Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

BCTN TỶ LỆ TIÊU CHẢY HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

BÁO CÁO

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI
TÊN ĐỀ TÀI: Khảo

sát tỷ lệ tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh
đến cai sữa tại trại chăn nuôi heo Phước Bình I, Long
Thành, Đồng Nai

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Hải
Lớp: CĐCN - 48
Giáo viên hướng dẫn: GS. Lê Đức Ngoan

NĂM 2018

1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam trồng trọt và chăn nuôi là hai thành phần quan trọng trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói
riêng luôn đóng góp một phần lớn vào thu nhập của người dân. Tỷ trọng chăn
nuôi trong nông nghiệp của nước ta là 24,7% năm 2005 và 30% năm 2011 (Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011). Chăn nuôi không những cung cấp
một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ mà còn cung cấp cho xuất


khẩu. Vì thế chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi đạt được, chăn nuôi lợn ở nước ta cũng gặp rất
nhiều khó khăn và trở ngại lớn. Một trong những trở ngại lớn nhất trong chăn
nuôi lợn là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến và phức tạp, gây thiệt hại cho đàn lợn
nuôi tập trung cũng như đàn lợn nuôi ở hộ gia đình. Trong đó, tiêu chảy lợn con
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn nuôi lợn,
vì nó làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc
tăng, ...từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng sự phát triển của ngành chăn
nuôi.
Trong thực tế có nhiều đề tài đã và đang nghiên cứu về cách phòng và trị
tiêu chảy ở lợn con nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cũng như đề ra giải
pháp tối ưu trong cách phòng và trị sao cho có hiệu quả nhất góp phần không
nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ.
Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các
nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
ứng dụng các kết quả nghiên cứu.Theo Hoàng Văn Tuấn và CS (1998), bệnh tiêu
chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi: sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng
nhất là ở lợn từ sơ sinh đến cai sữa. Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013)
khi khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ ở một số tỉnh phía
Nam có kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao tương ứng là 93,94% và
81,67%. Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn môi sinh trong các trang trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến
tình hình dịch bệnh của đàn heo. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5-44,1%,
Staphylococcus spp từ 29,8-38,9%, Streptococcus spp từ 24,3-41,3%, giảm
xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.

2



Trại chăn nuôi heo nái Phước Bình I với quy mô 2.214 nái hằng năm cung
cấp một lượng lớn heo giống cho thị trường. Tuy nhiên, dịch bệnh tiêu chảy trên
heo con vẫn xảy ra thường xuyên và làm heo con sinh trưởng chậm, còi cọc và
có thể chết. Qua đó làm giảm hiệu quả kinh tế của trang trại.
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài: “Khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên heo
con từ sơ sinh đến cai sữa tại trại chăn nuôi heo Phước Bình I, Long Thành,
Đồng Nai” đã được tiến hành nhằm khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên đàn heo con
theo mẹ để từ đó đưa ra những biện pháp phòng trị phù hợp nhằm mang lại hiệu
quả cao trong chăn nuôi.
1.2. MỤC ĐÍCH
- Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy, tỷ lệ chết do tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
- Tìm hiểu hiệu quả phòng và điều trị bệnh tiêu chảy của heo con tại cơ sở.
- Xác định tăng trọng của heo từ sơ sinh đến cai sữa của các nhóm bị tiêu chảy
và không bị tiêu chảy.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và cơ cấu tổ chức
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Trại Phước Bình I nằm ở ấp 7, thuộc xã Phước Bình, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai, với toàn bộ diện tích khuôn viên trại là 7200m 2. Trại nằm ở vị trí
xa khu dân cư, ít người sinh sống, xung quanh trại chủ yếu là đất trồng cây công
nghiêp lâu năm như : cây đào, cây cao su, cây keo lai…
Các hướng giáp với trại:
- Hướng Đông giáp với đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao.
- Hướng Tây giáp với xã Tân Hiệp.

- Hướng Nam giáp với quốc lộ 51.
- Hướng Bắc giáp với các xã thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vì trại nằm cách xa khu dân cư nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển chăn nuôi hơn so với các vùng khác. Trại cách xa khu dân cư vừa thực hiện
đúng quy định trong pháp lệnh Thú y, vừa tránh ô nhiểm mỗi trường sống của
người dân, hạn chế được sự lây lang mầm bệnh từ trại này qua trại khác; gần
đường quốc lộ, thuận tiện cho việc giao thương và vận chuyển từ trại đến các
khu vực khác.
Khí hậu:
Xã Phước Bình nằm trong vùng khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm,
đặc trưng cho kiểu khí hậu miền Nam Bộ. Nhiệt độ tương đối mát mẻ khoảng từ:
30 – 35oC. Lượng mưa trung bình năm nằm trong khoảng: 2500 – 2800 mm. Khí
hậu phân thành 2 mùa rõ rệch, mùa mưa và mùa khô. Vì vậy, có 2 hướng gió
chính là : Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
2.1.1.2. Văn hóa xã hội
Theo điều tra năm 2011, xã Phước Bình có khoảng 11250 người. Trong đó,
dân tộc kinh chiếm khoảng 95% dân số, còn lại 5% là dân tộc khác. Ở đây, lao
động Nông nghiệp là chủ yếu chiếm khoảng 85%, lao động phi Nông nghiệp
chiếm khoảng 15%. Xã Phước Bình có nguồn lao động dồi dào, đó là thế mạnh
của xã để phát triển kinh tế. Trình độ dân trí của xã Phước Bình khá cao, tỉ lệ
4


con em được đi học đến trường gần đạt 100%. Đây là nguồn lao động cao cấp
trong tương lai.
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của trại Phước Bình I:
Trại Phước Bình I, thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Bắt
đầu hoạt động từ ngày 31/01/2008 với quá trình phát triển cùng với các công ty
qua các năm:
- Tháng 8 năm 2007: Doanh nghiệp tư nhân Hải Vân Sơn xây dựng trang trại

và hợp tác với công ty CP.VN.
- Năm 2009: Doanh nghiệp Hải Vân Sơn cho công ty CP.VN thuê trang trại
trên chủ đất Quốc Trưởng. Sau đó, Hải Vân Sơn chuyển giao lại cho chủ
đất Quốc Trưởng và hợp tác với công ty CP.VN.
Tổng diện tích khuôn viên trại là: 7200m 2, trong đó được chia ra 2 khu:
Khu hành chính (khu dơ) và khu chăn nuôi (khu sạch).
- Khu hành chính với diện tích là: 2200m2, gồm các khu nhỏ như: Khu văn
phòng hành chính, khu nhà ăn, khu nhà ở công nhân và kỹ thuật, khu giải
trí thể dục thể thao và hệ thống lối đi, cây ăn quả , cây cảnh trong trại.
- Khu chăn nuôi với diện tích là : 5000m 2, gồm các khu nhỏ như : hệ thống
trại chăn nuôi 2214 nái, 1 trại nọc 40- 50 con nọc giống, hệ thống nhà sát
trùng , văn phòng, hệ thống kho và xử lý chất thải…
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức
- 1 trưởng trại.
- 3 phó trại quản lý 3 khu:
 Khu mang thai + cách ly: 9-10 người.
 Khu nọc: 1 người.
 Khu đẻ: 20-22 người.
- Admin/ Pig pro: 2 nấu ăn + 2 tạp vụ
- Công nhân làm vườn: 3 người.
- Bảo vệ: 4 người.
2.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi, quy mô và cơ cấu đàn
2.1.2.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi:
5


Trại Phước Bình I là một trại chăn nuôi heo nái sinh sản với 2214 nái, nên
hệ thống chăn nuôi ở đây theo quy mô công nghiệp khép kín, có vốn đầu tư 100
% từ nước ngoài, trang thiết bị hiện đại và dể sử dụng.

Trại Phước Bình I, hằng năm sản xuất ra hàng ngàn heo giống có chất
lượng tốt đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, vì vậy với mục đích nuôi nái sinh
sản, trại đang tự khẳng định mình về sản lượng heo giống hàng năm.
Chuồng nuôi cho nái đẻ:
Hệ thống chuồng trại được chia thành các khu khác nhau. Mỗi khu nuôi
một loại heo. Các khu đó là :
- Khu nuôi heo hậu bị và nọc cách ly.
- Khu nái mang thai.
- Khu nuôi heo nái đẻ.
- Khu nọc giống.
Khu nái đẻ được chia thành 12 trại, mỗi trại có khoảng 52 - 56 ô chuồng,
chia làm 2 dãy đối xứng ra 2 bên. Mỗi dãy trại được bố trí 3 cánh quạt hút gió và
2 hệ thống giàn mát trong trại. Hệ thống khung chuồng trong trại đảm bảo vững
chắc cho heo nái đẻ có thể sinh hoạt trong đó. Mỗi ô chuồng được ghép từ các
thành sắt với nhau bởi các mối hàn. Hệ thống lối đi trong trại được xây lồng
ghép với nhau để thuận lợi cho việc vệ sinh , chăm sóc heo. Chuồng heo nái đẻ
được xây cách mặt đất tạo thành gầm để cho chất thải được đưa xuống đó và
theo hệ thống đi ra ngoài.
Hệ thống thiết bị, giàn mát, quạt, hệ thống điện, vật dụng trong trại:
Mỗi trại nái đẻ điều có hệ thống 3 quạt hút gió, không khí từ trong trại ra
bên ngoài nên được đặt ở cuối trại. Hệ thống giàn mát kết hợp với hệ thống quạt
hút gió làm cho không khí trong trại mát mẻ, độ ẩm ổn định. Hệ thống điện được
kéo tới mỗi ô chuồng và có hệ thống chiếu sáng trên la phông gồm: 12 bóng
đèn. Mỗi dãy trại có hệ thống còi khi cúp điện , hệ thống sẽ báo cho người bảo
trì máy móc đến kiểm tra sự cố.
Tiêu chuẩn nhiệt độ trong trại:
Tùy theo từng loại heo mà có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp,
ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài trại.
- Nhiệt độ cho heo nái đẻ: 23 – 28oC
6



- Nhiệt độ cho heo con sơ sinh: 33 – 35oC
- Nhiệt độ cho heo cai sữa: 33oC
Vào mùa hè, nóng bức nhiệt độ trong trại sẽ tăng do nhiệt độ ngoài trại
tăng, phải có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ trong trại cho phù hợp , đảm bảo sức
khỏe cho heo mẹ và heo con.Nên nhiệt độ trong trại là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của heo mẹ và heo con.
Hệ thống lối đi và rào chắn bên ngoài trại:
Mỗi cổng của trại điều có hệ thống sát trùng cho xe và người vận chuyển,.
vào khu vực trại sẽ phải đi qua nhà tắm sát trùng sau đó thay đồng phục của trại
mới đc phép vào trong trại. Các vật dụng tùy thân được bỏ vào tủ U.V để sát
trùng..
Mỗi dãy trại có chậu nước đã pha nước sát trùng với tỉ lệ 1:400 và bình cồn
xịt tay trước khi vào trong trại. Khi vào trại phải đổi ủng trắng , mang ủng đen
vào trại, vì an toàn dịch bệnh trong trại.
Hệ thống xử lý chất thải:
Bắt đầu từ hệ thống đường rảnh dẫn chất thải ở gầm chuồng nái trong trại
đẻ, hệ thống này dẫn chất thải ra bên ngoài theo ống dẫn chất thải tới bể lắng. Vì
thế , gầm chuồng phải có độ nghiên tương đối từ trên xuống dưới gần đường
rảnh, tất cả chất thải sẽ được tập trung ở bể lắng, sau đó được chuyển qua hầm
biogas.
Chất thải trực tiếp của heo mẹ như: Phân, dịch nhau, nhau thai, thức ăn
thừa hư hỏng được tổng hợp bỏ vào bao cám qua sử dụng sau đó vận chuyển
bán cho nông dân bón phân. Riêng nhau thai sẽ đc xử lý riêng tại hầm xử lý
nhau thai.
- Chất thải như: phân sẽ không được đưa xuống gầm chuồng vì có thể gây tắt
đường rảnh trong trại.
- Heo con chết sẽ được chụp hình lại và đưa tới cổng bán cho các hộ dân
mua về làm thức ăn cho cá.

2.1.2.2. Quy mô và cơ cấu đàn
Trại Phước Bình I với quy mô 2214 nái, hiện tại là trại P/S (pig – swine)
với các giống heo là : CP90, CP91, L11, L01, D31…nhưng chủ yếu chỉ là 2
giống nái chính : CP90 và CP91 và đực giống D31. Dòng CP90,CP91 được lai
tạo từ giống heo : LANDRACE và YORKSHIRE. Dòng L11, L01, D31 là heo
7


thuộc đời Cụ Kỵ gọi tắt là: “GGP”. Heo con thương phẩm xuất ra thị trường
được lai tạo từ con cái CP90 hoặc CP91 với con đực Duroc “D31”, tạo ra con
giống heo thương phẩm mang 3 máu của 3 giống khác nhau. Giống heo được
tạo ra này có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao được
nhiều người chăn nuôi ưa dùng.
2.1.3. Quy trình chăm sóc
Heo con theo mẹ:
- Cho heo con bú sữa đầu
Chất lượng của sữa đầu sẽ giảm dần theo thời gian hầu như sau 24 giờ sữa
đầu sẽ không còn nữa mà chỉ còn là sữa mẹ thông thường và heo con cũng chỉ
hấp thu được sữa đầu trong cùng khoảng thời gian này mà thôi. Vì vậy, phải cho
heo con bú sữa đầu nhanh nhất và nhiều nhất có thể trong khoảng thời gian này.
Heo con bú sữa đầu không đủ sẽ yếu ớt, có thể chết vì không thể kháng được
bệnh. Khả năng hấp thu kháng thể từ sữa đầu của heo con sơ sinh như sau:
 Từ 0 - 3 giờ: 100%
 Từ 3 - 9 giờ: 80%
 Từ 9 - 12 giờ: 30%, qua 24 giờ thì hầu như không còn nữa.
- Tập cho heo con vào lồng úm
Mục đích của việc tập cho heo con vào lồng úm:
 Bảo vệ sức khỏe của heo con (giúp giữ ấm cơ thể, không gây stress nhiệt).
 Tránh tình trạng heo con bị mẹ đè chết heo con.
Tập cho heo con vào lồng (nhiệt độ 33-35 0C) trong 3 ngày đầu, tập heo vào

lồng úm vào các thời điểm cho heo mẹ ăn (dễ dẩm đạp hoặc đè con) bằng cách
nhốt heo con lại trong lồng úm, đến khi heo con ngủ say, thông thường từ 5 – 10
phút thì tháo vách chắn ra, khi heo con thức giấc sẽ tự tìm vú mẹ, nếu thực hiện
tốt khâu này thì tỉ lệ heo con chết trên chuồng đẻ sẽ giảm đáng kể.
- Quy trình ghép heo con
Mục đích của việc ghép heo:
 Tạo sự đồng đều khi cai sữa cho heo, trọng lượng heo cai sữa lớn.
 Hạn chế số lượng heo còi.
 Giúp bảo vệ tuyến vú của heo mẹ (các heo đẻ ít con).
8


Các yếu tố quan trọng mà người ghép heo cần chú ý:
 Quan sát tổng thể bầy heo.
 Căn cứ vào ngày đẻ thực tế.
 Số con sinh ra còn sống.
 Bầu vú hoạt động tốt, đủ số vú.
 Heo nái già và hậu bị chất lượng sữa kém, riêng nái hậu bị ưu tiên cho nuôi
con đủ với số lượng vú ở tuần đầu tiên nhằm kích thích bầu vú hoạt động
tốt ở lứa sau.
 Tình trạng sức khỏe heo nái.
Các nguyên tắc của việc ghép heo:
 Ghép con ở ổ nái đẻ nhiều con sang ổ đẻ ít con.
 Ưu tiên nái sữa tốt (lứa 2-4, heo con hồng hào, nhanh nhạy) nuôi con có
trọng lượng nhỏ.
 Nái sữa kém nuôi con có trọng lượng lớn.
 Chú ý: Hạn chế ghép heo nếu không cần thiết, không ghép heo lúc có
dịch bệnh, khi thời tiết bất lợi.
Yêu cầu khi ghép heo con theo mẹ:
 Ghép dựa theo 6 yếu tố và 3 nguyên tắc của ghép heo.

 Kiểm tra, đánh giá tình trạng heo ghép sau 1- 3 ngày ghép (sức khỏe heo
con).
 Cho uống sữa bổ sung (20-40ml/lần) phòng heo chưa quen vú và bổ sung
dinh dưỡng đối với heo ghép.
 Úm heo kỹ hơn, phải đảm bảo heo ghép phát triển được.
Phương pháp ghép heo:
 Ghép vào lúc một ngày tuổi: Sáng đẻ chiều ghép, chú heo cho heo bú sữa
đầu trước khi ghép, căn cứ vào trọng lượng sơ sinh, số con toàn ổ khoảng:
10 – 12con. Ghép những con heo còi lại với nhau tại một ô có con mẹ sữa
tốt và không bị viêm nhiểm đường sinh dục, tiến hành chăm sóc đặc biệt
cho heo còi bằng cho uống thêm sữa ngoài, tập cho heo con bú, kích thích
9


bầu vú cho heo mẹ tiết sữa nhiều để cho heo con đủ số lượng sữa cần thiết
cho sinh trưởng.
 Ghép heo con lại sau 3 ngày tuổi: Quan sát heo con, dựa vào trọng lượng
và ngoài hình của heo con. Tập ăn cho heo con.
 Ghép lại sau 5 ngày tuổi.
 Ghép lại sau 12 ngày tuổi: Lọc những con có trọng lượng trên 5kg ghép lại
một ô có nái gần cai sữa, đẻ đầu tiên trong trại. Lấy những con heo còi
chuyển xuống gần giàn mát nơi có những con nái mới đẻ, sữa sẽ tốt hơn.
 Heo được 18 ngày tuổi: chuyển tất cả heo con có trọng lượng cơ thể trên
5kg về cuối trại, heo nhỏ hơn chuyển về đầu trại để dể chăm sóc.
- Mài răng cho heo con:
Mài răng cho heo con sau ki sinh 24 giờ nhằm bảo vệ bầu vú heo mẹ không
bị heo con làm tổn thương, gây viêm vú và bảo vệ các heo con trong cùng ổ đẻ
không bị trầy xước khi tranh vú, đánh nhau,…
Mài sau 24 giờ để không làm tổn thương tủy răng, viêm lợi răng: mài
khoảng: 2/3 răng tính từ đỉnh răng và mài răng sao cho răng tù, không để răng

sắc hoặc bể răng, mẻ răng.
Vị trị răng mài: 4 răng hàm trên với 4 răng hàm dưới.
- Xăm tai và bấm tai cho heo con:
Nhằm mục đích để quản lý và theo dõi trong quá trình sản xuất, công tác
giống. Thông thường, xăm tai heo với mã số trại Phước Bình I là: 56. Mài răng
được thực hiện cùng lúc vào buổi chiều được một ngày tuổi, chiều hôm sau sẽ
tiến hành chích sắt 2ml/con. Chích Ampicoli ( thành phần: Ampiciline và
Colistin) với liều : 2ml/con, tiến hành bấm tai theo mã số cho sẳn của trại và
thiến hoạn cho heo.
Tất cả các thao tác trên heo con cần phải được sát trùng thật kỹ bằng cồn
iode, nếu heo con bị tiêu chảy hay còi còm, có thể tiến hành bấm thiến vào : 7 –
10 ngày tuổi.
- Tiêm sắt cho heo con:
Heo con khi sinh ra thường có hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, vì vậy
tiêm sắt cho heo là vô cùng quan trọng để tránh heo con bị thiếu máu, bị còi và
tiêu chảy.
10


Tiêm sắt cho heo con đúng kỹ thuật cũng quan trọng không kém. Do nguồn
cung cấp chất sắt (thành phần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ
không đáp ứng nhu cầu, heo con cần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu
máu. Heo con thường được tiêm sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi sinh
với liều: 2ml/con/lần.
- Quy trình tập ăn cho heo con:
Lợi ích từ việc tập ăn sớm cho heo con: Làm hoàn thiện bộ máy tiêu hóa
của heo con, hoàn thiện hệ thống Enzyme tạo điều kiện cải thiện dinh dưỡng cho
heo con thông qua việc sử dụng nguồn thức ăn dinh dưỡng từ ngoài vào. Qua
đó, làm tăng trọng lượng heo khi cai sữa và không bị stress khi heo con tách mẹ,
tránh bị tiêu chảy khi cai sữa cho heo con. Ngoài ra, tập ăn sớm cho heo con còn

giúp giảm hao mòn sức khỏe heo mẹ, heo mẹ lên giống tốt sau mỗi lứa.
Quy trình tập ăn gồm các giai đoạn sau:
 Giai đoạn đầu 1: 3-7 ngày tuổi: Giai đoạn này chủ yếu giúp heo con làm
quen với thức ăn. Vị trí đặt máng ăn cho heo con phải thuận lợi, dễ vệ sinh,
hạn chế nước từ núm uống rơi vào máng tập ăn, cho ăn cám ướt với tỉ lệ
1:3 pha ở nhiệt độ 45. Trộn đều cho heo ăn, cho vài mảng thức ăn để heo tự
liếm láp. Cho ăn 4 lần trên ngày vào lúc sáng, trưa, chiều và tối.Vệ sinh
máng ăn hằng ngày khoảng: 2 lần/ngày. Nếu heo con không ăn, phải dùng
biện pháp: Bôi cám vào bầu vú heo mẹ hoặc đè miệng heo xuống máng ăn.
 Giai đoạn 2: Cho heo ăn nhiều chia thành hai loại thức ăn: cám khô và cám
ướt, chia thành 4 bữa: 2 khô, 2 ướt. Cám ướt pha với tỉ lệ trên, cám khô
dòng cám 55OF. Vệ sinh máng ăn sau khi ăn xong.
 Giai đoạn cai sữa: Cho heo ăn 5 bữa trên ngày, chia đều xen kẻ bữa ướt
vào. Vệ sinh sạch sẽ cho mỗi bữa, cho ăn tự do với số lượng nhiều.
Heo cai sữa:
Khi tách heo mẹ từ chuồng đẻ đi, heo con được tiêm Naocyline nhằm giảm
stress và đề phòng một số vi sinh vật gây bệnh. Ăn thức ăn theo công thức của
trại.
Theo quan sát của chúng tôi, bệnh chủ yếu ở giai đoạn này là hô hấp và tiêu
chảy với nhiều mức độ khác nhau. Các thuốc được sử dụng điều trị là:
Aminolyne, Canci B12, B-Comlex, Amcoly, Amlistin
Heo nái đẻ:
11


- Chuồng trại:
Vệ sinh ô chuồng cho heo mẹ hằng ngày, đặc biệt là heo có triệu chứng sắp
đẻ.
Chuẩn bị lồng úm, tấm lót, lắp vào trong ô chuồng.
Chuẩn bị bóng đèn 60w, 100w.

Chuồng phải đảm bảo nhiệt độ cho heo con và heo mẹ.
Heo nào đẻ trước nếu ở từ phần nữa chuồng trở về giàn mát tiến hành duy
chuyển heo đó xún dưới trại, đổi với những con chưa đẻ dưới cuối trại gần quạt,
chú ý : heo phải đẻ xong hoặc có triệu chứng đẻ.
- Quy trình đỡ đẻ, hộ lý cho heo:
Biểu hiện của heo sắp đẻ:
 Trằn trọc không yên, bức rứt, đứng năm, dùng 2 chân cào nền chuồng, cắn
ổ phá chuồng.
 Âm hộ sưng to lên, sau đó sợp lại.
 Nặn vú thấy có sữa, lúc đầu sữa trong về sau sữa có màu vàng đục và có
thể bắn ra thành tia. Các núm vú có sữa điều hết là heo đẻ sau 2 giờ.
 Nếu thấy âm hộ chảy dịch nhầy thì heo đẻ sau khoảng 1 giờ, nếu kèm theo
phân xu thì heo nái đẻ trong vòng 30 phút nữa.
 Heo gần đẻ có biểu hiện rặn đẻ liên tục, cong đuôi, đưa chân sâu về phía
trước tạo phản xạ rặn là heo con sắp ra.
Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, hộ lý cho heo mẹ:
 Lồng úm, đền úm 60w hoặc 100w.
 Thuốc sát trùng, cồn iode.
 Khăn lau khô 2 cái.
 Khay đựng dụng cụ.
 Chỉ cột rốn dài 20cm/sợi. Khoảng 15 – 20 sợi, sát trùng bằng cồn iode rồi
để khô, sau đó sát trùng lại lần 2.
 Panh kẹp, kéo cắt rốn và đuôi.
 Gel bôi trơn, găng tay cao su, cây thăm heo.
12


 Cân điện tử và lồng đựng heo khi cân.
Vệ sinhcho heo trước khi đẻ:
 Trước khi heo đẻ cần phải vệ sinh sạch sẽ, vì vệ sinh có thể ngăn chặng

mầm bệnh từ phân, bụi bẩn trong trại gây viêm nhiễm cho heo.
 Đập vào lưng cho heo đứng dậy, tiến hành vệ sinh nền sàn heo nằm, vệ sinh
vùng mông cho heo, lâu bầu vú bằng nước sạch, lâu xung quanh tấm sàn
nhựa.
 Dùng bao cám sử dụng rồi, cắt ra thành mảng to, lót vào mông heo tránh
cho nhau heo, dịch thai rơi vãi xuống gầm chuồng.
Phương pháp đỡ đẻ cho heo nái:
 Bước 1: Đón heo con, đặt tay dười ngực heo con, tiến hành móc chất nhờn
trong miệng và mũi heo con ra cho heo con thở , không nuốt dịch ối, chất
nhờn của con mẹ. Tạo một nút thắt tạm thời ở rốn cho máu khỏi chảy khi
rốn heo con đứt.
 Bước 2: Vuốt chất dịch nhờn ra khỏi cơ thể heo con, làm sạch cơ thể heo
con bằng cách dùng vải khô lâu hết chất nhờn trên heo, thao tác nhẹ nhàng,
cẩn thận tránh làm đau hay tổn thương đến heo con.
 Bước 3: Cột rốn, dùng panh kẹp đuôi heo con lại. Cầm heo con lên, cầm 2
chân sau của heo con, hướng về trước, để lưng heo con cong, tay cầm chân
heo gần với cuốn rốn để thuận tiện trong việc cột rốn. Tay con lại cầm sợi
chỉ cột vào rốn cách cuôn rồi khoảng 2,5cm từ cuốn rốn tính ra, cột chặt
sau đó dùng kéo cắt cách chổ cột 1,5cm. Kiểm tra vết cắt, rốn có chảy máu
hay không, nếu chảy máu là do cột không kỹ hoặc vết cắt quá gần thì phải
tiến hành cột lại .
 Bước 4: Dùng kéo cắt vị trí đuôi dùng panh kẹp lại, cắt phía ngoài, sát với
vết kẹp..
 Bước 5: Sát trùng rốn và đuôi heo con.
 Bước 6: Thả heo vào lồng úm, có nhiệt độ từ 33 – 35 oC vào khoảng: 10 –
15 phút cho heo cứng cáp. Dùng cửa sắt hay tấm sàn nhựa chắn cửa ra vào
của lồng úm, cho heo ở trong sưởi ấm nhiệt độ.
 Quy trình đở để cho một con heo con không quá 2 phút, sau khi đẻ xong
khoảng: 5 – 6 con tiến hành cho bú sữa đầu.
13



Cân trọng lượng sơ sinh toàn ổ:
 Với mục đích kiểm tra khẩu phần dinh dưỡng của heo nái mang thai khi ở
dưới trại mang thai, theo dõi sức sản xuất của heo nái, từ đó đưa ra biện
pháp chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý cho heo phát triển và sản xuất tốt.
 Cân trọng lượng heo toàn ổ và đánh giá heo con :
 Trọng lượng heo sơ sinh tốt: 1,6 – 2,0kg.
 Trọng lượng heo sơ sinh trung bình: 1,3 – 1,5kg.
 Trọng lượng heo sơ sinh kém: 0,8 – 1,2kg..
- Cho heo con bú sữa đầu:
Tập cho heo con bú sữa đầu là một khâu quan trọng trong quy trình chăm
sóc và nuôi dưỡng heo con sơ sinh. Trong sữa đầu có các thành phần dinh dưỡng
quan trọng mà sữa thường không có như : tỉ lệ chất dinh dưỡng cao hơn so với
sữa thường, đặc biệt trong sữa đầu còn có kháng thể γ – glubolin và MgSO4
giúp cho heo có lượng kháng thể đầu tiên trong việc chống chọi lại với bệnh tật
khi đổi môi trường sống. MgSO4 là chất có trong sữa đầu, có tác dụng tẩy rửa
đường tiêu hóa của heo con, kích thích đường tiêu hóa hoạt động. Nếu heo con
không được bú sữa đầu thì sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng và kháng thể
từ con mẹ. Heo con sẽ gầy yếu, và dể mắc bệnh, đặc biệt là tiêu chảy. Trước khi
cho heo bú sữa đầu, phải vệ sinh bầu vú thật kỹ tránh nhiễm khuẩn, hoặc bẩn
bầu vú, kích thích heo nái tiết sữa, tiến hành lâu bầu vú bằng nước ấm có nhiệt
độ bằng cơ thể khoảng 37oC, trước khi cho bú, nên nặn những tia sữa đầu có
trong vú, vì những tia sữa này xuất hiện hơn 2 giờ nên có nguy cơ bị thiêu, bẩn,
nên cần nặn ra để tránh heo con bị tiêu chảy.
Phân loại heo con thành 2 nhóm: nhóm có trọng lượng sơ sinh lớn và nhóm
có trọng lượng sơ sinh nhỏ (heo còi). Những con heo nhỏ, còi cho bú những vú
phía trước ngực vì nhiều sữa hơn. Những con có Pss lớn cho bú phía sau.
Cố định bầu vú cho từng con.
Quy định thời gian bú sữa đầu trong trại là khoảng 4 lần/ngày, thời gian cho

bú cách nhau 2 giờ giúp cho heo nhận được lượng sữa đầu đồng điều và nhanh
nhất.
Chăm sóc nái sau đẻ:
Vệ sinh cho heo nái hằng ngày:
14


 Hằng ngày phải vệ sinh cho heo nái, đảm bảo cho heo nái khỏe mạnh, nuôi
con tốt.
 Dọn phân thường xuyên tránh hiện tượng heo đè phân.
 Lâu sàn nhựa cho heo con bằng nước sát trùng tỉ lệ 1/400.
 Lâu bầu vú heo mẹ bằng nước ấm vào mỗi buổi sáng.
 Rắc vôi và quét sạch sẽ.
Thức ăn cho heo nái sau đẻ:
 Thức ăn của heo nái được lên bảng cám một cách cẩn thận và đúng quy
trình kỹ thuât của trại, số lượng thức ăn hằng ngày của heo nái ăn phụ
thuộc vào số ngày nuôi con.
 Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không nấm mốc và được chuyển từ kho cám
về mỗi buổi sáng. Khẩu phần thức ăn được chia thành nhiều bữa trong ngày
với nái đẻ chia thành 4 bửa: sáng – trưa – chiều – tối.
 Số liệu cám từ lúc heo đẻ theo từng ô được thể hiện trong bảng số liệu thô
dựa theo bảng cám của trại đưa ra.
Bảng 2.1.3. Khẩu phần thức ăn cho heo nái nuôi con (kg/con/ngày)
STT

Số ngày nuôi con

Khối lượng thức ăn (kg)

1


0

1,5

2

1

2,5

3

2

3,5

4

3

4,5

5

4

5,5

6


5

6,5

Với khẩu phần thức ăn trên, từ heo nái hậu bị đến nái lứa 2 trở lên ở giai
đoạn nuôi con điều ăn khẩu phần giống nhau, khi nuôi con đến ngày thứ 3 bắt
đầu lên bảng cám cho heo mẹ với khẩu phần ăn chia thành 4 bửa : sáng trưa
chiều tối. Vào lúc trời mát cho ăn nhiều hơn khi trời nắng nóng.
 Buổi sáng vào lúc 7h00.
 Buổi trưa vào lúc 10h00.
15


 Buổi chiều vào lúc 13h30.
 Buổi chiều lúc 16h00.
Nuôi con từ ngày thứ 6 trở đi, heo nái sẽ được ăn với khẩu phần
6,5kg/con/ngày, chia điều 4 bửa và được ăn tự do. Vệ sinh máng ăn trước khi
cho heo ăn, châm thêm cám cho heo ăn hết cám trong máng.
Điều trị cho heo nái sau đẻ:
Điều trị heo nái đang đẻ:
 Heo nái đang đẻ sẽ đc tiêm một liều thuốc: Vetrimoxin L.A (thành phần:
Amoxiciline) với liều dùng : 18 – 20ml/con khi heo nái đẻ khoảng 1 – 2
con, có tác dụng kháng viêm cho heo nái.
 Heo đẻ khoảng 5 – 6 , tiến hành tiêm cho heo nái một liều thuốc :
Oxytocine với liều dùng: 5 – 6ml/con, kích thích co bóp tử cung cho heo
nái đẻ.
 Ngoài ra, tiêm một liều Analgin với liều dùng: 18 – 20ml/con, có tác dụng
giảm đau cho heo nái. Bên cạnh đó, heo nái đẻ sẽ được truyền dịch Glucose
5% vào tỉnh mạch tai, hộ lý hồi sức cho heo nái đẻ.

Điều trị cho heo nái sau đẻ.
 Để ngăn ngừa viêm nhiễm đường sinh dục và tránh hiện tượng sát nhau, sót
con sau khi sinh nên phải điều trị cho heo nái theo lịch trình sau :
 Ngày đẻ: tiêm Amoxiciline ( 18 – 20ml/con) + Oxytocine (5 – 6ml/con).
 Ngày thứ 2: tiêm Oxytocine ( 5 – 6ml/con).
 Ngày thứ 3: tiêm Amoxiciline ( 18 – 20ml/con) + Oxytocine (5 –
6ml/con).
 Ngày thứ 4: tiêm Oxytocine ( 5 – 6ml/con).
 Ngày thứ 5: tiêm Amoxiciline ( 18 – 20ml/con) + Oxytocine (5 –
6ml/con).
 Nếu heo nái bị viêm mủ nhẹ, có thể điều trị tới ngày thứ 3 là hết viêm thì
nên dừng thuốc lại, bổ trợ bằng tiêm Oxytocine để kích thích tiết sữa và
tăng đẩy dịch viêm và dịch hậu sản ra bên ngoài.
 Khi điều trị phải tiến hành ghi chép lại bảng PigStock của trại.
16


 Hằng ngày phải kiểm tra dịch của heo nái, đánh dấu heo bị viêm lại, và
điều trị bằng Amoxiciline với liều dùng: 18 – 20ml/con, kết hợp thường
xiêng vệ sinh cho heo nái, nhất là vùng mông. Các dạng dịch của heo nái
sau đẻ:
 Dịch trong, màu trắng sữa hoặc hơi ngã vàng là dịch hậu sản bình
thường, heo không bị viêm.
 Dịch trắng đục, đặc, có mùi tanh là bị viêm tử cung
 Dịch có màu hồng, có từng mảng khi ra bên ngoài là hiện tượng sót
nhau.
 Dịch có màu đỏ, hay đen tùy vào thời gian sau khi là sót con.
 Phải theo dõi heo nái, quan sát dịch, heo có bỏ ăn hay không, có hiện
tượng rặn hay không thì phải kết hợp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng
đến sức sản xuất của heo nái.

 Ngoài ra, kiểm tra bầu vú heo nái thường xem như: vú bị sưng cứng,
căng cứng, nóng, đỏ, đau thì phải đánh dấu theo dõi và điều trị để cho
heo khỏi bị Hội chứng MMA ( Mất sửa – Viêm vú – Viêm tử cung).
2.1.4. Vệ sinh phòng bệnh tại trại Phước Bình I
Quy trình tiêm phòng vaccine cho các loại heo tại trại:
Hiện tại trong trại Phước Bình I đang sử dụng các loại vaccine phòng các bệnh
sau:
 Vaccine phòng bệnh Khô thai, Thai gỗ.
 Vaccine phòng bệnh Tai xanh (PRRS).
 Vaccine phòng bệnh Mycoplasma.
 Vaccine phòng bệnh Tiêu chảy do E.Coli.
 Vaccine phòng bệnh Gỉa dại.
 Vaccine phòng bệnh Lở mồm long móng.
 Vaccine phòng bệnh Dịch tả.
Các loại vaccine phòng bệnh này điều được điều chế dưới 2 dạng: vaccine
nhược độc (đông khô) và vaccine chết (nhủ tương) có tác dụng giúp cho heo
phòng được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
17


Heo từ khi nhập về làm heo hậu bị và nọc sẽ được làm đầy đủ các loại
vaccine trên.
Bảng 2.1.4.1. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo hậu bị và nọc thay thế

Tuổi

Chương trình vaccine theo nhóm
trại

Phương

pháp

Liều lượng

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm
3,4,5

Sau khi
nhập về
0-7 ngày

-

PCV
(Circo)*

PCV
(Circo)*

Tiêm bắp

1

-

PRRS (1)


PRRS (1)

Tiêm bắp

2

Sau khi
nhập về
7-14
ngày

PCV
(Circo)*

-

-

Tiêm bắp

1

Parvo
(1)**

Parvo
(1)**

Parvo

(1)**

Tiêm bắp

2

Tiêm bắp

5

CSF

CSF

CSF

Tiêm bắp

2

AD

AD

AD

Tiêm bắp

2


FMD 3
type

FMD 3
type

FMD 3
type (1)

Tiêm bắp

2

-

PRRS (2)

PRRS (2)

Tiêm bắp

2

Parvo (2)

Parvo (2)

Parvo (2)

Tiêm bắp


2

Tiêm bắp

5

-

-

FMD3
type (2)

Tiêm bắp

2

Sau khi
nhập về
14-21
ngày
Sau khi
nập về
21-28
ngày
Sau khi
nhập về
28-35
ngày

Sau khi
nhập về
35-42
ngày

(ml)

Bảng 2.1.4.2. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nái
18


Chương trình vaccine theo nhóm trại
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3,4,5

CSF

CSF

CSF

Tiêm bắp

2

E.coli (1)


E.coli (1)

E.coli (1)

Tiêm bắp

2

FMD 3 type

FMD 3 type

FMD 3 type

Tiêm bắp

2

E.coli (2)

E.coli (2)

E.coli (2)

Tiêm bắp

2

Tuổi
Mang thai

tuần thứ 10
Mang thai
tuần thứ 12

Liều
lượng
(ml)

Phương
pháp

Mang thai
tuần thứ 14
Heo nái sau
khi sinh 2
tuần

Parvo*

Tổng đàn 4
tháng/lần

-

PRRS

PRRS

Tiêm bắp


2

Tổng đàn 4
tháng/lần

AD

AD

AD

Tiêm bắp

2

Parvo*

Parvo*

Tiêm bắp

2
5

Bảng 2.1.4.3. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo nọc khai thác và thí tình
Chương trình vaccine theo nhóm trại

Liều
lượng
(ml)


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3,4,5

Phương
pháp

Tổng đàn 4
tháng/lần

-

PRRS

PRRS

Tiêm bắp

2

Tổng đàn 4
tháng/lần

AD

AD


AD

Tiêm bắp

2

CSF

CSF

CSF

Tiêm bắp

2

PCV
(Circo)*

PCV
(Circo)*

PCV
(Circo)*

Tiêm bắp

1

FMD 3 type


FMD 3 type

FMD 3 type

Tiêm bắp

2

Tuổi

Tổng đàn 6
tháng/lần
Tổng đàn 4
tháng/lần

Bảng 2.1.4.4. Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo con
Số ngày tuổi

Bệnh phòng nghừa

Liều lượng

Phương pháp
19


1

Mycoplasma


2ml

Tiêm bắp

3

Dịch tả 1

2ml

Tiêm bắp

Vệ sinh phòng dịch:
Trại Phước Bình I nói riêng và hệ thống chăn nuôi CP.Việt Nam nói chung
điều có hệ thống vệ sinh an toàn phòng bệnh theo tiêu chuẩn, từ khâu nhập heo
về đến khâu xuất heo đi, từ những người ra vào trại điều trải qua nhiều công
đoạn vệ sinh khử trùng.
Hệ thống sát trùng trong trại được lắp đặt hiện đại theo tiêu chuẩn nước
ngoài, các khu vực như: cổng trại, phòng sát trùng, từng dãy trại..v.v . Phòng sát
trùng có hệ thống phun sương tự động khi có người đi qua đó, mỗi dãy trại có
thùng nước được hòa thuốc sát trùng với tỉ lệ 1/400 để nhúng ủng, còn có bình
xịt cồn 90o xịt tay trước khi vào trong trại.
Sát trùng chuồng trại: 2 ngày/lần.
Khu hành chính (khu dơ) cách xa dưới trại khoảng 500m, để hạn chế người
ra vào khu chăn nuôi không đi qua phòng sát trùng.
2.1.5. Tình hình bệnh tật và phương pháp phòng và trị bệnh cho heo ở cơ sở
2.1.5.1. Đối với heo nái đẻ
- Bệnh viêm tử cung:
 Nguyên nhân: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ

đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của
bệnh sót nhau.
 Biểu hiện: Heo sốt 40-410C, kém ăn hoặc bỏ ăn. Dịch trong âm hộ chảy ra
cho màu trắng đục, đặc và có mùi tanh.
 Điều trị: Dùng kháng sinh và thuốc bổ trợ khác để điều trị. Tiêm
Amoxiciline với liều dùng 18 – 20ml/con kết hợp với tiêm thêm Analgin
với liều dùng: 18 – 20ml/con. Ngoài ra, còn tiêm thuốc bổ Aminolytes hoặc
B-complex với liều dùng: 20ml/con. Nếu heo bị viêm mủ nặng, có thể thụt
rửa bằng nước sinh lý mặn 0.9% khoảng 20ml/con vào trong tử cung của
heo nái bị viêm.
- Bệnh viêm vú:
 Nguyên nhân: Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng heo con cắt
không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), do heo bị viêm âm đạo, tử cung, sót
20


nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không hết dẫn đến
viêm vú.
 Triệu chứng: Heo sốt cao 40 - 410C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ,
đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy heo cợn màu trắng, xanh, vàng.
Heo con bú sữa viêm bị tiêu chảy.
 Điều trị: Nếu heo bị bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta phải điều trị.
Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự viêm tử cung, tiêm
thêm thuốc Canxi – B12 với liều dùng: 15- 20ml/con. Ngoài ra, chườm
lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm. Khi
đã phục hồi để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, tiêm Oxitocin
với liều: 2 - 3 ml/ngày, dùng từ 3 – 4 ngày, bổ sung thêm thức ăn nhiều chất
dinh dưỡng để tạo sữa.
- Bệnh mất sữa: Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau khi sinh.
 Nguyên nhân: Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy

dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu canxi, năng lượng, Vitamin C, suy
nhược một số cơ quan nội tiết.
 Triệu chứng: Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc
sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở
âm hộ, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất
hẳn. Heo con gầy còm, xù lông do sữa con mẹ.
 Điều trị: truyền dung dịch Glucose 5% vào tỉnh mạch tai cho heo, dùng
Canxi – B12 với liều dùng: 15 – 20ml/con, dùng thêm Oxytocine với liều :
2 – 3ml/con để kích thích tạo sữa. Bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng
cho heo nái, lấy cám tập ăn cho heo con khoảng 100g cho vào cám heo
nái ,trộn điều cho ăn để kích thích tạo sữa, chú ý nên cho ít, không heo nái
sẽ bị tiêu chảy.
- Bệnh bỏ ăn: Sau ngày đẻ.
 Nguyên nhân: Do viêm nhiễm đường sinh dục, sốt dẫn tới heo nái bỏ ăn.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không ngon.
 Triệu chứng: Có thể thấy rõ khi châm cám theo bữa cho heo, đánh dấu theo
dõi heo có ăn trong bữa nào hay không, kiểm tra heo có bị viêm hay không.

21


 Điều trị: Dùng thuốc bổ như: Aminolytes hoặc B-complex với liều dùng:
20ml/con kết hợp với điều trị kháng sinh: Tenaline 5% (thành phần:
Oxytetraciline) với liều dùng: 20ml/con.
- Ngoài ra, còn có một số bệnh khác mà trại đang mắc phải, chủ yếu là bệnh nội
ngoại khoa ở heo nái.
2.1.5.2. Đối với heo con
Quy trình phòng bệnh cho heo con:
- Phòng bệnh bằng thuốc:
 Cho uống kháng sinh phòng tiêu chảy lúc 1-4 ngày tuổi: Enrocol ( thành

phần: Enrofloxacine), liều lượng: 1ml/con.
 Cho uống thuốc phòng bệnh Cầu trùng vào lúc 5 ngày tuổi: Toltrazuril 5%
(thành phần: Toltrazuril), liều dùng 1ml/con.
 Heo được 10-14 ngày tuổi tiến hành phòng bệnh Mycoplasma bằng vaccine
với liều dùng: 2ml/con.
 Phải kiểm tra sức khỏe heo thường xuyên để biết bệnh từ đó điều trị các
bệnh: tiêu chảy, đau chân, viêm lợi, còi cọc, thiếu sữa, nhiễm lạnh, không
ăn tốt…
 Phải giữ cho nhiệt độ chuồng khô ráo, sạch sẽ, nhiệt độ phải ở nhiệt độ
thích hợp từ: 33-35
 Kiểm tra điều trị kịp thời cho những heo bệnh, đánh dấu kỹ và theo dõi liệu
trình điều trị cho heo để có kết quả tốt nhất.
- Phòng bệnh bằng vaccine:
 Tiêm vaccine sẽ tạo được khả năng miễn dịch cho đàn heo. Để đảm bảo
chất lượng đáp ứng của heo, khi tiêm vaccine phải đúng kỹ thuật, chất
lượng vaccine tốt, vaccine phải được bảo quản, pha chế đúng quy cách.
Thực hiện tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch trình.

Bảng 2.1.5.2. Chương trình vaccine cho heo con
Tuần

Vaccine

Liều/con

Vị trí tiêm

1 tuần

Mycoplasma


2ml

Tiêm bắp

3 tuần

Dịch tả 1

2ml

Tiêm bắp
22


Điều trị một số bệnh ở heo con:
Bệnh tiêu chảy:
 Nguyên nhân: do heo con bị nhiễm một số vi khuẩn, vi rút như E.coli,
Salmonella, Rotavirus,... gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, giảm khả
năng tiêu hóa thức ăn gây tiêu chảy và có thể chết.
 Triệu chứng: con vật gầy nhanh, ốm yếu, da khô, mất nước,...có thể sốt, đi
đi nặng phân có màu vàng, xanh, hoặc trắng (cầu trùng).
 Điều trị: Dùng Amcoli hoặc Amlistin với liều dùng 1 ml/ 12-15 kg thể
trọng, tiêm bắp ngày 1 lần liên tục 4-5 ngày.
Bệnh còi cọc:
 Nguyên nhân: do chăm sóc quản lý kém, không cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng cho heo con; do con mẹ mất sữa; ...
 Triệu chứng: con vật gầy yếu, lông dựng, da khô,...
 Điều trị: dùng thuốc aminolyte, B-comlex hoặc Canci B12 với liều lượng
1ml/5kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần liên tục trong 3 ngày.

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của heo con
Chức năng thần kinh và điều nhiệt:
Ở heo con sơ sinh sự phát triển và chống chọi với các yếu tố ngoại cảnh
đều dựa vào vai trò của thần kinh. Tuy nhiên bộ não của heo con phát triển
chậm. Khi mới sinh, não heo sơ sinh chiếm 1/43 khối lượng cơ thể (Trương
Lăng 2003).Vì vậy hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt ở heo con
chưa phát triển đầy đủ. Thêm vào đó có một số đặc điểm cơ thể học của heo con
làm cho chúng dễ bị mất nhiệt: cấu trúc cơ thể chủ yếu là nước (82%), lớp mô
dưới da chưa phát triển, glycogen dự trữ thấp, da mỏng, lông thưa. Khi cơ thể bị
mất nhiệt sẽ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, trước tiên hết là hệ tiêu
hóa.
Lúc còn ở trong bụng mẹ, sự trao đổi nhiệt của bào thai được xác định do
thân nhiệt của heo mẹ. Sau khi sinh cơ thể heo con chưa thể bù đắp được lượng
nhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì vậy, hầu như tất cả heo
con sau khi sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên cho nên
cần thiết phải điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho heo con, thích hợp nhất là từ
23


32-34◦C trong tuần đầu và 29-30◦C trong tuần sau (Đào Trọng Đạt và CTV,
1996).
Bên cạnh việc điều chỉnh nhiệt độ cho đàn heo sơ sinh, việc tiếp nhận
lượng sữa đầu cũng rất quan trọng. Năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa
bình thường khoảng 20%, vì vậy trong 1 giờ sau khi sinh, nếu heo con bú sữa
đầu thì 8-12h sau thân nhiệt heo con sẽ được ổn định.
Heo con dưới ba tuần tuổi có khả năng điều nhiệt chưa hoàn thiện, nên thân
nhiệt heo con ở lứa tuổi này vẫn chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải
nhiệt chưa cân bằng.
Trên cơ thể heo con, phần thân có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai.

Ở phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần
bụng mất nhiệt nhiều nhất.
Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con dưới ba tuần tuổi còn
kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi heo con trong chuồng
có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con hạ xuống nhanh, sức đề
kháng giảm và dễ bị bệnh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm
chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ
chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt của heo hạ xuống càng nhanh. Heo con tuổi
càng ít thân nhiệt càng thấp.
Hệ miễn dịch:
Heo con trước một tháng tuổi có lượng acid chlohydric chỉ xuất hiện lúc
20-30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ ở 40-50 ngày tuổi. Acid chlohydric có vai trò
trong hoạt hóa pepsinogen thành pepsin và tạo môi trường pH thích hợp cho sự
hoạt động của enzyme pepsin.
Trong hai tuần đầu sau khi sinh sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho heo
con. Trong giai đoạn này hơn một nữa năng lượng cung cấp dưới hình thức lipid.
Sữa mẹ được tiêu hóa gần như 100% nhờ vào một lượng lớn enzyme lipase,
amylase và enzyme phân giải protein từ tuyến tụy. Hoạt động của amylase,
enxyme phân giải protein từ tuyến tuỵ và maltase từ ruột non phát triển dần theo
tuổi của heo và loại thức ăn mà heo được cung cấp. Những rối loạn bệnh lý trên
heo cai sữa có thể liên quan đến việc thiếu hụt những enzyme ruột.
Heo con cai sữa phải chịu những bất lợi như đột ngột không được cung cấp
sữa từ mẹ, thay đổi thức ăn và những thay đổi của biểu mô ruột non. Những thay
đổi về hình thái trên biểu mô ruột bao gồm sự giảm chiều dài của các lông
24


nhung và tăng chiều sâu của các tuyến ruột. Chiều dài lông nhung giảm 30-40%
sau khi cai sữa 4-7 ngày và tăng trở lại 94% chiều dài ban đầu ở 14 ngày sau cai
sữa. Những thay đổi về khẩu phần thức ăn đã dẫn đến teo các lông nhung và

hình thành các tuyến ruột làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu của
ruột.Những thay đổi về sinh lý này có thể dẫn đến sự thay đổi về số lượng và sự
cân bằng của hệ vi sinh vật ruột và thường làm cho các vi khuẩn gây bệnh sinh
sôi gây ra những bệnh lý ruột nghiêm trọng như colibacillosis.
Hệ vi sinh vật đường ruột:
Vi sinh vật xuất hiện trong đường ruột heo con ngay từ những giờ đầu tiên
sau khi sinh, chúng bao gồm vi sinh vật có trong sữa đầu và môi trường xung
quanh. Các hoạt động tiêu hóa của heo con phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh
vật cư trú trong đường tiêu hóa từ khi lúc mới sinh. Thành phần vi sinh vật trong
hệ thống tiêu hóa của heo thay đổi tùy điều kiện chuồng trại, dinh dưỡng và lứa
tuổi của heo.Hệ vi sinh vật ở ruột chủ yếu gồm trực khuẩn E.coli, Entorococcus,
trực khẩn nha bào, Salmonella, Brucella...những vi khuẩn này theo phân ra
ngoài và là yếu tố làm lây lan mầm bệnh.
Trong điều kiện bình thường, vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu
hóa của heo con không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng khi
điều kiện sống thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn
nuôi kém...thì một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như E.coli, Bacillus
perfringens.
2.2.2. Đặc điểm tiêu hóa của heo con
Sự tiêu hóa ở miệng:
Heo con mới sinh những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt cao. Nếu
tách mẹ sớm thì hoạt tính amylaza nước bọt cao nhất là ở ngày thứ 14, còn tách
mẹ trễ thì hoạt tính amylaza nước bọt cao nhất là ở ngày thứ 21. Nước bọt ở
tuyến mang tai chứa 0,6-2,26% vật chất khô. Khả năng tiêu hóa 16-500 đơn vị
vongemut, pH từ 7,6-8,1. Tùy lượng thức ăn, loại thức ăn và dạng thức ăn mà
lượng nước bọt tiết ra khác nhau. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước
bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì sẽ giảm hoặc ngừng tiết nước bọt. Vì vậy, cần
chú ý là không nên cho heo con ăn thức ăn lỏng.
Lượng nước bọt sẽ thay đổi tùy theo số lần cho ăn và chất lượng thức ăn.
Nếu chỉ ăn một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiêm vụ cho một tuyến, gây ức

chế, heo ít thèm ăn. Nếu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai
25


×