Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng dạy và học tiếng việt của cộng đồng người hàn phía bắc việt nam (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ ÁNH HỒNG

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀN
PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ ÁNH HỒNG

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀN
PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC: TS. NGUYỄN VĂN PHÚC


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xỉn cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.
Những số liệu trong các bảng biểu, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo một các rõ ràng, công khai.
Tác giả

Trần Thị Á nh Hồng


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Việt Nam học và tiếng
Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài “Thực trạng dạy và học của cộng đồng
người Hàn phía Bắc Việt Nam”.
Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến PGS. TS Nguyễn Văn Phúc – giảng viên khoa Việt Nam học và tiếng Việt
đã hết lòng dẫn dắt trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cám ơn trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong khoa Việt Nam học và tiếng
Việt đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, những người
đã luôn động viên và giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt luận văn này.
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Á nh Hồng


DANH MỤC CÁ C CHỮ VIẾT TẮT
ĐH

Đại học

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

CN

Chủ ngữ

ĐT

Động từ

TN


Tân ngữ

TrN

Trạng ngữ


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ...................... 8
Biểu đồ 1.2. Mục đích học tiếng Việt của người Hàn .................................... 16
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố dạy và học ....................................... 28
Bảng 2.2 Thống kê số lượng giáo viên tại các cơ sở đào tạo chính qui lớn tại
Hà Nội ............................................................................................................. 32
Bảng 2.3. Các yếu tố phân biệt khái niệm “ngôn ngữ thứ nhất” và
“ngoại ngữ” ..................................................................................................... 39
Bảng 2.4. Phân loại động cơ học tập của người Hàn ...................................... 41
Biểu đồ 2.5. Lượng thời gian học tiếng Việt trung bình tiết/tuần của người
Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội ........................................................................ 44
Biểu đồ 2.6. Khảo sát về chất lượng giáo trình............................................... 49
Bảng 2.7. Phân chia các bậc tiếng Việt trong KNLTV................................... 53
Bảng 3.1 Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt ..................................................... 59
Bảng 3.2. Đối chiếu cách đọc một số từ Hán - Hàn và Hán - Việt ................. 64
Bảng 3.3. Khảo sát lỗi khi học tiếng Việt của người Hàn .............................. 68
Bảng 3.4. Bảng so sánh vị trí các thành phần trong cụm danh từ................... 71


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu................................................... 6
6. Đóng góp về tính thực tiễn của đề tài ........................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA NGƯỜI HÀ N ......................................................................................... 8
1.1. Mối quan hệ Việt Hàn và nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn ............. 8
1.1.1. Về kinh tế ................................................................................................ 8
1.1.2. Về văn hóa............................................................................................. 12
1.1.3. Nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn ................................................. 14
1.2. Thực trạng việc dạy và học của cộng đồng người Hàn ........................... 17
1.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo chính quy......................................................... 17
1.2.2. Hệ thống cơ sở đào tạo không chính quy.............................................. 21
1.2.3. Hệ thống cơ sở đào tạo khác ................................................................. 23
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÀ N ............................................................. 27
2.1. Quá trình dạy và học ................................................................................ 27
2.2. Thực trạng giảng dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Hàn ................... 29
2.2.1. Về người dạy (đội ngũ giáo viên, giảng viên, người hướng dẫn) ......... 29
2.2.2. Về người học (đối tượng học tiếng Việt) .............................................. 38
2.2.3. Về giáo trình, học liệu (công cụ dạy và học) ........................................ 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TRỞ NGẠI CỦA NGƯỜI HÀ N TRONG VIỆC
HỌC TIẾNG VIỆT ....................................................................................... 56
3.1. Lý thuyết về giao thoa ngôn ngữ .............................................................. 56
3.2. Một số trở ngại của người Hàn trong quá trình học tiếng Việt ............... 58
3.2.1. Một số trở ngại về mặt phát âm ............................................................ 58
3.2.2. Một số trở ngại về ngữ pháp ................................................................. 68


KẾT LUẬN .................................................................................................... 78

TÀ I LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tình hình quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa giữa
Việt Nam và cộng đồng quốc tế ngày càng phát triển. Cùng với đó, chính phủ
Việt Nam có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn kéo theo
một số lượng không nhỏ người nước ngoài đến Việt Nam để làm việc cũng như
học tập. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày một
tăng cao.
Một trong những quốc gia đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam trong vài
chục năm trở lại đây phải kể đến Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc dẫn đầu các
quốc gia nước ngoài về đầu tư vốn vào Việt Nam. Vìthế, do sự bùng nổ đầu tư,
xây dựng các công ty, nhà máy của Hàn Quốc vào Việt Nam đã làm cho số
lượng người Hàn đến Việt Nam càng ngày càng tăng. Để có thể thích nghi và
hòa nhập với cuộc sống và văn hóa Việt Nam, học tiếng Việt là nhu cầu quan
trọng và thiết yếu đối với họ. Hiện nay, ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận Hà Nội
có rất nhiều cơ sở giáo dục dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, bao gồm
những cơ sở giáo dục chính quy và phi chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu học
tiếng Việt ngày càng đông của một bộ phận không nhỏ người nước ngoài đến
sống và học tập tại Việt Nam, trong đó có một vài cơ sở giáo dục chuyên đào
tạo cho các học viên người Hàn.
Tuy vậy, việc dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Hàn vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một bộ phận không nhỏ người
Hàn rất muốn học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nhưng do hạn chế về thời
gian, hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ trung gian, giáo trình dạy
học...v.v, khiến cho việc học tiếng Việt của họ còn gặp nhiều trở ngại.


1


Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về dạy và
học tiếng Việt của người Hàn. Các đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích các
khía cạnh về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, những đề tài mang tính lý thuyết chứ
chưa có nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn việc dạy và học của cộng đồng người
Hàn tại Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng dạy và
học tiếng Việt của người Hàn ở phía Bắc Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có thể nói, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giảng
dạy và học tập tiếng Việt cho người nước ngoài. Các bài, các công trình nghiên
cứu, cơ bản cũng đã đề cập và tìm hiểu tương đối đầy đủ mọi khía cạnh khác
nhau trong tiến trình dạy và học tiếng Việt. Chỉ tính riêng hai Trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và ĐHQG thành phố Hồ ChíMinh, các đại học có
bề dày về lịch sử và truyền thống giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
trong vài ba chục năm trở lại đây đã tổ chức được hàng chục cuộc hội thảo khoa
học liên Khoa, hội thảo khoa học quốc tế về “Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam
học và tiếng Việt cho người nước ngoài”. Các hội thảo đã nhận được hàng nghìn
báo cáo, bài nghiên cứu và thu hút được hàng trăm các học giả, các nhà nghiên
cứu, các nhà sư phạm, các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy tiếng Việt trong và
ngoài nước tham gia.
Vị thế và vai trò quan trọng của các công trình nghiên cứu về giảng dạy
và học tập tiếng Việt cho người nước ngoài cũng ngày càng được nâng cao. Tại
Hội thảo khoa học quốc tế về Việt Nam học lần thứ II (2004, đến nay đã tổ
chức được 5 hội thảo), hướng nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt
Nam cho người nước ngoài đã trở thành một chủ đề chính thức và được Ban tổ
chức thành lập một tiểu ban riêng, một diễn đàn khoa học để các chuyên gia


2


giảng dạy tiếng Việt, các nhà nghiên cứu trao đổi, chia sẻ những thành tựu
nghiên cứu mới về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số nghiên cứu liên quan đến việc
biên soạn giáo trình tiếng Việt, các kĩ năng và phương pháp dạy, học tiếng Việt
được đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành, như tạp chí Ngôn ngữ và Đời
sống, tạp chí chuyên ngành Ngôn ngữ học, một số tạp chí thuộc Khoa học Xã
hội... Chẳng hạn, “Về việc giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Việt cho
người nước ngoài” của Mai Xuân Huy & Hứa Ngọc Tân; “Kiến thức siêu nhận
thức và chiến lược đối ứng trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Việt như một ngoại
ngữ” của Nguyễn Hoàng Chi...v.v.
Ngoài ra, cho đến nay cũng đã có nhiều luận văn, luận án của các học
viên, nghiên cứu sinh người Việt và người nước ngoài nghiên cứu về nội dung
và phương pháp dạy và học tiếng Việt bảo vệ thành công và công bố. Đối với
các học viên và nghiên cứu sinh người Hàn Quốc, cần kể đến"Nghiên cứu cách
đọc từ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Hàn" của nghiên cứu sinh Park Ji
Hoon; hay Cho Myeong Sook với đề tài “So sánh đối chiếu giữa từ Hán – Hàn
trong tiếng Hàn và từ Hán – Việt trong tiếng Việt”... Đây là những luận văn,
luận án liên quan đến vấn đề ngôn ngữ của tiếng Hàn và tiếng Việt.
Hầu hết các công trình nghiên cứu về giảng dạy và học tập tiếng Việt
cho người nước ngoài nêu trên đều quan tâm đến các vấn đề ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp và phương pháp, kĩ năng trong dạy và học tiếng Việt cho người nước
ngoài nói chung. Một số nghiên cứu có đi sâu vào tìm hiểu những nội dung cụ
thể về cách thức phát âm, thủ pháp truyền thụ ngữ pháp tiếng Việt; tìm hiểu về
động cơ, mục đích và thái độ của người học; nghiên cứu các phương pháp, kĩ
năng dạy học hiệu quả trong quá trình dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ;
so sánh, đối chiếu tiếng Việt với ngôn ngữ khác...v.v. Tuy nhiên, riêng với đối

tượng người Hàn học tiếng Việt tại Hà Nội và một số tỉnh thuộc khu vực phía
3


Bắc Việt Nam, thì có thể nói, từ trước đến nay chưa thấy một nghiên cứu nào
đề cập đến. Trong khi đó, hiện nay số lượng người Hàn đến học tập và làm việc
ở nước ta tăng nhanh, nhu cầu học tiếng Việt rất lớn và thực tế cho thấy, trong
quá trình dạy và học tiếng Việt của loại đối tượng này cũng nảy sinh nhiều vấn
đề cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm góp phần giảm thiểu những
khó khăn, từng bước cải thiện và năng cao năng lực tiếng Việt trong quá trình
dạy và học.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng dạy và học tiếng Việt cho người Hàn ở khu vực
miền Bắc Việt Nam, cũng như những khó khăn mà các giảng viên tiếng Việt
gặp phải trong quá trình giảng dạy.
- Trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình học tiếng Việt của người Hàn
(chủ yếu tại địa bàn Hà Nội) để tìm hiểu những nguyên nhân, lý do nảy sinh
những khó khăn, bất cập của loại đối tượng này trong quá trình tiếp nhận và
sản sinh tiếng Việt với cả hai tư cách: tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ nhất
(First Language) và tiếng Việt như một ngoại ngữ (As Foreign Language).
- Một số khó khăn, trở ngại cụ thể về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của
người Hàn trong quá trình học tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là cộng đồng người Hàn đang sinh sống và làm việc ở khu
vực phía Bắc Việt Nam (chủ yếu tại địa bàn Hà Nội) bao gồm:
- Nhân viên các công ty
- Sinh viên từ các trường đại học
4.2. Giới hạn đề tài
Do khó khăn về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài chỉ tập

trung nghiên cứu việc dạy và học tiếng Hàn của cộng đồng người Hàn ở Hà
4


Nội. Đặc biệt chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên đang học tiếng Việt hệ
cử nhân (dài hạn) và các hệ ngắn hạn tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
như trường ĐH KHXHNV, ĐHQGHN; Đại học Hà Nội; Đại học Sư phạm I
Hà Nội và Đại học Văn hóa, Hà Nội.

5


5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu và
kết quả điều tra, khảo sát thực tế về tình hình dạy, học tiếng Việt của đối tượng
người Hàn ở Hà Nội.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
Tài liệu được sử dụng từ nhiều nguồn:
Các bài nghiên cứu từ các kỷ yếu của các hội thảo khoa học cấp quốc
gia, quốc tế về nghiên cứu Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam trong khoảng vài chục năm trở lại đây.
- Một số bài nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn đang tải trên các
tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống; tạp chí Ngôn ngữ học
và Tạp chí của một số chuyên ngành Khoa học xã hội.

- Các giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã xuất bản ở
trong nước lẫn ở nước ngoài trong thời gian vài chục năm trở lại đây; các tài
liệu về ngôn ngữ, sách tham khảo, chuyên khảo
- Các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến nội dung của đề tài
- Tư liệu trên các trang mạng Internet
- Từ các cuộc khảo sát và phỏng vấn các sinh viên, học viên trong các lớp
tiếng Việt
6. Đóng góp về tính thực tiễn của đề tài
Qua điều tra, khảo sát, luận văn tập trung trình bày:
6


a) Tổng quan về nhu cầu học tiếng Việt của cộng đồng người Hàn tại khu vực
phía Bắc, Việt Nam (chủ yếu trên địa bàn Hà Nội) – những nguyên nhân khách
quan, chủ quan
b) Thực trạng về quá trình dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Hàn tại
các cơ sở đào tạo tiếng Việt trên địa bàn Hà Nội
c) Một số khó khăn, bất cập của đối tượng người Hàn trong tiến trình học tiếng
Việt. Trên cơ sở đó, luận văn góp phần cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả
trong việc dạy và học tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt rất lớn của
cộng đồng người Hàn đang sinh sống và làm việc tại khu vực phía Bắc Việt
Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về việc dạy và học tiếng Việt của người Hàn
Chương 2: Thực trạng về việc dạy và học tiếng Việt của người Hàn
Chương 3: Một số trở ngại của người Hàn trong quá trình học tiếng Việt

7



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIỆC
DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI HÀ N
1.1. Mối quan hệ Việt Hàn và nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn
1.1.1. Về kinh tế
Trong hơn chục năm nay, Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư
hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ có nhiều chính sách ưu đãi và môi
trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện.
Theo thống kê của Nguyễn Tấn Vinh [37], Học viện Chính trị khu vực
II, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, về thời gian, tổng vốn đăng kí và tổng vốn
thực hiện được thể hiện dưới đây (bảng 1.1):
Bảng 1.1. Thống kê tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
(giai đoạn 2012 – 2016) [37]
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm

Tổng vốn đăng ký

Tổng vốn thực hiện

2012

16,348

10,047

2013


22,352

11,500

2014

21,922

12,500

2015

22,760

14,500

2016

24,373

15,800

Tổng cộng

123,374

75,347

Trong đó, năm 2016 có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại

Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, vốn tăng
thêm và góp vốn, mua cổ phần là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào
8


Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới,
tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,58 tỷ USD, chiếm 10,62% tổng vốn
đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 [2]. Đáng chú ý, nhiều tập đoàn
công nghiệp lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Posco, Lotte, CJ, Daesang
Corp đã và đang dự định đầu tư thêm vào Việt Nam.
Hàn Quốc đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, trong
đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tiếp theo là lĩnh vực
kinh doanh bất động và lĩnh vực xây dựng. Hai hình thức đầu tư chính là 100%
vốn nước ngoài (chiếm đến 95%) và liên doanh. Từ năm 2009, FDI Hàn Quốc
vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng mạnh, từ mức 60%
giai đoạn trước lên mức trên 80%. Ngoài ra, các công ty Hàn Quốc còn đầu tư
vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp, công nghệ cao chiếm
ưu thế so với các dự án công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động trước đây.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD [10]. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam - Hàn Quốc (viết tắt là KVFTA) có hiệu lực vào cuối năm 2015
và việc Trung tâm Hỗ trợ KVFTA được thành lập vào tháng 3/2016 đã tác động
rất tích cực tới các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tới
còn tăng vì có nhiều công ty muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhiều tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc
tại Việt Nam, như Samsung hoặc LG.
Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc hiện có 6 nhà máy tại Việt Nam, trong
đó Bắc Ninh có 3 nhà máy, ở Thái Nguyên có một nhà máy và có quy mô lớn
nhất Đông Nam Á cũng như toàn thế giới. Tổng vốn đầu tư là 15 tỷ USD và đã

giải ngân được 10 tỷ USD. Hiện các nhà máy của Samsung đã thu hút 136.700
lao động. Năm 2016, Samsung đã chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu cả
9


nước, tăng nhẹ so với mức 20% của những năm trước. Tháng 2/2017, Samsung
Display - công ty con của Samsung Electronics vừa nhận giấy phép đầu tư 2,5
tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên 6,5 tỷ USD. Cùng với đó,
rất nhiều công ty vệ tinh của Hàn Quốc đã, đang đăng ký và đầu tư vào Việt
Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu về thiết bị phụ trợ của Samsung và LG.[3]
Những lý do chính khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam
phải kể đến như:
- Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, các ưu đãi có
tính cạnh tranh, dân số trẻ, dồi dào và tăng trưởng kinh tế ổn định.
- Nguồn lao động cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
và lắp ráp.
- Thị trường tiêu thụ tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng với các sản
phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận.
- Ổn định chính trị và quan hệ chính trị, văn hóa hai nước liên tục phát
triển.
- Chính sách ưu đãi tương đối cạnh tranh.
Chính vì những điều kiện vô cùng thuận lợi đó mà Việt Nam đã và đang
trở thành thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp Hàn Quốc và hiện là đối
tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ tư của Hàn Quốc vì người Việt Nam thân thiện
và có nhu cầu cao về các sản phẩm của Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Hàn Quốc
đánh giá rằng, Việt Nam cũng có các lợi thế khác về lực lượng lao động qua
đào tạo, chi phí lao động rẻ và người Việt Nam cũng rất chăm chỉ.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Cục đầu tư nước ngoài, về mục đích đầu
tư, người Hàn chọn đầu tư ra nước ngoài nói chung với các mục tiêu tiếp cận
thị trường (36% mục đích đầu tư), tiết giảm chi phí sản xuất (31%), tiếp cận

nguồn nguyên liệu; tiếp cận công nghệ nguồn; tránh rảo cản thương mại và đầu
tư kết hợp phát triển thương mại. Đó chính là những lý do tại sao Việt Nam
10


được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn lớn đối với các nhà nước ngoài, trong đó
các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Sự sôi động của làn sóng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt
Nam cũng kéo theo một loạt các dịch vụ và các hình thức kinh doanh khác để
phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng người Hàn ở đây. Từ chung cư, quán ăn,
nhà hàng, siêu thị, trường học, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp,... đều được thành lập
từ chủ người Hàn và phục vụ chủ yếu cho cộng đồng người Hàn. Ở Hà Nội, từ
dọc đường Trần Duy Hưng, rẽ vào khu phố Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị
Thập, Hoàng Ngân lâu nay được mặc định là phố Hàn, vì tại các khu vực này
có rất nhiều người Hàn sinh sống. Những năm gần đây, cộng đồng người Hàn
Quốc sinh sống và làm việc tại Hà Nội đang ngày càng trở nên đông hơn. Các
dịch vụ cho người Hàn cũng phát triển từ những nhà hàng, siêu thị, tới các tiệm
tạp hoá cũng treo biển tiếng Hàn. Ngoài các nhà hàng Hàn Quốc thì có khá
nhiều siêu thị chuyên bán đủ thứ thực phẩm được nhập từ Hàn Quốc như mỳ
tôm, cá hộp, bánh snack, có cả rượu Soju… Thậm chí ở đây có cả nhân viên
phục vụ cũng biết tiếng Hàn và các quán Karaoke cũng có phiên bản bài hát
bằng tiếng Hàn.
Toà nhà Keangnam cũng là một nơi tập trung nhiều người Hàn sinh sống
và làm việc. Doanh nghiệp thuê văn phòng ở đây hầu hết đến từ Hàn Quốc,
chính vì thế hai toà căn hộ bên cạnh chính là địa điểm họ lựa chọn để an cư tại
Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách Hàn, tại hệ thống siêu thị trong toà
nhà, nhân viên ở đây ai cũng biết tiếng Hàn, có thể giao tiếp với bất kỳ người
khách nào.
Thống kê của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc năm 2015, Việt Nam là
quốc gia đứng thứ 8 trong các quốc gia có số lượng người Hàn Quốc đến sinh

sống và làm việc với hơn 109 nghìn người [44]. Đứng đầu là Trung Quốc và
Mỹ với số lượng hơn 2 triệu người ở mỗi nước. Số người Hàn Quốc sinh sống
11


tại Hà Nội ngày càng có chiều hướng gia tăng. Họ thành lập ra các hội để dễ
quy tụ như hội người già, hội người Hàn, hội phụ nữ, hội bóng đá, hội thương
nhân...v.v.
Từ những cứ liệu và con số trên, có thể thấy, Việt Nam là thị trường rất
tiềm năng cho doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh, đầu tư và phát triển lớn
mạnh. Do những điểm tương đồng về văn hóa và giáo dục, nhiều doanh nghiệp
Hàn Quốc, cơ bản không gặp phải nhiều rào cản lớn tại Việt Nam. Trong khi
đó, quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn hơn cho cả hai
bên.
1.1.2. Về văn hóa
Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc mang đậm chất phương Đông, phần
nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nên có khá nhiều điểm tương đồng.
Một số điểm nổi bật phải kể đến như nền nông nghiệp trồng lúa (văn hóa lúa
nước), đề cao cuộc sống gia đình, hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ, phục tùng
người lãnh đạo.
Đầu tiên, Việt Nam và Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác đều có nền
nông nghiệp lúa nước. Địa hình của Hàn Quốc không thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp do có đến 70% diện tích là đá sỏi, đồng bằng ít. Tuy nhiên, bán
đảo này lại có sông suối nhiều, cung cấp nước dồi dào, khí hậu bốn mùa thuận
lợi cho việc gieo trồng. Vì thế, trước thời kì công nghiệp hóa đất nước, Hàn
Quốc cũng là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số là nông dân [30]. Tính
chất nông nghiệp của văn hóa hai nước được thể hiện rõ qua hệ thống lễ, tết.
Là cư dân nông nghiệp nên lễ, tết của nhân dân hai nước tương đối giống nhau,
chủ yếu tập trung vào mục đích cầu nông, cầu ngư, cầu bình an, may mắn; tạ
ơn tổ tiên, thần linh vào dịp đầu năm mới. Các ngày lễ, tết quan trọng của cả

hai nước phải kể đến như Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu…v.v.

12


Do có cùng cơ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước đã hình thành nếp
sống, lối sống gần gũi, mối quan hệ gia đình, họ hàng gắn bó, thân thiết của
nhân dân hai nước Hàn – Việt. Mọi người đều coi trọng gia đình, đặt gia đình
là mối quan tâm hàng đầu. Tất cả những giá trị trong gia đình được nâng lên
thành hệ giá trị đạo đức, đánh giá chuẩn mực trong văn hóa hai nước từ truyền
thống đến hiện đại. Nó thể hiện qua tôn ti, trật tự, trọng lễ nghi, trọng danh của
người dân hai nước.
Điển hình nhất đó chính là hệ thống đại từ nhân xưng để phân biệt ngôi,
thứ. Ví dụ, trong tiếng Việt có những từ phân ngôi thứ như “con, cháu, chắt,
chút, chít”. Ngôn ngữ các nước phương Tây rất phát triển và phổ biến, nhưng
không có nước nào có hệ thống từ ngữ diễn đạt ngắn gọn và chuẩn xác những
tôn ti, trật tự trong dòng tộc một cách hệ thống như vậy. Nghe người Việt nói
chuyện, có thể đoán ra vai trò, vị trívà quan hệ giữa họ, vídụ như “cô, dì, chú,
bác”... Cụ thể hơn là cách xưng hô của người Việt khi tiếp xúc khiến bất cứ
người nào cũng đều biết vị trí của mình ở đâu. Tương tự trong tiếng Hàn cũng
có những từ để phân biệt ngôi thứ như vậy. Còn trong các mối quan hệ xã hội,
chính việc coi trọng tôn ti, trật tự sẽ giúp mọi người có cách đối nhân xử thế
đúng đắn, dung hòa các mối quan hệ xã hội, giúp dễ dàng giải quyết những mâu
thuẫn phát sinh.
Về tôn giáo, Hàn Quốc cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
Nho giáo. Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo
đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề
xướng. Chính Nho giáo đã đưa ra hệ thống tôn ti, trật tự, giáo dục mọi người
tuân theo và ứng xử theo các chuẩn mực đó. Trong gia đình, chuẩn mực đạo
đức thể hiện ở vị tríngồi, các quy tắc trong ăn uống… Trong công việc, người

Hàn coi trọng vị trí và kinh nghiệm của người khác. Việc đó thì thể hiện qua
cách chào, và cách xưng hô. Khi gặp người có vị trí cao hơn và nhiều kinh
13


nghiệm hơn thì phải cúi người thấp; khi gọi thìgọi tên vị trí mà họ đảm nhiệm
cùng với tên hoặc 선배 (nghĩa là tiền bối, người đi trước).
Bên cạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp thì Việt Nam và Hàn Quốc đều
chịu những ảnh hưởng hạn chế từ Nho giáo như sự bất bình đẳng trong nhiều
mối quan hệ do quá phân biệt “cao – thấp”, “sang – hèn” bằng các ứng xử, lễ
nghi gây nên sự phân hóa sâu sắc về địa vị và các vị trí trong xã hội. Đặc biệt,
sự bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại không chỉ ở hai nước Việt
– Hàn mà còn ở cả một số nước bị ảnh hưởng từ Nho giáo. Người phụ nữ có vị
trí và giá trị thấp, luôn phải phục tùng và phụ thuộc vào bề trên, nhất là nam
giới trong gia đình.
Như vậy, có thể thấy văn hóa Việt Nam và văn hóa Hàn Quốc có nhiều
điểm tương đồng. Do đó, Việt Nam không chỉ hấp dẫn về đầu tư mà những
điểm chung về văn hóa cũng là điểm cộng để người Hàn Quốc đến Việt Nam
nhiều hơn. Người Hàn sẽ dễ dàng và nhanh chóng thích nghi hòa nhập với văn
hóa Việt Nam, hiểu về lối sống của người Việt hơn.
1.1.3. Nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn
Việt Nam thực sự là một môi trường đầu tư tiềm năng, hấp dẫn và làn
sóng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đó là
một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. Nước ta đang
từng bước khẳng định vị trícủa mình trên toàn thế giới với một nền kinh tế tăng
trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, hàng năm lượng người
nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở nước ta ngày càng tăng. Phần lớn họ
đều có nhu cầu học tiếng Việt. Những người nước ngoài đến đây, dù với mục
đích gì, nếu có khả năng sử dụng tiếng Việt thì sẽ là một ưu thế giúp họ thành
công trong cuộc sống và công việc. Họ có thể phá vỡ rào cản ngôn ngữ để giao

tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam.

14


Như đã đề cập ở các phần trên, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang
đầu tư rất mạnh vào thị trường Việt Nam. Chính vì thế, số lượng người Hàn
đến Việt Nam để sinh sống, học tập và làm việc tăng nhanh một cách mạnh mẽ,
nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nơi tập trung chủ yếu người Hàn ở
khu vực phía Bắc như Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Hưng Yên…; ở khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận: Bình Dương, Đồng Nai,… nơi có các khu công nghiệp tập
trung.
Các công ty Hàn Quốc thường được xây dựng tại các tỉnh có vị tríxung
quanh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông thường các nhân viên công
ty sẽ sống chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh – hai trung tâm đô thị
lớn của cả nước. Hàng ngày, công ty sẽ có xe đưa đón họ đến làm việc tại các
công ty. Vì vậy, ở khu vực phía Bắc, các nhân viên công ty chủ yếu học tiếng
Việt tại các cơ sở đào tạo ở Hà Nội.
Tác giả đã tiến hành khảo sát hơn 60 sinh viên Hàn đang học tiếng Việt
tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về mục đích học tiếng Việt và thu được các kết
quả như sau:

15


8%
10%


33%

49%

để làm việc

để giao tiếp với người Việt

để vào đại học

để lấy chứng chỉ

Biểu đồ 1.2. Mục đích học tiếng Việt của người Hàn
Số liệu từ biểu đồ cho thấy trên 50% số lượng người Hàn học tiếng Việt
với mục đích để giao tiếp với người Việt, để cảm nhận được sự thoải mái trong
cuộc sống hàng ngày và trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Nói một cách
khác, 50% người Hàn ở Hà Nội học tiếng Việt với mục đích giao tiếp như một
ngoại ngữ. Họ muốn học tiếng Việt để có thể giao tiếp cơ bản với người Việt.
Chính vìthế, sau khi nắm được một số hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt cơ bản,
họ chú trọng và dành nhiều thời gian cho kỹ năng nghe – nói. Đối với những
phụ nữ theo chồng sang Việt Nam để sinh sống, họ tập trung chủ yếu vào việc
học những chủ đề cần thiết, sát thực phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, gần gũi
với cuộc sống như những chủ đề: đi nhà hàng, cách mua hàng ở siêu thị, cách
đi tắc – xi, học cách chỉ đường, phương hướng…
Còn đối với nhân viên công ty, ngoài vốn từ vựng để giao tiếp thông
thường, họ chủ yếu tập trung vào học từ vựng liên quan đến công việc văn
phòng, công việc ở nhà máy, những từ chuyên môn liên quan đến máy móc,
thiết bị…v.v. Tuy nhiên, đối với nhân viên công ty thìthời gian học của họ rất
16



hạn chế, họ thường tranh thủ học tiếng Việt trước hoặc sau khi kết thúc thời
gian làm việc. Do đó, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt của họ cũng gặp phải
những khó khăn, vất vả nhất định.
Các doanh nghiệp Hàn ở Việt Nam chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp chế tạo điện tử. Ngoài các vị trí trong ban lãnh đạo công ty, quản lý
nhân sự, phần lớn người Hàn làm việc ở Việt Nam phụ trách quản lý lĩnh vực
sản xuất. Do vậy, mỗi người Hàn phải quản lý bộ phận sản xuất, chế tạo có tới
hàng trăm, thậm chíhàng nghìn công nhân Việt Nam. Mặc dù có đội ngũ phiên
dịch viên nhưng số lượng phiên dịch rất ít, không thể đáp ứng nhu cầu công
việc hàng ngày của người Hàn.
Cùng với đó, số lượng các công ty Hàn càng ngày càng tăng khiến cho
nhu cầu tìm phiên dịch viên cũng tăng nhanh không kém. Mặc dù vậy, số lượng
phiên dịch viên còn hạn chế, số lượng sinh viên ngành tiếng Hàn tốt nghiệp
không đáp ứng đủ nhu cầu của các công ty Hàn.
Vậy nên, không phải lúc nào người Hàn cũng có phiên dịch viên đi cùng.
Phiên dịch viên trong công ty không chỉ làm nhiệm vụ thông dịch mà còn phụ
trách nhiểu mảng như biên dịch giấy tờ, tài liệu, quản lý… Hơn nữa, việc thông
dịch cũng mất khá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cả
quản lý lẫn công nhân.
Chính vì thế, việc học tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu thiết thực,
giúp họ dễ dàng hơn trong vấn đề quản lý công ty, giám sát chất lượng sản xuất
của công nhân, tiết kiệm thời gian và giảm chi phíthuê nhân lực.
1.2. Thực trạng việc dạy và học của cộng đồng người Hàn
1.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo chính quy
Hàng năm, số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở nước
ta là rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Phần lớn họ đều có nhu cầu
học tiếng Việt bởi vì đó chính là chìa khóa giúp họ phá vỡ rào cản ngôn ngữ để
17



×