ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------
NGUYỄN VĂN LÀNH
ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------
NGUYỄN VĂN LÀNH
ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng CSVN
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.
HÀ NỘI - 2014
TS. Hoàng Hồng
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000 ................................... 8
1.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp của huyện Quốc Oai trước năm 1996 ............. 8
1.2 Chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp của đảng bộ huyện
Quốc Oai...................................................................................................... 21
1.3. Qúa trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện
Quốc Oai ...................................................................................................... 27
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 7/2008 ........................................ 44
2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện
Quốc Oai ..................................................................................................... 44
2.2. Quá trình chỉ đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai......... 51
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................. 76
3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 76
3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 88
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99
CÁC TRANG WEBSITE ............................................................................... 106
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BCH
Ban chấp hành
CNH:
Công nghiệp hóa
HĐH:
Hiện đại hóa
HĐND:
Hội đồng nhân dân
NN&PTNT:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HTX:
Hợp tác xã
UBND:
Ủy ban nhân dân
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc đầu tư phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển kinh tế đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới chính sách phát triển
nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, phát triển nông nghiệp luôn được Đảng
và Nhà nước xem “là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Đặc
biệt trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, được Đảng
xác định khởi điểm là từ năm 1996, cần phải tiếp tục đổi mới đường lối phát
triển nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua quá trình hoàn thiện và đổi mới từng bước,
nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa
nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo
tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Quốc Oai là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), từ khi
thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Quốc Oai đã lãnh đạo quần chúng nhân dân
tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Những
thành quả mà Quốc Oai đạt được hôm nay, cho thấy vai trò lãnh đạo toàn diện
của Đảng bộ huyện Quốc Oai, đặc biệt trong xây dựng và phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm trước đổi mới, Quốc
Oai lâm vào khủng hoảng kinh tế, xã hội: lương thực, thực phẩm thiếu thốn
không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, sản xuất đình đốn, hàng hóa khan
hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng,
1
Đảng bộ huyện Quốc Oai đã tích cực triển khai cụ thể hóa thành các chương
trình, mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, bước đầu
tháo gỡ được những khó khăn trong phát triển kinh tế. Mặc dù còn nhiều
những hạn chế, nhưng công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp đã
góp phần đưa Quốc Oai từng bước khởi sắc và phát triển. Thu nhập và đời
sống của nông dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, một loạt vấn đề kinh tế đang nảy sinh đòi hỏi Đảng bộ Quốc
Oai phải tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh
đạo, đáp ứng nhu cầu của sự CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhất là
trong điều kiện hiện nay, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tỉnh Hà Tây
sáp nhập vào thành phố Hà Nội (01/08/2008). Nông nghiệp huyện Quốc Oai
nói riêng và toàn tỉnh Hà Tây nói chung đang đứng trước những cơ hội và
thách thức mới như: Nông nghiệp Quốc Oai sẽ có thêm nhiều điều kiện phát
triển, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản
xuất hàng hóa, chế biến nông sản, thu hút nhiều vốn đầu tư. Bên cạnh đó nông
nghiệp Quốc Oai còn hạn chế, lạc hậu cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế
quản lý, điều kiện thời tiết, thiên tai còn có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp…
Do vậy cần phải tổng kết, đánh giá một cách khách quan khoa học vai
trò của Đảng bộ địa phương trong việc thực hiện đường lối phát triển nông
nghiệp của Đảng. Từ đó thấy được thực trạng nông nghiệp của Quốc Oai
trong những năm qua và những cơ hội, thách thức đối với nông nghiệp địa
phương trong tình hình mới; trên cơ sở đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và
những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp
theo hướng CNH, HĐH của huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội, trong những
năm tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.
Với tất cả các lý do trên, cùng với sự góp ý của giáo viên hướng dẫn,
2
tác giả quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Quốc Oai (Hà Tây) lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008” làm đề tài
cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với nước ta, kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan
trọng trong quá trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới.
Đảng ta cũng xác định chúng ta phải tiến hành CNH – HĐH đất nước từ
ngành kinh tế này. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận nông
nghiệp là đề tài có tính chất chiến lược, được các nhà lý luận, các nhà lãnh
đạo, các ngành chức năng và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên phạm vi cả
nước đã có nhiều công trình của các đã có nhiều công trình của các nhà khoa
học đề cập đến vấn đề ở những góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu như:
Các cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế HTX nông nghiệp Việt Nam, tập
thể tác giả Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1991; Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề
và triển vọng, Nguyễn Văn Bính (chủ biên), Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995;
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Trương Thị Tiến,
Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1999; Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và
nông dân ở nước ta, Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999; Con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Lê
Huy Ngọ (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nông nghiệp
nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 – 2002, Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà
Nội, 2003; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Bùi Tất Thắng (chủ
biên), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2006…Các tác phẩm đã đề cập đến
nhiều khía cạnh khác của kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung như: kinh
tế HTX, cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam....
3
Một số Khóa luận cử nhân, Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ như:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ 1992 – 2002, Lê Quang Phi, Luận án tiến sĩ Lịch
sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006; Đường lối phát triển nông
nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986 – 2006, Lê Thị Thu
Hương, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội, 2008;
Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2005), Nguyễn Thị Năm, Luận
văn thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội, 2009;…những công
trình này đi sâu vào nghiên cứu quá trình lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa phương khác
nhau, nhưng đều có đặc điểm là đã nêu bật được đường lối đúng đắn của
Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Cùng một số bài viết, một số bài nghiên cứu như: Chính sách và giải
pháp cho nông dân nông nghiệp và nông thôn hiện nay, Nguyễn Thanh Bạch,
Tạp chí kinh tế, số 248, tháng 1 - 1999; Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới, Nguyễn Thị Hồng Phấn, Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1 –
2001; Định hướng và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, Phan Sỹ Mẫn,
Tạp chí kinh tế, số 262, tháng 1 - 2001…đây là những công trình khoa học
tiêu biểu phản ánh đường lối phát triển, luận giải những quan điểm của Đảng
về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới, đề ra những giải pháp
nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên các công trình này chỉ
rừng lại ở những vấn đề lớn phạm vi rộng của kinh tế nông nghiệp Việt Nam,
chưa đi sâu vào địa phương cụ thể. Song đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả
định hướng nội dung trong quá trình nghiên cứu.
Nhìn chung các công trình này chủ yếu đề cập, nghiên cứu về thực
trạng tổ chức HTX, kinh nghiệm tổ chức và những giải pháp nhằm đẩy mạnh
4
phát triển các hình thức hợp tác của hộ nông dân. Nghiên cứu cơ chế quản lý
nông nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp,
nông thôn nước ta phát triển. Nghiên cứu con đường CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp đối với những vấn
đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự
phát triển của kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Các công trình
nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến vấn đề khoa học kinh tế mà ít đề cập
đến góc độ lịch sử.
Tuy nhiên đó chỉ là nghiên cứu, tìm hiểu mang tính chất kinh tế, lịch sử
mà chưa đề cập đến vai trò và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Quốc Oai đối
với những thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Hiện nay chưa có
đề tài nghiên cứu về Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp
trong những năm 1996 – 2008. Song, đây là những tài liệu quan trọng để tác
giả tham khảo, tiếp cận của các sự kiện lịch sử, là cơ sở để phân tích, đánh giá
những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ huyện Quốc Oai trong quá trình lãnh
đạo thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
- Khôi phục chân thực quá trình Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008.
- Nêu được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế cần
khắc phục và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện hiện nay.
Nhiệm vụ
- Tập hợp và lựa chọn các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.
- Trình bày theo tiến trình lịch sử các chủ trương, biện pháp của Đảng
bộ huyện Quốc Oai về phát triển kinh tế nông nghiệp và hệ thống hóa các
5
hoạt động nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quốc Oai từ năm
1996 đến năm 2008.
- Bước đầu phân tích, tổng kết, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm từ
quá trình đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2008.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
tới tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Quốc Oai từ năm 1996 đến
tháng 7 – 2008 (trước khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội); trọng tâm
nghiên cứu là: Chủ trương và các biện pháp của Đảng bộ huyện Quốc Oai
trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2008.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn hyện Quốc Oai.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; Các Nghị quyết của hội nghị Trung ương và
các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến kinh tế nông
nghiệp.
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo, Thông tri của Tỉnh ủy Hà Tây về
phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai, các Nghị
quyết, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế nông nghiệp của Huyện
ủy, UBND và một số ban ngành của huyện Quốc Oai.
6
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả, trình bày quá trình
Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những năm
1996 - 2008 và phương pháp logic để tổng hợp, khái quát và nhận xét đánh
giá quá trình đó. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để làm
rõ các sự kiện lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2008.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện
Quốc Oai trong những năm tiếp theo.
- Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
7. Bộ cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai
đoạn 1996 - 2000
Chương 2: Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2001 đến tháng 7/2008
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm
7
Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
1.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp của huyện Quốc Oai trước
năm 1996
1.1.1. Các điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện
Quốc Oai
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Quốc Oai là huyện phía tây của tỉnh Hà Tây, là vùng chuyển tiếp
giữa miền núi với đồng bằng, với diện tích tự nhiên là 129.45 km 2 số đơn
vị hành chính có 20 xã và 01 thị trấn.
Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và Quận Hà Đông
Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ
Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và Phúc Thọ
Vị trí đó đã tạo cho Quốc Oai nhiều thuận lợi do nằm kề nhiều trung
tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của miền Bắc. Về phía Đông huyện có
thể dễ dàng trao đổi với hai trung tâm kinh tế lớn Hà nội và thị xã Hà
Đông. Phía Tây Nam là thị trấn Xuân Mai đang trên đà phát triển. Phía
Tây Bắc là thị xã Sơn Tây và khu du lịch sinh thái, văn hóa nổi tiếng Ao
Vua, Đồng Mô.
Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Quốc Oai như một yếu tố
quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và
kinh tế của huyện nói chung.
8
Khí hậu:
Quốc Oai nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam là khu vực
chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10): thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): thời tiết khô, lạnh, ít mưa.
Do đặc điểm địa hình, Quốc Oai được chia thành 2 vùng khác nhau:
- Vùng đồng bằng, có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, nhiệt độ
trung bình năm là 23,8 oC, lượng mưa trung bình là 1700mm - 1800mm.
- Vùng đồi, độ cao trung bình từ 15m - 50m, khí hậu “lục địa”, chịu
ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung năm là 24,5 oC.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm giao động ở 1.521 - 1.676 mm (bình
quân 1.623 mm). Lượng mưa năm cao nhất là 2163 mm và năm thấp nhất
là 1200 mm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, tập
trung từ tháng 7 - 9 (86% lượng mưa cả năm). Tháng 12 và tháng 1 là hai
tháng ít mưa nhất, nhưng vẫn có mưa phùn, lượng mưa bình quân từ 18 20 mm/tháng.
- Độ ẩm không khí, số giờ nắng: Độ ẩm không khí trung bình trong
năm là 84 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7 - 8 (95%). Số giờ
nắng trung bình cả năm là 1.460 - 1.630 giờ. Tháng 2, tháng 3 có số giờ
nắng ít nhất trong năm.
Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp là: gió mùa Tây Nam đem theo không khí khô và nóng, bão,
gió mùa đông bắc …
Sông ngòi
- Hệ thống sông ngòi rất đa dạng và phong phú, có ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn nước mặt của huyện Quốc Oai là:
9
Sông Đáy là một phân lưu của Sông Hồng, nằm ở ranh giới phía
đông huyện với huyện Hoài Đức chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
phần chảy qua huyện Quốc Oai với chiều dài 15km là dòng phân lũ của
sông Hồng độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô,
nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ, tuy nhiên lưu lượng chưa đủ cung
cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng bãi và vùng nội đồng
- Sông Tích là sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long (Ba Vì) chảy
qua huyện có chiều dài 18km, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chảy qua
giữa tiểu vùng Gò Đồi và tiểu vùng Nội Đồng, cung cấp nước cho phần
miền Tây và miền Trung của huyện.
- Sông Bùi bắt nguồn từ Lương Sơn (Hòa Bình) chảy qua huyện có
lưu vực và độ dốc lớn, đổ ra sông Tích, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh
hưởng đến tiêu úng của huyện.
Với hệ thống sông ngòi trên cùng các kênh dẫn nước, hồ Đồng Mô
và hệ thống trên 200 ao hồ khác có tổng trữ lượng mặt nước ước tính 240
– 250 triệu m3 /năm hợp thành nguồn nước mặt khá phong phú để cung cấp
nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nông nghiệp trong huyện
Địa hình:
Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Địa hình của huyện khá phức
tạp. Nhìn tổng quát địa hình có có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và
được chia thành 3 vùng chính:
Vùng đồi núi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện. Gồm 5 xã phía Tây
huyện: Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Tiến Xuân và Đông Yên. Vùng
chạy dài từ Trung Hà qua khu vực Xuân Mai, đến Miếu Môn. Địa hình
trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các dốc trũng.
Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, tầng đất
canh tác thấp.
10
Vùng đồi gò bị cắt xẻ theo sườn dốc làm sinh nhiều khe rãnh, suối
nhỏ mặt đất bị rửa trôi, vì phần lớn diện tích đất của vùng này bị bạc màu
nghiêm trọng, hay đã bị thành những lớp đá ong chặt và bị chia cắt thành
những đồi thấp, đỉnh bằng phẳng sườn thoải.
Với đặc điểm như vậy rất thuận lợi cho phát triển trồng cây công
nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Đến năm 2004, một phần lớn diện tích của vùng bán sơn địa huyện
đã được quy hoạch thành các vùng phát triển đô thị và công nghiệp của
Trung Ương và của Tỉnh…
Vùng nội đồng: Gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thất, Nghĩa Hương, Cấn
Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao trung bình từ 5m - 7 m.
Vùng bãi ven sông gồm 9 xã, 1 Thị Trấn: Sài Sơn, Phượng Cách,
Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị
trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy
nhiên những ô trũng ở Cộng Hòa có độ cao tuyệt đối từ 1,5 - 3m. Trên bề
mặt vùng bãi có một số núi sót như quần thể đá vôi Sài Sơn.
Với đặc điểm địa hình trên cho phép Quốc Oai có thể phát triển đa
dạng các loại cây trồng, vật nuôi song lại khó khăn cho công tác thủy lợi.
Quốc Oai có địa hình đa dạng, vùng đồi núi gò ở phía Tây, vùng
“núi sót” trong cụm “núi sót” Thập Lục Kỳ Sơn ở phía Đông Bắc huyện,
vùng đồng bằng phía Đông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Tài nguyên đất
Loại đất, theo thống kê phân loại đất, thổ nhưỡng Quốc Oai bao gồm
6 loại đất sau:
Đất phù sa sông Hồng ít được bồi, với diện tích là 740ha, tập trung
ở vùng bãi sông Đáy. Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ và cát pha
chiếm hơn 80% diện tích.
11
Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm có diện tích lớn hơn, phân
bố rộng, bao gồm toàn diện tích trong đồng kẹp giữa Tả Tích và Hữu Đáy,
tập trung ở Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Thị Trấn, Tân Phú, Đại
Thành, Thạch Thán.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ, diện tích trên 2.000ha, tập trung hai
bên bờ sông Tích.
Đất phù sa cổ trên phiến Thạch, diện tích trên 2.700ha, tập trung ở
vùng bán sơn địa.
Đất phù sa cổ phát triển trên đá macma bazơ, diện tích khoảng
360ha, tập trung ở vùng núi Phú Mãn.
Đất phù sa sông suối và dốc tụ: là đất trong các thung lũng, dưới
chân đồi vùng bán sơn địa diện tích trên 800ha.
Tài nguyên khoáng sản
Quốc Oai là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản theo kết quả điều
tra địa chất khoáng sản Quốc Oai có một số khoáng sản chính đó là:
Đá ốp lát, đá xây dựng tập trung ở Núi Trán Voi, Phú Mãn; đất sét tập
trung ở xã Hòa Thạch; vàng gốc, vàng xa khoáng tập trung ở Cổ Rùa, vùng
đồi gò; Đônomit tập trung ở Phượng Cách, Sài Sơn; nước khoáng tập trung ở
Phú Cát; Than bùn tập trung ở Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên.
Cảnh quan di tích lịch sử, du lịch
Quốc Oai là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử
nước ta, huyện có 18 di tích được xếp hạng, chủ yếu là công trình Đình, Chùa
có giá trị cao về kiến trúc, nghệ thuật gắn với lịch sử phát triển của dân tộc.
Đặc biệt là khu danh thắng chùa Thầy, động Hoàng Xá cùng hệ thống núi đá
vôi ở các xã vùng đông bắc huyện là địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
12
Dân cư
Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Quốc Oai, dân số toàn huyện
năm 2002 là 145.392 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 1995
đến 2002 là 1,23%. Trong đó dân số ở thành thị là 11.187 người, dân số ở
nông thôn là 131.205 người. Quốc Oai là huyện có mật độ dân số khá cao
1.122 người/km2. Tuy nhiên phân bố không đều có những xã mật độ lên tới
2.200 người/km2 như các xã: Thạch Thán (2.588 người/km2) và Thị trấn Quốc
Oai 2.224 người/km2). Vùng Gò đồi có mật độ dân số thấp điển hình như xã
Phú Mãn (225 người/km2) và xã Hòa Thạch (354 người/km2).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhiều, năm 2002 là 1,11%, giảm
0,34% so với năm 1995. Hàng năm lực lượng lao động của huyện được bổ
sung thêm 1.500 - 1.800 người chưa kể một số trường hợp dân di cư tới. Đây
là nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của
huyện nếu được bố trí sử dụng hợp lý.
Nguồn lao động
Quốc Oai có nguồn lao động khá dồi dào toàn huyện có 82.500 người
trong độ tuổi lao động chiếm 56,7% tổng dân số trong đó số người lao động
trong các ngành kinh tế quốc dân là 67.500 người tốc độ tăng lao động bình
quân là 0,87%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm chiếm 64% tổng số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Với tỷ lệ lớn dân số
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian lao động thực chỉ chiếm 65 –
70% thời gian lao động. Do vậy, Đảng bộ huyện cần phải có chiến lược phát
triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hợp lý để giải quyết việc làm
cho nhân dân lao động trong Huyện.
Truyền thống lịch sử
Quốc Oai là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử đã tạo cho mảnh đất và con người nơi đây những giá trị văn
13
hoá truyền thống tốt đẹp. Cư trú trên vùng đất cổ, nhân dân Quốc Oai đã xây
dựng nên những ngôi Đình, Chùa, Miếu, Quán có tiếng trong vùng. Trong đó
có các di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được xếp hạng là một bộ phận
của di tích văn hóa gắn liền với những sự tích, tín ngưỡng, liên quan đến sự
hình thành và phát triển của cộng đồng là tài sản vô giá kết tinh trí tuệ, công
sức của nhân dân trong quá trình phát triển.
Quốc Oai là vùng đất phía Tây vào nội thành Hà Nội nên thời kỳ lịch
sử nào của đất nước, nhân dân Quốc Oai cũng sát cánh cùng nhân dân cả
nước kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, với bản Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo,
nhân dân Quốc Oai đã đoàn kết trên dưới một lòng dưới ngọn cờ đấu tranh
của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Quốc Oai đã kiên cường
đấu tranh cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành chính quyền cách mạng và
tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đi đến
thắng lợi cuối cùng.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng bộ chính quyền và nhân dân
huyện Quốc Oai đã không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê hương
đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, góp một phần quan trọng và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai đối
với việc phát triển kinh tế nông nghiệp:
Những thuận lợi
- Quốc Oai là huyện ngoại thành, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, có
Đại lộ Thăng Long chạy qua chạy thẳng vào các quận trung tâm thủ đô Hà
Nội, vì vậy ngoài thị trường nội vùng, Quốc Oai có thể tham gia vào quá trình
cung ứng hàng hóa nông sản, hoa, cây cảnh và dịch vụ du lịch cho khu vực
nội đô.
14
- Quốc Oai có tài nguyên đất đa dạng, phong phú, khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm và nguồn nước tưới tiêu chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - nông nghiệp. Sự đa dạng về thổ nhưỡng và truyền thống canh
tác lâu đời của nhân dân là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp
với đa dạng các loại sản phẩm, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.
Hệ thống sông ngòi, ao hồ, đất ngập nước và nửa ngập nước chiếm
diện tích lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để Quốc Oai phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản, chăn nuôi, đưa những ngành này trở thành ngành chính
trong nông nghiệp.
Quốc Oai có nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động
chiếm 59,8% (2004) tổng dân số), trong huyện có nhiều nghề thủ công truyền
thống, nguồn lao động có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và tiếp
cận sản xuất hàng hóa. Đây là diều kiện thuận lợi, tạo tiền đề cho quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Những khó khăn
Quốc Oai là huyện có địa hình phức tạp bao gồm cả vùng chiêm trũng,
vùng đồi gò và vùng núi, độ dốc cao, trong khi đó hệ thống thủy lợi ở một số
nơi do được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp hiệu quả tưới tiêu thấp, chi phí sản
xuất lớn. Hơn nữa Quốc Oai nằm trong vùng phân lũ của tỉnh Hà tây nhằm
ứng cứu cho thủ đô Hà Nội, khi xảy ra phân lũ thì sẽ ảnh hưởng tới gần
26.000 hộ dân và gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đòi
hỏi sự đầu tư lớn về thủy lợi và khoa học kỹ thuật.
Trong khi đó việc xác lập phương hướng kế hoạch sản xuất chưa thật
gắn với sự phát triển theo nhu cầu thị trường. Sản xuất nông nghiệp còn nặng
về an ninh lương thực, vì vậy nhiều loại nông sản tăng nhanh về khối lượng
nhưng giá trị hàng hóa không cao.
15
1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp của Huyện trước năm 1996
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa VII, tháng 9/1991,
tỉnh Hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Huyện Quốc Oai là
1 trong 13 huyện và thị xã thuộc về tỉnh Hà Tây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Tỉnh ủy Hà Tây, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,
tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như của Tỉnh còn rất nhiều khó
khăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm cao, đặc biệt là có Nghị quyết Đại hội
Đảng soi đường, Đảng bộ và nhân dân huyện Quốc Oai đã dấy lên phong trào
thi đua trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Sau khi tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức đi vào hoạt động, thi
hành Điều lệ Đảng và Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương, Đảng bộ tỉnh Hà
Tây đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XI. Đại hội đã kiểm điểm đánh giá
đúng thực trạng tình hình trong những năm 1986 - 1991, vận dụng Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và báo cáo chính trị của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII để định ra phương hướng nhiệm vụ trong những
năm 1992 - 1995. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, chính là động
lực để giúp cho Đảng bộ và nhân dân huyện Quốc Oai tiếp tục vươn lên giành
được nhiều kết quả cao trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Từ ngày 13 - 14/11/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII
(vòng 2) đã được tổ chức, Đại hội đã tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, đề ra nhiệm vụ và mục tiêu 5 năm 1991 –
1995, Đại hội xác định: “Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện gắn liền
với chế biến, giải quyết được vấn đề lương thực, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ để giải quyết việc làm cho người lao động phấn đấu
có nhiều hộ làm kinh tế giỏi, thu hẹp dần số hộ nghèo” [2, tr.139-140]. Đại
hội đã đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 1995: Tổng sản lượng lương
16
thực đạt 40.000 tấn, bình quân 430 - 450 kg/người, giá trị xuất khẩu gấp 2 lần
năm 1990, đạt 544 triệu đồng.
Đại hôi lần thứ XVII của Đảng bộ Huyện chủ trương vận dụng những
quan điểm tư tưởng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XI: Giải quyết tốt
hơn vấn đề lương thực, thực phẩm, có thêm nhiều nông sản hàng hóa chế biến
và hàng tiêu dùng tăng nhanh xuất khẩu. Từng bước xây dựng nông thôn mới
và nếp sống văn minh trật tự ở các xã, thị trấn. Ổn định và cải thiện một bước đời
sống nông nhân dân.
Đảng bộ huyện Quốc Oai quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, khai thác tối đa tiềm năng
thế mạnh của địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ
Quốc Oai xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở để phát triển
đa dạng các ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa. Gắn phát triển kinh tế
nông nghiệp với phát triển kinh tế nông thôn, hướng cơ bản là coi trọng sản
xuất lương thực, với mục tiêu trước mắt là xóa đói giảm nghèo đảm bảo nhu
cầu lương thực cho người dân, khắc phục tình trạng đói giáp hạt và có tích lũy,
vươn lên khá, giàu trong nông thôn. Thực hiện mục tiêu này, ngoài việc đẩy
mạnh sản xuất, thâm canh tăng vụ, đảm bảo vững chắc về lương thực, phải
đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản phẩm hàng hóa. Một
mặt tăng đàn, mặt khác chú trọng cải tạo con giống, từng bước đưa con giống
có năng xuất cao, chất lượng tốt thay thế giống cũ đã thoái hóa năng xuất thấp.
Lấy hiệu quả kinh tế đạt được trên từng hecta gieo trồng làm mục tiêu,
Huyện ủy đã có nhiều chủ trương chỉ đạo đối với phòng NN & PTNT và các
hợp tác xã (HTX) hướng dẫn, vận động nhân dân tích cực chuyển hướng
mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa
17
học kỹ thuật vào sản xuất đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, có chính sách đầu tư
cụ thể cho từng vùng, từng loại đất, phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò, lợn, gia
cầm, nuôi thủy sản… Chú trọng giống mới và từng bước nuôi theo phương
pháp công nghiệp. Mặt khác để sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc,
Đảng bộ huyện rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống
dịch vụ khuyến nông, giao đất, giao rừng cho nông dân, lấy hộ gia đình làm
đơn vị kinh tế tự chủ, xây dựng chính sách hỗ trợ giá về phân bón, thuốc trừ
sâu, tăng tỷ trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Để người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình, thực hiện Luật
đất đai, kết luận số 41 của Tỉnh ủy và Quyết định số 250 của Ủy ban nhân dân
Tỉnh về giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân, Ủy ban nhân dân huyện
ban hành Quy định số 278 về việc giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông
dân. Huyện ủy đã tiến hành làm điểm ở 2 xã Nghĩa Hương và Ngọc Liệp, sau
đó triển khai đến tất cả các HTX trong huyện. Tính đến tháng 7/1993 đã có
13/16 xã đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Việc
giao đất ổn định lâu dài tới hộ nông dân đã tạo thêm động lực quan trọng cho
sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó việc chỉ đạo sản xuất ngày càng đi vào nề
nếp, các HTX đã tập trung làm tốt khâu dịch vụ và điều hành sản xuất. Một số
giống lúa mới, chủ lực là CR-203 thuần chủng đã được đưa vào gieo cấy đại
trà, cho năng xuất cao, ổn định.
Do vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, trên cơ sở thực tiễn
địa phương từ 1991 - 1995 Đảng bộ huyện Quốc Oai về cơ bản đã hoàn thành
các chủ trương, giải pháp đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế - xã hội và đạt được những thành quả quan trọng.
Sản xuất nông nghiệp trong 5 năm từ 1991 - 1995, có bước phát triển
nhanh và khá toàn diện, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,
tiến bộ, từng bước khắc phục sản xuất độc canh cây lúa, phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường.
18
Huyện ủy đã chỉ đạo sản xuất gắn với chế biến và mở rộng thị trường,
khai thác tốt tiềm năng về đất đai, mở rộng diện tích gắn với thâm canh tăng
vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đẩy mạnh áp dụng giống mới và tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, tập trung bố trí cây trồng có giá
trị kinh tế cao như ngô lai, đậu tương… bước đầu sản xuất giống lúa lai và
ngô lai từng bước chủ động giống cây trồng có giá trị trên địa bàn.
Tổng sản lượng lương thực của huyện tăng nhanh từ 41.396.3 tấn
(1991) lên 52.047 tấn (1995), bằng 117% chỉ tiêu Đại hội XVII đề ra. Sau
nhiều năm phấn đấu, Quốc Oai đã đạt được một cách vững chắc bình quân
lương thực đầu người ở mức 400 kg/người, sản xuất vụ đông đạt 45% diện
tích canh tác, diện tích hoa màu, cây công nghiệp từng bước được mở rộng và
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế như cây ăn quả, cây chè… cơ cấu kinh
tế từng vùng đã được xác định rõ, từng bước khai thác một cách hiệu quả tiềm
năng, thế mạnh của mỗi vùng.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế nông
nghiệp, thực hiện có hiệu quả dự án phát triển kinh tế phía Tây của huyện,
trong đó đã trồng được 450 ha chè, 300 ha cây ăn quả, chủ yếu là vải, nhãn,
na dai… Ngoài ra huyện còn tổ chức di dân lên vùng kinh tế mới được 692 hộ,
với 3.059 nhân khẩu, tạo ra tiềm năng của vùng kinh tế nông - lâm phát triển.
Bên cạnh đó lâm nghiệp từng bước được chú ý phát triển, huyện đã tiến hành
trồng được 827 ha rừng phòng hộ, 9.621.252 cây phân tán góp phần cải tạo
khí hậu bảo vệ môi trường.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi được tiếp tục phát triển theo chiều
hướng đa dạng hóa, đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng theo hướng sản
xuất hàng hóa. Đàn trâu giảm 0,7%, nhưng đàn bò tăng 5,2%, đàn lợn tăng
12,6%. Các chương trình “Sin hóa” đàn bò, “nạc hóa” đàn lợn được quan tâm
đẩy mạnh, chăn nuôi gia cầm đã được chuyển sang hướng nuôi các giống có
19
chất lượng cao, gắn với nhu cầu thị trường. Diện tích ao, hồ, mặt nước được
tận dụng để nuôi thả cá.
Như vậy bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Quốc
Oai đã khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó nông
nghiệp là trọng tâm, với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, mùa vụ, giống, đổi mới kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Do đó, sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, thúc đẩy nhanh quá trình
xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm từ
22% (1991) xuống còn 11,09% (1995).
Nhìn chung trước năm 1996, nền kinh tế nông nghiệp dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện Quốc Oai đã có sự phát triển theo đường lối đổi mới của
Đảng, song tốc độ còn chậm, sản xuất chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp chưa tập
trung đúng mức cho mặt trận hàng đầu là nông nghiệp, kinh tế ở các địa
phương còn nặng tính chất thuần nông, chưa có nhiều nông sản hàng hóa. Đặc
biệt là chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, thiếu chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia
đình, chưa phát huy hết tiềm năng của thành phần kinh tế tư nhân. Việc sử
dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp còn ít và kém hiệu quả, trình độ kỹ thuật và
trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động và
hợp lý cho cây trồng, chưa cung ứng đủ công cụ, vật tư cần thiết cho sản xuất
nông nghiệp. Trong khi đó tiềm năng về lao động, đất đai chưa được khai thác
triệt để.
Tất cả những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong việc lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn trước năm 1996, là những cơ sở
kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế
nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
20
1.2. Chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ
huyện Quốc Oai
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh
- quốc phòng được giữ vững. Những thành tựu đó đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trên con đường đổi mới của Đảng và nhân dân ta, đồng thời là điều kiện
góp phần đưa nông nghiệp nông thôn phát triển lên một bước.
Trong khi xác định phương hướng phát triển đối với các lĩnh vực chủ
yếu, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đại hội đã
nêu lên quan điểm và đề ra nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm
còn lại của thập niên 90, của thế kỷ XX là: đặc biệt coi trọng CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn. Đại hội xác định rõ nội dung của nhiệm vụ quan
trọng này là:
“Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng
hóa về sản lượng, tốt về chất lương, bảo đảm an toàn về lương thực cho xã
hội đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến của thị trường trong và ngoài
nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa… phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao,
gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp đô thị. Phát triển các
ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công
nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại
hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông dân. Xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại.
21