Tải bản đầy đủ (.doc) (253 trang)

Giáo án Quốc Phòng 11 (Đầy đủ cả năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 253 trang )

Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

Tuần 1 BÀI 1: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Ngày soạn:25/08/2017

VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(4 TIẾT)
TIẾT 3(ppct): LÃNH THỔ QUỐC GIA, CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC
GIA, NỘI DUNG CHỦ QUYỀNG LÃNH THỔ QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được khái niệm thế nào là lãnh thổ quốc gia và các bộ phận
cấu thành lãnh thổ quốc gia.
- Học sinh nắm được chủ quyền lãnh thổ và các nội dung chủ quyền lãnh
thổ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần I (mục 1) trong SGK.
- Giáo án đã được thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần I (mục 1) trong SGK.
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài: Lãnh thổ, dân cư và Nhà nước là 3 yếu tố cơ bản cấu thành
quốc gia trong đó lãnh thổ có vị trí quan trọng hàng đầu.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:


HOẠT ĐỘNG 1: Lãnh thổ quốc gia.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

Giáo viên giảng Học sinh chú ý -lãnh thổ quốc gia, cư dân, chính quyền là
giải, phân tích.
theo dõi, lắng ba bộ phận cấu thành một quốc gia độc
nghe giảng bài
lập có chủ quyền, là cơ sở cho sự tồn tại
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
1


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

và phát triển trong phạm vi lãnh thổ của
mình.
-Lãnh thổ quốc gia xuất hiên cùng với sự
ra đời của nhà nước.
-Ban đầu lãnh thổ quốc gia chỉ được xác
định trên đất liền, dần dần mở rộng ra trên

biển, trên trời và trong lòng đất.
*Khái niệm lãnh thổ quốc gia: Là một
phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất,
vùng nước, vùng trời trên vùng đất và
vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng
thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt
của một quốc gia nhất định.
HOẠT ĐỘNG 2: Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Giáo viên giảng Học sinh chú ý Vùng đất: Bất cứ 1 quốc gia nào cũng có
giải, phân tích.
theo dõi, lắng thành phần lãnh thổ này. Là lãnh thổ chủ
nghe giảng bài
yếu và chiếm một phần diện tích lớn so
với các phần lãnh thổ khác.Gồm phần đất
lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ
quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và
xa bờ).
- Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn
bộ các phần nước nằm trong đường biên
giới quốc gia.
Gồm: + vùng nước nội địa: gồm biển nội
địa, các ao hồ, sông suối...(kể cả tự nhiên
hay nhân tạo).
+ vùng nước biên giới: gồm biển
nội địa, các ao hồ, sông suối... trên khu
vực biên giới giữa các quốc gia .
+ vùng nước nội thuỷ: được xác
định một bên là bờ biển và một bên khác
là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
+ vùng nước lãnh hải: là vùng biển

nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ
của quốc gia.Bề rộng của lãnh hải theo
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
2


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

công ước luật biển năm 1982 do quốc gia
tự quy định nhưng không vươt quá 12 hải
lí tính từ đường cơ sở và cũng có nguyên
tắc mở rộng một phần chủ quyền quốc gia
ven biển, theo đó đã hình thành các
vùng :tiếp giáp lãnh hải , vùng đặc quyền
về kinh tế và thềm lục địa các vùng này
thuộc chủ quyền va quyền tài phán của
quốc gia ven biển.
- Vùng lòng đất. là toàn bộ phần nằm
dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ
quyền
quốc gia.Theo nguyên tắc chung được
mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất
được kéo dài tới tận tâm trái đất.
-Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên
vùng đất vá vùng nước của quốc gia.Trong
các tài liệu quốc tế chưa có văn bản nào

quy định về độ cao của vùng trời.
Tuyên bố ngày 5 /6/1984 của Việt Nam
cũng không quy định độ cao của vùng trời
Việt Nam.
-Vùng lãnh thổ đặc biệt: ngoài các vùng
nói trên các tàu thuyền ,máy bay ,các
phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt
và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt động
trên vùng biển quốc tế, vùng nam cực,
khoảng không vũ trụ... ngoài phạm vi lãnh
thổ quốc gia cũng được thừa nhận như
một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh
thổ đươc gọi với những tên khác nhau
như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay...
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

GV và HS cùng Lắng nghe và ghi Khái niệm: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
xây dựng nội chép nội dung
là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
3



Trường THPT

dung bài học từ
những kiến thức
của học sinh.

Giáo án quốc phòng 11

riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và
trên lãnh thổ của mình.
- Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm
phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế
pháp lí đối với lãnh thổ.Nhà nước có
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của
nhà nước như lập pháp và tư pháp.

HOẠT ĐỘNG 3: Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Giáo viên giảng Học sinh lắng * Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn
giải, phân tích nội nghe, tiếp thu bài toàn riêng biệt của một quốc gia.
dung.
và ghi chép.
- Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp
với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ
mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất
kì hình thức nào từ bên ngoài.
-Quốc gia có quyền tự do lựa chọn

phương hướng phát triển đất nước, thực
hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù
hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia
khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ
tôn trọng sự lựa chon đ ó.
- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối
với từng vùng lãnh thổ.
- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài
nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của
mình.
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán(xét
xử) đối với những người thuộc phạm vi
lãnh thổ của mình (trừ những trường hợp
pháp luật quốc gia, hoặc điều ước quốc tế
mà quốc gia đó tham gia là thành viên có
quy định khác).
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thích hợp đối với những
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
4


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình.
- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ,

cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc
chung quốc tế, có quyền thay đổi lãnh thổ
phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng
đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài.
Gv tổng kết bài

Học sinh lắng Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội
nghe, ghi chép.
dung rất quan trọng, thông qua đó quốc
gia xác định được những quyền hạn của
mình về vấn đề lãnh thổ phù hợp với
những điều ước quốc tế.

GV tổng kết bài.

Học sinh chú ý
theo dõi, lắng
nghe GV tổng
kết.

Việc xác định lãnh thổ quốc gia trải qua
một quá trình lịch sử lâu dài và ngày nay
lãnh thổ quốc gia của các nước trên thế
giới đã được xác định một cách hoàn
chỉnh và cụ thể. Đảm bảo tính chính xác
và phù hợp với tình hình hiện nay của các
quốc gia.

Rút kinhnghiệm:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………..

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
5


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

Tuần 2 BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Ngày soạn:02/09/2017

VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(4 TIẾT)
TIẾT 2 (ppct): KHÁI NIỆM BIÊN GIỚI QUỐC GIA, SỰ HÌNH THÀNH
BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM, .
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được quá trình hình thành biên giới quốc gia. Khái niệm biên
giới quốc gia.
- Học sinh nắm được các nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia và
cách xác định biên giới quốc gia.
II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần II (mục 1,2) trong SGK.
- Giáo án đã thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần II (mục 1,2) trong SGK
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia và nội dung chủ
quyền lãnh thổ quốc gia.
- Giới thiệu bài: Cùng với sự hình thành nhà nước và quốc gia thì vấn đề
biên giới quốc gia cũng ngày càng được hoàn thiện và củng cố. Đó là một quá trình
lâu dài đòi hỏi có sự hợp tác cao giữa các quốc gia.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
6



Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

GV giảng giải, Học sinh chú ý Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh
lấy dẫn chứng theo dõi, lắng thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần
minh hoạ.
nghe giảng bài
cũng hoàn thiện.
- Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới
Việt Nam - Trung Quốc dài 1306 km;
Biên giới Việt Nam – Lào dài 2067 km;
Biên giới Việt Nam – Campuchia dài
1137 km, Việt Nam đã thoả thuận tiến
hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn
thành vào năm 2012.
- Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định
được 12 điểm để xác định đường cơ sở,
đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp
định phân định Vịnh Bắc bộ ngày
25/12/2000, Đồng thời đã ký các hiệp
định phân định biển với Thái Lan;
Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải
giải quyết phân định biển với Trung Quốc
trên biển Đông và chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với
Campuchia về biên giới trên biển; với
Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về

tranh chấp trên quần đảo Trường Sa.
HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm biên giới quốc gia.
GV giảng giải, Học sinh chú ý *Khái niệm : Là ranh giới phân định
lấy dẫn chứng theo dõi, lắng lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ
minh hoạ.
nghe giảng bài
của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc
gia có quyền chủ quyền trên biển.
BGQG nước CHXHCNVN: Là đường
và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường
đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,
các đảo, các quần đảo (Hoàng Sa và
Trường Sa ) vùng biển, lòng đất, vùng
trời nước CHXHCNVN.
*Các bộ phận cấu thành biên giới quốc
gia:
4 bộ phận cấu thành biên giới là: biên
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
7


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên
giới lòng đất và biên giới trên không.
- Biên giới quốc gia trên đất liền:

Biên giới quốc gia trên đất liền là
đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất
liền của một Quốc gia với Quốc gia khác.
- Biên giới quốc gia trên biển: có thể có
hai phần:
+ Một phần là đường phân định nội thuỷ,
lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền
hay đối diện nhau.
+ Một phần là đường ranh giới phía ngoài
của lãnh hải để phân cách với các biển và
thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển
- Biên giới lòng đất của quốc gia:
Biên giới lòng đất của quốc gia là biên
giới được xác định bằng mặt thẳng đứng
đi qua đường biên giới quốc gia trên đất
liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới
tâm trái đất.
- Biên giới trên không: Là biên giới
vùng trời của quốc gia, gồm hai phần:
+ Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn
được xác định bằng mặt thẳng đứng đi
qua đường biên giới quốc gia trên đất liền
và trên biển của quốc gia lên không
trung.
+ Phần thứ hai, là phần giới quốc trên
cao để phân định ranh giới vùng trời
thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt
của giới quốc và khoảng không gian vũ
trụ phía trên.

HOẠT ĐỘNG 3: Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
Hoạt động của

Hoạt động của

Nội dung

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
8


Trường THPT

GV

Giáo án quốc phòng 11

HS

GV phân tích nội HS lắng nghe, - Biên giới quốc gia được xác định bằng
dung, lấy dẫn ghi chép.
điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc
chứng minh hoạ.
gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy
định.
- Các nước trên thế giới cũng như Việt
Nam đều tiến hành xác định biên giới theo
2 cách cơ bản:

+ Các nước có chung biên giới hoặc ranh
giới trên biển (nếu có) tự thương lượng để
giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc
gia
+ Đối với biên giới giáp với các vùng biển
thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia. Nhà nước tự quy định biên giới
phù hợp với các quy định trong công ước
của LHQ về luật biển 1982.
- Ở Việt Nam mọi kí kết hoặc gia nhập điều
ước quốc tế về biên giới phải được Quốc
hội phê chuẩn thì mới có hiệu lực với Việt
Nam.
HOẠT ĐỘNG 4: Cách xác định biên giới quốc gia.
GV phân tích nội HS lắng nghe, Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định
dung, lấy dẫn ghi chép.
theo các cách khác nhau:
chứng minh hoạ.
- Xác định biên giới quốc gia trên đất liền:
+ Nguyên tắc chung xác định biên giới
quốc gia trên đất liền:
* Biên giới quốc gia trên đất liền được xác
định bằng các điểm, đường và vật chuẩn.
* Biên giới quốc gia trên sông, suối được
xác định: Trên sông, suối mà tàu thuyền đi
lại được thì xác định biên giới ở giữa lạch
của sông; Trên sông, suối mà tàu thuyền
không đi lại được thì biên giới xác định là
ở chính giữa sông, suối đó; Biên giới trên
cầu bắc qua sông, suối được xác định ở

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
9


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

chính giữa cầu.
* Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới.
* Đặt mốc quốc giới.
* Dùng đường phát quang.
- Xác định biên giới quốc gia trên biển:
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch
định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải
đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất
liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần
đảo Việt Nam được xác định bằng luật
pháp Việt Nam phù hợp với Công ước năm
1982 và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.
- Xác định biên giới quốc gia trong lòng
đất:
Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt
thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất
liền và biên giới quốc gia trên biển xuống
lòng đất.
- Xác định biên giới quốc gia trên không: là

mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài
GV tổng kết bài.

Học sinh lắng Với đặc thù là một quốc gia có biển và có
nghe, ghi chép.
các đảo xa bờ cũng như đảo gần bờ. Việt
Nam có đường biên giới tiếp giáp với
nhiều nước trong khu vực vì vậy vấn đề
biên giới của Việt Nam rất phức tạp đòi
hỏi nhà nước phải có những chính sách
hợp lí và quá trình đàm phán phân định
ranh giới một cách lâu dài bảo đảm tính
chính xác và hợp tác.

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
10


Trường THPT

Tuần 3

Giáo án quốc phòng 11

BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ


Ngày soạn: 09/09/2017

VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(6 TIẾT)
TIẾT 3 (ppct) : MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
CHXHCN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt
Nam về bảo vệ biên giới quốc gia; Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lí và bảo
vệ biên giới quốc gia.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần III (mục 1,2) trong SGK.
- Giáo án đã được thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần III (mục 1,2) trong SGK.
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia.
- Giới thiệu bài: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong xây
dựng và quản lí, bảo vệ biên giới. Hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng
công tác xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới thực sự vững mạnh.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Một số quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ biên
giới quốc gia.
Hoạt động của

GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

GV phân tích và HS lắng nghe, ghi a) Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt
lấy dẫn chứng
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
11


Trường THPT

minh họa.

Giáo án quốc phòng 11

chép bài.

Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
b) Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân.
c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào
dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở

khu vực biên giới.
d) Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị;
giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia
bằng biện pháp hoà bình.
e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên
trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân
số và tổ chức hợp lí.

HOẠT ĐỘNG 2: Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới
quốc gia.
GV phân tích và HS lắng nghe, ghi -Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ
lấy dẫn chứng chép bài.
quốc, là cửa ngõ để giao lưu giữa các
minh họa.
quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn
chiến lược về quốc phòng – an ninh của
mỗi nước.
- Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của biên
giới quốc gia nên việc xây dựng, quản lí
và bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô
cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại.
- Chỉ có xây dựng khu vực biên giới vững
mạnh toàn diện mới tạo điều kiện, cơ sở
cho quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết.
GV tổng kết.


HS lắng nghe.

Việc xác định các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ biên giới thể
hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước về

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
12


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

một tuyến biên giới ổn định lâu dài nhằm
tạo điều kiện quan trọng để thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Rút kinhnghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………..

Giáo viên dạy :


Năm học : 2017 - 2018
13


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

Tuần 4 BÀI 1: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Ngày soạn: 16/09/2017

VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(4 TIẾT)
TIẾT 4 (ppct): NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ, BẢO VỆ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các nội dung, biện pháp xây dựng, quản lí và bảo vệ
biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc xây dựng,
quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần III (mục 2b, 3) trong SGK.
- Giáo án đã được thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần III (mục 2b, 3) trong SGK.
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:

- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ
biên giới quốc gia.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

GV phân tích và HS lắng nghe, ghi - Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ
lấy dẫn chứng chép bài.
thống pháp luật về biên giới quốc gia.
minh họa.
- Quản lí, bảo vệ đường biên giới quốc
gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
14


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11


tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm
lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển
và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực
biên giới
- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh
toàn diện về các mặt: chính trị; kinh tế xã hội; quốc phòng – an ninh.
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân và
thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh
để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Vận động quần chúng nhân dân ở khu
vực biên giới tham gia tự quản đường
biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh, trật
tự ở khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ
quốc.
HOẠT ĐỘNG 2: Trách nhiệm của công dân.
GV phân tích và HS lắng nghe, ghi - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
lấy dẫn chứng chép bài.
năm 1992 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt
minh họa.
Nam XHCN, giữ vững an ninh quốc gia là
sự nghiệp của toàn dân,… công dân phải
làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng an ninh
do pháp luật quy định”.
- Điều 10 luật biên giới Việt Nam xác
định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp
của toàn dân do nhà nước thống nhất quản
lí”.
- Học sinh phải ra sức học tập, không
ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi

mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống
dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trên cơ
sở đó, xây dựng, củng cố lòng yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ tổ quốc.
Tích cực tham gia các phong trào của
đoàn thanh niên, phong trào thanh niên
tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo.
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
15


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài.
GV phân tích và HS lắng nghe, ghi Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, biết bao
lấy dẫn chứng chép bài.
thế hệ người Việt Nam đã đem công sức,
minh họa.
mồ hôi và máu xương của mình để giữ gìn
độc lập và xây dựng đất nước. Chính vì
vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng
vấn đềchủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, đồng thời xác định bảo vệ quốc
gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ. Đó là
nhiệm vụ thiêng liêng của toàn đảng, toàn

dân, toàn quân nhằm bảo vệ không gian
sinh tồn của cả dân tộc.
Rút kinhnghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………..

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
16


Trường THPT

Tuần 5

Giáo án quốc phòng 11

BÀI 2: PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ Ngày soạn: 23/09/2017
TỆ NẠN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(4 TIẾT)

TIẾT 5 (ppct) : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM VÀ CÔNG
TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM.
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tội phạm và các loại
tệ nạn xã hội; nội dung và phương pháp phòng ngừa tội phạm, các loại tệ nạn xã

hội cụ thể trong xã hội và trong Học viện
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 2 .
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 2.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
Bài học này nhằm cung cấp cho học sinh những những kiến thức cơ bản về
tội phạm và các loại tệ nạn xã hội
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm phòng chống tội phạm.
Hoạt động
của GV

Hoạt động
của HS

Nội dung

1: Khái niệm phòng chống tội phạm
- GV nêu câu - HS trả xem
hỏi: Vì sao SGK, tìm câu
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan
phải ban hành trả lời.
của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân
luật NVQS?
bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội

- HS nghe nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng
- GV giảng GV giảng và bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống
giải kết hợp ghi chép.
xã hội.
lấy VD minh
hoạ.
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
17


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

2: Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng
chống tội phạm
- Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân,
điều kiện của tình trạng phạm tội
Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi
hỏi các cơ quan chức năng phải xác định chính
xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp.
Những nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm hiện nay bao gồm:
+ Sự tác động bởi những mặt trái của nền
kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt
ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành

những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó
là:
+ Mặt trái nền kinh tế thị trường hình thành
lối sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của một bộ
phận người trong xã hội.
+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị
trường đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá,
đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc.
+ Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ
phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo
sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong
đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn
đến phạm tội, mặt khác không ít người không có
tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm
- HS nghe
thuê kiếm sống bị tác động bởi những hiện tượng
GV giảng và
tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
ghi chép.
+ Tác động trực tiếp, toàn diện của những
hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại.
+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc
cùng với chiến tranh kéo dài trong nhiều năm đã
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
18



Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống
hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỷ, sa đoạ
truỵ lạc trong một bộ phận nhân dân.
+ Tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ;
những tác động tiêu cực, tàn dư của chế độ xã
hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống
xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong
đó có tội phạm
+ Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ
nạn xã hội của các quốc gia khác.
+ Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt
công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các
ngành bao gồm: sơ hở thiếu sót trong quản lí con
người, quản lí văn hoá, quản lí nghề nghiệp kinh
doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...
+ Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức,
lối sống, nâng cao trình độ văn hoá của người
dân
+ Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện,
việc thực thi pháp luật kém hiệu quả, một số
chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo
sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Đặc
biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn
thiếu, sự chưa tương thích của pháp luật Việt Nam
với pháp luật Quốc tế và pháp luật của các nước
trong khu vực cũng là một kẽ hở để tội phạm lợi

dụng hoạt động. Sự chậm đổi mới chủ trương
chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc
lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi
dung để hoạt động phạm tội.
+ Công tác đấu tranh chống tội phạm của
các cơ quan chức năng nói chung và của ngành
công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém,
thiếu sót; thể hiện trên các mặt:
Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ
phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn
đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán
bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng
công tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
19


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp
luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo
dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông
tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa
tốt.
Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực

tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều.
Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm chưa kịp
thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm
minh.
Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong
nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả
vận hành chưa cao.
+ Công tác quản lý Nhà nước về an ninh
trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công tác giáo dục
cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của
các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở lại còn
nhiều.
+ Phong trào quần chúng tham gia đấu
tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa chực
sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy
được sức mạnh của quần chúng trong công tác
giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho
người phạm tội.
- Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ
trương, giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm
từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện cụ
thể của tình trạng phạm tội trên các lĩnh vực để
soạn thảo đề xuất các biện pháp đấu tranh xoá bỏ
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cho phù
hợp, bao gồm:
- Các giải pháp phát triển kinh tế.
- Các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp

luật.
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
20


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

+ Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực
hiện các chính sách xã hội phù hợp với các địa
phương cụ thể.
+ Nhà nước phải xây dựng chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm nói chung, đảm
bảo các yêu cầu, nội dung sau:
Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội, sử dụng đồng bộ hệ thống, các biện pháp
phòng ngừa, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
của các cấp, các ngành, của công dân.
+ Mỗi cấp, mỗi ngành phải căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng và tổ chức
chương trình hành động cụ thể phòng chống tội
phạm.
+ Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác phòng
ngừa tội phạm.

+ Nhà nước, chính quyền các cấp phải
thường xuyên kiểm tra, tạo đều kiện về vật chất
và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác
phòng chống tội phạm.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng
ngừa tội phạm
Các cấp, các ngành các tổ chức xã hội căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình để
xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động
phòng ngừa tội phạm.
Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực
hiện chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm
khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
ở mỗi cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận
huyện, xã phường).
Các bộ ngành triển khai chương trình phòng
ngừa tội phạm nhằm khắc phục những nguyên
nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
21


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

hoạt động của mình.
Từng hộ gia đình, mỗi các nhân trực tiếp tham

gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến
hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy
định của pháp luật có trách nhiệm: chủ động phối
kết hợp với các lực lượng có liên quan kịp thời
phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên
quan đến tội phạm; tổ chức điều tra làm rõ các
hành vi phạm tội, con người kẻ phạm tội, làm rõ
những vấn đề cần chứng minh theo yêu cầu của
pháp luật, phục vụ xử lý tội phạm; các cơ quan
truy tố, xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ
hành vi phạm tội để xử lí đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật, không để lọt người phạm tội, không
làm oan người vô tội.

Tuần 6

BÀI 2: PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ Ngày soạn: 23/09/2017

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
22


Trường THPT


Giáo án quốc phòng 11

TỆ NẠN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(4 TIẾT)
TIẾT 6 (ppct) : CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XH Ở VIỆT
NAM.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được nội dung, nhiệm vụ phòng chống tội phạm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu trước công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam.
2. Học sinh:
- Đọc trước công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng
chống tội phạm
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

- GV giảng giải, - HS lắng nghe,
phân tích.
ghi chép bài.


Nội dung
1.Chủ thể hoạt động phòng chống tội
phạm
+ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các
phương diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo
luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về
phòng chống tội phạm, từng bước hoàn

Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
23


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân
làm tốt công tác phòng chống tội phạm:
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp
cho Quốc hội soạn thảo ban hành các văn bản
pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh
chống tội phạm nói chung (uỷ ban sửa đổi
Hiến pháp, pháp luật, uỷ ban quốc phòng an
ninh).

Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp
luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm nói riêng của các cơ quan chức năng,
các tổ chức xã hội.
Hội đồng nhân dân địa phương ra các
Nghị quyết về phòng chống tội phạm ở địa
phương mình.
+ Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các
cấp
Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ
ban nhân dân các cấp trong phòng chống tội
phạm là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm
bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện:
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng thành những văn bản pháp qui hướng
dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội
phạm.
Sử dụng các cơ quan chuyên trách của
Chính phủ tiến hành hoạt động phòng chống
tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát.
Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động
giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp mình
quản lý theo kế hoạch thống nhất.
Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt
động phòng chống tội phạm: ngân sách,
phương tiện, điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát
chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động
phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực
Giáo viên dạy :


Năm học : 2017 - 2018
24


Trường THPT

Giáo án quốc phòng 11

tiễn.
Đề ra các biên pháp nhằm động viên, huy
động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt
động phòng chống tội phạm: khen thưởng, nhân
rộng các điển hình tiên tiến.
+ Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá,
giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ
chức hoạt động chuyên môn
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc lĩnh
vực mình quản lý.
Đề ra những quy định thích hợp, tham
mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương,
chính sách đúng đắn góp phần khắc phục
những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các
phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm
vi cơ quan có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các
cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội
bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của

Chính phủ.
+ Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần
chúng tự quản
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô
cùng quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, cụ thể:
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa
phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo,
tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Tuyên truyền cho hội viên thấy được
tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm
nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia
chương trình phòng chống tội phạm nói chung
của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội
bộ hiệp hội của mình.
Giáo viên dạy :

Năm học : 2017 - 2018
25


×