Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xây dựng mô hình quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUỸ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQGHN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUỸ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQGHN)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60340412


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Trƣờng

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Đào Thanh Trường - người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học và
tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Khoa học
Quản lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã trang bị kiến thức và đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình
thực hiện luận văn.
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên bản luận văn của tôi không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Huyền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu.............................................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6

5. Mẫu khảo sát ....................................................................................................... 6
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 6
7. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 7
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết: ................................................................. 7
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUỸ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG
TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ........................................................... 10
1.1. Khái niệm về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp .. 10
1.1.1. Khái niệm Khởi nghiệp............................................................................ 10
1.1.2. Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo .............................................................. 11
1.1.3. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ........................................... 12
1.1.4. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo ............................................................. 13
1.2. Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong trường Đại học ................................. 15
1.2.1. Khái niệm “quỹ” ...................................................................................... 15
1.2.2. Khái niệm “quỹ hỗ trợ” ........................................................................... 15
1.2.3. Các loại hình Quỹ .................................................................................... 16
1.2.4. Điều kiện hình thành các loại hình Quỹ .................................................. 16
1.2.5. Khái niệm và tính pháp lý của Quỹ hỗ trợ cho các ý tưởng và dự án khởi
nghiệp sáng tạo của học sinh, sinh viên ............................................................. 17
1.2.6. Vai trò của Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các trường Đại học.. 18
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TỰ NHIÊN .............................................................................................................. 23


2.1. Thực trạng tình hình khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên trường Đại học
Khoa học Tự nhiên................................................................................................ 23
2.2. Các nguồn kinh phí chi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên tại

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ..................................................................... 33
2.3. Đánh giá chung về thực trạng nguồn tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo37
2.4. Kinh nghiệm của một số Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên ................... 41
2.4.1. Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Business Startup Support Center –
BSSC). ............................................................................................................... 41
2.4.2. Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (Startup
Vietnam Foundation) ......................................................................................... 43
2.4.3. Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp và Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF) ............ 44
2.4.4. Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) ......................................... 45
2.4.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 45
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUỸ HỖ TRỢ KHỞI
NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC .......................................... 49
3.1. Cơ sở của việc xây dựng Quỹ ........................................................................ 49
3.1.1. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 49
3.1.2. Cơ sở tài chính ......................................................................................... 49
3.1.3. Định hướng xây dựng Quỹ ...................................................................... 50
3.2. Cơ chế hoạt động của Quỹ ............................................................................. 51
3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ............................................................. 51
3.2.2. Tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ ................................................... 52
3.3. Tính khả thi của mô hình ............................................................................... 55
3.3.1. Điểm mạnh của mô hình .......................................................................... 55
3.3.2. Cơ hội....................................................................................................... 56
3.3.3. Điểm yếu .................................................................................................. 58
3.3.4. Thách thức ............................................................................................... 58
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 60
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1.

Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHKHTN

2.

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

3.

Khởi nghiệp sáng tạo

4.

Quỹ đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng


KNST
Quỹ

tạocủa sinh viên
5.

Sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh

6.

Học viên cao học, nghiên cứu sinh

7.

Nghiên cứu khoa học

Người học
Học viên
NCKH


DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP, BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động NCKHSV trong giai đoạn năm học từ
2012 - 2017

24


Bảng 2.2 Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH so với tổng số sinh viên

25

Bảng 2.3. Sinh viên đánh giá về hoạt động NCKHSV

26

Bảng 2.4. Mức độ tham gia KNST của sinh viên

29

Bảng 2.5. Kinh nghiệm khởi nghiệp của sinh viên

30

Bảng 2.6. Những yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu một dự án khởi
nghiệp

30

Bảng 2.7. Kinh phí cấp cho sinh viên NCKH từ năm 2013 - 2016

33

Bảng 2.8. Tổng hợp học bổng từ các Quỹ tài trợ cho sinh viên, học
viên NCKH từ năm 2013 – 2016

42


Bảng 2.9. Đề xuất khắc phục vướng mắc tài chính trong khởi nghiệp
sáng tạo

34

Bảng 2.10. So sánh hiện trạng thuận lợi và khó khăn của một số Quỹ
khỏi nghiệp

46


Hộp:
Hộp 2.1. Sinh viên đánh giá về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

28

Hộp 2.2. Phỏng vấn các cán bộ trong trường về ý tưởng thiết lập một
Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp dành cho ngừời học tại Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên

39

Hộp 2.3. Phỏng vấn các học viên về ý tưởng thiết lập Quỹ dành cho
NCKH của người học

40

Hộp 3.1. Phỏng vấn cựu sinh viên về khả năng góp vốn cho Quỹ


37

Biểu:
Biểu 2.1. Biểu đồ so sánh số lượng sinh viên và SVNCKH

26

Biểu 2.2. sinh viên đánh giá về hoạt động khởi nghiệp trong Nhà
trường

28

Biểu 2.3 mức độ tham gia KNST của sinh viên

29

Biểu 2.4 Những yếu tố quan trọng để bắt đầu dự án khởi nghiệp

31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Taị Việt Nam hiện nay việc phân tích, đánh giá để xây dựng định hướng
chiến lược và giải pháp phù hợp trong phát triển nghiên cứu gắn với đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo
dục đại học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Sự thay
đổi của các cuộc cách mạng công nghệ, tình hình chảy máu chất xám, “lãng
phí” nhận lực, ý tưởng kinh doanh và nghiên cứu khoa học thật sự đặt giáo dục
đại học trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể

chưa dự đoán hết được các kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động
đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp
truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu
kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công
nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho sinh viên, học viên cả tư duy những
kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những
yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ truyền thông, chức năng
giảng dạy của trường Đại học không còn quan trọng như xưa: người thầy và
nhà trường không còn độc quyền mang lại tri thức nữa. Ngay cả sứ mạng
nghiên cứu cũng không còn là độc quyền của trường Đại học. Ngày nay đang
có rất nhiều tổ chức bên ngoài trường Đại học, đặc biệt là các đơn vị nghiên
cứu và phát triển (R&D) của những doanh nghiệp đa quốc gia, thực hiện những
nghiên cứu quan trọng. Vì thế, câu hỏi về việc xem xét lại sứ mạng của trường
Đại học, nhấn mạnh thích đáng hơn đến sứ mạng thứ ba của nhà trường, là
chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng, đang được liên tục đặt ra. Đặc
biệt là, tình trạng cử nhân thất nghiệp đang tăng khắp nơi trên thế giới gây ra

1


những quan ngại cho tất cả các bên liên quan của giáo dục, khiến nó trở thành
một vấn đề trọng tâm phải tìm cách giải quyết. Cách giải quyết tận gốc vấn đề
này hẳn nhiên không phải là đổ lỗi cho nhau, mà là tạo ra thêm nhiều việc làm
mới. Muốn có thêm nhiều việc làm mới, thì phải có một môi trường khích lệ
tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp. Vai trò của trường Đại học và các tổ chức
giáo dục sẽ là như thế nào trong tam giác nhà trường - nhà nước - doanh nghiệp
khi chúng ta mong muốn tạo ra một môi trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp và kích thích đổi mới sáng tạo?
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một

trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam
trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên. Trong bối cảnh của nền
kinh tế tri thức, khả năng đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp ngày càng trở
thành nhân tố quyết định sống còn của các doanh nghiệp, nhà trường không thể
đứng ngoài dòng chảy ấy. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 xây dựng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nằm trong nhóm 100 trường đại học tiên
tiến của châu Á vào năm 2020, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, Nhà trường cần có những chiến lược và hành động cụ
thể, để bắt kịp xu thế đổi mới của xã hội, thể hiện vai trò tiên phong của mình
để thực hiện sứ mệnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Trước thực
trạng đó và qua nghiên cứu về các loại hình Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
sáng tạo đã và đang được vận hành trong và ngoài nước, tôi nhận thấy sự khả
thi khi áp dụng có chọn lọc mô hình của loại Quỹ này tại Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình Quỹ hỗ
trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các trường Đại học (Nghiên cứu trường hợp
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN)” để nghiên cứu trong phạm vi Luận văn Thạc
sỹ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ của mình.
Luận văn được nghiên cứu sẽ có những đóng góp mới sau:
2


- Về mặt lý thuyết: Việc xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp
sáng tạo của sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục sẽ giải quyết
được vấn đề về nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động này hiện đang còn
rất khó khăn và thiếu hụt. Bên cạnh đó, mở ra các định hướng công việc
cho sinh viên, mở rộng cơ hội việc làm và thu hẹp khoảng cách giữa sinh
viên và các doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Đưa ra được mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ
hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạotrong trường Đại học (nghiên cứu trường hợp
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) và các điều kiện cần thiết để vận hành Quỹ

này, từ đó nhằm tìm kiếm và thúc đẩy khả năng sáng tạo của người học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài khởi nghiệp, hiện nay có nhiều các bài viết, đề tài
nghiên cứu trong nước và quốc tế, các chính sách của Nhà nước và các kinh
nghiệm liên quan đến việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và tạo dựng môi
trường khởi nghiệp, trong đó có một số bài viết xoay quanh vấn đề khởi
nghiệp của sinh viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo:
Đề tài: “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt
Nam” của tác giả Ngô Quỳnh An (2011) [4], theo đó tác giả đã chỉ ra được
đặc điểm của thị trường lao động, các yếu tố tác động tới cung và cầu lao
động thanh niên. Đồng thời cũng kết luận được vai trò của gia đình, nhà
trường và các tổ chức có liên quan trong việc khuyến khích và hỗ trợ thanh
niên tự tạo việc làm thông qua bản thân gia đình, từ các tổ chức trong và
ngoài nước, các nguồn vốn xã hội liên kết có được từ sự hỗ trợ của Chính
phủ. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc gọi tên và đưa ra những kiến
nghị, giải pháp mang tính sơ bộ, chưa chỉ ra được cụ thể về việc nguồn vốn
hỗ trợ từ các nguồn đó sẽ được xây dựng như thế nào, sinh viên sẽ làm thế
nào để tiếp cận nguồn vốn đó.
3


Bài viết “Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên” của
tác giả Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016) [7] nghiên cứu về
những yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp, đề xuất khung lý thuyết về ý định
khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam. Trong bài viết này tác giả mới chỉ nhìn
nhận ở góc độ lý thuyết, tập trung sâu vào việc nghiên cứu các yếu tố hình
thành và khuyến khích sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp.
Bài viết “Vai trò của trường Đại học trong việc xây dựng môi trường sáng
tạo khởi nghiệp” của tác giả Phạm Thị Ly (2016) [5] Tổng thuật Hội thảo Mạng
lưới Xây dựng Tinh thần Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo do Bộ Khoa học và

Công nghệ (Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn II –
IPP2) tổ chức ngày 9-10/12/2015 ở TP.HCM) cũng đã chỉ ra vai trò của trường
đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, các trường Đại học đóng vai trò
tích cực trong việc tạo ra môi trường khích lệ khởi nghiệp trong xã hội, thông
qua kết nối với giới doanh nghiệp và giới làm chính sách và tham gia vào những
dự án nhằm cải thiện môi trường khởi nghiệp. Đó chính là cách tăng cường sứ
mạng thứ ba của nhà trường, gắn kết nhà trường với xã hội nhằm tái định hình
trường ĐH và khẳng định tầm quan trọng của nó.
Bài viết “Trường Đại học – Trung tâm của Khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo”, Đặng Tuấn Minh (2017) [6] trên tạp chí Tia sáng cũng đã định vị
được vai trò quan trọng của trường Đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp,
bên cạnh đó bài viết còn chỉ ra những yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo của các
trường Đại học để phát huy được mạnh mẽ thế mạnh và thực thi sứ mệnh của
mình hiệu quả.
“Trường Đại học phải tập trung nhiều hơn đến chương trình giáo dục khởi
nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp sinh viên, kết nối với xã hội, tạo cho
sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp và chú trọng đến cơ hội thực tập, va chạm
thực tế của sinh viên” (Hong và cộng sự 2012), quan điểm này được Hong và
4


cộng sự đúc kết trong bài viết“Entrepreneurship Quality of College Students
Related to Entrepreneurial Education” [9]. Theo đó, ông khẳng định chất
lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi
nghiệp, vì nó làm giàu kiến thức khởi nghiệp và phát triển kĩ năng khởi
nghiệp cho sinh viên.
Rae & Woodier-Harris (2013) [12] trong “How does enterprise and
entrepreneurship education influence postgraduate students’ career intentions
in the New Era economy?”cũng đã đưa ra nhận định: cần phải xây dựng
chương trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên để thúc đẩy tinh thần

khởi nghiệp, cung cấp những kiến thức, kĩ năng, tạo môi trường khởi nghiệp
để hỗ trợ cho sinh viên có thể hiện thực hoá ý tưởng khởi nghiệp của mình.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các yếu tố
tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tầm quan trọng của nhà trường
trong việc khơi dậy và thúc đẩy, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Về việc đề ra một
giải pháp cụ thể, hoặc nghiên cứu hình thành các quỹ hỗ trợ cho hoạt động khởi
nghiệp sáng taọ lại chưa được làm rõ và đề cập một cách chi tiết, rõ ràng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
1) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các Trường
Đại học (nghiên cứu trường hợpTrường ĐHKHTN, ĐHQGHN).
2) Nhiệm vụ nghiêu cứu:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết của KNST và Quỹ
hỗ trợ KNST trong trường Đại học
- Nhiệm vụ 2: Phân tích thực trạng nguồn tài chính phục vụ hoạt động
KNST của sinh viên trong trường Đại học
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu tham khảo mô hình tổ chức và hoạt động của
một số quỹ hỗ trợ cho hoạt động KNST của sinh viên ở Việt Nam hiện nay.
5


- Nhiệm vụ 4: Đề xuất xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ KNST của sinh
viên, học viên Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN nhằm thúc đẩy và phát huy tinh
thần khởi nghiệp, biến các dự án khởi nghiệp thành hiện thực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu:
Quỹ mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các trường Đại học
2) Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian khảo sát: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012-2017
- Không gian khảo sát: Nghiên cứu về việc xây dựng mô hình Quỹ hỗ

trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Quốc
gia Hà Nội.
5. Mẫu khảo sát
- Đại diện giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên thành đạt của Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN.
+ Giảng viên: 8-10 người (phỏng vấn)
+ Sinh viên: 100 người (bảng hỏi)
+ Cựu sinh viên: 3-5 người (phỏng vấn)
+ Học viên cao học: 5-7 người (phỏng vấn)
- Đại diện các nhà quản lý, các chuyên viên trong lĩnh vực Kế hoạch Tài chính, Khoa học - Công nghệ của Trường ĐHKHTN, Phòng Công tác
Chính trị Học sinh sinh viên: mỗi lĩnh vực từ 1 - 2 người (phỏng vấn).
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi chính: Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được xây dựng như
thế nào để thúc đẩy các hoạt động KNST của sinh viên Trường Đại học
KHTN?
- Câu hỏi phụ:

6


+ Nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các Trường Đại
học là gì?
+ Đối tượng mà Quỹ sẽ hỗ trợ là ai?
+ Quỹ hỗ trợ KNST tại Trường Đại học sẽ vận hành như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Quỹ đầu tư cho hoạt động KNST của Trường Đại học KHTN được xây
dựng theo mô hình tổ chức tài chính phi lợi nhuận trực thuộc trường, huy động
nguồn tài trợ cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên bằng hình thức kết nối,
huy động vốn từ các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân (cựu sinh
viên), nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn

khác phù hợp với quy định của pháp luật. Vốn góp bằng tiền đồng Việt Nam.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu có liên quan,
số liệu có sẵn về KNST, tìm hiểu về các mô hình tương tự tại nước ngoài.
- Phỏng vấn bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi các sinh viên đang học
tập tại trường để tìm hiểu thực trạng và xác định nhu cầu tài chính cho hoạt
động NCKH của sinh viên.
Số lượng: 100 phiếu
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh về những
vấn đề còn tồn tại trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của học viên và ý
tưởng thiết lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo dành cho người học.
+ Phỏng vấn các nhà quản lý, các giảng viên và các chuyên viên của
Trường ĐHKHTN trong lĩnh vực Kế hoạch - Tài chính, Khoa học - Công
nghệ, các cựu sinh viên thành đạt để đánh giá tính khách quan và tính khả thi
của việc xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong Trường
ĐHKHTN.
7


9. Kết cấu của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng I. Cơ sở lý luận của việc xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng
tạo trong các Trƣờng Đại học
1.1

Khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo, môi trƣờng khởi nghiệp, hệ

sinh thái khởi nghiệp
1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp

1.1.2 Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo
1.1.3 Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
1.1.4 Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo
1.2

Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong Trƣờng Đại học
1.2.1 Khái niệm quỹ
1.2.2 Khái niệm quỹ hỗ trợ
1.2.3 Các loại hình quỹ hỗ trợ trong Trường Đại học
1.2.4 Điều kiện hình thành các loại Quỹ
1.2.5 Khái niệm và tính pháp lý của quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
trong Trường Đại học
1.2.6 Vai trò của quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong Trường Đại học

Chƣơng II. Thực trạng nguồn tài chính hỗ trợ các dự án khởi nghiệp
sáng tạo trong Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
2.1. Thực trạng tình hình khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên trường Đại
học Khoa học Tự nhiên
2.2. Các nguồn kinh phí cho việc hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
2.3. Đánh giá chung về thực trạng nguồn tài chính hỗ trợ khởi nghiệp
sáng tạo

8


Chƣơng III. Đề xuất mô hình Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong
Trƣờng Đại học
3.1. Cơ sở của việc xây dựng Quỹ
3.2. Cơ chế hoạt động của Quỹ
3.3. Tính khả thi của mô hình Quỹ

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUỸ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Khái niệm về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm Khởi nghiệp
Theo từ điển Việt Nam, “Khởi” là bắt đầu, mở đầu một công việc gì đó,
“Nghiệp” là nghề làm ăn, sinh sống. “Khởi nghiệp” có thể được hiểu là mở
đầu một công việc, bắt đầu xây dựng sự nghiệp. [3]
Theo CEO của Warby Parker, định nghĩa “Khởi nghiệp là một công ty
hoạt động nhằm giải quyết một bài toán mà lời giải không rõ ràng và sự
thành công không chắc chắn”[8]
Theo TS Nguyễn Thanh Mỹ – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Mỹ Lan (Mylan Group) cho rằng “Khởi nghiệp là một hành trình
thành lập và phát triển một doanh nghiệp dựa trên khoa học và công nghệ để
tạo ra những sản phẩm hay cách thức phục vụ mới hoặc khác nhằm đáp ứng
tốt hơn nhu cầu đời sống xã hội”[8]
Cũng theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa được Chính Phủ trình Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017, khái niệm
về khởi nghiệp cũng được nhắc tới và dần được “luật hóa”. Theo đó khởi
nghiệp được định nghĩa là “quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm
quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên
thị trường chứng khoán”[điều 17, Mục 2] [1]

Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào về khởi nghiệp, cũng như
chưa có một văn bản pháp lý nào giải thích rõ khái niệm khởi nghiệp là gì.
10


Tác giả có cùng quan điểm với định nghĩa khởi nghiệp là “tập hợp của các
nguồ n lực tam
̣ thời (nhân lực, tiền, thời gian...) để đi tìm kiếm một mô hình
kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành m

ột tổ chức /doanh

nghiệp đaṭ quy mô, đồ ng thời có khả năng lặp laị hay nhân rộng taị các thi ̣
trường khác nhau ; Và thư ờng t ận dụng công ngh ệ để tạo lợi thế cạnh
tranh (Temporary – Searching profitable - Repeatable & Scalable)”của bà
Thạch Lê Anh – Giám đốc đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình
Thung lũng Silicon tại Việt Nam
1.1.2. Khái niệm khởi nghiệp sáng tạo
Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình
khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để
nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có
khả năng tăng trưởng nhanh.
Trong tiếng anh, Khởi nghiệp được dịch là start-up. Theo định nghĩa
này, khởi nghiệp phải đảm bảo được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start”có
nghĩa là“bắt đầu”, “khởi đầu”,“Up”có nghĩa là“tăng, đi lên”. Do vậy
startup là bắt đầu, khởi đầu một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới
thì cách làm phải đột phá và thường gắn với ứng dụng công nghệ.
Bên cạnh đó, nó còn cần liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy
mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả năng triển khai trong thực
tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở

rộng được để phát triển trong thời gian càng nhanh càng tốt. Như vậy start-up
không chỉ đơn giản là khởi nghiệp mà là khởi nghiệp sáng tạo.
Cũng trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng định nghĩa:
“khởi nghiệp sáng tạo cũng được đề cập đến để phân biệt với khởi nghiệp đơn
thuần, theo đó “khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa
trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công
11


nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng trưởng thành nhanh”[2;điều 3] [1]
Ông Trương Gia Bình, chủ tich tập đoàn FPT đã từng phát biểu rằng
“Khởi nghiệp là phải đổi mới sáng tạo. Lập nghiệp cũng có thể trở thành
doanh nghiệp lớn nhưng startup phải là khoa học công nghệ, là điều thế giới
chưa từng làm, còn bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp”[8].
Điều đó cho thấy, yếu tố tăng trưởng và ứng dụng khoa học công nghệ
được nhấn mạnh và là điểm tạo nên sự khác biệt giữa khởi nghiệp thông
thường và khởi nghiệp sáng tạo.
Như vậy, khởi nghiệp sáng tạo có thể được định nghĩa là quá trình
khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản
lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng
hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
1.1.3. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng Anh: entrepreneurial ecosystem) là một
thuật ngữ chỉ một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sinh,
chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự
hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh
Trong khi đó, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định
nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “tổng hợp các mối liên kết chính thức
và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại),

tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần,
hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ
quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ
thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số
lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi
nghiệp tại địa phương”. [11]
12


Như vậy, nếu chia theo chức năng, nhiệm vụ thì hệ sinh thái khởi
nghiệp có các tác nhân chính sau:
- Chức năng khởi nghiệp: Khởi nghiệp, startup, cộng đồng khởi
nghiệp,…
- Chức năng hỗ trợ: Chính phủ, Trường Đại học, Phòng thí nghiệm,
Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia và cố vấn
- Chức năng đầu tư: Nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm và các
tổ chức kinh doanh tài chính khác.
Cụ thể trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào chức năng
hỗ trợ, cụ thể là Nhà trường trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sáng tạo.
Mặc dù, có thể nói nếu thiếu một trong các chức năng này thì cũng không thể
có hệ sinh thái khởi nghiệp, tuy nhiên vai trò của Nhà trường trong hệ sinh
thái là vô cùng quan trọng, góp phần định hướng và trang bị những kiến thức,
cơ hội va chạm đầu tiên cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp có thể thành
hình. Và hơn hết, cần phải làm rõ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của các cơ sở giáo dục đào tạo, cụ thể là trường Đại học trong việc thể hiện
vai trò và đóng góp của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
1.1.4. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo
Tại lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn
2016-2021 và Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia ngày
16/10/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong bài phát biểu

của mình đã chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ ở đây có rất đông các bạn trẻ, những ai
có ước mơ, hoài bão, muốn trở thành người thành danh trong nghề nghiệp
của mình, thành chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, muốn cống hiến cho xã hội
trí lực và cống hiến hết sức tiềm năng bản thân mình thì phải cố gắng, vươn
lên, khắc phục khó khăn để phát triển ngay khi còn ngồi ở giảng đường hay
khi ra trường”
13


Sự khởi nghiệp đó có thể là thực hiện một ý tưởng sáng tạo về kinh
doanh hay công nghệ, có thể là một ý tưởng giải quyết một bài toán xã hội
trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp đến dịch vụ, xóa đói giảm
nghèo, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục, y tế… Theo đó,
những người có ước mơ khởi nghiệp là những người mang trong mình hoài
bão và sứ mệnh muốn phát huy tốt nhất mọi tiềm năng bản thân cống hiến cho
xã hội, được xã hội thừa nhận. Đó có thể là một ý tưởng mới, làm thay đổi
cuộc sống đem lại tiện nghi cho con người. Đó có thể là một ý tưởng khởi sự
phục vụ cho cộng đồng, giải quyết một bài toán đặt ra hoặc tạo ra công ăn
việc làm mới.
Khởi nghiệp không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất kinh
doanh, đó có thể là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng
tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con người và sự phát
triển bền vững. Do vậy, giá trị của khởi nghiệp không chỉ là thành công tài
chính của dự án kinh doanh mà còn là giá trị về xã hội, về tính nhân bản, đem
lại sự khác biệt, được xã hội tôn trọng.
“Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ
kiến tạo. Ngược lại, người dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì
nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng
cao. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ
hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện

thuận lợi như lúc này”, người đứng đầu Chính phủnói.
Điều đó có thể thấy rằng, hoạt động khởi nghiệp của sinh viên hiện nay
đang được Chính phủ rất quan tâm và đầu tư, chiếm một vai trò quan trọng
trong việc định hướng sự phát triển trong tương lai không chỉ ở mỗi cá nhân
mà còn là mở ra một chính phủ năng động, sáng tạo và tự chủ trong từng
bước đi. Khởi nghiệp là động lực phát triển mạnh mẽ, khởi nghiệp càng nhiều
14


thì tiềm năng của nhân dân càng được phát huy, mọi nguồn lực xã hội được
đưa vào khai thác và toàn dụng.
1.2. Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong trƣờng Đại học
1.2.1. Khái niệm “quỹ”
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về “quỹ” như sau
 Số tiền dành riêng cho những khoản chi tiêu nhất định (ví dụ:
Quỹ tiền lương, Quỹ phúc lợi)
 Tổ chức làm nơi nhận gửi và chi trả tiền (Quỹ tiết kiệm, Quỹ tín
dụng)
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê [3]: “quỹ” là số tiền bạc thu
góp lại dùng để làm gì đó.
Như vậy, thông thường “quỹ” được hiểu ở hai dạng: hoặc là khoản tiền
hoặc là một tổ chức độc lập kinh doanh (hoặc không kinh doanh) tiền. Tùy
thuộc mục đích và quy mô hoạt động mà hình thành dạng Quỹ trong thực tế.
1.2.2. Khái niệm “quỹ hỗ trợ”
Theo nghị định số 30/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về Tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, Quỹ hỗ trợ là một quỹ xã hội, “Quỹ được
tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát
triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát
triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”.[2; Điều 3] Các đặc trưng của
Quỹ hỗ trợ [Điều 4]

- Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.
- Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật bằng tài sản của mình.
- Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật
liên quan.
15


- Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ.
- Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động.
1.2.3. Các loại hình Quỹ
Tùy theo tiêu thức có thể phân loại các loại hình Quỹ sau:
- Theo hình thức sở hữu, Quỹ phân loại thành:
+ Quỹ thuộc sở hữu nhà nước: vốn nhà nước
+ Quỹ thuộc sở hữu tập thể: vốn do các cá nhân/ tập thể đóng góp
+ Quỹ thuộc sở hữu tư nhân: vốn cá nhân
- Theo tính chất sử dụng, Quỹ phân loại thành:
+ Quỹ có tính chất kinh doanh: đầu tư sinh lợi
+ Quỹ có tính chất xã hội (không kinh doanh): đầu tư phi lợi nhuận
+ Quỹ vừa có tính chất kinh doanh vừa có tính chất xã hội
- Theo phạm vi tác động, Quỹ phân loại thành:
+ Quỹ có phạm vi trong một đơn vị/ tổ chức: trường học, công ty, viện, ...
+ Quỹ có phạm vi quốc gia: Quỹ trung ương, quỹ địa phương
+ Quỹ có phạm vi khu vực/ quốc tế.
+ Quỹ có phạm vi ngành/ lĩnh vực: Quỹ KH&CN, Quỹ khuyến học,
Quỹ Quốc phòng - An ninh,...
1.2.4. Điều kiện hình thành các loại hình Quỹ
Một Quỹ có khả năng hình thành cao cần hội đủ ít nhất 2 điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất: tồn tại các nhu cầu khách quan. Đây là điều

kiện quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản và mang tính quyết định.
+ Quỹ thuộc sở hữu Nhà nước gắn liền với bản chất của Nhà nước
nhằm đáp ứng các nhu cầu/ quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội.
+ Quỹ thuộc sở hữu cá nhân/ tập thể, nhu cầu hình thành được thể hiện
ở tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng Quỹ, bổ sung Quỹ cho Nhà nước, do
phạm vi Quỹ Nhà nước không thể bao trùm và thỏa mãn mọi nhu cầu xã hội,
có vai trò thay thế Quỹ Nhà nước đối với những nhu cầu có phạm vi nhỏ hơn.
16


- Điều kiện thứ hai: có nguồn vốn để hình thành. Đây là điều kiện để
đảm bảo vật chất cho việc hình thành, tồn tại và phát triển các loại hình Quỹ.
Điều cần chú ý ở đây là, nguồn vốn muốn chuyển hóa thành Quỹ, cần phải
thỏa mãn các điều kiện:
+ Phải có nguồn vốn có thể huy động, sử dụng theo cơ chế của Quỹ để
phục vụ cho mục tiêu đề ra khi lập Quỹ.
+ Phải có cơ chế thích hợp để tập trung Quỹ đúng mục tiêu và phù hợp
với pháp luật.
Theo đó, Quỹ Nhà nước có các nguồn hình thành: Ngân sách Nhà
nước, viện trợ/hỗ trợ quốc tế, các tổ chức, nguồn tích lũy của bản thân Quỹ.
Quỹ cá nhân/ tập thể có nguồn hình thành: huy động vốn từ các tổ chức kinh
tế, xã hội và từ dân cư, từ nguồn hỗ trợ/ đóng góp của Ngân sách Nhà nước
(nếu có), viện trợ/ hỗ trợ quốc tế.
1.2.5. Khái niệm và tính pháp lý của Quỹ hỗ trợ cho các ý tưởng và dự án
khởi nghiệp sáng tạo của học sinh, sinh viên
Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên là loại hình Quỹ
thuộc sở hữu tập thể, có tính chất xã hội (đầu tư phi lợi nhuận), có phạm vi
trong một đơn vị/ tổ chức và nằm trong hệ thống Quỹ hộ trợ. Đây là Quỹ
chuyên biệt, là cầu nối giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư tới các ý tưởng và
dự án khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, Quỹ cũng huy động các nguồn

vốn, đầu tư tài chính cho các đề tài, dự án khởi nghiệp do sinh viên làm chủ
trì. Mục đích của Quỹ là tìm kiếm và thúc đẩy khả năng sáng tạo và giúp sinh
viên có thể hiện thực hoá các ý tưởng khởi nghiệp của mình, đầu tư kinh phí
hoàn toàn không vì lợi nhuận.
Đối với nước ta, Quỹ hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên
đã được pháp lý hóa trong các văn bản pháp lý sau: Nghị định số
30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
17


×