Tải bản đầy đủ (.pdf) (331 trang)

Cơ sở lý luận, thực tiễn về thành phố toàn cầu và vận dụng cho thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.74 MB, 331 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

PHẠM HỮU THƢ

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THÀNH PHỐ TOÀN CẦU
VÀ VẬN DỤNG CHO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

PHẠM HỮU THƢ

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THÀNH PHỐ TOÀN CẦU
VÀ VẬN DỤNG CHO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH Vũ Minh Giang

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố.
Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng
về xuất xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác./.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận án

Phạm Hữu Thƣ


LỜI CÁM ƠN
Bản luận án này là kết quả của một quá trình nghiên cứu trong nhiều
năm kể từ khi tôi còn đang công tác tại Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng.
Rất may mắn cho tôi đã được Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển,
ĐHQG Hà Nội tiếp nhận làm nghiên cứu sinh. Tại đây, tôi đã có cơ hội theo
đuổi công việc nghiên cứu để phát triển những vấn đề tôi đã tâm huyết từ
nhiều năm trước.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
GS.TSKH. Vũ Minh Giang, người thày không chỉ đã tiếp nhận và tận tình
hướng dẫn khoa học mà còn luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu luận án.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới GS.TS. Phạm Hồng Tung, Viện
trưởng, các quý thày, cô tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại
học Quốc gia Hà Nội, những người đã chỉ bảo, giúp đỡ, quan tâm và khích lệ
tôi hoàn thành luận án này.
Đặc biệt, tôi cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS.Thượng tướng, Ủy
viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành, nguyên

Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã gợi ý về đề tài nghiên cứu của tôi, nhất là áp
dụng phương pháp tư duy hệ thống trong việc nghiên cứu luận án.
Tôi cũng không thể không nhắc tới và trân trọng cám ơn GS. Peter
Taylor, người sáng lập và là Giám đốc của Tổ chức toàn cầu hóa và các thành
phố thế giới (GaWC), GS. Frank Wiltor, GS. Ben De Rudder, Đại học Ghent
( Bỉ) và là phó Giám đốc của GaWC, những người ngay từ đầu đã nhiệt tình
mong muốn hợp tác để cùng tôi nghiên cứu về Hải Phòng theo hướng là thành


phố quốc tế cũng như các công trình của họ nghiên cứu về sự phát triển của
các đô thị toàn cầu, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu luận án. Tôi cũng
hy vọng sau khi hoàn thành xong luận án này sẽ cùng họ triển khai trên thực
tiễn kết quả nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Khoa
Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thạc sỹ Nguyễn Thị
Ngọc Bích, Sở Ngoại vụ Hải Phòng đã nhiệt tình hỗ trợ tư liệu nghiên cứu về
Hải Phòng.
Luận án cũng không thể hoàn thành nếu thiếu đi sự giúp đỡ đầy trách
nhiệm và nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân
thành phố, của PGS. TS. Đan Đức Hiệp, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ
Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, lãnh
đạo các ban, sở ngành liên quan, Cục Thống kê, Chi cục Lưu trữ và Thư viện
thành phố.
Cuối cùng, tôi xin dành lời tri ân tới gia đình, người thân và bè bạn,
những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ, chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng biết ơn./.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Phạm Hữu Thƣ


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

9

1. Lý do chọn đề tài

12

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

14

2.1. Đối tượng nghiên cứu

14

2.2. Phạm vi nghiên cứu

15

3. Mục đích nghiên cứu


15

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

16

5. Những đóng góp của luận án

16

5.1. Về mặt khoa học

16

5.2. Về mặt thực tiễn

17

6. Bố cục luận án

17
Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

19

1.1.1. Nghiên cứu về thành phố toàn cầu


19

1.1.2. Nghiên cứu về Hải Phòng

21

1.1.2.1. Nghiên cứu về Hải Phòng ở nước ngoài

21

1.1.2.2. Nghiên cứu về Hải Phòng ở trong nước

23

1.2. Cơ sở lý luận về thành phố toàn cầu

26

1


1.2.1. Một số khái niệm

26

1.2.2. Lý thuyết về thành phố toàn cầu của Friedmann

27


1.2.3. Lý thuyết về thành phố toàn cầu của Sassen

30

1.2.4. Lý thuyết về thành phố toàn cầu của Manuel Castells

33

1.2.5. Lý thuyết về thành phố trung tâm kinh tế quốc tế của Thái Lai Hưng

35

1.3. Phân loại và xếp hạng các thành phố toàn cầu

38

1.3.1. Phân loại và xếp hạng theo GaWC

38

1.3.2. Phân loại và xếp hạng theo A.T. Kearney

43

1.4. Phân loại và xếp hạng các thành phố cảng biển thế giới

45

1.5. Phƣơng pháp đánh giá mức độ kết nối và mức độ toàn cầu hóa của
các thành phố


47

1.5.1. Phương pháp tính chỉ số kết nối toàn cầu GNC của GaWC

47

1.5.2. Phương pháp đánh giá mức độ toàn cầu hóa của các thành phố

50

1.5.2.1. Xếp hạng các thành phố theo chỉ số năng lực vị trí CPP

51

1.5.2.2. Xếp hạng các thành phố theo chỉ số năng lực liên kết CNP

54

1.5.2.3. Xếp hạng các thành phố theo chỉ số GCI

56

1.6. Thực tiễn về quá trình toàn cầu hóa của các thành phố ở một số
nƣớc trên thế giới

60

1.6.1. Các thành phố Pháp


60

1.6.2. Các thành phố Nhật Bản

65

1.6.3. Các thành phố khu vực Đông Nam Á

72

Tiểu kết Chƣơng 1

80

2


Chƣơng 2
KHÁI LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1888 - 1945)
2.1. Bối cảnh ra đời thành phố Hải Phòng

83

2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

83

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và sự hình thành Cảng Hải Phòng


87

2.1.3. Sự ra đời của thành phố Hải Phòng

97

2.2. Quá trình phát triển của Hải Phòng trong thời kỳ Pháp thuộc

98

2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

98

2.2.2. Xây dựng và phát triển đô thị

102

2.2.1.1. Khu vực các cơ quan hành chính

102

2.2.1.2. Dân cư và đô thị hóa

105

2.2.1.3. Quy hoạch các khu dân cư

107


2.3. Về phát triển kinh tế

110

2.3.1. Phát triển công nghiệp

110

2.3.2. Phát triển thương mại và dịch vụ

111

2.3.3. Kinh tế thủ công nghiệp, ngư nghiệp và nông nghiệp

114

2.4. Về văn hóa - xã hội

116

Tiểu kết Chƣơng 2

118

3


Chƣơng 3
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ở HẢI PHÒNG QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2015)

3.1. Tiền đề CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Hải Phòng trƣớc Đổi

120

mới.
3.2. Quan điểm, chủ trƣơng xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời

122

kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế
3.3. Xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH và hội

126

nhập quốc tế (1986-2015)
3.3.1. Về phát triển kinh tế

126

3.3.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

126

3.3.1.2. Phát triển công nghiệp

128

3.3.1.3. Phát triển dịch vụ

130


3.3.1.4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn

132

3.3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị

133

3.3.2.1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội.

133

3.3.2.2. Phát triển đô thị

139

3.3.3. Phát triển dân số và lao động

140

3.3.3.1. Dân số và đô thị hóa

140

3.3.3.2. Cơ cấu lao động.

142

3.3.4. Phát triển văn hóa - xã hội


143

3.3.4.1. Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

143

3.3.4.2. Văn hóa - thể thao và chăm sóc sức khỏe nhân dân

144

4


3.3.5. Xác định mức độ kết nối toàn cầu GNC của Hải Phòng

145

3.4. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của Hải Phòng đến

157

năm 2015 và dự báo đến 2020.
Tiểu kết Chƣơng 3

162

Chƣơng 4
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẢI PHÒNG THEO HƢỚNG
THÀNH PHỐ QUỐC TẾ

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến nhiệm vụ xây dựng và
phát triển Hải Phòng

165

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

165

4.1.2. Bối cảnh trong nước

168

4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) để phát

170

triển Hải Phòng theo hƣớng thành phố quốc tế
4.2.1. Điểm mạnh (Strengths)

170

4.2.2. Điểm yếu (Weaknesses)

174

4.2.3. Cơ hội (Opportunities)

175


4.2.4. Thách thức (Threats)

176

4.3. Khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu

177

4.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng

177

doanh nghiệp và nhân dân thành phố đối với việc xây dựng và phát triển Hải
Phòng theo hướng thành phố quốc tế.
4.3.2. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, nâng

179

cao năng lực kết nối trong và ngoài nước.
4.3.3. Phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, quốc tế, văn minh, hiện đại,
giữ gìn, bảo tồn không gian đô thị cũ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

5

181


4.3.4. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn

182


với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả, phát triển bền vững
và thích ứng với hội nhập quốc tế.
4.3.5. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế

185

toàn diện trên các lĩnh vực.
4.3.6. Cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

186

yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
4.3.7. Phát triển văn hóa – xã hội và con người Hải Phòng.

187

4.3.8. Đảm bảo quốc phòng, an ninh.

189

KẾT LUẬN

191

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

196

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

197

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNCBCT

Công nghiệp chế biến, chế tạo

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

KHKT

Khoa học Kỹ thuật


KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NXB

Nhà xuất bản

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TP

Thành phố

TSKH


Tiến sĩ khoa học

TTTLQG

Trung tâm Tư liệu quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

VHNT

Văn hóa - Nghệ thuật

VHTT&DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

Tiếng Anh
CNP

Chỉ số năng lực liên kết của mỗi thành phố
(City Network Power)

7


CPP


Chỉ số năng lực vị trí của mỗi thành phố
(City Place Power)

GCI

Chỉ số mức độ toàn cầu hóa của các thành phố
(Globalizing Cities Index)

R&D

Reseach and Development

UNIDO

United Nations Industrial development
Orgnization

8


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
THỨ TỰ

BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Danh sách các thành phố được GaWC xếp hạng năm 2016


41

Bảng 1.2

Xếp hạng 50 thành phố cảng biển lớn nhất thế giới năm 2008

46

Bảng 1.3

Top 50 - Năng lực vị trí của các thành phố toàn cầu (CPP)

52

Bảng 1.4

Top 50-Năng lực liên kết của các thành phố toàn cầu (CNP)

54

Bảng 1.5

Bảng xếp hạng tốp 100 các thành phố đang toàn cầu

57

hóa (GCI)
Bảng 1.6


Xếp hạng liên kết mạng lưới toàn cầu của các thành

61

phố Pháp
Bảng 1.7

Xếp hạng liên kết trong nước của các thành phố Pháp

62

Bảng 1.8

Xếp hạng liên kết của các thành phố Pháp với NYLON

63

Bảng 1.9

Xếp hạng liên kết của các thành phố Pháp với bộ ba thành

64

phố của Trung Quốc
Bảng 1.10

Xếp hạng liên kết mạng lưới toàn cầu của các thành phố

66


Nhật Bản
Bảng 1.11

Xếp hạng liên kết trong nước của các thành phố Nhật Bản

68

Bảng 1.12

Xếp hạng liên kết của các thành phố Nhật Bản với NYLON

70

Bảng 1.13

Xếp hạng liên kết của các thành phố Nhật Bản với bộ ba

71

thành phố của Trung Quốc
Bảng 1.14

Kết nối mạng lưới toàn cầu của các thành phố Đông Nam Á

74

Bảng 1.15

Kết nối trong nước của các thành phố Đông Nam Á


76

9


Bảng 1.16

Kết nối của các thành phố Đông Nam Á với NYLON

77

Bảng 1.17

Kết nối của các thành phố Đông Nam Á với bộ ba thành

79

phố của Trung Quốc
Bảng 2.1

Số lượng tàu các nước cập Cảng Hải Phòng giai đoạn

91

1875 -1888
Bảng 2.2

Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng

92


giai đoạn 1875-1888
Bảng 2.3

Giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu của Pháp và các nước

93

qua Cảng Hải Phòng giai đoạn 1875-1888
Bảng 2.4

Tốc độ tăng dân số của Hải Phòng so với Sài Gòn, Chợ Lớn

106

và Hà Nội thời kỳ 1905-1926
Bảng 3.1

Quy mô dân số Hải Phòng qua các thời kỳ từ 1888 - 2015

140

Bảng 3.2

Bảng điểm kết nối của 40 doanh nghiệp trong Forbes 2000

150

tại Hải Phòng với 13 thành phố toàn cầu theo phương pháp
của GaWC

Bảng 3.3

Ma trận xác định giá trị kết nối GNC giữa Hải Phòng

154

với 13 thành phố toàn cầu
Bảng 3.4

Điểm số GNC của các thành phố có kết nối với Hải Phòng

156

Bảng 3.5

Kết quả đạt được CNH theo đến năm 2015 và dự báo đến 2020

158

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng

126

giai đoạn 1995 - 2015
Biểu đồ 3.2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng


10

127


giai đoạn 1995 - 2015
Biểu đồ 3.3

Thu nhập bình quân đầu người của Hải Phòng theo GDP

128

giai đoạn 1995 - 2015
Biểu đồ 3.4

Sản lượng hàng hóa qua các cảng khu vực Hải Phòng

131

Biểu đồ 3.5

Tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2015

141

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Hệ thống các thành phố thế giới của Friedmann


28

Sơ đồ 1.2

55 thành phố toàn cầu được GaWC phân loại năm 1998

39

Sơ đồ 1.3

Hệ thống chỉ số các thành phố đang toàn cầu hóa

50

Sơ đồ 3.1

Phân loại các nước công nghiệp theo mức độ tích lũy kỹ thuật

130

Sơ đồ 4.1

Định hướng phát triển không gian đô thị của Hải Phòng

173

đến 2025
BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1


Bản đồ Đàng ngoài cuối thế kỷ XVII

88

Bản đồ 2.2

Quy hoạch Hải Phòng năm 1874 và 1926

103

HÌNH ẢNH
Ảnh 1.1:

Chuỗi cung ứng hàng hóa lưu chuyển hàng hóa qua các nước

35

Ảnh 1.2

Singapore

43

Ảnh 1.3

TP. Hồ Chí Minh - Thành phố toàn cầu mới

82


11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu thế phát triển tất
yếu và ngày càng được mở rộng với nhiều cấp độ khác nhau. Các quốc gia trên
thế giới đang nỗ lực cùng nhau tham gia các định chế kinh tế và tài chính quốc
tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và hợp tác trên nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, vai trò trung tâm của quá trình này lại đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ ở các đô thị, thành phố lớn trên thế giới. Hiện có hơn một nửa dân số
thế giới sống ở các thành phố. Dự báo trước năm 2030, có khoảng 4,9 tỷ người,
chiếm 60% dân số thế giới sống ở khu vực đô thị [154,9]. Toàn cầu hóa thúc đẩy
quá trình đô thị hóa và hình thành nên loại hình thành phố mới được định danh là
thành phố toàn cầu (global city) hoặc thành phố thế giới (world city). Những
thành phố toàn cầu nổi lên như là trung tâm của mạng lưới xuyên quốc gia, kết
nối những dòng chảy về vốn, công nghệ, hàng hóa, dân số và các lĩnh vực văn
hóa - xã hội của thế giới. Phạm vi của các thành phố toàn cầu không chỉ còn nằm
ở các thành phố thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ mà lan tỏa đến tất cả các châu
lục. Tiêu chí đánh giá mức độ toàn cầu hóa của những thành phố này không nằm
ở quy mô diện tích hay số dân mà chính là vai trò và mức độ kết nối của chúng
với hệ thống kinh tế toàn cầu.
Nhiều tổ chức và các nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm, tiêu chí để
nghiên cứu và phân loại về thành phố toàn cầu. Đây là công cụ rất quan trọng để
mỗi thành phố nhận thức rõ hơn về vị trí của mình trong một bức tranh tổng thể
chung về các thành phố trên thế giới; thấy được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội
và thách thức cũng như tiềm năng và triển vọng trong quá trình xây dựng, phát triển
trước xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ.
1.2. Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của cả nước, nằm ở vị trí trung tâm
vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các


12


tỉnh phía Bắc, giao thương thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trải
qua hơn 130 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hải Phòng trở thành một trung
tâm công nghiệp và dịch vụ cảng biển, đô thị loại 1, đô thị trung tâm cấp quốc gia;
một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển
kinh tế biển - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh.
So sánh với các thành phố lớn trên thế giới, Hải Phòng còn khá khiêm tốn về
quy mô và tiềm lực kinh tế. Song với vị trí địa - kinh tế thuận lợi, cùng hệ thống
giao thông khá đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển và đường
hàng không, Hải Phòng đã và đang là nơi giao lưu của các nền kinh tế, nằm ở vòng
cung Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đang và sẽ phát triển năng động nhất
trong thế kỷ XXI.
1.3. Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Hải Phòng đã và đang nỗ lực phấn đấu là một trong những địa phương
đi đầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố gấp 1,5 lần mức tăng bình quân
chung cả nước. Thành phố tập trung cao cho mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng
chiến lược như: xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Tân Vũ - Lạch
Huyện, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, nâng cấp Sân bay Cát Bi thành sân bay
quốc tế; quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải; các khu đô thị mới... Dự kiến trong tương lai, các công trình cơ sở hạ tầng
này được hoàn thành sẽ góp phần đắc lực để Hải Phòng có một tầm vóc và diện
mạo mới, xứng đáng là đô thị loại 1, đô thị trung tâm cấp quốc gia và nâng cao uy
tín, vị thế cũng như ảnh hưởng đối với quốc tế. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và
đổi mới mô hình tăng trưởng góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ
động hơn trong hội nhập quốc tế. Đô thị từng bước được mở rộng và đạt được
những kết quả tích cực. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chú trọng đẩy
mạnh. Hải Phòng được đánh giá là thành phố có năng lực hội nhập quốc tế với độ
mở của nền kinh tế ở mức khá cao. Hiện có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia tìm hiểu,

hợp tác và đầu tư, coi Hải Phòng là điểm đến tin cậy, hấp dẫn. Một số hội nghị quốc
13


tế như: Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt - Pháp năm 2010, Hội nghị thế giới về
khoa học tư duy hệ thống năm 2014 đã được tổ chức thành công tại Hải Phòng.
1.4. Nghị quyết XIV của Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ
2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2015 cơ
bản trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại
trước năm 2020. Đồng thời, Nghị quyết cũng đã nêu rõ từng bước phấn đấu trở
thành thành phố quốc tế. Đây là một cách tiếp cận mới, thể hiện việc đổi mới tư
duy trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên cơ sở lý luận, nội hàm và các
tiêu chí đánh giá mục tiêu trên còn chưa được xác định rõ.
Do vậy, việc lựa chọn luận án nghiên cứu về Cơ sở lý luận, thực tiễn về
thành phố toàn cầu và vận dụng cho thành phố Hải Phòng theo hướng trở thành
thành phố quốc tế là vấn đề mới, hết sức cần thiết để trên cơ sở nghiên cứu này sẽ
giúp xác định rõ vị trí của thành phố đang ở đâu trên bản đồ các thành phố thế giới?
Thấy rõ xu thế, mục tiêu và triển vọng phát triển trong quá trình hội nhập với khu
vực và quốc tế, đồng thời có thể thấy rõ được những mặt trái, mặt hạn chế trong quá
trình thực hiện theo mô hình này, bảo đảm cho sự phát triển hài hòa, bền vững trong
bối cảnh toàn cầu hóa với nhiều cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen.
Từ thực tiễn áp dụng cho Hải Phòng, luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở
khoa học của mô hình thành phố quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là về các thành phố toàn cầu (hay là thành phố thế
giới) trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó tập trung nghiên cứu một số thành phố
toàn cầu có thế mạnh về hàng hải, một số thành phố của Pháp, Nhật Bản và khu vực
Đông Nam Á.


14


Hải Phòng được lựa chọn là trường hợp cụ thể, đối tượng để tập trung nghiên cứu,
phân tích làm rõ quá trình ra đời, phát triển và mức độ hội nhập của thành phố với thế giới.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thành phố toàn cầu là một không gian khá rộng, bao
trùm mạng lưới các thành phố chính, chủ chốt của các nước. Khung thời gian
nghiên cứu về thành phố toàn cầu từ năm 1998, khi Tổ chức toàn cầu hóa và các
thành phố thế giới (Globalization and World Cities - GaWC) tiến hành công bố việc
xếp hạng các thành phố toàn cầu cho đến nay.
Phạm vi nghiên cứu về Hải Phòng được giới hạn trong hai thời kỳ: (1) Thời
kỳ cận đại, giai đoạn ra đời và phát triển (từ 1888 - 1945) với tư cách như là một đô
thị mới, dưới sự đô hộ của Pháp. (2) Thời kỳ đương đại: Quá trình đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ 1986 - 2015). Đây là hai thời kỳ có
ý nghĩa quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển
của Hải Phòng.
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thành phố toàn cầu: Làm rõ khái
niệm, phạm vi, tầm ảnh hưởng và phương pháp xác định mức độ liên kết kinh tế
quốc tế của các thành phố toàn cầu trong bối cảnh hiện nay, qua đó tìm ra những
điểm phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp xác định mức độ toàn cầu hóa và mức
độ kết nối về thành phố toàn cầu để đánh giá mức độ kết nối kinh tế toàn cầu của
Hải Phòng, làm cơ sở xác định vai trò, vị trí của Hải Phòng trong xếp hạng các
thành phố toàn cầu.
Làm rõ sự cần thiết, các yếu tố tác động đến việc xây dựng tầm nhìn, định
hướng và giải pháp cho sự phát triển Hải Phòng trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế.


15


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập thông tin, tư liệu, tập hợp, nghiên cứu
tài liệu trong và ngoài nước để làm rõ nội dung nghiên cứu về thành phố toàn cầu và
thành phố Hải Phòng
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức hội thảo
để phân tích và từ đó tổng hợp, đánh giá nội dung nghiên cứu, bảo đảm tính khách
quan, khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khu vực học hiện đại: Nhằm đạt được mục tiêu ứng
dụng những nhận thức tổng quát về thành phố Hải Phòng để giải quyết những vấn
đề có độ phức hợp cao trong thực tiễn phát triển của thành phố. Đó không chỉ là một
không gian lịch sử - văn hóa mà trước hết còn là một không gian phát triển
[108,109]. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu sẽ có giá trị tư vấn, phản biện chính sách,
và cuối cùng là trực tiếp đóng góp vào chiến lược phát triển bền vững của thành
phố, tức là cung cấp đầu vào (input) cho quá trình hoạch định chính sách.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp tư duy hệ
thống nhằm có được cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, nhiều vấn đề trong quá trình
nghiên cứu, bổ sung làm rõ thêm những điểm đòn bẩy, “ là những vị trí trong một
hệ thống phức hợp, trong đó sự thay đổi nhỏ ở một thứ có thể tạo ra những thay đổi
lớn với tất cả mọi thứ…” [82,64] để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề xuất,
khuyến nghị một số giải pháp trong luận án.
5. Những đóng góp của luận án
5.1. Về mặt khoa học
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thành phố toàn cầu,
phương pháp đánh giá, phân loại vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chúng trong quá
trình hội nhập và toàn cầu hóa.


16


Thông qua nghiên cứu về một số thành phố của Pháp, Nhật Bản và khu vực
Đông Nam Á để thấy rõ mức độ kết nối, hội nhập và toàn cầu hóa của các thành phố
này với khu vực và thế giới.
Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phương pháp nghiên cứu khu
vực học hiện đại (đánh giá mức độ kết nối, mức độ toàn cầu hóa) đối với các đô thị,
thành phố trên thế giới.
5.2. Về mặt thực tiễn
Khái quát bức tranh tổng thể về quá trình hình thành, sự ra đời và phát triển
của thành phố Hải Phòng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, trong đó có đánh giá mức độ
CNH, HĐH của thành phố qua hơn 30 năm đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến 2015)
với các tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Vận dụng phương pháp của GaWC để tính toán mức độ kết nối của Hải
Phòng với thế giới. Trên cơ sở đó phân tích những cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu của Hải Phòng để đưa ra khuyến nghị về một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả và đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của Hải Phòng theo hướng
trở thành thành phố quốc tế trong điều kiện biến đổi toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có nghiên cứu về đề tài thành phố toàn cầu
nên luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức khoa học cho việc xây dựng và phát
triển thành phố toàn cầu ở Việt Nam.
6. Bố cục luận án
Để có thể hệ thống hóa những vấn đề nền tảng làm cơ sở hình thành lý luận
và thực tiễn về thành phố toàn cầu; làm rõ sự ra đời và phát triển của Hải Phòng
trong thời kỳ Pháp đô hộ; thực trạng quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, cũng như việc xây dựng tầm nhìn, định hướng và giải pháp
cho sự phát triển Hải Phòng theo hướng thành phố quốc tế trong tương lai, luận án
được bố cục gồm các chương như sau:


17


Phần mở đầu
Chương 1. Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của thành phố Hải
Phòng thời kỳ Pháp thuộc (1888 - 1945).
Chương 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở thành phố
Hải Phòng qua 30 năm đổi mới (1986 - 2015).
Chương 4. Xây dựng và phát triển Hải Phòng theo hướng thành phố quốc tế.
Ngoài phân tích chính văn, luận án còn có hệ thống phụ lục bao gồm các bản
đồ, hình ảnh về Hải Phòng xưa và nay; các tư liệu có giá trị tham khảo và bảng,
biểu liên quan của luận án.

18


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về thành phố toàn cầu
Lịch sử nghiên cứu về thành phố toàn cầu đã được các học giả nghiên cứu
khá đầy đủ trong nhiều thập kỷ qua và cho thấy vai trò của các thành phố toàn cầu
trong kết nối hệ thống kinh tế quốc tế. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là John
Friedmann, Saskia Sassen, Manuel Castells, Peter J. Taylor,… Các nghiên cứu của
các nhà khoa học này đã đặt nền móng cơ sở lý luận và thực tiễn về các thành phố
toàn cầu; đã làm rõ khái niệm, phạm vi, vai trò và mức độ toàn cầu hóa của chúng,
xác định thời gian và không gian, sự phát triển và lan tỏa của các thành phố toàn
cầu từ Âu – Mỹ sang Châu Á và phần còn lại của thế giới.
Năm 1998, Tổ chức Toàn cầu hóa và các thành phố thế giới GaWC

(Globalization and World Cities), do GS. Peter.J.Taylor sáng lập tại trường Đại học
Loughborough (Anh), cùng với sự tham gia của các nhà khoa học như Manuel
Castells, John Friedmann, Peter Hall, Saskia Sassen và nhiều nhà khoa học của các
trường đại học danh tiếng của Mỹ, Anh, Bỉ, Đức, Trung Quốc…tham gia. GaWC đã
thực hiện vai trò phân loại các thành phố thế giới. Cụ thể như: GaWC đã đưa ra khái
niệm về thành phố toàn cầu hay thành phố đẳng cấp thế giới; đồng thời tiến hành
đánh giá, phân loại các thành phố này bắt đầu từ năm: 1998, 2000, 2004, 2008,
2012 và gần đây nhất là năm 2016. Phương pháp tính toán mức độ toàn cầu hóa của
các thành phố (GCI) cũng được lượng hóa thành công thức với 2 chỉ số chủ yếu là
Chỉ số về năng lực độc lập (còn gọi là năng lực vị trí) (CPP) và Chỉ số về năng lực
liên kết (CNP) của mỗi thành phố. Nhân tố tạo nên các chỉ số này lại chính là các
doanh nghiệp xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính, dịch vụ quốc tế, các công ty
truyền thông, các hội chợ thương mại quốc tế, hệ thống khách sạn cao cấp,…
Các nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên đã được xuất bản thành những
cuốn sách rất bổ ích cho công tác nghiên cứu như các cuốn sách: The World City
19


Hypothesis ( Lý thuyết về thành phố thế giới) của J. Friedmann; The Global City:
New York, London, Tokyo (Thành phố toàn cầu: New York, London và Tokyo) của
Saskia Sassen; World City Network - A Global Urban Analysis (Mạng lưới thành
phố thế giới - Phân tích đô thị toàn cầu) của Peter J. Taylor; Cities In Globalization
(Các thành phố trong bối cảnh toàn cầu hóa) của nhóm tác giả: Peter J. Taylor, Ben
Derudder, Pieter Saey and Frank Witlox và cuốn Global Urban Analysis – A Survey
of Cities In Globalization (Phân tích đô thị toàn cầu - Nghiên cứu về các thành phố
trong bối cảnh toàn cầu hóa) của nhóm tác giả: Peter J. Taylor, Pengfei Ni, Ben
Derudder, Michael Hoyler, Jinhuang and Frank Witlox; World City Network - A
global Urban Analysis (Mạng lưới thành phố thế giới - Phân tích đô thị toàn cầu)
của Peter J. Taylor, Ben Derudder; Connectography:Mapping The Future of Global
Civilization (Kết nối: Lập bản đồ tương lai của văn minh toàn cầu) của Parag

Khanna ... Ngoài ra là các nghiên cứu, tư liệu với hàng trăm bài viết được công bố
trên website của GaWC.
Bên cạnh đó, Công ty tư vấn quốc tế A.T. Kearney cũng đưa ra phương pháp
đánh giá và phân loại các thành phố toàn cầu từ năm 2008, 2010, 2012, 2014, 2015,
2016 và gần đây nhất là tháng 5/2017.
Các nghiên cứu trên đã cho thấy cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển
của các thành phố toàn cầu, phương pháp xác định mức độ kết nối, mức độ toàn
cầu hóa của các thành phố. Một số nghiên cứu còn phân tích về vai trò của các
thành phố này theo khu vực như: Châu Mỹ la tinh, Bắc Mỹ, khu vực Tây Âu, khu
vực Đông Âu, Anh, Pháp, vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á, vùng Caribe, khu
vực Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á trong đó có hai thành phố lớn ở
Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Từ đó, chúng ta có thể
hình dung tầm ảnh hưởng thông qua mức độ kết nối kinh tế hoặc các chức năng
về chính trị, văn hóa,… của mỗi thành phố trên phạm vi thế giới với các cấp độ từ
thấp đến cao.
Ở Trung Quốc, năm 1996, Lý Thái Hưng đã cho ra đời cuốn sách Quá trình
20


×