ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐINH THỊ YẾN
TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT
“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐINH THỊ YẾN
TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT
“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 33 01 13
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ” và toàn bộ nội dung luận văn
không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã
được công bố trong và ngoài nước. Tôi cũng xin cam đoan các tài liệu tham
khảo mà tôi sử dụng để hoàn thành luận văn đã được trích nguồn đầy đủ và
chính xác.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Người viết luận văn
Đinh Thị Yến
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ, đông viên của bạn bè và những người thân trong gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................10
1.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật ...........................................10
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết ..................................................................................10
1.1.2. Truyền thuyết nhân vật ....................................................................................12
1.2. Khái niệm “Tứ bất tử” và truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ............................13
1.2.1. Khái niệm “Tứ bất tử” ....................................................................................13
1.2.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ....................................................15
1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ .......................................................18
1.3.1. Khái niệm không gian văn hóa, không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..........18
1.3.2. Đặc trưng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ ...............................................19
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................26
Chƣơng 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ” NHÌN
TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ...........................................................................27
2.1. Nhân vật truyền thuyết .......................................................................................27
2.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa, anh hùng chiến trận .........................27
2.1.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa .................................................27
2.1.1.2. Thánh Tản Viên – người anh hùng chiến trận .............................................28
2.1.2. Thánh Gióng – người anh hùng đánh giặc .....................................................30
2.1.3. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng văn hóa ............................................32
2.1.3.1. Thánh Chử Đồng Tử - Người con chí hiếu ..................................................32
2.1.3.2. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng khai phá – anh hùng lao động .................32
2.1.3.3. Thánh Chử Đồng Tử - Chử Đạo Tổ .............................................................33
2.1.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh.....................................................................34
2.1.4.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người phụ nữ với khát vọng về tình yêu và hạnh
phúc gia đình .............................................................................................................34
2.1.4.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – biểu tượng cho sức sống giải phóng, ý thức tự do
và lòng nhân đạo của người phụ nữ .........................................................................36
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu ..........................................38
2.2.1. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Tản Viên và những motif tiêu biểu ......................38
2.2.2. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Gióng và những motif tiêu biểu ............................48
2.2.3. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Chử Đồng Tử và những motif tiêu biểu .....52
2.2.4. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những motif tiêu biểu..60
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................67
Chƣơng 3: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ”
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC .........68
3.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với tín ngưỡng dân gian .........................68
3.1.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”
...................................................................................................................................68
3.1.2. Truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu –
thờ Tứ Phủ .................................................................................................................70
3.1.3. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ Thành
Hoàng ....................................................................................................................... 71
3.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian .........................73
3.2.1. Nhân vật Thánh Tản Viên trong lễ hội dân gian .............................................73
3.2.2. Nhân vật Thánh Gióng trong lễ hội dân gian .................................................75
3.2.3. Nhân vật Thánh Chử Đồng Tử trong lễ hội dân gian .....................................78
3.2.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lễ hội dân gian ..................................80
3.3. Truyền thuyết dân gian về “Tứ bất tử” với di tích và danh lam thắng cảnh ......83
3.3.1. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Tản
Viên............................................................................................................................83
3.3.2. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh
Gióng .........................................................................................................................85
3.3.3. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Chử
Đồng Tử.....................................................................................................................87
3.3.4. . Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu
Liễu Hạnh ..................................................................................................................89
3.4. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử”
trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..............................................................90
3.4.1. Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................90
3.4.2. . Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................91
3.4.3. Những hạn chế còn tồn tại trong việc bảo tồn phát huy các di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................93
3.4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về
“Tứ bất tử”................................................................................................................94
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................96
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 107
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sản sinh ra các nền văn hóa lớn, nối tiếp
nhau phát triển, điển hình là văn hóa Đông Sơn, Đại Việt và Việt Nam. Văn
hóa Việt lan truyền từ Bắc Bộ vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Sự lan truyền
ấy không những chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt mà còn
chứng tỏ sự sáng tạo vô tận của người Việt. Nói tới văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ
là nói tới một vùng văn hoá có bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày
đặc của các di tích lịch sử - văn hoá tồn tại khắp các địa phương.
Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời
kia, đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú. Kho
tàng đó là ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai
thoại, là các lễ hội truyền thống lâu đời, đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân
gian, trò diễn và đặc biệt là truyền thuyết. Có thể nói, truyền thuyết dân gian
Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm
chồi, nảy lộc.
Bởi vậy, trong ngành Việt Nam học, nghiên cứu thể loại truyền thuyết
dân gian dưới góc nhìn văn hóa vẫn đang là hướng tiếp cận cần thiết, thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Trên đất nước Việt Nam, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong những
viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS. Trần Quốc
Vượng đã nhận xét: Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một
loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm [82]. Bắc Bộ có một kho tàng đồ sộ
truyện cổ dân gian với những hình ảnh ông bụt, cô Tấm, Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh,... đã đi vào tâm khảm người Việt
hàng thế kỷ qua.
1
Đặc biệt, Bắc Bộ có những truyền thuyết đặc sắc không vùng miền nào
có được. Trong tín ngưỡng, tâm linh của người Việt, các nhân vật “Tứ bất tử”
chính là biểu tượng cho sự sùng kính các vị thần linh. Truyền thuyết về các
nhân vật “Tứ bất tử” thể hiện sự tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh không
bao giờ chết” trong tâm thức dân gian. Việc phụng thờ các nhân vật “Tứ bất
tử” là một tín ngưỡng Việt Nam thuần túy, kết tinh từ những truyền thuyết
đẹp và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tín ngưỡng tôn giáo và
tinh thần của người Việt. Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Tình khi
nói về “Tứ bất tử”, gồm 4 vị Thánh: “Thánh Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh),
Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa
Liễu)” [72]. Trong những truyền thuyết liên quan tới tín ngưỡng thờ phụng đã
đi vào tâm khảm của người Việt Nam, thì “Tứ bất tử” được coi là một tín
ngưỡng đặc biệt. Hơn nữa, truyền thuyết này có nhiều điều liên quan tới địa
danh và con người Hà Nội.
Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng
đồng trong sự nghiệp đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, cho khát vọng xây
dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày nay, tín
ngưỡng thờ “Tứ bất tử” vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng tích cực đến đời
sống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc Việt Nam.
Đối với học viên Cao học ngành Việt Nam học, chúng tôi chọn hướng
tiếp cận các nhân vật “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học - văn hóa, đồng thời
khảo sát về các nhân vật “Tứ bất tử” trong cái nhìn rộng lớn, bao quát thông
qua các truyện kể, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, di tích văn hóa trong vùng văn
hóa châu thổ Bắc Bộ. Bằng phương pháp nghiên cứu, tiếp cận theo hướng
chuyên ngành và liên ngành, đề tài luận văn mà chúng tôi lựa chọn “Truyền
thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong không gian văn hóa châu thổ Bắc
Bộ” là điều có ý nghĩa khoa học và thời sự thiết thực.
2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyền thuyết về “Tứ bất tử” và mối quan hệ với các thành tố văn hóa
khác vốn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Các tư liệu nghiên cứu
về “Tứ bất tử” rất phong phú, có nhiều hướng nghiên cứu với những cách lý
giải, nhìn nhận khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu với những cách nhìn riêng,
thường chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó về các nhân vật “Tứ bất tử”.
Các tác giả Nguyễn Văn Huyên, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc
Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Tình, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, … là những
nhà nghiên cứu tiêu biểu về văn học, văn hóa nói chung và “Tứ bất tử” nói
riêng.
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên có lẽ là người mở đầu cho việc nghiên cứu
về “Tứ bất tử”, trong “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam”. Ông nêu rõ ý
nghĩa, đặc điểm, nhân vật phụng thờ và mô tả diễn biến của lễ hội qua các
nghi lễ, trò diễn đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của các vị thần “Tứ bất
tử” trong đời sống của người Việt.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình “Người anh hùng làng
Gióng” [15], tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về nhân vật Thánh
Gióng. Tác giả đưa ra những tư liệu văn bản truyện kể về Hội Gióng dưới góc
độ văn học, lễ hội dân gian. Bên cạnh đó, tác giả Cao Huy Đỉnh còn có nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật Thánh Gióng như các công trình
về hình tượng người khổng lồ thời kỳ dựng nước và giữ nước, về truyền
thống anh hùng trong văn học dân gian Việt Nam. Ở công trình nghiên cứu
trên, tác giả đã đưa ra những bản truyện kể sát thực với Hội Gióng, tiếp cận
nhân vật Thánh Gióng dưới góc độ văn học, lễ hội dân gian. Qua công trình
nghiên cứu, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện về
người anh hùng dân tộc – Thánh Gióng.
3
Năm 1990, Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh đã xuất bản cuốn “Tứ
bất tử” [34], công trình nghiên cứu về bốn vị thánh dưới góc độ tín ngưỡng
dân gian. Hai tác giả đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng “Tứ bất
tử” và Tứ phủ. Tác giả đưa ra và phân tích những truyền thuyết, sự tích cùng
những sinh hoạt văn hóa liên quan đến bốn vị thánh với những dị bản, thần
tích. Đây là tài liệu rất có giá trị, là nền tảng giúp tác giả triển khai đề tài
nghiên cứu của mình.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về các nhân vật “Tứ bất tử”
đặc biệt là nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hai công trình nghiên cứu: “Vân
Cát thần nữ” (1990) [35] và “Công chúa Liễu Hạnh” (1991) [32] tác giả đã đi
sâu phân tích những tư liệu, truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ đó đưa ra
những nhận xét và đánh giá về vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời
sống dân gian.
Trong công trình nghiên cứu “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả
Trần Ngọc Thêm đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng nói chung và
tín ngưỡng của Việt Nam nói riêng. Tác giả chỉ rõ tục thờ “Tứ bất tử” là một
tín ngưỡng đặc biệt và “là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc
ta” [63, tr.287].
Để làm rõ những lớp nghĩa văn hóa của truyện kể và giải mã những vấn
đề xung quanh các nhân vật Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Sơn Tinh phải nói
đến công trình “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” năm 1999
[4] của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tác giả đã dành nhiều chương để
khảo sát, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử - văn hóa thời Hùng Vương.
Nghiên cứu về hiện tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngoài các công trình
nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong “Tứ bất tử” ra còn có những công
trình nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trong
4
văn học dân gian, Đạo Mẫu như: Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc và Phạm
Hồng Hà với cuốn “Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam” (Nxb Thanh Niên,
2002); Ngô Đức Thịnh với cuốn Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb Thế giới, 2012),…
Để hiểu rõ hơn về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” không thể
không nhắc đến lễ hội về các nhân vật “Tứ bất tử”, trong đó phải kể đến hai
đại công trình nghiên cứu đó là: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ hội
Việt Nam.
Công trình “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” năm 2000 của nhiều
tác giả, nghiên cứu về lễ hội truyền thống Việt Nam, có rất nhiều bài viết về
lễ hội xung quanh các nhân vật “Tứ bất tử”. Các bài “Hội đền Chử Đồng Tử”
của Nguyễn Minh San – Nguyễn Chí Bền; “Hội xã Tự Nhiên” của Nguyễn
Nhị Hà, “Hội đền Hóa Dạ Trạch” của tác giả Nguyễn Chí Bền – Nguyễn
Minh San đã khảo sát đặc điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội về Chử Đồng
Tử. Để khảo sát về đặc điểm, miêu tả về trò diễn, nghi lễ thờ Đức Thánh Tản
có các bài: “Hội Dô” của Kiều Thu Hoạch, “Hội làng Khê Thượng” của Lê
Hồng Lý, “Lễ hội đền Măng Sơn” của Hưng Minh, “Hội Đền Và” của Nguyễn
Văn Huyên. Miêu tả một cách sinh động về hội Gióng có bài “Hội Phù Đổng”
của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài “Hội Phủ
Giầy” đã khảo sát các thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, những nét tiêu biểu
của hội Phủ Giầy ở Nam Định.
Công trình “Lễ hội Việt Nam” năm 2000 của hai nhà nghiên cứu Lê
Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên đã tổng hợp hơn 300 lễ hội cổ truyền
Việt Nam, trong đó, có nhiều bài viết về lễ hội xung quanh các nhân vật “Tứ
bất tử” như: Hội về Thánh Gióng (với các lễ hội: Hội Thánh Gióng Phù
Đổng, Hội Phù Gióng Chi Nam, Hội Gióng Sóc Sơn, Hội Gióng Đền Sóc
Xuân Đỉnh), Hội về Thánh Tản Viên (với các lễ hội: Hội Tản Viên Sơn Thánh,
Hội làng Khê Thượng, Hội đền Và, Hội Dô, Hội đền Măng Sơn), Hội về
5
Thánh Chử Đồng Tử (lễ hội: Chử Đồng Tử ở Đa Hòa, ở đền Hóa Dạ Trạch),
Hội về Thánh Mẫu Liễu Hạnh (lễ hội: Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ). Trong công
trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ở từng lễ hội nhân vật phụng thờ, thời
gian, địa điểm, nghi thức thờ cúng, trò diễn và đặc trưng của lễ hội thờ “Tứ
bất tử”.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn còn có những bài báo khoa
học khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến các nhân vật
“Tứ bất tử” tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Đặng Văn
Lung với bài viết “Luận về nghĩa và lý của Tứ bất tử” được in trên tạp chí
Văn học dân gian số 9 – 1999 [40]; Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Mấy
ghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” được in
trên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 1997 [69]; bài viết “Nguồn gốc và ý
nghĩa của chiếc khố trong truyện Nhất Dạ Trạch và trong văn hóa Việt Nam”
của GS. Nguyễn Xuân Kính được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –
2000 [36]; bài viết “Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là thần thoại hay truyền
thuyết” của tác giả Nguyễn Định được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –
2002 [17]; hai bài viết: “Đạo giáo dân gian Việt Nam qua biểu tượng Chử
Đồng Tử” [54] được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 3 – 2003 và “Sự vận động
của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua phân tích hệ thống truyền thuyết” [55] được in
trên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 2004 của tác giả Đỗ Lan Phương.
Ngoài ra còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về một nhân
vật trong “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học, văn hóa như: Luận án “Việc phụng
thờ Sơn Tinh ở Hà Tây - bản chất và nguồn gốc” của tác giả Lê Thị Hiền năm
2006 đã nghiên cứu tổng thể hiện tượng văn hóa tín ngưỡng phụng thờ Sơn
Tinh trong mối quan hệ giữa truyện kể, thần tích, di tích và lễ hội. Tìm ra bản
chất và nguồn gốc của việc thờ Tản Viên Sơn Thánh. Luận văn: “Nhân vật
Thánh Mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam” của
6
tác giả Hoàng Tuyết Nhung năm 2009, tác giả đã tiến hành khảo sát ba Thánh
Mẫu đại diện cho ba vùng, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh đại diện cho vùng
đồng bằng Bắc Bộ, soi sáng nhân vật từ góc độ văn học và văn hóa. Ở góc độ
văn học, tác giả đã làm rõ ý nghĩa của kiểu truyện Thánh Mẫu và các motif
xây dựng nên kiểu truyện này. Ở góc độ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đề
xung quanh các nhân vật, làm rõ ý nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình
tượng Thánh Mẫu.
Công trình nghiên cứu rất gần với mảng nghiên cứu của đề tài đó là
chuyên khảo: “Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân vật “Tứ bất
tử” trong truyện kể dân gian Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt
xuất bản năm 2010. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm sáng tỏ ý
nghĩa của các type truyện về các nhân vật “Tứ bất tử” và tìm hiểu các lớp văn
hóa của type truyện cũng như những motif chính xây dựng nên type truyện.
Việc khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” theo cách phân tích type truyện và
motif giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về các
nhân vật “Tứ bất tử” – những biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy nghiên cứu về “Tứ
bất tử” ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều tác giả bàn đến ở những nội dung,
khía cạnh khác nhau. Đây chính là nguồn tư liệu quý giá để tác giả kế thừa
trong quá trình triển khai đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” trong không gian văn
hoá châu thổ Bắc Bộ, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu từng nhân vật dưới góc độ
văn học và văn hóa. Ở góc độ văn học, tác giả làm rõ những giá trị cơ bản của
truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưng nghệ thuật. Ở góc
độ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đề xung quanh nhân vật và làm rõ ý
7
nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”
trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về truyền thuyết, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”, không
gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
Xác định nội dung truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”, từ đó làm
rõ những đặc điểm tư tưởng, ý nghĩa hình tượng, motif xây dựng nhân vật
trong truyền thuyết dân gian.
Khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệ với các thành tố
văn hóa khác trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” bao gồm 4 vị Thánh: Tản
Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh thể hiện trong
không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các truyền thuyết dân gian Việt Nam về các nhân vật “Tứ bất tử” như:
Tổng tập kho tàng dân gian người Việt, Lĩnh Nam chích quái, Tuyển tập văn
học dân gian tập 1, Truyền thuyết Sơn Tinh, Truyền thuyết Hùng Vương.
Các tài liệu về lễ hội gồm: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Lễ hội
Việt Nam.
Tín ngưỡng dân gian xung quanh việc thờ “Tứ bất tử” cũng như lễ hội về
các nhân vật “Tứ bất tử” và di tích kiến trúc nghệ thuật (đền, phủ) – nơi thực
hành tín ngưỡng, lễ hội. Mối liên hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội
dân gian xung quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”.
8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn của tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: Phương
pháp so sánh loại hình - so sánh phân tích, phương pháp thống kê, phân loại,
phương pháp tổng hợp liên ngành, phương pháp điền dã.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt tư liệu: tập hợp một nguồn tư liệu tương đối về các nhân vật “Tứ
bất tử”.
Về mặt nội dung nghiên cứu: kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ
đưa ra những đặc điểm của các nhân vật “Tứ bất tử”, xác định những giá trị tư
tưởng - thẩm mĩ, đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết về các nhân vật “Tứ
bất tử”. Nội dung luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của các biểu
tượng “Tứ bất tử” trong văn hóa Việt nói chung và không gian văn hóa châu
thổ Bắc Bộ nói riêng. Khảo sát truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác trong không gian văn hóa
châu thổ Bắc Bộ để thấy được những tác động tích cực và ảnh hưởng sâu rộng
của “Tứ bất tử” trong đời sống dân gian.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưng
thể loại
Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệ
với các thành tố văn hóa khác
9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, tự hào về những chiến công vĩ
đại cả về làm ăn lẫn chiến đấu của con người trong thời đại mà những yếu tố
xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch
sử nhân loại. Đó là thời kỳ con người bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Ở
Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kỳ tiền sử, sự khởi đầu
của thời kỳ sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc
thời kỳ kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn.
Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể
loại văn học dân gian độc lập như: Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh,...
Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan
niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian.
Năm 1971, trong cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam có tới ba bài viết khẳng định truyền thuyết là
một thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: “Truyền
thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân
gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử
hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp
nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử
dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại” [23, tr.175].
Vào đầu những năm 80, mục truyền thuyết do Chu Xuân Diên thực hiện
đã có mặt trong Từ điển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một trong
những thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dân
gian khác như thần thoại và truyện cổ tích.
10
Các cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 2 của tác giả Hoàng
Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Lê Chí Quế chủ biên, Văn
học dân gian (dành cho tại chức và từ xa) của tác giả Phạm Thu Yến (chủ
biên),… đều dành một chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cách
là một thể loại độc lập. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, GS.TS Lê
Chí Quế đã định nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là một thể
loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay
di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ” [56, tr.3].
“Trên thế giới, khoa học về truyền thuyết dân gian được gọi tắt là
truyền thuyết học, là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Đức: Volksagenkunde.
Volk có nghĩa là dân gian, sage có nghĩa là truyền thuyết, kunde có nghĩa là
môn khoa học” [22, tr.21]. Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend"
của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp. Trước khi truyền thuyết được
sưu tầm và ghi lại bằng văn tự, nó là một thể loại của văn học truyền miệng.
“Truyền thuyết tuy là từ gốc Hán, nhưng không phải là thuật ngữ có từ xa xưa
ở Trung Quốc, theo giới folklore Trung Quốc cho biết, thì đây cũng chỉ là một
danh từ được chuyển từ thuật ngữ sage” [22, tr.21].
Truyền thuyết đã thể hiện rất rõ quan điểm của nhân dân trong việc đánh
giá lịch sử và luôn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân đối với lịch sử. Do
thường xuyên phải đối mặt với những cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước,
với những biến động lớn nên trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, truyền
thuyết đóng vai trò là một thể loại quan trọng phát triển mạnh mẽ, liên tục.
Có nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ thuộc vào những tiêu chí khác
nhau, nhưng cách phân loại căn cứ vào nội dung của thời kỳ lịch sử được
truyền thuyết phản ánh là hợp lý hơn cả vì tránh được sự trùng lặp và thích
hợp với đặc trưng phản ánh lịch sử của truyền thuyết.
11
Theo cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt [21, tr.35] của Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam hệ thống thể loại trong kho tàng truyền thuyết
người Việt gồm 3 loại lớn như sau:
- Truyền thuyết nhân vật
- Truyền thuyết địa danh
- Truyền thuyết phong vật
1.1.2. Truyền thuyết nhân vật
Truyền thuyết nhân vật kể về những nhân vật lịch sử, những người có
công trạng, ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân.
Truyền thuyết nhân vật sẽ bao gồm các tiểu loại sau:
- Truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược như các nhân vật:
Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Thánh Gióng, Quang Trung, Hoàng
Hoa Thám,…
- Truyền thuyết về người anh hùng văn hóa, đó là các danh nhân lịch sử,
tổ tiên, dòng họ, các bách nghệ tổ sư, các nhân vật như: Lạc Long Quân, Âu
Cơ, các vua Hùng, Lư Cao Sơn tổ nghề rèn, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chử
Đồng Tử,…
- Truyền thuyết về người anh hùng nông dân là các nhân vật phất cờ khởi
nghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến cùng bọn quan lại
tham tàn, gian ác, đó là các nhân vật như: Quận He, Ba Vành, Bà Ba Cai
Vàng, chàng Lía,…
Nhân vật trong truyền thuyết được xây dựng theo kiểu có ngoại hình sơ
lược, chỉ chú ý tới một vài đặc điểm có tính chất phóng đại, thần kì như: sự
thụ thai lạ lùng của Thánh Gióng, làn da đen sạm của Mai Hắc Đế, đôi vú vĩ
đại của Triệu Thị Trịnh,… Tính cách nhân vật chỉ bộc lộ chủ yếu qua hành
động. Truyền thuyết thường khắc họa nhân vật bằng cách nhấn mạnh một
hành vi hay một câu nói bất hủ nào đó của nhân vật. Trong loại truyền thuyết
12
nhân vật, tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược là biến thể nổi bật
nhất, chiếm số lượng lớn nhất trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam.
1.2. Khái niệm “Tứ bất tử” và truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
1.2.1. Khái niệm “Tứ bất tử”
Trong tư duy của người Việt Nam, “tứ” - con số bốn là một hằng số
mang tính ước lệ, khái quát về một phạm trù nào đó, có ý nghĩa lớn. Con số
bốn trong dân gian từ xưa đã có nhiều ý nghĩa mang tính triết lí như: bốn
phương tám hướng, tứ hải giai huynh đệ, tứ trụ triều đình, tứ tuyệt, tứ trấn, An
Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý,... Có thể thấy rằng, có rất
nhiều giá trị vật chất, tinh thần được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Việc chọn lấy bốn
trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo
nhất và có tính thời đại.
Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ “Tứ bất tử” mà chúng tôi được biết là bản Dư
địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập, in năm Mậu Thìn (1868) niên hiệu Tự Đức.
“... Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù
Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng Tử nhà họ Chử gậy
nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu
thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy” [10].
Đó là thông tin về “Tứ bất tử” được chép trong thư tịch Hán Nôm, hiện
đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại
về “Tứ bất tử” phong phú hơn.
Hà Kỉnh trong cuốn Truyền thuyết Sơn Tinh viết: Ở Việt Nam ta có bốn
vị thần bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh,
Tản Viên Sơn Thần [37].
Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, trong chuyên khảo Tứ bất tử chỉ
trình bày về bốn vị thánh bất tử gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, Đức
Thánh Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh [34].
13
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng khẳng định: “Những sự tích,
huyền thoại về các vị thần linh mà tập trung nhất trong bốn vị thần bất tử:
Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh đã thâu tóm lịch sử cụ thể
và hiện thực thành một lịch sử tinh thần, một thứ lịch sử mang đầy tính thi
hướng và thẩm mĩ, vang lên như một sử thi được truyền tụng và vang vọng tới
mai sau” [70, tr.638].
Theo khảo sát (xem phụ lục bảng 1, tr.107), các vị Tản Viên Sơn Thánh,
Chử Đạo Tổ và Thánh Gióng luôn luôn cố định và nhất quán trong các tài
liệu, các thời đại. Một số tài liệu thay vào chỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh là
Từ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không vì cũng như Thánh Mẫu Liễu Hạnh,
Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không liên quan đến việc “hóa sinh” đầu thai.
Trong rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử, “Tứ bất tử” là
bốn vị thần đứng đầu trong 27 vị thần trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Mặc
dù có nhiều tranh cãi về việc có tới lục bất tử (ngoài Thánh Tản Viên, Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có thêm Nguyễn Minh
Không, Từ Đạo Hạnh). Khi Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặc
Nguyễn Minh Không được xếp vào hàng “Tứ bất tử”. Đa số những nhà
nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm của dân gian với 4 vị thần tối cao bất tử
trong đó có Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Hiện nay, thuật ngữ “Tứ bất tử” được dân gian quan niệm là tên gọi
chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là: Thánh Tản
Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mỗi vị
tượng trưng cho một lĩnh vực đời sống của nhân dân nên được coi là “bất tử”.
Có nhiều tài liệu cho rằng: Thánh Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh) tượng
trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Thánh Gióng
(Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức
mạnh tuổi trẻ. Thánh Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) tượng trưng cho tình yêu,
14
hôn nhân và sự sung túc giàu có. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa Liễu)
tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ,…
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân vật “Tứ bất
tử” gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu
Liễu Hạnh. Bốn vị này có ảnh sâu sắc đến tín ngưỡng văn hóa tâm linh là biểu
tượng của văn hóa Việt và tâm hồn dân tộc Việt.
1.2.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
Truyền thuyết về “Tứ bất tử” là những truyền thuyết dân gian thường
được truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian kể lại thần tích, giải
thích nguồn gốc các nhân vật “Tứ bất tử”. Với biện pháp nghệ thuật phổ biến
là khoa trương phóng đại, đồng thời cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần
kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” là truyền thuyết về bốn nhân
vật: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh. Trong đó, các tác giả dân gian đã dựa vào những cốt truyện lịch sử xây
dựng lên người anh hùng trong tâm thức người Việt. Truyền thuyết kể lại
nguồn gốc, hành trạng, chiến công của bốn vị thánh trường tồn trong tín
ngưỡng văn hóa của người Việt. Bên cạnh đó, truyền thuyết về các nhân vật
“Tứ bất tử” còn là nơi để các tác giả dân gian giải thích về truyền thống, về
các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
Truyền thuyết về nhân vật Thánh Tản Viên
Tác giả sử dụng 16 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh Tản
Viên - Vị thần núi Tản Viên, vị thần có phép thuật giúp dân, con rể của vua
Hùng có công dẹp giặc và trị thủy (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các
truyền thuyết về nhân vật Thánh Tản Viên chủ yếu do người Kinh và người
15
Mường sáng tạo nên, lưu truyền ở miền Bắc (Chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây cũ).
Nhân vật Thánh Tản Viên hay còn gọi là Tản Viên Sơn Thánh, Sơn Tinh
hay Nguyễn Tuấn.
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, Thánh Tản Viên là vị thánh
được nhắc tới đầu tiên, liên quan tới truyền thuyết về việc bảo tồn, giữ gìn đất
nước trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm của dân tộc.
Cuộc chiến đấu chống Thủy Tinh của Sơn Tinh và muôn loài phản ánh lịch sử
tự nhiên của một đất nước lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, quanh năm
chống chọi với thiên tai. Cũng theo truyền thuyết vùng đồng bằng Bắc Bộ,
khi cuộc sống thanh bình, Tản Viên cùng công chúa Mỵ Nương chu du khắp
nơi, dạy dân làm ăn sinh sống như: khai phá ruộng vườn, trồng lúa và hoa
mầu, săn bắt thú rừng, bắt cá dưới sông suối, dệt vải lụa, mở hội mùa để vui
chơi, nhảy múa, … Chính vì thế, dân gian còn tôn vinh Tản Viên và Mỵ
Nương là Thánh sư, là Bách nghệ tổ sư của Việt Nam. Thờ Thánh Tản là tôn
thờ, tin cậy vào sức mạnh thiêng liêng, vào đức nhân nghĩa, tin vào nỗ lực
sinh tồn của con người.
Truyền thuyết về nhân vật Thánh Gióng
Tác giả sử dụng 10 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh
Gióng (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vật Thánh
Gióng chủ yếu do người Kinh sáng tạo nên và được lưu truyền ở miền Bắc
(Chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây cũ).
Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn bó và lưu truyền với mọi thế hệ
người Việt. Thông qua câu chuyện về một đứa trẻ kì lạ, sinh ra trong một gia
đình nông dân, lên 3 tuổi vẫn không biết nói, cười nhưng khi có giặc tràn tới,
trước nguy cơ diệt vong của dân tộc, đứa trẻ 3 tuổi bỗng cất tiếng đòi đi đánh
giặc. Đứa trẻ đó vươn mình biến thành một tráng sĩ đầy sức mạnh, cầm roi
16
sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt hí ra lửa, dũng mãnh xông trận. Roi sắt gãy
thì nhổ tre ngà làm vũ khí diệt giặc. Khi thắng trận, Thánh Gióng cởi bỏ áo
giáp sắt bay về trời.
Truyền thuyết về nhân vật Chử Đồng Tử
Tác giả sử dụng 3 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh Chử
Đồng Tử (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vật
Chử Đồng Tử chủ yếu do người Kinh sáng tạo nên và được lưu truyền ở miền
Bắc (Chủ yếu ở 3 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội).
Chử Đồng Tử sinh ra ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Chử Đồng Tử sống bằng nghề đánh cá, nghèo đến nỗi không có một mảnh
khố che thân. Một hôm, tình cờ thấy thuyền của công chúa Tiên Dung - con
Vua Hùng đi qua, chàng buộc phải giấu mình trong cát. Không ngờ, công
chúa lại sai người quây màn tắm ngay chỗ trú thân của chàng. Nhờ duyên trời
định, Tiên Dung quyết định cưới chàng trai nghèo khó, hiếu thảo. Vua Hùng
không ưng thuận, định bắt hai người về cung để trị tội. Chử Đồng Tử và Tiên
Dung phải ở lại trong dân, làm mọi nghề để sinh sống, dạy dân buôn bán, chài
lưới, nuôi tằm dệt vải, rồi đi buôn, gặp kỳ nhân trên Biển Đông truyền dạy tu
hành Phật pháp. Hai người đắc đạo thành tiên và bay về trời. Tương truyền, vị
thánh họ Chử thần thông quảng đại, luôn hiện thân ở chốn trần gian cứu nhân độ
thế.
Chử Đồng Tử với tấm lòng hiếu thảo đã được truyền đạo tiên và được
tôn làm Tổ của Đạo Thần Tiên Bất Tử, được gọi tắt là Chử Đạo Tổ. Sau khi
đã về trời, tương truyền Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh cứu giúp đất
nước chống giặc ngoại xâm.
Truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Tác giả sử dụng 3 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh Mẫu
Liễu Hạnh (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vật
17
Thánh Mẫu Liễu Hạnh chủ yếu do người Kinh và người Mường sáng tạo nên
và được lưu truyền ở miền Bắc (Chủ yếu ở 4 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa,
Lạng Sơn, Hà Nội).
Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn được nhân dân gọi với các tên gọi khác là:
Công chúa Liễu Hạnh, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẫu Liễu, công chúa Quỳnh
Hoa, nàng Giáng Tiên, công chúa Vân Cát.
Truyền thuyết kể rằng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là con gái của Ngọc
Hoàng Thượng Đế, vì làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần, đầu thai làm
con gái họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định. Liễu Hạnh là người công dung
ngôn hạnh, được hiển thánh trở thành một vị thần linh thiêng, chuyên phù trợ
người lành, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, đồng thời thẳng tay trừng trị kẻ ác.
Những truyền thuyết về các vị thần linh mà tập trung nhất là bốn vị thần
bất tử kể trên, đã thâu tóm lịch sử cụ thể và hiện thực thành một thứ lịch sử
mang đầy tính thi hứng và thẩm mỹ, vang lên như một bản trường ca được
truyền tụng và vang vọng mãi muôn đời. Truyền thuyết về bốn vị thánh bất tử
là sản phẩm sáng tạo tinh thần của toàn dân, không do một ai sáng tác. Bốn vị
thánh bất tử, độ trì bốn lĩnh vực cốt yếu trong đời sống người dân Việt đã,
đang và mãi được tôn thờ. Đó là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của người
Việt, đặc biệt là người dân vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ
1.3.1. Khái niệm không gian văn hóa, không gian văn hóa châu thổ
Bắc Bộ
Khái niệm không gian văn hoá:
Không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích
luỹ của bề dày thời gian lịch sử. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn khái
niệm không gian lãnh thổ. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối,
không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của
hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh.
18