Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vai trò của shibusawa eiichi (1840 1931) trong nền kinh tế nhật bản cận đại (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢO

VAI TRÒ CỦA SHIBUSAWA EIICHI (1840 – 1931)
TRONG NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN CẬN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢO

VAI TRÒ CỦA SHIBUSAWA EIICHI (1840 – 1931)
TRONG NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN CẬN ĐẠI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 08

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn th ạc sĩ tố t nghi ệp chuyên ngành
Châu Á học với đề tài “ Vai trò của Shibusawa Eiichi (1840 – 1931) trong
nền kinh tế Nhật Bản cận đại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi , được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Thu Giang.
Mọi trích dẫn trong Lu ận văn này đề u đươ ̣c ghi nguồ n đầ y đ ủ, cụ thể.
Luận văn này không trùng lặp với bấ t cứ nội dung luận văn nào đã công bố .

Tác giả

Nguyễn Thị Hảo


LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên , em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắ c đế n giáo
viên hướng dẫn TS . Phạm Thị Thu Giang đã tận tình hư ớng dẫn , chỉ bảo,
khích lệ, động viên em trong suố t quá trình thực hi ện luận văn t hạc sĩ với
đề tài “Vai trò của Shibusawa Eiichi (1840 - 1931) trong nền kinh tế Nhật
Bản cận đại”.
Nhân đây , em cũng xin bày tỏ lòng b iế t ơn sâu sắ c đế n các thầ y cô
giáo Bộ môn Nhật Bản ho ̣c, Khoa Đông phư ơng ho ̣c, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà N ội đã chỉ da ̣y , quan tâm
giúp đỡ em trong suố t quá trình ho ̣c t ập, nghiên cứu và tạo điều kiện để em
đư ơ ̣c có cơ hội đươ ̣c ho ̣c tập và giao lưu ta ̣i Nhật Bản.
Em cũng xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn chân thành đế n các thầ y cô giáo ta ̣i
trường Đại học Tokyo (Nhật Bản ), đặc biệt là PGS. TS Shimizu Takashi
cùng với các thầy cô giáo trong chương trình Zensho, Đại học Tokyo đã chỉ
dạy, quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suố t thời gian em lưu
học tại trường.
Ngoài ra, để có thể thực hiện đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ từ GS. Shimada Masakazu – Giáo sư Đại học Bunkyo Gakuin, cũng chính là
tác giả của nhiều cuốn sách cũng như công trình nghiên cứu về Shibusawa Eiichi
(1840 – 1931). Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy.
Cuố i cùng, em xin gửi lời cảm ơn đế n gia đình , bạn bè đã luôn bên
cạnh, ủng hộ và động viên em trong suố t quá trình ho ̣c tập.
Do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình thực hi ện nghiên cứu ,
chắ c chắ n lu ận văn này sẽ không tránh khỏi những thiế u sót . Em rấ t mong
nhận đươ ̣c những ý kiế n đóng góp của các thầ y cô , các anh chị và các ba ̣n
để luận văn đươ ̣c hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018
Nguyễn Thị Hảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ........................................................... 6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 9
7. Bố cục của luận văn ............................................................................... 9
NỘI DUNG................................................................................................. 12
Chƣơng 1. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI
NHẬT BẢN CUỐI THỜI EDO ĐẦU THỜI MEIJI ............................. 12
1.1. Bối cảnh chính trị.............................................................................. 12
1.1.1. Sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa............................. 12
1.1.2. Sự hình thành chính phủ mới ..................................................... 15
1.2. Bối cảnh kinh tế ................................................................................ 16
1.2.1. Sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương ..................... 16

1.2.2. Sự trưởng thành của tầng lớp nông dân, thương nhân và thị dân..... 18
1.3. Bối cảnh văn hóa – xã hội................................................................. 20
1.3.1. Sự phát triển của tư tưởng, văn hóa truyền thống và giáo dục cuối
thời Edo ............................................................................................................ 20
1.3.2. Làn sóng khai hóa văn minh đầu thời kỳ Meiji ......................... 22
TIỂU KẾT.................................................................................................. 25
Chƣơng 2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CÁCH
TÂN KINH TẾ CỦA SHIBUSAWA EIICHI ......................................... 26
2.1. Cuộc đời của Shibusawa Eiichi ........................................................ 26
1


2.1.1. Thời niên thiếu (1840 - 1854) .................................................... 26
2.1.2. Thời kỳ làm việc cho Mạc phủ Tokugawa (1864 - 1866) .......... 31
2.1.3. Thời kỳ thị sát châu Âu (1867 - 1868) ...................................... 32
2.1.4. Thời kỳ đóng góp vào việc hoạch định và xây dựng nền tảng
kinh tế Nhật Bản đương thời (1869 – 1931) ........................................ 40
2.2. Tư tưởng cách tân kinh tế của Shibusawa Eiichi ............................. 41
2.2.1. Tư tưởng coi trọng Luận ngữ trong kinh doanh......................... 41
2.2.2. Tư tưởng “Sỹ hồn thương tài”.................................................... 43
2.2.3. Tư tưởng hài hòa giữa lợi ích và đạo đức .................................. 44
TIỂU KẾT.................................................................................................. 49
Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA SHIBUSAWA EIICHI TRONG VIỆC
HOẠCH ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG NỀN TẢNG KINH TẾ NHẬT BẢN
CẬN ĐẠI .................................................................................................... 51
3.1. Thành lập hệ thống các công ty theo mô hình cổ phần .................... 51
3.1.1. Đề xuất mô hình và trực tiếp xây dựng công ty cổ phần ........... 51
3.1.2. Tạo ra sự liên kết giữa các công ty theo những phương châm
hoạt động riêng biệt .............................................................................. 58
3.2. Vai trò trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng – tiền tệ ............... 61

3.2.1. Đóng góp trong việc xây dựng Điều lệ ngân hàng quốc lập ..... 61
3.2.2. Thành lập và liên kết hệ thống ngân hàng ................................. 64
3.2.3. Đóng góp trong việc thiết lập chế độ lưu thông tiền tệ .............. 72
TIỂU KẾT.................................................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 79
PHỤ LỤC ................................................................................................... 82

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng công ty mà một số nhà kinh doanh đã
tham gia góp vốn, sáng lập vào năm 1898 .................................................. 59

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.: Một số hệ thống ngân hàng tiêu biểu do Shibusawa Eiichi sáng
lập, đồng sáng lập, cố vấn thành lập ........................................................... 71

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chiế n thuyề n của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản năm
1853 (sự kiê ̣n con tàu đen
) 13
Hình 2.1. Bản đồ làng Chiaaraijima ............................................................ 26
Hình 2.2 Ngôi nhà của Shibusawa Eiichi hiện nay tại tỉnh Saitama .......... 27
Hình 2.3. Odaka Atsutada ........................................................................... 28
Hình 2.4. Giấy thông thương (藍玉通) ....................................................... 30

Hình 2.5. Phái đoàn Nhật Bản..................................................................... 34
Hình 2.6. Hội trường lớn của Triển lãm Quốc tế Paris ............................... 35
Hình 2.7. Shibusawa tại Pháp ..................................................................... 38
Hình 2.8. Flury – Hérard Paul(1836-1913) ................................................. 39
Hình 3.1. Công ty cổ phần sản xuất giấy Oji .............................................. 52
Hình 3.2. Công trường của công ty cổ phần sản xuất gạch Nhật Bản (1892) ..... 53
Hình 3.3. Ngân hàng Quốc doanh số 1 đương thời .................................... 64
Hình 3.4. Đồng tiền 1 yên cho Ngân hàng quốc doanh số 1 phát hành ...... 73
Hình 3.5. Tờ 5 yên (trái) và 1 yên (phải) do ngân hàng quốc doanh số 77
phát hành ....................................................................................................... 73

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sách lược kinh tế luôn là yếu tố nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trên
chặng đường phát triển của nhân loại. Vì vậy, ở mỗi thời kỳ, con người
phải xây dựng sách lược kinh tế mới để phù hợp với bối cảnh xã hội và tạo
nên hiệu quả cao nhất. Trên thực tế, các nhà cải cách trên lĩnh vực kinh tế
đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử phát triển của nhân loại nói
chung và của các quốc gia nói riêng, trong đó, Nhật Bản là một điển hình.
Nhật Bản được đánh giá là đất nước đã tiến hành công cuộc duy tân
thành công, trong đó tạo ra được những bước tiến mạnh mẽ về mặt kinh tế.
Kỳ tích này là kết quả cử sự đóng góp không mệt mỏi của các nhà cách tân
tư tưởng ở Nhật Bản đương thời, tiêu biểu phải kể đến những chính khách
như Okubo Toshimichi (1830 – 1878), Okuma Shigenobu (1838 – 1912),
nhà giáo dục Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901),… và đặc biệt là nhà cách
tân kinh tế Shibusawa Eiichi (1840 – 1931). Shibusawa Eiichi được coi là
“Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” đương thời. Sự nghiệp lừng lẫy

của ông gắn liền với tên tuổi của rất nhiều công ty, ngân hàng Nhật Bản lúc
bấy giờ. Tiêu biểu là Công ty cổ phần sản xuất giấy Oji, Tokyo (1873),
Công ty cổ phần dệt Osaka (1882),… Các hoạt động kinh tế này của
Shibusawa Eiichi được xây dựng trên nền tảng tư tưởng hài hòa giữa lợi ích
và đạo đức. Những tư tưởng đó cũng như các sách lược kinh tế mà
Shibusawa Eiichi áp dụng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của bản thân ông,
từ đó tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế
Nhật Bản thời điểm đó, đồng thời tác động mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản
lúc bấy giờ và đã góp phần nâng cao vị thế của nước Nhật trên thương
trường quốc tế.

5


Hiện nay, đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhiều người làm
kinh doanh mù quáng chạy theo lợi nhuận,… khiến cho con người mất
niềm tin vào cuộc sống, tư tưởng hài hòa giữa lợi ích và đạo đức của
Shibusawa một lần nữa được nhìn nhận và đánh giá rất sâu sắc.
Chính vì vậy, người viết quyết định chọn đề tài “Vai trò của Shibusawa
Eiichi (1840- 1931) trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại” làm đề tài luận
văn thạc sĩ. Qua đó, người viết hy vọng có thể tìm hiểu được tư tưởng và
sách lược kinh tế của Shibusawa Eiichi và góp phần lý giải sự phát triển
của kinh tế Nhật Bản đương thời.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu tư tưởng, sách lược kinh tế của Shibusawa Eiichi, làm rõ vai
trò của ông đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại sẽ góp phần lý giải căn
nguyên phát triển của nền tảng kinh tế Nhật Bản cận đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua luận văn, người viết muốn làm rõ vai trò của Shibusawa Eiichi
đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại qua những trước tác và những hoạt động

cải cách kinh tế của ông. Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai
trò của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại.
Shibusawa Eiichi sinh năm 1840, mất năm 1931, tức là ông sống từ cuối
thời Mạc phủ Tokugawa cho đến hết thời Meiji (1868 – 1912), qua thời
Taisho(1912 – 1926) và một vài năm đầu của thời Showa (1927 – 1989).
Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của luận văn là tình
hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nhật Bản, phạm vi về mặt thời gian
là từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

6


Luận văn hướng đến mục tiêu là phân tích làm rõ được vai trò của
Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại thông qua sự tiến bộ
trong tư tưởng và sách lược kinh tế của ông.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5.1.

Tình hình nghiên cứu tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, đã có rất nhiều nghiên cứu thành công về cuộc đời và sự
nghiệp của Shibusawa Eiichi cũng như những đóng góp của ông cho nền
kinh tế Nhật Bản đương thời. Tiêu biểu có thể kể đến nhà nghiên cứu
Kimura Masato với cuốn sách “Shibusawa Eiichi – người sáng lập ra
phương thức kinh tế ngoại giao tư nhân” (NXB Chuoko ronsha, năm 1991).
Cuốn sách này đã đi sâu phân tích những hoạt động cải cách kinh tế Nhật
Bản đương thời của Shibusawa Eiichi, làm rõ vai trò của Shibusawa Eiichi
với tư cách là một người đặt nền móng cho nền kinh tế, ngoại giao của
Nhật Bản.

Tiếp đó là công trình nghiên cứu của giáo sư Shimada Masakazu mang
tên “Shibusawa Eiichi – người tiên phong cho các nhà tư bản” (NXB
Iwanami shoten, năm 2011). Trong cuốn sách này, tác giả Shimada đã tìm
hiểu một cách cụ thể những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của
Shibusawa Eiichi và phân tích kỹ lưỡng sự đóng góp của Shibusawa Eiichi
thông qua việc thành lập nên hệ thống công ty, hệ thống ngân hàng – tiền tệ
lúc sinh thời.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu như “Shibusawa Eiichi –
tiền nhân của Saitama” (NXB Samatama, năm 1983) của Izaburo Nakazuka
và Kimiko Kaneko, “Shibusawa Eiichi – người kiến tạo cận đại” (NXB.
PHP Kenkyusho, năm 1987) của Yamamoto Shohei; “Tản mạn về
Shibusawa Eiichi” (NXB Shogakkan, năm 2006) của Tazawa Tazuya,...

7


Những công trình này đều làm nổi bật được những dấu mốc quan trọng
trong cuộc đời của Shibusawa Eiichi, từ đó phân tích những ý tưởng và
hành động cải cách kinh tế của ông và khẳng định những đóng góp vô cùng
to lớn của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản đương thời. Tuy
nhiên, cách tiếp cận vấn đề hay nói cách khác là hướng nghiên cứu của
những nhà nghiên cứu này là khác nhau. Nếu như Izaburo Nakazuka và
Kimiko Kaneko nhìn nhận những đóng góp của Shibusawa Eiichi thông
qua các hoạt động kinh tế của ông đối với nền kinh tế địa phương (cụ thể là
tỉnh Saitama), thì Yamamoto Shohei hay Tazawa Tazuya lại nhìn nhận vai
trò của Shibusawa Eiichi như một vị “khai thần lập quốc” (trong lĩnh vực
kinh tế),...
Những hướng tiếp cận khác nhau này đưa chúng ta đến những cách nhìn
khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của Shibusawa Eiichi nhưng tựu chung
lại, tất cả đều làm nổi bật những đóng góp to lớn của ông trong nền kinh tế

Nhật Bản đương thời.
5.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Có thể thấy số công trình nghiên cứu về Shibusawa Eiichi tại Nhật Bản
rất nhiều, nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, nhưng ở Việt Nam, khi
nghiên cứu về Shibusawa Eiichi, các học giả mới chỉ dừng lại ở mức giới
thiệu, chứ chưa có một công trình nghiên cứu xuyên suốt cuộc đời và sự
nghiệp của Shibusawa Eiichi.
Chính vì vậy, người viết hy vọng rằng luận văn này sẽ làm sáng tỏ hơn
cuộc đời, sự nghiệp và vai trò của Shibusawa đối với nền kinh tế Nhật Bản
đương thời.

8


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh và
phương pháp thống kê. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua việc tìm đọc các nguồn tư
liệu, người viết đã tiến hành khảo cứu cuộc đời và sự nghiệp của
Shibusawa Eiichi, đồng thời đặt những thông tin đó trong bối cảnh Nhật
Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỳ XX, để đưa ra những đánh giá khách quan
về vai trò của ông trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa trên việc tiếp xúc với các trước
tác của Shibusawa Eiichi và các tài liệu liên quan đến các hoạt động kinh tế
của ông, người viết sẽ phân tích, làm rõ tư tưởng và những sách lược kinh
tế của ông, đồng thời tổng hợp, khái quát nên vai trò, ảnh hưởng của ông

đến bối cảnh kinh tế Nhật Bản đương thời.
Phương pháp so sánh: Tư tưởng và sách lược kinh tế của Shibusawa
Eicihi chỉ là một phần trong dòng chảy của kinh tế Nhật Bản đương thời.
Bởi vậy, khi tìm hiểu và đánh giá tư tưởng cũng như sách lược kinh tế của
Shibusawa Eiichi, việc so sánh với những tư tưởng, sách lược khác là vô
cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, người viết đã đưa ra bài học cho các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.
Phương pháp thống kê: Sinh thời, Shibusawa Eicihi là người đã đứng ra
sáng lập, đồng sáng lập, cố vấn thành lập khoảng hơn 500 tổ chức tài chính,
ngân hàng, công ty, doanh nghiệp, đoàn thể... Bởi vậy, việc thống kê những
hoạt động kinh tế này là rất cần thiết.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn này gồm ba chương chính
như sau:
9


Chƣơng 1: Bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Nhật Bản cuối
thời Edo đầu thời Meiji
Ở chương này, về chính trị, người viết trình bày biến động trong tiến
trình lịch sử thế giới giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đồng thời
cũng trình bày rõ sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa và những
chính biến cuối thời Edo, dẫn đến sự hình thành chính phủ mới với những
tư tưởng cải cách chính trị mới. Về mặt kinh tế, người viết nêu rõ sự trưởng
thành của tầng lớp thị dân, thương nhân và nông dân Nhật Bản đương thời.
Qua đó cũng trình bày sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương. Về
văn hóa xã hội, người viết trình bày rõ sự phát triển của học thuật dưới thời
Edo, sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục bình dân thời Edo. Đặc biệt,
người viết nhấn mạnh đến làn sóng khai hóa văn minh mạnh mẽ đầu thời
Meiji và ảnh hưởng của nó đến xã hội Nhật Bản đương thời.

Chƣơng 2: Cuộc đời và sự hình thành tư tưởng cách tân kinh tế của
Shibusawa Eiichi
Trong chương này, người viết đã trình bày những ảnh hưởng từ nền tảng
gia đình mà Shibusawa Eiichi đã lĩnh hội được ngay từ thời niên thiếu.
Người viết đi sâu vào tìm hiểu và phân tích vai trò của người cha trong việc
giáo dục tri thức cho Shibusawa từ rất sớm và những ảnh hưởng từ người
mẹ trong việc hình thành nhân cách của ông. Hơn nữa, gia đình Shibusawa
Eiichi là gia đình phú nông, vừa trồng trọt vừa buôn bán, điều đó đã tác
động không nhỏ đến sự nghiệp sau này của ông.
Tiếp theo, người viết tìm hiểu sự ảnh hưởng của nền văn hóa – văn
minh phương Tây đối với Shibusawa Eiichi. Trong khoảng một năm sống
tại châu Âu, có cơ hội tham dự Hội chợ triển lãm tại Paris, đồng thời đi thị
sát nhiều nước, Shibusawa Eiichi đã tiếp xúc với cuộc sống, hệ thống công
ty, ngân hàng…của châu Âu đương thời. Điều này đã tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng và hành động của ông.
10


Từ đó, người viết trình bày những đóng góp của Shibusawa Eiichi về
mặt tư tưởng cách tân kinh tế. Người viết tập trung vào những quan điểm
của Shibusawa Eiichi, thể hiện qua những trước tác của ông. Đặc biệt là sự
ra đời của trước tác “Luận ngữ và bàn tính”, cùng với đó là chủ trương
“Đạo đức kinh tế nhất trí” mà ông đã khái quát nên.
Chƣơng 3: Vai trò của Shibusawa Eiichi trong việc hoạch định và xây
dựng nền tảng kinh tế Nhật Bản thời cận đại
Trong chương này, người viết tiếp tục trình bày vai trò của Shibusawa
Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại, thông qua sự ra đời của “Phòng
thương mại” và việc thành lập - liên kết các công ty theo mô hình cổ phần.
Đồng thời, người viết cũng đã trình bày vai trò của Shibusawa trong việc
thiết lập hệ thống tiền tệ, tài chính – ngân hàng của Nhật Bản đương thời.

Thông qua 3 chương như trên, người viết muốn làm rõ tư tưởng cách
tân kinh tế của Shibusawa Eiichi, từ đó khái quát lên những đóng góp của
ông đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại.

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI
NHẬT BẢN CUỐI THỜI EDO ĐẦU THỜI MEIJI

1.1.

Bối cảnh chính trị

1.1.1. Sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa
Lịch sử Nhật Bản từ năm 1600 đến năm 1868 được gọi là thời Edo hay
thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Chính quyền Tokugawa đã nỗ lực củng cố sức
mạnh của nhà nước phong kiến nhằm đạt tới sự điều hành hữu hiệu, trực
tiếp của chính quyền trung ương với các địa phương thông qua cơ chế Mạc
phiên. Về giao thương, từ năm 1630, chính quyền Tokugawa đã từng bước
thực hiện chính sách Tỏa quốc và chỉ cho phép một số lượng hạn chế các
tàu buôn Hà Lan, Trung Quốc được tiếp tục đến giao thương. Chính sách
mang tính chất chiến lược này đã góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giúp
Nhật Bản tự chủ hơn về mặt kinh tế trong thời kỳ đó.
Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu- Mỹ vào
giữa thế kỷ XIX đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa buôn bán giao thương. Hoa
Kỳ lúc này đặc biệt chú ý đến Nhật vì xét về mặt địa lý, Nhật Bản nằm trên
con đường giao thương chiến lược với Trung Quốc và các nước châu Á Thái Bình Dương. Chính vì thế, năm 1853, đô đốc Hoa Kỳ Matthew C.
Perry (1794- 1858) đã đưa 4 chiến hạm của Mỹ cập cảng Uraga yêu cầu

Nhật Bản tiếp than cho tàu từ California tới Trung Quốc và mở cửa thông
thương.

12


Hình 1.1. Chiế n thuyề n của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản năm
1853 (sự kiê ̣n con tàu đen)
(Nguồ n: [3, tr.289])
Từ đây, Nhật Bản bước vào thời kỳ Mạc Mạt (幕末) với rất nhiều biến
động chính trị, kinh tế và xã hội. Đó vừa là thách thức khi Nhâ ̣t Bản cùng
lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn , cũng vừa là thời cơ để đất nước
này chuyển mình, bước vào thời kỳ câ ̣n đa ̣i hóa.
Nhâ ̣t Bản đương thời bi ̣chia cắ t bởi các phe phái với những đinh
̣ hướng
chính trị khác nhau , trong đó có thể kể đế n Phái Tôn vương nhương di1 và
Phe Mạc phủ2. Điều này khiế n cho tiǹ h hiǹ h chiń h tri ̣của Nhâ ̣t Bản đương
1

Đây là một nhóm các nhà hoạt động chính trị vào cuối thời Edo, những người mang tư tưởng ch ống la ̣i

Mạc Phủ Tokugawa . Họ đi theo phong trào Tôn vương nhương di (尊王攘夷). Ban đầ u , họ chính là các
gia tô ̣c đế n từ phiá Tây Nam, thuô ̣c các lañ h điạ Satsuma, Choshu và Tosa.
2

Đây là lực lươ ̣ng quân đô ̣i phi chiń h quy đươ ̣c Ma ̣c phủ Tokugawa thành lâ ̣p để trấ n áp các thế lực

chố ng đố i. Ban đầ u, họ là một nhóm khoảng 24 người (sau này, có lúc lực lượng lên tới 200 người) đươ ̣c
lâ ̣p ra để bảo vê ̣ tướng quân Tokugawa Iemochi (徳川 家茂, 1846 - 1866) đi thăm Kyoto.
Khi chiế n tranh Mâ ̣u Thiǹ (戊辰戦争 - diễn ra từ 1868 đến 1869 giữa quân đội của Mạc phủ Tokugawa

và phe phái mu ốn phục hồi quyền lực triều đình) bùng nổ, Shinsengumi gia nhâ ̣p đô ̣i quân Cựu Ma ̣c phủ
để tham chiến nhưng liên tiếp thua trâ ̣n rồ i tan rã.

13


thời trở nên rối ren và hỗn loạn. Việc Matthew C.Perry mang hạm đội tàu
chiến đến Nhật Bản, ngoài mục đích buộc Nhật Bản phải mở cửa, còn bắt
chính quyền Mạc phủ phải ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng. Cụ
thể là Hiệp ước Kanagawa (神奈川条約 - 日米和親条約), ký kết ngày 31
tháng 3 năm 1854. Theo như các nô ̣i dung ký kế t trong Hiê ̣p ước, Nhâ ̣t Bản
phải mở cửa ba cảng biển Nagasaki, Shimoda và Hakodate cho các tàu săn
cá voi của Hoa Kỳ cập cảng, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ bị đắm
tàu. Ngoài ra , Nhâ ̣t Bản phải cho phép

Lãnh sự quán Hoa Kỳ mở tại

Shimoda3.
Hơn nữa, theo Hiệp ước giao hảo và thông thương Nhâ ̣t Mỹ (日米修好
通商条約) đươ ̣c ký kế t vào ngày 29 tháng 7 năm 1858, Nhâ ̣t Bản phải chấ p
nhâ ̣n những điề u khoản có lơ ̣i về mă ̣t kinh tế cho Hoa Kỳ . Theo đó , Edo,
Kobe, Yokohama, Niigata phải mở cửa để giao thương với nước ngoài với
tư cách hải cảng. Công dân Hoa Kỳ có thể sống và buôn bán theo ý thích ở
những cảng này (trừ thuốc phiện). Đặc biệt , người nước ngoài được áp
dụng quyền lãnh sự tài phán thay vì hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Thuế
xuất nhập khẩu bị giám sát bởi quyền kiểm soát quốc tế đồ ng nghiã với
viê ̣c quyền kiểm soát giao thương của chính quyền Nhật Bản bị tước đi,…
Theo Mỹ, các nước như Nga, Pháp, Hà Lan, Anh,... cũng đua nhau tới và
ép Mạc phủ ký kết các hiệp ước tương tự như: Hiệp ước Hữu nghị và
Thương mại Hà Lan – Nhật Bản (日蘭通商修好条約) ký kết ngày 18

tháng 08 năm 1858, Hiệp ước Hữu hảo và Thông thương Pháp – Nhật (日
仏修好通商条約), ký kết ngày 09 tháng 10 năm 1858,... Viê ̣c ký kế t liên
tiế p nhiề u Hiê ̣p ước bấ t bình đẳng, như mô ̣t lẽ tấ t yế u , đã khiế n Nhâ ̣t Bản

3

Mô ̣t bế n cảng ở bán đảo Izu, phía Tây Nam Edo

14


đương thời đôi khi không thể kiể m soát được ngoại thương, rất dễ tạo ra bấ t
ổn trong nền kinh tế.
Thời kỳ này còn được coi là một bước chuy ển giao lịch sử tương đố i
nhiễu loạn của Nh ật Bản. Ngoài những cuộc khởi nghĩa nông dân vào
khoảng những năm 1860 do có những bấ t bình đố i với chính quyề n Ma ̣c
phủ đương thời thì những cuộc xô xát giữa người Nhật và người nước
ngoài ngày c àng tăng cao . Năm 1861, một thông dịch viên người Hà Lan
đã bị các võ sỹ Nhật Bản giết chết, công sứ Anh ở Edo cũng bị tấn công.
Tháng 5 năm 1863, Công sứ Hoa Kỳ bị thiêu sống,...
Như vậy, vào cuối thời th ời kỳ Edo, nề n chiń h tri ̣của Nhâ ̣t Bản bi ̣ chia
rẽ bởi các phe phái , xã hội nhiễu nhương vì vừa xảy ra mâu thuẫn trong
nước vừa có những tranh chấ p trực tiế p và gay gắ t với người nước ngoài

.

Những bấ t ổ n này buô ̣c chin
́ h quyề n Nhâ ̣t Bản và nhân dân Nhâ ̣t Bản
đương thời phải có những đấ u tra nh và đố i sách phù hơ ̣p để cải thiê ̣n tiǹ h
hình, mà hệ quả tất yếu là sự hình thành chính phủ mới.

1.1.2. Sự hình thành chính phủ mới
Trong những năm 1860, Mạc phủ đã tiến hành các công cuộc c ận đa ̣i
hóa và giao thiê ̣p với các cường quố c phương Tây

(chủ yếu về mặt quân

sự), để lấy lại vị thế của mình . Mô ̣t mă ̣t, Mạc phủ mời người phương Tây
sang Nhâ ̣t Bản đào ta ̣o , truyền lại kinh nghiệm, mă ̣t khác la ̣i c ử người của
mình sang đó để học tập và ti ếp thu văn minh. Năm 1867, Triển lãm thế
giới diễn ra ta ̣i Paris, Pháp (パリ万国博覧会). Mạc phủ cũng cử phái đoàn
của mình sang tham dự nhằm học hỏi sự tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật
của phương Tây lúc bấy giờ . Tuy không thể xóa bỏ được những điều ước
bất bình đẳng, nhưng qua những chuyế n công du như vâ ̣y , phái đoàn của
15


Mạc phủ đã học hỏi được nhiều thành tựu khoa học của các n ước phương
Tây khi đó.
Sau khi Tokugawa Iemochi ( 徳 川 家 茂 , 1846 – 1866) qua đời,
Tokugawa Yoshinobu (徳川慶喜, 1837 – 1913) trở thà nh người đứng đầ u .
Ông cố gắ ng tái tổ chức la ̣i cơ c ấu quyền lực trong đó bảo giữ triề u đình
dưới quyề n của Thiên hoàng , nhưng vẫn duy trì vai trò c ủa tướng quân .
Trong khi đó , các lã nh chúa khác la ̣i kêu go ̣i ông phải trao trả quyề n lực
chính trị củ a Tướng quân cho Thiên hoàng . Vì vậy, Yoshinobu trên danh
nghĩa chấ p nhâ ̣n kế hoa ̣ch này , từ chức Chinh di Đa ̣i tướng quân , chấ m dứt
quyề n lực của nhà Tokugawa và Mạc phủ kéo dài hơn 250 năm trong lich
̣
sử Nhâ ̣t Bản.
Về phía triề u đình , sau khi Thiên hoàng Komei (1831 – 1867) qua đời,
Thiên hoàng Meiji (1852 – 1912) lên nố i ngôi, bắ t đầ u mô ̣t bước ngoă ̣t mới

trong lich
̣ sử Nhâ ̣t Bản: Thời kỳ Meiji (1868 – 1912).
Như vâ ̣y , đă ̣t trong bố i cảnh thế giới với nhiề u biế n đô ̣ng

, Nhâ ̣t Bản

cuố i thời kỳ Edo, đầ u thời kỳ Meiji cũng đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn .
Sự su ̣p đổ của chế đô ̣ Ma ̣c phủ kéo dài khoảng

250 năm, sự hình thành

chính phủ mới (chính phủ Meiji) với làn sóng cải cách, duy tân (sẽ được
trình bày ờ phần 1.3) đã trở thành nề n tảng để thay đổ i kinh tế , xã hội Nhật
Bản đương thời.
1.2. Bối cảnh kinh tế
1.2.1. Sự phát triển của thƣơng nghiệp và ngoại thƣơng
Về thương ma ̣i, từ thế kỷ XVIII trở đi, nề n kinh tế Nhật Bản đã có nhiều
thay đổ i về cơ cấ u . Các lãnh chúa thời kỳ này đều coi trọng việc phát triển
16


sản xuất, mở rô ̣ng giao thương . Các cơ sở buôn bán được lập nên ở Osaka,
Edo,...; hoạt động giao thương diễn ra hết sức mạnh mẽ , đă ̣c biê ̣t ta ̣i các đô
thị. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán đó thường được thực hiện qua vai trò
của phường hội , gọi là các za (座). Đặc biệt , những người làm c ùng một
nghề sẽ liên kế t với nhau , cùng sản xuất và buôn bán trong hiệp hội gọi là
kabu nakama (株仲間). Chức năng của các kabu nakama này là bảo vê ̣ lơ ̣i
ích kinh tế , duy trì sự phát triể n ổ n đinh
̣ của các thành viên


. Hơn nữa ,

nakama còn đươ ̣c lâ ̣p ra với mu ̣c đích là tránh sự thâm nhâ ̣p của bên ngoài ,
bình ổn giá cả, điề u tiế t thi ̣trường, kiể m tra chấ t lươ ̣ng hàng hóa , nâng cao
uy tín của người sản xuấ t

- người buôn bán với người tiêu dùng

. Các

nakama tự min
̀ h lâ ̣p ra phương thức hoa ̣t đô ̣ng , tự đề ra các quy chuẩ n kỹ
thuâ ̣t, nguyên tắ c kinh doanh,... Không thể phủ nhâ ̣n các nakama cũng chứa
đựng những mă ̣t ha ̣n chế không thể tránh đươ ̣c

(khuynh hướng phát triể n

đô ̣c quyề n ) nhưng rõ ràng, nakama đã phát huy vai trò to lớn của miǹ h đố i
với nề n kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời.
Cùng với sự phát triển thương mại , nhịp độ tăng trưởng trong lưu thông
và trao đổi hàng hóa là một môi trường thuận lợi cho

thị trường tiền tệ ra

đời. Từ các cơ sở ngoa ̣i hố i nhỏ , hê ̣ thố ng các ngân hàng cũng lầ n lươ ̣t ra
đời và phát triể n . Sự ra đời của hê ̣ thố ng ngân hàng đã giữ cân bằ ng cho thi ̣
trường tiề n tê ̣, ổn định sản xuất , tạo ra mạc h máu lưu thông cho các hoa ̣t
đô ̣ng kinh tế . Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng hình thức hoạt động của
hê ̣ thố ng ngân hàng Nhâ ̣t Bản cuối thời kỳ Edo đầu thời Meiji đã đa ̣t triǹ h
đô ̣ phát triể n tương đố i cao so với các nước Châu Á đương thời.

Về ngoa ̣i thương , vào cuối thời kỳ Edo , hàng hóa phương Tây nhập
cảng vào Nhật Bản gồm len

(40,3%), hàng dệt (33,5%), đồ sứ (7%), tàu

chiế n (6,3%),... Trong đó khoảng 63% nhâ ̣p khẩ u từ Anh Quố c . Ngươ ̣c la ̣i,
hàng hóa của Nhật xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Anh (86,0%). Các mặt
17


hàng xuất khẩu của Nhật Bản thời kỳ này là tơ sống

(chiế m 79,4%), chè

(10,5%), kén tằm (3,9%),...
Như vâ ̣y, đến khi chiế n thuyề n của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản , yêu cầu xóa bỏ
lê ̣nh Tỏa quố c và các Hiê ̣p ước kinh tế giữa hai nư ớc đươ ̣c ký kế t thì hoa ̣t
đô ̣ng ngoa ̣i thương của Nh ật Bản đã tăng lên rõ rệt . Và sự chuyển biến
trong nề n kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời đã làm thay đổ i bô ̣ mă ̣t xã hô ̣ i, góp
phầ n cải thiê ̣n đời số ng nhân dân . Vì thế, nô ̣i ta ̣i các tầ ng lớp nhân dân Nhâ ̣t
Bản đương thời cũng có sự thay đổi về chất. Sự phát triể n kinh tế đã khiế n ho ̣
trưởng thành vươ ̣t bâ .̣c
1.2.2. Sự trƣởng thành của tầng lớp nông dân, thƣơng nhân và thị dân
Những biế n đô ̣ng trong kinh tế nông nghiê ̣p đã làm thay đổ i hoàn toàn
xã hội nông thôn Nhật Bản đương thời. Người nông dân Nhâ ̣t Bản cuố i thời
kỳ Edo - vừa là người nông dân , vừa kiêm sản xuấ t hàng t hủ công hoặc
buôn bán. Do hoa ̣t đô ̣ng buôn bán có lơ ̣i nhuâ ̣n cao, nên mô ̣t bô ̣ phâ ̣n người
nông dân đã chuyể n hẳ n sang buôn bán chuyên nghiê ̣p . Hoạt động của họ
đã có tác d ụng thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp, góp phần làm thay đổi
bô ̣ mă ̣t nông thôn Nhâ ̣t Bản thời kỳ bấ y giờ . Đặc biệt, có nhiều nơi, người

nông dân bỏ hẳ n hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t nông nghiê ̣p , chuyể n sang làm hàng
thủ công hoặc chế biến những sản phẩm nổi tiếng của địa phương . Nhờ đó,
các mối liên hê ̣ trong từng làng, giữa các làng, các vùng dần được mở rộng.
Tấ t cả đã ta ̣o nên năng lực tâ ̣p trung tích lũy tư bản , phá vỡ trật tự kinh tế
nông thôn vố n có , đồ ng thời làm thay đổ i cơ cấ u xã hô ̣i trên cơ sở phân
công lao đô ̣ng và chuyên môn hóa theo từng ngành.
Về phiá thương nhân , từ thời Edo, thương nhân đươ ̣c phân thành nhiề u
cấ p. Cấ p có thế lực , gọi là các thương lái (問屋), gồ m những người chuyên
kinh doanh lớn . Họ mua hàng trực tiếp từ nh
18

ững người sản xuất , công


xưởng và bán la ̣i cho các thương nhân trung gian , gọi là nakagai (仲買), từ
đó la ̣i phân đế n tay những người bán lẻ , bán dạo. Ở các thành phố lớn như
Edo, Osaka và Kyoto, những thương nhân trung gian đóng v ai trò vô cùng
quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i và phân phố i hàng hóa . Tuy nhiên,
các hoạt động đó đều được đặt dưới sự chỉ đạo và chi phối mạnh mẽ của
tonya. Không it́ tonya - nhờ quyề n lơ ̣i gắ n liề n với chiń h quyề n t rung ương
- đã nhanh chóng trở thành các thương nhân tài chiń h

. Các đại doanh

thương như Mitsui (三井), Yokoya (横屋),... đã thâu tóm rấ t nhiề u liñ h vực
trong nề n kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời,..
Sự trưởng thành của tầ ng lớp nông dân vathương
nhân cũng đã ảnh hưởng
̀
đến tầng lớp thị dân Nhật Bản lúc bấy giờ. Thời đó, Nhâ ̣t Bản có khoảng 200

thành thị và cảng thị. Đây là nơi thể hiê ̣n rõ nét những sự chuyể n biế n nổ i bâ ̣t
nhấ t của kinh tế Nhâ ̣t Bản, đồ ng thời nắ m giữ vai trò ảnh hưởng - dẫn dắ t sự
phát triển chung của nền kinh tế. Vào thời kỳ đó, Edo là nơi có mức đô ̣ tăng
trưởng kinh tế cao và tâ ̣p trung dân số đông nhấ. tĐế n năm 1731, ước tính dân
số ở Edo đã vào khoảng 1.076.000 người. Có ý kiến cho rằng, đây là thành thi ̣
có quy mô dân số lớn nhất thời bấy giờ[3, tr.218]. Viê ̣c tâ ̣p trung tỷ lê ̣ lớn dân
cư số ng trong các thành thi ̣đã kích thích nhu cầ u tiêu dùng của Nhâ ̣t Bản .
Đồng thời, sự phát triển của thành thị gắn liền với tốc độ đô thị hóa đã tạo ra
mô ̣t diê ̣n ma ̣o mới cho Nhâ ̣t Bản đương thờ.i Tầ ng lớp thi ̣dân không chỉ nắ m
giữ huyế t ma ̣ch về mă ̣t kinh tế mà còn có vi ̣trí thiế t yế u trong nhiề u hoa ̣t đô
g ̣n
xã hội và sáng tạo văn hóa. Chính vì vậy, văn hóa thi ̣dân (町人) đã phát triể n
và đạt được những thành tựu mới
.
Tóm lại, cùng với sự phát triển về mặt kinh tế , các tầng lớp trong xã hội
Nhâ ̣t Bản đương thời cũng có sự trưởng thành về “chấ t” . Nông dân cuố i
thời kỳ Tokugawa – ngoài công việc sản xuất nông nghiệp còn là những
19


người thơ ̣ thủ công hoă ̣c trở thành những thương nhân chuyên buôn bán

,

trao đổ i hàng hóa . Thương nhân Nhâ ̣t Bản đương th ời – vẫn tiế p tu ̣c làm
công viê ̣c vố n có nhưng chuyên nghiê ̣p hơn nhằ m tăng lơ ̣i nhuâ ̣n đế n mức
tố i đa . Thị dân cuối thời kỳ Tokugawa đã cống hiến cho văn hóa

– nghê ̣


thuâ ̣t truyề n thố ng những thành tựu đáng kể . Sự trưởng thành của các tầng
lớp xã hô ̣i đương thời đã giúp Nhâ ̣t Bản có nề n tảng vững chắ c để bước vào
thời kỳ câ ̣n đa ̣i hóa với những thành tựu mới.
1.3. Bối cảnh văn hóa – xã hội
1.3.1. Sự phát triển của tƣ tƣởng, văn hóa truyền thống và giáo dục
cuối thời Edo
Về tư tưởng, để duy trì trật tự xã hội với bốn đẳng cấp trong thời kỳ này,
Mạc phủ đã đề cao Nho học và lấy học thuyết của Chu Hy (1130- 1200)
làm chủ thuyết. Tuy nhiên, khác với các nước Việt Nam, Trung Quốc,
Triều Tiên,…Nhật Bản không áp dụng chế độ khoa cử trong nền giáo dục
của mình. Cùng là du nhập Nho giáo, nhưng nếu như trong nền từ chương
khoa cử ở Việt Nam lúc bấy giờ, học thuyết Nho gia chiếm vị trí độc tôn
thì ở Nhật Bản, từ Nho giáo đã sinh ra nhiều học phái khác nhau như
Dương Minh học, Cổ học,... Những học thuyết này đã mang đến màu sắc
đa dạng cho nền học thuật Edo lúc bấy giờ.
Về văn hóa truyền thống, nói về nguyên nhân phát triển văn hóa thời kỳ
Edo, các nhà nghiên cứu cho rằng “ chiế n tranh chấ m dứt cũng đồ ng nghĩa
với viê ̣c không thể tiế p tục duy trì quyề n lực bằ ng vũ lực như trước

, nhà

nước phải hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng pháp chế , tăng cường sự thố ng tri ̣ bằ ng văn
hóa như xây dựng đẳng cấp xã hội . Để thể hiê ̣n quyề n lực của mìn h, Mạc
phủ Tokugawa đã tiến hành thần thánh hoá Tokugawa Ieyasu, tìm cách độc
chiế m nề n tri thức của đấ t nước thông qua viê ̣c trọng dụng những trí thức
20


và nghệ nhân hàng đầu của đất nước và phong tặng danh hiệu Thiên hạ đệ
nhấ t cho những người thợ thủ công lành nghề


. Những người được trọng

dụng lại củng cố địa vị xã hội của gia đình thông qua chế độ thế t ục, hình
thành nên các nhóm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từ đó hình thành nên
các phường, hội. Hầ u hế t những môn phái này đã đặt cơ sở chính của mình
tại Kyoto và Edo, biế n hai đô thi ̣ này trở thành cái nôi của nhiề u loại hình
văn hóa và truyề n bá chúng ra khắ p đấ t nước ” [3, tr. 220]. Đúng như vâ ̣y,
văn hóa Nhật Bản cuối thời kỳ Edo đầu thời Meiji là sự tiếp nối phát triển
của những loại hình văn hóa từ các thời kỳ trước đó . Hoa viên (花園), trà
đa ̣o (茶道) và kịch Noh (能) không chỉ đươ ̣c ưa chuô ̣ng mà còn đươ ̣c đưa
lên mô ̣t tầ m cao mới, mang tiń h nghê ̣ thuâ ̣t và tính đa ̣i chúng hơn.
Về giáo dục, ngay từ đầu thế kỷ XVIII tại Nhật Bản, do những chuyển
biến nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội, việc học tập trở thành nhu
cầu bức thiết của tất cả các đẳng cấp; giáo dục khi đó đã không còn là đặc
quyền của một số tầng lớp trên trong xã hội. Việc hình thành và hoàn thiện
một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương lúc bấy
giờ đã tạo tiền đề to lớn cho sự phát triển của giáo dục Nhật Bản trong giai
đoạn sau.
Sau khi chiế n thuyề n của Mỹ tiế n vào

, nhâ ̣n rõ đươ ̣c sức ma ̣nh của

phương Tây cùng sự la ̣c hâ ̣u của Nhâ ̣t Bản , Mạc phủ đã tìm mọi cách để
tiế p câ ̣n với văn minh phương Tây . Để có thể đố i phó với sự chuyể n biế n
mau le ̣ của tin
̀ h hình hình thế giới, Mạc phủ Edo cũng như các lãnh chúa đã
khuyế n khić h viê ̣c đào ta ̣o những kiế n thức về khoa ho ̣c , kỹ thuật, văn hóavăn minh phương Tây . Lúc đầu, do có mố i quan hê ̣ mâ ̣t thiế t với Hà Lan
nên các trí thức Nhâ ̣t Bản đương thời thời ho ̣c tiế ng Hà Lan , các sách được
du nhâ ̣p vào Nhâ ̣t Bản lúc bấ y giờ cũng thường đươ ̣c viế t bằ ng tiế ng Hà

21


×