I.
Sinh vật biến đổi gen và an toàn sinh học
Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học hiện đại với các công nghệ cao, đặc biệt là công
nghệ DNA tái tổ hợp đã và đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trên toàn
cầu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành khoa học mũi nhọn này đối với sự phát triển chung của
xã hội, các quốc gia đang phát triển cũng từng bước ưu tiên đầu tư cho công nghệ sinh học hiện
đại và nghiên cứu tạo ra những sản phẩm có giá trị ứng dụng.
1. Sinh vật biến đổi gen (GMO).
a. Định nghĩa.
Sinh vật biến đổi gen (bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) là một trong những nhóm
sản phẩm chính của công nghệ sinh học hiện đại, được con người tạo ra nhờ sử dụng các kỹ thuật
phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật nhận. Quá trình chỉnh sửa/ sửa đổi này chỉ diễn
ra trong phạm vi một vài gen.
b. Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn:
Lợi ích của GMO:
Góp phần cung cấp nguồn lương thực cần thiết trong tương lai.
Loại trừ thực phẩm mang chất độc hay chất gây dị ứng.
Tạo ra cây trồng sản sinh năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch và dầu khoáng.
Tạo ra các hợp chất hóa học đặc biệt: dược phẩm, mỹ phẩm.
Tạo ra các hóa chất ít gây ô nhiễm môi trường hay dễ kiểm soát.
Nguy cơ tiềm ẩn:
Công nghệ biến đổi gen đã vượt qua những điều mà lẽ ra con người không nên làm.
Có ít bằng chứng khẳng định năng suất nông nghiệp tăng lên.
Những ứng dụng công nghệ biến đổi gen bị thất bại do những hạn chế về công nghệ và sự
phức tạp trong việc giải quyết vấn đề.
Ảnh hưởng đối với môi trường, đặc biệt là đa dạng sinh học.
2. An toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen.
a. Định nghĩa:
An toàn sinh học là biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro tiềm tàng của các ứng
dụng công nghệ sinh học có thể gây ra cho con người, động vật, thực vật, vi sinh vật, môi trường
và sự đa dạng sinh học.
b. Nội dung của an toàn sinh học:
Đánh giá rủi ro: nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra.
Quản lý và giám sát rủi ro: gồm các biện pháp quản lý những tác hại đã nhận biết ở mức
độ có thể chấp nhận được.
Mục tiêu: Đảm bảo sự an toàn nhưng không được trở thành rào cản đối với những nghiên
cứu và phát triển sản phẩm có giá trị.
Các quy định ứng dụng an toàn sinh học được đưa ra trên cơ sở các kết quả đánh giá và
quản lý rủi ro.
Những yếu tố có thể tác động: kinh tế, xã hội, văn hóa…
Việc đưa ra quyết định ứng dụng cuối cùng thuộc chủ quyền mỗi quốc gia.
Hiện nay, ở quy mô toàn cầu, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến an toàn sinh học bao gồm:
o Công ước Đa dạng sinh học (CBD).
o Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.
c. Quản lý sinh vật biến đổi gen
Ở cấp quốc gia, bên cạnh một vài nước sử dụng các quy định hiện có để quản lý việc nghiên
cứu, phát triển, thử nghiệm và giải phóng GMO ra môi trường thì rất nhiều nước đã ban hành các
văn bản pháp luật mới.
Các quyết định cấp phép của cơ quan có thẩm quyền ở mỗi quốc gia trong hoạt động liên quan
đến GMO thường được dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và kế hoạch quản lý rủi ro.
1. Các thông số cần xem xét khi đánh giá rủi ro.
a. Sinh vật nhận:
Các kiến thức, thông tin thu thập được về sinh vật nhận khi chưa biến đổi gen là cơ sở để giám
sát GMO nhất là trong quá trình đánh giá an toàn thực phẩm.
b. Sinh vật bố mẹ ( sinh vật cho).
Cung cấp thông tin về nguồn gốc tự nhiên của sinh vật cho, đặc biệt những loài mà thành
viên của chúng là mầm bệnh hoặc cùng gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức
khỏe con người và vật nuôi.
Cần xem xét, nghiên cứu đánh giá rủi ro đối với các sản phẩm và sinh vật bố mẹ trước
khi giải phóng các sản phẩm này vào môi trường.
c. Phương pháp biến đổi gen:
Chuyển gen trực tiếp: súng bắn gen, hóa chất, xung điện: số lượng bản sao lớn, có sự sắp
xếp lại trình tự DNA đưa vào, hiệu quả chuyển gen thấp.
Chuyển gen gián tiếp: thông qua vi khẩn đất A.tumefaciens: số lượng bản sao ít, khả năng
sắp xếp lại trình tự AND cao, hiệu quả chuyển gen cao.
d. Đặc tính phân tử:
Cung cấp thông tin về:
Thành phần và sự tiếp hợp của các đoạn ADN đưa vào.
Số lượng các bản sao.
Mức độ biểu hiện của protein mới ở những thời điểm khác nhau.
Sự ổn định, bền vững của tính trạng mới tạo được.
Cần xác định độ bền vững cũng như mức độ biểu hiện. Thường sử dụng các phương pháp
xét nghiệm như: ELISA, lai miễn dịch… để nghiên cứu tính trạng này.
e. Sản phẩm biểu hiện:
Cần có hiểu biết về:
Gen chuyển vào thực vật.
Đặc tính, nồng độ sản phẩm gen.
Vị trí biểu hiện của chúng.
f. Thông tin dinh dưỡng.
Khả năng thay đổi thành phần dinh dưỡng là một trong những vấn đề rất được quan tâm khi đánh
giá an toàn thực phẩm.
g. Độc tố
Đánh giá độ độc thường tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của protein mới ở mức độ tế bào
và phân tử. Phải kiểm tra:
Phản ứng miễn dịch.
Trọng lượng cơ thể.
Hoạt tính.
Khả năng gây dị ứng.
Các đặc tính của môi trường nhận tiềm tàng.
h. Đặc tính của môi trường nhận tiềm tàng.
Phải xem xét môi trường giải phóng GMO:
Có gần khu dân cư hay không?
Có gần môi trường sinh thái đặc biệt hay không?
Có gần trung tâm phát sinh chủng loại hay đa dạng di truyền hay không?
Khu vực trước đây đã giải phóng GMO nào chưa?
Lập bảng liệt kê mội rủi ro có khả năng xảy ra như thế nào?
2. Một số lưu ý trong quá trình đánh giá rủi ro.
Các đánh giá rủi ro phải được tiến hành trong giai đoạn thử nghiệm, thậm chí trước
khi tiến hành thí nghiệm.
Phải xem xét kỹ lưỡng các đặc tính của GMO.
Phải phác thảo điều kiện thí nghiệm và có biện pháp đối phó với từng tình huống cụ
thể xảy ra.
Không được phép loại trừ bất kỳ nguy cơ nào kể cả những nguy cơ thấy không chắn
sẽ xảy ra hoặc không hợp lý.
Phải ước lượng mức độ rủi ro của tổng thể các thí nghiệm.
3. Các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình đánh giá rủi ro.
a. Tính chủ quan:
Các nhà giám sát luôn bị các yếu tố bên ngoài tác động tới tính khách quan của quá trình
đánh giá rủi ro.
Các yếu tố bên trong: thành kiến, hiểu biết, kinh nghiệm bản than, địa vị xã hội và
nền tảng văn hóa.
Các yếu tố bên ngoài: chính sách địa phương, quốc gia, thái độ nhận thức của cộng
đồng.
b. Thông tin không đầy đủ:
Các dữ liệu cần cho quá trình đánh giá rủi ro thường không đầy đủ và không hoàn
chỉnh. Do đó, quyết định đánh giá rủi ro sẽ có những hạn chế nhất định.
Hội đồng đánh giá thường phải tìm kiếm thông tin ngoài những thông tin người
đăng ký cung cấp nhằm đưa ra những phương án khoa học cho từng vấn đề.
c. Vấn đề quy mô
Phải lưu ý tới không gian và thời gian và quy mô ứng dụng GMO.
Quy mô PTN -> Quy mô SX nhỏ -> Quy mô SX lớn -> Quy mô hệ sinh thái.
d. Định kỳ đánh giá lại thông tin:
Là yếu tố căn bản của quá trình đánh giá rủi ro.
Người sản xuất và người sử dụng phải thường xuyên cung cấp các thông tin bổ sung
cho nhà đánh giá rủi ro.
Nhà đánh giá phải thường xuyên tiếp xúc với nhà sản xuất, người sử dụng cũng như
gới khoa học, nhà lập pháp và công luận.
e. Sự tham gia của hội đồng tư vấn.
Giúp cho nhà đánh giá đưa ra kết luận chính xác cuối cùng dối với những vấn đề chưa được
làm sáng tỏ.
4. Các vấn đề khoa học trong từng lĩnh vực đánh giá rủi ro.
a. Đánh giá rủi ro đối với môi trường:
Lo ngại chính về tác động của GMO đối với môi trường xung quanh là khả năng
xâm chiếm và gây biến đổi gen các loài tự nhiên cũng như là các loài khác dẫn đến
sự thay đổi về các mối quan hệ sinh thái.
Lo ngại về nguy cơ rủi ro đối với đa dạng sinh học trong khu vực sản xuất GMO.
b. Phát tán gen:
Vấn đề ô nhiễm gen là một trong những lo ngại chính về ảnh hưởng của GMC đối
với môi trường.
Lo ngại sự thụ phấn chéo đối với cây trồng hoang dại.
c. Vấn đề cỏ dại:
GMC có thể được coi là đối tượng gây hại hay cỏ dại nếu vào vụ sau chúng cạnh
tranh với cây vụ chính.
Nguy hại chính là những cây ít được thuần hóa và có khả năng tự sinh sản được.
d. Đối với những sinh vật không cần diệt.
GMO có thể tác động do sản sinh độc tố và có thể gây hại cho sinh vật không phải là sinh
vật đích thông qua việc:
Mất khu vực cư trú.
Thay đổi thành phần, tỷ lệ đực cái, độ tuổi cá thể.
e. Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người và an toàn thực phẩm.
GMO và GMF có thể:
Gây độc hoặc dị ứng.
Giảm nồng độ các chất dinh dưỡng.
Tăng nồng độ các chất không mong muốn khác.