Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Phân tích năng lực cạnh tranh của hợp tác xã chè tân hương – thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.04 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU

1.

Giới thiệu chung về đợt thực tập môn học
Mục đích của đợt thực tập môn học: Thực tập môn học chuyên ngành quản

trị kinh doanh tổng hợp với mục đích cho sinh viên năm 3 có cơ hội trải nghiệm
với môi trường doanh nghiệp thực tế, đưa những kiến thức đã được học vào thực
hành tại các doanh nghiệp. Trong nội dung thực tế môn học, nhóm sinh viên
chúng em đã lựa chọn Hợp tác xã chè Tân Hương ( HTX chè Tân Hương) làm
đơn vị thực tế của mình.Từ đó, thực tế hóa kiến thức của quản trị chiến lược, quản
trị dự án, quản trị marketing và quản trị nhân lực vào môi trường làm việc thực tế
tại HTX chè Tân Hương. Thực tế môn học mang lại cơ hội cho sinh viên tự đào
tạo bản thân, vận dụng những kiến thức được học trong sách vở của nhà trường
vào thực tiễn, phát huy thế mạnh của mình dựa trên việc tự lựa chọn môn học và
các đề tài để làm báo cáo. Với báo cáo mà chúng em thực hiện được sau đợt thực
tế này, chúng em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để
đề tài của chúng em hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã
tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được trải nghiệm thực tế.
- Thời gian: Đợt thực tế môn học diễn ra từ ngày 20/4 đến ngày 17/5/2015.
2. Giới thiệu chung về chủ đề báo cáo
-Tên chủ đề: Phân tích năng lực cạnh tranh của Hợp tác xã chè Tân Hương – Thái
nguyên
- Nội dung:
 Phần mở đầu
 Chương 1: Giới thiệu chung về HTX chè Tân Hương.
 Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh của HTX chè Tân Hương.
 Chương 3: Kết luận và đề xuất.
3. Lý do chọn chủ đề báo cáo


Hợp tác xã chè Tân Hương – Thái Nguyên là một trong những đơn vị tiên
phong tại tỉnh Thái Nguyên áp dụng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới. Được


thành lập từ năm 2001, đến nay HTX chè Tân Hương đã có được nhiều thành
tựu. Trà Tân Hương trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong nước và với bạn
bè quốc tế. Đặc biệt là trở thành đơn vị đầu tiên trong cả nước được cấp chứng
nhận về tiêu chuẩn trà quốc tế UTZ Certified, tham dự các hội chợ nông nghiệp
trong và ngoài nước, tham dự Festival trà. HTX chè Tân Hương đón nhận rất
nhiều bằng khen và giải thưởng, được các tỉnh bạn có trồng cây chè và các đoàn
chuyên gia nước ngoài đến giao lưu và học hỏi. Mặc dù là một thương hiệu
mạnh, song sản lượng tiêu thụ trong nước và sản lượng xuất khẩu của HTX chè
Tân Hương vẫn rất thấp, HTX không thể bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các
thành viên, vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì? Làm thế nào để HTX chè
Tân Hương cũng như rất nhiều cá nhân/ tập thể đang sản xuất chè tại Phúc Xuân
–Thái Nguyên có được thị trường và đầu ra ổn định? Muốn tìm kiếm được thị
trường, cần phải biết thế mạnh thực sự của HTX là gì, những vấn đề còn tồn
đọng và hướng khắc phục. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX, thông
qua đó tìm được thị trường thích hợp cho HTX. Đó chính là lý do em chọn đề tài
báo cáo thực tập môn học: “ Phân tích năng lực cạnh tranh của Hợp tác xã chè
Tân Hương – Thái Nguyên”.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ CHÈ TÂN
HƯƠNG THÁI NGUYÊN
1.1Tên và địa chỉ


Hợp tác xã chè Tân Hương có trụ sở giao dịch tại địa chỉ Xóm Cây Thị, xã
Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.





Điện thoại 02803.700.886 – 0915 643 507
Email:
Website: www.tanhuongtra.com.vn
1.2 Loại hình doanh nghiệp
1.2.1 Loại hình: Hợp tác xã kiểu mới
Mô hình hợp tác xã kiểu mới: Khác với các HTX kiểu cũ được áp dụng nhất

loạt trên cả nước theo mô hình sản xuất tập trung và chủ yếu được phát triển trong
lĩnh vực sản xuất, hầu như không có loại hình HTX làm dịch vụ cho thành viên, mô
hình HTX kiểu mới linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, từng ngành; với nhiều trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu
vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên, đến mở
mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp
của mình (Luật doanh nghiệp cho phép HTX được thành lập công ty TNHH một
thành viên); từ HTX phát triển thành các Liên hiệp HTX.Với những đặc trưng trên,
HTX kiểu mới hoàn toàn khác với mô hình HTX kiểu cũ được xây dựng trong thời
kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, có các đặc trưng là tập thể hoá
toàn bộ tư liệu sản xuất, không thừa nhận vai trò của kinh tế hộ, phủ nhận vai trò
kinh tế hàng hoá, tổ chức và hoạt động theo địa giới hành chính, tổ chức sản xuất
tập thể, tập trung, phân phối theo ngày công lao động, thực hiện quá nhiều trách
nhiệm xã hội; mô hình HTX được áp dụng nhất loạt trong cả nước, ít chú ý đến đặc
điểm của từng nơi…HTX kiểu mới cũng khác với công ty cổ phần. HTX do các
thành viên tự nguyện tập hợp, liên kết lại để cùng kinh doanh hoặc hỗ trợ nhau kinh
doanh. Mỗi thành viên tham gia dù góp ít hay nhiều vốn đều bình đẳng với nhau
trong quyết định các vấn đề chung của HTX, với nguyên tắc cơ bản “mỗi người
một lá phiếu” (nguyên tắc “đối nhân”). Trong khi đó, công ty cổ phần do các nhà
đầu tư đứng ra thành lập, tổ chức hoạt động lấy mục tiêu là lợi nhuận, thành viên



tham gia (các cổ đông) chỉ có quyền tham gia quyết định các vấn đề của công ty
theo mức độ góp vốn (nguyên tắc “đối vốn”). Công ty cổ phần thực hiện phân phối
theo tỷ lệ vốn góp, còn HTX thì vừa phân phối theo tỷ lệ vốn góp, vừa phân phối
theo lao động và mức độ tham gia các dịch vụ.
1.2.2 Cơ chế quản lý của hợp tác xã kiểu mới
Các HTX kiểu mới đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp. Nếu như trước đây, mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cũng như hạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả… của HTX đều theo sự chỉ huy
cuả cơ quan quản lý cấp trên và theo kế hoạch của Nhà nước thì nay HTX đã thực
sự là một đơn vị kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp
luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tự quyết định và tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh,
liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế khác, cũng như phân chia lỗ
lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với thành
viên. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt
động của HTX. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đối với HTX được chuyển
qua việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX. Vai
trò xã hội của HTX đã được giảm dần. Các nghĩa vụ đóng góp vật chất quá nặng
trước kia của HTX đối với chính quyền và cộng đồng, nhất là ở các HTX nông thôn
đã từng bước được xoá bỏ, HTX tập trung vào phục vụ và thực hiện các nghĩa vụ
đối với các thành viên của chính mình là chủ yếu.
1.2.3 Quan hệ phân phối trong hợp tác xã kiểu mới
Trong các HTX kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính bình quân, bao
cấp, không khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu
gắn bó với HTX, giành công sức làm kinh tế gia đình. Trong các HTX kiểu mới,



hình thức phân phối được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa
theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch vụ. Người lao động
là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng lao động, còn
được nhận lãi chia theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; lợi nhuận và vốn góp
càng lớn, mức độ tham gia dịch vụ càng nhiều, thì thu nhập càng cao. Đây là động
lực khuyến khích người lao động hăng say làm việc, gắn bó với HTX. Trong quá
trình phân phối, các HTX còn tạo ra được các quỹ không chia, một mặt để mở rộng
sản xuất, mặt khác tạo nên phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong HTX, kết
hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài.

-

1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
Kinh doanh thương mại.
Cung cấp thiết bị và vật tư nông nghiệp.
1.4 Các loại sản phẩm Chè búp của HTX
Bảng 1.4.1: Các loại sản phẩm Chè búp của HTX
STT

Loại sản phẩm

1
Trà Tân Cương đặc biệt
2
Trà Tân Cương thượng hạng
3
4
5


Trà Tân Cương hảo hạng
Trà Tân Cương đặc sản

Trà Tân Cương 5 sao

6

Trà rời

Tên sản phẩm
Trà đinh Tiến Vua số 1
Trà nõn tôm số 1
Bạch Ngọc trà
Trà Phúc Vân Tiên
Trà cành lai 777
Trà cành Nhật
Trà Tân Cương hảo hạng
Trà Tân Cương đặc sản
Trà Tân Cương Gold
Trà Tân Cương Silver
Trà Tân Cương Green
Trà Tân Cương Xanh
Trà Hương Lài Thượng hạng
Trà Hương Sen Thượng hạng
Trà đóng bao


( Nguồn: Ban kinh doanh- HTX chè Tân Hương)
Bảng 1.4.2: Đơn giá bình quân một số loại sản phẩm chủ yếu của HTX

STT

Tên sản phẩm

1
2
3
4
5
6

Bạch Ngọc Trà
Tâm Phúc Trà
Chè Thượng Hạng
Búp xanh đặc biệt 5 sao
Búp xanh 3 sao
Búp xanh

Giá ( đơn vị đ/kg )
2.500.000
550.000
350.000
300.000
250.000
130-200.000
( Nguồn:Ban kinh doanh- HTX chè Tân Hương)

1.5 Sơ lược về lịch sử hình thành của HTX chè Tân Hương
Hợp tác xã chè Tân Hương Phúc Xuân, TP Thái Nguyên được thành lập năm
2001, tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, trong khuôn khổ hỗ trợ xây dựng

mô hình HTX của tỉnh Thái Nguyên.
Với bề dày thành tích hoạt động sản xuất, kinh doanh chè, HTX Chè Tân Hương tự
hào là đơn vị đầu tiên trong cả nước được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế UTZ
Certified tại Việt Nam cho cây Chè Thái Nguyên nói chung và Chè Tân Cương nói
riêng.
UTZ Certified là một tổ chức phi Chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, hoạt
động trên phạm vi quy mô Toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản
phẩm chè tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bền
vững trong 3 lĩnh vực: Kinh tế – Môi trường – Xã hội. UTZ Certified đến Việt Nam
vào cuối năm 2001 và triển khai công tác chứng nhận vào năm 2002.
Với những kinh nghiệm làm Chè truyền thống lâu năm lại được thiên nhiên
ưu đãi ban tặng cho Chè của nơi đây một hương vị Đặc biệt mà không ở đâu có


được. Sản phẩm Chè sạch, an toàn, chất lượng cao của Hợp tác xã Chè Tân
Hương đã nhiều năm được biết đến như một Đặc sản của vùng trung du miền núi
Thái Nguyên, được tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ ở nhiều vùng miền trên cả
nước và đã khẳng định được chất lượng của mình bằng các tấm huy chương Vàng
tại các kỳ thi chất lượng Chè xanh toàn quốc hàng năm do Hiệp hội Chè Việt Nam
tổ chức.
Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng, sản phẩm Chè Tân Hương luôn là sự
lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng. Năm 2011, HTX chè Tân Hương đã được
cấp chứng nhận Tiêu chuẩn quốc tế UTZ.
1.6 Thị trườngcủa hợp tác xã
1.6.1 Thị trường trong nước


Tại Thái Nguyên: Là thị trường chủ yếu của HTX chè Tân Hương, song sản phẩm
chủ yếu trên thị trường trong tỉnh là trà búp thô, có mức giá trung bình.




Tại 62 tỉnh thành phố khác : Thông tin cụ thể có trong bảng dưới đây

Bảng 1.6.1: Hệ thống nhà phân phối chính thức của HTX chè Tân
Hương

STT

Tỉnh ( thành
Nhà phân phối
phố)

Địa chỉ

1

Hà Nội

Quang Minh – Mê Linh – Hà

Công ty TNHH ACE


Nội
2

Hà Nội

3


Ninh Bình

Nhà phân phối Tuấn Tân Mỹ - Ninh Mỹ - Hoa Lư –
Anh
Ninh Bình

4

Ninh Bình

155 Hải Thượng – Lãn Ông,
Nhà phân phối Ánh
Bắc Thành – Nam Thành – Ninh
Tuyết
Bình

5

Hải Phòng

Nhà phân phối Tân Số 56, đường Lam Sơn – quận
Hương tại Hải Phòng
Lê Chân – Hải Phòng

6

Quảng Ninh

Công ty TNHH 1

Khu 6 – thị trấn Trới – Hoành
thành viên Phương
Bồ - Quảng Ninh
Linh

7

Thanh Hóa

Nhà phân phối Xuân Tân Cộng – Đông Tân – Thanh
Hường
Hóa

8

Nghệ An

phần

Số 8A, ngõ 649/77, đường Lĩnh
Nam – Phường Lĩnh Nam –
Hoàng Mai – Hà Nội

Công ty cổ
Gfarm Quốc Tế

Cơ sở 1: Hoàng Châu – Diễm
Nhà phân phối Thái Kim – Diễn Châu – Nghệ An
Nguyên tại Nghệ An
Cơ sở 2: Số 68 – Phú Yên –

Xóm 20 – Nghi Phú – TP Vinh

9

Quảng Nam

Nhà phân phối Gia Điện An – Điện Bàn – Quảng
Huy
Nam

10

Khánh Hòa

Nhà phân phối Anh Vạn Gia – Vạn Ninh – Khánh
Kiệt
Hòa

11

Nha Trang

Nhà phân phối Đức Tổ 6 – Vĩnh Thạnh – Nha Trang
Diện
– Khánh Hóa
( Nguồn: HTX chè Tân Hương)

Theo thông tin mà Ban Kinh doanh của HTX chè Tân Hương cung cấp, thị
trường chính của HTX chè Tân Hương vẫn là trong nội tỉnh Thái Nguyên (khoảng



70%). Đó là do tình trạng sản xuất của HTX chè Tân Hương chủ yếu phụ thuộc vào
các đơn đặt hàng từ các cơ quan và các doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên sử
dụng làm quà biếu, tặng và các khách hàng được biếu tặng lại tìm đến địa chỉ của
HTX để tiếp tục mua sản phẩm. Sản phẩm của HTX chè Tân Hương cũng được
tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố khác nhưng không nhiều, các đại lý ở Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc tiêu thụ một phần ( khoảng 20%), còn lại là các nhà phân phối ở phía
Trung, Nam và một phần nhỏ được xuất khẩu ra nước ngoài.
1.6.2 Thị trường nước ngoài
hội đồng
Mỹ và Canada là thị trường Đại
nước
ngoàithành
chủviên
yếu của HTX chè Tân Hương.

Canada, Mỹ hàng năm nhập khẩu sản phẩm Bạch Ngọc trà của HTX chè
Tân Hương, mỗi năm chia thành hai đợt, mỗi đợt khoảng 5 tạ. Tổng sản lượng xuất
khẩu hàng năm của Tân Hương ở mức thấp: 2 tấn/ 1 năm.
Hội đồng quản trị hợp tác xã

Ban kiểm soát ( độc lập )
(Ngô Thị Ngoan)

Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX chè Tân Hương cũng được thâm nhập
vào thị trường nước ngoài theo con đường ngoại giao, tức là trở thành quà biếu, quà
tặng cho các văn phòng chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp ở nước ngoài…
1.7 Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã
Giám đốc Đỗ Thị Hiệp


Phó giám đốc Nguyễn Thị Nhài

Ủy viên Tống Thị Thoa

Sơ đồ 1.7: Cơ cấu tổ chức của HTX chè Tân Hương
Đại hội đồng thành
viên
Kế toán Đinh Hồng Minh

Ban kinh doanh

Hội đồng quản trị hợp tác xã
Trưởng ban Nguyễn Thị Nhài

Giám đốc Đỗ Thị Hiệp

Cácgiám
thành
viên
Phó
đốc
Nguyễn Thị
Nhài

Các nhóm trưởng

Ban kiểm soát ( độc lập )
(Ngô Thị Ngoan)
Các hộ gia đình ( khâu sản xuất,đóng gói)



Kế toán Đinh Hồng
Minh

Ban kinh doanh

Các nhóm trưởng

Trưởng ban Nguyễn Thị
Nhài
Các thành viên

(Nguồn: Điều lệ HTX năm 2015)

Đại hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên của HTX, từ đại hội
đồng thành viên, các thành viên tiến hành bỏ phiếu bầu ra ban kiểm soát, ban kiểm
soát sẽ giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị.
Cũng từ Đại hội đồng thành viên, các thành viên bầu ra Hội đồng quản trị
của HTX, bầu ra các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc và Ủy viên. Sau khi bầu
ra Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị sẽ xem xét khả năng các thành viên còn lại
và lựa chọn bổ nhiệm Kế toán, trưởng ban kinh doanh, nếu các thành viên trong
HTX không đủ khả năng đảm nhận mới thuê ngoài.
Các thành viên là các hộ gia đình trực tiếp sản xuất sẽ bầu ra các nhóm
trưởng, mỗi nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra một số lượng
hộ thành viên nhất định trong quá trình sản xuất. Ở HTX chè Tân Hương, có 12
nhóm trưởng, và mỗi nhóm trưởng chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn 3 hộ,
còn giữa các nhóm trưởng có sự giám sát chéo lẫn nhau và tất cả bị giám sát bởi
Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát.



Bảng 1.7: Trình độ nhân sự của Hợp tác xã chè Tân Hương
STT

Bộ phận

1
Ban giám đốc
2
Ban kiểm soát
3
Ban kinh doanh
4
Kế toán
5
Xã viên
Tổng cộng

Số người
3
1
4
4
42
54

Trình độ
Trung cấp
1
1
2

2
12
18

Cao đẳng
1
1
1
3

Đại học

Khác
1
1

1
1

30
32

( Nguồn Hợp tác xã chè Tân Hương năm 2014)

Nhận xét:
Với bảng cơ cấu tổ chức nhân sự do HTX chè Tân Hương cung cấp, có thể
thấy rằng với 54 cán bộ có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc chè đã tạo ra
một nền tảng vững chắc về nhân lực cho HTX. Trong số 54 thành viên của hợp tác
xã có 42 xã viên, họ không tham gia quản lý hợp tác xã mà phụ trách khâu sản
xuất, chế biến và bao gói thành phẩm, trong 42 xã viên này, họ bầu ra 12 nhóm

trưởng chịu trách nhiệm giám sát quy trình trồng chè, thu hái chè cho tới khi chở
chè búp tươi về nơi chế biến để đảm bảo được chất lượng cho từng búp chè đúng
tiêu chuẩn yêu cầu.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy những vị trí chủ chốt trong hợp tác xã đều là
những cán bộ có trình độ cao đảm nhiệm. Tuy nhiên số cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học còn rất hạn chế, hơn nữa HTX lại thiếu hụt nhân sự có trình độ về
kinh tế và marketing. Đây chính là khó khăn đối với HTX chè Tân Hương trong
quá trình quản lý và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.8 Thế mạnh của hợp tác xã


Được thành lập từ năm 2001, cho đến nay HTX chè Tân Hương đã có nhiều
thành tựu trong sản xuất và chế biến chè sạch, an toàn, chất lượng cao. Năm 2011,
HTX chè Tân Hương Thái Nguyên đã trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam được
cấp chứng nhận về chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ Certified.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỢP TÁC XÃ
2.1 Phân tích tình hình nội bộ của Hợp tác xã
Phân tích môi trường nội bộ của Hợp tác xã nhằm chỉ ra điểm mạnh và
điểm yếu bên trong của HTX ảnh hưởng đến tính cạnh tranh chiến lược của HTX.
Phân tích môi trường bên trong chỉ ra HTX cần phải làm gì. Điểm mạnh được hiểu
là những gì HTX thực sự làm tốt. Điểm yếu được hiểu là sự yếu kém về khả năng
lẫn kỹ năng ngăn cản HTX thực hiện những hoạt động quan trọng được thuận lợi
và hoàn chỉnh.
Việc phân tích môi trường nội bộ của HTX có thể xem xét dưới nhiều góc
độ, phân tích nội bộ dựa trên các nguồn lực cơ bản, phân tích nội bộ dựa trên chuỗi
giá trị, phân tích nội bộ theo chức năng quản trị, phân tích nội bộ theo những lĩnh
vực quản trị chủ chốt.
Trong báo cáo thực tập môn học này, tác giả phân tích môi trường nội bộ

của HTX theo cách tiếp cận những lĩnh vực quản trị chủ chốt, đó là:


- Phân tích khả năng sản xuất.
- Phân tích khả năng marketing.
- Phân tích năng lực tài chính.
- Phân tích cơ cấu tổ chức của HTX.
- Phân tích nguồn nhân lực.
- Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển.
2.1.1 Phân tích khả năng sản xuất
2.1.1.1 Khả năng sản xuất
Hợp tác xã chè Tân Hương hiện nay có tất cả 42 hộ gia đình là thành viên
tham gia sản xuất và cung cấp nguyên liệu chè thô đầu vào cho htx. Tổng diện tích
đất trồng chè của HTX đạt 25 ha.
Mỗi năm, chè của các hộ thành viên cho thu hoạch từ 6 đến 8 lứa. Sản
lượng cao nhất đạt 18-20kg/1 sào bắc bộ/ 1 lứa thu hoạch. Sản lượng thấp nhất
( trái vụ) đạt 5-7kg/1 sào bắc bộ/ 1 lứa thu hoạch. Tổng sản lượng 1 năm đạt 1,21,2 tạ/ 1 sào bắc bộ.
Biểu đồ dưới đây thể hiện biến động sản lượng của HTX ( số liệu năm 2014)
Biểu đồ2.1.1: Biến động năng suất chè theo tháng ( 2014)
( Đơn vị: kg)

( Nguồn: HTX chè Tân Hương)

Bảng 2.1.1: Sản lượng chè khô qua 12 tháng ( 2014)
Tháng

Sản lượng ( kg/sào)

Tháng


Sản lượng ( kg/sào)


1
2
3
4
5
6

5
5
7
12
17
18

7
20
8
20
9
18
10
12
11
8
12
5
( Nguồn: Sổ nông hộ - HTX chè Tân Hương)


Nhìn vào biểu đồ 2.1 thể hiện biến động sản lượng và bảng 2.5 thống kê
sản lượng qua các tháng, ta có thể thấy sản lượng cao nhất đạt ở các tháng 5-9, sau
tháng 9 sản lượng giảm dần. Điều này là do cây chè sinh trưởng tốt vào mùa hè,
đặc biệt là những tháng ấm, nóng và có nhiều nắng.
Bên cạnh đó, HTX chè Tân Hương áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật chăm
sóc cây chè, nhờ đó, năng suất cây chè được nâng cao. Biểu đồ dưới đây thể hiện
sản lượng đạt được qua các năm 2012, 2013, 2014.

Biểu đồ 2.1.2: Tổng sản lượng sản xuất của HTX chè Tân Hương qua
các năm
( Đơn vị:tấn)


(Nguồn:HTX chè Tân Hương.)
Bảng 2.1.2: Tổng sản lượng sản xuất qua các năm
(đơn vị:tấn)
Năm
2012
2013
2014

Tổng sản lượng sản xuất ( tấn)
75
79
82
( Nguồn: HTX chè Tân Hương)
2.1.1.2 Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm của HTX chè Tân Hương là một trong những sản phẩm có chất


lượng hàng đầu. HTX chè Tân Hương là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp
chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified. Toàn bộ sản phẩm của HTX chè Tân
Hương đều là chè búp nguyên chất 100%. Độ ẩm không quá 5%, hàm lượng tanin
tối thiểu 0,5%.
2.1.1.3 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn UTZ [1]
UTZ Certified là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên
quy mô toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản phẩm nông sản tốt,
có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bền vững trong 3
lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện, UTZ chỉ chứng nhận cà phê, cacao,
trà (chè), dầu cọ. Người nông dân muốn được chứng nhận phải hoàn thành 174 điều
của bộ tiêu chuẩn UTZ như lưu giữ hồ sơ, việc sử dụng một cách tối thiểu và có ghi
chép các hoá chất bảo vệ thực vật, bảo hộ quyền lao động, chăm sóc sức khoẻ, giáo
dục đối với người lao động và gia đình của họ. Các sản phẩm được chứng nhận
UTZ sẽ có giá bán cao hơn trên thị trường.
UTZ Certified là một chương trình và nhãn cho canh tác bền vững. Nông
nghiệp bền vững giúp nông dân, người lao động và gia đình của họ để thực hiện


tham vọng của mình và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất,
bây giờ và trong tương lai.
Nhiệm vụ của UTZ Certified là để tạo ra một thế giới nơi mà nông nghiệp
bền vững là tiêu chuẩn, nơi nông dân thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt và
quản lý trang trại của họ mang lại lợi nhuận với sự tôn trọng con người và hành
tinh của ngành công nghiệp.
Chứng nhận UTZ CERTIFIED được thực hiện với tất cả các khâu trong suốt
chuỗi cung ứng từ khâu canh tác trên đồng ruộng đến chế biến, vận chuyển lưu kho
đóng gói tiêu dùng để đảm bảo khả năng truy nguyên nguồn gốc.
Chứng nhận UTZ CERTIFIED chú trọng vào những vấn đề chính như:
- Thực hành nông nghiệp tốt trên đồng ruộng bảm bảo các yếu tố canh tác bền vững
- Quản lý, giám sát sản xuất, giám sát sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm (trong cả khâu chế biến).
- Nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý trang trại cho nông dân.
- Bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo các yêu cầu xã hội và lao động trong đó có bảo vệ quyền lợi người lao
động.
- Truy nguyên nguồn gốc.
2.1.2 Phân tích khả năng Marketing
2.1.2.1 Điểm mạnh
So với các đối thủ cạnh tranh, HTX chè Tân Hương có nhiều cơ hội được thị
trường trong nước cũng như nước ngoài biết đến thông qua con đường ngoại giao,
hay chính là trở thành quà biếu, tặng…


HTX chè Tân Hương tham gia rất nhiều hội chợ và triển lãm trong nước
cũng như quốc tế, gần đây nhất là Festival trà lần thứ nhất ( 2011), Festival trà lần
thứ hai ( 2013 ) diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2009, kênh truyền hình nông nghiệp và phát triển nông thôn của đài
truyền hình kỹ thuật số VTC – 3NTV đã làm một phóng sự về HTX chè Tân
Hương – Thái Nguyên, phóng sự đã gây được tiếng vang lớn cho hợp tác xã, phóng
sự này sau đó đã được nhiều kênh truyền hình khác sử dụng làm tư liệu như VTV2,
đài truyền hình Thái Nguyên và một số đài khác thuộc các tỉnh phía Nam.
2.1.2.2 Điểm yếu
-

Khả năng nghiên cứu thị trường của HTX còn rất yếu, thể hiện ở việc phát hiện cầu
và tìm thêm thị trường mới. Cụ thể, sau nhiều năm đi vào hoạt động, HTX vẫn
dừng lại ở thị trường trong tỉnh là chủ yếu, mức tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh và
ngoài nước rất ít. Bảng dưới đây đưa ra số liệu cụ thể về vấn đề này.
Bảng 2.1.3: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn UTZ qua các năm
Năm

2012
2013
2014

-

Sản lượng đạt
tiêu chuẩn UTZ
(tấn)
24
25
27

Sản lượng đạt Tỷ
lệ
tiêu
UTZ được tiêu thụ/sản lượng
thụ (tấn)
đạt UTZ (%)
12
50
15
60
20
74
( Nguồn: HTX chè Tân Hương)

HTX thụ động tiếp nhận đơn đặt hàng, sản xuất sau đó lưu kho tạm thời
và đợi đơn đặt hàng rồi xuất theo đơn mà không chủ động chào hàng
trước.


-

Cán bộ phụ trách marketing ( ban kinh doanh) quá ít và không chuyên
nghiệp.

-

Việc thực hiện các giải pháp marketing để hỗ trợ tiêu thụ rất yếu.


-

Các chương trình quảng cáo và khuyến mại rất ít.

-

Thông tin thị trường không được cập nhật thường xuyên.

-

Website chính thức của HTX hoạt động không hiệu quả (
www.tanhuongtra.com.vn)

-

Hoạt động thương mại điện tử rất yếu.
2.1.3 Phân tích và đánh giá về cơ cấu tổ chức

2.1.3.1 Mối quan hệ tổ chức giữa các cấp của hợp tác xã

HTX chè Tân Hương là một hợp tác xã kiểu mới. Ở HTX chè Tân Hương, quan hệ
giữa HTX và các thành viên là quan hệ bình đẳng thỏa thuận, tự nguyện, cùng có
lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. . Đặc trưng của HTX là hoạt
động sản xuất, kinh doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất,
kinh doanh của thành viên như HTX , mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng
công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo
điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Thành viên tham gia quyết định
những công việc quan trọng của HTX như phương án sản xuất, kinh doanh, phương
án phân phối thu nhập trong HTX… Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết được thực
hiện bình đẳng, mỗi thành viên một phiếu bầu, không phân biệt vốn góp ít hay
nhiều. Bộ máy quản lý HTX tổ chức gọn, nhẹ, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của
Ban quản trị, Ban kiểm soát được xác định rõ ràng, cụ thể. Chủ nhiệm HTX được
giao quyền chủ động điều hành công việc và tự chịu trách nhiệm về những quyết
định của mình.

2.1.3.2 Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức của HTX chè Tân Hương


( Mô hình cơ cấu tổ chức 1.7 – chương 1)
Nhìn chung, bộ máy quản lý HTX chè Tân Hương gọn nhẹ, cơ cấu tương đối phù
hợp với một hợp tác xã kiểu mới. Song sự quản lý còn chưa phát huy được hiệu
quả, bộ máy quản lý còn có sự chồng chéo giữa các chức vụ, phó giám đốc kiêm
nhiệm trưởng ban kinh doanh, ban kinh doanh đảm nhận một phần khâu chế biến
và bao gói…
Sự phân công nhiệm vụ, chức năng giữa các bộ phận còn chưa thực sự phù hợp, vì
thế bộ máy quản lý của hợp tác xã cần khắc phục để HTX hoạt động hiệu quả hơn.
2.1.4 Phân tích nguồn nhân lực
2.1.4.1 Các thành viên trong hợp tác xã

-


Cán bộ lãnh đạo hợp tác xã
Ban giám đốc:
 Giám đốc: Đỗ Thị Hiệp, trình độ trung cấp.
 Phó giám đốc ( kiêm trưởng ban kinh doanh): Nguyễn Thị Nhài,
trình độ cao đẳng.
 Ủy viên: Tống Thị Thoa, trình độ THPT.
Ban kiểm soát: Ngô Thị Ngoan, trình độ trung cấp.
Ban kinh doanh: bao gồm 4 thành viên, trong đó có 2 thành viên đạt trình

-

độ trung cấp, 1 thành viên đạt trình độ cao đẳng và thành viên còn lại ở
trình độ tốt nghiệp THPT.
Bộ phận kế toán: bao gồm 4 thành viên, trong đó có 3 thành viên nằm

-

trong hợp tác xã, một thành viên có trình độ cao đẳng, 2 thành viên có
trình độ trung cấp, còn kế toán thuế của HTX là kế toán thuê ngoài – Đỗ

-

Hồng Minh.
Các thành viên khác
42 xã viên còn lại là 42 hộ gia đình, trong đó có 12 nhóm trưởng là cá
nhân thuộc 12 hộ gia đình, có trình độ trung cấp, 30 thành viên còn lại có
trình độ ở nhiều mức khác nhau, từ tiểu học đến trung học.



2.1.4.2 Nhận xét
Thực tế, đội ngũ nhân sự của HTX chè Tân Hương có trình độ chuyên môn
tương đối thấp. Phần lớn cán bộ của HTX chỉ được đào tạo thông qua các
khóa tập huấn ngắn hạn và tại chức về kinh tế, kế toán và marketing mà
không được đào tạo chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, tất cả các thành viên trong hợp tác xã đều có kinh nghiệm lâu
năm về trồng chè, hái chè, chế biến ( vò, sấy…), bảo quản chè, ủ hương để
chè có hương vị đặc trưng và chất lượng tốt nhất.
Vì thế, mặc dù không có thế mạnh về quản lý và marketing, nhưng nhân lực
của HTX có thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất chế biến chè và bí quyết để
tạo nên chè Tân Cương “ đệ nhất danh trà”.
2.1.4.3Một số hoạt động tạo động lực lao động của HTX chè Tân Hương
Hàng năm, ban giám đốc của HTX tổ chức cho các thành viên du lịch, tham
quan, nghỉ mát ở nhiều nơi như Nghệ An – nhà Bác Hồ, Sầm Sơn, Hạ Long,
Côn Sơn – Kiếp Bạc, Bái Đính – Tràng An… để khuyến khích các thành viên
trong HTX.
Bên cạnh đó, quỹ phúc lợi của HTX cũng dành để khen thưởng những thành
viên có thành tích xuất sắc trong sản xuất, hoặc có đóng góp tích cực cho
hoạt động của HTX.
Đồng thời, HTX cũng khen thưởng và trao quà cho các cháu thiếu nhi là con
em các gia đình thành viên của HTX đạt được thành tích xuất sắc trong học
tập.
Tổ chức trao quà tết thiếu nhi, tết trung thu, quà tết cho các gia đình trong
HTX, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và kỷ niệm ngày truyền
thống của HTX và các ngày lễ lớn trong năm.
2.1.4.4 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
HTX chè Tân Hương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao
trình độ trong sản xuất và chế biến chè cho các thành viên trước khi áp dụng
quy trình sản xuất mới hoặc thực hiện những dự án mới.



Trước khi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, toàn bộ các thành
viên trong hợp tác xã đều được tập huấn về UTZ Certified và được giám sát
nghiêm ngặt bởi các nhóm trưởng và ban kiểm soát.
Đồng thời, HTX cũng tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, kế toán của HTX
tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và
thực hiện nghiệp vụ.
Năm 2015, HTX chè Tân Hương tiến hành tập huấn cho các thành viên về
dự án “ Chế biến tập trung” nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt
chi phí chế biến cho HTX, nâng cao hiệu quả sản xuất của HTX.
2.1.5 Phân tích năng lực tài chính của hợp tác xã
2.1.5.1Tổng quan về tình hình tài chính của hợp tác xã [2]
Hiện nay HTX có tổng nguồn vốn và tài sản là 1.500.000.000 đồng ( theo số liệu
năm 2014)
Trong đó:
-

Vốn góp của xã viên là 188.400.000 đồng.
Vốn vay của quỹ hỗ trợ là 500.000.000 đồng.
Vay ngoài là 200.000.000 đồng.
Vốn hỗ trợ 172.000.000 đồng.
Tài sản cố định 188.000.000 đồng.
Số còn lại là các quỹ của HTX và lãi chia cho vốn góp.

Tình hình doanh thu từ năm 2011 đến năm 2014:
Doanh thu đạt 14.443.000.000 đồng.
Nộp ngân sách 1.100.000 đồng.
Lãi chia cho vốn góp 90.000.000 đồng.
2.1.5.2 Phân tích năng lực tài chính của hợp tác xã
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014[3]

Bảng 2.1.4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014


ST
T
(1)

Chỉ tiêu



(2)

(3)

Thuyết
minh
(4)

Số năm nay

Số năm trước

(5)

(6)


Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
( 10 = 01 -02)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (20 = 10
– 11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
-Trong đó chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh ( 30 = 20 +
21 – 22 – 24)
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác ( 40 = 31 –
32)
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế ( 50 = 30 + 40)
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp ( 60 = 50 -51)

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15



01

IV.08

4.241.157.762

3.561.723.473

10

4.241.157.762

3.561.723.473

11


4.063.976.656

3.411.547.903

20

177.181.106

150.175.570

21
22
23
24

2.034.000
24.115.000
24.115.000
132.887.451

1.756.900
17.992.000
17.992.000
121.820.756

30

22.212.655

12.119.714


22.212.655

12.119.714

51

4.442.531

2.423.943

60

17.770.124

9.695.771

02

31
32
40
50

IV.09

Các chỉ tiêu tài chính của hợp tác xã
- Chỉ tiêu về đòn cân nợ
+ Chỉ số nợ trên toàn bộ vốn
Tổng số nợ/ Tổng số vốn SX-KD = 903.783.312/ 1.131.892.188 = 0,8

Tiêu thức này phản ánh tình hình nợ nần của HTX, HTX chè Tân Hương
có tỷ lệ này bằng 0,8. Như vậy, HTX tình hình nợ nần cao, các giải pháp
cần thiết lúc này là giảm nợ.
+ Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi trả nợ vay vốn =
85.250.230/24.115.000 = 3,54


Tiêu thức này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của HTX, với HTX
chè Tân Hương khả năng thanh toán lãi vay là 3,54 lần. Như vậy, HTX
-

chè Tân Hương đủ khả năng thanh toán lãi vay.
Chỉ tiêu về hoạt động quay vòng vốn
+ Số vòng quay vốn sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần/ Vốn sản xuất kinh doanh = 4.241.157.762/
1.131.892.188 = 3,75
Tiêu thức này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và tương ứng
với nó là các loại tài sản của HTX. Đối với HTX chè Tân Hương là 3,75

-

phản ánh HTX sử dụng vốn tương đối hiệu quả.
Chỉ tiêu về doanh lợi
+Tỷ lệ doanh lợi biên ròng
Thu nhập ròng/ Doanh thu tiêu thụ = 63.937.673/ 4.241.157.762 = 0,015
Tiêu thức này phản ánh khả năng sinh lãi của HTX. Khả năng sinh lãi là
kết quả tổng hợp của các quyết định và chính sách. HTX có tỷ lệ này là
0,015, như vậy HTX nên xem lại tình hình bán hàng và chi phí.
+ Doanh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh

Thu nhập ròng / Vốn sản xuất – kinh doanh = 63.937.673/ 1.131.892.188
= 0,057
Doanh lợi trên vốn kinh doanh chỉ ra khả năng sinh lời của vốn kinh
doanh của HTX trước khi có sự ảnh hưởng của thuế và nợ. HTX có thể so
sánh chỉ tiêu này với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành để biết được khả
năng của mình.

Bảng 2.1.5: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của hợp tác xã
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1. Bố trí cơ cấu tài sản và
nguồn vốn
I.1 Bố trí cơ cấu tài sản
%
Tài sản cố định/ tổng tài sản
%
Tài sản lưu động/tổng tài sản
%
I.2 Cơ cấu nguồn vốn
%
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
%

Năm 2013

Năm 2014

32,02
67,98


23,17
76,83

76,83

79,85


Vốn CSH/ tổng nguồn vồn

%

23,17

20,15

2. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán lãi vay

Lần

3,25

3,54

%
%
%

1,73

7,12
23,04

2,01
7,53
28,03

3. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
Tỷ suất LN sau thuế/Vốn CSH

Thông qua việc phân tích tài chính của hợp tác xã, có thể nhận thấy cơ cấu vốn
còn chưa thực sự hợp lý, vốn chủ sở hữu ít, chủ yếu là nợ phải trả. Lợi nhuận
trên tổng doanh thu thấp, tài sản của HTX sau nhiều năm đi vào hoạt động vẫn
còn rất ít, thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất
kinh doanh.
2.1.6 Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển của hợp tác xã
Hoạt động nghiên cứu của HTX chè Tân Hương bao gồm các hình thức như
nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu sản phẩm sản xuất, nghiên cứu chế biến. Các
hình thức phát triển theo sau nghiên cứu ứng dụng và có liên quan đến việc
chuyển kết quả nghiên cứu thành ứng dụng cụ thể như những sản phẩm hay quy
trình mới và biến nó thành lợi ích thương mại. Hợp tác xã Tân Hương đã ứng
dụng những quy trình sản xuất tiên tiến, đặc biệt là quy trình sản xuất sạch và
bảo vệ môi trường UTZ, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn UTZ trở thành thế mạnh
của doanh nghiệp. HTX chè Tân Hương đã thực hiện thành công những dự án:
-

Dự án “Map” của Xesi – Canada.
Dự án hỗ trợ về máy móc thiết bị, hỗ trợ về tôn sao chè của Phòng kinh


-

tế.
Dự án trang bị máy hút chân không của khuyến nông Sông Công.
Dự án cải thiện chất lượng sản phẩm chè đã được chứng nhận UTZ.


Cùng với những nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển, sản phẩm chè của Tân
Hương giờ đây đã trở thành một trong những sản phẩm trà có chất lượng hàng đầu
Việt Nam và có khả năng tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
2.2 Phân tích năm lực lượng cạnh tranh của Hợp tác xã chè Tân Hương
2.2.1 Lý thuyết mô hình 5 lực lượng cạnh tranh [4]
Một doanh nghiệp ít khi là người bán duy nhất trên thị trường. Sản phẩm và dịch vụ
của họ không phải chỉ nhằm đáp ứng một loại khách hàng. Họ thường xuyên phải
đối phó với các áp lực cạnh tranh và sự đòi hỏi của khách hàng. Một đoạn thị
trường có thể có quy mô và tốc độ trăng trưởng như mong muốn nhưng vẫn không
hấp dẫn nếu cạnh tranh trong đoạn đó quá gay gắt hoặc quyền thương lượng của
nhóm khách hàng và các lực lượng khác là quá cao.
Michael Porter đã phát hiện ra năm lực lượng cạnh tranh chủ yếu quyết định đến
mức độ hấp dẫn nội tại về khả năng sinh lời của một thị trường hay một đoạn thị
trường. Năm lực lượng đó bao gồm:
-

Đối thủ cạnh tranh trong ngành ( đối thủ hiện tại).
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Các nhà cung cấp.
Khách hàng.
Sản phẩm thay thế.


Dưới đây là mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter:

Đe dọa từ sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn

Sức ép từ phía khách hàng

Đe dọa từ sự gia nhập
của các đối thủ tiềm ẩn

Sức ép từ phía khách
hàng

Cạnh tranh giữa các hãng trong cùng ngành
Cạnh tranh giữa các hãng
trong cùng ngành

Sức ép từ phía nhà cung ứng

Đe dọa từ sản phẩm thay thế


×