Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bànThị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN THINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
TRÊN ĐỊA BÀNTHỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN THINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN
UỐNG
TRÊN ĐỊA BÀNTHỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học



: TS. Nguyễn Thị Dương Nga


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Văn Thinh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy,Cô giáo Bộ môn Phân
tích định lượng, các Thầy Cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, và nhiều tập thể cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học Viện

nông nghiệp Việt nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của Cô giáo
TS.Nguyễn Thị Dương Nga người trực tiếp hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cá nhân trong các tổ chức thuộc
hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc
Ninh, các cơ sở liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đãđộng
viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Văn Thinh


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục đồ thị...............................................................................................................ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu..............................................................................................................12
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................14
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................14

1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................14
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................14
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................14
1.4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................15
1.5. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................................15
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................16
2.1.Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống.........................................................................................16
2.1.1. Khái niệm về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm...16
2.1.2. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống...................................................................................................17
2.1.3. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống...........................................................................................................22
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.................................................................29
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.............................................33
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới..............................33
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam...............................37


2.2.2. Bài học về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cho thị xã Từ Sơn........................41
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................43
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................43
3.1.2. Điều kiện dân số và lao động.................................................................................44
3.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội......................................................................................45
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu..................................................................48
3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................49
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................49

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................51
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................................51
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:.........................................................................52
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................54
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về vsattp tại địa bàn thị xã Từ Sơn...........................54
4.1.1. Thực trạng hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ
Sơn.......................................................................................................................54
4.1.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn thị xã Từ sơn...........................................................................................55
4.1.3. Lập kế hoạch quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và tình hình
xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản, chính sách pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm.............................................................................................61
4.1.4. Thực trạng đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và cấp chứng nhận
vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn........................................69
4.1.5. Quản lý điều kiện kinh doanh với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên điạ
bàn Từ Sơn...........................................................................................................73
4.1.6. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong phạm vi ngành y
tế thị xã Từ Sơn...................................................................................................77
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Từ Sơn................................................82
4.2.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động vệ sinh an toàn thực
phẩm....................................................................................................................82
4.2.2. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm...88


4.2.3. Trang thiết bị và phương tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.........................90
4.2.4. Sự phối hợp của cơ quan Quản lý nhà nước..........................................................92
4.2.5. Ý thức chấp hành của các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống........................93
4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
.............................................................................................................................94

4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách................................................................................94
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra......................................96
4.3.3. Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm....................................................................................................97
4.3.4. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông.........................................................97
4.3.6. Giải pháp hạn chế các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống.................................................................................98
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.....................................................................................100
5.1. Kết luận..................................................................................................................100
5.2. Kiến nghị................................................................................................................102
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................103
Phụ lục...........................................................................................................................106


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa tiếng Việt
Chữ viết tắt
KH

Kế hoạch

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FTA

Đa phương giữa các nước trong khối ASEAN


ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

QL

Quản lý

ATTP

An toàn thực phẩm

QLNN


Quản lý nhà nước



Quyết định

TW

Trung ương

CTV

Cộng tác viên

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CSVCATVSTP

Cơ sở vật chất an toàn vệ sinh thức phẩm

ĐĐK ATTP

Đủ điều kiện an toàn thực phẩm

CSKDDVAU

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống


TTYT

Trung Tâm Y Tế

PYT

Phòng Y Tế

TYT

Trạm Y Tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm toàn quốc từ năm 2010 – 2015........................38
Bảng 3.1. Diện tích, dân số, mật độ và số đơn vị hành chính năm 2015.........................44
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn...........................................46
Bảng 3.3. Đặc điểm nội dung nghiên cứu.......................................................................51
Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ Sơn
giai đoạn 2014 - 2016..........................................................................................54
Bảng 4.2. Kế hoạch quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2017.....................62
Bảng 4.3. Tổng hợp các chính sách về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
thị xã Từ Sơn giai đoạn 2012 - 2017...................................................................63
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn thị xã Từ Sơn...................................................................................66
Bảng 4.5. Đánh giá các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ
Sơn.......................................................................................................................68
Bảng 4.6. Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016...................................................................69

Bảng 4.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an an toàn thực phẩm
trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016...............................................70
Bảng 4.8. Thực trạng cấp giấy chứng nhận và cam kết điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016.....................................72
Bảng 4.9. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống......................................73
Bảng 4.10. Thông tin về các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Từ Sơn...................74
Bảng 4.11. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanhdịch vụ ăn uống trên địa
bàn thị xã Từ Sơn.................................................................................................75
Bảng 4.12. Mức độ đáp ứng về trang thiết bị cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống...................................................................................................75
Bảng 4.13. Mức độ đáp ứng về yêu cầu nguyên liệu chế biến, phụ gia và phẩm mầu của
các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.................................................................76
Bảng 4.14. Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm giai
đoạn 2014 - 2016.................................................................................................77


Bảng 4.15. Tình hình thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã
Từ Sơn giai đoạn 2014 - 2016.............................................................................78
Bảng 4.16. Tình hình xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ
Sơn giai đoạn 2014 – 2016..................................................................................79
Bảng 4.17. Ý kiến của các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống về thực trạng thanh
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn..........................80
Bảng 4.18. Các nội dung vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chủ yếu trên địa bàn thị xã
Từ Sơn giai đoạn 2014 – 2016............................................................................81
Bảng 4.19. Đánh giá của chủ cơ sở về hệ thống văn bản chính sách..............................86
Bảng 4.20. Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn.................................................................89
Bảng 4.21. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm trong ngành y tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn..........................90
Bảng 4.22. Tình hình trang bị cơ sở vật chất cho bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an

toàn thực phẩm....................................................................................................91
Bảng 4.23. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn..........................................................................92
Bảng 4.24. Nhận thức của các chủ cơ sở.........................................................................93


DANH MỤCSƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...........................................21
Sơ đồ 2.2. Hệ thống chính sách pháp luật.......................................................................29
Sơ đồ 2.3. Mạng lưới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế...............30
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cấp thị xã..............................56
Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ngành Y tế Từ Sơn60
Sơ đồ 4.3. Hệ thống chính sách quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ Sơn......................................83
Sơ đồ 4.4. Bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý............................................................85


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Văn Thinh
Tên Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn
thực phẩm tại địa bàn thị xã Từ Sơn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Thị
xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý
số liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia,
điều tra tổng hợp để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống nói riêng trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y
tế) ở thị xã Từ Sơn đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2005, đến nay bộ
máy đã dần hoàn thiện. Dưới sự chỉ đạo của UBND và Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm
thị xã Phòng Y tế chủ trì phối hợp với các phòng Kinh tế, Đội quản thị trường, Trung
tâm y tế trong quá trình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ về an toàn thực phẩm. Hiện nay,
số lượng các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong giai đoạn 2014 – 2016
đã phát triển rất nhanh từ 299 cửa hàng quán ăn năm 2014 lên 422 cửa hàng, quán ăn
năm 2016. Do vậy, hàng năm Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm của thị xã thường có kế
hoạch tập huấn nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người kinh doanh
thực phẩm, kế hoạch thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
100% cơ sở dịch vụ ăn uống được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, 80%
cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm được kiểm tra, kiểm soát; ngăn ngừa có hiệu
quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính. Hoạt động đào tạo, tập huấn thể hiện sự
quan tâm của chính quyền và các cơ quan chuyên môn trong việc phổ biến kiến thức và
đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả cấp giấy chứng nhận
về VSATTP cho thấy số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và cam kết
đảm bảo VSATTP qua các năm còn rất thấp so với tổng số cơ sở trên địa bàn, đây là vấn
đề cần được quan tâm và tăng cường đầu tư hướng dẫn đưa hoạt động quản lý chặt chẽ
hơn.


Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho
thấy các điểm theo quy định đạt điểm 10 thì các mức của cơ sở đều không đạt mà chỉ ở

mức trên trung bình. Các cơ sở đã có sự đầu tư về thiết bị phục công việc trong kinh
doanh dịch vụ ăn uống nhưng còn ở mức đạt khá chưa đạt theo quy định thực tiễn qua
số điểm được đánh giá cho thấy một số nội dung trong khâu khử trùng vệ sinh, thiết bị
dây truyền trong sản xuất chế biến, thiết giám sát, kiểm tra định kỳ còn đạt điểm ở mức
thấp.
Tỷ lệ cơ sở sai phạm còn ở mức cao 60% năm 2014 lên 67% năm 2015 mức
42,9% năm 2016. Thực trạng này cũng phản ánh hiệu quả công tác tuyên truyền về
VSATTP chưa cao, ý thức của các cơ sở dịch vụ chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định
VSATTP. Các vi phạm về VSATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu
là không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy khám sức
khỏe định kỳ, không lưu mẫu thức ăn và không có hợp đồng cung cấp thức ăn; các dụng
cụ trong nhà bếp và bàn tay của người chế biến không được sạch sẽ; cơ sở vật chất trong
các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không được sạch sẽ,....
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ Sơn bao gồm: (i) Chính sách, pháp luật
làm hành lang pháp lý cho hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm; (ii) Nguồn nhân lực
làm công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; (iii) Trang thiết bị và
phương tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; (iv) Sự phối hợp của cơ quan Quản lý
nhà nước; (v) Ý thức chấp hành của các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chúng tôi đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn là: (i) Hoàn thiện cơ chế chính sách; (ii) Hoàn thiện hệ
thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra; (iii) Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn kinh phí
phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; (iv) Tăng cường công tác giáo
dục, truyền thông; (v) Giải pháp hạn chế các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời
sống hàng ngày của mọi người. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng duy trì cuộc
sống, bổ sung những tiêu hao mất đi trong sinh hoạt và duy trì cuộc sống khoẻ
mạnh, phát triển. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rất quan trọng trong
những bữa ăn hàng ngày và liên quan đến sức khoẻ, đến thể chất của con người,
và đến nguồn nhân lực để phát triển đất nước, đóng góp quan trọng vào việc duy
trì tiến hoá của con người.
Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm
dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số
sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi
trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc
thực phẩm ở một số bếp ăn tập thể, một số nơi do thực phẩm trong nước cũng
như nhập khẩu không rõ nguồn làm lên sự lo âu của mọi người dân chúng ta. Gần
đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt
giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm có không ít khó khăn
cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta
đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương
vị là một thành viên bình đẳng trong tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Vì vậy, công tác quản lý VSATTP đang được Đảng - Nhà nước, chính phủ
và toàn xã hội hết sức chú trọng, với việc ban hành nhiều văn bản hành lang pháp
lý nhằm đưa vấn đề đảm bảo VSATTP trong mọi công đoạn từ nuôi trồng, chế
biến - bảo quản, đến vận chuyển – lưu thông trên thị trường vào quĩ đạo có sự
quản lý thường xuyên, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có vị trí rất thuận lợi nằm ở phía Tây – Nam
của tỉnh Bắc Ninh, giáp với phía bắc Hà Nội dân cư đông đúc, hoạt động kinh
doanh sản xuất nhộn nhip tăng cao cho nên nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ
cũng nhờ đó mà phát triển trong đó có các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Hiện tại ở Từ Sơn có 585 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong đó có 163 cơ
sở cung cấp ăn uống tập thể và 422 là kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn

đường phố, trong đó có nhiều cơ sở được đầu tư theo mô hình quán ăn, nhà hàng


ngay từ đầu nhưng cũng có không ít những cơ sở được hình thành từ điểm, quán
ăn nhỏ lẻ và tạm bợ đã nâng cấp lên nhà hàng, quán ăn theo điều kiện tự phát nên
chưa được cấp phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (PhòngY tế thị
xãTừ Sơn, 2016). Tiềm ẩn trong sự phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uóng đó là việc mất VSATTP, gia tăng dị ứng thức ăn và ngộ độc thực phẩm đối
với người tiêu dùng nếu thiếu sự quản lý sát sao của cơ quan nhà nước về an toàn
thực phẩm còn gây ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người tiêu
dùng và cộng đồng….
Hiện nay hoạt động dịch vụ nói chung và ăn uống nói riêng trên địa bàn thi
xã Từ Sơn cũng đang gặp phải không ít khó khăn do sự gia tăng nhanh của nhiều
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhiều phương thức kinh doanh ăn uống trên
địa bàn thị xã gây nên sự phức tạp cho công tác quản lý, nhất là công tác quản lý
liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Quá trình thanh tra, kiểm tra cho thấy
trong kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm chủ yếu của các cơ sở kinh doanh là:
không xuất trình được giấy tờ, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực VSATTP, điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị không bảo đảm, con người không được tập huấn
kiến thức VSATTP. Điều đáng nói là, rất khó để kiểm soát chất lượng thực phẩm
và sự an toàn của thức ăn đường phố. Việc sản xuất và bày bán thực phẩm thiếu
hạ tầng cơ sở phù hợp và vệ sinh môi trường. Hầu hết nguồn cung cấp nước sạch,
xử lý rác thải, chất thải, các công trình vệ sinh liên quan không đảm bảo là
nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn. Đây không chỉ là
nguy cơ mà đã thường xuyên xảy ra trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, do mức
độ ngộ độc thường ít nghiêm trọng, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa và hầu hết đều là
những ca nhỏ lẻ, khiến người dân chưa thấy sự nguy hiểm do thức ăn đường phố
mất vệ sinh mang lại cho sức khỏe. Hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố
cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động và tạm thời, không thường xuyên đã
dẫn đến mối nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng.

Hiện tại trên địa bàn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề nào nghiên
cứu vấn đề trên. Trước thực trạng này, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống trên địa bànThị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” góp phần giải quyết một
phần lý luận, thực tiễn và tăng cường quản lý nhà nước có hiệu quả trong hoạt
động an toàn vệ sinh thực phẩm ở thị xã Từ Sơn.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn thị xã
Từ Sơn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Thị xã Từ Sơn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vệ sinh an toàn thực phẩm
nói chung; Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống nói riêng;
- Đánh giá thực trạng thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc
Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩn của các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý của nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Thị xã Từ Sơn
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên các lĩnh vực về vệ sinh an toàn thực phẩm
và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa

bàn Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại
các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
(lĩnh vực y tế ), tập trung vào các nhà hàng, bếp ăn tập thể.
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc
Ninh


- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu được thu thập trước và trong thời
gian đề tài được tiến hành (2014 – 2016). Các giải pháp được sử dụng trong các
năm tiếp theo.
1.4.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về vệ sinh an
toàn thực phẩm bao gồm các nội dung gì?
Thực trạng quản lý tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại địa bàn
Từ sơn trong thời gian qua như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về VSATTP tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn?
Cần có các giải pháp nào để tăng cường quản lý VSATTP tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống tại địa bàn Từ Sơn?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH
VỤ ĂN UỐNG
2.1.1.Khái niệmvề cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và vệ sinh an toàn thực
phẩm

- Khái niệm thực phẩm: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở
dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao
gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm(Quốc hội, 2010).
- Khái niệm vệ sinh thực phẩm: Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và
biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu
thuộc chu trình của thực phẩm (Trần Đáng, 2007).
- Khái niệm an toàn thực phẩm: An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để
thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người (Quốc hội, 2010).
-Định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là
tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân
phối, vận chuyển, cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an
toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng (Võ Đức Minh, 2016).
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế thế
giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm
không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất
quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có
thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được
bản chất của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa
trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn
thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng
của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn
cho phép” (Võ Đức Minh, 2016).
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và phân loại:


+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm
cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn
uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin và bếp ăn tập thể (Quốc hội, 2010).
+ Phân loại: gồm bếp ăn tập thể và các nhà hàng, căng tin, cửa hàng ăn

uống, thức ăn đường phố, cửa hàng thức ăn ngay...
2.1.2. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống
2.1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Như
Khương 2010).Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực
nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước
được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt
động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến
hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động
hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật
(Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực
nhà nước; là tổng thể, thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách
nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập



pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến
hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển các
quan hệ xã hội và hành vi của con người.
Quản lý nhà nước tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể
quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành
vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo
những mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự
ổn định và phát triển xã hội (Võ Đức Minh, 2016).
2.1.2.2. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Khái niệm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về vệ sinh an toàn
thực phẩm.Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo ngành
do nhiều cơ quan nhà nước thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển về lĩnh vực an toàn vệ sinh
thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội (Quốc hội, 2010).
Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông
qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến
tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người
tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt
các vấn đề về VSATTP (Quốc hội, 2010).
b. Chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm (2010) thì chức năng của quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế
hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP
- Công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục,


- Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm,
- Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học...
-Ban hành các chính sách văn bản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm.Nhà nước đã ban hànhluật ATTP; Chính phủ và các bộ liên quan đã
ban hành các nghị định và các thông tư hướng dẫn thực hiện luật; Chỉ đạo các
Tỉnh, Thành phố triển khai thực hiện.UBND cấp tỉnh xây dựng chương thực hiện
theo chỉ đạo của nhà nước, chính phủ và các bộ, đồng thời có kế hoạch và văn
bản chỉ đạo công tác quản lý VSATTP đối với các sở ngành của Tỉnh, cấp huyện
và xã phường;
- Tổ chức và thực hiện chỉ đạo thanh kiểm tra về về sinh an toàn thực
phẩm.
c. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm (2010) thì nguyên tắc quản lý nhà nước về
VSATTP được thực hiện theo phân cấp từ trung ương tới đia phương, mỗi ngành
nghề đều có trách nhiệm quản lý riêng, đồng thời có sự phối kết hợp liên ngành
quản lý... và được thực hiện theo các quy định sau:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực
phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu
chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản

xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực
phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và
phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội


2.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước phân cấp và trách nhiệm về vệ
sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm (2010) thì Chính phủ là cơ quan cao nhất
trong hoạt động quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng theo Luật này đã
chuyển hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm sang cơ chế quản lý theo nhóm
sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó,
việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng
quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh
thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP
của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư
tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh
Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.
Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên,
thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản
lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
(Quốc hội, 2010).
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá

trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy
sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản
phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực
phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của
Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý (Quốc hội, 2010).
- Bộ Công Thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu,
bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột


và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý (Quốc hội, 2010).

Chính phủ

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Bộ Y tế

UBND
Cấpcấp
Tỉnh
Tỉnh

Phòng Kinh tế


UBND huyện, thị xã

Phòng Y tế huyện, thị xã
UBND xã phường

Bộ Công thương

Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Phòng Tài
nguyên và môi trường

Đội Quản lý thị trường

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Nguồn: Quốc hội (2010)

Dưới các địa phương thì Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an
toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố
trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm (Thủ
tướng Chính phủ, 2016). Chủ tịch UBND trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ
đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng,
tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên
địa bàn.Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc,


kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước
cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản

lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn (Quốc hội, 2010; Thủ tướng Chính
phủ, 2016).
Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho 3 phòng ban chính quản lý về vệ
sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện là Phòng Y tế; Phòng Kinh tế và
Phòng Công thương (trực tiếp là Đội quản lý thị trường huyện) trực tiếp quản lý
về VSATTP. Cùng với đó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện
trong công tác quản lý VSATTP. Phòng Y tế huyện phối hợp với UBND xã
phường, và Đội quản lý thị trường để quản lý nhà nước về VSATTP tại các cơ sở
ăn uống đóng trên địa bàn (Quốc hội, 2010; Thủ tướng Chính phủ, 2016)
2.1.3.Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ
Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy Ban nhân dân các
cấp. Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 13 Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn – Bộ Công thương 2004 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, quy định phân công rõ trách
nhiệm của từng Bộ trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
2.1.3.1. Cấp Bộ, Trung ương
a. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Trách nhiệm chung:Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về
an toàn thực phẩm;Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới
hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng
thực phẩm;Yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ,
đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm;Quy định về điều kiện chung bảo
đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;Chủ trì tổ
chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm;
cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm;Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ



×