽ xâm lấn ra da ở trên và cân cơ ngực ở dưới.
Phát triển theo các ống tuyến vú: Có thể gây tổn thương toàn bộ vú.


7
Theo đường bạch huyết: Nhờ mạng lưới mạch bạch huyết dày đặc, UTV
lan tới các chuỗi hạch trong đó hạch nách là vị trí hay gặp do là vị trí chính
dẫn lưu bạch huyết của vú. Các tế bào ung thư tiếp tục lên hạch thượng đòn
rồi đi vào hệ tĩnh mạch. Hạch vú trong cũng thường bị di căn, cuối cùng là
các hạch trung thất.

Theo đường máu: thường tới xương, phổi, não, gan. Khoảng 20-30% các
trường hợp có hạch âm tính nhưng có di căn xa, chứng tỏ di căn theo đường
máu là chủ yếu trên các trường hợp này.
1.1.5. Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú
Ba phương pháp chính để sàng lọc và phát hiện sớm UTV bao gồm: tự
khám vú, khám lâm sàng, chụp XQ tuyến vú [13]:
- Tự khám vú:
Tự khám vú là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phát hiện UTV. Do vậy
mỗi phụ nữ cần phải biết và hiểu được những kiến thức phổ thông thiết yếu để
tự khám vú, phát hiện những tổn thương bất thường của vú. Tuyên truyền giáo
dục cho phụ nữ biết cách tự khám vú, đặc biệt phụ nữ sau tuổi 35 nên được
tiến hành đều đặn mỗi tháng 1 lần, khám ngay sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu không còn kinh nguyệt thì tiến hành khám vào cùng một ngày hàng
tháng.
- Khám lâm sàng tuyến vú:
Phụ nữ trên 35 tuổi nên được khám lâm sàng ít nhất mỗi năm 1 lần,
khám tốt nhất vào ngày 5-10 của chu kỳ kinh nguyệt, đây là khoảng thời gian
vú mềm nhất dễ dàng cho phát hiện các khối u.
Một số dấu hiệu của UTV [13]:
Một khối u, cục thường là đơn độc nhưng cũng có khi phát hiện thấy 2
hoặc 3 u, rắn ranh giới không nhẵn, không rõ ràng phân biệt với tổ chức tuyến


8
lành xung quanh, thường không gây đau, một số người chỉ cảm giác nhói ở
một bên vú khi thăm khám kỹ mới phát hiện ra tổn thương u.
Tụt núm vú trên một tuyến vú bình thường trước đây.
Da lồi lên hoặc lõm xuống, biến dạng, có thể thấy sần như vỏ cam hoặc
thay đổi màu sắc ở một phần của da tuyến vú.
Các tĩnh mạch ở bề mặt da vú nổi rõ hơn hẳn so với bên kia.

Một số BN có thể thấy chảy dịch máu tại đầu vú.
Ở giai đoạn muộn hơn thấy hạch nách to lên, có thể thấy cả hạch thượng
đòn. Một ít BN xuất hiện hạch nách lớn không tương xứng với u vú.
Ở giai đoạn muộn hơn nữa đôi khi u tại vú lở loét, tiết dịch hôi hoặc
thậm chí chảy máu.
- Chụp X-quang tuyến vú [13]:
Phụ nữ tuổi từ trên 35 nên được chụp XQ tuyến vú hàng năm, việc tiến
hành sàng lọc UTV bằng chụp XQ tuyến vú giảm được 50% tỉ lệ tử vong do
căn bệnh này. Chụp XQ vú có thể phát hiện được UTV thể ống tại chỗ bởi sự
xuất hiện các hạt canxi nhỏ trên phim [13].
1.1.6. Chẩn đoán xác định ung thư vú
Chẩn đoán xác định UTV dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng, trong đó sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh lý có vai trò quyết
định.
Mô bệnh học (qua sinh thiết kim, sinh thiết mở hoặc sinh thiết tức thì)
tổn thương vú là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán xác định UTV. Phương pháp
sinh thiết ngoài ý nghĩa để chẩn đoán xác định còn có giá trị để đánh giá tình
trạng thụ thể nội tiết ER, PR và Her-2 nhằm định hướng cho phương pháp
điều trị nội tiết, hoá chất, điều trị đích và để tiên lượng bệnh [13].


9

Bảng 1.2. Phân loại Luminal trong UTV theo St. Gallen 2015 [38].
Thể bệnh

Đặc điểm phân định

Typ lòng ống loại A


ER dương tính HER 2 âm tính Ki-67 thấp* PR cao**
Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ thấp

Typ lòng ống loại B

ER dương tính HER 2 âm tính Ki-67 cao hoặc PR

(HER 2 -)

thấp. Xét nghiệm phân tử (nếu có): nguy cơ cao

Typ lòng ống loại B

ER dương tính HER2 dương tính Ki-67 bất kỳ

(HER 2 +)

PR bất kỳ

Typ HER 2 (+)

HER2 dương tính

(không lòng ống)

ER, PR đều (-)

Typ bộ ba âm tính

ER, PR đều (-)


(thể ống - ductal***)

HER 2 âm tính (Âm tính bộ ba)

Chú thích: * Điểm của Ki-67 tùy thuộc giá trị của từng phòng xét
nghiệm. Ví dụ: Nếu một phòng xét nghiệm có trung vị của điểm Ki-67 đối với
bệnh có thụ thể nội tiết dương tính là 20% thì giá trị 30% trở lên được gọi là
cao, 10% trở xuống là thấp; ** Giá trị cut-off gợi ý là 20%; *** Bộ ba âm
tính cũng có thể ở các thể mô học đặc biệt như ung thư biểu mô thể tủy (điển
hình) và thể bọc dạng tuyến với nguy cơ thấp bị di căn xa.
1.1.7. Phân loại ung thư vú
Hệ thống TNM phân giai đoạn ung thư vú [1]
Tumor (T) kích thước khối u đo được trên LS
TX
TIS
T0
T1

U nguyên phát không đánh giá được.
Khối u có thể là biểu mô ống hoặc biểu mô
tiểu thuỳ tại chỗ hoặc bệnh Paget (chưa
xâm lấn).
Khối u không sờ được trên lâm sàng
(nhưng đã xâm lấn).
Khối u có đường kính lớn nhất < 20 mm.

Phân độ giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn 0


Tis

N0

M0

Giai đoạn IA

T1

N0

M0

Giai đoạn IB

T0

N1mi

M0

T1

N1mi

M0


10


T1a
T1b
T1c
T2

Khối u có đường kính lớn nhất >1 mm
nhưng < 5 mm
Khối u có đường kính lớn nhất >5 mm
nhưng < 10 mm
Khối u có đường kính lớn nhất >10 mm
nhưng < 20 mm
Khối u có đường kính lớn nhất từ >20 mm
nhưng < 50 mm.

Giai đoạn IIA

Giai đoạn IIB

T0

N1**

M0

T1

N1**

M0


T2

N0

M0

T2

N1

M0

T3

N0

M0

T0

N2

M0

T3

Khối u có đường kính lớn nhất 50 mm.

T4


Khối u với mọi kích thước lan tràn trực
tiếp đến da; thành ngực.

T4a

U tới thành ngực

T1

N2

M0

T4b

Phù da, loét, nốt thâm nhiễm da xung
quanh

T2

N2

M0

T4c

T4a + T4b

T3


N1

M0

T4d

Ung thư biểu mô dạng viêm

T3

N2

M0

T4

N0

M0

Nodule (N): tình trạng của bệnh lý hạch

Giai đoạn IIIA

Giai đoạn IIIB

NX

Hạch vùng không thể đánh giá được.


T4

N1

M0

N0

Không có hạch di căn vùng.

T4

N2

M0

N1

Di căn vào hạch nách cùng bên, hạch còn
di động được.

Giai đoạn IIIC

N3

M0

N2


Di căn hạch nách cùng bên, hạch không di
động hoặc tạo thành đám.

Giai đoạn IV

Mọi N

M1

Di căn hạch dưới đòn cùng bên hoặc di căn
hạch vú trong cùng bên.
Metastase (M), di căn được phát hiện trên lâm
sàng hoặc bằng X quang
MX
MX: Không đánh giá được di căn.
N3

M0

Mo: Không có di căn.

M1

M1: Có di căn

Mọi
T
Mọi
T


** Các khối u T0 và T1 có nốt
micrometases chỉ được xếp vào giai
đoạn IB không được xếp vào giai đoạn
IIA

1.1.8. Các giai đoạn ung thư vú
UTV được xếp loại theo giải phẫu bệnh và chia làm 5 giai đoạn: Từ giai
đoạn 0 đến giai đoạn IV. Ở mỗi giai đoạn sẽ có thời gian sống, cơ hội chữa


11
khỏi, kích thước khối u và mức độ di căn khác nhau.
- Giai đoạn 0 (ung thư chưa xâm lấn): Ung thư đã được chẩn đoán sớm.
Nó xuất hiện trong ống dẫn hoặc các tuyến sữa.
- Giai đoạn I: Trong giai đoạn I, xuất hiện khối u dưới 2 cm và chưa lây
lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Bắt đầu mức này, UTV được gọi
là UT xâm lấn, có nghĩa là nó đã bắt đầu phá vỡ hệ thống miễn dịch để tấn
công mô lành.
Giai đoạn II (xâm nhập): Trong giai đoạn II, xuất hiện khối u kích cỡ 2 5 cm, hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay.
Giai đoạn III (phát triển): Trong giai đoạn III, khối u có đường kính lớn
hơn 5 cm và ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc đã
lan tràn đến các hạch bạch huyết khác hoặc mô gần vú.
Giai đoạn IV (di căn): Giai đoạn IV còn gọi là UTV di căn, là giai đoạn
phát triển cao nhất của UTV. Trong giai đoạn này các tế bào UTV đã lan (di
căn) xa tới các khu vực khác của cơ thể (xương, não, gan, phổi…).
1.1.9. Điều trị ung thư vú
Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử trong những năm gần
đây cùng với việc xác định UTV là bệnh hệ thống, cần áp dụng phương pháp
điều trị toàn thân và chuyên biệt trên từng cá thể. Có thể nói điều trị UTV là
sự phối hợp điển hình giữa phương pháp: Phẫu thuật, tia xạ, hoá chất, nội tiết

và sinh học. Tuy nhiên phẫu thuật vẫn đóng vai trò chính trong điều trị UTV
đặc biệt ở giai đoạn chưa có di căn [21],[49].
1.1.10. Chăm sóc giảm nhẹ ung thư vú
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc giảm nhẹ là các
biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sống (CLS) của người mắc bệnh bị đe


12
dọa cuộc sống và gia đình họ bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị
đau và các triệu chứng thực thể, các vấn đề tâm lý và tinh thần mà BN và gia
đình họ phải chịu đựng. Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ là nâng cao CLS
cho bệnh nhân UTV và góp phần kéo dài thêm cuộc sống, giúp đỡ người bệnh
tái hòa nhập cộng đồng để trở thành người còn có ích cho xã hội. CLS của
bệnh nhân được cải thiện thể hiện trên các mặt: thuyên giảm các triệu chứng
bệnh, nâng cao sức khỏe chung bằng các biện pháp điều trị, giảm đau và các
triệu chứng thực thể khác; được hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần, tâm lý,
tâm linh, giúp đỡ về các vấn đề xã hội có liên quan đến BN; được cải thiện
các chức năng sinh lý bình thường của con người; được phục hồi các chức
năng của con người như khả năng lao động chân tay, trí óc [11],[21].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH
NHÂN UNG THƯ VÚ
1.2.1. Tổng quan chất lượng sống
1.2.1.1. Định nghĩa sức khỏe và chất lượng sống
Năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa về sức khỏe rằng:
“sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã
hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật”, thì CLS đã trở nên quan
trọng hơn trong chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu. Hiện nay, CLS đang gia
tăng trong nghiên cứu lâm sàng. Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa CLS là:
“Sự nhận thức của mỗi cá nhân về tình trạng hiện tại của mỗi cá nhân đó theo
những chuẩn mực văn hóa và sự thẩm định về giá trị xã hội mà cá nhân đó

đang sống; những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối
quan tâm của cá nhân đó” [50],[66]. Bên cạnh đó, Tổ chức y tế thế giới cũng
đã đưa ra định nghĩa CLS liên quan sức khỏe là: “Sự đo lường các mối quan
hệ kết hợp về thể chất tinh thần, sự hài lòng và mức độ hoạt động độc lập của


13
cá nhân như sự tác động của các mối quan hệ này với các đặc tính nổi bật
trong hoàn cảnh sống của người đó” [50].
1.2.1.2 Khái niệm chất lượng sống
Theo Liên Hợp Quốc: cách phổ biến nhất để đo lường chất lượng sống
là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội dung cơ bản về tuổi thọ
giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống cho các cá
nhân trong một xã hội nhất định. HDI được sử dụng bởi Chương trình Phát
triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp
Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng sống.
Trong khi đó, WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng sống (Quality of life100), mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí
với ba nhóm là:
1) Mức độ sảng khoái về thể chất gồm: Sức khỏe, tinh thần, ăn uống,
ngủ, nghỉ, đi lại (giao thông, vận tải), thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe);
2) Mức độ sảng khoái về tâm thần: yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín
ngưỡng, tôn giáo);
3) Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: các mối quan hệ xã hội kể cả quan
hệ tình dục, môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an
ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên).
4) Stress sau chấn thương, trầm cảm, lo lắng, rối loạn/hoảng loạn, mất trí
nhớ
Chất lượng sống là một khái niệm đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực khác nhau: y học, kinh tế và chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội học.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhóm quan niệm khác nhau về chất lượng

sống:
Một là, quan niệm mang tính khách quan dựa vào điều kiện sống vật chất


14

và không có bệnh tật;
Hai là, quan niệm mang tính chủ quan coi chất lượng sống biểu hiện ở
mức độ hài lòng hoặc cảm nhận về cuộc sống hạnh phúc;
Ba là, khái niệm tích hợp coi chất lượng sống mang đồng thời quan niệm
chủ quan và quan niệm khách quan, chẳng hạn khái niệm được đề xuất bởi Tổ
chức Y tế Thế giới rằng “chất lượng sống là nhận thức mà cá nhân có được
trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hoá, và hệ thống giá trị mà cá
nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn,
những chuẩn mực, và những mối quan tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ
thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khoẻ thể chất, trạng thái tâm
lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi
cá nhân” (WHO, 1994);
Bốn là, khái niệm tích hợp linh hoạt coi “chất lượng sống là sự đánh giá
đa chiều của cá nhân về những mối quan hệ mà cá nhân tương tác với môi
trường theo những tiêu chuẩn đồng thời khách quan và chủ quan” (Lawton,
1997).
Như vậy, CLS chính là một khái niệm chủ quan, đồng thời khách quan
thay đổi với từng cá nhân và môi trường sống. Chúng bao gồm sức khỏe thể
chất và các triệu chứng, tình trạng chức năng và hoạt động cuộc sống hàng
ngày, tình trạng tinh thần và sức khỏe xã hội bao gồm cả chức năng vai trò xã
hội.
1.2.1.3. Tầm quan trọng của đo lường chất lượng sống
CLS có vai trò quan trọng trong đo lường tác động của các bệnh tật lên
sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính [50]. Mặt khác,

CLS còn tiên lượng tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân ung thư vú. Đánh giá CLS
của bệnh nhân là một sự bổ sung cho việc đánh giá các chỉ số lâm sàng đang
trở thành yếu tố quan trọng trong quan điểm của các nhà điều trị và chăm sóc


15
sức khỏe. Đo lường CLS của bệnh nhân sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc
đạt được mục tiêu y tế. Phân tích số liệu và giám sát CLS của bệnh nhân có
thể xác định và phân nhóm sức khỏe. Giúp hướng dẫn can thiệp để cải thiện
sức khỏe của họ [15], [32]. Tuy nhiên, nhân viên y tế thường ít quan tâm đến
khả năng lao động hoặc trạng thái tâm lý của người bệnh mà chỉ tập trung vào
các biến số liên quan đến lâm sàng, mối quan tâm thường xuyên của họ là
triệu chứng, tình trạng thể chất, dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh và cũng ít
quan tâm đến tâm lý, tình cảm và suy nghĩ của bệnh nhân. Nhưng đối với
bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân ung thư, các dữ liệu nghiên cứu đối với họ cải
thiện CLS quan trọng hơn nhiều so với kéo dài thời gian sống. Vì vậy CLS
của bệnh nhân cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
1.2.2. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú và yếu tố liên quan
Đối mặt với một chẩn đoán bệnh UT, người bệnh và gia đình sẽ phải trải
qua nhiều căng thẳng và biến động tình cảm. Phụ nữ mắc UTV thường rơi
vào tình trạng hỗn loạn cảm xúc của sự tuyệt vọng, bất lực, vô dụng và/hoặc
cảm giác tội lỗi. Đau buồn và tuyệt vọng là phản ứng bình thường khi người
bệnh phải đối mặt với đau khổ và một cái chết đau đớn đã được dự báo trước
do UT. Nhiều BN phản ứng với nỗi sợ hãi mãnh liệt, mọi cảm giác của người
bệnh dường như bị tê liệt, nỗi sợ hãi cái chết, sợ hãi gián đoạn kế hoạch cuộc
sống, sợ hãi sự thay đổi hình ảnh cơ thể, thay đổi vai trò xã hội và cuộc sống,
lòng tự trọng bị tổn thương, người bệnh thường lâm vào tình trạng căng
thẳng, đau đớn, lo lắng quá mức, kiệt sức và CLS của họ bị suy sút trầm
trọng [22],[37],[55].
Chẩn đoán và điều trị UTV ảnh hưởng vô cùng lớn tới nhiều lĩnh vực

của CLS như: sức khoẻ, chế độ ăn uống, thu nhập, giải trí tích cực, vui chơi,
giải trí thụ động, tình hình tài chính, mối quan hệ vợ chồng, đời sống tình dục,
quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, sự thể hiện bản thân, biểu hiện tôn giáo và


×