TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN
ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH,THÀNH
PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG THANH
NIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN THỊ VUI
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến Quý Thầy/Cô tại Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tận tâm giảng dạy và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng
dẫn khoa học - TS. Trần Thị Vui – người đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt
nghiệp và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô và các anh chị công tác tại các
Ban, ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp tài liệu
cần thiết cho khóa luận, cũng như có những ý kiến đóng góp quý báu trong
quá trình nghiên cứu.
Quá trình thực hiện khóa luận còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự góp ý của Quý Thầy/Cô để bản thân có thể khắc phục những hạn chế
và hoàn chỉnh khóa luận, đóng góp tích cực cho ngành.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Sinh viên:
Nguyễn Thị Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Huyền, là sinh viên lớp K37C – Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa 2011 - 2015, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. TRẦN THỊ VUI. Các số liệu trong khóa luận là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên
bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Sinh viên:
Nguyễn Thị Huyền
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐNĐV: Đội ngũ đảng viên
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTPTĐ: Công tác phát triển Đảng
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
GTVT: Giao thông vận tải
TNXP: Thanh niên xung phong
HĐND: Hội đồng nhân dân
TNCS: Thanh niên Cộng sản
ĐVTN: Đoàn viên thanh niên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1 . Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận ............................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
6. Ý nghĩa và đóng góp của khóa luận .............................................................. 5
7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG THANH
NIÊN ................................................................................................................. 6
1.1. Khái quát về huyện Mê Linh...................................................................... 6
1.1.1. Tình hình, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện ......... 6
Mê Linh ............................................................................................................. 6
1.1.2. Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện ................................................ 11
1.2. Công tác phát triển Đảng trong thanh niên ở huyện Mê Linh trước năm
2010 ................................................................................................................. 13
1.3. Quan điểm của Đảng về công tác phát triển Đảng trong thanh niên ....... 20
1.3.1. Nhận thức của Đảng về vai trò, ý nghĩa của thanh niên trong công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. ......................... 20
1.3.1.1.Vai trò của thanh niên ......................................................................... 20
1.3.1.2. Ý nghĩa công tác phát triển Đảng trong thanh niên ........................... 25
1.3.2. Chủ trương của Đảng về công tác phát triển Đảng trong thanh niên ... 27
Chương 2: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH
NIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014
......................................................................................................................... 42
2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Mê Linh về công tác phát triển Đảng
trong thanh niên ............................................................................................... 42
2.2. Quá trình thực hiện công tác phát triển Đảng trong thanh niên của Đảng
bộ huyện Mê Linh từ năm 2010-2014 ............................................................ 49
2.3. Một số nhận xét và kinh nghiệm .............................................................. 53
2.3.1. Nhận xét ................................................................................................ 53
2.3.2. Kinh nghiệm .......................................................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74
MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài
Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21-01-2002 của Bộ Chính trị khẳng định: Kết
nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong
công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự
kế thừa phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có
quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của
Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là quy luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi
và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm
nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐNĐV).
Thanh niên là lực lượng "rường cột của nước nhà" và Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích
cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa (XHCN) của thanh niên. Ngày
nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước, thanh niên càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát
triển đi lên của cả dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế
giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN
hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng,
rèn luyện thế hệ thanh niên.
Là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
là địa bàn mà ở đó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước được hiện thực hóa. Nằm trên địa bàn đô thị, huyện là nơi diễn ra những
hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt chính trị, xã hội sôi động nhất.
Những tác động tích cực cũng như tiêu cực đều diễn ra ở đây. Điều đó đã tác
1
động một cách trực tiếp đến lý tưởng, động cơ, lối sống của thanh niên thành
phố.
Hiện nay, ở huyện Mê Linh đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ xã,
thị trấn rất đa dạng và không đồng đều, xét theo nhiều khía cạnh, số đảng viên
"đương chức" (trong đó có số trẻ) làm nòng cốt của các Đảng bộ đang giữ
trọng trách tại các cấp ủy Đảng, ủy ban nhân dân xã, trường học, đồn công an,
trạm xá, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp,… chiếm tỷ lệ ít (và chất lượng cũng
còn nhiều hạn chế). Còn lại là các đảng viên đã nghỉ hưu hoặc mất sức lao
động. Chính vì vậy, làm tốt công tác phát triển đảng (CTPTĐ) trong thanh
niên ở cấp huyện để góp phần trẻ hóa, tăng thêm sinh lực, trí tuệ cho Đảng bộ
huyện bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện là một vấn
đề rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
Là một sinh viên Đại học Sư phạm, chuyên ngành Lịch sử Đảng, tôi
muốn góp tiếng nói trong vấn đề này. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác phát triển Đảng
trong thanh niên giai đoạn 2010-2014” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên
cứu về CTPTĐ của Đảng, về giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức
cách mạng cho thanh niên như: "Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên
sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội",
luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2001; về công tác phát triển Đảng
có các công trình "Phát triển đảng viên trong sinh viên các trường đại học
công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của
Vũ Thế Kỳ, 2001; "Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới
trong học viên hệ đào tạo sĩ quan ở các nhà trường thuộc Quân chủng Phòng
không - Không quân trong thời kỳ mới", luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lương,
2
2002; "Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng
hiện nay", luận văn thạc sĩ của Lê Thưởng, 2001; và "Công tác phát triền
Đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và
giải pháp", luận văn thạc sĩ của Dương Trung Ý, 2001.
Ngoài ra còn một số bài viết được đăng trên các Tạp chí Lịch sử Đảng
như: Đàm Văn Thọ: Xu hướng “lão hóa” của đội ngũ đảng viên Hà Nội và
một số biện pháp khắc phục, số 5 – 1992. Phạm Văn Khánh: Từ hiện tượng
một số đảng viên xa rời đội ngũ, suy nghĩ về việc tăng cường chất lượng đảng
viên, số 4 – 1993. Cao Vân: Chất lượng đội ngũ đảng viên, một nhân tố quan
trọng bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng, số 5 – 1998. Nguyễn Kim
Thanh: Một số vấn đề về phát triển Đảng viên nữ, số 3 – 1999. Đỗ Ngọc
Ninh, Trần Duy Hưng: Một số vấn đề về đội ngũ đảng viên hiện nay, số 8 –
2000. Ngô Thị Khánh: Tìm hiểu chủ trương của Đảng về công tác thanh niên
trong thời kỳ đổi mới, số 4 – 2008. Ngô Thị Khánh: Sự phát triển nhận thức
của Đảng về thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên những năm đầu đổi
mới, số 12 – 2012. Lê Thế Lạng: Xây dựng, rèn luyện tư cách đảng viên Cộng
sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, số 3 – 2000. Đậu
Thế Biểu: Những kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua 70
năm hoạt động của Đảng, số 3 – 2000. Lê Thị Thu Hương: Phong trào Thanh
niên trí thức Hà Nội những năm 20 của thế kỷ XX, số 11 – 2012. Võ Thanh
Thảo: Phát huy kinh nghiệm xây dựng Đảng thời kỳ 1954 – 1960 ở miền Nam
vào công tác xây dựng Đảng hiện nay, số 11 – 1997,…
Riêng về CTPTĐ trong thanh niên ở huyện Mê Linh đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào. Cũng tương tự như vậy, vấn đề phát triển đảng
viên ở huyện chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp
phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển Đảng trong thanh niên trên địa bàn
huyện Mê Linh là việc làm cần thiết và cấp bách.
3
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Mục đích:
Góp phần đẩy mạnh CTPTĐ trong thanh niên ở huyện Mê Linh trong
giai đoạn mới và phục vụ công tác nghiên cứu của bản thân trong học tập và
nghiên cứu.
Nhiệm vụ:
Làm rõ vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên trên địa bàn huyện
nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta.
Phân tích, đánh giá thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện và CTPTĐ
trong thanh niên của Đảng bộ huyện Mê Linh từ năm 2010 đến năm 2014. Từ
đó, rút ra nguyên nhân của thực trạng, nêu một số bài học kinh nghiệm để làm
tốt CTPTĐ trong thanh niên của Đảng bộ huyện Mê Linh trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Là CTPTĐ trong thanh niên trên địa bàn huyện Mê Linh từ năm 2010
đến năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu:
CTPTĐ là vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu ở nhiều giai đoạn, đối
tượng khác nhau. Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, tôi chỉ tập trung
nghiên cứu CTPTĐ trong thanh niên trên địa bàn huyện Mê Linh từ năm 2010
đến năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng
và xây dựng CNXH.
4
Khóa luận sử dụng phuơng pháp luận mác xít, trong đó đặc biệt chú ý
các phương pháp như: phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, thống kê và lý luận gắn liền với thực tiễn.
6. Ý nghĩa và đóng góp của khóa luận
Ý nghĩa:
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy và chỉ đạo thực tiễn CTPTĐ của Đảng bộ huyện Mê Linh.
Đóng góp của khóa luận:
Hệ thống, khái quát thực trạng CTPTĐ trong thanh niên của Đảng bộ
huyện Mê Linh từ năm 2010 đến năm 2014.
Đưa ra một số kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh, đổi mới CTPTĐ trong
thanh niên ở Đảng bộ huyện Mê Linh trong thời kỳ mới.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 2 chương.
5
Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG
THANH NIÊN
1.1. Khái quát về huyện Mê Linh
1.1.1. Tình hình, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
Mê Linh
Huyện Mê Linh nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp thị
xã Phúc Yên; phía Tây giáp huyện Bình Xuyên,Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc; phía
Nam giáp huyện Đan Phượng; phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn
thành phố Hà Nội. Huyện có 16 xã, 02 thị trấn (gồm 73 thôn và 19 tổ dân
phố) với diện tích tự nhiên trên 14.251ha; dân số 46.479 hộ, 215.737 nhân
khẩu. Mê Linh cũng là huyện đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
định hướng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020 (tại Quyết định số
208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê
Linh phát triển về kinh tế - xã hội, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong những năm qua.Với sự quyết tâm chỉ
đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự
đồng thuận của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện luôn đạt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra.
Vị trí địa lý:
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội
khoảng 25km, phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, thị
xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp
huyện Đan Phượng; phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; phía
Đông giáp huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Địa bàn huyện có tuyến đường Bắc
Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23B chạy qua, 8km đường sắt Hà Nội – Lào
6
Cai với ga Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, được bao bọc bởi
2 con sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, nằm kế cận ngay sân bay quốc tế
Nội Bài. Với điều kiện thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường
không và đường sông tạo cho Mê Linh có lợi thế trong giao lưu kinh tế với
các tỉnh trung du và miền núi phía bắc cũng như các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và cả nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn
diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội.
Địa hình:
Mê Linh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình
tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra
sông Hồng. Với tổng diện tích tự nhiên 14.251 ha, theo đặc điểm địa hình,
huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng như sau:
* Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện,
có địa hình nhấp nhô, lượn sóng với độ dốc khoảng 8oC, do phù sa cũ của hệ
thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp, bao gồm các xã Vạn Yên, Tự Lập,
Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tiền
Phong. Trong số các xã này có 6 xã: Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh
Lâm, Quang Minh, Kim Hoa được hình thành trên nền phù sa cổ, nguồn gốc
đất bạc màu do đó chỉ thích hợp với trồng màu, hoặc phát triển sản xuất công
nghiệp và xây dựng.
* Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiếm 22% diện tích đất tự nhiên của
huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu
Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Tiểu vùng địa hình này
thuộc diện tích đất phù sa giàu hàm lượng dinh dưỡng, được sông Hồng bồi
đắp hàng năm do đó rất thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp. Với
phân bố ven sông Hồng, một số xã có thể phát triển du lịch sinh thái như: Tự
Lập, Chu Phan, Tráng Việt…
7
* Tiểu vùng trũng: chiếm 31% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các xã
Tam Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven sông Hồng. Tiểu
vùng trũng là vùng đất bãi ngoài đê là đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng
trung bình và cao, đã được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với
phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao (trồng cây lương thực, rau màu thực
phẩm).
Đặc điểm địa hình này cho phép Mê Linh có thể xây dựng cơ cấu kinh tế
đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp sinh thái kết hợp với sản xuất công
nghiệp, xây dựng và du lịch sinh thái.
Mê Linh có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú, trong đó có 2 hệ
thống sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ.
Sông Hồng: với chiều dài chảy qua khoảng 19.7km bao bọc phía nam
của huyện Mê Linh với lưu lượng nước trung bình khoảng 3.700m3/s. Sông
Hồng chính là tuyến đường thủy nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế cho địa phương.
Sông Cà Lồ: là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình, chảy
qua phía Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh, dài 8.6km. Sông Cà Lồ chảy theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc và hội tụ với nhánh 1 tại khu vực thôn Đại Lợi
thị xã Phúc Yên. Lòng sông rộng trung bình 50 – 60m, tuy nhiên lượng nước
của sông không nhiều, trung bình khoảng 30m3/s (vào mùa mưa là 286m3/s).
Sông Cà Lồ chủ yếu đóng vai trò tiêu úng mùa mưa của huyện Mê Linh.
Hệ thống ao, hồ, đầm: Mê Linh có trên 200 ha ao hồ, đầm với trữ lượng
nước khá lớn, có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và
phục vụ nhu cầu nước tại chỗ.
Điều kiện khí hậu, thủy văn của Mê Linh rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, đa dạng hóa các loại vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ
thống sông ngòi, ao hồ là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và
8
đời sống nhân dân và có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh
thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung là nghèo,
chủ yếu là cát và đất sét, các loại tài nguyên khác không đáng kể. Cát và đất
sét tập trung dọc sông Hồng là nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng làm
vật liệu xây dựng của địa phương.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mê Linh là 14.226,6ha, với đặc
trưng là đất đồng bằng xen kẽ với các vùng trũng, được hình thành do sự bồi
lắng của sông Hồng và mang đặc tính của đất phù sa cổ, có khoảng 2.160,6ha
được bồi đắp hàng năm. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng chia thành 3
vùng khác nhau có chất lượng đất đai đa dạng có thể phát triển nền nông
nghiệp đa dạng, phong phú, phù hợp với chất đất và truyền thống sản xuất của
nông dân các vùng khác nhau.
Huyện Mê Linh có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về
công nghiệp: giáp sân bay quốc tế Nộ Bài; tỷ trọng công nghiệp chiếm hơn
80% cơ cấu kinh tế. Trong 10 – 15 năm tới, với sự lớn mạnh của Thành phố,
và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh (Vành đai 3, 4), Mê Linh sẽ thực sự trở
một bộ phận quan trọng của Thủ đô. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh được nghiên cứu, thực hiện sẽ chỉ ra định hướng khai
thác các tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh mạnh, vững
chắc về kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp, đô thị và nông
nghiệp sinh thái; là căn cứ quan trọng để thực hiện sự phối hợp hoạt động
giữa các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Huyện.
Mê Linh có vị trí cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, liền kề thị trường tiêu thụ
hàng hóa rộng lớn của cả nước. Là Huyện đang trong quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa nhanh.
9
Hệ thống giao thông đối ngoại đồng bộ, thuận tiện, gồm: mạng lưới
đường bộ (Vành đai 3, 4), đường sông, đường không và đường sắt; Nằm cạnh
sân bay Nội Bài. Nằm trên tuyến giao thông Bắc Thăng Long - Nội Bài; tuyến
kết nối các tỉnh phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang... với Hà Nội.
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Huyện phù hợp cho phát triển sản
xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: hoa
cây cảnh, rau sạch. Có nghề trồng hoa, rau phát triển đã trở thành thương hiệu
địa phương. Bên cạnh đó, với tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng và đất chưa sử
dụng còn tương đối lớn (khoảng 25%) cho phép Mê Linh phát triển mạnh cả
công nghiệp và đô thị trong thời gian tới.
Có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hiện thu hút nhiều
khách du lịch như đền Hai Bà Trưng, Đồi 79 mùa xuân... có thể liên kết phát
triển với các điểm du lịch trong vùng như Tam Đảo, Đại Lải, Sóc Sơn, Bắc
Ninh.
Có các khu đô thị, KCN lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào; người dân
khá năng động, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.
Mê Linh là vùng đô thị mới đang trong quá trình phát triển, được qui
hoạch ngay từ đầu nên có điều kiện sắp xếp, xây dựng Huyện trở thành đô thị
đồng bộ, hiện đại và phát triển bền vững.
Về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, ý thức được sự ổn định chính
trị là điều kiện tiên quyết đế thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; nền tảng
để duy trì ổn định chính trị - xã hội là tập trung phát triển kinh tế, từng bước
nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ huyện Mê Linh chú trọng và dành
nhiều công sức cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội đã tạo nên bước chuyển
mới trên các mặt: Huyện hoàn thành sớm việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi, là địa phương được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học
cơ sở. số học sinh các cấp học, ngành học tăng nhanh hàng năm, nhất là ở
10
trung học cơ sở và phổ thông trung học. Hiện nay huyện đã được công nhận
chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập trung học cơ sở.
Tình hình chính trị – xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Những thành tựu đổi mới của huyện Mê Linh trong những năm qua là
kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân trong huyện, đã và đang tạo ra thế và lực mới để huyện Mê Linh tiếp tục
phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó chỉ mới bước đầu, chưa tương xứng với
tiềm năng và thế mạnh của huyện Mê Linh. Muốn trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa, khoa học kỹ thuật, Đảng bộ
huyện Mê Linh phải giải quyết một số hạn chế còn tồn đọng.
1.1.2. Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện
Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ VII (tháng 2 năm 2001) đề ra
phương hướng chung là:
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, quán triệt phương châm
"phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt", tăng cường khối
đoàn kết thống nhất, phát huy cao độ nội lực kết hợp khai thác mọi nguồn lực
bên ngoài, tận dụng mọi thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững,
phấn đấu xây dựng huyện Mê Linh giàu về kinh tế, phát triển về văn hóa và
khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hệ thống chính trị vững
mạnh, dân trí ngày càng được nâng cao, cảnh quan thiên nhiên, môi trường đô
thị lành mạnh, sạch đẹp, vươn lên xứng đáng là một trong những trung tâm
kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của Thành phố và cả nước [3, tr.41].
Từ phương hướng chung và mục tiêu cụ thể, Đảng bộ huyện có những
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, xác định chủ trương, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng... và lãnh đạo thực hiện các chủ trương đó ở huyện trên cơ sở
11
quán triệt, chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước.
Hai là, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân,
phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; xây
dựng tinh thần làm chủ, đoàn kết, gắn bó yêu thương giúp đỡ nhau trong cộng
đồng dân cư. Làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chủ trương,
nhiệm vụ của thành phố, huyện.
Ba là, lãnh đạo xây dựng tổ chức chính quyền, đoàn thể nhân dân, đơn vị
kinh tế sự nghiệp ở huyện; xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức đó.
Bốn là, Đảng bộ huyện lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của mỗi đoàn thể, phát huy quyền làm
chủ của các tầng lớp nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được
giao. Lãnh đạo các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và
bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
trước hết là những chủ trương, chính sách về xây dựng và quản lý đô thị, giải
quyết việc làm và các chính sách xã hội khác.
Năm là, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, thực hiện đúng
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Thường xuyên làm tốt công tác tạo
nguồn và phát triển đảng viên mới đúng tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục, coi
trọng chất lượng, bảo đảm số lượng. Chú trọng phát triển đảng trong đoàn
viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nhất là những đoàn viên ưu tú
đang công tác, sinh hoạt tại cụm dân cư, tổ dân phố.
12
1.2. Công tác phát triển Đảng trong thanh niên ở huyện Mê Linh trước
năm 2010
Mê Linh là huyện đồng bằng, ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, có 18
cơ sở, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn; số dân là 215.737 người. Đảng bộ có
7.215 đảng viên, sinh hoạt trong 63 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 18 đảng
bộ xã, thị trấn, 6 đảng bộ khối cơ quan và 44 chi bộ cơ sở thuộc cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội và doanh nghiệp nhà nước.
Từ năm 2010 trở về trước, công tác phát triển Đảng trong thanh niên của
Đảng bộ gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp
đảng viên mới, nhiều tổ chức cơ sở đảng không kết nạp được đảng viên, có
năm công tác kết nạp đảng viên của Đảng bộ huyện không đạt chỉ tiêu đề ra
(chỉ kết nạp được 87/100 chỉ tiêu đề ra). Bên cạnh nguyên nhân kinh tế chậm
phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm, trình độ dân
trí thấp, quần chúng ít quan tâm đến quyền lợi về chính trị, còn có nguyên
nhân cơ bản là các cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển
Đảng trong thanh niên.
Nghị quyết Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2005-2010 của Đảng bộ huyện đề ra
nhiệm vụ phấn đấu kết nạp từ 500 - 550 đảng viên, trong đó đảng viên là đoàn
viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm từ 50% - 60%. Quán triệt và
thực hiện tinh thần đó, từ sau Đại hội, Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 12-10-2004, của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh, đồng
thời Ban Thường vụ Huyện ủy ra Chỉ thị số 02-CT/HU, ngày 22-02-2006, về
việc kết nạp lớp đảng viên nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, tạo bước chuyển mới cả về nhận thức và tổ chức thực hiện
công tác.
13
Để tạo cơ sở, các cấp ủy tích cực tạo nguồn; Trung tâm Bồi dưỡng chính
trị huyện mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 1.323 quần chúng ưu tú.
Trong 5 năm (2005 - 2010), Đảng bộ huyện kết nạp được nhiều đảng viên,
trong đó nữ chiếm 48,87%; đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có
377 đồng chí, chiếm 56,69% so với tổng số đảng viên mới được kết nạp.
Trong số đảng viên mới được kết nạp, ở cơ sở xã, thị trấn có 507 đồng chí,
chiếm 76,24%, trong đó có 252 đồng chí là giáo viên, chiếm 37,89%; đối
tượng đang làm việc ở thôn, xã, thị trấn có 279 đồng chí, chiếm 41,95%; là
lực lượng dân quân cơ động có 115 đồng chí, chiếm 17,29%. Chất lượng đảng
viên mới được kết nạp được nâng lên rõ rệt, số tốt nghiệp trung học cơ sở có
40 đồng chí, chiếm 6,02%, số phổ thông trung học có 625 đồng chí, chiếm
93,98%, chuyên môn cao đẳng, đại học có 239 đồng chí, chiếm 35,94%.
Kết quả trên góp phần nâng cao trình độ và trẻ hóa đội ngũ đảng viên,
hạn chế một bước tình trạng tăng nhanh độ tuổi bình quân của Đảng bộ
huyện. Tính đến cuối năm 2010, tuổi đời bình quân của đảng viên trong Đảng
bộ là 44,26, so với năm 2004 giảm 2,33 tuổi, đồng thời xoá được những điểm
trắng đảng viên ở một số thôn, trường học hoặc ít đảng viên không đủ điều
kiện để thành lập chi bộ. Từ năm 2007 - 2010, huyện thành lập mới 2 chi bộ
thôn và 5 chi bộ mẫu giáo mầm non trực thuộc đảng bộ xã, thị trấn. Hiện nay,
có 100% số thôn, các trường từ phổ thông trung học cho đến mẫu giáo, mầm
non có chi bộ lãnh đạo. Đại hội Đảng bộ huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015
vừa qua, có 31 đảng viên mới kết nạp có đủ tiêu chuẩn, tham gia vào cấp ủy
cơ sở, chiếm 4,51%, có 3 đồng chí tham gia vào cấp ủy huyện, 11 đồng chí
được đề bạt, bổ nhiệm giữ chức phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và 8
đồng chí được tổ chức đảng giới thiệu ứng cử để hội đồng nhân dân bầu giữ
chức phó chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Riêng 9
tháng của năm đầu nhiệm kỳ 2011-2015, Đảng bộ huyện đã kết nạp được 90
14
đảng viên mới, đạt 90% kế hoạch năm. Số đảng viên mới được kết nạp đều
phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao trong công tác.
Từ tháng 1 năm 2008, huyện Mê Linh tách ra khỏi Vĩnh Phúc và được
sáp nhập vào Hà Nội, cuối năm đó Đảng bộ huyện Mê Linh có 10.217 đảng
viên với 18 Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, bao gồm 395 tổ chức cơ sở Đảng,
trong đó 151 đảng bộ cơ sở và 244 chi bộ cơ sở.
Từ 2004 đến nay, ĐNĐV của huyện không ngừng tăng cả về số lượng và
chất lượng. Năm 2004, sổ đảng viên có trình độ chuyên môn, đại học cao
đẳng là 1.301 đồng chí (30,4%); số trên đại học là 148 đồng chí (0,7%) đã qua
đào tạo lý luận chính trị cao cấp và cử nhân chính trị là 539 đồng chí (5,96%),
trung cấp 416 đồng chí (29,9%). Cuối năm 2001, tổng số đảng viên 2516
đồng chí, trong đó số có trình độ cao đẳng, đại học là 3.815 người (34,5%)
tăng 4,1% so với 1997. Thạc sĩ và tiến sĩ là 253 đồng chí (1,38%) tăng 0,68%,
về lý luận chính trị, số có trình độ cử nhân chính trị là 394, cao cấp 1.994
đồng chí (7,8%), tăng 1,84%. Cơ cấu ĐNĐV toàn Đảng bộ như sau:
Biểu 2.1: Tình hình đảng viên qua các năm 2004 – 2008
Năm
Tổng
số Mới
đảng viên kết
Dưới
Còn
Trên
Hưu,
Công tác ở
30 tuổi
sinh
60 tuổi
mất
xã phường.
nạp
hoạt
sức
2004
6412
752
340
850
1391
1115
557
2005
7164
1048
391
1020
2703
1229
604
2006
8140
1147
493
1160
3037
1244
881
2007
9165
1081
711
1235
2943
1278
927
2008
10.217
1337
1086
1462
2960
1290
931
Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Mê Linh.
15
Nhìn vào cơ cấu đảng viên trên ta thấy vấn đề nổi lên cần quan tâm là: tỷ
lệ đảng viên trẻ ở độ tuổi thanh niên quá thấp. Trong khi đó tỷ lệ đảng viên là
hưu trí, mất sức cao. Số đảng viên trên 60 tuổi chênh lệch lớn so với số đảng
viên dưới 30 tuổi. Tuổi đời bình quân của toàn đảng bộ gần 50 tuổi. Đây là cơ
cấu không hợp lý, phản ánh đúng tình hình Đảng bộ đang bị "lão hóa".
Xác định CTPTĐ là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để đảm bảo
sự kế thừa, phát triển của Đảng, để chi bộ, đảng bộ ngày càng được củng cố
về mọi mặt và làm tròn trách nhiệm của mình. Từ 1997 đến nay, Huyện ủy và
các cấp ủy trực thuộc rất quan tâm đến CTPTĐ, xem đây như một nhiệm vụ
chính trị quan trọng. Chính vì vậy số lượng và chất lượng phát triển đảng viên
mới qua các năm tăng lên.
Biểu 2.2: Số đảng viên mới kết nạp từ năm 2004 - 2009
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng
cộng
Số đảng
120
138
160
170
190
210
988
35
46
55
80
65
99
380
(28,2%)
(33,3%)
(39,3%)
(41,1%)
(39%)
(40,8%)
30 tuổi trở
31
34
53
56
62
98
xuống (tỷ
(27,7%)
(27,4%)
(30,5%)
(31,1%)
(35,1%)
(40,6%)
46
65
78
83
94
110
(39%)
(43%)
(46,2%)
(43,1%)
(44,9%)
(52,7%)
viên mới
kết nạp
Nữ (tỷ lệ)
334
lệ)
Cao
đẳng, đại
học (tỷ lệ)
16
476
Trên đại
học (tỷ lệ)
3
2
1
8
14
21
(0,39%)
(0,13%)
(0,08%)
(0,74%)
(1%)
(1,45%)
Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Mê Linh.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ huyện Mê Linh luôn coi trọng
CTPTĐ, bởi lẽ xu hướng lão hóa trong các đảng bộ ở đây nổi lên quá rõ. Mặt
khác, sự hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ cơ sở có nguyên nhân từ chỗ không
làm tốt CTPTĐ mới trong thanh niên trên địa bàn dân cư. Nếu nói rằng, sự
chênh lệch về số lượng giữa đảng viên già (trên 60 tuổi) với đảng viên trẻ
(dưới 30 tuổi) toàn huyện là lớn thì khó có thể biện minh cho xu hướng "lão
hóa" và sút kém của một số tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của mình.
Công tác phát triển Đảng ở huyện Mê Linh thời gian qua, không chỉ góp
phần nâng số đảng viên mà còn nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đều
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở chi bộ, đảng bộ cơ sở.
Tuy nhiên, công tác kết nạp đảng viên mới vào Đảng ở huyện Mê Linh
vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc:
Việc xem xét, kết luận công tác thẩm tra, xác minh về quan hệ chính trị
của bản thân và mối quan hệ chính trị gia đình của đối tượng xin vào Đảng là
một trong những khâu khó khăn nhất. Trong Quy định số 57-QĐ/TW về công
tác bảo vệ chính trị nội bộ còn có những vấn đề vướng mắc, chưa rõ, như: ở
miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, địch xây dựng bộ máy chính quyền từ
liên gia, thôn ấp trở lên; thực tế bọn ấp trưởng, ấp phó an ninh, ấp phó hành
chính trực tiếp cầm nắm, theo dõi gia đình cơ sở cách mạng, gây nhiều tổn hại
cho cách mạng, nhưng trong Quy định số 57-QĐ/TW, đối với công tác phát
17
49
triển đảng viên không đặt vấn đề xem xét quan hệ chính trị đến đối tượng
trên.
Những trường hợp tham gia cho địch bị chết trận như: đi càn quét lọt vào
vùng phục kích của ta, bị ta đánh vào đồn bót và tiêu diệt; khi nghiên cứu
những tàng thư của địch chưa xác định được tội ác hoặc chưa có lưu trữ tại
tàng thư, nhưng thực tế còn có nhân chứng sống cung cấp đầy đủ chứng cứ là
bị ta tiêu diệt. Rất khó cho địa phương, khi kết luận đối với những trường hợp
này.
Đối với các đảng bộ xã, một số nơi kinh tế chậm phát triển, thiếu việc
làm, lực lượng lao động trẻ phải đi vào các thành phố tìm công ăn, việc làm,
dẫn đến vấn đề tạo nguồn, bồi dưỡng, chọn lựa hạt nhân ưu tú để giới thiệu
vào Đảng rất khó khăn cho cơ sở. Trong khi đó, điều kiện tiêu chuẩn người
được kết nạp vào Đảng, về học vấn phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
trở lên, nhưng ở nông thôn, thực tế số được đào tạo có trình độ chuyên môn
thì không muốn về địa phương, số lao động phổ thông còn lại trình độ học
vấn thấp, trong đó có nhiều người chưa hết bậc trung học cơ sở nên không đủ
tiêu chuẩn để kết nạp vào Đảng, mặc dù họ rất nhiệt tình công tác, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, được nhân dân tín nhiệm.
Đối tượng xin vào Đảng (con ngoài giá thú): Lý lịch xin vào Đảng không
khai cha đẻ, mà chỉ khai họ theo họ mẹ (theo đúng quy định của pháp luật),
giải quyết vấn đề này như thế nào, để vừa bảo đảm được nguyên tắc của
Đảng, vừa bảo đảm quyền lợi của người xin vào Đảng?
Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm từ công tác phát triển đảng viên,
Đảng bộ huyện Mê Linh xác định giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục đẩy mạnh
hơn nữa công tác này, nhất là ở nông thôn và khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh; phấn đấu đến cuối năm 2015 kết nạp được 500 đảng viên mới. Để
18
hoàn thành chỉ tiêu đề ra, thời gian tới, Đảng bộ tập trung thực hiện tốt một số
nhiệm vụ, giải pháp sau:
Các cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sở cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và
tầm quan trọng đối với công tác phát triển Đảng, đặc biệt là công tác phát
triển đảng trong thanh niên, xem đây là nhiệm vụ chính trị, là việc làm thường
xuyên, một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng
của mỗi tổ chức đảng, là công tác đặc biệt quan trọng nhằm bổ sung lực lượng
trẻ, có kiến thức và năng lực, tạo nguồn đào tạo cán bộ kế thừa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Đồng thời, thực sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo đúng mức công tác phát triển Đảng, mà nòng cốt là lực lượng
đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tăng cường chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ
thống chính trị vững mạnh, nhất là tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, thông qua phong trào hoạt động cách mạng, thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, đơn vị để chọn
lựa những quần chúng ưu tú xem xét kết nạp vào Đảng.
Nắm vững mục đích, yêu cầu, phương châm, phương hướng, nguyên tắc,
thủ tục, kết nạp đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, bảo đảm quá trình
thực hiện công tác phát triển Đảng được chặt chẽ, chính xác từ khâu tạo
nguồn, bồi dưỡng, lựa chọn đối tượng bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, không
chạy theo số lượng, thành tích.
Mỗi cấp ủy ở cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch đề ra chỉ tiêu phấn đấu
kết nạp đảng viên mới hằng năm, phù hợp với tình hình thực tế ở chi, đảng bộ
mình, đồng thời phân công cấp ủy viên kiểm tra theo dõi chỉ đạo sát từng chi
bộ cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hồ sơ thủ tục của đối
tượng để kịp thời xem xét và đề nghị Đảng kết nạp.
19