Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 204 trang )

Header Page 1 of 128.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------------------

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
(PHẢN BIỆN KÍN)

Đề tài:

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2018

Footer Page 1, of 128.


Header Page 2 of 128.

i

TÓM TẮT
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được
xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận


cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của
NH. Điều này được các chuyên gia tiếp tục tái khẳng định tại hội thảo chuyên đề về
Quản trị rủi ro NH trong khuôn khổ Banking Vietnam 2013 (Đỗ Lê, 2013).
Ủy ban Basel về giám sát NH nhận định rằng những tổn thất đáng kể phát sinh
trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc các NH đã không duy trì được hệ
thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu để ngăn chặn hoặc phát hiện sớm những
dấu hiệu rủi ro, từ đó hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra cho NH. Theo
ủy ban Basel (1998) hệ thống KSNB hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong
quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành
mạnh.
Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm
hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được
an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền
tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật
về KSNB của báo cáo COSO 2013 (sau đây gọi tắt là báo cáo BaselCOSO2013), tác giả
thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là
Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro tín dụng (ĐGRRTD), Hoạt động
kiểm soát tín dụng (HĐKSTD), Thông tin và truyền thông, Hoạt động giám sát tín
dụng (HĐGSTD) theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo
cáo BaselCOSO2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên
cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác
giả nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen
thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo BaselCOSO2013 nhằm đa dạng các hình
thức động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát (MTKS) để gia tăng động

Footer Page 2, of 128.



Header Page 3 of 128.

ii

lực làm việc (ĐLLV) của nhân viên, cán bộ tác nghiệp tín dụng, từ đó nâng cao kết
quả làm việc (KQLV) của CBTD nói riêng và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD)
của NH nói chung.
Với mục tiêu nghiên cứu là khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động
TD và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐTD, từ đó gợi ý
chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm
bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), các phương pháp nghiên cứu sau được thực
hiện:
Một là, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các phương
pháp nghiên cứu định tính bao gồm: phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô
tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và công cụ định tính là phỏng vấn sâu
các chuyên gia, cụ thể thực hiện cuộc phỏng vấn tiếp cận theo chủ đề và phỏng vấn
đồng xây dựng, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn và đối tượng được
phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau. Kết quả từ cuộc phỏng
vấn, tác giả tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện thang đo phù hợp với thực tế tại các
NH.
Hai là, phương pháp định lượng được thực hiện bởi phương pháp định lượng sơ
bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến
tính bội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCPVN
nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành phần là MTKS,
ĐGRRTD, HĐKSTD, TTTT và HĐGSTD, trong đó thành phần MTKS được xây
dựng cụ thể qua các nhân tố: Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp

(MTKSĐĐNN), Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc (MTKSKQLV), Môi trường
kiểm soát – Động lực duy trì (MTKSĐLDT). Mỗi nhân tố này có mức độ tác động
khác nhau đến HQHĐTD

Footer Page 3, of 128.


Header Page 4 of 128.

iii

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB
hoạt động TD tại các NHTMCPVN nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý KSNB hoạt
động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD. Nhà lãnh đạo
của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí
của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận dụng nhằm hoàn
thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp đảm bảo hợp lý
mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát triển của mỗi
NH.

Footer Page 4, of 128.


Header Page 5 of 128.

iv

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả đề tài có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Trương Nguyễn Tường Vy

Sinh ngày: 28 tháng 08 năm 1980 – tại Gia Lai
Quê quán: An Khê – Gia Lai
Là nghiên cứu sinh khóa XIX của trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Cam đoan đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam”
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Trần Hoàng Ngân và TS. Vũ Văn Thực
Đề tài được thực hiện tại trường đại học Ngân hàng TP.HCM
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tp.HCM, Ngày tháng năm 2018
Người cam đoan

TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY

Footer Page 5, of 128.


Header Page 6 of 128.

v

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.,TS. Trần Hoàng Ngân và TS.
Vũ Văn Thực, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp tác giả có được những kiến
thức quý báu và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện nghiên cứu này.

Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Sau đại học trường
Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho tác giả thực
hiện chương trình nghiên cứu sinh.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị, em đồng nghiệp đã tham gia
góp ý kiến và hỗ trợ tác giả hoàn thành nghiên cứu.
Xin được cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ
và tạo điều kiện để tác giả có thể toàn tâm trọn vẹn với nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, Ngày tháng năm 2018

TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY

Footer Page 6, of 128.


Header Page 7 of 128.

vi

MỤC LỤC
TÓM TẮT .............................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ iv
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................v
MỤC LỤC ........................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................x
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................1
GIỚI THIỆU .........................................................................................................................1
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................5
1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................................6
CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ..............................................................7
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ...................................................................................................7
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG .....................................................................................................................................7
2.1.1. Kiểm soát nội bộ..................................................................................................... 7
2.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 7
2.1.1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng phổ biến trên thế giới .................. 8
2.1.1.3. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng của ủy ban Basel .............. 13
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo COSO và Basel ............ 16
2.1.1.5. Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
...................................................................................................................................... 17
2.1.2. Hoạt động tín dụng .............................................................................................. 18

Footer Page 7, of 128.


Header Page 8 of 128.

vii

2.1.2.1. Tín dụng .......................................................................................................... 18
2.1.2.2. Quy trình tín dụng ........................................................................................... 18
2.1.2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động tín dụng..................................................... 19

2.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ................................................................. 22
2.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 22
2.1.3.2. Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ......................... 23
2.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................36
2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 36
2.2.1.1. Nghiên cứu liên quan về hoạt động tín dụng .................................................. 37
2.2.1.2. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ ...................................................... 40
2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .............................................................. 44
2.2.2.1. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ....................... 44
2.2.2.2. Nghiên cứu liên quan về hoạt động tín dụng .................................................. 45
2.2.2.3. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ ...................................................... 46
2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 47
2.2.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 47
2.2.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 50
Kết luận chương 2 ...............................................................................................................53
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................54
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................................54
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................................54
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................................55
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................56
3.3.1. Phương pháp định tính ....................................................................................... 56
3.3.1.1. Phương pháp xây dựng thang đo .................................................................... 56
3.3.1.2. Công cụ nghiên cứu định tính ......................................................................... 57
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: ............................................................... 61
3.3.2. Phương pháp định lượng .................................................................................... 61
3.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 61
3.3.2.2. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 62
Kết luận chương 3 ...............................................................................................................66
CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................67


Footer Page 8, of 128.


Header Page 9 of 128.

viii

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1. THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...............................67
4.1.1. Quy trình tín dụng ............................................................................................... 67
4.1.2. Thực trạng thiết lập các nhân tố cấu thành kiểm soát hoạt động tín dụng và
hiệu quả hoạt động tín dụng ......................................................................................... 69
4.1.2.1. Thực trạng sự hiện hữu của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng ........................................................................................................................ 69
4.1.2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng .......................................................................... 89
4.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG..................107
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 107
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 108
4.2.2.1. Độ tin cậy Cronbach Alpha .......................................................................... 109
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................... 112
4.2.2.3. Đánh giá nhân tố mới sau phân tích nhân tố khám phá ............................... 114
4.2.2.4. Giả thuyết được xây dựng lại sau phân tích nhân tố khám phá ................... 122
4.2.2.5. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 122
4.2.2.6. Kiểm định kết quả phân tích hồi quy ............................................................ 123
4.2.2.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng đến hiệu quả hoạt động tín dụng....................................................................... 124
4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ........125

4.3.1. Đánh giá mức độ vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .......................................................................... 125
4.3.1.1. Môi trường kiểm soát .................................................................................... 126
4.3.1.2. Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................................... 129
4.3.1.3. Hoạt động kiểm soát tín dụng ....................................................................... 130
4.3.1.4. Thông tin và truyền thông ............................................................................. 131
4.3.1.5. Hoạt động giám sát tín dụng......................................................................... 132
4.3.2. Đánh giá thực trạng thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ................................................................. 132

Footer Page 9, of 128.


Header Page 10 of 128.

ix

4.3.2.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 132
4.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc thiết lập kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 135
Kết luận chương 4 .............................................................................................................140
CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... Error! Bookmark not defined.
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................................141
5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ...............................................................................141
5.2.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng141
5.2.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam...................................... 142
5.2.2.1. Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc ..................................................... 142

5.2.2.2. Thông tin và truyền thông ............................................................................. 143
5.2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................................... 144
5.2.2.4. Môi trường kiểm soát- Đạo đức nghề nghiệp ............................................... 145
5.2.2.5. Hoạt động kiểm soát tín dụng ....................................................................... 145
5.2.2.6. Hoạt động giám sát tín dụng......................................................................... 147
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................150
KẾT LUẬN ........................................................................................................................151
CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... ii
PHỤ LỤC 1........................................................................................................................ xvi
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................................xx
PHỤ LỤC 3....................................................................................................................... xxii
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................... xxxiii

, of 128.
Footer Page 10


Header Page 11 of 128.

x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT
TẮT
ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu


AICPA

Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ

Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Basel II
BĐH

Hiệp ước vốn Basel II
Ban Điều hành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Ban lãnh đạo cấp cao
Ban quản lý
Cán bộ nhân viên
Cán bộ, nhân viên tác nghiệp tín dụng

BIDV
BLĐCC
BQL
CBNV
CBTD
COSO
ĐĐNN
ĐGRR
ĐGRRTD
ĐHĐCĐ

ĐLDT
ĐLĐV
ĐLHT
ĐLLV
DN
EFA
HĐGS
HĐGSTD
HĐKS
HĐKSTD
HĐQT
HQHĐTD
HTXHTDNB
KH
KQLV

, of 128.
Footer Page 11

VIẾT ĐẦY ĐỦ BẰNG TIẾNG VIỆT

VIẾT ĐẦY ĐỦ BẰNG
TIẾNG ANH
The American Institute of
Certtified
Public
Accountants
Basle
Committee
on

Banking Supervision

The
committee
of
Ủy ban bảo trợ cho các tổ chức của Ủy ban Sponsoring Organizations
Treadway
of
the
Treadway
Commission
Đạo đức nghề nghiệp
Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro tín dụng
Đại hội đồng cổ đông
Động lực duy trì
Động lực động viên
Động lực hỗ trợ
Động lực làm việc
Doanh nghiệp
Phân tích nhân tố khám phá
Hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát tín dụng
Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát tín dụng
Hội đồng quản trị
Hiệu quả hoạt động tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Khách hàng
Kết quả làm việc



Header Page 12 of 128.

KSNB
KTNB

xi

Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Mô hình ước tính nghĩa vụ tín dụng tại thời
LGD
điểm khách hàng mất khả năng thanh toán
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải
Maritime Bank
Việt Nam
MB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
MTKS
Môi trường kiểm soát
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCPNN Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước

NHTMCPTN Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân
Mô hình đánh giá tổn thất khi khách hàng
PD
mất khả năng thanh toán
QLRR
Quản lý rủi ro
QTTD
Quy trình tín dụng
RRTD
Rủi ro tín dụng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Sacombank
Thương Tín
The Sarbanes–Oxley Act
SOX
Đạo luật Sarbanes – Oxley
TCTD
Tổ chức tín dụng
TD
Tín dụng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
Techcombank
Thương Việt Nam
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
TTTT
Thông tin và truyền thông
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
VAMC
dụng Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế
VIB
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
Vietcombank
Thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Vietinbank
Thương Việt Nam
VN
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
VPBank
Thịnh Vượng

, of 128.
Footer Page 12


Header Page 13 of 128.

xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khuôn mẫu về KSNB được sử dụng bởi các nước trên thế giới ................8
Bảng 2.2. So sánh báo cáo Basel 1998 và COSO 1992 ............................................16
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQĐTD.........58
Bảng 4.1. Hội đồng quản trị của các NHTMCP .......................................................73
Bảng 4.2. Số lượt học viên được đào tạo tại các ngân hàng .....................................75
Bảng 4.3. Chỉ tiêu dư nợ kế hoạch ............................................................................77

Bảng 4.4. Chỉ tiêu kế hoạch về nợ xấu .....................................................................78
Bảng 4.5. Chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế ................................................79
Bảng 4.6. Một số quy định về khẩu vị rủi ro ............................................................80
Bảng 4.7. Các thủ tục kiểm soát được cài đặt trong các văn bản nội bộ quy định về
hoạt động tín dụng .....................................................................................................82
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về nợ xấu .........................................90
Bảng 4.9. Các NH chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ và lợi nhuận trước
thuế ............................................................................................................................90
Bảng 4.10. Dư nợ cho vay của ACB qua các năm ....................................................92
Bảng 4.11. Cơ cấu dư nợ cho vay của Techcombank trong năm 2014 ....................94
Bảng 4.12. Cơ cấu thu nhập năm 2013 và 2014 của VPBank ..................................99
Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập năm 2013 và 2014 của MB........................................100
Bảng 4.14. Nguồn vốn huy động của Vietcombank trong năm 2016, 2017 ...........102
Bảng 4.15. Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của Maritme Bank ................106
Bảng 4.16. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Maritme Bank ..................................106
Bảng 4.17. Cơ cấu dư nợ cho vay của Maritime Bank ...........................................107
Bảng 4.18. Mô tả mẫu nghiên cứu ..........................................................................108
Bảng 4.19. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Môi trường kiểm soát sau loại biến MTKS9,
MTKS7 ....................................................................................................................109
Bảng 4.20. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Môi trường kiểm soát - Động lực làm việc
.................................................................................................................................109

, of 128.
Footer Page 13


Header Page 14 of 128.

xiii


Bảng 4.21. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Đánh giá rủi ro tín dụng sau khi loại biến
RR3..........................................................................................................................110
Bảng 4.22. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Hoạt động kiểm soát tín dụng sau khi loại
biến HDKS4 ............................................................................................................111
Bảng 4.23. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Thông tin và truyền thông sau loại biến
TTTT3 .....................................................................................................................111
Bảng 4.24. Đánh giá độ tin cậy nhân tố Hoạt động giám sát tín dụng ...................112
Bảng 4.25. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố Hiệu quả hoạt động tín dụng .............112
Bảng 4.26. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập ..............................................112
Bảng 4.27. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................114
Bảng 4.28. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ....................123
Bảng 4.29. So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu ........................125
Bảng 4.30. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Môi trường kiểm
soát – Đạo đức nghề nghiệp ....................................................................................126
Bảng 4.31. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Môi trường kiểm
soát – Kết quả làm việc ...........................................................................................127
Bảng 4.32. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Môi trường kiểm
soát – Động lực duy trì ............................................................................................129
Bảng 4.33. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố đánh giá rủi ro tín
dụng .........................................................................................................................129
Bảng 4.34. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Hoạt động kiểm soát
tín dụng ....................................................................................................................130
Bảng 4.35. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Thông tin và truyền
thông ........................................................................................................................131
Bảng 4.36. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Hoạt động giám sát
tín dụng ....................................................................................................................132

, of 128.
Footer Page 14



Header Page 15 of 128.

xiv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình tín dụng .....................................................................................18
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch .....................................................31
Hình 2.3. Mô hình tạo động lực của Porter và Lawler (1968) ..................................34
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................54
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................56
Hình 4.1. Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại VPBank ...........................................68
Hình 4.2. Quy trình khách hàng cá nhân tại VPBank ...............................................69
Hình 4.3. Cơ cấu tổ chức của các NHTMCP ............................................................70
Hình 4.4. Số lượng ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị ..........................................74
Hình 4.5. Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị ..................................................74
Hình 4.6. Chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ của các ngân hàng .........................................78
Hình 4.7. Chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế ................................................79
Hình 4.8. Sự tăng trưởng tín dụng/dư nợ cho vay của các NHTMCPNN ................91
Hình 4.9. Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng/dư nợ cho vay của các NHTMCPTN ......92
Hình 4.10. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về dư nợ TD/dư nợ cho vay .......92
Hình 4.11. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ..............................................................96
Hình 4.12. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng qua các năm ...........................97
Hình 4.13. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế.................97
Hình 4.14. Nguồn vốn huy động của các NHTMCPNN ........................................101
Hình 4.15. Nguồn vốn huy động của các NHTMCPTN .........................................102
Hình 4.16. Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPNN
.................................................................................................................................103
Hình 4.17. Sự tăng trưởng của nợ đủ tiêu chẩn của Vietcombank .........................103
Hình 4.18. Tình hình nợ quá hạn của Vietcombank ...............................................103

Hình 4.19. Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPTN
.................................................................................................................................104

, of 128.
Footer Page 15


Header Page 16 of 128.

xv

Hình 4.20. Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động của
Sacombank ..............................................................................................................105
Hình 4.21. Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động của Maritime
Bank ........................................................................................................................106

, of 128.
Footer Page 16


Header Page 17 of 128.

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính

– NH. Quá trình hội nhập này giúp các NH thương mại Việt Nam có những cơ hội
vô cùng to lớn, tuy nhiên song hành đó cũng kèm theo những thách thức, đòi hỏi
các NH cần nổ lực tăng cường, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro nhằm đáp ứng
chiến lược phát triển của NH nhưng vẫn đảm bảo duy trì hoạt động được an toàn và
lành mạnh. Ủy ban Basel về giám sát NH (1998) nhận định rằng những tổn thất
đáng kể phát sinh trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc các NH đã không
duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu để ngăn chặn hoặc phát
hiện sớm những dấu hiệu rủi ro, từ đó hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra
cho NH. Theo ủy ban Basel (1998) hệ thống KSNB hữu hiệu là một thành phần
quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được
an toàn và lành mạnh. Vì vậy, ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn
mẫu KSNB được vận dụng riêng cho lĩnh vực NH để hướng dẫn các NH xây dựng
hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả (báo cáo Basel 1998).
Qua phân tích về nội dung của báo cáo Basel 1998 có thể thấy rằng, báo cáo
Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của
khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành năm 1992 - khuôn mẫu lý thuyết về
KSNB được ban hành lần đầu tiên trên thế giới một cách đầy đủ, có hệ thống, được
công nhận và sử dụng phổ biến, vào lĩnh vực NH.
Sau 21 năm kể từ khi ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường
kinh doanh đã có những thay đổi đáng kể, các kỳ vọng về ngăn ngừa và phát hiện
gian lận ngày càng cao và đặc biệt là sự phát triển công nghệ thông tin trên toàn
cầu. Việc toàn cầu hóa kinh tế thế giới, đã đưa đến các yêu cầu cao về tính minh

, of 128.
Footer Page 17


Header Page 18 of 128.

2


bạch thông tin. Do vậy, vào năm 2013, ủy ban COSO đã phát hành khuôn mẫu
KSNB mới (báo cáo COSO 2013). Tuy nhiên, cho đến nay, ủy ban Basel vẫn chưa
ban hành một khuôn mẫu KSNB mới được vận dụng riêng cho lĩnh vực NH. Vì vậy,
việc nghiên cứu trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa
những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013 là cần thiết
nhằm tiếp cận các nguyên tắc thiết lập KSNB theo thông lệ quốc tế mới nhất vào
lĩnh vực NH để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của NH, đảm bảo cho hoạt động
NH được an toàn và lành mạnh.
Là khuôn mẫu KSNB nổi tiếng trên thế giới (Jokiipi, 2010), tuy nhiên theo tác
giả, báo cáo Basel 1998 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên khác đa dạng hơn
ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành phần MTKS nhằm nâng cao
KQLV của CBNV, từ đó nâng cao HQHĐTD của NH.
Trong hoạt động kinh doanh của NH, hoạt động tín dụng (TD) được xem là một
trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho
NH. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Điều này được các
chuyên gia tiếp tục tái khẳng định tại hội thảo chuyên đề về Quản trị rủi ro NH
trong khuôn khổ Banking Vietnam 2013 (Đỗ Lê, 2013). Vì vậy, việc phòng ngừa và
hạn chế RRTD là việc làm cần thiết đối với các NH. Điều này càng cấp thiết hơn
khi vài năm gần đây, ngày càng nhiều cán bộ NH bị truy tố do vi phạm pháp luật,
ĐĐNN…
Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập
trung nghiên cứu về quản trị RRTD. Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên
cứu về quản trị RRTD qua chức năng kiểm soát, cụ thể là nghiên cứu về KSNB hoạt
động TD một cách đầy đủ, cả về lý thuyết và thực nghiệm, nhằm kiểm soát ngay từ
đầu các RRTD có thể phát sinh, từ đó gia tăng tối đa HQHĐTD của NH.
Theo MB (2017) việc quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động
theo thông lệ quốc tế của Basel, COSO… sẽ giúp kiện toàn khung quản trị rủi ro
của NH.


, of 128.
Footer Page 18


Header Page 19 of 128.

3

Xuất phát từ lý do trên, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của
các NHTMCPVN theo chuẩn mực quốc tế, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để thực hiện
nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá được thực trạng về KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN, từ đó
khuyến nghị giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo
hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Một là, đánh giá thực trạng sự hiện hữu của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt
động TD và HQHĐTD tại một số NHTMCPVN.
Hai là, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành
KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD
Ba là, gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung
cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các NH này.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Một là, thực trạng sự hiện hữu của các bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD
và HQHĐTD tại một số NHTMCPVN như thế nào?
Hai là, các nhân tố nào cấu thành KSNB hoạt động TD và mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố này đến HQHĐTD?
Ba là, giải pháp nào sẽ hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung
cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các NH
này?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và
HQHĐTD.

, of 128.
Footer Page 19


Header Page 20 of 128.

4

Đối tượng khảo sát là các cán bộ, nhân viên tác nghiệp tín dụng (CBTD) làm
việc tại 10 chi nhánh NHTMCPVN được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp
ước vốn Basel II (Basel II) tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp
sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả, không chuyên sâu phân tích
đến mục tiêu tuân thủ và báo cáo.
Không gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động TD tại 10 NHTMCP được NHNN
lựa chọn thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam là: VietinBank, Vietcombank,
BIDV, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB, cụ
thể:
Từ tháng 06 năm 2016 các NH VietinBank, Vietcombank, BIDV, MB,

Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB đã chính thức
bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn
Basel II. Đến năm 2018, các NH này hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở
rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nước.
Ngày 14/12/2017, Vietcombank chính thức công bố đã cơ bản hoàn thành các
mục tiêu chính của chương trình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Các NH
còn lại đã và đang dần hoàn thiện mô hình quản trị điều hành, mô hình quản trị rủi
ro, hệ thống khung chính sách quản trị rủi ro đến các công cụ đo lường, QLRR một
cách hiệu quả. Việc áp dụng Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng
cao năng lực quản trị rủi ro của các NH theo các chuẩn mực quốc tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu tại 10 NH trên giúp tác giả kế thừa được các kết quả tối
ưu nhất về phương pháp quản trị rủi ro tại các NH này vào nghiên cứu về KSNB
hoạt động TD, từ đó khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện thiết lập KSNB hoạt
động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả
cao nhất.
Thời gian nghiên cứu:

, of 128.
Footer Page 20


Header Page 21 of 128.

5

Dữ liệu thứ cấp: từ năm 2013 đến năm 2017
Dữ liệu sơ cấp: từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp định tính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống
kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp và công cụ của nghiên cứu định

tính là phỏng vấn sâu các chuyên gia, cụ thể thực hiện cuộc phỏng vấn tiếp cận theo
chủ đề và phỏng vấn đồng xây dựng, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn
và đối tượng được phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau. Kết
quả từ cuộc phỏng vấn, tác giả tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện thang đo phù hợp
với thực tế tại các NH.
Phương pháp định lượng được thực hiện qua phương pháp định lượng sơ bộ và
định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến
tính bội.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt lý luận
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về KSNB nói chung và KSNB hoạt động
TD nói riêng
Hai là, khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD tại các
NHTMCPVN.
Ba là, bổ sung vào lý luận của báo cáo Basel 1998 qua đề xuất bổ sung nhân tố
ĐLLV thuộc thành phần MTKS nhằm nâng cao KQKV của CBTD, từ đó nâng cao
HQHĐTD của NH.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt
động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả
cao nhất. Nhà lãnh đạo tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi
phí của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận dụng nhằm

, of 128.
Footer Page 21


Header Page 22 of 128.


6

hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất giúp đảm bảo hợp lý
mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược của mỗi NH.
1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

, of 128.
Footer Page 22


Header Page 23 of 128.

7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG
2.1.1. Kiểm soát nội bộ
2.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Trước năm 1905 KSNB vẫn chưa được đặt tên, đến năm 1905, thuật ngữ “hệ
thống kiểm tra nội bộ” được Montgomery lần đầu tiên sử dụng với định nghĩa là
một hệ thống bao gồm các ghi nhận về kế toán, phương pháp, hệ thống được thiết
lập theo cách thức không để bất kỳ phần nghiệp vụ kế toán sẽ chịu phụ thuộc và
kiểm soát hoàn toàn bởi một cá nhân nào mà công việc của nhân viên sau sẽ kiểm
soát lại phần việc được thực hiện bởi nhân viên trước nhằm đảm bảo sự an toàn cho
tất cả các loại tiền của đơn vị (Montgomery, 1912).
Năm 1949, AICPA sử dụng thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” thay thuật ngữ “kiểm
tra nội bộ” trong báo cáo “Báo cáo đặc biệt về kiểm soát nội bộ” . Theo đó KSNB
được định nghĩa là bao gồm các kế hoạch và sự phối hợp của tổng hòa các phương
pháp và đo lường được thực hiện trong đơn vị nhằm bảo vệ tài sản, kiểm tra sự tin
cậy và chính xác của dữ liệu kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích
sự tuân thủ các chính sách quản lý được thiết lập (Heier, Dugan và Sayers, 2005).
Qua quá trình hình thành và phát triển, khái niệm KSNB ngày càng được mở
rộng và có nhiều quan điểm nhau về KSNB, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào về
KSNB được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Đến năm 1992, ủy ban COSO được
thành lập nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB qua việc phát hành báo cáo Khuôn
mẫu kiểm soát nội bộ hợp nhất (báo cáo COSO 1992). Báo cáo COSO 1992 đã định
nghĩa về KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị (HĐQT),
các nhà quản lý và các thành viên khác trong đơn vị, được thiết kế nhằm đảm bảo

, of 128.
Footer Page 23


Header Page 24 of 128.

8

hợp lý liên quan đến việc đạt được các loại mục tiêu: hiệu quả và hiệu lực của hoạt

động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và luật lệ (COSO, 1992).
Nhằm vận dụng các lý luận cơ bản của khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành
năm 1992 vào lĩnh vực NH. Ngày 22/09/1998, ủy ban Basel đã phát hành khuôn
mẫu KSNB. Theo đó, báo cáo Basle 1998 đã định nghĩa KSNB là một quá trình
chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản lý cao cấp và tất cả nhân viên các cấp của
đơn vị. Mục tiêu chính của quá trình KSNB nhằm có thể đạt được các loại mục tiêu:
hiệu quả, báo cáo và tuân thủ.
Tại Việt Nam, KSNB được định nghĩa “Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám
sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định
nội bộ, chuẩn mực ĐĐNN, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm
soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp
luật.” (Ngân hàng Nhà nước 2018, trang 2).
2.1.1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng phổ biến trên thế giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khuôn mẫu về KSNB được sử dụng phổ biến
trên thế giới là: COSO, CoCo và Turnbull.
Bảng 2.1. Khuôn mẫu về KSNB được sử dụng bởi các nước trên thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nước

Pháp
Úc (sau tháng
12/2004)
Anh
Đức
Mỹ
Canada
Liên minh Châu Âu
Nhật
Hong Kong
Trung Quốc

Khuôn mẫu KSNB
AMF (theo khuôn mẫu COSO)
COSO
Turnbull
Tiêu chuẩn IDW (theo khuôn mẫu COSO)
COSO, CoCo, Turnbull, khuôn mẫu khác
COSO, CoCo, Turnbull
COSO, Turnbull
J-SOX (theo khuôn mẫu COSO)
COSO, Turnbull
COSO
Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.1.2.1. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của báo cáo Coco

, of 128.
Footer Page 24


Ghi chú
AMF (2008)
O’Leary, Iselin và
Sharma (2006)
Carey (2001)

Brown, Pott và
Wömpener (2014)


Header Page 25 of 128.

9

Báo cáo CoCo được Viện kế toán công chứng Canada ban hành vào năm 1995
với tựa đề “Hướng dẫn về kiểm soát”.
Theo báo cáo CoCo, KSNB được định nghĩa là những yếu tố của đơn vị (như
nguồn lực, hệ thống, quy trình, văn hóa, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ) được thiết lập
nhằm hỗ trợ đơn vị đạt được các mục tiêu: hoạt động đạt hữu hiệu và hiệu quả, báo
cáo được lập đáng tin cậy, tuân thủ luật pháp, luật lệ và chính sách nội bộ
(International Federation of accountants, 2006)
Báo cáo CoCo đề xuất 20 tiêu chuẩn để nhà quản lý vận dụng nhằm nâng cao
hiệu quả của đơn vị và ra quyết định đúng đắn dựa trên bốn tiêu chuẩn lớn là mục
đích, cam kết, năng lực, giám sát và học tập (International Federation of
Accountants, 2006).
2.1.1.2.2. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ của báo cáo Turnbull
Năm 1999, Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council) - một tổ
chức độc lập chịu trách nhiệm quảng bá và đảm bảo chất lượng báo cáo doanh
nghiệp của Vương quốc Anh đã ban hành báo cáo Turnbull, nhằm hướng dẫn cách
thức thiết lập tốt nhất về KSNB cho các công ty niêm yết ở Anh cũng như giúp các

công ty tuân thủ những luật lệ được ban hành. Báo cáo Turnbull công nhận tầm
quan trọng của việc ĐGRR và đề xuất rằng việc báo cáo về KSNB phải trở thành
một bộ phận không thể tách rời trong quy trình quản lý doanh nghiệp. Đến tháng 10
năm 2005, báo cáo Turnbull được cập nhật phiên bản mới. Xét về nội dung, báo cáo
Turnbull có nội dung tương tự báo cáo COSO về định nghĩa và các bộ phận cấu
thành KSNB.
Báo cáo Turnbull định nghĩa về một hệ thống KSNB bao gồm các chính sách,
quy trình, nhiệm vụ, những hành vi và các khía cạnh khác của đơn vị, được thiết lập
nhằm đạt được cùng lúc: một là, tạo điều kiện cho hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
bằng cách cho phép nó đáp ứng một cách hợp lý các hoạt động kinh doanh, tài
chính, tuân thủ và các rủi ro khác để đạt được mục tiêu của đơn vị. Điều này bao
gồm việc bảo vệ tài sản không bị sử dụng không phù hợp hoặc bị mất mát, gian lận;
hai là, giúp đảm bảo chất lượng báo cáo nội bộ và bên ngoài; ba là, giúp đảm bảo

, of 128.
Footer Page 25


×