Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đảng bộ huyện thạch thất, thành phố hà nội lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 96 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

Trang
3

HUYỆN THẠCH THẤT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LÀNG NGHỀ (2008 - 2010)

12

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2010)
1.2. Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo phát triển kinh tế
làng nghề (2008 - 2010)

12
33

Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH
THẤT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ
(2011 - 2015)

42

2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch
Thất về phát triển kinh tế làng nghề (2011 - 2015)
2.2. Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế làng nghề (2011 - 2015)
Chương 3.



NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

42
49
62

3.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất
về phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2015)
3.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất

62

lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2015)

70
83
85
90

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền
với lịch sử dân tộc. Các làng nghề hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăng
trầm và phát triển, đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình góp phần gìn

giữ nét đẹp truyền thống văn hóa của cha ông. Không những thế, ngày nay sự
phát triển của các làng nghề truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát huy các nguồn
lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác của từng địa phương để phát triển
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập,
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương,
biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục và
phát triển. Thực hiện chủ trương đó, tổ chức đảng ở các địa phương đã lãnh
đạo, chỉ đạo và tích cực tìm kiếm hướng đi mới nhằm phát huy những lợi thế
của làng nghề trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Huyện Thạch Thất là một vùng đất cổ được hình thành từ rất sớm
trong lịch sử, nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài, có vị trí quan trọng về phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà
Nội. Thạch Thất được biết đến là một miền quê với nhiều nghề thủ công nổi
tiếng với những sản phẩm như: nghề mộc Chàng Sơn, nghề làm bánh chè
lam Thạch Xá, nghề mây tre giang đan Bình Phú, nghề cơ kim khí Phùng
Xá… Quán triệt và thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn nói chung, phát triển làng nghề nói riêng của Đảng; Đảng bộ huyện
Thạch Thất qua các kỳ đại hội đã từng bước cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo
vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để phát huy tiềm năng, lợi thế, nội
lực nhằm phát triển kinh tế làng nghề một cách có hiệu quả.
3


Đặc biệt từ khi sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội (2008), Đảng bộ huyện
Thạch Thất xác định nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở địa phương là phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát
triển làng nghề. Trên cơ sở khôi phục và phát triển làng nghề sẽ mang lại hiệu

quả kinh tế cao đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động tại chỗ của
các địa phương; tích cực phát triển các ngành nghề mới, góp phần thu hút lao
động dôi dư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng thu
nhập cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiện
công bằng xã hội… Kết quả đó thể hiện ở sự phát triển của các làng nghề
huyện Thạch Thất về cả quy mô và chiều sâu đã góp phần làm cho nền kinh tế
của huyện có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển
kinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất cũng còn một số hạn chế nổi lên là:
phát triển chưa ổn định, thiếu vững chắc, đứng trước nhiều thách thức về cạnh
tranh sản phẩm, mẫu mã thương hiệu, có nhiều khó khăn về giải quyết mâu
thuẫn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề với việc phát
triển kinh tế cho phù hợp điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế...
Để nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề của Đảng
bộ huyện Thạch Thất, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc
rút kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề trong thời gian tiếp theo, tác giả lựa
chọn vấn đề: “Đảng bộ huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội lãnh đạo phát
triển kinh tế làng nghề từ năm 2008 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển kinh tế làng nghề là một trong những hướng đi đúng và
quan trọng nhằm phát triển công nghiệp nông thôn, xây dựng mô hình nông
thôn mới và xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH nông thôn ở nước ta. Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình
4


nghiên cứu xung quanh vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau được phân
thành các nhóm sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về làng nghề ở

Việt Nam
Công trình của Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền
thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội đã giới thiệu về lịch sử, kinh
tế, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ
thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam. Từ đó giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về sự hình thành
và phát triển của làng nghề. Cùng hướng này có các công trình: Phạm Côn
Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội;
Viện nghiên cứu văn hóa (2012), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Huỳnh Đức Thiện (2015), “Tìm
hiểu về làng nghề và vai trò của làng nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Làng nghề và phát triển du lịch”, Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội…
Công trình của Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng
nghề trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội đề cập
khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề. Trong đó tác giả tập trung
vào một số làng nghề ở các tỉnh với nhiều quan điểm, giải pháp và phương
hướng nhằm phát triển các làng nghề trong thời kỳ CNH, HĐH; Công trình
của Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước,
Nxb Tri Thức, Hà Nội tuyển tập chọn lọc nhiều bài viết, chuyên đề đã đăng
báo và kỷ yếu hội thảo của tác giả về làng nghề có liên quan đến giải pháp đổi
mới về thể chế kinh tế, cải cách hành chính… Đó là những nhận thức, giải
pháp tâm huyết của tác giả sau nhiều năm nghiên cứu về làng nghề trên cơ sở
khảo sát thực tế và tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị của những chuyên gia, nhà
quản lý, nghệ nhân có kinh nghiệm mà tác giả đã tiếp xúc.
5


Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, làm rõ quan niệm, vị trí, vai trò
của làng nghề trong quá trình hình thành phát triển kinh tế đất nước trong lịch

sử cũng như trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt các tác giả đã nhấn mạnh khía
cạnh lưu giữ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như từng
vùng miền, địa phương thông qua việc bảo tồn và phát triển các làng nghề.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề, kinh tế làng
nghề ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Công trình của Nguyễn Thị Lịch (2008), Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh
đạo khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ năm 1996 đến
năm 2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã
phân tích những chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về quy
hoạch ngành nghề, đất đai; bảo đảm vốn cho các làng nghề; về đầu tư đổi mới
công nghệ, thiết bị mới, sản phẩm mới; về bảo đảm môi trường sinh thái.
Luận văn cũng rút ra một số kinh nghiệm: trong phát triển làng nghề cần phải
xây dựng định hướng nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để
giúp dân tự chọn lấy nghề, duy trì phát triển nghề, nhân cấy nghề, du nhập
thêm nghề mới vào làng; quan tâm từ khâu quản lý, hợp tác sản xuất, thiết bị
công nghệ, thay đổi mẫu mã phù hợp đến các khâu tiếp thị và tiêu thụ sản
phẩm; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng
lớp nhân dân trong việc giữ gìn, phát triển làng nghề.
Công trình của Hồ Bá Tú (2014), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo
phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 , Luận
văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã phân tích những
chủ trương chỉ đạo phát triển làng nghề ở Bắc Ninh gồm: chỉ đạo củng cố,
bảo tồn làng nghề truyền thống, phát triển, nhân cấy nghề mới, áp dụng
khoa học công nghệ hiện đại vào làng nghề; chỉ đạo nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực cho làng nghề; chỉ đạo quy hoạch, xây dựng các khu, cụm
công nghiệp làng nghề; chỉ đạo hỗ trợ về vốn và phát triển thị trường tiêu
6


thụ sản phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề. Qua phân

tích, nhận xét thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã rút
ra một số kinh nghiệm: quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề vào điều
kiện cụ thể của địa phương; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về tầm quan trọng giữ gìn,
bảo tồn và phát triển làng nghề; chú trọng công tác duy trì, bảo tồn làng
nghề truyền thống, nhân cấy phát triển thêm nghề mới; thực hiện tốt việc
phát huy nguồn lực của địa phương đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
Trung ương và các nguồn lực bên ngoài.
Công trình của Trần Thị Khánh Ly (2015), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh
đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm
2014, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội đã phân
tích quá trình chỉ đạo phát triển làng nghề ở Hà Nam trên các mặt: thực hiện
công tác tuyên truyền; thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, đa dạng các hình thức
tổ chức kinh doanh trong các làng nghề; hướng dẫn đào tạo nghề; khuyến
khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Tác giả đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm qua quá trình lãnh đạo việc khôi phục và phát triển
làng nghề của Hà Nam: thường xuyên quán triệt và nắm vững các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề, vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ; xây
dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ngành nghề thích hợp để phát huy
nguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên để khai thác
mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương; thường xuyên đổi mới trang thiết bị và
công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; cần có kế hoạch duy
trì phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH; khôi phục và phát triển làng
nghề phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái

7



Các công trình nêu trên đã tiếp cận nghiên cứu phát triển kinh tế làng
nghề ở các địa phương cụ thể cấp tỉnh, thành phố với các sắc thái riêng của
từng đề tài nghiên cứu và đều khẳng định sự đóng góp to lớn của các làng
nghề vào sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.
Các tác giả nhấn mạnh yêu cầu đặt ra và các giải pháp lãnh đạo trong phát
triển các làng nghề trong bối cảnh đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế làng nghề ở các
địa phương thuộc thành phố Hà Nội
Công trình của Lê Tuấn Tú (2014), Phát triển làng nghề ở huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội sau
khi đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản phát
triển làng nghề ở huyện: một là, nhóm giải pháp đối với nội tại các làng nghề
(nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng người lao động,
mở rộng thị trường tiêu thụ, về tổ chức sản xuất, phát triển cụm làng nghề,
giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ); hai
là, nhóm giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý (chính sách hỗ trợ về vốn vay
cho các làng nghề và miễn giảm thuế, chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng,
chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện môi trường thể chế, tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước, hình thành các hiệp hội hỗ trợ sản xuất kinh
doanh của làng nghề).
Cùng hướng này có các công trình Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014),
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội; Phạm Thúy
Hòa (2014), Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội; Nguyễn Quang Huy (2016), Vai
trò của làng nghề trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Hà Nội… Các công
trình nêu trên đã phân tích sự phát triển các làng nghề ở Thủ đô với nét đặc
8



trưng của văn hóa Thăng Long ngàn năm văn hiến. Làng nghề ở các địa
phương thuộc thành phố Hà Nội đã góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp
hóa của nền kinh tế đầu tàu của cả nước, đồng thời tạo nên sự độc đáo, khác
biệt của nét văn hóa thanh lịch của đất Tràng An. Các công trình cũng đặt ra
những vấn đề cụ thể khi phát triển làng nghề ở các địa phương quận, huyện,
thị xã thuộc thành phố Hà Nội như về qui hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng hạ
tầng sản xuất, đầu tư vốn, công nghệ, giải quyết việc làm, tìm đầu ra cho sản
phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề…
Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể nhận thấy đây là
những tư liệu quý về phát triển kinh tế làng nghề để tác giả tham khảo trong
xây dựng luận văn của mình. Đồng thời qua đây cũng khẳng định chưa có
công trình nào đề cập một cách toàn diện, đồng bộ và cụ thể đối với phát triển
kinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Vì vậy, Luận văn
không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo phát triển kinh
tế làng nghề từ năm 2008 đến năm 2015; nhận xét và rút ra kinh nghiệm có
thể vận dụng vào việc xây dựng làng nghề ở cấp huyện hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề .
Hệ thống, luận giải chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế làng
nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ năm 2008 đến năm 2015.
Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế làng nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu


9


Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất về phát triển kinh
tế làng nghề.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề.
Về thời gian: Từ năm 2008 (năm tỉnh Hà Tây trong đó có huyện Thạch
Thất sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất 2010-2015). Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện luận văn tác giả có sử dụng một số tư liệu có liên quan trước
năm 2008 và sau năm 2015.
Về không gian: Trên địa bàn huyện Thạch Thất.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế làng nghề trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề của
Đảng bộ huyện Thạch Thất và các báo cáo, tổng kết của các cơ quan lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển kinh tế làng nghề cùng những kết quả thực tiễn phát triển
kinh tế làng nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ năm 2008 đến năm 2015.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai
phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác:
so sánh, đồng đại, lịch đại, thống kê, điền dã, chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn


10


Luận văn hệ thống hóa những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề từ năm 2008 đến năm
2015. Khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất
trong lãnh đạo phát triển kinh tế, trong đó có lãnh đạo thực hiện phát triển
kinh tế làng nghề. Qua đó, góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng
bộ huyện về phát triển kinh tế nói chung, làng nghề nói riêng, rút ra kinh
nghiệm để vận dụng trong những năm tiếp theo.
Luận văn là tài liệu để Đảng bộ và các cơ quan, ban ngành của huyện
Thạch Thất có thể tham khảo vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh tế làng nghề
trên địa bàn huyện hiện nay.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy, học tập các chuyên đề về Lịch sử Đảng nói chung và lịch sử đảng bộ địa
phương nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ (2008 - 2010)

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện
Thạch Thất về phát triển kinh tế làng nghề (2008 - 2010)

1.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế làng
nghề của Đảng bộ huyện Thạch Thất
* Vai trò, vị trí của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
Có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề, mỗi một khái niệm đều
chỉ ra được một hoặc một số đặc điểm liên quan đến “làng”, “nghề” theo cả
nghĩa là đơn vị tổ chức hành chính và đơn vị kinh tế. Song tựu trung lại có thể
thấy làng nghề vừa là một thực thể vật chất vừa mang ý nghĩa tinh thần được
cấu thành bởi hai yếu tố “làng” và “nghề”. Làng là một khu vực địa lý, không
gian lãnh thổ nhất định mà ở đó tồn tại những tập hợp cư dân sinh sống, sản
xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nghề là khái niệm chỉ
các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông
thôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp với
mục tiêu tăng thu nhập phát triển kinh tế tại địa phương. Như vậy làng nghề là
một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời
được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ. Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ
có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu
hoặc các thế hệ sau. Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ
phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể
phản ánh được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ. Như vậy, có
thể hiểu: làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi
hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong
đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ
công, giữa họ có mối lên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
12


Ngày nay trong quá trình CNH, HĐH làng nghề không còn bó hẹp
trong khuôn khổ công nghệ hay thủ công, tuy thủ công vẫn là chính song một
số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và sản phẩm được sản
xuất ra vẫn giữ được nét truyền thống và tính mỹ thuật của sản phẩm mang

đậm khí chất thuần Việt. Vì thế làng nghề đã thực sự trở thành đơn vị kinh tế
tiểu thủ công nghiệp, có vai trò tác dụng tích cực rất lớn đối với đời sống tiểu
thủ công nghiệp nói riêng và với đời sống xã hội nói chung.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế
nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực hoạt động được khơi dậy và
có đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế. Trong dòng chảy
chung đó có sự phát triển của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn, nơi
có gần 80% dân số đang sinh sống. Chính vì sự phát triển nhanh và sinh động
của các ngành nghề, nên nhiều cấp chính quyền và quản lý đã quan tâm đầu tư
nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề. Đưa ra chủ trương và thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế làng nghề trong quá trình CNH, HĐH.
Một là, phát triển kinh tế làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động
và tận dụng thời gian nông nhàn ở nông thôn. Làng nghề có đóng góp tích
cực về tạo việc làm ở nhiều địa phương. Trên thực tế, tại các làng nghề diễn ra
song song hai hoạt động kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp. Làm nông
nghiệp vất vả, thu nhập thấp, mang tính thời vụ cao thời gian nông nhàn hầu
như không có việc làm. Trong khi đó đặc điểm chủ yếu của làng nghề là sản
xuất thủ công và sử dụng nhiều sức lao động. Ngày nay, trong khi các khu
công nghiệp thu hút một bộ phận lao động trẻ có trình độ nhất định không giải
quyết hết số lao động dư thừa ở nông thôn thì làng nghề lại rất linh hoạt, tạo
việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều loại lao động khác nhau như lao
động lớn tuổi, lao động trình độ thấp, đặc biệt là lao động nông nhàn không
thể rời bỏ nông nghiệp ở nông thôn. Tại các làng nghề, tỷ lệ lao động trong
13


công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm từ 75 - 85% trong tổng số
lao động, lao động thuần nông chỉ còn 15 - 25%. Đồng thời giải quyết các lao
động dôi dư trong quá trình đô thị hóa, từ đó góp phần phân công lại lực

lượng lao động [36, tr.40]. Vì vậy, sự phát triển kinh tế của các làng nghề tận
dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho lao động lớn tuổi, lao động
trình độ văn hóa thấp hay lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những
lao động này nếu không tham gia sản xuất phi nông nghiệp thì sẽ rất khó tìm
được việc làm ở các khu công nghiệp hay những việc làm khác. Như vậy có
thể thấy rất rõ phát triển kinh tế làng nghề có tác dụng to lớn trong vấn đề tạo
công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tận dụng tối đa thời gian nông
nhàn của nông dân.
Hai là, phát triển kinh tế làng nghề góp phần tăng thu nhập cho cơ sở
sản xuất và người lao động. Hầu hết các cơ sở sản xuất ở các làng nghề sống
và có thu nhập chính từ nghề phi nông nghiệp. Ở những nơi có làng nghề phát
triển thì tỷ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so
với những vùng thuần túy sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, thời điểm năm 2008 ở
các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội nếu như thu nhập bình quân của một
lao động trong hộ chuyên nghề nông nghiệp khoảng 7 triệu đồng/năm thì thu
nhập bình quân của lao động trong các làng nghề đạt khoảng 21- 43 triệu
đồng/năm (gấp khoảng 03 lần) [18, tr. 21]. Ở nước ta, năng suất lao động
trong nông nghiệp thấp nên thu nhập từ nông nghiệp không cao, thu nhập ở
khu vực đô thị cao hơn 3,7 lần so với nông thôn, tạo ra sự chênh lệch lớn.
Phát triển kinh tế làng nghề ở các địa phương sẽ góp phần làm cho thu nhập
và đời sống của cư dân sống ở nông thôn tăng lên, góp phần làm giảm sự
chênh lệch đó. Không chỉ có vậy, làng nghề còn tạo ra cơ hội phát triển cho
nhiều ngành nghề có liên quan khác như vận tải, kinh doanh hàng hóa, phục
vụ ăn uống, cung ứng nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm làng nghề thúc đẩy
quá trình hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Làng nghề góp
14


phần tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của
nhiều địa phương.

Ba là, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi và
nguyên vật liệu tại địa phương. Nguồn vốn trong dân cư được hiểu là toàn bộ
những nguồn tài chính nhàn rỗi, được dành dụm trong dân cư và được biểu
hiện thông qua các hình thức như tiền mặt để dành tại nhà, gửi tiết kiệm, vàng
bạc... Số lượng vốn nhàn rỗi trong nhân dân tương đối lớn tồn tại dưới nhiều
hình thức, nhưng chủ yếu dùng để tích trữ và dự phòng. Phát triển kinh tế làng
nghề là một biện pháp hữu hiệu nhằm huy động tốt nguồn vốn này vào sản
xuất. Việc khai thác tốt những nguồn vốn này sẽ tránh được tình trạng lãng
phí một nguồn lực được coi là khan hiếm bậc nhất của nền kinh tế. Thực tế
nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề có quy mô nhỏ, không cần đầu tư nhiều
vốn và lao động cho sản xuất nên phù hợp với năng lực của các hộ gia đình
nghèo ở nông thôn và ngoại thành. Vốn kinh doanh của các cơ sở ở làng nghề
đa dạng, tùy thuộc vào các ngành nghề và quy mô của các cơ sở sản xuất. Đặc
biệt vấn đề nguồn lực nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phương tạo điều kiện
thuận lợi để hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế phát
triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bốn là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay phát triển kinh tế làng nghề đã đóng góp
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phát
triển thủ công nghiệp; công nghiệp chế biến và dịch vụ đã tạo việc làm cho
người lao động tăng hiệu quả kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống dân cư. Từ
đó thu hút lao động chuyển sang làm các ngành nghề của làng nghề hoặc làm
các ngành nghề có liên quan đến làng nghề như thương mại, dịch vụ, vận tải...
Khi đó cơ cấu lao động nông thôn sẽ có sự thay đổi, tỉ trọng lao động nông
nghiệp giảm, tỷ trọng lao động trong các ngành nghề nông thôn tăng. Góp
phần phân công lại lao động một cách hợp lý theo hướng CNH, HĐH.
15


Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đã và sẽ đáp ứng yêu

cầu một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với sự nghiệp CNH,
HĐH. Khi đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là chiến lược
hàng đầu của các làng nghề. Bởi lẽ các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công
nghiệp lớn hiện đại, là trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân
tán lên công nghiệp lớn hiện đại và đô thị hóa. Tuy còn thấp so với nhiều ngành
công nghiệp lớn, các làng nghề gồm các cơ sở sản xuất nhỏ là chính nhưng
làng nghề lại là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự
kết hợp nông - công nghiệp - dịch vụ có hiệu quả. Sự phát triển kinh tế làng
nghề là một trong những hướng đi quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.
Năm là, phát triển kinh tế làng nghề còn góp phần bảo tồn các giá
trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Làng nghề với phương thức
sản xuất truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh
những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam. Mỗi làng nghề có
một lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển tạo nên bản sắc văn hóa
riêng của từng làng nghề. Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong lịch sử văn
hóa, văn minh của Việt Nam. Gắn liền với làng nghề là những sản phẩm có
tính nghệ thuật cao cùng với đội ngũ người làm nghề có độ khéo léo, tinh
xảo và những bí quyết nghề quý giá. Chính vì vậy, làng nghề có quan hệ
với ngành du lịch ở nhiều mặt và có triển vọng du lịch rất lớn. Làng nghề
làm đa dạng sản phẩm và tăng nguồn thu của ngành du lịch. Ngược lại du
lịch góp phần quảng bá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. Ở nước
ta có nhiều làng nghề nổi tiếng, với lịch sử phát triển lâu đời sản phẩm đa
dạng nên có tiềm năng phát triển du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc
tế, nhất là trong xu thế hội nhập và mở cửa, sự phát triển của làng nghề
đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã
hội của đất nước. Thực tế cho thấy việc phát triển du lịch làng nghề là con
16



đường hữu hiệu để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là một phương
thức giới thiệu lịch sử văn hóa truyền thống của vùng, miền, địa phương
đến với mọi người. Vì vậy, phát triển kinh tế làng nghề có ý nghĩa tích cực
để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Mặt khác nếu được quan
tâm đầu tư, làng nghề còn góp phần phát triển du lịch của nhiều địa phương
Việt Nam và giới thiệu những nét văn hóa độc đáo đến bạn bè quốc tế.
Từ vị trí, vai trò của kinh tế làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội
đặt ra cho Đảng bộ huyện Thạch Thất cần nhận thức đúng và chú trọng lãnh
đạo phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn của huyện.
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Thạch Thất
Về điều kiện tự nhiên: Huyện Thạch Thất có diện tích 20.250,85 ha
thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà
Nội, phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, phía Tây giáp thị
xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Nam giáp
huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía
Bắc giáp huyện Phúc Thọ. Thạch Thất có hệ thống đường giao thông đa
dạng cả đường bộ và đường sông. Tuyến đại lộ Thăng Long từ trung tâm
Thủ đô đi qua nhiều xã trong huyện, đường 21B (tỉnh lộ 419) nối với quốc
lộ 32 đi thị xã Sơn Tây, lên phía Bắc sang các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
tuyến đường 21A ở phía Tây của huyện nối tuyến Xuân Mai, lên phía Tây
Bắc đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, tuyến đường nối tiếp tỉnh lộ 419 đi Hà
Đông về phía Nam để đi về tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Bên cạnh đó, giao
thông ở Thạch Thất còn thông qua các con sông như sông Tích, sông Đáy.
Hệ thống giao thông đa dạng, nhiều tầng đã góp phần tích cực vào quá
trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, khai thác vật liệu phục vụ tốt cho phát
triển kinh tế làng nghề.
Địa hình huyện Thạch Thất là kết quả đan xen của nhiều quá trình địa
chất mà tạo thành nên rất phức tạp, có cả vùng đồi gò và vùng đồng bằng phù
17



sa, có một số nhánh sông lớn và kênh rạch; có rừng và hồ nước lớn như hồ
Tân Xã, hồ Linh Khiêu. Vùng đồi gò chiếm diện tích lớn của Huyện, là điều
kiện để tạo mặt bằng cho qui hoạch, tạo nên chuỗi đô thị, các khu tập trung
sản xuất nghề của địa phương. Vùng đồng bằng phù sa được tạo thành từ sự
bồi đắp phù sa sông Hồng và sông Đáy từ cổ xưa nên thuộc hệ đất cát pha sét,
phù hợp với các loại hình sản xuất và tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho một
số làng nghề truyền thống.
Tài nguyên, khoáng sản là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế
làng nghề ở địa phương. Tài nguyên, khoáng sản trong huyện Thạch Thất
chưa được khảo sát, đánh giá một cách khoa học đầy đủ về trữ lượng, chất
lượng, khả năng khai thác, nhưng nhìn chung không nhiều, đơn giản và trữ
lượng ít. Những tài nguyên tiêu biểu của Huyện là đá ong, than bùn, vàng
cám, đất sét… Mặc dù phải nhập phần lớn nguyên liệu sản xuất từ các địa
phương khác cho các làng nghề nhưng nguồn nguyên liệu tại chỗ của Thạch
Thất cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất và phát triển
kinh tế làng nghề của địa phương.
Giống như nhiều địa phương thuộc phía Tây của Hà Nội, Thạch Thất
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa trung bình,
độ ẩm khoảng 85%, tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 10. Những đặc
điểm này là điều kiện thuận lợi cho phát triển các làng nghề nhất là những
làng nghề gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với độ ẩm không khí cao,
lượng mưa lớn, tập trung nên việc bảo quản các loại sản phẩm hàng hóa làng
nghề gặp nhiều khó khăn, nếu công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo dễ
phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.
Thạch Thất còn được biết đến là một huyện có tiềm năng du lịch lớn
của các địa phương phía Tây Thủ đô Hà Nội. Điều kiện tự nhiên và địa hình
có nhiều nét độc đáo của một huyện bán sơn địa đã tạo cho Thạch Thất có
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch như: Suối

18


Ngọc Vua Bà (xã Tiến Xuân), hồ Tân Xã (xã Tân Xã), núi Câu Lậu (xã Thạch
Xá), núi Nưa (xã Cần Kiệm)… Thạch Thất còn có các công trình kiến trúc
văn hóa nổi tiếng như chùa Tây Phương với nét điêu khắc đặc sắc các vị La
Hán đã đi vào thi ca Việt Nam, quán Nghinh Hương (xã Hương Ngải), đền
thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (xã Phùng Xá), nhà thờ Bác Hồ (xã Cần
Kiệm)… Đây là những điều kiện thuận lợi để Thạch Thất phát triển du lịch
văn hóa, quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu, buôn bán các sản phẩm làng
nghề, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Trong suốt thời kỳ phong kiến, Thạch
Thất là một huyện thuần nông, kinh tế mang nặng tính tiểu nông. Với bàn tay
khéo léo, từ sản phẩm nông nghiệp; nhân dân Thạch Thất chế biến nhiều sản
phẩm nổi tiếng. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp ở Thạch Thất cũng phát triển từ rất sớm. Với sự cần cù, sáng tạo, tinh
anh trong lao động sản xuất, nhân dân Thạch Thất tự hào là vùng đất với
nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng xứ Đoài, lưu truyền các sản phẩm thủ
công chứa đựng các giá trị vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú.
Từ năm 2008, Thạch Thất được sáp nhập về Hà Nội theo quyết định số
15/2008/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Huyện
đón nhận thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình. Với vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Thủ đô Hà Nội, huyện Thạch Thất được Chính phủ quy hoạch một số
dự án trọng điểm như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học Quốc gia
Hà Nội và đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Thạch Thất đang trên đà hội nhập và phát
triển, với nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao của Thủ đô (bình quân đạt trên
11%, có giai đoạn đạt trên 20%) và phấn đấu trở thành huyện công nghiệp,
mục tiêu đến năm 2020, Thạch Thất là trung tâm kinh tế phát triển có sức hút

mạnh của vùng phía Tây Thủ đô. Cơ cấu kinh tế của Huyện có chuyển dịch
19


tích cực; tỉ trọng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm
67,7%, nông - lâm - thủy sản chiếm 11,6%, thương mại - dịch vụ chiếm
20,7%. Kết quả trên đây có tác động tích cực đến phát triển kinh tế ở các làng
nghề trong Huyện.
Hệ thống giao thông, quy hoạch của huyện Thạch Thất thuận lợi cho
phát triển kinh tế làng nghề cũng như giao lưu với các địa phương khác. Hệ
thống giao thông huyết mạch như tỉnh lộ 419, 420, 446 được đầu tư cơ bản
hoàn chỉnh. Hạ tầng cơ sở cho sản xuất, lưu thông hàng hóa cho các làng nghề
được đầu tư xây dựng phát triển, hầu hết các tuyến đường và mặt bằng cho
các làng nghề trong Huyện đã được cải tạo, sửa chữa hoặc làm mới đáp ứng
yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của địa phương. Nằm sát kề trung tâm Thủ
đô Hà Nội nên Thạch Thất sẽ dễ dàng hơn trong tiêu thụ sản phẩm của làng
nghề nhất là các sản phẩm thủ công truyền thống. Sự phát triển của hệ thống
chợ đã giúp cho các hộ sản xuất kinh doanh có điều kiện thuận lợi phát triển
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Quy mô dân số của Huyện hiện nay khoảng 186.809 nhân khẩu (trong
đó chủ yếu là người Kinh, người Mường chiếm tỷ lệ 5,2%), tốc độ tăng dân
số khoảng 1,14% (giai đoạn 2005 - 2010). Mật độ dân số trung bình khoảng
1942 người/km2, có vùng cao hơn như xã Hữu Bằng 7000 người/km2. Dân số
trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, chiếm 62,8% lao động của Huyện,
trong đó nguồn nhân lực trẻ đang được thu hút vào các làng nghề tăng. Những
lợi thế về điều kiện dân số với truyền thống cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có
khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo nên
nguồn nhân công dồi dào cho phát triển kinh tế làng nghề. Tuy nhiên, trình độ
chuyên môn kỹ thuật của người lao động cơ bản còn hạn chế, tỷ lệ qua đào
tạo nghề thấp cùng với quá trình tốc độ đô thị hóa dẫn tới việc người dân bị

thu hẹp đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề khác cũng đặt ra

20


những sức ép về giải quyết công ăn, việc làm cũng như dễ phát sinh các vấn
đề xã hội khác ở địa phương.
Về văn hóa, truyền thống: Truyền thống văn hóa Thạch Thất có từ
lâu đời, mang bản sắc văn hóa xứ Đoài, chịu ảnh hưởng trung tâm văn hóa
lớn Thăng Long - Hà Nội, hiện nay có cả sự đan xen văn hóa của người
Kinh và người Mường nên đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong
huyện vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và địa phương được lưu truyền, bảo tồn, trong đó có các làng nghề, ngành
nghề nổi tiếng.
Một số nơi trong huyện Thạch Thất như Chàng Sơn, Yên Thôn (xã
Thạch Xá), thôn Phú Hòa (xã Bình Phú) vẫn còn lưu giữ, bảo tồn được nghệ
thuật dân gian “Múa rối nước” (trong đó phường rối Làng Ra Phú Hòa đã
vinh dự được đi biểu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới). Bên cạnh đó các lễ
hội thường niên được tổ chức trong năm như Lễ hội chùa Tây Phương, hội vật
làng Bùng (xã Phùng Xá), hội thi hát chèo xã Canh Nậu, lễ hội Cồng Chiêng
của người Mường là dịp để các làng nghề Thạch Thất có dịp quảng bá, giới
thiệu và buôn bán các sản phẩm làng nghề truyền thống đặc sắc của mình. Lễ
hội cũng là dịp để các làng nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin kinh
nghiệm, tạo mối liên kết trong sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, phát triển kinh tế làng nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội có những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế làng nghề như:
khí hậu khắc nghiệt và địa hình phức tạp có ảnh hưởng không tốt tới sản xuất
nông nghiệp làm cho thu nhập của dân cư địa phương thấp, sức mua và tích
lũy hạn chế. Tâm lý tiểu nông còn nặng kìm hãm việc du nhập những nghề

mới và thay đổi cơ cấu sản phẩm của làng nghề.

21


Với những thuận lợi và khó khăn trên đây thì Đảng bộ huyện Thạch
Thất phải có những chính sách phù hợp để thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế làng nghề, hạn chế những yếu tố kìm hãm, để kinh tế làng nghề phát triển
theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
* Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất trước năm
2008
Sản xuất, kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các làng nghề ổn định và
phát triển. Toàn Huyện có 50 làng có nghề, trong đó đến năm 2008 có 7
làng được tỉnh Hà Tây công nhận làng nghề bao gồm: Cơ kim khí Phùng
Xá; Mộc - may Hữu Bằng; Mây tre giang đan thôn Thái Hòa xã Bình Phú;
Mộc Chàng Sơn, Mộc - xây dựng Canh Nậu, Mộc - xây dựng Dị Nậu; Bánh
chè lam thôn Thạch xã Thạch Xá. Các làng nghề ngày càng phát triển
mạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của làng tạo nên nhịp độ sản
xuất sôi động và có xu hướng phát triển. Ngoài những làng nghề phát triển
gắn bó tại Huyện hàng trăm năm nay nhưng cũng xuất hiện một số nghề
thủ công mới phát triển mạnh trong mấy chục năm trở lại đây như thêu ren,
đồ mộc công nghiệp, trang trí nội thất ở Hữu Bằng, chế biến lâm sản qui
mô lớn ở Thạch Xá và có hướng tới khả năng hiện đại hóa như cơ kim khí
Phùng Xá, nghề trồng sinh vật cảnh ở Canh Nậu, Bình Phú… Thu nhập của
nhân dân làm nghề ở các làng nghề ngày càng được nâng cao, đạt bình quân
đầu người năm 2007 là 3,8 triệu đồng/ tháng [47, tr.3].
Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm trên 70% giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện, sự phát triển về tỷ trọng đó đã đóng
góp rất lớn vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Theo thống kê tính đến cuối
năm 2007, trong các làng nghề thì tổng số hộ sản xuất nghề là 10.125 hộ, 104

doanh nghiệp tư nhân và 499 cơ sở sản xuất [47, tr.2]. Huyện đã tiến hành quy
hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề, mở rộng mặt bằng sản xuất cho các
làng nghề góp phần phát triển nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Vì
22


được quy hoạch tập trung nên mặt bằng sản xuất nhìn chung là rộng rãi, nhà
xưởng xây dựng khang trang, từ đó quy mô hoạt động cũng lớn hơn, và có sự
đầu tư, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị tại các nhà xưởng.
Làng nghề ở huyện Thạch Thất hình thành và phát triển từ lâu đời vì
thế có một đội ngũ lao động là các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao cũng
khá lớn. Quy mô làng nghề phát triển, mở rộng kéo theo số hộ tham gia sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm
dần. Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập, làng
nghề còn tạo nên một dấu ấn văn hóa rất đặc trưng của Thạch Thất. Với mục
tiêu bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng xã, phát triển
nghề và làng nghề một cách bền vững gắn với du lịch - văn hóa - lễ hội.
Về ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất: đối với các
làng nghề sản xuất trước đây chỉ sử dụng các công cụ đơn giản có thể tự chế,
nhưng ngày nay do yêu cầu về năng suất lao động và mẫu mã sản phẩm cao
nên bắt đầu có sự đầu tư mua sắm các loại máy móc hiện đại, chủ yếu thay thế
các công việc nặng nhọc, tiêu biểu như làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, Mộc
- may Hữu Bằng. Tuy nhiên, nhiều công đoạn vẫn phải thực hiện một cách thủ
công do chưa thể thay thế hoàn toàn bằng máy móc.
Sản phẩm ở các làng nghề Thạch Thất đa dạng về mẫu mã, mặt hàng
và chủng loại, được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn và bước đầu vươn ra
một số nước trên thế giới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền
sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng
được cải thiện thì nhu cầu về hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng, phong phú.
Trong điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu

dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Sản phẩm
làng nghề ở Thạch Thất từ những thị trường truyền thống trước đây như Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã vươn tới những thị trường rộng

23


lớn hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), các nước
làng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Cơ sở làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế trong
làng nghề ở Huyện phát triển đã thu hút một số lượng lao động lớn, hạn chế
tình trạng lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề đã thu
hút 30 - 70% số hộ, 50 - 90% số lao động tham gia sản xuất nghề với trên
61,6 % lao động thường xuyên. Các làng nghề ở Thạch Thất còn thu hút hàng
nghìn lao động nơi khác đến làm như làng nghề Cơ kim khí Phùng Xá, Mộc may Hữu Bằng, Mộc - xây dựng xã Canh Nậu… Ngoài ra các làng nghề còn
góp phần giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thị
hóa, từ đó đã phân công lại lực lượng lao động.
Bên cạnh những thành tựu của huyện Thạch Thất về phát triển kinh tế
làng nghề và đời sống của nhân dân trước năm 2008 thì vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế, sự phát triển của kinh tế làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh của địa phương, nổi lên là:
Thứ nhất, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững. Sản xuất ở
các làng nghề còn phân tán, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô
hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến và áp dựng khoa học và công nghệ còn gặp
nhiều khó khăn. Lao động ở các làng nghề đa số không qua đào tạo cơ bản
nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, mặt khác phần đông người lao
động ở làng nghề chưa tách rời hẳn nông nghiệp nên tác phong sản xuất và ý
thức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi
truyền thống ở một số lĩnh vực đang giảm dần. Nguồn lực hỗ trợ của Nhà
nước cho phát triển công nghiệp làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc

bảo tồn các sản phẩm truyền thống làng nghề chưa được chú trọng và quan
tâm, nhiều cơ sở sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu thị
trường mà ít chú trọng tới nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm và phát huy giá
trị truyền thống của sản phẩm làng nghề.
24


Thứ hai, sự phát triển của kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được với sự
phát triển kinh tế làng nghề. Mặc dù huyện Thạch Thất đã có nhiều chính
sách, chương trình dự án đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đạt
được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều bất
cập đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các làng nghề, chưa theo kịp sự phát
triển các ngành nghề. Hệ thống giao thông nông thôn ở làng nghề đã được
cứng hóa song còn chật hẹp mà không có khả năng để giải tỏa, mở rộng được
vì chi phí lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông ở các làng nghề là khá phổ biến;
đặc biệt là ở các trục đường huyết mạch của thôn, xã, gây cản trở cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm (điển hình như làng nghề Mộc - may Hữu
Bằng, làng Mộc Chàng Sơn). Hệ thống điện, nước cũng chưa được đồng bộ,
chưa có hệ thống nước sạch đến các làng nghề, hệ thống điện còn chưa được
nâng cấp lớn dễ gây hiện tượng hỏa hoạn thiệt hại kinh tế làng nghề.
Thứ ba, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, sự đổi mới công nghệ và mẫu
mã sản phẩm diễn ra chậm. Nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn
huyện Thạch Thất đã tích cực đổi mới thiết bị công nghệ, song về cơ bản trình
độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề còn thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ,
chưa hệ thống, chưa cơ bản. Vấn đề thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cũng còn
tồn tại nhiều hạn chế (điển hình như sản phẩm chè lam Thạch Xá, mây giang
đan ở xã Bình Phú), một số sản phẩm đã mất hẳn trên thị trường do không
phù hợp với nhu cầu, quá trình cải tiến diễn ra chậm chạp và mang tính tự
phát ở một số cơ sở (như nghề đan vó ở Phú Ổ xã Bình Phú). Hầu hết các sản
phẩm đều không có thương hiệu rõ ràng, có rất ít cơ sở sản xuất kinh doanh

đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng như bị động trong việc tìm hiểu nhu cầu
khách hàng và thị hiếu của họ. Đa số sản phẩm làng nghề chủ yếu là sản xuất
gia công theo mẫu có sẵn, chưa đa dạng, phong phú.
Thứ tư, thị trường sản phẩm và thị trường nguyên liệu của làng nghề
chậm được mở rộng, chưa ổn định. Tình trạng chung của các hoạt động sản
25


xuất kinh doanh ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất là khả năng
tiếp thị - bán hàng thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, chưa ổn
định, chưa được mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. Ngay cả thị trường
trong nước, trong nội bộ Thành phố và địa phương cũng gặp phải sự cạnh
tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm làng nghề
của địa phương khác, nước khác, đặc biệt các nhóm hàng như sắt, thép, mộc,
may… Do còn lúng túng trong việc tiếp cận thị trường cả nguyên liệu và tiêu
thụ sản phẩm nên sản phẩm của không ít làng nghề còn bị ế đọng hoặc tiêu
thụ với giá rẻ, thua lỗ.
Thứ năm, phát triển kinh tế làng nghề chưa kết hợp tốt với bảo vệ môi
trường. Do phát triển quá nhanh, lại thiếu quy hoạch đồng bộ, cơ sở vật chất
yếu, quản lý kém… dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ở huyện Thạch Thất hết sức trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân
cư. Với tốc độ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất,
kinh doanh không ngừng được mở rộng, đã khiến lượng chất thải gây ô nhiễm
phát sinh ngày càng nhiều tại các cụm công nghiệp và tại các làng nghề, việc
quản lý môi trường tại các làng nghề còn nhiều bất cập, với đặc thù là sản
xuất các ngành nghề mộc, cơ kim khí, mây giang đan, lượng rác thải làng
nghề phát sinh lớn. Đây là mặt trái của sản xuất, nó vừa là hậu quả, vừa là
nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế làng
nghề, cần được các cơ quan quản lý, giám sát xử lý.
Từ những thành tựu, hạn chế trên đây đòi hỏi Đảng bộ huyện Thạch Thất

cần phải tập trung hoạch định chủ trương phù hợp và chỉ đạo kịp thời để phát triển
kinh tế làng nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
* Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ thành phố
Hà Nội về phát triển kinh tế làng nghề:
Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, CNH, HĐH là mục tiêu
quan trọng hàng đầu. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc
26


×