MỤC LỤC……………………… …………………………………………Trang
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………… 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1 Khái niệm và hệ thống Quản lý Nhà nước về đất đai……………… 5
1.1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về đât đai………………………………….5
1.1.2 Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai……………………………….12
1.2 Nội dung quản lý đất đai…………………………………………… 20
1.2.1 Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất……………………………………… 20
1.2.2 Thực hiện thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, thu hồi đất và trưng dụng đất………………………………28
Thủ tục hành chính về Giao đất.……………………………………… 31
Thủ tục hành chính về cho thuê đất…………………………………… 32
Thủ tục hành chính vè chuyển mục đích sử dụng đất………………… 33
Thủ tục hành chính về thu hồi đất………………………………………37
Thủ tục hành chính về trưng dụng đất………………………………… 43
1.2.3 Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất……………………………………………………….44
1.2.3.1Đăng ký Quyền sử dụng đất.……………………………………………44
1.2.3.2Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất.……………………….48
1.2.4 Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật đất đai……………………………………………………………….52
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ HƯNG PHONG
2.1Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của xã Hưng Phong.………….58
2.2Thực trạng về đất đai ở xã Hưng Phong… …………………………61
2.3Thực trạng quản lý đất đai của chính quyền địa phương …………64
2.3.1 Qui hoạch, kế hoạch về sử dụng đất đai của UBNN huyện và xã………64
2.3.2 Thực trạng giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở xã
Hưng phong và việc giải quyết các tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm
pháp luật về Đất đai tại địa phương.…………………………………….70
2.3.3 Khó khăn và vướng mắc trong quá trình quản lý đất đai ở địa phương và
biện pháp khắc phục …….………………………………………………72
KẾT LUẬN…… …….…………………………………………………………79
LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên đặc biệt.
Trong nền kinh tế thị trường, thì đất đai lại càng giá trị hơn bởi người ta coi
nó là hàng hoá đặc biệt. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở tầm cao
nhất của đất đai thực ra cũng không đủ. Ấy là chưa nói dưới góc độ giá trị lịch sử
- xã hội: “mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông”; đất đai là “giang sơn gấm vóc”
thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào mà định giá.
Trước khi trở thành hàng hoá đặc biệt thì từ hàng triệu năm qua đất đai đã
là tài nguyên đặc biệt. Bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành
cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá của con người.
Tính chất đặc biệt của đất đai ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội
đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài
giỏi đến đâu cũng không tự mình tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà
máy, lâu đài, công cự và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm,
nhưng không ai có thể chế tạo ra đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng
đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, đặc thù hết sức
đặc biệt ấy.
Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, tăng thêm
ngoài diện tích tự nhiên vốn có của Quả đất. Đất đai là Tư liệu sản xuất của các
ngành công – nông - ngư nghiệp. Và là tư liệu sản xuất đặc biệt: Luôn bị giới hạn
bởi số lượng , không gian như lại vô hạn về thời gian sử dụng (phụ thuộc vào sự
đối xử của con người đối với đất đai).
C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Nó mang giá trị quyết dịnh một Quốc gia thịnh
vượng: Đất đai – sức lao động - cơ chế - tài chính. Đất đai vừa là yếu tố tạo nên
2
một quốc gia thịnh vượng vừa là yếu tố tạo ra tài chính. Đất đai là một bộ phận
không thế thách rời của một quốc gia. Gắn liền với chủ quyển Quốc gia.
Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó,
thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự
nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản
lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động.
Trước Hiến pháp 1980, đất đai thuộc Sở hữu tư nhân. Nhưng từ khi Hiến
pháp 1980 ra đời, đất đai khẳng định vai trò là sở hữu toàn dân.
Sự khẳng định này giúp xóa bỏ địa tô tuyêt đối của một số người do được
độc quyền về sở hữu đất đai. Nhà nước triệt tiêu tính chất hàng hóa của đất. Do
đó, mặc dù nó có giá trị lớn nhưng nó chỉ còn giá trị trên giấy tờ: Nhà nước cấp
đất cho người có nhu cầu (chỉ có mối quan hệ chuyển giao) và thu hồi nếu không
được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên quốc gia. Chính vì thế mà
lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của Việt nam luôn là các cuốc đấu tranh
bảo về chủ quyền của Tồ quốc. Bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thồ. Các cuộc
cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai là đối tượng chính của các cuộc chiến
tranh, khởi nghĩa và tham vọng lãnh thổ,.
Trong hòa bình phát triển, đất đai cũng luôn là một vấn đề nóng.
Chính vì lẽ đó mà nhà nước luôn phải đề ra những điều luật và thực hiện
những biện pháp quản lý và bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp. Điều
6 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”.
Vấn đề đất đai đang là vấn đề cực nóng, bức xúc cả về phương diện lý luận
và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân
cũng như với các cấp chính quyền. Trên tinh thần đó tôi làm bản Báo cáo thực
tập: “Pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã
3
Hưng Long- Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích nhìn thực tế về
thực trạng sử dụng đất cũng như đưa ra những kiến nghị về quản lý đất đai tại đại
phương.
Mục đích chọn tham luận này, tôi muốn tìm hiểu công tác quản lý nhà
nước về đất Đai tại đại phương để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn
tồn tai. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, đề xuất những biện pháp thực hiện
để quản lý đất dai tại đại phương đạt hiệu quả cao.
Tham luận này dựa trên nội dung cở sở khoa hoc và tính pháp lý của quản
lý nhà nước về đất đai. Phương pháp thống
kê,
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
thăm dò, khảo sát thực
tế,
Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu
và tài liệu thu
thập được.
Tìm hiểu các hệ thống pháp luật và dưới luật trong
phục vụ công tác quản lý Đất đai tại địa phương. Bên cạnh đó đánh giá và tìm hiểu
tình hình quản lý nhà nước về đất đai trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc và đánh
giá phân hạng đât. Các quy hoạch và kế hoạch hóa của nhà nước trong việc áp
dụng và tình hình thực tế tại địa phương. Cũng như việc ban hành các văn bản
pháp luật vế quản lý đất đai và tổ chức triển khai thực tế tại xã Hưng Long.
Các cơ chế giao, cho thuê , thu hồi đất, đăng ký đất, thanh tra viêc chấp
hành và giải quyết các tranh chấp khiếu nại tối cáo trong quản lý và sử dụng đất
tại đai phương.
Việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai là một tham luận
mang tính khoa học. Vì vậy tôi tiếp cận đề tài theo phương pháp: tìm hiểu văn bản
pháp luật, các văn bản dưới luật về đất đai do cơ quan Nhà nước ban hành. Trên
cơ sở đó so sánh giữa lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý đất đai tại địa
phương .
4
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
***
1.1Khái niệm và hệ thống Quản lý Nhà nước về đất đai.
1.1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về Đất đai.
Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều có định nghĩa
riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất thì: “Quản lý chính
là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá và hướng
nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính Quyền lực Nhà nước. Sử
dụng Quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các Quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của
con người nhằm duy trình và phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự Pháp luật, thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước Quản lý toàn dân – toàn diện và
Quản lý bằng Pháp luật.
Quản lý Nhà nước là các công việc của Nhà nước được thực hiện bởi tất cả các
cơ quan Nhà nước. cũng có khi do nhân dân trực tuếp thực hiện bằng hình thức bõ
phiếu hoặc do các tổ chúc xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được Nhà nước
giao quyền thực hiện chức năng Nhà nước.
Quản lý Nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất Nhà nước. Do Nhà nước
thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước trên cở sở quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện
các nhiệm vụ, chức năng của quản lý Nhà nước. Chính phủ là hệ thống cơ quan được
thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động
đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục
5
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý đất
đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và
công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua quy
hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp.
Trước đây, đất đai ở nước ta được coi như một tài nguyên thiên nhiên, một
tư liệu sản xuất của nông nghiệp, là môi trường sống và là địa bàn cho các hoạt
động của con người. Đến nay, đất đai được xác định là một nguồn lực, nguồn
vốn để phát triển kinh tế, quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt và là tài sản của
người sử dụng đất. Trong giai đoạn hiện nay, tất cả các lý luận kinh tế đều thừa
nhận lao động, tài chính, đất đai và tài nguyên thiên nhiên là ba nguồn lực đầu
vào của nền kinh tế và đầu ra là sản phẩm hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá dịch
vụ). Ba nguồn lực đầu vào này phối hợp với nhau, tương tác lẫn nhau, chuyển đổi
qua lại nhau để tạo nên một cơ cấu đầu vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả
trong phát triển kinh tế.
Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đai ở nước ta hiện đang sử dụng phân
tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng. Sự đan xen giữa đất đai các khu
dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xen về chủ thể và mục
đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất ở nước ta
hiện nay. Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển
quỹ đất theo hướng văn minh, hiện đại.
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh
của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại
bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp. Chính vì
thế dân ta có câu: “Đất vua, chùa làng”. Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý
điền địa có lịch sử lâu đời, để lắm vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã
lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh
Mạng.
6
Thời kỳ thực dân phong kiến, Do chính sách cai trị của thực dân pháp,
trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau:
- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ
- Chế độ quản thủ địa chánh tại Trung kỳ
- Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động
sản của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc.
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 áp dụng tại Nam kỳ và các
nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Nguỵ
nên vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây:
- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925.
- Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình
thành trước Sắc lệnh 1925.
- Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương ở Trung kỳ.
Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh
124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa
phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925.
Như vậy từ năm 1962, trên lãnh thổ Miền Nam do Nguỵ quyền Sài Gòn
kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo
Sắc lệnh 1925.
Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988. Trong Quyết định số 201/CP ngày
01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng
đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn
bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước
được thống nhất.
7
Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau:
- Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất
- Thống kê, đăng ký đất đai
- Quy hoạch sử dụng đất
- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử
dụng đất
- Giải quyết các tranh chấp về đất
- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc
thực hiện các chế độ, thể lệ ấy.
Giai đoạn khi Luật đất đai năm 1988 ra đời. Đây là bộ luật đầu tiên của
Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia
đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất
hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản
lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân
cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Luật đất đai 1993 khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định
rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung). Phân định rõ đất đai thành 6
loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất
chuyên dùng và đất chưa sử dụng). Luật quy định quyền của UBND các cấp trong
việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền của Chính phủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất.
Luật đất đai 2003: Luật này khắc phục tồn tại của các bộ luật trước, đáp
ứng yêu cầu quản lý sử dụng đấtphù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:
8
- Phân định rõ nhóm đất chính.
- Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền
của UBND cấp huyện và tỉnh (chính phủ không làm chức năng này).
- Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất
ở Việt Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng,
công trình công cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, được
quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan Quản lý Nhà nước về đất đai
từ trung ương đến địa phương, tại chương I, điều 6, Luật đất đai 2003 quy định :
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
9
j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng
lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
Quản lý Nhà nước về Đất đai dưới góc độ pháp lý, là tổng hợp các Quy
phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quán trình Quản lý Nhà
nước đối với đất đai.
Dưới góc độ khoa học Quản lý thì Quản lý Nhà nước vể Đất đai là tổng
hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (với tư cách là chủ thề
quản lý) nhằm thực hiện và bảo hệ sở hữu Nhà nước đối với đất đai, Quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
các quan hệ vể Sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng Đất đai, quan hệ về phân phối
các sản phẩm do sử dụng đất mà có…
Từ khi luật Đất đai 1993 thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản
dân sự đặc biệt thì quyển sở hữu Đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một tài
sản dân sự đặc biệt. Chính vì thế, khi nghiện cứu quan hệ Đất đai ta thấy có các
quyền năngc ủa sở hữu Nhà nước về Đất đai, bao gồm: Quyền chiến hữu Đất đai,
quyền sử dụng Đất đai, và quyển định đoạt Đất đai.
Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện bằng việc xác lập các chế độ
pháp lý về quản lý và sử dụng Đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các
quyển năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước do Nhà nước thảnh
lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo
sự giám sát của Nhà nước.
10
Hoạt động trên thực tế các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện
quyền sở hữu Nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng. Những nội dung quy
định trong điều 6 này nhằm bảo vệ và thực hiện quyển sỡ hữu Nhà nước vể Đất
đai tập trung trong 4 lĩnh vực cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước năm rõ tình hình Đất đai tức là Nhà nước biết các
thông tinh chính xác về số lượng, chất lượng Đất đai, về tình hình hiện trạng của
việc quản lý và sử dụng Đất đai.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại Đất đai theo
quy hoạch và kế hoạch. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất nhưng lại không
trực tiếp sử dụng mà giao lại cho các tổ chức và các nhân sữ dụng thông qua các
quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
Thứ ba, Nhà nước thanh kiểm tra chế độ quản lý và sữ dụng đất đai. Tiến
hành kiểm tra, giám sát quá trình giao đất và sử dụng đất. Và tiến hành những
biện pháp nhằm điều chỉnh cũng như khống chế sai phạm cụng như bất cập trong
quá trình cấp đất, giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện việc điều tiết các nguyồn lợi từ Đất đai. Thông
quan các chính sách tài chính như: thu tiền sử dụng đất dưới dạng tiền giao đất,
tiền thuê đất, hay tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Thu các loại thuế liên quan
đến sử dụng đất… nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất
mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy sở hữu Nhà nước về đất
đai
làm phát sinh quyến sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Khác với quyền sở hữu
là các
tài
sản khác trong Luật Dân sự, quyền sở hữu Nhà nước về đất đai là
quyền sở hữu duy
nhất
và thống
nhất.
Các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai được Nhà nước thực hiện
trực
tiếp
bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai của
các cơ quan
quyền
lực. Các quyền năng này cũng không chỉ được thực hiện trực
11
tiếp mà còn được thực
hện
thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những
điều kiện và theo sự giám sát
của
Nhà
nước.
Vậy, Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân
phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát
quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. – Tiến sỹ
Nguyễn Khắc Thái Sơn – Giáo trình Quản lý Nhà nước về Đất đai.
1.1.2 Hệ thống tố chức cơ quan quản lý Đất đai.
Trong những năm gần đây tốc độ thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng
của dân số. Chính sự gia tăng nhanh chóng này trong khi các điều kiện cơ sở
hạ tầng tăng chậm, Quỹ đất lại không tăng thêm mà ngược lại càng ngày càng thu
hẹp và cạn kiệt, đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt,
cư trú xây dựng và phát triển đời sống.
Để gia tăng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về đất đai, nhất là việc phát
triển quỹ đất một cách ổn định và bên vững, một trong những điều kiện cơ bản
là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai tạo bề mặt cho phát triển đời sống.
Việc mở rộng thêm diện tích đất đai cho phát triển đô thị, nông thôn tiến gần với
nhau hơn. Mặt khác, nhằm tối đa hóa sử dụng những quỹ đất còn bỏ hoang, tiến
hành khai hoang những mảnh đất ngập mặn, sa mạc hóa…
Hệ thống cơ quan Quản lý Nhà nước về Đất đai chia ra nhóm cơ quan:
Nhóm hệ thống Cơ quan quyền lực Nhà nước về Đất đai
Nhóm hệ thống Cơ quan Hành chính Nhà nước
Nhóm các cơ quan quản lý chuyên môn về Đất đai.
Tại điều 7 luật Đất đai năm 2003 có ghi rõ: “Nhà nước thực hiện quyền đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
12
1. Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và
sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả
nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
quản lý nhà nước về đất đai.
3. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp
luật về đất đai tại địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật
này”.
Điều 5, khoản 1 của Luật Đất đai 2003 chỉ ra rằng "Đất thuộc sở hữu toàn
dân và Nhà nước thống nhất quản lý". Do đó, Nhà nước đại diện cho người dân
để hành xử quyền sở hữu đối với đất đai và điều chỉnh các mối quan hệ về quyền
đất đai giữa các thành viên trong xã hội bằng luật pháp và các công cụ chính sách.
Để Nhà nước có thể làm tốt vai trò của mình, đồng thời để người dân cũng như
Quốc hội kiểm tra giám sát việc thực hiện vai trò đó và yên tâm về vai trò đó, các
quy định về vai trò quản lý của Nhà nước cần đáp ứng một số yêu cầu, nhất là về
tính đồng bộ, tính hợp lý và tính minh bạch. Nhiệm vụ của Nhà nước:
Bảo toàn và phát triển lợi ích của chủ sở hữu (toàn dân.
Bảo đảm nguồn lực đất đai được sử dụng với hiệu quả cao nhất,
trong điều kiện thị trường, khoa học và công nghệ còn giới hạn.
Chính vì thế, để mang lại nguồn lợi tối đa cho nhân dân cũng như việc tối
ưu hóa sủ dụng quỹ đất, Nghị định 181/2001/ND-CP quy định về Hệ thống tổ
chức cơ quan quản lý đất đai:
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ
trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có
bộ máy tổ chức cụ thể như sau:
13
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
là Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng
dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn
nhiệm cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; quy định nhiệm vụ và
tiêu chuẩn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng
tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương và bố trí cán bộ địa
chính xã, phường, thị trấn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Quản lý Đất đai được thể chế hóa
thành luật. Các hoạt động của cơ quan quản lý quy định thẩm quyền từ Trung
ương tới địa phương. Và Nhiệm vụ chính của cơ quan này nhằm bảo vệ quyền Sở
hửu của Nhà nước về Đất đai.
Quốc hội – đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Các Quy
hoạch, kế hoạch trong việc sử dụng đất đêu do Quốc hội thông qua. Ở địa phương,
các kết hoạch sẽ được trình lên Hội đồng nhân dân cùng cấp, sau đó Hội đồng
nhân dân cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền. Quốc hội xây dựng pháp luật
nhằm chứa đựng quyền chủ sỡ hữu. Cơ quan này thay mặt cho toàn thể nhân dân
quyết định những vấn đề quan trọng nhất về đất đai.
14
Trong cơ quan quản lý Đất đai lại phân chia thành cơ quan có thẩm quyền
chung (Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp) và cơ quan chuyên ngành (giúp việc
cho Chính phủ và Ủy ban nhân dân).
Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước
Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của
nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và
bản đồ theo quy định của pháp luật”. – Điều 1 – Nghị định Số 91/2002/NĐ-CP.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
15
Bộ Tài nguyên và Mội trường thực hiện chức năng quản lý về tài nguyên
Mội trường trong đó tài nguyên đất được nhắc tới đầu tiên. Và trong phạm vị tham
luận này tôi cũng xin mạn phép chỉ nêu tới vấn đề đất đai.
Ngoài các chức năng đã quy định trong Nghị định số 86/2002/ND-CP về
các công việc, Bộ Tài nguyên và Mội trường còn thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Xây dựng, trình Chính phủ để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;
b)
Thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh và quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào mục đích quốc phòng, an ninh của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Chính phủ xét duyệt;
c) Trình Chính phủ quyết định giao đất, thu hồi đất trong các trường hợp
thuộc
thẩm
quyền của Chính phủ;
d) Chỉ đạo việc thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá,
phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; hướng dẫn và tổng hợp số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính;
e) Thống nhất quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Hướng dẫn ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật;
g) Kiểm tra ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
việc định giá đất theo khung giá và nguyên tắc, phương pháp xác định
giá các loại đất do Chính phủ quy định (trích Điều 2 Nghị định Số
91/2002/NĐ-CP).
Ở địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy
ban Nhân dân Tỉnh.
16
“Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh), giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyờn khoáng sản, môi trường, khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường”. – Mục I, Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLL-BTNMT-
BNV.
Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân
dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Và là cơ quan ngành dọc của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
17
Sở Tài nguyên và Môi trường ngoài các Nhiệm vụ và quyền hạn quy định
trong mục II, Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLL-BTNMT-BNV Sở Tài nguyên
và Môi trường còn thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
Tổ chức thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân
hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý,
chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng
thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch đảm bảo
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;
Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá,
nguyên tắc, phương pháp định giá loại đất do Chính phủ quy định.
Dưới Sở Tài nguyên và Môi trường là Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp quận huyện, có chức năng
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và
Môi trường . Với nhiệm vụ và quyền hạn chính:
1. Lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện và xã,
tổ chức thực hiện sau khi đựợc phê duyệt;
2. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
18
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với
đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện;
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất
đai. Thực hiện
việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ
thống thông tin đất đai cấp
huyện
4.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên
quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của
UBND cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai;
6.
Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
phân công của UBND cấp huyện;
7.
Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường tại địa ph
ươ
ng…
(Trích Mục II,
Thông tư liên tịch số
01/2003/ TTLL-BTNMT-BNV).
Tại cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có các Cán bộ địa chính – sau đây gọi
chung là cán bộ địa chính xã - Tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý
Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn xã:
Tham mưu, giúp UBND cấp xã về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp xã, về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Thẩm định hồ sơ, trình UBND cấp xã việc cho thuê đất, chuyển
đổi quyền sử
dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi
19
biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính…
Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
Đất đai phải được quản lý một cách chặt chẽ. Phải xác định rõ chức năng
của các
cơ
quan quản lý đất đai là thay mặt Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất
đai của Nhà
nước
chứ bản thân các cơ quan này không phải là chủ sở hữu đất
đai. Mặt khác, việc quản
lý
đất đai không chỉ được xem như việc quản lý các tư
liệu sản xuất. Tài sản thông
thường
mà hơn thế đất đai là một tài sản đặc biệt,
một trong những yếu tố quan trọng cấu
thành
môi trường sống. Vì vậy, lợi ích
lâu dài, lợi ích xã hội phải được đặt ra trong khi
xây
dựng chế độ quản lý và
chế độ sở hữu đất
đai.
1.2 Nội dung của Quản lý Nhà nước về Đất đai.
1.2.1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để thực hiện chức năng quản lý, Nhà nước phải ban hành các quy
định, chế
độ,
chính sách, pháp luật. Việc ban hành các quy định, chế độ, các văn
bản pháp luật là
một
trong các bước của quy trình quản lý Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất;
Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Quốc gia; Tăng cường
hiệu quả sử dụng đất;
Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Trên tinh thần của Luật Đất đai 2003, nội dung "Ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó"
đã được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác và được xếp lên vị trí
thứ nhất trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Hơn bao giờ hết,
người làm công tác quản lý nhà nước về đất đai phải ý thức rõ được tầm quan
20
trọng của nó. Để làm tốt nội dung này đòi hỏi người cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về đất đai ngoài việc theo chức năng, thẩm quyền của mình ban hành
các văn bản để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng đất của các cấp trên còn phải chú trọng đến công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến người dân.
Chỉ khi nào người dân - Người chủ sử dụng đất nắm chắc được pháp luật
đất đai, tức là khi sử dụng đất họ biết được họ có những quyền gì và họ phải thực
hiện những nghĩa vụ gì? Theo quy định của pháp luật đất đai họ được làm gì và
họ không được làm gì? Khi đó, mới có thể tránh được các vi phạm pháp luật về
đất đai do người sử dụng đất không hiếu luật mắc phải.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách,
văn bản pháp luật nhằm thực hiện: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà
nước
thống nhất quản lý”. Vì thế, đất đai được thống nhất quản lý từ
trung ương
đến
địa phương trên từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Để làm
được điều đó,
đòi
hỏi Nhà nước ta đầu tư đúng mức cho công tác quản lý đất
đai, nâng cao trình
độ
quản lý, tuyên truyền pháp luật đến từng người dân,
quản lý đất đai theo
quy
hoạch, kế hoạch, giao đất đúng mục đích, đúng đối
tượng, ổn định và lâu dài,
để
người dân an tâm đầu tư bảo vệ, cải tạo đất, góp
phần nâng cao năng suất
lao
động cho người dân và xã
hội.
Nhà nước ta quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nên việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung hết sức quan trọng trong công tác
qu
ả
n lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, pháp luật đất đai cũng quy định cấp có
thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc đầu tiên đó là vấn đề Quy hoạch sử dụng đất (quy định chi tiết tại
điều 12, nghị định 181).
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và
chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nó đảm bảo
21
cho việc sử đụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai,
khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ
thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để
chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy
hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào t
hực
hành những phương
án sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với
yêu cầu cần thiết của con
người
về
bả
o
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong
tương
lai – Theo định
nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO.
Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. Bởi
vì, kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, các thời gian để sử
dụng đất theo quy hoạch. Nhiều khi nói quy hoạch hoá đất đai tức là đã bao hàm
cả kế hoạch hoá đất đai
Quy hoạch sử dụng đất qua các bước thực hiện:
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch.
2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước
theo các mục đích sử dụng theo từng loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất diêm nghiệp, đất canh tác nuôi trồng, đất ở, đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh và Quỹ đất chưa sử dụng.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học -
công nghệ.
4. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được
quyết định, xét duyệt .
5. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và
định hướng cho kỳ tiếp theo.
22
6. Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch
7. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân
bổ quỹ đất.
8. Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý .
9. Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ
quy hoạch sử dụng đất.
10. Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi
trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy
hoạch.
11. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp
với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.
Ngoài việc lập Quy hoạch sử dụng đất chung còn có Q
uy hoạch sử dụng
đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn, khu công nghệ
cao, khu kinh tế.
Mục đích của việc Quy hoạch này để xác định diện tích đất trên thực tế.
nhằm thống kê quỹ đất, đánh giá thực trạng đất, cũng như việc chuyển đổi mục
đích sữ dụng trên thực tế cho phù hợp với điều kiển phát triển tự nhiên của vùng
miền…
Tuy nhiên, vấn đề này gặp khá nhiều khó khăn trên thực tế. và vấn đề Quy
hoạch sử dụng đất của Việt Nam luôn là vẩn đề nóng bỏng và gây tranh cãi tại rất
nhiều các kỳ họp Đại biểu Quốc hội. Vấn đề này tôi sẽ phân tích cụ thể trong
Chương 2 Về thực trạng tại địa phương.
Sau khi đã có bản Quy hoạch chi tiết về sử dụng đất, thực trạng đất… chi
tiết, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra bảng nội dung chi tiết kế hoạch sử
dụng đất.
Kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp và thời gian
23
để sử dụng đất theo quy hoạch.
Tại điều 13, điều 14, Nghị định 181 nêu rõ
Nội
dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
1. Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước: các chỉ
tiêu sử dụng đất; Chất lượng việc thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch sử
dụng đất, đánh giá Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc
thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
2. Lập kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây
dựng kết cấu hạ tầng; phát triển an sinh xã hội, quốc phòng
3. Lập kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên dụng: trồng lúa nước, đất có
rừng sang sử dụng vào mục đích khác, xác định khu vực được chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp.
4. Lập kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng . Cụ thể hoá việc phân bổ
diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm.
6. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
7. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm thực
hiện đúng tiến độ kế hoạch.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch sử
dụng. Đánh giá tình hình thực tế cũng như các kế hoạch thay đổi, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất cho phù hợp.
Lập Kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải gắn với
thửa đất quy hoạch.
Trên cơ sở đó, đề ra những phương án, giải pháp phù hợp
nhằm cân bằng quỹ đất với nhu cầu sử dụng thực tế.
Chính vì thế, trách nhiệm của từng cơ quan ban ngành được đặt ra để phù
hợp với từng cấp quản lý chung.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ
chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước.
24
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của Bộ, ngành, địa phương.
Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định nhu cầu sử
dụng đất vào mục đích quốc phòng tại địa phương.
Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất vào mục đích an ninh. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh xác
định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích an ninh tại địa phương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch sử dụng đất chi
tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc
khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Phòng Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện
nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân xã nơi không thuộc khu vực quy hoạch phát triển
đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.
Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức lập quy
hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho toàn
khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với phần diện tích
đất giao cho Ban quản lý khu kinh tế….
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch
tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kế
25