Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo KHKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.11 MB, 16 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: Khử mùi nhà vệ sinh bằng
" Máy thông gió và tạo mùi thơm"
" Máy thông gió và tạo mùi thơm" là 1 chiếc máy được nghiên cứu và
thiết kế sử dụng với mục đích làm cho nhà vệ sinh trong trường học thông
thoáng và có mùi thơm dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng WC.
Máy sử dụng điện sinh hoạt 220V với chức năng hẹn giờ hoạt động bật tắt thiết
bị. Máy gồm có:
- 1 Bơm tăng áp, 1 biến áp 24v
- Ống nhựa mềm 8 x 10m, dây điện 0,75 x 30m
- Pec phun sương x 3 chiếc
- 1 Thùng đựng nước thơm
- 2 Quạt thông gió
- 1 Công tắc hẹn giờ, 1 ổ cắm, 2 phíc cắm điện ...
Khi công tắc hẹn giờ bật cung cấp điện cho các thiết bị sẽ chạy gồm bơm
tăng áp sẽ đẩy nước có mùi thơm từ thùng chứa đến 3 pec phun sương tạo mùi
thơm cho WC và quạt thông gió hoạt động thổi không khí có mùi khó chịu trong
nhà vệ sinh ra ngoài qua ô thoáng.
Đến thời gian đã định trước công tắc hẹn giờ ngắt điện các thiết bị sẽ
dừng lại chờ đến thời gian hẹn giờ hoạt động tiếp theo đồng thời giúp tiết kiệm
năng lượng điện và nước thơm.
Quá trình như vậy lặp đi lặp lại theo thời gian đã định trong 1 tuần nước
sẽ được thay mới với mùi thơm tùy chọn và quá trình lại tiếp tục tạo không khí
thoáng đãng không mùi khó chịu mỗi khi mọi người sử sụng nhà vệ sinh ở
trường.

1


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn ban tổ chức đã tổ chức một cuộc thi


bổ ích và lí thú. Cuộc thi đã kích thích khả năng sáng tạo của em.
Em cũng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em kiến thức để em
có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt em cảm ơn đến ban giám hiệu
nhà trường, các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ,
góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện ý tưởng của mình.
“Chiếc máy thông gió và tạo mùi thơm” mới chỉ là bước đầu, em mong
muốn với đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần cải thiện môi trường những
nhà vệ sinh trong trường học
Từ dự án này em mong muốn rằng “ Chiếc máy thông gió và tạo mùi
thơm” là cơ sở ban đầu để các nhà thiết kế, các nhà khoa học, các thầy cô giáo,
các bạn học sinh từ khắp mọi miền Tổ Quốc đóng góp, bổ xung để sản phẩm của
em được hoàn thiện hơn. Bên cạnh sự chỉ bảo tận tình, sự quan tâm giúp đỡ,
động viên khích lệ của bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Em
thực sự mong muốn được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, chính quyền
địa phương, các nhà đầu tư để em có cơ hội nhân rộng mô hình đưa sản phẩm
đến mọi người dân trên mọi miền của Tổ Quốc.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một học sinh được sống và học tập tại trường PTDTBT-THCS Phìn
Ngan huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Ngoài những buổi học chính khóa chúng em
còn tham gia vào các buổi lao động như vệ sinh xung quanh trường, phát cỏ,
trồng rau... Khi tham gia vào các buổi lao động em thấy còn gặp rất nhiều điều
liên quan đến nhà vệ sinh nơi có rất nhiều người thường xuyên sử dụng. Với
thiết kế khép kín tần suất sử dụng nhiều lượng chất thải lớn đã tạo ra mùi rất khó
chịu nhất là vào những buổi có thời tiết nắng nóng. Với suy nghĩ làm thế nào để
giúp các bạn học có một nhà vệ sinh thông thoáng không có mùi khó chịu khi đi

vệ sinh và cả khi làm nhiệm vụ lao động, em quyết định đưa ra dự án nghiên cứu
và thiết kế ‘‘ Chiếc máy thông gió và tạo mùi thơm ’’.
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU; GIẢ THIẾT
KHOA HỌC.
I. Câu hỏi nghiên cứu
Với dự án trên em đã suy nghĩ làm thế nào để thiết kế ra một Chiếc máy
thông gió và tạo mùi thơm gọn gàng, dễ sử dụng phù hợp với lứa tuổi học sinh
chúng em mà giá thành lại phù hợp với điều kiện kinh tế nhà trường và địa
phương. Để giải quyết được thực trạng trên em đã suy nghĩ cần phải giải quyết
những vấn đề sau:
Chiếc máy có làm giảm được mùi khó chịu hay không?
Chiếc máy có phù hợp với điều kiện kinh tế không?
Nguyên liệu làm bằng gì?
Có những nguyên liệu cần thiết nào? cách thức chuẩn bị ra sao?
Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành sản phẩm?
Sản phẩm khi đã hoàn thành sẽ sử dụng trong khoảng bao nhiêu thời
gian?
Cách thức sử dụng sản phẩm như thể nào có hiệu quả?
Cách bảo quản sản phẩm?
Cách quảng bá sản phẩm an toàn hiệu quả?
Sản phẩm này đã được người tiêu dùng công nhận không? Nếu đã sử
dụng thì họ đánh giá về sản phẩm như thế nào?
Làm thế nào để phát triển sản phẩm?
II. Vấn đề nghiên cứu
Hiện nay tại trường PTDTBT-THCS Phìn Ngan chúng em có 02 nhà vệ
sinh với hơn 200 người sử dụng hàng ngày mặc dù sau mỗi lần vệ sinh đã được
xả nước tuy nhiên do thiết kế chung của các nhà vệ sinh kín đáo, sử dụng 1 thời
gian hệ thống ngăn mùi nước tiểu từ ống thoát bay lên hoạt động không hiệu
3



quả, tạo ra mùi rất khó chịu mỗi khi mọi người sử dụng làm giảm chất lượng
cuộc sống cũng như gây ô nhiễm môi trường không khí, Vì vậy dự án ‘‘ Chiếc
máy thông gió và tạo mùi thơm” của em ra đời là rất cần thiết đối với học sinh
và người dân chúng em.
1. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu dự án của em hướng tới 3 chức năng chính vượt trội như sau:
- Tính năng thông gió.
- Tính năng tạo mùi thơm.
- Tính năng tiết kiệm điện và nước.
Ngoài ra sản phẩm còn hướng tới các giá trị sau: Giá thành hợp lí, gọn
gàng, dễ sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường.
2. Phạm vi ứng dụng
Chiếc máy được sử dụng trong phạm vi các nhà vệ sinh trong trường học.
III. Giả thuyết khoa học
Một chiếc máy hoạt động theo lập trình tạo ra sự thông thoáng và mùi
thơm cho nhà vệ sinh, làm giảm thời gian vệ sinh bằng chân tay cho các bạn học
sinh trong công việc. Nếu có thì sẽ hoạt động như thế nào gồm những gì? hiệu
quả của nó là gì? giá thành .....
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Thiết kế
1. Vẽ mô hình

4


2. Các bộ phận chính của máy
- Bơm tăng áp
- Ống nhựa mềm đường kính10 mm
- Dây điện

- Biến áp 24v
- Pec phun sương
- Thùng đựng nước
- Quạt thông gió
- Công tắc hẹn giờ, ổ cắm, phíc cắm điện ...
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát
Tiến hành khảo sát các địa hình để nghiên cứu như: Khảo sát hiện tượng
mùi hôi, khai khó chịu ở các nhà vệ sinh, của trường PTDTBT-THCS Phìn
Ngan.
2. Phương pháp quan sát
Quan sát các bạn học sinh trong các buổi lao dọn dẹp rửa nhà vệ sinh,
ngửi mùi khó chịu phát ra từ nhà vệ sinh và phản ứng của các bạn học sinh sau
khi bước ra từ nhà vệ sinh.
3. Phương pháp hỏi đáp, phỏng vấn
Hỏi, phỏng vấn những suy nghĩ của các bạn học sinh sau những buổi lao
động, sau khi đi vệ sinh xong.
4. Phương pháp tư duy
Tư duy suy nghĩ đưa ra ý tưởng, thiết kế phù hợp với những hiện trạng
thực tế.
5. Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm sản phẩm với các chức năng ở trên các địa điểm phù hợp với
từng chức năng.
III. Kế hoạch nghiên cứu
- Tìm hiểu các loại quạt thông gió, máy phun sương trên thị trường.
- Xây dựng ý tưởng ban đầu của dự án: Gồm ba chức năng chính như
thông gió, tạo mùi thơm, tiết kiệm điện và nước.
- Nghiên cứu và tìm ra tính mới của dự án: Tạo ra một chiếc máy với
nhiều chức năng, không gây ô nhiễm môi trường...
- Vẽ thiết kế và chọn nguyên vật liệu của sản phẩm.

- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động từng bộ phận của chiếc máy.
- Thử nghiệm, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm.
- Kết luận và đề ra hướng phát triển.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. Quá trình nghiên cứu tổng quan
5


Trên thực tế ở địa bàn nơi em sinh sống việc sử dụng một chiếc máy như
em đang nghiên cứu là chưa có, trên thị trường cũng không thấy có bán sản
phẩm nào tương tự như vậy dành cho những nhà vệ sinh trong trường học..
Là học sinh trong trường PTDTBT-THCS Phìn Ngan, chủ nhân tương lai
của đất nước, thiết nghĩ mình phải làm gì để cải thiện các thực trạng hiện nay
đối với những nhà vệ sinh trong nhà trường. Với những kiến thức đã được học
và tích luỹ trên ghế nhà trường, cùng với thực trạng hiện nay của trường chúng
em, Em nhận thấy sự cần thiết của 1 chiếc máy, gọn gàng, dễ sử dụng, tiết kiệm
năng lượng và nước. Từ suy nghĩ làm thế nào để thuận tiện hơn, thoải mái hơn
mối lần sử dụng nhà vệ sinh nên em quyết định thực hiện đề tài “ Chiếc máy
thông gió và tạo mùi thơm”. có những chức năng dễ dàng sử dụng và không có
khí thải gây ô nhiễm môi trường.
II. Khảo sát thực tế thực trạng các nhà vệ sinh

6


III. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các loại máy phun sương và quạt
thông gió trên thị trường hiện nay.
- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các máy phun sương
hiện nay.


7


- Nghiên cứu cấu tạo nguyên lý hoạt động của các quạt thông gió hiện nay.

Qua quá trình tìm hiểu cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các loại
trên em nhận thấy như sau: Các máy này có nhiều ưu điểm phù hợp với mục
đích e muốn sử dụng như tiết kiệm nước, tạo luồng gió làm thông thoáng. Tuy
nhiên nó còn có nhược điểm chỉ vận hành và dừng lại khi có sự can thiệp của
8


con người điều đó sẽ gây lãng phí năng lượng cũng như tài nguyên, chưa phù
hợp với đề án của em.
Với những thông tin em đã tìm hiểu từ các loại máy có trên thị trường em
đã thiết kế và chế tạo ra chiếc máy có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục
được những nhược điểm của các loại máy hiện có.

IV. Chọn nguyên vật liệu.

Bơm tăng áp kangaru

Dây điện

Ống nhựa

Thùng đựng nước

Công tắc hẹn giờ


Biến áp 24v
9

Quạt thông gió


V. Chế tạo sản phẩm và nguyên lý hoạt động của chiếc máy
1. Chế tạo sản phẩm
Dựa vào cấu tạo và nguyên lí hoạt động của từng nguyên vật liệu đã chế
tạo được chiếc máy với các bộ phận chính sau:
+ Bơm tăng áp: Sử dụng mô tơ với công suất lên tới 26w và sử dụng
nguồn điện 24v.
+ Ống nhựa: Sử dụng ống dày, đường kính 10 mm, chắc chắn độ bền cao
dễ cắt ghép.
+ Nguồn điện: điện lưới 220v.
+ Dây điện: Sử dụng dây điện có độ bền cao, chắc chắn, truyền tải điện
tốt.
+ Công tác hẹn giờ: Sử dụng Electron timer 17 chương trình.
+ Thùng đựng nước: Sử dụng loại thùng sơn 18L vừa cứng vừa dẻo.
+ Biến áp 24v: Sử dụng loại đi kèm theo máy bơm tăng áp kangaru
+ Quạt thông gió sở dụng 02 quạt thổi gió qua ô thoáng WC, ổ cắm, phíc cắm
điện.

2. Nguyên lý hoạt động
Khi diện năng được truyền qua dây dẫn tới công tắc hẹn giờ được lập trình bật
tắt theo thời gian thực như sau:
STT

Ngày 1


Thời gian bật điện
5h30
7h15
9h20
12h30
21h30
5h30
7h15
10

Thời gian tắt điện
5h40
7h25
9h30
12h40
21h40
5h40
7h25


Ngày 2

9h20
12h30
21h30

9h30
12h40
21h40


5h30
5h40
7h15
7h25
9h20
9h30
Ngày 3
12h30
12h40
21h30
21h40
..............
....................
..........................
( Lập trình như trên căn cứ vào thời gian sinh hoạt của học sinh nhà trường
cũng như thời gian ra chơi giữa các tiết học có thể thay đổi tùy mùa và tùy trường)
Khi điện bật cung cấp năng lượng cho bơm tăng áp hoạt động bơm nước có
hòa tan dung dịch diệt khuẩn và tạo mùi thơm tùy chọn đồng thời cung cấp điện cho
quạt thông gió đặt ở ô thoáng nhà vệ sinh.
Khi công tắc tắt điện cả máy bơm và quạt thông gió ngừng hoạt động giúp tiết
kiệm điện, nước và lưu lại mùi thơm trong không khí.
VI. Thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm
- Thử nghiệm chiếc máy vận hành trước khi lắp đặt:

11


Thử phun sương

Hẹn giờ vận hành máy


- Thử nghiệm sản phẩm sau khi lắp đặt:

12


Sản phẩm hoàn thiện và vận hành
VII. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
- Máy hoạt động tốt tiếng ồn tạo ra từ bơm tăng áp và quạt nhỏ
- Mùi thơm từ pec phun sương tỏa ra đều khắp phòngWC
- Máy hoạt động trùng khớp với thời gian thực đã được cài đặt
- Không khí trong nhàWC thông thoáng dễ chịu không còn mùi khó chịu sau
khi máy vận hành khoảng 5 – 7 phút
- Lượng nước tiêu thụ rất ít 1 thùng 18L sử dụng được 1 tuần + chất tạo mùi
thơm khoảng 10 nghìn vnđ (tùy loại và số lượng sử dụng)
Lượng điện năng tiêu thụ không đáng kể tính toán cụ thể trong 1 tuần như sau:
+ Thiết bị 1 máy bơm tăng áp:
I = 1,2A, U = 24V, P1 = 26W , t = 30h
Điện năng tiêu thụ của thiết bị 1 hàng tuần ( 6 ngày = 30h) là:
A1 = UIt = 24.1,2.30.3600 = 3110400 (J) = 3110400:3,6.106= 0,864 ( Kwh)
+ Thiết bị 2 quạt thông gió
U=220V, P = 38W, t = 30h
Điện năng tiêu thụ của thiết bị 2 hàng tuần ( 6 ngày = 30h) là:
A2 = Pt = 38.30.3600 = 4104000 (J) = 4104000:3,6.106= 1,14 ( Kwh)
+ Thiết bị 3 quạt thông gió
U=220V, P = 50W, t = 30h
Điện năng tiêu thụ của thiết bị 3 hàng tuần ( 6 ngày = 30h) là:
A3= Pt = 50.30.3600 = 5400000 (J) = 5400000:3,6.106= 1,5 ( Kwh)
13



Điện năng sử dụng của cả 3 thiết bị trong 1 tuần là:
A=A1+A2+A3 = 0,864+1,14+1,5 = 3,504 ( Kwh)
Với giá điện hiện tại lượng điện tiêu thụ là hơn 6 ngàn đồng/ tuần
2. Kết luận nghiên cứu
Sau thời gian nghiên cứu đưa vào thực nghiệm em thấy sử dụng chiếc
máy đem lại các tiện ích rất cao như sau:
- Chiếc máy sử dụng nhiên liệu bằng điện nên không gây ô nhiễm môi
trường.
- Chiếc máy gọn gàng và dễ sử dụng.
- Chiếc máy đem lại hiệu quả cao giúp chúng em và người lao động đỡ
mất sức và tiết kiệm được thời gian. Nhà vệ sinh luôn thoáng đãng và thoảng
thoảng hương thơm.
3. Tính mới, tính sáng tạo
- Chiếc máy được tích hợp hai chức năng khác nhau so với các máy thông
thường, gồm thông gió và phun sương tạo mùi thơm.
- Chiếc máy được sử dụng bằng điện nên không gây ô nhiễm môi trường
so với các loại máy khác trên thị trường sử dụng các loại nhiên liệu như xăng,
dầu…
- Giá thành của chiếc máy phải chăng.
- Thiết kế chiếc máy đơn giản, gọn gàng, tự động hóa dễ sử dụng.
4. Hướng phát triển
Qua quá trình thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm em đã đặt ra hướng
phát triển cho chiếc máy như sau:
- Tăng công suất máy lên để có thể phục vụ được nhà Wc lớn hơn
- Tăng thể tích nguồn nước cung cấp cho máy hoạt động
- Tích hợp khả năng điều khiển từ xa qua internets....
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Sỹ Tuấn - Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 9

Nhà xuất bản giáo dục 2018
2. Nguyễn Quang Vinh – SGK Sinh học 9
Nhà xuất bản giáo dục 2017
3. Cách lắp đặt hệ thống phun sương chi tiết
14


/>4. Bộ hẹn giờ thông minh OKISA KG316T-II tắt/mở thiết bị điện tự động
/>5. Trang web mua bán trực tuyến
/>
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM TẮT

1

LỜI CẢM ƠN

2

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU; GIẢ 3
THIẾT KHOA HỌC.
I. Câu hỏi nghiên cứu


3

II. Vấn đề nghiên cứu
1. Mục tiêu của dự án

3
4

2. Phạm vi ứng dụng

4

III. Giả thuyết khoa học
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Thiết kế

4
4
4

1. Vẽ mô hình

4

2. Các bộ phận chính của máy
II. Phương pháp nghiên cứu

5


III. Kế hoạch nghiên cứu

5

5

15


D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

5

I. Quá trình nghiên cứu tổng quan

5

II. Khảo sát thực tế thực trạng các nhà vệ sinh
6
III. Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của các loại máy phun 7
sương và quạt thông gió trên thị trường hiện nay.
IV. Chọn nguyên vật liệu.
9
V. Chế tạo sản phẩm và nguyên lý hoạt động của chiếc máy
VI. Thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm

9

VII. KẾT LUẬN


12

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

11
14
15

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×