Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quan hệ CHXHCN việt nam cộng hòa ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.74 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HUYỀN

QUAN HÖ CHXHCN VIÖT NAM - CéNG
HßA ÊN §é TRONG THËP NI£N §ÇU THÕ
Kû XXI

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. PHAN VĂN BAN


2

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, cô giáo
trong tổ Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Khoa sau Đại học - Trường
Đại học Vinh. Đặc biệt là PGS. Phan Văn Ban - người đã nhiệt tâm hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các cô, các chú ở ViệnNghiên
cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam, Thư


Viện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Học Viện Quan hệ Quốc tế…đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập nguồn tài liệu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người thân của tôi luôn ở bên, động viên, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luận văn sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy,
cô và bạn bè
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU...........................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................8
3. Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu............................................................10
4. Nguồn tài liệu...................................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn.....................................................................................................11
7. Bố cục của luận văn..........................................................................................................12
B. NỘI DUNG......................................................................................................................13
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI.........................................................................13
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực.........................................................................................13
1.2. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ.............................18
1.2.1. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam...........................................18
1.2.2.Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ................................................23
1.3. Nhân tố lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước năm 2000........................................32

Tiểu kết chương 1.................................................................................................................41
Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI...................................................................................................43
2.1. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, và hợp tác an ninh quốc phòng 43
2.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao.....................................................................................43
2.1.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng....................................................................................61
2.2. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật......................................66
2.2.1. Hợp tác về kinh tế.......................................................................................................66
2.2.2. Hợp tác khoa học - kỹ thuật.......................................................................................80
2.3. Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục đào tạo.......................................85
2.3.1. Hợp tác văn hóa..........................................................................................................85
2.3.2. Hợp tác giáo dục - đào tạo..........................................................................................90
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................93
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT - ẤN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI.......................................................................................................................95
3.1. Thành tựu.......................................................................................................................95
3.2. Những thuận lợi, khó khăn............................................................................................97
3.3. Triển vọng....................................................................................................................110
C. KẾT LUẬN....................................................................................................................112
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................115

PHỤ LỤC


5


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CH


:

Cộng hòa

CHDCND

:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CNH - HĐH

:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

HĐBA LHQ

:

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

KHCN


:

Khoa học công nghệ

UBHH

:

Uỷ ban hỗn hợp

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

APEC

:

Asia Pacific Economic Cooperation.

AFTA

:

ASEAN Free Trade

ARF


:

ASAN Regional Forum

ASEAN

:

Association of South East Asian Nations

ASEM

:

Asia - Europe Meeting

CPI

:

Communist Party India

OPEC

:

Organization of Petroleum Exporting Countries

EU


:

European Union

EDI

:

Foreign Direct Investment

UNESCO

:

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

FTA

:

Free Trade Agreement

GDP

:

Gross Domestic Products

NICS


:

New Industrialised Countries

MOU

:

Memorandum of Understanding

WTO

:

World Trade Organisation

TIẾNG ANH


7

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã hình thành và phát triển từ những năm
đầu Công Nguyên, văn hóa Ấn Độ có sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt ở khu vực Đông
Nam Á. Theo tài liệu nghiên cứu cho biết, cách đây hàng nghìn năm Việt Nam và
Ấn Độ đã có sự giao lưu về văn hóa, kinh tế. Do sự giao lưu một cách hòa bình và
trên cơ sở văn hóa hai nước có những nét tương đồng gần gũi, nên văn hóa Ấn Độ
đến Việt Nam đã hòa và thấm vào tâm hồn văn hóa người Việt.

Bước vào thời cận đại, cũng như nhiều nước phương Đông khác, Việt
Nam và Ấn Độ đều rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Nhưng nhân dân hai nước không cam chịu cảnh nô lệ đã anh dũng cùng đứng
dậy đấu tranh giải phóng và giành độc lập dân tộc. Do cùng cảnh ngộ, nhân dân
hai nước dễ dàng thông cảm và ủng hộ, giúp đỡ trong cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Ấn Độ đều giành độc lập
trước sau không lâu. Nhân dân hai nước vui mừng trong những ngày đầu độc
lập. Thế nhưng trở ngại mới xuất hiện với cả hai nước. Nhân dân Việt Nam phải
đương đầu với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Ấn
Độ gặp khó khăn trong việc xây dựng đất nước vì hậu quả nặng nề mà chủ nghĩa
thục dân để lại và sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
Thế nhưng với chính sách ngoại giao hòa bình, hữu nghị Chính phủ và nhân dân
Ấn Độ đã không ngừng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt năm 1975 miền nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về
một mối thì quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện thuân lợi để phát triển trên
tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và hiện đang đẩy mạnh
hơn nữa mối quan hệ kinh tế để tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp mà
hai nước vốn có.


8
Tuy nhiên, do một số điều kiện lịch sử cụ thể, quan hệ giữa hai nước Việt
Nam và Ấn Độ không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng thuận lợi
mà có những bước thăng trầm ở một số giai đoạn lịch sử.
Từ cuối thế kỷ XX, tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi Việt
Nam - Ấn Độ cũng ít nhiều bị tác động bởi tình hình đó. Các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và kết cục
dẫn tới sự sụp đổ. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt cả Việt Nam và Ấn Độ
đều điều chỉnh chính sách phát triển đất nước cho phù hợp. Trong công cuộc

đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển” [28, tr 119], Chính phủ nhân dân Việt Nam luôn chủ trương phát
triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết, tin cậy và nâng cao hiệu quả hợp tác nhiều
mặt với Ấn Độ. Về phía Ấn Độ, luôn ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam,
đã cùng Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác về
nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… đặc biệt là những
năm đầu thế kỉ XXI, khi hai nước có những thay đổi, điều chỉnh chính sách
phát triển đất nước. Từ những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài:
Quan hệ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cộng hòa Ấn Độ trong thập
niên đầu thế kỷ XXI làm luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số
công trình.
- Trần Thị Thu Hiền (2004): Mối quan giữa CHXHCN Việt Nam - Ấn
Độ từ 1991 đến 2002, (Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh). Luận văn trình bày


9
tương đối đầy đủ mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - giáo
dục, khoa học - kỹ thuật từ năm 1991 đến năm 2001.
- Đinh Trung Kiên (1993): Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (Thời kỳ 1945 1975), (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội). Nội dung luận án trình bày tương
đối hệ thống mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong 30 năm (1945 - 1975), tập
trung chủ yếu trình bày về mối quan hệ chính trị, ngoại giao còn các quan hệ
về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật mới đề cập ở mức độ nhất định.
- Nguyễn Công Khanh (1990): Quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học kỹ
thuật và văn hóa Việt Nam - Ấn Độ (1976 -1988), (Luận án tiến sĩ Lịch sử,
Taskent- Tiếng Nga). Luận án trình bày tương đối hệ thống về quan hệ chính

trị, văn hóa Việt Nam - Ấn Độ trong thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1988.
- Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1995): Lịch sử Ấn Độ, Nxb, Giáo dục, Hà
Nội. Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ nên
quan hệ Việt - Ấn chỉ được trình bày khái quát từ khi hai nước có quan hệ đến
những năm 90 của thế kỷ XX.
- Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý, (chủ biên) (1997): Ấn Độ xưa và nay,
Nxb KHXH, Hà Nội. Nội dung chính là giới thiệu một cách khái quát về đất
nước, con người, lịch sử Ấn Độ xưa và nay, Chương II (từ trang 303 - 348)
tác giả cũng giới thiệu khái quát về quan hệ Ấn - Việt thời kỳ lịch sử Cổ Trung đại cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
Như vậy mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ theo tài liệu chúng tôi biết ở
trong nước cũng như nước ngoài đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhưng
do yêu cầu nghiên cứu về mặt thời gian nên đề cập về một giai đoạn này hay
giai đoạn khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, sự nổi lên của
Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ trong
những năm đầu thế kỷ XXI chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống và toàn diện.


10
3. Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Từ những điều trình bày ở trên, chúng tôi xác định giới hạn, phạm vi
nghiên cứu của đề tài luận văn như sau:
- Về mặt thời gian:
Trọng tâm của luận văn là quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thập niên
thế kỉ XXI (giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010). Sở dĩ chúng tôi chọn năm
2000 làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu của minh, bởi tháng 12/1999
chủ tịch nước Trần Đức Lương tiến hành chyến thăm chính thức tới Nhà nước
Ấn Độ, năm khép lại một thập kỷ đầy biến động và 7/1/2001, Thủ tướng A. B
Vajpayee thăm chính thức Việt Nam mở đầu một kỷ nguyên mới với một triển
vọng mới trong quan hệ hai nước. Những chuyến thăm của các nguyên thủ

quốc gia nói trên mở ra một cơ hội mới trong quan hệ Việt - Ấn. Chúng tôi
chọn năm 2010 là năm kết thúc thời điểm nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu:
1. Tìm hiểu quá trình phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục.
2. Từ những nghiên cứu này, rút ra những nhận xét, đánh giá bước đầu
về quan hệ hai nước.
3. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ XXI chịu sự
tác động của quan hệ giữa hai nước trong thời gian trước đó, cũng như những
nhân tố từ tình hình thế giới và khu vực, nên chúng tôi mở rộng phạm vi
nghiên cứu tới quan hệ hai nước thời gian trước 2000 cũng như những vấn đề
khu vực và quốc tế có tác động tới thời kỳ này.
4. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính
sau đây:


11
- Các văn kiện, tài liệu của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam, của
chính phủ Ấn Độ có liên quan đến quan hệ giữa hai nước; Các hiệp định, thoả
thuận như, Tuyên bố chung; Các bài phát biểu trả lời phỏng vấn của các lãnh
đạo hai nước được công bố trên báo chí.
- Báo cáo, biên bản, tổng kết định kỳ của các cơ quan làm công tác đối
ngoại, đặc biệt là của Bộ ngoại giao.
- Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Ấn Độ,
các hội thảo khoa học về quan hệ hai nước.
- Báo chí hàng ngày của Việt Nam - Ấn Độ.
- Một số luận văn tốt nghiệp đại học và luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ sử
học về đề tài quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp duy vật biện chứng
và phương pháp logíc, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để nghiên
cứu mối quan hệ hai nước qua các giai đoạn lịch sử và rút ra những nhận xét
khái quát.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp khác như: thống
kê, phân tích, so sánh đối chiếu, liên ngành.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ
Việt - Ấn giai đoạn 2000 đến 2010. Đây là giai đoạn mà Ấn Độ và Việt Nam
có những thay đổi trong đường lối ngoại giao, đặc biệt Ấn Độ với chính sách
“Hướng Đông”, quan hệ Việt - Ấn bước sang một trang mới.
- Từ đó cung cấp những cứ liệu và luận chứng thuyết phục để góp phần
khẳng định quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây đắp trên cơ sở vững chắc về
mặt văn hóa, lịch sử và được thử thách qua nhiều biến động của thế giới và


12
khu vực nhưng vẫn giữ được sự thủy chung và trọn vẹn, ngày càng phát triển
tốt đẹp.
- Kết quả nghiên cứu và tư liệu thu thập được có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
nói riêng và quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại của Việt Nam nói chung.
- Từ những diễn biến của quá trình lịch sử, luận văn nêu một vài nhận
xét bước đầu trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ 2000 đến 2010, một số kinh
nghiệm và triển vọng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt - Ấn trong thập
niên đầu thế kỷ XXI

Chương 2. Sự phát triển của quan hệ Việt - Ấn trong thập niên đầu thế
kỷ XXI
Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ Việt - Ấn trong thập niên đầu
thế kỷ XXI


13

B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Từ cuối những năm 80 những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới
có những chuyển biến to lớn và sâu sắc, tác động mạnh đến cục diện thế giới
nói chung và các quốc gia, dân tộc nói riêng.
Sau một thời gian chạy đua vũ trang, quan hệ Liên Xô và Mỹ đã có
dấu hiệu chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Cuối năm 1989 tại cuộc gặp gỡ
không chính thức giữa Tổng thống Butsơ và Tổng thống Goocbachốp trên đảo
Manta, Mỹ và Liên xô đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Xuất phát từ nhận thức giáo điều, Liên Xô đã tiến hành cải tổ, để sửa
chữa những sai lầm mà Đảng và Nhà nước Liên Xô mắc phải. Nhưng trong quá
trình cải tổ, Liên Xô lại phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài
trong nhiều năm. Điều này dẫn đến một kết cục là khủng hoảng và tan rã đi đến
sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chưa khoa học,
chưa nhân văn, là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội trong quá trình vận động
phức tạp chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế
giới. Cùng nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sớm nhận thức
được yêu cầu giải quyết khủng hoảng đã tiến hành cải cách thu được nhiều

thắng lợi quan trọng, từng bước tiến kịp các nước trên thế giới. Trung Quốc
XHCN là một trong những cường quốc hạt nhân và cũng là thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên quan hệ Trung Quốc và Mỹ
luôn xuất hiện sự căng thẳng, song Mỹ vẫn cần sự hợp tác của Trung Quốc trên


14
nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa cải thiện quan hệ đáng kể với Ấn
Độ, vừa giúp đỡ Pakistan, đặc biệt là vấn đề vũ khí hạt nhân.
Khát vọng bá chủ thế giới và thống lĩnh toàn cầu là khát vọng thường
trực của Mỹ. Vì vậy Mỹ lôi kéo các nước đồng minh của mình gây chiến
tranh cục bộ hòng thu vén quyền lực riêng. Bất cứ một sự kiện nào nổ ra cũng
có sự nhúng tay của Mỹ, Mỹ là kẻ đứng sau làm nổ ra các cuộc chiến tranh
Cục bộ như chiến tranh Irắc và Afganistan.
Liên Xô sau khi sụp đổ đã hình thành nước Nga cùng Cộng đồng các
quốc gia độc lập. Nga theo đuổi chính sách thân Mỹ và phương Tây, hy vọng
tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ cũng như phương Tây về vốn, công nghệ để khôi
phục lại nền kinh tế. Với chính sách đó, Ấn Độ và Nam Á nằm ở vị trí thứ yếu
trong chính sách của Nga.
Cùng với những biến đổi to lớn và sâu sắc về chính trị, quân sự, quá
trình hình thành một hệ thống kinh tế, thương mại, tài chính trên quy mô toàn
cầu đang tác động mạnh mẽ đến xu thế phát triển trong quan hệ quốc tế và
quan hệ kinh tế quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại đang diễn ra như vũ bão với những thành tựu to lớn của nó đã làm
thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Nó cuốn hút các nước ở mức độ
khác nhau và tác động mạnh mẽ đến bước phát triển nhảy vọt trong lực lượng
sản xuất, trong chuyển dịch cơ cấu. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội
đang ở quá trình quốc tế hóa sâu sắc. Điều đó ảnh hưởng đến nhịp độ phát
triển của lịch sử và chính sách của các dân tộc. Những xu thế kể trên đã tạo ra
nhiều thời cơ phát triển nhanh chóng cho các dân tộc, song không phải không

đặt ra những thách thức. Các nước phải điều chỉnh chính sách để thích ứng
với hoàn cảnh mới, xu thế chung là đa dạng hóa quan hệ và điều chỉnh cơ cấu
kinh tế cho phù hợp ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế
thế giới. Trật tự hai cực Ianta tan rã, một trật tự thế giới mới đang hình thành.
Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính cấp bách liên quan đến


15
vận mệnh của toàn thể nhân loại. Các vấn đề đó là: tránh thảm họa của cuộc
chiến tranh hủy diệt, bù đắp nguồn tài nguyên ngày càng vơi cạn, hạn chế sự
bùng nổ dân số, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. Việc giải
quyết các vấn đề đó đòi hỏi tinh thần và trách nhiệm cao của mỗi quốc gia
trên thế giới.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển với tốc độ cao, cho
thấy nhiều tiềm năng và triển vọng. Tuy vậy, khu vực này tiềm ẩn nhiều nhân
tố gây mất ổn định. Trong khi đó, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác để phát
triển là đòi hỏi bức thiết đặt ra cho các quốc gia dân tộc. Quan điểm chung
đều hướng vào ưu tiên phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa
quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh quốc gia. Bất kỳ một quốc gia
nào, dù phát triển hay chưa phát triển cũng đều đặt ra cho mình nhiệm vụ
tham gia vào quá trình hợp tác liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế,
thương mại và các lĩnh vực khác. Tất nhiên hợp tác càng chặt chẽ, càng phát
triển thì cạnh tranh càng gay gắt và quyết liệt.
Sau sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ phát
động trên toàn cầu, không ai không nhận thấy môi trường châu Á đang thay
đổi nhanh chóng, do bức tranh toàn cảnh thế giới đang biến đổi. Châu Á đứng
trước một thách thức mới. Dù châu Á là nơi diễn ra nhiều xung đột về sắc tộc,
tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, thậm chí có những
căn cứ khủng bố quốc tế thì những thách thức về quân sự, an ninh cũng không
thể che lấp được những thách thức về kinh tế, thông tin. Điều này đòi hỏi cần

một cách nhìn nhận mới, thách thức mới ở châu Á, một cách toàn diện hơn.
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và cuộc đấu tranh chống những ảnh
hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa với các nền kinh tế đang phát triển, trong đó
Việt Nam - Ấn Độ là những nước cần phải phát huy hơn nữa quan hệ, hợp tác
và tham khảo lẫn nhau.


16
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế gia tăng, kết nối các quốc gia vào
nhiều tổ chức hợp tác kinh tế với nhiều cấp độ như ASEAN, và AFTA ở Đông
Nam Á, BICTEC ở Đông Nam Á và Nam Á, APEC ở vùng châu Á- Thái
Bình Dương, ASEM liên châu lục Á - Âu và WTO với những quy tắc chung
mang tính toàn cầu.
Sự phát triển nhanh chóng năng động của nền kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương nói chung và các nước ASEAN nói riêng là nhân tố khách quan
thuận lợi đối với quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Trong mấy thập niên gần đây,
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ có nền
kinh tế phát triển nhanh chóng trong thời gian dài làm thế giới kinh ngạc và
khâm phục. Ở trong khu vực như vậy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện
thuận lợi phát triển.
Từ các tổ chức trong khu vực, với sự tham gia của Việt Nam (1995),
của Lào và Mianma (1997), và Camphuchia (1999), ASEAN trở thành tổ
chức khu vực bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, không phân biệt chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội, sắc tộc, tôn giáo. Đây là kết quả vận động theo xu
thế khách quan, nỗ lực xích lại gần nhau từ cả hai nhóm nước Đông Dương và
ASEAN để trở thành một chỉnh thể liên kết khu vực, tăng cường quan hệ và
hợp tác quốc tế trong một thế giới đang gia tăng toàn cầu hóa và tùy thuộc lẫn
nhau. Cộng hòa Ấn Độ là một trong mười bên đối thoại quan trọng của
ASEAN, Ấn Độ có số dân đông thứ hai thế giới, sau Trung Quốc và giàu tiềm
lực phát triển. Ấn Độ luôn nỗ lực cải cách phát triển kinh tế thị trường và

hướng ra bên ngoài, thực hiện chính sách hội nhập khu vực và thế giới. Ấn
Độ, với chính sách “Hướng Đông”, luôn mở rộng hợp tác với các nước lớn và
tổ chức quốc tế, trong đó ASEAN là đối tác quan trọng. Những năm cuối thập
niên thế kỷ XX Ấn Độ đạt được những thành tựu quan trọng, với mức tăng
trưởng GDP khá, khoảng 5,5% năm, dự kiến sẽ đạt 6,9 đến 8,2% vào các năm


17
tới. Ấn Độ phấn đấu trở thành cường quốc kinh tế vào năm 2020 [75, tr11].
Đánh giá cao tầm quan trọng của Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái
Bình Dương nói chung, Ấn Độ coi trọng địa vị vai trò của mình với chính
sách “Hướng Đông”, Ấn Độ đặt Đông Nam Á vào vị trí quan trọng là bộ phận
cầu nối hợp tác châu Á - Thái Bình Dương và xây dựng quan hệ cân bằng với
các nước lớn. Với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO sau vòng
đàm phán Urugoay cuối cùng của GATT trong bối cảnh kinh tế thế giới đang
hình thành những thị trường mới như thị trường chứng khoán và phi thuế
quan, những công cụ mới như công nghệ điện tử viễn thông, những hoạt động
xúc tiến hợp tác kinh tế song phương và đa phương với sự phát triển của
những tổ chức khu vực và tiểu khu vực ở khắp các châu lục. Đây chính là yếu
tố để liên kết chặt chẽ mối quan hệ Ấn Độ và ASEAN.
Bối cảnh khu vực và thế giới sau chiến tranh lạnh, cả ASEAN và Ấn
Độ đều có nhu cầu hợp tác về nhiều lĩnh vực về quan hệ chính trị, ngoại giao.
Nhiều nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á thăm cộng hòa Ấn Độ, coi đây là
một đối tác trọng yếu trong quan hệ với khu vực Nam Á. Ấn Độ cũng đã tổ
chức nhiều đoàn cấp cao thăm Đông Nam Á, cải thiện nhiều lĩnh vực hợp tác
với nhiều nước ASEAN nhằm thúc đẩy triển khai “chính sách Hướng Đông”,
với mục tiêu Ấn Độ trở thành đối tác hàng đầu ở châu Á.
Ấn Độ tham gia hợp tác Mêkông - Sông Hằng (MGC) tháng 7/2000,
hai bên đã thỏa thuận thiết lập sự hợp tác giữa các nước ASEAN thuộc địa
vực Sông Mêkông và Ấn Độ thuộc địa vực Sông Hằng. Tại hội nghị ASEAN

- Ấn Độ ở Băngcốc trong khuôn khổ ASEAN với các bên đối thoại, các Bộ
trưởng ngoại giao vương quốc Camphuchia, CHDCND Lào, Liên bang
Mianma, vương quốc Thái Lan, CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ,
tiếp tục bàn thảo thực hiện ý tưởng hợp tác liên quốc gia giữa 6 nước có Sông
Mêkông và Sông Hằng. Tuy nhiều khó khăn, sự tham gia tích cực của các


18
thành viên sẽ góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác phát
triển giữa Ấn Độ và Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ là minh chứng cho mối quan hệ phát triển vì lợi
ích chung của hai bên, thể hiện nỗ lực cả hai phía trong dòng chảy của thời
đại toàn cầu hóa, với mục tiêu hòa bình và phát triển thịnh vượng.
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và khu vực, ảnh hưởng trực tiếp tới sự
phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, chính vì vậy tất cả các nước đều phải
điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với hoàn cảnh xu hướng chung là đa
dạng hóa quan hệ quốc tế cho phù hợp đặc điểm ngày càng phụ thuộc lẫn nhau
của nền kinh tế thế giới. Tình hình quốc tế, khu vực vào những năm cuối thế kỉ
XX, đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ và
Việt Nam, đặt ra cho hai nước những thách thức trong đó việc điều chỉnh chính
sách đối ngoại của mình để vượt qua khó khăn thách thức và tận dụng cơ hội,
thuận lợi cho sự phát triển đất nước một cách phù hợp và hiệu quả.
1.2. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ
1.2.1. Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam
Ngay sau khi giành độc lập với tư thế của một dân tộc thắng lợi, Việt
Nam bắt tay khắc phục những hậu quả chiến tranh khôi phục nền kinh tế. Bên
cạnh những thành tựu trong sản xuất, phát triển văn hóa giáo dục, Việt Nam
vẫn vấp phải những hạn chế. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam
lâm vào giai đoạn ngày càng khó khăn, phức tạp. Cơ chế quản lý kinh tế tập
trung bao cấp, một thời đã từng tạo ra nguồn sức mạnh tổng hợp giúp Việt

Nam đạt được những thành tựu to lớn cả trong chiến đấu lẫn trong xây dựng
ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập trong tình hình mới và không đáp ứng được
những nhu cầu phát triển của đất nước. Mặt khác, do những khuyết điểm và
sai lầm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý kinh tế, tình hình càng trở nên khó
khăn và phức tạp hơn. Nền kinh tế đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng ngày


19
càng nghiêm trọng. Điều này thể hiện rõ nhất trong sự suy giảm của nhịp độ
tăng trưởng kinh tế và sự sa sút của mức sống nhân dân.
Mức tăng trưởng trung bình từ năm 1995 đến năm 1999, tổng sản
phẩm xã hội của Việt Nam bình quân mỗi năm tăng 7,2%, do vậy thu nhập
quốc dân trong giai đoạn này chỉ tăng 5,9%. Nông nghiệp, ngành kinh tế quan
trọng hàng đầu của đất nước, thường chiếm 64% tổng sản phẩm xã hội, nhưng
giai đoạn nêu trên bình quân mỗi năm chỉ tăng 6,0%, tốc độ phát triển không
ổn định. Sản xuất công nghiệp, do được đầu tư tương đối lớn nên tốc độ tăng
trưởng tương đối khá hơn nông nghiệp, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ
trong toàn bộ nền kinh tế và tốc độ tăng cũng không ổn định. Giá trị tổng sản
phẩm công nghiệp năm 1999 tăng 6,2% so với năm 1995, bình quân mỗi năm
tăng khoảng 5,8%. Nhìn chung vào cuối những năm thế kỷ XX, nền kinh tế
Việt Nam đã có bước phát triển, và đã hướng ra thị trường thế giới, như xuất
khẩu gạo, cà phê…Tuy nhiên giá hàng xuất khẩu tuy có tăng so với giai đoạn
trước nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 35% mức nhập khẩu mỗi năm. Hầu hết
các hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống còn phải nhập khẩu toàn
bộ hay một phần do sản xuất trong nước đáp ứng được tiêu dùng. Ngoài sắt,
thép, xăng dầu, máy móc thiết bị, chúng ta còn phải nhập cả hàng tiêu dùng,
kể cả những mặt hàng lẽ ra sản xuất trong nước có thể đáp ứng được như
lương thực và vải mặc.
Với chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn
của đất nước, của thời đại. Đảng cộng sản Việt Nam đã khơi dậy sức mạnh

dân tộc, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, nên chúng ta đạt được những thành
tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh
đó Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao quan điểm: thực hiện chính sách đa
phương hóa, đa dạng hóa và “thêm bạn bớt thù”, Đảng cũng đã đưa ra những
sách lược ổn định và phát triển kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc


20
biệt là giai đoạn cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Việt Nam luôn giữ vững hòa
bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân
chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta
chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân
biệt chế độ chính trị - xã hội, khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại
hòa bình.
Đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng Cộng sản
Việt Nam được khẳng định trong từng Đại hội Đảng, Đại hội VI, và hoàn
thiện hơn, rõ ràng hơn ở Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng.
Đại hội VI (1987), được xem là Đại hội đổi mới “đổi mới toàn diện,
đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng văn hóa. Đổi mới kinh tế không thể
đi đôi với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới kinh tế, Đai hội VI cũng đã
bắt đầu chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại…[27].
Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996), đường lối đối ngoại được xác định
thêm một bước: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt
Nam luôn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển, hợp tác nhiều mặt, đa phương và song phương
với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng
thương lượng” [27, tr 41- 42 (1996].
Đến Đại hội Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001), đường lối đối ngoại
đổi mới của Đảng càng được cụ thể hóa rõ ràng và toàn diện hơn: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa


21
dạng hóa các quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển” [28, tr42].
Chính sách đối ngoại của Việt Nam là tiếp tục giữ vững môi trường hòa
bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
độc lập chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bên cạnh đó Việt Nam không ngừng mở rộng mối quan hệ với các
nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ
chức và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có
lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng, phản đối
mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Việt Nam luôn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát
huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc
gia, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
Việt Nam coi trọng và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa
và các nước láng giềng, nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước
ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các
nước độc lập dân tộc đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ

Latinh, các nước trong phong trào Không liên kết; Thúc đẩy quan hệ đa dạng
với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; Tích cực tham gia giải quyết
các vấn đề toàn cầu, ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình,
chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, góp phần xây dựng một trật
tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.


22
Việt Nam củng cố và tằng cường đoàn kết và hợp tác với các Đảng
cộng sản và công nhân, với các Đảng cánh tả, phong trào giải phóng dân tộc,
với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới, Tiếp tục mở rộng quan
hệ với các Đảng cầm quyền. Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân,
tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức nhân
dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ của
các nước và quốc tế.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn Việt Nam từng bước giành được
những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Trên lĩnh vực đối ngoại Việt Nam cũng đã từng bước giành được nhiều
thành tựu quan trọng. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc,
từng bước thoát khỏi thế cô lập, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, phát triển
quan hệ với EU, Nhật Bản, thiết lập quan hệ bình thường với các tổ chức quốc
tế (Ngân hàng thế giới, Qũy tiền tệ thế giới…), các cường quốc trên thế giới,
từng bước gia nhập các tổ chức khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC,
ASEM, WTO…
Đến những năm đầu thế kỷ XXI Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với
trên 170 nước, quan hệ kinh tế thương mại với trên 100 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Thị trường xuất khẩu Việt Nam mở rộng, thu hút nguồn vốn lớn
từ bên ngoài và nguồn vốn viện trợ phát triển đáng kể đã góp phần to lớn vào
sự phát triển đất nước. Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa trong thực tế đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình, ổn

định, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,
cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt Việt
Nam không ngừng tăng cường quan hệ với các bạn truyền thống mà trong đó,
mối quan hệ hợp tác toàn diện với Ấn Độ chiếm một vị trí quan trọng. Điều
này đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt


23
Nam nêu rõ: “Chúng ta không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nước Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở
châu Á và trên thế giới, người bạn lớn đã luôn dành cho nhân dân ta những
tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ giúp đỡ chí tình” [27, tr22, (1987)].
Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển với các nước Nam Á đặc biệt là
Ấn Độ một nước đầy tiềm năng. Việt Nam luôn đánh giá cao vị thế của Ấn Độ
ở khu vực và trên thế giới, đánh giá cao chính sách cải cách kinh tế, đường lối
ngoại giao không liên kết, đa dạng hóa quan hệ của Ấn Độ. Là thành viên của
phong trào Không liên kết, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống
tốt đẹp và hữu nghị lâu đời, từ những năm khi cả hai nước đấu tranh giành độc
lập. Khi đó những nhà sáng lập ra Chính phủ hai nước là Hồ Chí Minh và
J.Nerhu đã có những tình cảm mặn nồng dựa trên nền tảng mối liên kết của các
nước thuộc địa châu Á. Tuy nhiên quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới chính
thức từ tháng giêng năm 1972. Kể từ đó mối quan hệ đa phương được chính
phủ hai nước quan tâm đặc biệt, trong đó có mối quan hệ kinh tế - thương mại.
Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và hữu nghị giữa Việt Nam - Ấn Độ cũng
như Việt Nam với các nước Nam Á khác giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong
khu vực và trên thế giới, đồng thời góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế
và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Hiện nay Việt Nam
đang cùng Ấn Độ và các nước Nam Á khác sát cánh hợp tác nhằm đối phó với
các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, bảo vệ lợi ích của các nước đang phát
triển trong mối quan hệ Nam - Bắc.

1.2.2.Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập, chấm dứt hàng trăm năm rên
xiết dưới ách thống trị của thực dân Anh, mở ra một thời kì phát triển rực rỡ
của lịch sử nước này. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng một nền
kinh tế độc lập, tự cường với hai thành phần kinh tế chính: khu vực kinh tế


24
Nhà nước và kinh tế tư nhân phát triển trên cơ sở kế hoạch hóa với mục tiêu
xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh, vững chắc và có vị trí quốc tế.
Ấn Độ thực hiện thành công hai cuộc cách mạng, “Cách mạng xanh” và
“Cách mạng trắng” trong nông nghiệp, giải quyết được vấn đề lương thực cho
một nước đông dân thứ hai trên thế giới, nơi mà trước đó luôn ở trong tình
trạng thiếu lương thực. Với đường lối cải cách đất nước, Ấn Độ đã từng bước
thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu
gạo trên thế giới. Xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ cũng
được đẩy mạnh. Ngân hàng thế giới đánh giá cao về tiềm năng phát triển và
triển vọng Ấn Độ trở thành một trong 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong
thập niên đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, Ấn Độ được đánh giá là một trong mười
cường quốc công nghiệp thế giới, là một trong ba cường quốc hạt nhân châu Á.
Từ cuối thập niên thế kỷ XX, Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội. Cuộc khủng hoảng
kinh tế khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sụt giảm. Nhiều cơ sở
kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, phá sản. Nạn lạm phát gia tăng.
Trong tình hình đó sự tan rã của Liên Xô 1991, một trong những nước
đồng minh chủ yếu của Ấn Độ, đẩy nước này lâm vào tình trạng vô cùng khó
khăn, phức tạp. Bởi trên thực tế phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp của
Ấn Độ là do Liên Xô giúp đỡ. Các cơ sở này hàng năm sản xuất ra 80% sản
lượng thiết bị luyện kim, 60% thiết bị điện, 3,5% sản lượng thép, 70% sản
lượng khai thác dầu của Ấn Độ [45, tr13-15].

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Ấn Độ lâm vào khủng
hoảng kinh tế và kéo theo khủng hoảng về chính trị - xã hội. Cuộc khủng hoảng
đã làm cho đời sống nhân dân sa sút do lạm phát. Những mâu thuẫn tôn giáo,
sắc tộc diễn ra thường xuyên. Xu hướng ly khai bùng phát ở nhiều địa phương,
tình hình tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra gây gắt dẫn


25
tới sự thay đổi nội các thường xuyên. Đứng trước những khó khăn, thách thức
như vậy, để đưa Ấn Độ vượt qua khó khăn Đảng Quốc Đại và Nhà nước Ấn Độ
đã bắt tay vào một cuộc cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
Từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế và điều chỉnh
chính sách đối ngoại với các nước lớn, các khu vực và các trung tâm kinh tế
trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện một loạt cải cách nhằm điều
chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu, bao cấp, đóng cửa sang nền kinh tế thị trường và tự do hóa, mở cửa,
khuyến khích đầu tư. Dù phải đối phó với nhiều khó khăn và thử thách, nhưng
Ấn Độ đã từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Đặc biệt là mười năm cuối của thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng
GDP đã đi vào ổn định và còn đạt mức khá cao. Ấn Độ nhanh chóng chiếm vị
trí hàng đầu về sản lượng mía đường, đứng thứ hai về sản lượng lúa, sữa. với
nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, tỷ trọng công nghiệp trong xuất khẩu của
Ấn Độ tăng nhanh từ 45% năm 1991 lên 75% năm 1999. Đặc biệt Ấn Độ là
một trong những quốc gia có nền sản xuất phần mềm tin học đứng đầu thế
giới với tổng số vốn 143 tỷ USD, với trên 9000 công ty, trên 600 liên doanh
hoạt động tại 75 nước [9, 3/12/1999].
Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ vẫn giữ tốc độ tăng trưởng GDP
khá, đạt khoảng 5,5- 6% năm và dự kiến sẽ đạt 7.5- 8% vào các năm tiếp
theo. Ấn Độ đang phấn đấu phát triển thành cường quốc kinh tế vào năm
2020. Ngoài ra, Ấn Độ đang phát triển thành siêu cường phần mềm máy tính,

hàng năm xuất khẩu phần mền tăng 35 - 40%, Ấn Độ xuất khẩu phần mềm trị
giá 13,5 tỉ USD. Tổng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp, Ấn Độ
đứng thứ ba trong các nền kinh tế đang phát triển, sau Braxin và Mexico, tỷ
trọng công nghiệp 30%, nông nghiệp 25% và dịch vụ 45% GDP [17, tr33].


×