Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO-CÁO-THỰC-TẬP-MÔN-HỌC Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần lâm sản Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.51 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần lâm sản
Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ viết tắt

Giải thích

Từ viết tắt

Giải thích

Cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng
Hoạt động kinh

STT
6
7


8

CCDV
DTBH
HĐKD

LN

QLDN

Lợi nhuận
Quản đốc
Quản lý doanh nghiệp

doanh
Hoạt động tài chính
Kinh doanh

HĐTC
KD

9
10

STT
TNDN

Số thứ tự
Thu nhập doanh nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Uyên

1

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường chúng em có nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu để trang bị cho mình vốn kiến thức nhất định cho quá trình công tác sau
này. Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp thuộc
trường Đại học Kinh Tế, bản thân em vừa phải biết nắm vững những kiến thức đã
được học ở nhà trường và vừa phải biết áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Để
cung cấp kiến thức thực tế cho mỗi sinh viên, Nhà trường đã tạo điều kiện để chúng
em có cơ hội tiếp xúc với môi trường Doanh Nghiệp thông qua đợt thực tập môn học.
Từ nhiều thập kỷ qua, các tổ chức kinh tế đã nhận thức được rằng : trong các yếu
tố để phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, của nền kinh tế thì nguồn lực
con người là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất. Bởi lẽ con người vừa là người sáng tạo
ra, vừa là người sử dụng phương tiện, phương pháp công nghệ để đạt được lợi ích
kinh tế cao nhất cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho bản thân họ. Vì vậy, vấn đề đào
tạo và phát triển nhân lực đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của mỗi quốc gia nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng. Một chiến lược đào tạo, phát triển hợp lý sẽ
phát huy được nội lực cao nhất, phát huy được khả năng làm việc, khả năng sáng tạo
của người lao động, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh
doanh.
Sau gần một tháng thực tế tại Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên, nhận thấy

công tác đào tạo và phát triển nhân lực luôn luôn giữ một vai trò quan trọng và trở
thành công tác thường xuyên được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh thay đổi,…thì công tác đào
tạo và phát triển nhân lực trong Công ty còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do vậy
làm thế nào để hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

2

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

nhân lực trong Công ty nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao khả
năng cạnh tranh của Công ty, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi? Vì vậy, với mong
muốn nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nhân lực cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty em xin đề xuất chủ đề nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác
đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần lâm sản Thái Nguyên”.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo …. cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của đơn vị
thực tế, em đã có điều kiện kết hợp kiến thức đã học vào các hoạt động quản trị nhân
lực của Công ty và phân tích, đánh giá những kiến thức đó trong bài báo cáo thực tập
môn học này. Báo cáo thực tập môn học gồm các nội dung chính sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN THÁI
NGUYÊN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN THÁI NGUYÊN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN THÁI
NGUYÊN

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

3

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN THÁI
NGUYÊN
1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên
1.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty
- Tên Công ty: Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên
- Địa chỉ: Xã Đồng Bẩm – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
- Mã số thuế: 4600337098
1.1.2 Loại hình doanh nghiệp
Công ty cổ phần lâm sản Thái nguyên thuộc loại hình Công ty cổ phần với
100% vốn cổ đông. Là Công ty cổ phần nên mô hình tổ chức của Công ty đứng đầu là
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị hoạt động theo
quy định của điều lệ Công ty và theo quy định của pháp luật nhà nước.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên được hình thành trên cơ sở đổi tên từ
Công ty lâm nghiệp I gồm xí nghiệp tháng Tám và Công ty vận chuyển cung ứng lâm
sản cũ bổ sung thêm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xuất khẩu lâm sản, đặc sản, từ

tháng 01/1992.
Thời kì 1989- 1991: Nhà nước chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các xí nghiệp cũ gặp nhiều khó khăn, trên cùng
một địa bàn nhiều đơn vị cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng đã dẫn đến trường
hợp cạnh tranh, phá giá lẫn nhau,... Vì vậy, tổ chức thành một doanh nghiệp có điều
kiện hỗ trợ thúc đẩy sản xuất từ bên trong nội bộ để cạnh tranh với bên ngoài, có điều
kiện tập trung nguồn vốn đầu tư chiều sâu, tập trung thống nhất quản lý của nhà nước
cũng như nội bộ xí nghiệp nhằm từng bước tạo điều kiện để vươn lên sản xuất hàng
xuất khẩu là hợp quy luật và tính hợp lý cao. Từ năm 1992 xí nghiệp đã chuẩn bị để
tăng tỷ trọng các mặt hàng sản xuất, xúc tiến tìm hiểu, nắm bắt tình hình thị trường,
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

4

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

công tác chuẩn bị chuyên sâu để đi vào chế biến nguồn nguyên liệu từ rừng trồng là
chủ yếu cho kế hoạch 1993- 1995 và 1995- 2002. Thực hiện quyết định số 1260/QĐUB 20/12/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên và việc thực hiện sắp xếp đổi mới và
phát triển doanh nghiệp Nhà nước, mọi tồn tại của Công ty lâm sản Bắc Thái được xử
lý và chuyển đổi sang Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên. Đăng ký giấy phép kinh
doanh ngày 27/02/2003 và Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên được thành lập và
hoạt động chính thức từ ngày 01/03/2003.
Sau khi thành lập Đại hội đồng cổ đông đã bầu ra Hội đồng quản trị gồm 5
người. Hội đồng quản trị bầu ông Đinh Khắc Hợp làm chủ tịch kiêm Giám đốc Công
ty nhiệm kỳ là 3 năm.

Năm 2006, Đại hội đồng cổ đông bầu ông Đỗ Xuân Thi là chủ tịch và bổ nhiệm
bà Nguyễn Thị Hân làm Giám đốc Công ty.
Năm 2008, Đại hội đồng cổ đông bầu bà Phạm Thị Hạnh làm chủ tịch và bà
Nguyễn Thị Hân làm Giám đốc Công ty.
Tháng 05/2011 Đại hội đồng cổ đông bầu ông Nguyễn Thượng Nguyên làm
chủ tịch, bổ nhiệm ông Bùi Khắc Thể làm Giám đốc Công ty.
1.1.4 Loại hình kinh doanh của Công ty
Công ty tiến hành hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng như
gỗ nhập khẩu, gỗ trong nước, hàng mộc dân dụng, nội thất phục vụ cho nhu cầu trang
bị nội thất các công trình của Nhà nước và nhân dân.
1.1.5 Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty
Các sản phẩm của Công ty đó là:
- Gỗ trong nước
- Gỗ nhập khẩu
- Ván dán ép nhân tạo
- Đồ mộc dân dụng, đồ mộc công trình
- Các mặt hàng đồ gỗ nội thất
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

5

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế đang trên đà
tăng trưởng mạnh, nhu cầu về các mặt hàng nói chung và mặt hàng đồ gỗ, hàng mộc

dân dụng, nội thất bày trí trong ngôi nhà nói riêng ngày càng lớn. Do vậy, Công ty đã
đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất để không ngừng nâng cao số
lượng và chất lượng. Do đó, Công ty không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong
tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. Từ đó, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty ngày một hiệu quả.
1.1.6 Thị trường của Công ty
Công ty chủ yếu cung cấp cho khách hàng trong tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó
Công ty còn cung cấp sản phẩm cho các khách hàng ở các tỉnh lân cận như: Bắc
Giang, Bắc Cạn, Hà Nội, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,... Bởi vị trí của Thái
Nguyên tiếp giáp và có đường giao thông thuận lợi với các tỉnh miền Bắc, là một tỉnh
thuộc vùng núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và nằm trong quy hoạch vùng
thủ đô Hà Nội. Vì vậy, đây là một cơ hội tiềm năng cho Công ty đầu tư và mở rộng.
Ngoài ra, Công ty còn là nhà cung cấp chính cho Công ty nội thất Hòa Phát và
Công ty nội thất Xuân Hòa.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.2.1 Hình thức tổ chức của Công ty
Hình thức tổ chức của Công ty là trực tuyến chức năng. Giám đốc được đại hội
đồng cổ đông và hội đồng quản trị bổ nhiệm là đại diện cho Công ty, điều hành, quản
lý Công ty theo đúng kế hoạch, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ quy định và
chính sách của pháp luật. Các phân ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
và Phó Giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Công ty thực hiện theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt theo điều lệ về
tổ chức và các hoạt động của Công ty được Đại hôi đồng cổ đông thông qua.

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

6

Lớp: K9 – QTKDTH B



Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty:
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban Giám đốc

Giám Đốc

Phó Giám đốc kinh
doanh

Phòng tổ chức hành
chính

Phân
xưởng
chế biến

Chú thích:

Phó Giám đốc kỹ

thuật

Phòng kế hoạch kinh
doanh

Phân
xưởng ván
bóc, ép

Phòng kế toán

Trạm kinh
doanh lâm
sản Sông
Công

Quan hệ điều hành
Quan hệ giám sát
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý Công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

7

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học


GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông:
- Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty.
- Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu thành viên của hội đồng quản trị và quyết
định loại bỏ cổ phần được chào bán của từng loại.
 Hội đồng quản trị:
Công ty có 3 thành viên hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị và bầu, bãi miễn
chủ tịch hội đồng quản trị với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hội
đồng quản trị có nhiệm vụ định hướng, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
 Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ là 05 năm.
 Giám đốc:
- Được hội đồng quản trị bổ nhiệm là đại diện cho Công ty, điều hành và quản lý
Công ty theo đúng kế hoạch, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ quy định và
chính sách của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về mọi hoạt động
và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty như điều lệ Công ty đã quy định.
 Phó Giám đốc:
- Do Giám đốc Công ty đề nghị và được hội đồng quản trị bổ nhiệm, có trách
nhiệm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty hoàn thành nhiệm vụ của hội đồng
quản trị giao.
- Một phó Giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm quản đốc phân xưởng.
- Một phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm quản đốc phân xưởng.
 Phòng kế hoạch tổ chức hành chính:
Có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty lập kế hoạch sản xuất, tổ chức hành
chính, quản lý toàn bộ tài sản, dụng cụ hành chính, công tác đời sống trong Công ty,


SVTH: Nguyễn Thị Uyên

8

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

bố trí hợp lý bộ máy sản xuất theo năng lực và trình độ nghề nghiệp của cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
 Phòng kế toán:
- Bộ phận kế toán thống kê tài vụ phải thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê theo
đúng pháp luật nhà nước.
- Kế toán trưởng là người điều hành trực tiếp hoạt động của phòng, lập kế hoạch
tài chính hàng tháng, quý, năm. Giải quyết kịp thời nguồn thu chi của Công ty, hoạt
động của Công ty một cách liên tục và thường xuyên để báo cáo cho Giám đốc.
 Phân xưởng chế biến: Chế biến hàng gỗ xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng.
 Phân xưởng ván bóc, ép: Sản xuất ván bóc và các loại ván ép.
 Trạm kinh doanh lâm sản Sông Công: đóng tại Sông Công, chuyên kinh
doanh các loại lâm sản.
1.3 Thế mạnh của Công ty
 Công nghệ, thiết bị và con người.
 Bên cạnh việc không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị, nghiên cứu, thực hiện
cải tiến công nghệ nên cùng với dòng sản phẩm truyền thống được sản xuất từ trước
đến nay Công ty đã phát triển thêm được nhiều dòng sản phẩm hơn để thực hiện mục
tiêu "Luôn cung cấp những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng".
 Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên có bề dày truyền thống về kinh doanh

lâm sản, Công ty đã có thương hiệu với các đối tác nên luôn đứng vững trên thị
trường về ngành lâm sản. Trải qua hơn 20 năm sản xuất kinh doanh và phát triển, đến
nay Công ty đã có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên viên kỹ thuật làm
chủ được công nghệ, chuyên viên quản lý nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong
công tác quản lý, xuất nhập khẩu và hội nhập.
 Với chính sách chất lượng, được toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
trong Công ty thấm nhuần và quyết tâm thực hiện:
- Luôn cung cấp những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

9

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

- Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, hướng đến mục tiêu loại trừ sai
sót trong quá trình sản xuất.
- Đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo và tinh thần trách nhiệm - những yếu tố
chính để xây dựng và duy trì một lực lượng lao động có kỹ năng và ý thức cao.
- Công nghệ hiện đại, không sử dụng hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất.
- Cải tạo nhà xưởng, tạo môi trường sản xuất đáp ứng yêu cầu vệ sinh công
nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn sản xuất.
- Trang bị bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân
được duy trì tốt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN

LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN THÁI NGUYÊN
2.1Thực trạng nhân lực tại Công ty Cổ phần lâm sản Thái Nguyên
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp lao động của Công ty
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

10

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

ST
T

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Các chức danh

Trình độ chuyên môn

Số lượng

1

Giám đốc

Đại học

01


2

Phó Giám đôc

Đại học

02

3

Kế toán trưởng

Đại học

01

4

Kế toán viên

Đại học

01

5

Nhân viên hành chính

Đại học


03

6

Nhân viên kinh doanh

Đại học

03

7

Quản đốc phân xưởng

Đại học

03

8

Cán bộ kỹ thuật

Cao đẳng

04

9

Bảo vệ


Trung cấp

03

Trung cấp

14

Lao động phổ thông

85

10

Công nhân
Cộng

120

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- Tính đến ngày 31/12/2014)

Hiện tổng số lao động toàn Công ty là 120 người được sắp xếp vào các bộ phận như
sau:
- Ban Giám đốc: 03 người.
- Phòng Tổ chức hành chính: 05 người gồm: Bộ phận tổ chức, hành chính quản
trị 03 người, bảo vệ 02 người.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: 03 người gồm: 02 nhân viên bán hàng, 01 nhân
viên thống kê.
- Phòng Kế toán: 02 người

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

11

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

- Phân xưởng:
 Phân xưởng chế biến: 40 người
+ Văn phòng xưởng: 02 người
+ Tổ xẻ:

20 người

+ Tổ mộc máy:

18 người

 Phân xưởng ván bóc, ép: 50 người
+ Văn phòng xưởng: 02 người
+ Tổ lắp ráp:

23 người

+ Tổ ép ván:


25 người

 Trạm kinh doanh lâm sản Sông Công: 17 người
+ Văn phòng trạm:

04 người

+ Bảo vệ:

01 người

+ Công nhân:

12 người

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo chức năng, trình độ, độ tuổi và giới tính
Năm

Chỉ tiêu

Tổng số lao động

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

2014

2013

2012


Tuyệt
đối

Tỷ
trọng

Tuyệt
đối

Tỷ
trọng

Tuyệt
đối

Tỷ
trọng

(người
)

(%)

(người
)

(%)

(người
)


(%)

120

100

105

100

87

100

12

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Theo chức năng:
- Lao động trực tiếp

99

82,5


89

84,8

74

85,1

- Lao động gián tiếp

21

17,5

16

15,2

13

14,9

- Đại học

14

11,7

9


8,6

7

8,0

- Cao đẳng, trung cấp

21

17,5

15

14,3

12

13,8

- THPT

85

70,8

81

77,1


68

78,2

18 – 30

33

27,5

27

25,7

20

23,0

31 – 40

63

52,5

53

50,5

40


46,0

41 – 50

17

14,2

18

17,1

18

20,7

51 – 60

7

5,8

7

6,7

9

10,3


- Nam

80

66,7

73

69,5

65

74,7

- Nữ

40

33,3

32

30,5

22

25,3

Theo trình độ:


Theo độ tuổi:

Theo giới tính:

(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân lực 2012- 2014)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động của Công ty liên tục tăng qua các
năm trong đó lao động nam là chủ yếu, năm 2014 lao động nam chiếm 66,7% trong
tổng số 120 lao động là do đặc thù công việc nặng nhọc, vận hành máy móc thiết bị
lớn, khiêng vác gỗ nặng. Lao động nữ tập trung chủ yếu tại những tổ làm công việc
nhẹ hơn như trang trí sản phẩm, kiểm đếm sản phẩm, nhân viên văn phòng.
Theo trình độ chuyên môn năm 2012 số lao động có trình độ đại học là 7 người
chiếm tỉ lệ 8,0%, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 12 người chiếm 13,8%
đến năm 2014 số lao động có trình độ đại học là 14 người chiếm tỉ lệ 11,7%, lao động
có trình độ cao đẳng, trung cấp là 21 người chiếm 17,5%.

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

13

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Nguồn lao động chính của Công ty là lao động phổ thông ở nông thôn đã được
Công ty đào tạo, huấn luyện. Có thể thấy cả số lượng lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp đều tăng qua các năm.

Xu hướng lao động của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục tăng cường lao
động trực tiếp sản xuất, đồng thời ưu tiên tuyển dụng những lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao nhằm tiến tới giảm gọn nhẹ bộ máy quản lý của Công ty,
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý.

2.2 Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực
Công ty tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực thông qua 7 bước sau:

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

14

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Các quy
trình
đánh giá
được xác
định
phần
nào bởi
sự có
thể đo

lường
được các
mục tiêu

Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình và lựa
chọn phương pháp đào tạo tạo

Đánh
giá lại
nếu
cần
thiết

Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá

Sơ đồ 2: Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu lao động được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của từng bộ
phận phòng ban, các phân xưởng chế biến. So với chức danh, nhiệm vụ mà Công ty
đưa ra thì chưa đạt yêu cầu, còn nhiều hạn chế. Phần lớn việc cử người đi đào tạo đều
do kinh nghiệm chủ quan của cá nhân lãnh đạo tại bộ phận đó. Hàng năm, Ban lãnh
đạo Công ty đều xác định nhu cầu đào tạo cụ thể để nâng cao kiến thức, kĩ năng cần
thiết cho công việc thực hiện và phân tích trình độ, kiến thức của người lao động.
Bảng 2.3: Nhu cầu đào tạo nhân lực của Công ty năm 2013- 2014

SVTH: Nguyễn Thị Uyên


15

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

STT
1
2
3
4
5
6
7

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Chuyên môn nghiệp vụ
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kĩ thuật
Quản đốc phân xưởng
Công nhân xẻ
Công nhân mộc
Công nhân vanh
Công nhân ép ván
Tổng cộng

Năm 2014


Năm 2013

(người)

(người)

2
1
1
1
3
0
12
9
10
6
15
11
17
14
60
42
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Nhìn vào bảng trên, thấy được nhu cầu đào tạo nhân lực của Công ty tăng từ 42
người (năm 2013) lên 60 người (năm 2014), tăng 18 người. Trong đó, số công nhân
được đào tạo chiếm phần đa trong tổng số. Số lượng nhân viên văn phòng được cử đi
đào tạo còn ít, thậm chí các bộ phận quản lý còn chưa được liệt kê vào danh sách nhu
cầu đào tạo. Điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến việc đào tạo nhân lực tuy

nhiên còn chưa đồng đều.
2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Công ty trong giai đoạn 2015- 2018 là đào tạo được:
+) 5 cán bộ quản lý cấp cao
+) 5 cán bộ kĩ thuật
+) 7 nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
+) 100 công nhân có trình độ tay nghề cao
Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên đã xác định mục tiêu của công tác đào tạo
và phát triển nhân lực là đào tạo ra những cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ, kĩ
năng, kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn. Từ đó, nhằm nâng cao công tác quản
nguồn nhân lực, tăng hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh, và đưa Công ty ngày
càng trên đà phát triển mạnh có thể sánh ngang với các Công ty khác trong cùng
ngành, khẳng định vị trí và vai trò của Công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

16

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Công ty luôn xác định mục tiêu công tác đào tạo và phát triển nhân lực dựa trên
các nội dung sau:
- Nhu cầu đào tạo.
- Những kĩ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ có được sau khi đào tạo.
- Thời gian đào tạo.
2.2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Để đào tạo được một người lao động là rất tốn kém, vì vậy, trước khi thực hiện
chương trình đào tạo Ban lãnh đạo Công ty luôn phải xác định, lựa chọn đối tượng
được phù hợp để cử đi đào tạo.
Bảng 2.4: Hoạt động đào tạo cho công nhân viên năm 2013- 2014
STT

Năm 2014
Đối tượng

STT
Nội dung

1

Công nhân xẻ

2

Công nhân mộc

3

Nhân viên kĩ thuật

Vận hành
máy móc
Vận hành
máy móc
Thiết kế


4

Nhân viên kinh doanh

Bán hàng

5

Kế toán

6

QĐ phân xưởng

Nghiệp vụ kế
toán
An toàn lao
động

Năm 2013
Đối tượng

1

Công nhân ván ép

2

Công nhân vanh


Nội dung
Vận hành máy
móc
Vận hành máy
móc

3
Nhân viên kĩ thuật
4

Nhân viên thống kê

5

QĐ phân xưởng

Kĩ sư hệ thống
điện
Thống kê học
Bảo hộ lao
động

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng trên ta thấy:
- Đối với cán bộ quản lý: Hiện tại, Công ty vẫn chưa có chương trình đào tạo cụ
thể nào cho cán bộ quản lý, phần lớn bộ phận cán bộ quản lý là những người làm việc
lâu năm nên có nhiều kinh ngiệm trong công việc. Đây cũng là một trong những thiếu
sót mà Công ty cần kịp thời khắc phục.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên


17

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

- Đối với nhân viên văn phòng: Công ty đã cử người đi đào tạo về một số nghiệp
vụ như: kế toán, kinh doanh, quy trình sản xuất.
- Đối với công nhân làm việc tại phân xưởng: Công ty đã tổ chức các lớp huấn
luyện, đào tạo về: an toàn lao động cho công nhân làm việc tại xưởng; vận hành máy
móc, trang thiết bị; phòng cháy chữa cháy cho bộ phận phân xưởng; vệ sinh an toàn
thực phẩm; huấn luyện bảo hộ cho quản đốc phân xưởng.
2.2.4 Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Bảng 2.5: Các chương trình đào tạo từ năm 2012- 2014

STT

Tên lớp học

Năm 2014
Số
Thời
lượng
(người)

gian


1

Bồi dưỡng nghiệp

20

(tháng)
6

2
3
4

vụ
Kĩ sư hệ thống điện
Kĩ sư máy móc
Công nhân lắp ráp

12
7
10

12
12
8

Năm 2013
Số
Thời
lượng

(người)
15

gian
(tháng)
6

Năm 2012
Số
Thời
lượng
(người)
9

gian
(tháng)
6

9
10
7
6
5
6
2
4
11
6
8
6

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Phòng tổ chức hành chính xác định các chương trình đào tạo bao gồm:
+ Số lượng các bài học và môn học cần phải học.
+ Thời lượng và thứ tự của từng môn học, bài học.
Sau đó xác định xem phương pháp đào tạo nào là phù hợp với yêu cầu dặt ra
cũng như phù hợp về mặt tài chính của Công ty. Hiện nay, Công ty đã và đang áp
dụng một số phương pháp đào tạo sau:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn: Quản đốc phân xưởng sẽ cho công nhân học nghề
được phân công làm việc với một công nhân lành nghề, có trình độ, có kinh nghiệm
hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

18

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

- Đào tạo theo kiểu học nghề: Học viên được làm việc dưới sự hướng dẫn của
công nhân lành nghề; được trực tiếp thực hiện công việc thuộc nghề cần học cho tới
khi thành thạo tất cả các kỹ năng nghề. Trong quá trình học nghề, Công ty sẽ trả công
bằng một nửa tháng lương của công nhân chính thức cho học viên và được tăng đến
95% vào lúc gần kết thúc khoá học.
- Kèm cặp và chỉ bảo: Công ty chủ yếu áp dụng phương pháp này đối với cán bộ
quản lý, quản đốc phân xưởng. Trong một vài trường hợp Công ty cũng sử dụng để

đào tạo cho công nhân sản xuất.
- Cử đi học ở các trường chính quy: Với những công việc đòi hỏi trình độ cao
như: nhân viên kinh doanh, nhân viên kĩ thuật, kế toán thì Công ty đã cử người đi học
tại các trường dạy nghề, trường đào tạo kế toán trong vài tháng hoặc có thể từ 1- 2
năm.
2.2.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Bảng 2.6: Cán bộ nhân viên phục vụ công tác đào tạo
ST
T
1
2
3
4

Họ và tên

Năm sinh

Hoàng Quốc Chiến
Đỗ Minh Thiện
Lương Văn Hữu
Nguyễn Thị Hân

1967
1970
1956
1959

Chức vụ


Quản đốc phân xưởng
Nhân viên kĩ thuật
Nhân viên thiết kế
Quản đốc phân xưởng
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên đã lựa chọn giáo viên đào
tạo ngay từ nguồn bên trong. Công ty đã lựa chọn những công nhân lành nghề, những
người quản lý có kinh nghiệm trong Công ty tham gia giảng dạy. Điều này có thể
giảm thiểu chi phí cho công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty.
Đối với các nhân viên hành chính thì Công ty cử đi học tại những trường Cao
đẳng, Đại học đào tạo các lĩnh vực chuyên môn.
2.2.6 Dự tính chi phí đào tạo
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

19

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Đây là một trong những vấn đề then chốt trong việc ra quyết định đào tạo. Vì nguồn
kinh phí dành cho công tác đào tạo nhân lực của Công ty là hạn hẹp nên việc dự toán chi
phí cho đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện được một khoá đào tạo cần phải dự tính
rất nhiều chi phí:
- Chi phí cho người dạy, người học.
- Chi phí quản lý.

- Chi phí cho phương tiện dạy và học.
Nếu không dự tính được trước các khoản chi phí này, Công ty sẽ gặp rất nhiều
khó khăn trong quá trình đào tạo. Do vậy, cần phải dự tính trước.
Bảng 2.7: Chi phí đào tạo nhân lực năm 2012- 2014
STT

Loại đào tạo

1
2
3
4

Đào tạo nghề cho học viên mới
Đào tạo nâng cao
Đào tạo quản lý chất lượng
Đào tạo cán bộ
Tổng số

Năm 2014

Năm 2013

Năm 2012

(triệu đồng)
15
5
5
5

30

(triệu đồng) (triệu đồng)
11
9
4
3
4
3
4
4
23
19
(Nguồn: Phòng kế toán)

Bảng 2.8: Chi phí đào tạo nghề cho học viên mới năm 2012- 2014
Năm 2014

STT

Nội dung đào tạo

1
2
3
4

Quy trình phun sơn dầu và sơn PU
Quy trình lắp ráp sản phẩm
Quy trình ép ván và xẻ

Quản lý chất lượng tổ sản xuất

Năm 2013

Năm 2012

(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
2
0
2,5
5
4
0
3
4
3,5
5
3
3
(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng 7 có thể thấy kinh phí chi cho công tác đào tạo tăng đều qua các năm,
cụ thể tăng từ 19 triệu đồng (năm 2012) lên 30 triệu đồng (năm 2014) tức là tăng 11

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

20

Lớp: K9 – QTKDTH B



Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

triệu đồng. Dự kiến trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục tăng kinh phí đầu tư cho
công tác đào tạo nhân lực.
Nhưng ở bảng 8 thấy được rằng, có 2 nội dung đào tạo: quy trình lắp ráp sản
phầm (năm 2012) và quy trình phun sơn dầu và sơn PU (năm 2013) là không có kinh
phí đầu tư cho hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, đến năm 2014 kinh phí cho công tác đào
tạo đã được chia đều ở tất cả các nội dung.
2.2.7 Đánh giá thực hiện chương trình đào tạo
Khi kết thúc một chương trình đào tạo Công ty luôn đánh giá việc thực hiện
chương trình đào tạo xem có đạt kết quả như mục tiêu đặt ra hay không. Từ đó tìm ra
mặt mạnh, mặt yếu để tăng cường và khắc phục cho đợt sau.
Hiện nay, Công ty chưa thực hiện mô hình bốn mức độ để đánh giá kết quả đào
tạo mà thường căn cứ vào chứng chỉ, bằng cấp của các học viên sau khi họ đã tham
gia khóa học và mức độ hài lòng đối với công việc của họ để đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng sau khi được đào tạo của học viên năm 2014
Mức độ
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Không hài lòng

Số ý kiến điều tra
Tỷ lệ (%)
6
10

32
53,3
18
30
4
6,7
(Nguồn: Xử lí số liệu từ kết quả điều tra)

Như vậy, mức độ hài lòng với công việc đảm nhiệm sau khi được đào tạo tập
trung chủ yếu ở 2 mức độ là: hài lòng và bình thường (chiếm trên 80%), còn ở các
mức khác thì không đáng kể. Có thể thấy sự hài lòng này tuy chưa đạt đến mức cao
song cũng đã cho thấy các học viên đa phần hài lòng với chương trình đào tạo mà
Công ty đưa ra.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

21

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

2.3 Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần lâm sản Thái
Nguyên
Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần
hóa 100% nên mọi quyết định của doanh nghiệp đều thuộc về các cổ đông của doanh
nghiệp mà đại diện là Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị, trong đó giám
đốc Công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Công ty.

Hiện nay, Công ty phát triển nhân lực theo 2 hướng:
- Phát triển về lượng: Dựa trên tình hình thực tế của mình (hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, sự lớn mạnh về quy mô doanh nghiệp, Công ty có thể tiến hành
mở rộng các xưởng sản xuất hoặc sự cần kíp của đơn hàng, …) Công ty có thể tuyển
dụng thêm nhân lực, mở rộng quy mô lao động. Điều này sẽ làm cho nhân lực của
Công ty tăng lên.
-

Phát triển về chất: Dựa trên mục tiêu của Công ty là trong ngắn hạn, trung hạn

hay dài hạn mà doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn. Trong thực tế, Công ty hiện đang
phát triển nhân lực dựa trên cả 3 mục tiêu trên nên sự phát triển về chất lượng nhân
lực hiện tại, trong thời gian tới và giai đoạn tương lai có thể nói chắc chắn có bước
tiến bộ vượt bậc. Cơ cấu lao động, nhất là đội ngũ công nhân, bộ phận đông đảo của
Công ty sẽ có những kiến thức, kỹ năng cũng như tinh thần làm việc thật sự hiệu quả
và tâm huyết.
Hiện nay, nước ta có rất ít trường đào tạo trong ngành chế biến gỗ, chủ yếu
dựa trên phương thức truyền nghề của các làng nghề truyền thống, nhỏ hơn rất
nhiều so với nhu cầu đào tạo, tuyển dụng. Do đó, Công ty Cổ phần lâm sản Thái
Nguyên rất khó để tuyển được lao động từ các trường nghề mà phải tự tổ chức đào
tạo. Trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có một số trường đào tạo nghề như trường
trung cấp nghề Thái Hà, trường trung cấp nghề Thái Nguyên, trường trung cấp nghề
số 1- Bộ Quốc phòng,… nhưng chưa có cơ sở nào đào tạo nghề mộc, mặt khác tâm lý
chung của học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp là học Đại học, cao đẳng, trung cấp
SVTH: Nguyễn Thị Uyên

22

Lớp: K9 – QTKDTH B



Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

chuyên nghiệp không có ai có nhu cầu học nghề, nhất là nghề mộc nên việc tuyển
dụng lao động đã biết nghề là rất khó khăn. Nếu không tổ chức đào tạo thì Công ty
không có lao động bổ sung để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo
Công ty cổ phần lâm sản Thái Nguyên đã có những quan điểm, triết lý kinh doanh có
ảnh hưởng sâu sắc là tiền đề quan trọng để nâng cao công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực của Công ty. Trong xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm, Công ty luôn dành một phần quan trọng cho kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực. Về kinh phí, hàng năm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty luôn
dành một khoản kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
lãnh đạo duyệt chi các khoản chi phí đào tạo như chi học phí, tiền lương trả cho người
đào tạo, cán bộ làm công tác đào tạo, các nguyên vật liệu để thực hành,…

2.4 Kết quả đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần lâm sản Thái
Nguyên giai đoạn 2013- 2014 và kế hoạch đào tạo cho năm 2015
2.4.1 Kết quả đào tạo và phát triển nhân lực của trong giai đoạn 2013- 2014
Theo thực trạng nguồn lao động của Công ty năm 2014 thì số lao động có trình
độ từ trung cấp đến đại học tương đối cao chiếm khoảng trên 30%. Số công nhân kỹ
thuật đều do Công ty tự đào tạo, tuy số lượng hàng năm đều tăng lên nhưng do chủ
yếu xuất phát từ kinh nghiệm truyền đạt của những người có tay nghề lâu năm hướng
dẫn nên đào tạo còn chưa thật sự bài bản khoa học. Do vậy, để nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty tiến hành lập kế hoạch đào tạo nâng cao tay
nghề trong thời gian từ 2- 3 tháng hoặc liên tục trong cả năm.


SVTH: Nguyễn Thị Uyên

23

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

Tổ chức công tác đào tạo, phát triển nhân lực của Công ty phụ thuộc vào tổ chức
bộ máy hành chính của Công ty, khối quản lý hành chính sự nghiệp, khối sản xuất
kinh doanh (phân xưởng, tổ sản xuất,…).
Về quan điểm chủ trương: Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty
được quản lý thống nhất trong toàn Công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp, trong
đó Ban Giám đốc là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm quản lý thống nhất trong
toàn Công ty, phòng tổ chức hành chính là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi
nhiệm vụ này. Các đơn vị thuộc khối quản lý và sản xuất kinh doanh có trách nhiệm
xác định nhu cầu đào tạo và có kế hoạch đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu
công tác và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty trong những năm qua được
tổ chức thực hiện như sau:
- Về mặt hình thức: Công ty đã tiến hành thực hiện theo các hình thức đào tạo
phong phú đa dạng bao gồm cả đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung như: đào tạo
nghề, đào tạo quản lý chất lượng kho thành phẩm, đào tạo quản lý chất lượng, quản lý
chất lượng tổ trưởng tổ sản xuất,…
Trong giai đoạn 2013- 2014 Công ty đã tổ chức được khá nhiều khóa học cho
công nhân với số liệu cụ thể là:
Bảng 2.10: Kết quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạn 2013- 2014

Năm 2013

Năm 2014

STT

Loại đào tạo

Số
khóa

Kinh phí
(triệu đồng)

Số
khóa

Kinh phí
(triệu đồng)

1

Đào tạo nghề cho học viên mới

2

11

2


15

2

Đào tạo nâng cao

1

4

1

5

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

24

Lớp: K9 – QTKDTH B


Báo cáo thực tập môn học

GVHD: CN. Chu Thị Kim Ngân

3

Đào tạo quản lý chất lượng

1


4

1

5

4

Đào tạo cán bộ

1

4

1

5

Tổng số

5

23

5

30

(Nguồn: Công tác đào tạo Công ty Cổ phần lâm sản Thái Nguyên năm 2013- 2014)

Có thể thấy rằng hoạt động đào tạo tại Công ty Cổ phần lâm sản Thái Nguyên
luôn được tiến hành ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Riêng đối
với cán bộ quản lý nếu có nhu cầu cá nhân muốn đi học nâng cao trình độ thì Công ty
luôn khuyến khích, nếu lãnh đạo xét thấy việc học nâng cao là cần thiết thì có thể hỗ
trợ cho học viên một phần học phí. Qua bảng trên ta thấy hàng năm Công ty bỏ ra một
khối lượng kinh phí khá nhiều để đào tạo thêm các cán bộ và công nhân để phục vụ
cho Công ty ngày một phát triển.

Bảng 2.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013- 2014
Đơn vị tính: Đồng


Thuyết

A
1.DTBH và CCDV
2.Khoản giảm trừ
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
5.LN gộp về bán

số
B
01
02
10
11
20

minh

C
VI.25

hàng và CCDV
6.Doanh thu HĐTC
7.Chi phí tài chính
Lãi vay phải trả

21
22
23

Chỉ tiêu

SVTH: Nguyễn Thị Uyên

Năm 2014

Năm 2013

1
15,792,365,471

Giá trị
4,155,427,847

%
26,3

VI.27


15,792,365,471
14,212,374,758
1,579,990,713

2
11,636,937,624
10,323,911
11,626,613,713
10,399,422,976
1,227,190,737

4,165,751,758
3,812,951,782
352,799,976

26,37
26,8
22,32

VI.26
VI.28
VI.28

93,765,353
399,169,599
399,169,599

22,838,426
373,091,153

373,091,153

70,926,927
26,078,446
26,078,446

75,6
6,53
6,53

25

Chênh lệch

Lớp: K9 – QTKDTH B


×