Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài Báo Cáo Môn: Thực hành Công nghệ Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
----------

Bài Báo Cáo
Môn: Thực hành Công nghệ Môi trường

GVHD

: ThS. Trần Ngọc Sơn

SVTH

: Nhóm 1

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018


Danh sách nhóm 1
1. Lê Thị Ngọc Huyền
2. Phạm Thị Phương
3. Trần Thị Dung
4. Hồ Thị Phương thảo
5. Trần Thị Nga
6. Lê Hùng Nhi
7. Lê Thị Minh Hiếu
8. Phạm Thị Huệ Dung
9. Nguyễn Thị Bích Uyên
10. Nguyễn Thị Sương
11. Trần Văn Hiếu


12. Nguyễn Vĩnh Hiển
13. Souvannasy Phanamphone


Mục Lục
TẢO XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG (Cr)................................................................................... 1
1. Mục tiêu ........................................................................................................................ 1
2. Dụng cụ, hóa chất .......................................................................................................... 1
3. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................... 1
4. Cách tiến hành ............................................................................................................... 1
SỬ DỤNG VI SINH VẬT ĐỂ XỬ LÝ HỮU CƠ ................................................................. 4
1. Mục tiêu: ....................................................................................................................... 4
2. Dụng cụ, hóa chất .......................................................................................................... 4
3. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................... 4
4. Cách tiến hành ............................................................................................................... 4
5. Kết quả .......................................................................................................................... 6
KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG .................................................................................. 8
1. Tổng quan khu công nghệ cao ...................................................................................... 8
2. Chức năng và nhiệm vụ: ............................................................................................... 9
3. Sơ đồ hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng ..................................................... 10
4. Ưu nhược điểm của khu công nghệ cao Đà Nẵng ..................................................... 11


1

TẢO XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG (Cr)
1. Mục tiêu
-

Xác định được nồng độ KLN Crom tối ưu mà tảo có thể xử lý được

Xác định được mật độ tảo phù hợp để xử lý Crom tốt nhất

2. Dụng cụ, hóa chất
-

Môi trường BBM
Vi tảo Chlorella vulgaris
HNO3 0.5%
Nồng độ Crom chuẩn (1000mg/l)
Micro pipet
Máy li tâm
Ống eppendorf
Bình 100ml
Bình định mức 100ml
Bình 10ml
Máy AAS

3. Bố trí thí nghiệm
0

10 ppm

20 ppm

40 ppm

60 ppm

80 ppm


100 ppm

2 triệu tb
3 triệu tb
4 triệu tb
5 triệu tb

4. Cách tiến hành
Bước 1: Lập đường chuẩn Crom tiến hành trên bình định mức 100ml
0 ppm
1 ppm
2 ppm
3 ppm
4 ppm
Cr (1000
ppm)

0

HNO3 1% 100

5 ppm

1ml

2ml

3ml

4ml


5ml

99ml

98ml

97ml

96 ml

95 ml

Bước 2: Pha môi trường
0  50ml môi trường
10 ppm  0.5 ml (1000 ppm Cr) + 49.5 ml môi trường


2

20 ppm  1 ml (1000 ppm Cr) + 49 ml môi trường
40 ppm  2 ml (1000 ppm Cr) + 48 ml môi trường
60 ppm  3 ml (1000 ppm Cr) + 47 ml môi trường
80 ppm  4 ml (1000 ppm Cr) + 46 ml môi trường
100 ppm  5 ml (1000 ppm Cr) + 45 ml môi trường
Bước 3: Xác định mật độ tảo trong bình gốc
- Đếm mật độ tảo ban đầu: sau khi đến tính được mật độ tảo ban đầu là 0.027532
x 108
- Tính ra thể tích cần hút từ bình tảo ban dầu để có được mật độ tảo mong muốn
trong các lô thí nghiệm (lần lượt là 2 triệu tế bào, 3 triệu tế bào, 4 triệu tế bào,

5 triệu tế bào). Công thức tính:
(M1 x Vđịnh mức)/ M2= V
Trong đó:
M1: mật độ tế bào tảo cần cho các lô thí nghiệm
Vđịnh mức: thể tích bình định mức
M2: mật độ tế bào tảo đếm được trong bình tảo ban đầu
V: thể tích cần hút từ bình tảo ban đầu
Từ công thức trên tính ra được thể tích cần hút cho các mật độ khác nhau là:
2 triệu tế bào
6,06 ml
3 triệu tế bào
9,1 ml
4 triệu tế bào
12,12 ml
5 triệu tế bào
15,15 ml
Bước 4: Cho vào ống ly tâm, ly tâm 4000 vòng/ phút trong 5 phút, sau đó đổ hết nước
và chiết rút lượng tảo còn lại trong bình vào ống eppendorf.
Sau khi li tâm hết toàn bộ cho cùng lúc lượng tảo trong các ống eppendorf vào các
bình môi trường có chứa Crom tương ứng theo bố trí thí nghiệm.
Bước 5: Sau mỗi giờ đồng hồ tiến hành đếm mật độ trong tất cả các lô thí nghiệm
đồng thời rút dung dịch trong các lô thí nghiệm ly tâm để loại bỏ tảo (thực hiện 4 lần
tương ứng với thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ sau khi bỏ tảo vào môi trường để xử
lý).
Chú ý:
Ở nồng độ 10 ppm, 20 ppm rút 5ml đem đi ly tâm
Ở các nồng độ còn lại rút 1,5 ml đem đi ly tâm.
Bước 6: Sau khi ly châm loại bỏ tảo sẽ chiết rút phần dung dịch trong không chứa tảo vào
bình 10ml
Bước 7: Pha loãng dung dịch đã chiết rút sau ly tâm:

Các mẫu ở các nồng độ khác nhau được pha loãng về nồng độ 5mg/l .
Bước 8: Đo hàm lượng KLN bằng máy AAS


3

5. Kết quả


4

SỬ DỤNG VI SINH VẬT ĐỂ XỬ LÝ HỮU CƠ
1. Mục tiêu:
-

Sử dụng các chủng vi sinh để xử lý amoni (NH4) trong nước thải chế biến thủy
sản

2. Dụng cụ, hóa chất
-

Chế phẩm EMUNIV
Mật rỉ đường

-

Nước thải chế biến thủy sản
Máy sục khí
Bình đựng 5l


3. Bố trí thí nghiệm
-

Bố trí 1 bình thí nghiệm có 2,8l nước thải chế biến thủy sản và 0,2l nước mật rỉ
đường có chứa vi sinh.
Tiến hành thí nghiệm trong 1 tuần, bố trí sục khí liên tục, cách 2 ngày đo các
thông số pH, nhiệt độ, TDS (tổng chất rắn hòa tan), độ dẫn điện, độ đục, NH4+
1 lần.

4. Cách tiến hành
 Nuôi vi sinh
- Cho 15ml mật rỉ đường vào 3,8l nước cất sau đó cho 0,5g chế phẩm vào, sục
khí liên tục.
 Tiến hành đưa vi sinh vào xử lý
 Tiến hành cho 2.8l nước thải chế biến thủy sản vào trong bình đựng. Tiến
hành đo thông số đầu vào gồm có:
o pH, nhiệt độ, TDS (tổng chất rắn hòa tan), độ dẫn điện, độ đục bằng máy đó
đa chỉ tiêu V2 6920.
o Đo NH4+ trong nước bằng thuốc thử nessler
Dụng cụ và hóa chất
a. Dụng cụ
- Máy quang phổ hấp thị hay máy so màu quang điện
- Bình tam giác 250ml
- Pipet các loại
b. Hóa chất
4


5


- dd ZnSO4 10%
- dd muối Rochelle 50% (KNaC4H4O6)
- dd NaOH 25%
- Thuốc thử Nessler (Kali mercuri iodua K2HgI4). Cách pha thuốc thử Nessler:
- Hòa tan 10g KI trong 10ml nước cất, vừa thêm từng ít một vừa khuấy dung dịch
bão hòa HgCl2 cho tới khi xuất hiện tủa đỏ bền.
- Thêm 30g KOH cho tan tủa hết, sau đó thêm 1ml dung dịch bão hòa HgCl2. Pha
loãng vừa đủ 200ml bằng nước cất hai lần.
Cách tiến hành:
a. Xây dựng đường chuẩn:
Dung dịch amoniac tiêu chuẩn: Cân chính xác 0,297g NH4Cl tinh khiết cho
vào cốc thuỷ tinh và hoà tan trong một ít nước cất, sau đó định mức thành 1000ml,
lắc đều. Ta được dung dịch chuẩn amoni (ddA)., 1ml dung dịch này có 0,1mg
NH4+
Tiến hành pha loãng 10 lần dung dịch trên để có dung dịch nồng độ 0,01mg
NH4+ trong 1ml bằng cách lấy 10ml ddA cho vao bình định mức 100ml và định
mức bằng nước cất cho đến vạch (ddB).
- Cho lần lượt vào bình tam giác 250 ml theo thứ tự sau:

Lắc đều, để yên 5phút sau đó so màu ở bước sóng 420nm
b. Phân tích mẫu
- Cho 50ml mẫu nước vào bình định mức 100ml.
- Cho thêm vào 1ml ZnSO4 10% và 0,5 ml NaOH 25%, định mức bằng nước cất
đến 100ml.
- Chuyển tất cả sang bình tam giác và để yên cho đến khi dd trong suốt.
5


6


- Lấy 50ml dịch trong cho vào bình tam giác, thêm vào đó 2 giọt dd muối
Rochelle 50%, lắc đều ống nghiệm.
- Thêm vào ống nghiệm 1ml thuốc thử Nessler, lắc đều ống nghiệm.
Để yên 5 phút rồi so màu ở bước sóng 420nm.
 Cho vào bình thêm 0,2l nước mật rỉ đường có chứa vi sinh, khuấy đều sau đó cho
sục khí
 Tiến hành đo các thông số tương tự như trên 2 ngày 1 lần trong vòng 1 tuần.
5. Kết quả

Bảng các thông số đo trên máy đo đa chỉ tiêu

ngày đo
thứ 6 (23/11)
thứ 2 (26/11)
thứ 4 (28/11)
thứ 6 (30/11)

nhiệt độ ms/cm² độ dẫn điện (ms/cm) tổng chất rắn hòa tan (TDS g/l) pH
20.18 4.593
4.17
2.985
17.88 4.056
3.504
2.636
18.55 4.084
3.581
2.655
19.23 4.013
3.571
2.609


Độ đục (NTU) COD
7.89
65.6
0.62
7.32
30.5
7.08
7.23
24.7
6.64
7.33
6.5
6.72

Kết quả đo NH4 qua các ngày thí nghiệm
Từ kết quả đo NH4 trong các giai đoạn, cho thấy lượng NH4 giảm
nhanh theo thời gian. Có sự sai số lớn trong ngày đầu đo (thứ 6 ngày 23/11) có thể giải
thích do thời điểm đo chưa cho mật rỉ đường có vi sinh vào trong bình thí nghiệm nên sự
sai số là do chênh lệch màu trước và sau lúc cho mật rỉ đường vào dẫn đến số liệu đầu
vào thấp hơn so với ngày thứ 2. Nếu xét kết quả của những ngày xử lý sau, cho thấy khả
6


7

năng xử lý amoni của vi sinh vật rất cao, NH4 giảm nhanh qua các ngày, kết thúc thí
nghiệm lượng NH4 trong nước thải sau xử lý đạt loại A dựa theo QCVN 11MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản.

7



8

KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
1. Tổng quan khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao Đà Nẵng nằm về phía Tây Bắc so với trung tâm thành phố Đà
Nẵng, tọa lạc tại xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng, nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh
tế trọng điểm miền Trung: Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh
Quảng Ngãi); cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 22 km, cách Cảng Tiên
Sa 25 km, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 17 km.
Vị trí xây dựng có nền đất cao, nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết tinh
(đá phiến kết tinh), thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, không tốn kém chi
phí cho việc chống lún
Địa hình
Vị trí quy hoạch xây dựng KCNC có nền đất cao, không bị ngập lụt về mùa
mưa; phía Bắc và phía Nam có núi bao bọc nên có khả năng hạn chế tối đa
tác động của bão.





Địa chất
Nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết tinh (đá phiến kết tinh), thuận
lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, không tốn kém chi phí cho việc chống
lún (theo bản đồ Địa chất Việt Nam - Campuchia - Lào 1935 của J.Fromaget
và cộng sự).

Môi trường sinh thái
KCNC có môi trường sinh thái hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, môi
trường tự nhiên trong sạch, có đồng bằng, có núi, có rừng cây xanh,
gần sông Cu Đê, gần Khu du lịch Bà Nà.
Trong ranh giới quy hoạch có hồ Hoà Trung với diện tích mặt nước hơn 86
ha, ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái và công tác xây dựng cảnh
quan trong Khu công nghệ cao.


Tổng diện tích: 1.129,76ha, trong đó:


Các khu chức năng: 673,94ha (60%)
Đồi núi, mặt nước và cây xanh: 455,82ha (40%)

1.
2.
3.
4.
5.

Khu sản xuất: 208,08ha
Khu hậu cần, logistics và dịch vụ CNC: 29,76ha
Khu quản lý - hành chính: 39,29ha
Khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối: 7,07ha
Khu phụ trợ: 39,26ha



8



9

6. Khu nghiên cứu - phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp: 94,51ha
7. Khu ở: 37,12ha
8. Cây xanh, mặt nước, công viên, khu thể thao: 72,53ha
Thoát nước trong Khu công nghệ cao được thiết kế theo hướng thoát nước riêng,
cụ thể như sau:
 Hệ thống nước thải
 Hệ thống nước mưa
2. Chức năng và nhiệm vụ:

Hệ thống thoát nước
Thoát nước trong Khu công nghệ cao được thiết kế theo hướng thoát nước riêng,
cụ thể như sau:



Hệ thống thoát nước bẩn: nước bẩn chảy vào hệ thống cống dẫn sau đó được
làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…).
Hệ thống thoát nước mưa: có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa riêng
biệt, đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…).

Hình:hệ thống thu gom nước thải và nước mưa, trạm bơm nước thải về nhà máy

9


10


Hệ thống thoát nước thải
Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn để thoát nước thải cho khu công
nghệ cao Đà Nẵng.


Trong khu vực công nghệ cao có 2 khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng
và trạm xử lý chất thải.

Trạm 1: chủ yếu tập trung thu gom, trung chuyển chất thải rắn, quy
mô diện tích: 0,8 ha.

Trạm 2: đầu tư nhà máy xử lý nước thải, quy mô diện tích: 02 ha.
Công suất: 18.000 m3/ngày.đêm (04 mô đun), đảm bảo xử lý triệt để nguồn
nước thải của Khu Công nghệ cao đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện
hành QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B với các hệ số Kq=0,9 và Kf=0,9
trước khi xả thải.

3. Sơ đồ hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng

Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải từ các nhà máy bể thu gom  bể tách rác thôbể tách rác tinh bể
lắng cát  bể điều hòa bể hóa lý bể sinh học Anoxic bể Aerotankbể lắng
sinh học bể trung gian (bể Accerlerator nếu không đạt tiêu chuẩn) bể khử
trùng hồ sinh thái sông Cu Đê.

Hình: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
10



11

Mô tả hoạt động:
Nước thải từ các nhà máy chảy về bể thu gom đến hệ thống tách rác thô và tách rác
tinh qua song chắn rác thô và song chắn rác tinh. Nước được đưa qua bể lắng cát
rồi đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải sau đó đưa đến bể
lắng hóa lý để xử lý qua 3 pha: trung hòa, keo tụ, tạo bông; trong bể lắng hóa lý
nước đi qua máng răng cưa để đưa qua bể Anoxic, ở đây nước thải được xử lý
Nito. Sau đó đến bể Aerotank xử lý chất rắn lơ lửng, BOD, Nitro, ổn định lượng
bùn qua hệ thống sục khí, tạo bông bùn. Đến bể lắng sinh học bùn được lắng ở
dưới, nước trong được rút ra ngoài được bơm tuần hoàn vào bể trung gian, ở đây
nếu nước thải chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ được đưa đến bể Accerlerator bể xử lý lại.
Nước thải được quan trắc tự động các chỉ số pH, TSS, nhiệt độ, COD, DO, P, N.
Kết quả quan trắc được sẽ báo kết quả cho phòng điều hành. Nước thải đạt chuẩn
sẽ được đưa đến bể khử trùng, khử trùng nước bằng nước Javen, hiệu xuất xử lý
100% coliform, và có mắt đo lưu lượng nước thải đầu ra tự động. Sau đó nước thải
được đổ trực tiếp ra sông Cu Đê.
Rác được tách ra sẽ được đưa vào thùng đựng rác và được công ty môi trường đô
thị thu gom và xử lý. Bùn xử lý ở bể hóa lý, bùn ở bể sinh học sẽ được phân hủy
mới đem đi cô đặc, ép bùn  công ty môi trường đô thị sẽ xử lý. Còn cát sẽ đưa
vào sân phơi cát  công ty môi trường đô thị sẽ xử lý.
Định kỳ quan trắc thủ công các chỉ tiêu của nước đầu ra 1 lần/tháng.
Hệ thống xử lý mùi hôi
Mùi hôi Tháp hấp thụ bằng kiềm  tháp hấp phụ bằng than hoạt tính khí sạch
được đưa ra môi trường.
Xử lý H2S, Nito, mùi hôi,..
4. Ưu nhược điểm của khu công nghệ cao Đà Nẵng

 Ưu điểm
Tách đường ống nước mưa và nước thải riêng biệt.

Mùi hôi xử lý triệt để, không còn mùi hôi.
Xử lý coliform đạt 100%.
Xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành QCVN
40:2011/BTNMT – Cột A.
Quản lý tự động toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, và các hố ga đấu nước
thải.
Hệ thống xử lý nước thải dễ dàng vận hành.
 Nhược điểm
Thiếu cây xanh trong khuôn viên.
Chưa đó hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hố ga thu gom nước thải thấp hơn đường ống nước mưa.
Hệ thống kiểm soát các hố ga chưa chặt chẽ.
11



×