Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 191 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ HẰNG PHƯƠNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN
GÂY RA RỐI LOẠN LO ÂU
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC







Hà Nội - 2008

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Về mặt thực tiễn
Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống
con người, phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí.
Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu,
trầm cảm, ám ảnh, hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động
kinh Trong đó, lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con
người trong khi họ gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Các nhà khoa học cho rằng mười phần trăm (10%) lo âu là cần thiết cho
một người bình thường. Nhưng vấn đề lại ở chỗ không phải lúc nào người ta
cũng có một chút lo âu, mà ở rất nhiều người lo âu đã trở thành bệnh lí. Vì nó
luôn làm đảo lộn cuộc sống cá nhân, làm cho người đó ăn không ngon, ngủ
không yên, tâm thần bất an. Trong nhiều trường hợp, người có rối loạn lo âu
có thể giảm được sự lo lắng thái quá nếu có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.
Về mặt lý thuyết
Nghiên cứu về những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm trí ấy là cực kỳ
cần thiết để phục vụ cho việc trị liệu tâm lí, giúp con người trở lại được trạng
thái bình thường; nhưng từ trước tới nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn
đề sức khoẻ tâm trí nói chung, nhưng lại ít có những nguyên cứu chuyên biệt
về rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu tồn tại ở mọi lứa tuổi, nhưng với các em học sinh THPT,

lứa tuổi 15-18 thì khả năng xuất hiện rối loạn lo âu là tương tối cao, bởi trước
hết đây là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lí đặc biệt; những thay đổi ở lứa tuổi
dậy thì gây ra không ít những vướng mắc ở các em. Hơn nữa, với các em học
sinh trung học phổ thông, sự lo lắng của các em về việc học tập, về trường thi,

2
khối thi, về tương lai, về ngành nghề và cả những vấn đề bạn bè đều có ảnh
hưởng không nhỏ đến tình cảm và suy nghĩ của các em.
Chính vì lí do trên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu nguyên
nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT (cụ thể là chúng tôi đã nghiên cứu
trên học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình). Chúng tôi hi vọng rằng, qua
nghiên cứu này, có thể tìm ra một số nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn lo
âu ở học sinh trung học phổ thông. Đồng thời, qua đây, chúng tôi có thể đưa
ra được một vài khuyến nghị cho các ngành, các cấp và đặc biệt là với các bậc
phụ huynh trong cách quan tâm, dạy dỗ con cái mình nhằm giảm thiểu nguy
cơ rối loạn lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông
(nghiên cứu tại trường THPT chuyên Quảng Bình).
3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra một số nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trên cơ sở đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung
học phổ thông Chuyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
- Chỉ ra thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông Chuyên.
- Lý giải những nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở các em.
- Phân tích 3 trường hợp cụ thể để minh hoạ nguyên nhân gây rối loạn
lo âu.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu ở

học sinh trung học phổ thông Chuyên.

3
5. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu đại trà 600 em học sinh trường THPT chuyên Quảng Bình
tham gia điều tra thực trạng.
- Nghiên cứu sâu 90 em học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu trùng nhau
theo kết quả điều tra ở cả 2 thang đo lo âu (bằng phương pháp điều tra bảng
hỏi và phỏng vấn sâu).
- 2 giáo viên dạy tại trường THPT Chuyên Quảng Bình.
- 2 phụ huynh của các em học sinh trường THPT Chuyên Quảng Bình
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu 4 nhóm nguyên nhân gây rối loạn
lo âu là: nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, liên quan đến gia đình, liên
quan đến các mối quan hệ xã hội và liên quan đến bản thân học sinh.
- Trong đề tài này, chúng tôi dùng cụm từ “rối loạn lo âu“ để biểu đạt
cho việc lo âu quá mức bình thường. Những em học sinh có rối loạn lo âu
được xác định bằng việc các em ấy có điểm đo lo âu ở thang DASS 42 từ 15
điểm trở lên và ở thang Zung từ 40 điểm trở lên. (Xin xem thêm ở Chương 2,
phần phương pháp nghiên cứu).
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu học sinh, giáo
viên và phụ huynh của các em học sinh thuộc trường trung học phổ thông
Chuyên Quảng Bình, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong các nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu cho các em học sinh
trung học phổ thông mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, thì nhóm nguyên nhân
liên quan đến lĩnh vực học tập gây ra rối loạn lo âu cho các em nhiều nhất.


4
- Rối loạn lo âu xuất hiện ở những em học sinh cuối cấp (học sinh lớp
12) cao hơn so với các em lớp dưới (lớp 10 và 11).
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp toạ đàm
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
- Phương pháp thống kê toán học
Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở
chương 2 (trang 41).

5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề lo âu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lo âu trên thế giới
Thuật ngữ “Rối loạn lo âu“ đó được sử dụng từ lâu trong lịch sử phát
triển của ngành tâm thần và y học. Lần đầu tiên thuật ngữ Angest được
Kerkgard (Đan Mạch) sử dụng để chỉ trạng tháng lo âu vào năm 1844, [dẫn
theo [10; 123].
Vào những năm cuối thế kỳ 19, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm một
cách đặc biệt đến tình trạng sức khỏe tâm thần của con người. Trong các bệnh
về sức khỏe tân tầm, lo âu, trầm cảm được xem là những bệnh tâm căn.
Năm 1866, Morel gộp chung lại những trạng thái lo âu dưới cái tên là:
“Hoang tưởng cảm xúc“ (Délire émotif), khác với hystérie và ưu bệnh

(hypochondria) [10; 123]
Đến năm 1871, Dacosta đã mô tả các triệu chứng lo âu gọi là trạng thái
tim bị kích thích. Beck là người đầu tiên tách trạng thái lo âu, trầm cảm ra
khỏi suy nhược thần kinh. (Vì hầu hết các bác sĩ ở thế kỷ XIX đều xếp các
bệnh nhân rối loạn lo âu vào suy nhược thần kinh) [10; 123].
Sau đó, vào năm 1895, Freud đề nghị khái niệm: “Loạn thần kinh lo
hãi“ bao gồm sự chờ đợi và lo âu cấp tính. Ông đó đề xuất ra thuật ngữ “nhiễu
tâm lo âu“ trên cơ sở phân tích các hiện tượng lâm sàng rối loạn ám ảnh [10;
123].
Khái niệm này được nhiều người chấp nhận và sử dụng trong thời gian
dài từ thế kỷ XX đến nay, ông cho rằng chứng bệnh tâm căn này là do xung
đột nội tâm vô thức.
Năm 1960, khi bàn về lo âu và rối loạn lo âu, Donald Klein đề nghị
chia ra hai thực thể khác nhau là rối loạn hoảng loạn và lo âu lan tỏa mãn tính
[10; 123].

6
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8 (ICD8, 1968) tổ chức Y tế
thế giới cho rằng, lo âu được xếp vào lo âu tâm căn (tức là bệnh do căn
nguyên tâm lí).
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9, (ICD9, 1978), mặc dù đã có
nhiều tiến bộ, nhiều thay đổi trong bảng phân loại, nhưng họ vẫn xếp các
trạng thái lo âu vào các rối loạn tâm căn, tuy nhiên bắt đầu theo hướng mô tả
các triệu chứng thuần túy về các mức độ khác nhau của các rối loạn lo âu.
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10, 1992) đã ghi nhận sự
kết hợp quan trọng của các rối loạn này với các nguyên nhân tâm lí. Rối loạn lo
âu được xếp vào các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.
Khoảng những năm 80 thế kỷ XX, các nhà tâm lí học Nga xếp các
trạng thái lo âu sợ hãi ám ảnh của trẻ em vào hội chứng rối loạn thần kinh
chức năng.

Trong bảng phân loại các rối loạn tâm lí và bệnh tâm thần của Hiệp hội
tâm thần Mỹ (Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders - DSM
III, 1983), thì khái niệm rối loạn lo âu bắt đầu được sử dụng chính thức. Phân
chia rối loạn lo âu thành rối loạn lo âu chia ly, rối loạn lo âu quá mức, rối loạn
lo âu né tránh.
Nhưng đến năm 1994, Hội tâm thần học Mỹ đưa ra bảng phân loại
DSM – IV [23; 136], thì mỗi loại rối nhiễu tâm thần (Mental Disorders) được
khái niệm hóa như là một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lí (hoặc
những mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chúng
xảy ra ở một cá nhân và liên quan dến stress tiêu cực (ví dụ: triệu chứng đau)
hoặc liên quan đến việc làm mất năng lực của cá nhân (tức là làm hỏng một
hay một số chức năng duy trì cuộc sống cân bằng của cá nhân), hoặc làm tăng
đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác
tiêu cực (như ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất
mát đáng kể, sự tự do của cá nhân (nhưng những triệu chứng này không phải

7
là một sự đáp ứng được người ta chấp nhận về mặt văn hóa hoặc được người
ta mong đợi, chẳng hạn cái chết của người thân). Bất kể điều gì là nguyên
nhân của những triệu chứng thì sự rối nhiễu hiện có phải được xem là sự biểu
hiện của sự suy thoái về chức năng ở các góc độ sinh lí, tâm lí (nhận thức –
hành vi) xảy ra ở các cá nhân nào đó.
1.1.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu lo âu ở Việt Nam
Theo những số liệu mà chúng tôi thu được, thì cho đến nay, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn lo âu một cách độc lập, chuyên biệt.
Thông thường, các nghiên cứu đều tập trung vào nhiều yếu tố cùng một lúc.
Ví dụ, các nhà khoa học nghiên cứu các rối nhiễu tâm trí, hay các tổn thương
tâm lí thì rối loạn lo âu chỉ nằm một phần nhỏ, hẹp trong đó.
Kể từ năm 1987 đến nay, Việt Nam chưa hề có một cuộc nghiên cứu
trên quy mô toàn quốc về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em. Theo bác sĩ

Hoàng Cẩm Tú, đáng kể nhất là cuộc nghiên cứu của ngành tâm thần về rối
nhiễu hành vi ở trẻ em (chỉ là một trong những bệnh về sức khỏe tâm thần)
[32].
Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã thu được những số liệu như sau ở
Việt Nam:
Dưới góc độ nghiên cứu chẩn đoán trị liệu, theo báo cáo thống kê phân
loại các rối nhiễu tâm lí của trẻ em và thiếu niên, qua 352 hồ sơ của Bác sĩ
Phạm Văn Đoàn [16; 28], thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em (NT) tính từ
tháng 1/1989 đến tháng 10/1995 có các nhóm rối nhiễu tâm trí cơ bản sau:
- Loạn tâm: có 24 trường hợp chiếm 6,8%. trong đó chủ yếu là tâm thần
phân liệt ở tuổi tiền dậy thì.
- Nhiễu tâm: Có 95 trường hợp, chiếm 27% chủ yếu là nhiễu tâm tiến
triển có biểu hiện hysteria và ám sợ trội

8
- Bệnh lí về nhân cách và các rối nhiễu tiến triển ngoài loạn tâm và
nhiễu tâm có 14 trường hợp, chiếm 4% trong đó chủ yếu là trái nết, dị tính.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, trưởng Khoa khám bệnh bệnh viện tâm thần
Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cuộc sống hiện tại làm con người ngày
càng có nhiều áp lực, vì vậy mà số người mắc bệnh lo âu đến khám ngày
càng nhiều, chỉ trong tháng 11/2004 đã có tới 812 bệnh nhân, tăng nhiều
lần so với những tháng trước [34].
Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Công Khanh, "Báo cáo của tổ chức y tế
thế giới năm 1995 công bố rằng có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệm
cơn hoảng sợ trong đời. Theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷ
qua, tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 đến 17,7%. Theo Kashani và O.Verchell
(1997) tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em và vị thành niên Mỹ là khoảng 9%. Còn tại
Hoa Kỳ hiện nay, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này" [16; 26].
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban
ngày Mai Hương, kết quả cuộc khảo sát mới đây đưa ra con số giật mình:

19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm
thần. Trong khi đó, hiểu biết của xã hội (thậm chí ngay trong ngành y tế) về
chăm sóc sức khỏe tâm thần còn rất nghèo nàn. Như vậy, gần 20% trẻ dưới 16
tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần [33].
1.2. Các khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài
1.2.1. Khái niệm lo âu
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu, trong đó, nổi bật lên là các
định nghĩa:
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúc
đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và
dai dẳng [19,11].

9
Theo tác giả Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên
(bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự
nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [7,37].
Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc bệnh viện tâm thần TP Hồ Chí
Minh: “Lo âu là tâm trạng chờ đợi một việc gì đó sắp xẩy ra mà mình không
biết được hậu quả” [34].
Còn theo từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện, lo âu là việc đón chờ và
suy nghĩ về một điều gì đó có thể để mà không chắc có thể đối phó được là
lo. Nếu sự việc cụ thể mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ. Trong nhiều
trường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối
lo nhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi. [21; 190]
Theo từ điển Wikipedia, lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọa
không được biết trước từ bên trong, mơ hồ hay có nguồn gốc xung đột, còn sợ
là đáp ứng với một đe dọa được biết rõ ràng từ bên ngoài hay không có nguồn
gốc xung đột. Cả hai đều là đáp trả lại các kích thích bất lợi của môi trường
nhằm gia tăng tính tích cực của hành vi, chẳng hạn sợ hãi con rắn được tìm
thấy ở nhiều người được cho là có ích nó giúp họ tránh những tổn thương mà

người không có cảm giác sợ này có thể gặp phải do không lường trước được
nguy hiểm (như bị rắn cắn).
Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên, chúng ta có
thể xem xét thuật ngữ lo âu qua những điểm sau:
- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người
trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người
phải tìm cách vượt qua để tồn tại.
- Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xẩy đến,
cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.

10
Lo âu và sợ hãi cũng có những điểm khác nhau, với lo âu, đó là một đáp
ứng với một sự đe dọa mà cá nhân không biết được rõ ràng, mơ hồ, thường
phát sinh từ bên trong và mang tính xung đột, mâu thuẫn. Còn sợ hãi là đáp
ứng với một sự đe dọa, mà sự đe dọa này thường được xác định hoặc biết rõ,
thường phát sinh từ bên ngoài và không mang tính xung đột.
Như vậy, đối với mỗi con người, trạng thái lo âu xuất hiện trong cuộc
sống của họ là chuyện bình thường, phải lo lắng về điều gì đó cũng giống
như những việc làm hàng ngày khác của họ: lo cái ăn, cái mặc, lo học hành,
tu dưỡng, lo nghĩ về các mối quan hệ Và lo âu là điều kiện tiên quyết để
mỗi người hoàn thiện bản thân mình, làm tốt mọi việc được giao, tạo ra cuộc
sống tốt đẹp hơn cho chính mình và những người xung quanh.
Nhưng nếu những lo âu đó kéo dài, lo âu với những nguyên nhân
không rõ ràng sẽ có những hậu quả không lường trước được, ví dụ như lo âu
mang tính bệnh lí hay trầm cảm.
Vấn đề lo âu đối với trẻ em, thanh thiếu niên có những điểm khác biệt
hẳn so với người lớn, đó cũng là cảm giác lo lắng về những gì xẩy ra bên cạnh
mình, có ảnh hưởng tới tình cảm, nguyện vọng đời sống của chính các em.
Dựa vào đặc điểm hoạt động chủ đạo của các em, chúng ta có thể phân loại
được những nguyên nhân gây ra lo lắng, áp lực cho các em chính là những lo

lắng xung quanh áp lực về việc học tập, những mối quan hệ với bạn bè với
thầy cô giáo, và mối quan hệ với cha mẹ, anh chị em gia đình.
Còn đối với người lớn, mối quan hệ của họ rộng lớn hơn, như gia đình,
bạn bè, nơi làm việc, hàng xóm… cho nên những rối loạn lo âu ở người lớn
cũng nhiều yếu tố phức tạp hơn ở trẻ em.
1.2.2. Khái niệm rối loạn lo âu
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, lo âu là điều bình thường và cần thiết
đối với cuộc sống con người. Nhưng nếu người ta không kiểm soát nổi những

11
cảm giác lo âu ở mức bình thường, để nó vượt quá ngưỡng của mức bình
thường, diễn biến trong thời gian dài, kèm theo những rối loạn về mặt thực
thể, rối loạn hệ thần kinh thực vật thì lo âu trở nên có tính bệnh lí (còn gọi là
rối loạn lo âu).
Thuật ngữ “rối loạn lo âu” đã từng có những biến đổi về ý nghĩa và
định nghĩa, Aubrey Lewis, một bậc lão thành của ngành tâm thần học nước
Anh đã khái quát lại như sau [10; 123]:
+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về
sợ hoặc cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, tổn hại, hoảng hốt khiếp
sợ, hoảng sợ, bối rối, kinh sợ, kinh hoàng).
+ Cảm xúc xấu: Có thể là cảm giác cái chết đe dọa hoặc là suy sụp.
+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa của
nguy hiểm đang đến.
+ Có những đe dọa hoặc là không thể nhận ra được, hoặc theo tiêu
chuẩn hợp lí, đe dọa ấy không cân xứng với cảm xúc đó gây nên.
+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thể như là cảm giác thắt lại trong
ngực, cảm giác thít chặt trong cổ họng và khó thở.
+ Có các rối loạn cơ thể bao gồm các hoạt động tự ý (thí dụ, kêu thét
lên, chạy trong khi hoảng sợ) hoặc các hoạt động không hoàn toàn hoặc hoàn
toàn tự ý (thí dụ: khô mồm, ra mồ hôi, nôn và đánh trống ngực).

Theo P. Pichot (1967), lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tượng không rõ
ràng hoặc không cụ thể. Fiona Judd và Graham Burrows trong bài viết về “Các
rối loạn lo âu”, cho rằng: Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó
chịu, lan tỏa cùng với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ
và nhất thời, chúng ta thường thấy mang tính chu kỳ. Lo âu có thể là hoạt động
thích nghi như là một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặc
bên trong và hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp (dẫn theo [1; 277]).

12
Theo Bremmer có tới 50-90% bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác
kéo theo (trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần cấp ). Rối loạn lo
âu thường biểu hiện sau một yếu tố gây stress, chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ
hồ, sự bất an, bối rối khó chịu, dễ bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn
vặt kéo theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng
thượng vị, có mồ hôi Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, stress dai
dẳng thường có biểu hiện mất ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả năng lao
động giảm sút (dẫn theo [1; 277])
Theo tiêu chuẩn phân loại lo âu của hội Tâm thần học Mỹ, DSM-IV,
rối loạn lo âu là những lo sợ thái quá về một số sự kiện hoặc các hành vi kéo
dài trong nhiều ngày, xẩy ra lặp đi lặp lại ít nhất trong 6 tháng. Cá nhân
thường có khó khăn trong sự kiểm soát những lo lắng và thường có những
dấu hiệu thực thể chẳng hạn như là sự căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm
giác bất an…
Cũng theo DSM-IV, sự khác biệt giữa lo âu và rối loạn lo âu là trạng
thái lo lắng quá mức và cá nhân có khó khăn hoặc mất sự kiểm soát những lo
âu này. Những người trải nghiệm sự lo âu khó kiểm soát những xúc cảm của
bản thân, những xúc cảm tiêu cực thường tạo ra sự đảo lộn hay sự mất năng
lực trong phạm vi của bản thân.
Chúng ta có thể xem ở bảng sau để phân biệt rõ hơn về lo âu bình
thường và rối loạn lo âu, trong luận văn này, chúng tôi cũng dựa vào

những tiêu chí này để xem xét những dấu hiệu rối loạn lo âu ở học sinh
THPT Chuyên Quảng Bình.

Lo âu bình thƣờng
Rối loạn lo âu

13
Chủ đề
Lo lắng có chủ đề, nội dung rõ
ràng như ốm đau, công ăn việc
làm.
Không có chủ thể rõ ràng, mang
tính chất vô lí, mơ hồ (lo lắng về
tương lai).
Thời
gian
Nhất thời khi có các sự kiện trong
đời sống tác động đến tâm lí của
chủ thể. Hết lo âu khi mất các tác
động này
Kéo dài và lặp đi lặp lại
Triệu
chứng
Không có hoặc có rất ít rối loạn
thần kinh thực vật
Nhiều rối loạn thần kinh thực vật
(mạch nhanh, thở gấp, chóng
mặt, khô miệng, vã mồ hội, lạnh
chân tay, run rẩy, bất an)


Thông qua các cách diễn đạt về RLLA như trên, ở đây, chúng tôi thống
nhất hiểu khái niệm rối loạn lo âu như sau:
Rối loạn lo âu là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với
sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể, có thể
kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lí.
1.2.3. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam
hiện nay, nó sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng hoặc đại học.
Trung học phổ thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). Để tốt nghiệp bậc
học này, học sinh phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào
cuối năm học lớp 12 (trước đây thường gọi là thi tú tài) [41].
Trường trung học phổ thông chuyên là trường THPT nhưng đào tạo
theo hệ thống các lớp chuyên. Học sinh trường THPT Chuyên nói chung đều

14
phải vượt qua kỳ thi tuyển vào trường với môn chuyên đăng ký trước. Về số
lượng học sinh cũng hạn chế hơn các trường THPT không chuyên.
1.2.3.1. Học sinh trung học phổ thông là những em học sinh từ lớp 10
đến lớp 12 ở các trường THPT, tuổi đi học chuẩn là từ 16 đến 18 ( tuy nhiên,
có những em đi học sớm hơn và cũng có những em đi học muộn hơn).
Đây là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời bởi từ đây, các em xác định
cuộc sống tương lai cho chính mình, là thời điểm các em tập trung học tập và
phát triển trí tuệ cao độ. Hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là học tập, vì
thế, nội dung và tính chất học tập có những nét khác biệt hơn hẳn so với các
giai đoạn trước và sau này.
Ví dụ như việc xác định ngành nghề, khối thi, trường thi vào ĐH đã
giúp các em tưởng tượng ra công việc của các em trong tương lai, muốn vậy,
các em buộc phải tập trung cao độ vào việc học tập để vượt qua kỳ thì vào
ĐH sắp tới. Việc các em xác định khối thi, ngành thi giúp các em chọn mục
tiêu phấn đấu và vạch ra đường hướng phát triển.

Đặc điểm nổi bật nhất của lứa tuổi là sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Các quá trình nhận thức được phát triển mạnh, từ tri giác, trí nhớ, đến chú ý,
tư duy. Thông qua các quá trình nhận thức này mà học sinh THPT nhận thức
tốt hơn về chính mình và những người xung quanh. Nhưng không hoàn toàn
tất cả các em đều có tính trách nhiệm với những gì mình nhận thức được,
ngược lại, cũng có nhiều em vì quá lo lắng với những gì các em cho là trách
nhiệm của bản thân, đến nỗi sinh ra những rối loạn về mặt tâm lí.
Việc các em có những thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm lí cũng chứng tỏ
được rằng nhận thức của các em tốt hơn các giai đoạn trước, các em tự ý thức
được việc mình làm và cũng đánh giá được những gì đang xấy ra xung quanh
mình. Trên cơ sở đó, các em hình thành thế giới quan cho mình, những gì các
em thu nhặt được sẽ là hành trang cho các em trong suốt cuộc sống về sau.
Ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, các em cũng có những mối quan hệ rất

15
quan trọng đối với đời sống của các em, đó là quan hệ gia đình, bạn bè, thầy
cô, trường lớp những mối quan hệ này có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến
các em.
Chúng tôi sẽ mô tả kỹ hơn ở phần sau.
1.2.3.2. Học sinh trung học phổ thông Chuyên
Cũng như các học sinh THPT, học sinh THPT Chuyên là những em học
sinh đang học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT Chuyên, cũng từ độ
tuổi chuẩn là từ 16 đến 18.
Điều khác biệt là các em học sinh THPT đã phải vượt qua một hoặc
một số kỳ thi thì mới có thể được vào học trường Chuyên. Bởi, trường
Chuyên là trường THPT đào tạo theo các khối chuyên từ lớp 10. Tức là, đối
với những em học sinh muốn vào học ở đây, các em phải lựa chọn một môn
chuyên để thi vào, và các em phải học theo khối chuyên đó cho đến khi ra
trường, và các em lựa chọn khối chuyên đó để thi vào ĐH.
Ở trường Chuyên Quảng Bình, học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh trở

lên mới được tuyển thẳng vào trường. Học sinh muốn dự thi vào học trường
Chuyên phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau: có giải tỉnh hoặc có tham dự
kỳ thi học sinh giỏi (đối với môn không chuyên); đạt giải hoặc có dự thi học
sinh giỏi cấp huyện/thành phố; đạt học sinh giỏi, hoặc khá 4 năm liền ở khối
THCS. Các môn thi tuyển vào trường là môn ngữ văn, toán và môn chuyên
(lấy điểm từ 8,5 trở lên với các môn học chuyên về khoa học tự nhiên và 7,5
với các môn khoa học xã hội).
Như vậy, những học sinh trường THPT Chuyên nói chung và trường
THPT Chuyên Quảng Bình nói riêng có những đặc thù về nhóm học sinh, đó
là những em học sinh đã được tuyển chọn khá kỹ càng về mặt trí tuệ, các em
phải trải qua nhiều vòng loại và các em ít nhiều phải có những khả năng thực
sự trong việc học tập. Chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn ở phần sau.

16
1.3. Những vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu
1.3.1. Biểu hiện của rối loạn lo âu
Đối với những người có RLLA thì đều có biểu hiện ra ngoài bằng các
triệu chứng thực thể, ở học sinh THPT thì có thể có những biểu hiện như là:
- Sự lo lắng thái quá về những vấn đề mà cá nhân gặp phải, ví dụ như
các em học sinh lo lắng quá mức về kỳ thi, điểm thi, đến mức các em ăn
không ngon, ngủ không yên. Các em trở nên suy diễn trong mọi việc, sợ hãi
quá mức về những gì có thể xẩy ra mà các em không chắc chắn được điều gì
sẽ đến.
- Sự căng cứng các cơ: trong cơn lo âu, có những biểu hiện thực thể
thường được biểu hiện ra bên ngoài như đau đầu, bồn chồn, bất an, sự run
chân tay.
- Sự hoạt động thái quá của thần kinh tự chủ biểu hiện như: hơi thở
nhanh, tiết mồ hôi thái quá, tim đập nhanh, các triệu chứng khó tiêu đầy bụng.
- Sự cảnh giác thái quá của nhận thức biểu hiện như: dễ bực dọc, cáu
gắt, bồn chồn, bất an…

Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu nói chung là rất đa dạng và với mỗi
người mỗi khác. Trước hết chứng lo âu có thể là sự khó chịu tinh thần, ví dụ:
nỗi day dứt không nguôi hoặc một sự hốt hoảng không có nguyên nhân rõ
ràng. Có thể gặp ở một số người là chứng lo âu khủng khiếp, làm cho chủ thể
phải chìm trong trạng thái sửng sốt, hốt hoảng, lo lắng thái quá về những gì
xẩy ra, họ suy diễn quá mức về những vấn đề, những mối quan hệ của họ.
Triệu chứng của chứng rối loạn lo âu cũng có thể bao gồm một trong
các dấu hiệu sau: đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu,
đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô
miệng và mất ngủ. Rối loạn lo âu cũng có thể khởi phát bởi caffein, rượu,
đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài

17
thuốc khác và sự truyền lactate vào máu, nhưng đây là dạng rối loạn thực thể,
mặc dù có biểu hiện giống như rối loạn lo âu về tâm lí.
Ở người bệnh có rối loạn lo âu, có khi họ phải chịu đựng một cảm xúc
vô cùng khó chịu, được kèm theo bởi một hay nhiều biểu hiện thể chất: xanh
xao, run rẩy, cơn khủng hoảng thần kinh, tim đập nhanh, toát mồ hôi, co thắt
nội tạng (đôi khi đau đớn đến mức chủ thể phải cong người lại), cảm giác
nghẹt thở, miệng khô, đau thắt ngực giả tạo… chứng lo âu và ám ảnh thường
nối kết nhau.
Trong nhân cách bệnh, rối loạn lo âu xuất hiện trên những người có nét
nhân cách bệnh lí, tồn tại dai dẳng thường có từ thời thơ ấu, được xem như là
một thuộc tính của nhân cách thường mang tố chất bẩm sinh. Do tồn tại dai
dẳng nên rối loạn lo âu ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của người bệnh, những
người bệnh thường có hiện tượng né tránh tiếp xúc chỗ người đông, xa lánh
những nơi ồn ào Tình trạng rối loạn lo âu thường được tìm thấy trong sự trầm
uất, suy nhược tâm thần, và phần lớn các rối loạn tinh thần. Đẩy cao thêm một
bậc rối loạn lo âu sẽ trở thành sự sợ hãi, với vô số triệu chứng mang tính chất
đau khổ cho chủ thể.

Lo âu nói chung là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người, trong mọi
hoàn cảnh để thúc đẩy con người hoạt động, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp
cho cuộc sống. Ngược lại, một khi lo âu chuyển sang mức rối loạn, thì nó lại
ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và nó có những biểu hiện đặc trưng. Đối
với trẻ em và thanh thiếu niên thì rối loạn lo âu có những biểu hiện khác biệt
hơn so với người lớn. Trong đề tài này, khách thể của chúng tôi là học sinh
trung học phổ thông, vì thế, một số phần lý thuyết chúng tôi trình bày chỉ
mang tính chất giới thiệu về hệ thống lí luận của đề tài. Còn khi phân tích,
chúng tôi chỉ tập trung vào những yếu tố liên quan đến lứa tuổi học sinh
trung học phổ thông.

18
1.3.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu
Có nhiều cách chẩn đoán RLLA, ở đây, chúng tôi giới thiệu các tiêu
chuẩn chẩn đoán, dựa vào các biểu hiện của rối loạn lo âu, theo bảng phân
loại quốc tế và hiệp hội Tâm thần Mỹ. Đó là:
Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) các nguyên tắc
chỉ đạo chẩn đoán RLLA như sau:
Bệnh nhân phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các
ngày, trong ít nhất nhiều tuần hoặc là nhiều tháng.
Các triệu chứng gồm nhiều yếu tố sau:
+ sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm giác dễ cáu kỉnh, khó tập
trung tư tưởng )
+ căng thẳng vận động (bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu,
run rẩy, không có khả năng thư giãn).
+ hoạt động quá mức thần kinh thực thể (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi,
mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu ở vùng thượng vị, chóng mặt khô mồm ).
Dựa theo bảng phân loại các rối loạn tâm lí và các bệnh tâm thần của
hiệp hội tâm thần Mỹ, DSM-IV, rối loạn lo âu được chẩn đoán bởi các tiêu
chuẩn sau [26; 512].

Chủ thể lo lắng quá mức về một số sự kiện xảy ra hàng ngày, kéo dài ít
nhất trong sáu tháng. Chủ thể khó kiểm soát dược sự lo lắng của mình.
Cụ thể là đối với thanh thiếu niên, biểu hiện của rối loạn lo âu chỉ cần
liên quan ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau (ở trẻ em chỉ cần một dấu hiệu).
+ Kích thích dễ bực mình, căng thẳng đầu óc.
+ Dễ mệt mỏi.
+ Khó tập trung, đầu óc trống rỗng.
+ Dễ cáu kỉnh.

19
+ Căng thẳng cơ bắp.
+ Rối loạn giấc ngủ (cảm giác khó ngủ, ngủ không ngon giấc).
Đối với học sinh trong diện điều tra, chúng tôi đã sử dụng thang đo để
đánh giá thực trạng rối loạn lo âu của các em. Qua kết quả điều tra, chúng tôi
thấy hầu hết các em học sinh THPT Chuyên Quảng Bình có điểm rối loạn lo
âu (theo thang đo) cao đều có ít nhất 3 trong 6 biểu hiện trên đây. (Xin xem
thêm ở phần kết quả nghiên cứu).
Đồng thời, chúng tôi sử dụng bảng hỏi với những câu hỏi mở, nhằm
tìm hiểu các biểu hiện khác thường của các em trong vòng 6 tháng trở lại đây
trên các lĩnh vực: tình trạng sức khoẻ, tâm lí, hành vi. Thông qua thang đo và
bảng hỏi, chúng tôi có thể biết được những em có rối loạn lo âu và thực hiện
những biện pháp hỗ trợ cho các em.
1.3.3. Phân loại lo âu
1.3.3.1. Lo âu tâm căn: Lo âu tâm căn là một trong những vấn đề cơ
bản trong bệnh cảnh lâm sàng, lo âu thường liên quan đến tác nhân tâm lí và ở
đây xuất hiện vòng xoắn bệnh lí đó là càng lo âu thì các rối loạn tâm căn càng
nặng và ngược lại, các rối loạn tâm căn càng nặng thì bệnh nhân càng lo âu
hơn. Lo âu trong tâm căn sẽ dịu đi khi có tác động của tâm lí trị liệu. Nếu
trong những trường hợp lo âu nổi bật lên hàng đầu trong bệnh cảnh lâm sàng,
kèm theo các rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, đánh trống ngực, ra mồ hôi,

mạch nhanh ) thì chúng ta chẩn đoán lo âu tâm căn.
Các rối loạn lo âu này làm cản trở các hoạt động trong cuộc sống hàng
ngày của chủ thể như: nhận thức, hành vi, tình cảm…
Như vậy, đặc trưng cơ bản của rối nhiễu biểu hiện sự lo âu, sự sợ hãi
quá mức bình thường (đến mức vô lí), trước những tình huống, sự vật hoặc
một ý nghĩ đe dọa đến sự an toàn của chủ thể. Lo âu có thể bộc lộ trực tiếp,
nhận thấy rõ rệt, nhiều khi bị che lấp bởi những phản ứng quá mức trước một

20
stress dường như không lưu ý, hoặc bộc lộ dưới các triệu chứng của rối loạn
thần kinh thực vật.
Qua toạ đàm, phỏng vấn, trao đổi với các em học sinh tại trường THPT
Chuyên Quảng Bình, chúng tôi thấy rằng các em đều có rối loạn lo âu thuộc
loại lo âu tâm căn, tức là lo âu có những căn nguyên từ tâm lí. Chúng tôi đã
nhóm thành bốn nhóm nguyên nhân gây ra RLLA cho các em, các nhóm
nguyên nhân đó đều là nguyên nhân tâm lý.
1.3.3.2. Lo âu lan tỏa
Khái niệm rối loạn lo âu lan tỏa (theo ICD): Nét chính là lo âu lan tỏa
và dai dẳng nhưng không khu trú vào hoặc hơn nữa không trội lên mạnh mẽ
trong bất kì hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào. Như trong các rối loạn lo âu
khác, các triệu chứng ưu thế rất thay đổi, nhưng phổ biến là bệnh nhân phàn
nàn luôn cảm thấy lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống
rỗng, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị. Sợ bản thân hoặc sợ người thân
thích, sợ mắc bệnh hoặc bị tai nạn thường biểu hiện, đồng thời với các loại lo
âu và linh tính điềm gở. Rối loạn này thường phổ biến ở phụ nữ và thường
liên quan đến stress môi trường mãn tính. Tiến triển của nó thay đổi nhưng có
xu hướng giao động và mãn tính.
Khái niệm rối loạn lo âu lan tỏa (theo DSM-IV): Rối loạn lo âu lan tỏa
là trạng thái lo âu và lo lắng quá mức về một số sự kiện hoặc hành động trong
suốt một thời gian dài, ít nhất là 6 tháng. Lo lắng rất khó kiểm soát và thường

đi kèm với các triệu chứng cơ thể như căng thẳng cơ bắp, dễ cáu kỉnh, khó
ngủ, bồn chồn. Sự lo âu không gây ra bởi việc sử dụng chất gây nghiện hoặc
một tình trạng (trạng thái) y học nói chung và không xuất hiện chỉ khi có sự
rối loạn tâm thần hoặc tâm trạng. Sự lo âu rất khó có thể kiểm soát, về mặt
chủ quan là gây đau buồn và làm tổn hại đến những thời khắc quan trọng của
đời sống chủ thể.

21
1.3.3.3. Rối loạn lo âu toàn thể: Đây là dạng nhẹ nhất trong các rối loạn
lo âu. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo
lắng không thực tế, đặc biệt xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng
bị giật mình. Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng
thành và thường gặp ở nữ hơn nam.
Triệu chứng của rối loạn lo âu toàn thể là: Khó ngủ và mệt mỏi kéo
dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác
quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, có mồ hôi,
đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt. Bệnh được chẩn đoán
khi một người trải qua ít nhất sáu tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề
cuộc sống hàng ngày.
1.3.3.4. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Loại rối loạn này xuất hiện khi
một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự
cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua
đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả
hai giới. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kể lứa tuổi nào nhưng thường là
vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành. Đi kéo với rối loạn ám ảnh
cưỡng chế là trầm cảm, và những RLLA khác, như rối loạn ăn uống và vấn
đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế biết rằng nỗi sợ của họ và những
hành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng dù sao họ vẫn làm điều đó vì chính họ
không bỏ được và vì họ hi vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của

mình. Những bệnh nhân này sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an
tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao
gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự
lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.
1.3.3.5. Ám ảnh sợ: Ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lí và không cố ý về một vài
điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thứ có hơn một người mắc một loại

22
nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt
đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam. Trong trường
hợp bị ám ảnh sợ, những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có
tác dụng và người đó có thể trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức để tránh bất
cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.
Có 3 nhóm: Ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lí về một vài đối tượng
nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao ), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng,
khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình
huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).
Trong nhóm các rối loạn này, lo âu xuất hiện, hoặc duy nhất hoặc chủ
yếu do những hoàn cảnh hay những đối tượng nào đó (bên ngoài chủ thể) và
thực tế không nguy hiểm, kết quả đặc trưng là bệnh nhân né tránh các hoàn
cảnh và đối tượng đó hoặc là bắt buộc phải chịu đựng sự khiếp sợ.
Như vậy đặc trưng của các rối loạn lo âu ám ảnh sợ là lo âu có khu trú
vào một hoặc nhiều đối tượng hoặc hoàn cảnh nào đó.
1.3.3.6. Cơn hoảng loạn: cơn hoảng loạn xuất hiện khi do một nguyên
nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng
tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa và nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh.
Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ. Ở
Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp hai lần nam và có
thể bắt đầu ở bất kể tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.
Theo hiệp hội tâm lí học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít

nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, có mồ hôi, run
rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt,
cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự
chủ hay sợ mất trí hay sợ chết Được cho là cơn hoảng loạn khi xảy ra đột
ngột và xuất hiện mỗi hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thứ sau đó phải là
sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng về cơn đó kéo dài ít nhất một tháng.

23
Cơn hoảng loạn có thể kéo hoặc không kéo theo ám ảnh sợ khoảng
rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi
cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp
tới bằng cách nộ tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các
trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh.
Các rối loạn lo âu khác: Biểu hiện của các rối loạn lo âu này là không khu
trú vào bất kỳ hoàn cảnh xung quanh đặc biệt nào, có thể có cả các triệu trứng
thứ phát của trầm cảm, ám ảnh hay lo âu ám ảnh sợ Bao gồm rối loạn lo âu
hoảng sợ, RLLA hoảng sợ, RLLA lan tỏa, RLLA không biệt định, RL khác.
1.3.4. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu
Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu có thể có các nguyên nhân sinh học
và nguyên nhân tâm lí, song chúng ta có thể đề cập đến các nguyên nhân tâm
lí là chủ yếu. Ở đây chúng tôi đề cập một cách vắn tắt những nguyên nhân
tâm lí gây ra rối loạn lo âu dựa vào các hệ thống lí thuyết.
1.3.4.1 Tiếp cận phân tâm học.
Lí thuyết phân tâm của Freud cho rằng: lo âu bắt nguồn từ thời tấm bé.
Bắt đầu là khi em bé có cảm giác “mất mẹ“; rồi đến lo hãi mất tình yêu của bố
mẹ; rồi đến lo hãi vì bản thân nhiều khi căm ghét bố mẹ, có ý hành hung bố
mẹ nhưng không dám thực hiện. Cũng theo thuyết phân tâm, một số lo hãi
thường gặp ở trẻ em là lo bị thiến (con trai thì lo sẽ bị cắt mất dương vật, con
gái thì cho rằng mình đã bị cắt). Dĩ nhiên, các mối lo hãi ở trẻ em đều là vô
thức, nhưng nếu không hiểu thì nhiều ứng xử của trẻ em cũng khó mà lý giải.

Thông thường, lo âu của bố mẹ cũng gây lo âu cho trẻ em.
Lo âu bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là những mong
muốn biểu hiện các xung năng tình dục và hung tính với một bên là những
cấm kỵ của ý thức, chống lại mong muốn đó. Mâu thuẫn nội tâm hoá nằm
ngoài hiểu biết của ý thức, song các triệu chứng lo sợ thì bộc lộ rõ. Sự sợ hãi
có thể bộc lộ bằng dễ cáu kỉnh, dễ khóc thút thít ở trẻ nhỏ hay sự lo lắng ở trẻ

24
lớn. Nó cũng có thể biểu hiện dưới một tình trạng ám sợ: sợ bóng tối, sợ đi ra
ngoài, đôi khi lo lắng…được chuyển thành các triệu chứng thực tế
1.3.4.2 Theo cách tiếp cận tập nhiễm xã hội.
Học thuyết điều kiện hóa của Skinner kết luận: lo âu là do tập nhiễm
gây ra khi có mặt các kích thích lo âu, nếu thiết lập một đáp ứng ức chế lo âu
thì đáp ứng này sẽ làm yếu đi ức chế lo âu.
Theo học thuyết về tập nhiễm xã hội Bandura nhấn mạnh vai trò của
nhận thức trong các hình thành lo âu, lo âu có thể được tập nhiễm từ người
chăm sóc hoặc những người khác trong môi trường sống của trẻ (thông qua
bắt chước và lây lan lo sợ hoặc cách giải thích của người lớn thường nhấn
mạnh đến khía cạnh sợ những nguy hiểm trong cuộc sống ) Như vậy hành vi
của người chăm sóc là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển lo
âu ở trẻ em.
1.3.4.3 Theo tiếp cận nhận thức Beck và Emery
Khi con người quá chú ý vào tình huống nguy hiểm gây lo hãi có thể
bóp méo sự ước lượng của con người về mối nguy hiểm mình phải đối diện.
Sự ước lượng này thường chứa đựng kinh nghiệm cá nhân khi so sánh với
tình huống trong quá khứ, vì quy luật, vì lí tưởng mà họ hướng tới. Tiếp cận
nhận thức tập trung vào các quá trình tư duy, những ý nghĩ sai lầm, mà cách
thức suy nghĩ ấy trở thành nguyên nhân của rối loạn lo âu.
Trên đây là những quan niệm về lo âu theo những cách tiếp cận và các
thuyết của các nhà nghiên cứu. Về phía chúng tôi, chúng tôi cho rằng, với mỗi

quốc gia có những đặc trưng riêng, với từng dân tộc lại có những phong tục,
tập quán và những quan niệm riêng… cho nên cũng khó để có thể áp dụng
tuyệt đối một cách nhìn nhận nào vào Việt Nam mà có tính chất phổ quát
nhất. Cũng cần quan tâm đến yếu tố “khí chất lo âu”. Vì đối với những trẻ em
có loại khí chất này được mô tả là: có những hành vi thu mình ức chế, hoảng

×