Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.46 KB, 14 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG-LÂM BẮC GIANG

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Học viên cao học
Lớp
Mã số học viên
Chuyên ngành
Mã số:

:
:
:
:
:

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Cao học QLKT 1A
16CH01017
Quản lý kinh tế
60340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. Người hướng dẫn chính: GS. TS. Phạm Vân Đình
2. Người hướng dẫn phụ:
BỘ MÔN QUẢN LÝ: Kinh tế-Tài chính



Bắc Giang, 2017
MỞ ĐẦU
1


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Giai đoạn 2001 - 2010 cả nước đã triển
khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa ” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông
nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng điểm ở các địa phương với hướng tiếp
cận từ cộng đồng. Chương trình đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột phá
trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân. Giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 800-QĐ/TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020. Sau hơn 5 năm triển khai rộng
rãi trên toàn quốc, Chương trình đã đạt những kết quả quan trọng. Diện mạo
nông thôn có nhiều thay đổi nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ
tầng xã hội; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và
đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người
dân được thay đổi, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông
thôn mới. Từ chỗ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, người
dân đã chủ động tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông
thôn mới đã thực sự trở thành phong trào sôi động rộng khắp cả nước. Nhiều địa
phương đã tìm ra những mô hình nông thôn mới mang tính đặc trưng riêng, như
Mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Hậu Giang), Mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch biển (Thị
xã Đông Triều, Quảng Ninh; huyện Hoa Lư, Ninh Bình; huyện đảo Phú Quốc,
Kiên Giang; huyện Trảng Bom, Đồng Nai...), nông thôn mới gắn với phát triển

sản xuất nông nghiệp sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng).
Hơn thế, từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2011
-2015, đến nay Chính phủ duy trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Điều này một lần nữa
khẳng định vấn đề xây dựng nông thôn mới đang được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước. Do đó, việc tranh thủ chương trình, nguồn vốn của Trung ương trong
2


phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi tất yếu của các địa phương.
Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn dựa vào các hoạt động, nguồn kinh phí của
Nhà nước thì không thể xây dựng được nông thôn mới bền vững. Trước những
bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Hà Nội, Nghệ An…, tôi thấy rằng vấn đề tăng cường sự tham
gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới rất có ý nghĩa. Nếu thu hút
được sự tham gia về sức người, sức của và trí tuệ trong nhân dân, xây dựng nông
thôn mới sẽ dễ dàng hơn và bền vững hơn.
Cùng với trào lưu chung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã rất tích cực
trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến nay huyện đã có 9/17 xã đạt
chuẩn nông thôn mới. Với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện sẽ đưa
huyện Việt Yên đạt huyện nông thôn mới trong năm 2018, việc đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn. Do đó, với những kiến thức được
trang bị trong quá trình đào tạo thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, những tài liệu
tham khảo và sự hướng dẫn của GS. TS. Phạm Vân Đình, tôi lựa chọn đề tài
“Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thực tập tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn

mới, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường sự tham gia của
người dân nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
người dân trong xây dựng nông thôn mới.
+ Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao nhận thức và tăng cường sự
3


tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới là gì?
- Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
tại địa bàn nghiên cứu như thế nào?
- Các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới tại địa bàn nghiên cứu là gì? Tác động như thế nào?
- Cần làm gì để tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động cơ, thái độ, hành vi và ứng xử
của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2017, trọng tâm trong thời gian

từ 2014-2017.
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
với 3 xã đại diện là Tự Lạn, Vân Trung, Trung Sơn.
+ Về nội dung:
* Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới.
* Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong các hoạt động của
quá trình xây dựng nông thôn mới tại ba xã đại diện.
* Từ đó đề xuất giải pháp trong thời gian tới nhằm tăng cường hơn nữa sự
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận:
4


Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến việc đánh giá, phân
tích sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
- Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực
trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của xây dựng
nông thôn mới, đưa ra được những giải pháp để tăng cường sự tham gia của
người dân vào xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển nông thôn nói
chung.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp ủy, chính quyền địa phương rút
kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng nông thôn mới, xác định các quyết định
theo hướng hướng về lợi ích nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội địa

phương, giữ vững và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông dân, nông thôn, nông thôn
mới, sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
5


NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
- Nông dân
- Nông thôn
- Nông thôn mới
- Lý thuyết về lợi ích
- Sự tham gia
...
1.1.2. Ý nghĩa, tác dụng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới
1.1.3. Đặc điểm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
1.1.4. Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới
1.1.4.1. Tham gia xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới
1.1.4.2. Tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới
1.1.4.3. Hiến đất; Đóng góp tiền, tài sản; Đóng góp công lao động

1.1.4.4. Tham gia thực hiện các dự án phát triển nông thôn.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới
- Sự lôi kéo của người khác
- Dư luận xã hội buộc người dân phải tham gia
- Ý thức tự giác của người dân
- Người dân có quyền lợi khi tham gia
- Người dân có lợi ích sau khi tham gia
- Việc tham gia giúp người dân được thể hiện bản thân
- Vai trò lãnh đạo, thu hút của chính quyền địa phương
1.2. Cơ sở thực tiễn
6


1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nông thôn mới
- Thái Lan
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
1.2.2. Thực tiễn ở Việt Nam
1.2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc
cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
1.2.2.2. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới thời gian qua

Đánh giá kết quả về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2011 - 2016.
1.2.2.3. Những vấn đề nổi cộm về sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới
1.2.2.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về sự tham gia của
người dân trong xây dựng nông thôn mới
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Việt Yên
Rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới, thu hút sự
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới từ bài học kinh nghiệm
của các địa phương.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Luận văn lựa chọn nghiên cứu tại địa bàn 3 xã Tự Lạn, Trung Sơn, Vân
Trung. Đây là 3 xã về đích nông thôn mới trong năm 2017, trong đó xuất phát
điểm của 3 xã có sự khác nhau, sự tham gia của người dân của 3 xã theo đánh
giá chủ quan của chủ nhiệm đề tài là khác nhau về mức độ, hình thức; cách thức
tổ chức xây dựng nông thôn mới của 3 xã trên cũng có sự khác nhau. Do đó có
thể phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đến hình thức và mức độ tham gia
của người dân
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu, số lượng
+ Tỷ lệ người dân hiểu về xây dựng nông thôn mới ở các cấp độ khác

nhau.
+ Tỷ lệ tham gia của người dân ở từng mức độ khác nhau.
+ Tỷ lệ tham gia của người dân theo từng nội dung.
+ Tỷ lệ các nhân tố tác động đến sự tham gia.
+ Số kinh phí đóng góp trung bình/hộ
+ Số kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng sau khi xây
dựng nông thôn mới.
2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích mối tương quan:
+ Hàm hồi quy giữa ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến sự tham gia
của người dân (nhân tố tác động gồm 7 nhân tố đã nêu tại mục 1.1.5).
+ Hàm hồi quy giữa mức độ hiểu biết của người dân đến mức đóng góp
của hộ gia đình.
+ Hàm hồi quy giữa tác động của mức độ tham gia đến thu nhập trung
bình của người dân.
8


+ Hàm hồi quy giữa số kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
khi có và chưa có hoạt động xây dựng nông thôn mới.
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
+ Nội dung tài liệu cần thu thập
Các báo cáo, đánh giá của Chính phủ về kết quả xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn 2011-2016. Các bài báo điện tử về kết quả xây dựng nông thôn
mới của một số xã trên địa bàn các tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thái
Bình… Các báo cáo về điều kiện, đặc điểm địa phương huyện Việt Yên. Các báo
cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các xã Tự Lạn, Trung Sơn,
Vân Trung.
+ Nguồn tài liệu: Web, UBND huyện Việt Yên, UBND các xã Tự Lạn,
Vân Trung, Trung Sơn

+ Phương pháp thu thập: Tra cứu, tổng hợp số liệu, thông tin có liên quan.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên
cơ sở xác định mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tổng thể các đơn vị nghiên
cứu (điều tra đối tượng là hộ nông dân, số lượng 30 hộ/xã, trong đó chú trọng đến
lựa chọn cơ cấu về tuổi, về giới, về nghề nghiệp trong quá trình điều tra).
Bảng 2.1 Đối tượng và mẫu điều tra
Địa điểm
S
TT

Đối tượng điều tra

Số lượng
mẫu

1
2

Xã Tự
Lạn

Hộ gia đình
90
Lãnh đạo chính quyền
12

3
Lãnh đạo thôn
15

Tổng cộng
117
Phiếu điều tra sẽ chứa đựng các thông tin

30
4

Xã Vân
Trung
30
4

Xã
Trung
Sơn
30
4

5
5
5
39
39
39
về: Thông tin chung về hộ gia

đình, mức độ hiểu biết về xây dựng nông thôn mới, hình thức tiếp cận thông tin
về xây dựng nông thôn mới, hình thức tham gia, nội dung tham gia, mức độ
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, đánh giá về thu nhập của
9



hộ gia đình trước và sau khi tham gia xây dựng nông thôn mới; những kiến nghị
của người dân; Những nhận định, đánh giá về sự tham gia của người dân của
lãnh đạo chính quyền xã và lãnh đạo thôn.
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
- Đối với tài liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp,
so sánh để hệ thống số liệu, thông tin.
- Đối với tài liệu sơ cấp: Số liệu điều tra được phân tích trên phần mềm
Microsoft Excel và phần mềm Eviews để phân tích số liệu về cơ cấu, nhân tố
ảnh hưởng, sự tác động chéo giữa các nội dung điều tra.
2.2.5. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích hồi quy.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng chung về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
10


thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
3.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn
mới tại 3 xã điều tra
3.2.1. Tham gia xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới
3.2.2. Tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới
3.2.3. Hiến đất; Đóng góp tiền, tài sản; Đóng góp công lao động
3.2.4. Tham gia thực hiện các dự án phát triển nông thôn.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng

nông thôn mới
3.3.1. Vị trí của các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự tham gia của người
dân
Sử dụng phương pháp phân tích số liệu trên phần mềm Excel để phân tích
tỷ lệ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tham gia của người dân.
3.3.2. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của
người dân
Sử dụng phần mềm Eviews để xử lý, phân tích số liệu, chạy hàm hồi quy
giữa các biến là: Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến sự tham gia của
người dân đến mức độ tham gia của người dân; mối quan hệ giữa mức độ hiểu
biết về nông thôn mới ảnh hưởng mức đóng góp của người dân.
3.3.3. Phân tích hồi quy các yếu tố thay đổi sau xây dựng nông thôn mới
Sử dụng phần mềm Eviews để xử lý, phân tích số liệu, chạy hàm hồi quy
giữa các biến là: Mối quan hệ giữa mức độ tham gia xây dựng nông thôn mới
ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hộ gia đình; mối quan hệ giữa biến có
hay chưa có hoạt động xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư
của hộ gia đình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.4. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của người dân trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
3.4.1. Những căn cứ xác định giải pháp trong thời gian tới
3.4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
3.4.1.2. Bối cảnh hiện nay về xây dựng nông thôn mới
11


3.4.1.3. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới của huyện Việt Yên
3.4.2. Định hướng, mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới
3.4.2.1. Định hướng
3.4.2.2. Mục tiêu
3.4.3. Những giải pháp chủ yếu

KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
12


1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban
chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
2. Ngô Đình Giao, Giáo trình Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục
3. Nguyễn Văn Ngọc, Bài giảng kinh tế học vĩ mô, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân
4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn
Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội
5. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2011), Giáo trình quản trị
học, NXB Tài chính
6. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016, phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020
7. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày
05/4/2016, Ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố
trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
8. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày
17/10/2016, Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 20162020.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thứ tự
1


Công việc
Hoàn thành đề cương
chi tiết

Yêu cầu
Bản mềm đề cương chi tiết

13

Thời gian
hoàn thành
15/12/2017


2

4

Thu thập tài liệu thứ
cấp
Thiết kế Phiếu điều tra
cho từng đối tượng
Điều tra thực tế

5

Xử lý thông tin

6


Viết lần I nộp giáo
viên hướng dẫn
Viết lần II và thông
qua GVHD
Viết lần III và thông
qua GVHD
Bảo vệ luận văn
Sửa và nộp Luận văn
cho Thư viện

3

7
8
9
10

Hệ thống, tổng hợp số liệu,
thông tin thu thập được
03 phiếu điều tra

15/01/2018

Điều tra 90 hộ gia đình và 39
lãnh đạo chính quyền xã, thôn
Xử lý thông tin, tạo thành các
bảng số liệu
Viết hoàn chỉnh luận văn


28/02/2018

Chỉnh sửa luận văn theo hướng
dẫn của GVHD
Chỉnh sửa luận văn theo hướng
dẫn của GVHD

30/4/2018

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

30/01/2018

15/3/2018
15/4/2018

15/5/2018
9/2018
10/2018

Bắc Giang, ngày 06 tháng 11 năm 2017
Học viên

GS. TS. Phạm Vân Đình

Nguyễn Thị Ngọc Mai

14




×